KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2020

BÉ GÁI "ATM GẠO" VÀ NÓI VỀ CHUYỆN "LỆ LÀNG" HẬU BÃO LŨ.

Mình nhớ hồi mùa dịch, có trường hợp một bé gái đứng xếp hàng nhận gạo tại một điểm "ATM gạo". Bé gái cứ đứng đó, nhấn nút xin hỗ trợ nhưng mãi không có gì cả, lát sau, một thành viên của "ATM gạo" đi ra và nói rằng: "Em áo đen di chuyển ra khỏi khu vực phát gạo giùm chị nha”. Rồi một cư dân mạng ghi lại cảnh đó, phát tán lên mạng xã hội, cư dân mạng vào miệt thị bé gái đó, và cho rằng nhìn bộ quần áo mà bé ấy mặc, rồi người bạn đi xe máy biển TPHCM đi kèm, thì nhìn bé gái ấy không có vẻ gì là nghèo cả và không đáng để nhận cứu trợ. 


Rồi câu chuyện thực tế là gì? Đó là bé gái này mới chỉ 15 tuổi, có trang phục và đầu tóc "tomboy" một chút. Bé gái này nghỉ học và đi làm từ rất sớm, là một thành viên trong gia đình có 4 chị em gái, bạn nữ này là người con duy nhất trong nhà đi làm. Từ Tết, công ty cho nghỉ, sống lay lắt trong đại dịch, bé gái này cũng đi làm phụ hồ, nhưng không kéo cát được và bị chủ thầu cho nghỉ. Ngoài ra, bé gái này còn sống chung phòng trọ với bạn gái khác và hầu như mấy người đều đã hết tiền, hết gạo, chủ trọ thấy thương nên đưa bé gái này đi nhận đồ cứu trợ. Khi đến địa điểm "ATM gạo", chỉ có mình bé gái xin hỗ trợ, người chủ trọ đi cùng chỉ đứng từ xa.
Chiếc áo, cái quần và đôi dép "hàng hiệu" ấy, hóa ra chỉ là hàng chợ giời... 
Làm từ thiện, phải chăng là nhìn bề ngoài rồi định liệu?
Cũng vào hồi đại dịch, có những ảnh ghi lại nhiều bạn trẻ, ăn mặc khá là đơn giản, chỉnh chu và hiện đại, cùng xếp hàng tại các cơ quan bảo trợ xã hội nhằm mục đích làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp và mong muốn được giới thiệu việc làm. 
Rồi cư dân mạng, cũng cho rằng những con người ấy còn trẻ, cần đi ra ngoài làm việc, như chạy xe công nghệ, giao hàng, chứ không nên đứng xếp hàng xin trợ cấp, vì họ ăn mặc "đẹp" và còn trẻ, lại dùng điện thoại xịn, có đồng hồ đeo tay, có phương tiện di chuyển... 
"Còn trẻ mà phải xin trợ cấp thất nghiệp, hèn thế". 
"Để tiền cho những người khác chứ, người già, phụ nữ có thai, trẻ mà đứng dài ra đó không thấy nhục à?".
Không ai muốn mất việc, không ai muốn ở nhà ăn bám cả, không một người trẻ nào muốn xếp hàng dài tại các trung tâm hay cơ quan bảo trợ xã hội để nhận trợ cấp thất nghiệp. Trong thời gian đi làm, các bạn ấy đều đóng các loại bảo hiểm, và lúc thất nghiệp, ốm đau hay bệnh tật, là lúc mà bảo hiểm phát huy vai trò của nó.
Làm đúng nghĩa vụ, quyền lợi, vậy mà cũng bị chỉ trích. 
Phải chăng đến lãnh trợ cấp thất nghiệp là phải ăn mặc bần hàn, phải đi bộ hoặc đi xe bus, phải đi dép lê, phải nhìn khắc khổ, phải nước mắt ngắn dài?
Mới hôm trước thôi, hình ảnh một anh thanh niên mặc áo phông, quần ngố, khóc mong muốn được xin đi nhờ đến Trà Leng để đến với vợ và con đang gặp khó khăn vì bão lũ. Người ta rút tiền hỗ trợ anh, nhưng anh không nhận đồng nào cả, chỉ xin đi nhờ.
Có lẽ vì có quá nhiều "tấm gương" giả nghèo, giả khổ để lợi dụng lòng tốt của người khác, nên cư dân mạng cũng "đề phòng" anh, cho rằng anh cũng như những "tấm gương" ấy. 
Nhưng rồi hình ảnh anh, chị vợ và cháu nhỏ trong bệnh viện được tiết lộ ra, cư dân mạng - vẫn như thường lệ, lặn mất tăm. 
Bé gái "ATM gạo" đọc những lời chỉ trích vô căn cứ, rồi ngồi khóc lì trong phòng. Các mạnh thường quân tìm đến, giúp đỡ rất nhiều, nhưng bé gái ấy chỉ nhận một phần đủ dùng, phần còn lại đóng góp vào quỹ chống dịch giúp những hoàn cảnh khó khăn khác.
Một người trẻ ở Đà Nẵng, khi trả lời phóng vấn về việc đứng xếp hàng nhận trợ cấp thất nghiệp, nói rằng chỉ mong muốn hết dịch, để đi làm và gửi tiền về gia đình, để có tiền đóng góp cho công tác phòng chống dịch. Phải khó khăn lắm, người trẻ này mới làm đơn xin trợ cấp thất nghiệp.
Anh thanh niên, không nhận tiền, chỉ xin đi nhờ, chỉ cần gặp vợ con là đủ. Anh từ chối nhận tiền, còn gửi lại cho những người khó khăn hơn nữa.
Bà con nhận cứu trợ, đồng loạt nộp lại tiền vào quỹ chung của làng, bà con bảo rằng: "Thế bây giờ có hơn 200 hộ, mà chỉ được hơn 100 phần quà, mà ai cũng khó khăn như nhau, nhận tiền như thế thì mang tiếng, mất tình nghĩa hàng xóm".
Một người bà con trong thôn, nói trong nhóm chung của thôn là: "Bác trưởng thôn làm không sai, chúng ta không sai thì sao phải sợ, toàn dân phải đoàn kết".
Và toàn thể người dân trong thôn, đều nhất loạt kí tên, bất cứ gia đình nào nhận hỗ trợ từ bất cứ đoàn nào cũng nộp về quỹ chung.
Nhưng tiếc thay, bác trưởng thôn đã bị đánh đến đến nhập viện, chỉ vì làm theo đúng cái "lệ làng" đó.
Cái "lệ làng" đó đã tồn tại 10 năm nay, qua bao nhiêu mùa bão lũ, qua bấy nhiêu năm, cái "lệ làng" đã đảm bảo quyền lợi cho cả dân làng, rằng ai cũng có phần, dù ít, dù nhiều, mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Tấm lòng của các mạnh thường quân đều rất đáng trân quý, nhưng các mạnh thường quân thường không bao quát hết được, vật phẩm hỗ trợ thì lại có giới hạn. 
Chính vì thế, người dân mới nghĩ ra rằng, thôi thì cộng lại, phân chia lại cho hợp tình hợp lý, nhà này có người cao tuổi thì chia nhiều tiền hơn chút, nhà kia có con cái đi học thì ưu tiên quần áo sách vở, nhà ông A có kinh nghiệm chăn nuôi thì lấy lợn giống, nhà bà B có nhiều ruộng hơn thì lấy giống cây trồng, nhà cô C mới thoát nghèo thì nhận ít hơn.
Lá lách ít đùm lá rách nhiều, lá rách nhiều đùm lá rách nát.
Điều đáng sợ nhất sau bão lũ, có lẽ không phải đến từ việc bão lũ đã gây ra những thiệt hại gì. Mà ở đây, có lẽ đó là lòng người, khi người này nghi ngờ người kia, làng này tị nạnh làng kia, xã này ghen ghét xã kia. Rồi cư dân mạng, vốn không được tiếp cận thông tin đầy đủ, quy chụp tất cả bộ máy chính quyền hoặc người dân tại một địa điểm nào đó, rồi phán xét và mắng mỏ họ.
Làm từ thiện, thực sự rất rất khó.

ĐÔI ĐIỀU SUY NGẪM KHI CÔ CA SỸ LÀM TỪ THIỆN

- Lụt vô miền Trung, Tiên hô hào quyên góp tiền. Rồi vận chuyển tiền đi Quảng Bình ban phát. Được 3 bữa, Tiên lu lên mạng việc "xã ăn chặn tiền cứu trợ". Tiên bỏ nhảy, chạy vô Sài Gòn tung tăng.


- Quảng Trị nước lũ vừa rút, Tiên nhào ngay ra Quảng Trị, khoe tiền, phát tiền kiểu bố thí, khi thì đưa ra tiêu chí, nhà nào nước vô dưới 1m, trên 1 m, sau đó đột ngột gút lại trên 1m làm cho danh sách nhận tiền theo Tiên yêu cầu cứ toá tòa lòa. Ngoài kia, người dân gom tiền được ban phát lại nhờ thôn chia sẻ cho đều sự công bằng. Tiên túm lấy vụ Trưởng thôn live, kích động, trưởng thôn rụng cmn răng. Thế là có cớ, Tiên tuyên bố bùng Hải Lăng, Quảng Trị.
- Sáng nay, đùng phát, Tiên đáp xuống phát tiền cứu trợ ở Kỳ Anh - Hà Tĩnh...
Hệ quả:
- Người dân ở Quảng Bình chỏng chơ, buồn bã. Ở Quảng Trị, người được tiền thì hoan hỉ, người chưa có thì thẩn thờ buồn thiu; có người bị nhục mạ trên fb: sơn móng tay, mặc váy, trưởng thôn cũng đi nhận tiền...! Tiên bỏ đi, số danh sách dài mấy xã chưa nhận đành ngóng ra Kỳ Anh, Hà Tĩnh mà lắc trốc ngao ngán.
- Trưởng thôn bị nhục mặt, một bầy con nhang của Tiên vớ lấy cớ đó tấn công hệ thống chính trị cơ sở.
- Kênh Youtube của Tiên ngùn ngụt like, lồng thêm quảng cáo, tiền vô như nước lũ miền Trung vậy. Bản thân được tôn thờ như bà tiên sống, còn muốn Tiên lên làm lãnh đạo đất nước.
- Bọn phản động bên ngoài được cớ hít mông Tiên rồi há miệng chửi Đảng, Nhà nước.
- Một số kẻ cơ hội chính trị thì nhờ Tiên lên tiếng đòi đa nguyên, đa đảng.
....Xót xa nhất: Người dân miền Trung như bị mùi thơm của 150 tỷ vùi lấp, băm nát nhân cách, hào khí, nghĩa đồng bào.
Miền Trung năm nào chẳng có bão giông, lũ lụt, rồi tấm lòng từ thiện của đồng bào cả nước hướng về. Nhưng lại chưa có mùa lũ nào mà bị cô ca sĩ làm từ thiện thiếu chuyên nghiệp, gây bi kịch như mùa lũ này!
Mong em hãy giữ đúng tôn chỉ, đừng để kẻ xấu lợi dụng rồi chống phá Nhà nước.

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2020

CUỐI CÙNG PHÉP MÀU CŨNG ĐÃ ĐẾN...

Chiều 29-10, lực lượng chức năng đã tìm được hàng chục người trong số khoảng 40 người bị mất tích trong vụ sạt lở tại thôn 1, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Ghi nhận tại hiện trường cho thấy nhiều người bị thương rất nặng, nhiều người trong tình trạng nguy kịch nhưng nhiều người còn sống. Những người dân này đang được khiêng ra bên ngoài để được cấp cứu.


Nhân chứng vụ sạt lở ở xã Trà Leng kể lại sự việc kinh hoàng Anh Đinh Văn Thượng (25 tuổi, là công nhân đang làm việc tại một công trình gần Trung tâm xã Trà Leng) cho hay sự việc xảy ra khoảng 12 giờ 30 đến 14 giờ ngày 28-10. Lúc ấy, anh Thượng và nhóm công nhân 5 người đang ngủ trưa thì xảy ra việc sạt lở. “Nguyên cả nhà bị ủi bay luôn nhưng 5 người chúng tôi thoát được còn ông chủ nhà thì t.ử v.ong, đã tìm được t.hi t.hể” - anh Thượng kể lại. Theo anh Thượng, bên trong trung tâm xã có 1 ngôi làng thuộc thôn 1 bị vùi lấp nặng, nhiều người mất tích hiện chưa được tìm thấy. Sau khi thoát được ra ngoài, anh Thượng và nhóm công nhân đi đường bộ để ra ngoài.
Trung tá Hà Ra Diêu, Chỉ huy Trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện Nam Trà My cho hay hiện lực lượng chức năng đã cứu sống được 33 người, trong đó có 8 người bị thương nặng. Cơ quan chức năng tìm thấy 6 thi thể, 13 người hiện đang còn mất tích. Những người còn sống được nước đẩy dồn về chân núi.

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2020

CON NGƯỜI VIỆT NAM LUÔN LÀ VẬY

Tính đến thời điểm trưa 28/10, hàng trăm phương tiện và hàng ngàn hành khách đã bị kẹt trên địa bàn thị trấn Lăng Cô huyện Phú Lộc , tỉnh Thừa Thiên Huế do hầm Hải Vân đã phong tỏa bởi cơn bão số 9
Theo ông Trần Đình Vui - Bí thư Đảng ủy thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc), đúng 3h sáng 28/10, lực lượng chức năng đã phong tỏa hầm Hải Vân, mục đích không để người và phương tiện qua hầm hướng từ Bắc vào Nam để đảm bảo an toàn khi từ Đà Nẵng đến Phú Yên là nơi tâm bão số 9 đổ bộ.

Cũng vì vậy mà từ thời gian trên cho đến trưa 28/10, hàng trăm phương tiện cơ giới, chủ yếu là xe tải, xe khách cùng hàng ngàn hành khách đã phải tạm dừng ở thị trấn Lăng Cô, khiến một đoạn QL1A khoảng 4km, đoạn ngang qua thị trấn tính từ tổ dân phố Lập An đến cửa hầm Hải Vân tắc nghẽn, các phương tiện chỉ có thể lưu thông ½ phần đường.
Do hàng quán trên trục đường này đã đóng cửa để tránh trú bão số 9 nên trong thời gian từ rạng sáng đến trưa 28/10, nhu cầu về thực phẩm, nước uống là rất bức thiết với hàng ngàn người đang bị kẹt lại trên xe.
Trước tình hình này, với tinh thần tương thân tương ái, rất nhiều người dân trên địa bàn thị trấn Lăng Cô đã không quản ngại mưa gió cùng nhau đem cơm, bánh bao, bánh lọc, nước uống và cháo dinh dưỡng để tiếp tế miễn phí đến từng xe, trong đó có nhiều người già và trẻ em với số lượng lên đến khoảng 5 ngàn phần.
Nghĩa cử này tiếp tục lan tỏa khi có một số hàng quán trên trục đường này đã mở cửa trở lãi và treo biển miễn phí để tiếp tục hỗ trợ những ai đang bị kẹt tại đây.
“Do không biết chính xác khi nào bão tan nên chúng tôi đang huy động bà con và các nhóm thiện nguyện trên địa bàn tiếp tục chuẩn bị lương thực, thực phẩm để hỗ trợ các hành khách, tài xế, giúp họ yên tâm và ấm lòng trong thời điểm chờ bão tan”, ông Nguyễn Hữu Lai, một người dân địa phương đang tiếp tế cơm, bánh lọc cho các hành khách chia sẻ.

NGHIỆN!

Vụ việc cháu nữ sinh ngân hàng bị sát hại trên sông Nhuệ khiến chúng ta phải suy nghĩ nhiều vấn đề. Đọc lời khai của 2 hung thủ, chúng ta không khỏi gai người. Báo Tuổi trẻ viết: “Thấy H. van xin, Trung nhảy xuống dìm H. xuống nước. Không thấy em cử động nữa, Trung mới đẩy ra lòng sông”, sau đó, chúng bán đồ đạc cướp được lấy 3,3 triệu đồng đem đi tiêu xài, mua mai t.húy để dùng. Hai đối tượng đều là những kẻ nghiện, hành sự khi vừa thực hiện một vụ ăn cắp trên địa bàn khác. Mai th.úy đã biến các đối tượng trên trở thành gì, ngoài những con q.ủy mất hết tính người.


Sau vụ việc trên, theo tôi nghĩ, chúng ta nên xem xét lại có nên coi người nghiện là bệnh nhân hay không? Trước đây, thời điểm năm 2014 trở về trước, tội phạm mai th.uý về cơ bản bị trấn áp, nghiện được coi là tội phạm nguy hiểm cho xã hội, phải cưỡng chế đi cai nghiện bắt buộc. Cả xã hội lên án những người nghiện, và vì thế, tình trạng buôn bán mai th.úy được kiểm soát
Nhưng kể từ năm 2014, mọi sự đã thay đổi rất nhiều, người nghiện đột nhiên không còn là tội phạm nữa, mà nghiễm nhiên trở thành bệnh nhân, chỉ bị xử phạt hành chính. Như nắng hạn gặp mưa rào, số lượng người nghiện mai thúy ở VN tăng cao đột biến, thậm chí, tình trạng sử dụng mai thúy còn công khai ở các quán bar, karaoke… Mà đâu chỉ mình họ sử dụng, người nghiện có nhiều hành vi tiêu cực như tụ tập, rủ rê, lôi kéo người khác sử dụng mai th.uý; trốn tránh, bất hợp tác khi cai nghiện; cờ bạc, đánh chửi bố mẹ, vợ con, nhiễm thói hư, tật xấu cho những người gần gũi; gây thương tích, chống người thi hành công vụ, phá rối trật tự công cộng, trộm cắp, lừa đảo, tiếp tay, bảo kê cho mại dâm, làm lây truyền HIV… Chỉ cần có tiền, không khó để thanh thiếu niên có thể tiếp cận với cỏ, ke hay các loại chất mai th.úy tổng hợp khác.
Mỗi năm, nước ta có thêm hàng nghìn thanh, thiếu niên dấn thân vào mai th.uý, tự tàn phá cuộc đời mình, hàng nghìn gia đình lâm vào bế tắc, khổ đau. Nhân đạo, nhân văn với người nghiện không có nghĩa là không làm gì khác ngay cả những hành vi đó ảnh hưởng lớn đến xã hội trong thời điểm các biện pháp vận động, tuyên truyền, cai nghiện không áp dụng được. Bảo đảm quyền con người ở một quốc gia không gì hơn là bảo đảm cho quảng đại công dân được quyền sống an bình, mưu cầu hạnh phúc, không nơm nớp sợ hãi hành vi của người nghiện, lo lắng con cháu mắc vào tệ nạn xã hội.
Cô nữ sinh vô tội kia, chính ra đã không phải chết, nếu 2 thằng nghiện đó được ở đúng chỗ xưa nay của chúng nó: Giường xi măng sau song sắt của trại cai.

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2020

TRẮNG ĐÊM CÙNG NHÂN DÂN PHÒNG CHỐNG MƯA BÃO

Để hàng chục nghìn người dân yên tâm sơ tán, tránh trú bão ở những nơi an toàn, các lực chức năng ở huyện Bình Sơn đang thầm lặng trong đêm mưa bão, thay phiên nhau nhau túc trực 24/24 nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống bão số 9. Tinh thần vì nhân dân phục vụ đã góp phần giúp việc phòng chống bão số 9 được diễn ra suôn sẻ.


Người dân yên tâm trú bão
20h, sau bữa tối với mỳ gói, Thượng tá Nguyễn Minh Công- Đồn trưởng đồn Biên phòng Bình Hải tức tốc cùng hàng chục cán bộ ở huyện Bình Sơn vội vã lên đường đến các khu dân cư để thực hiện chuyến tuần tra trong đêm nhằm bảo vệ tài sản của người dân, cũng như kiên quyết vận động những hộ dân nào chưa chịu đến nơi trú ẩn an toàn. Sau khoảng 10 phút di chuyển bằng xe máy, đoàn kiểm tra đến thôn Phước Thiện, lúc này ngoài trời gió rít liên hồi, mưa trút xối xả. Cả thôn Phước Thiện chìm trong màn đêm tĩnh mịch, không có lấy một bóng người, vì người dân đã đi sơ tán.

Thượng tá Nguyễn Minh Công cho biết, mặc dù người dân đã đi tránh bão, nhưng nhiều tài sản lớn của họ vẫn còn để ở nhà, vì vậy đêm nay chúng tôi phải thay phiên nhau tuần tra 24/24 nhằm đảm bảo của cải của người dân được an toàn. Cùng đi với đoàn tuần tra, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Hải Phạm Cầu đề xuất đoàn kiểm tra cần đến các nhà dân nằm gần mép biển, vì hiện tại đã có sóng to, gió lớn, triều cường dân cao uy hiếp hàng trăm nhà dân. Ông Phạm Cầu chia sẻ, trong đêm nay và cả ngày mai, chúng tôi phải thường xuyên theo dõi tình hình bão số 9, bởi thôn Phước Thiện nằm quá gần mép biển, nếu có sóng to thì nhiều nhà dân khó tránh khỏi thiệt hại. Phải theo dõi thường xuyên để có biện pháp ứng phó, sẵn sàng di dời tài sản của người dân đến những nơi an toàn hơn.
Toàn huyện Bình Sơn có khoảng 18.000 hộ dân phải sơ tán đến an toàn. Tất cả đã được các cơ quan chức năng tuyên truyền vận động với tinh thần đến tận ngõ, gõ cửa tận nhà để thuyết phục người dân đi sơ tán. Thiếu tá Nguyễn Đức Anh- Trưởng công xã Bình Hải Nguyễn Đức Anh cho biết, toàn xã Bình Hải có khoảng 1.700 hộ dân, hiện đã có 5.000 hộ dân đã được sơ tán đến những nơi an toàn. Đêm nay và cả ngày mai, người dân cứ yên tâm trú bão, còn tài sản của bà con, lực lượng chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để bảo vệ, không để kẻ xấu lợi dụng mưa bão, vắng người để gây ra những hành vi vi phạm pháp luật.
Hoàn thành sơ tán 18.000 hộ dân
Bão số 9 đang đổ bộ vào tỉnh ta, tuy nhiên vẫn còn nhiều hộ dân ở những nơi nguy hiểm cần phải sơ tán gấp đến nơi an toàn, nhưng vì khối tài sản ở nhà của họ lớn, nên nhiều người dân vẫn cố nán lại, không chịu rời khỏi nhà, hoặc nơi sản xuất của mình. Tại hồ nuôi tôm của gia đình, bất chấp mưa bão, hai vợ chồng chị Đặng Thị Nguyên ở thôn Phước Thiện vẫn không chịu rời khỏi hồ tôm vì lo tài sản bị mất cắp. Lý giải về lý do hai vợ chồng chưa chịu rời khỏi nơi nguy hiểm, chị Đặng Thị Nguyên cho biết, hai hồ tôm của gia đình đã nuôi được hơn 3 tháng, ước tính vốn liếng đầu tư khoảng 800 triệu đồng, giờ mà bỏ đi, tôm bị trộm thì bao nhiêu công sức của gia đình chỉ có nước đổ sông đổ biển.
Để thuyết phục gia đình chị Nguyên, lực lượng chức năng khoảng chục người đã bất chấp mưa bão, đến tận hồ tôm ra sức tuyên truyền vận động. Thượng tá Nguyễn Minh Công- Đồn trưởng đồn Biên phòng Bình Hải thẳng thắn nói với vợ chị Đặng Thị Nguyên rằng, tính mạng con người là trên hết, nên đề nghị hai vợ chồng chị phải đến nơi trú ẩn. Lực lượng công an, biên phòng sẽ làm hết sức để bảo vệ tài sản cho gia đình chị, cũng như các hộ dân khác. Sau gần 20 phút vận động giữa mưa bão, gia đình chị Nguyên cũng chịu rời khỏi hồ tôm để đến nơi trú ẩn an toàn.
Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn Ngô Văn Dụng cho biết, hiện toàn huyện đã cơ bản hoàn tất việc sơ tán 18.000 hộ dân đến nơi tránh trú bão an toàn. Chỉ trong một thời gian ngắn, nhưng chúng tôi đã nỗ lực sơ tán hàng chục nghìn hộ dân đến nơi an toàn, đó là một nỗ lực rất lớn của các lực lượng phòng chống lụt bão trên địa bàn huyện, đồng thời qua đây cũng có thể thấy trách nhiệm trong việc phòng chống mưa bão của người dân rất cao. Huyện đã xây dựng mọi phương án ứng phó với bão số 9, giúp đỡ nhân dân trong công tác phòng chống bão lũ, cũng như khắc phục thiệt hại.

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2020

BỒ TÁT GIỮA ĐỜI THƯỜNG

NGƯỜI ĐÀN ÔNG CỨU 300 NGƯỜI DÂN TRONG CƠN LŨ DỮ
Chiều 18/10, mưa như trút nước khiến Hồ Kẻ Gỗ phải xả lũ. Cơn lũ nhận chìm bao nhiêu nhà cửa tài sản. Và người dân ở Hà Tĩnh phải ráng sức cứu nhau. Tại xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, anh Lê Văn Thành, 36 tuổi ( người trong hình) đã tập hợp các anh em ngư dân khác là anh Đồng, anh Công và anh Hoàng ( ảnh dưới) trong hai ngày ròng cứu 300 người dân trong vùng khỏi cơn lũ dữ.
Bà Trần Thị Loan cho biết gia đình bà có 4 người phải dầm mình trong lũ một ngày khi nước tiếp tục dâng.


"Nước lên đến cổ, chúng tôi không còn chỗ trú nữa. Chúng tôi la hét cầu cứu nhưng mãi không thấy ai đến. Đến chiều tối ngày 19/10, nhóm chú Thành đi đò tới và chở đến khu vực an toàn. Chúng tôi như được sinh ra một lần nữa vậy"
Khi được hỏi vì sao làm vậy, các anh chỉ trả lời "Nếu sợ c.h.ế.t thì chúng tôi đã không làm... Việc đó, chúng tôi phải làm chứ không có gì to tát cả. Chúng tôi làm nghề đánh cá trên sông, thông thuộc địa bàn nên có kinh nghiệm thôi”.
Cám ơn các anh, thật là các vị Bồ tát giữa đời thường đã cứu hơn 300 sinh mạng an toàn sau cơn khốn đốn.
Chúc các anh cùng gia đình khỏe mạnh và hạnh phúc. Nhìn nụ cười thiện lành của anh Thành thật là quá vui

CÓ MỘT CÁI NGHỀ ĐƯỢC GỌI LÀ "NGHỀ LƯƠNG CAO"

Năm 2020 có thể được tóm gọn lại bằng hai chữ "KINH HOÀNG" khi liên tiếp trải qua hai mùa dịch, kinh tế phong toả, doanh nghiệp điêu đứng, tài sản dự trữ cạn kiệt, cả nước dắt dìu nhau qua hoạn nạn!!!


Dịch vừa yên, miền Trung vốn bao đời nghèo khó oằn mình gánh bão, gánh lũ! Hàng ngàn ngôi nhà ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế ngập chìm trong nước, hàng ngàn người dân bao năm tằn tiện góp nhặt bỗng dưng lâm vào cảnh mất trắng! Những hạnh phúc của những gia đình nhỏ cũng theo dòng nước trôi xa... Những nổi đau khắc sâu vào tâm trí, mãi mãi ám ảnh vào giấc mơ của nhiều người.


Trong hoạn nạn, tình người càng rõ, người ta rủ nhau quyên góp, từ thiện, cứu trợ, ủng hộ để cùng nhau đi qua cơn bỉ cực! Thế nhưng để trực tiếp đối diện, để sẵn sàng ứng phó, để sát cánh cùng đồng bào trong mưa gió tơi bời thì chắc chắn không thể không nhắc đến lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam! Những người lính với màu áo xanh huyền thoại! Mọi nơi gian khó, mọi nơi hiểm nguy, mọi việc nhọc nhằn đều được tin tưởng đặt vào đôi vai của các anh!!!
Hai hôm nay, đọc báo, lướt newfeed ám ảnh bởi nhiều thứ, trong đó đặc biệt là thông tin 13 cán bộ chiến sỹ QK4 bị nạn khi đang đi giải cứu công nhân gặp nạn của thuỷ điện Rào Trăng 3 trong tình trạng mưa lũ kéo dài, và chợt thấy đau nhói! Tự nhiên nhớ lại nhiều năm tháng qua, đã có rất nhiều người lạ, người quen sau vài câu hỏi thăm trực tiếp, hay trên các diễn đàn mạng đều nói: "mấy ông bộ đội sướng bắt chết, thời đại ni ăn chơi không mà lương cao, về hưu thì sung sướng, không làm gì lương tháng cũng cả mớ", mỗi lần như thế đều cảm thấy chua chát, cũng muốn tranh cãi một lần cho ra ngô ra khoai, nhưng nghĩ lại càng không đáng, nên đều hoặc cười trừ, hoặc nhắm mắt cho qua!
Họ, những con người làm cái "NGHỀ LƯƠNG CAO" đó, những con người được cho là "SƯỚNG BẮT CHẾT" đó, mỗi ngày mỗi ngày trôi qua đều thay rất nhiều người đối diện với khó khăn, mỗi ngày trôi qua đều làm quân tiên phong đi vào vùng nguy hiểm! Họ luôn ở tuyến đầu trong mặt trận chống giặc, chống dịch, chống thiên tai! Họ để lại sau lưng gia đình họ tự mình nỗ lực, họ để lại sau lưng vợ con họ tự mình cố gắng, họ để lại cho mẹ cha những nổi lo lắng khôn nguôi!!! Đã có nhiều người "LƯƠNG CAO" ra đi và mãi không về, đã có nhiều đứa con mãi không còn được cha vỗ về trên chặng đường trưởng thành nữa! Nhiều nỗi đau, nhiều mất mát mà TIỀN không thể bù đắp được!
Chiến tranh đã mãi lùi xa, thế nhưng những hi sinh vẫn còn quá lớn, đâu đó vẫn luôn còn những tấm bia liệt sỹ được dựng lên, đâu đó vẫn còn những đứa trẻ lớn lên và đi học được cộng vài điểm ưu tiên, được miễn vài khoản đóng góp vì là con liệt sỹ! Thế rồi trong những giấc mơ đứt gãy, những đứa con vẫn sẽ hoảng hốt giật mình khi tỉnh lại mà không còn cha bên đời!
Có mất mát nào lớn lao hơn!? Có nỗi đau nào ám ảnh hơn!? Có giấc mơ nào vỡ vụn hơn!?
Thế nên bạn nhé,"LƯƠNG CAO" không phải là một đặc quyền, mà nó là trách nhiệm, là nỗ lực, là tính mạng của họ, là giấc mơ, là âu lo, là hoang mang, là thảng thốt của gia đình họ. Thế nên, đừng mãi so đo, đừng mãi dè bỉu, đừng mãi thắc mắc sao LƯƠNG CAO THẾ! Bởi không có mức giá nào được tính cho tính mạng của mỗi người! Không có mức giá nào được đưa ra cho nỗi đau, cho mất mát của mỗi người cha, người mẹ, người vợ, người con đằng sau mỗi bước chân của Họ!

CẦN XỬ LÝ NGHIÊM NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀY!

Trong khi các lực lượng chức năng đang căng mình chống lũ thì trên không gian mạng, các đối tượng phản động, cơ hội chính trị lại tung ra vô số thông tin bịa đặt.


Những lúc đất nước gặp thiên tai là lúc tinh thần tương thân tương ái, cùng nhau đoàn kết vượt qua khó khăn của người Việt trở nên mạnh mẽ nhất. Trong lúc những đoàn xe cứu trợ từ cả 2 hướng Bắc - Nam nối đuôi nhau nườm nượp chạy về miền Trung để ứng cứu đồng bào thì vẫn có không ít kẻ lợi dụng thiên tai để tìm mọi cách chống phá, chia rẽ tình đoàn kết quân dân, phủ nhận nỗ lực của chính quyền địa phương các cấp.
Mới đây, hàng loạt những thông tin thất thiệt, bịa đặt trên mạng xã hội bị cơ quan an ninh tỉnh Quảng Bình phát hiện trong những ngày bão lũ. Tung tin có hàng trăm người chết, 5 người trong một gia đình tử vong tại Quảng Bình. Chủ tài khoản Facebook Trần Nguyễn Trúc Anh đã bị cơ quan chức năng mời lên làm việc và xử phạt vi phạm hành chính 7,5 triệu đồng.
Trên không gian mạng, các đối tượng phản động, cơ hội chính trị lại tung ra vô số thông tin bịa đặt làm xấu đi hình ảnh của các lực lượng công an, quân đội trong mắt quần chúng nhân dân. Thậm chí, nhiều cán bộ chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai, ứng cứu người dân… cũng bị các đối tượng này xúc phạm.
"Thời gian qua, chúng tôi đã trực tiếp xuống các địa bàn trọng điểm, chúng tôi thấy lực lượng công an quân đội phát quà, cứu dân. Trong khi đó, các đối tượng chống đối chỉ ở trên mạng đưa ra những thông tin trái chiều gây hoang mang dư luận" - Anh Nguyễn Linh, Bí thư huyện đoàn huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh cho biết.
Chưa dừng lại ở đó, một số trang tin còn lấy lại câu chuyện một địa phương thu lại hàng cứu trợ từ nhiều năm trước và đăng tải lại, cố tình phủ nhận sự nỗ lực của các cấp chính quyền, lực lượng chức năng và các nhà hảo tâm, gây bức xúc trong dư luận.
Ông Hoàng Việt Hùng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Bình cho biết: "Sở đã phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường theo dõi, rà soát phát hiện những chủ Facebook đưa tin sai sự thật, yêu cầu họ phải đính chính, tháo gỡ".
Không chỉ lợi dụng thiên tai, những sai phạm tại trường Đại học Tôn Đức Thắng cũng bị các đối tượng phản động lợi dụng, kích động sinh viên biểu tình để chống phá chính quyền. Thậm chí còn lấy những xung đột, mâu thuẫn từ các quốc gia khác để làm hình mẫu xúi giục sinh viên Việt Nam. Nhiều yêu cầu, đòi hỏi phi lý, vô căn cứ cũng nhân cơ hội này tràn lan trên mạng xã hội
Theo luật sư Hoàng Tùng, Đoàn Luật sư Hà Nội: "Xâm phạm về quốc thể, an ninh quốc gia với mục đích chính trị, làm xấu đi tình đoàn kết giữa người dân với quân đội thì có thể cấu thành hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, có thể bị xử phạt chung thân hoặc tử hình".
Với mục đích câu view, tăng tương tác Facebook hay nguy hiểm hơn là thủ đoạn chính trị, chống phá. Chỉ riêng trong đợt dịch bệnh, lũ lụt vừa qua đã có hàng chục trường hợp bị cơ quan chức năng xử phạt. Nhẹ thì phạt hành chính, nặng thì xử lý hình sự. Thế nhưng, mạng xã hội vẫn là mảnh đất màu mỡ để các đối tượng tung tin giả. Sự cảnh giác, chủ động kiểm chứng thông tin của mỗi người là bộ lọc quan trọng nhất để môi trường mạng trở nên lành mạnh.

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2020

ĐẤT NƯỚC CÓ CẦN NHỮNG KẺ THẾ NÀY KHÔNG

Mùa mưa lũ tàn phá cuộc sống nhân dân miền Trung là vậy, sự cơ cực thấm vào xương thịt. Trong cơn nguy nan, trong lúc cuộc sống khó khăn do thiên tai, bão lụt... những điều này động chạm đến lòng trắc ẩn mỗi người con dân tộc Việt Nam, bao người sẵn sàng giúp đỡ tuỳ khả năng của mình để mong bà con vượt qua cơn hoạn nạn. 


Thật đáng buồn thay, có những kẻ cũng mang danh dòng máu Việt, sinh ra được ôm vào lòng đất mẹ, ấy vậy mà lại có những hành vi hèn hạ khi đồng bào xẩy ra lúc gian nguy. Đớn hèn thay, những kẻ vin vào tình hình bão lũ để trục lợi bằng cách câu like, kiếm view... với những kẻ sống bằng cái nghề ăn bám trên nỗi đau đồng loại thì có kết cục cũng chẳng mấy tốt đẹp. Lũ lụt hoành hành, những kẻ có ý đồ xấu lợi dụng tình hình để làm loạn đất nước, cộng với những kẻ phản động luôn tìm cách bấu víu vào các sự kiện chính trị - xã hội nóng để tô vẽ thêm các hoạt động chống phá. 
Rõ ràng, sự ra đời luật An ninh mạng 2018 đã kịp thời để điều chỉnh các hành vi, hoạt động sai trái. Song, với những kẻ chóp bu, ba que ở bên ngoài chúng luôn có các hoạt động chống phá, tuyên truyền sai lệch trên môi trường mạng. Mỗi người dân Việt Nam cần đề cao cảnh giác, cần tẩy chay các thông tin xấu, sai sự thật để bảo vệ sự yên bình cho xã hội./.