KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn các miền đất nước. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn các miền đất nước. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2018

Kẻ ném tảng đá vào đầu cảnh sát cơ động tại TP HCM bị bắt


Cùng đoàn người hò hét trước Công ty Pouyen và bị lực lượng cảnh sát cơ động ngăn lại, Trụ vác cục đá to ném vào đầu các chiến sĩ.

Ngày 16/6, Công an Quận Bình Tân (TP. HCM) khởi tố, bắt giam Nguyễn Văn Trụ (36 tuổi, quê Long An) về hành vi Chống người thi hành công vụ.

Kẻ ném tảng đá vào đầu cảnh sát cơ động tại TP HCM bị bắt
Nghi can Trụ tại cơ quan điều tra.
Trụ là công nhân làm việc tại xưởng 171, khu D, Công ty Pouyen (Quận Bình Tân). Ngày 11/6, lấy cớ phản đối dự Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng, Trụ cùng nhiều công nhân bỏ việc, tràn ra Quốc lộ 1 gây náo loạn. Cảnh sát cơ động được huy động giữ an ninh trật tự.

Theo cơ quan điều tra, Trụ cùng nhiều người khác ném đá vào lực lượng khi bị cảnh sát ngăn cản. Trụ sau đó lại gần cổng công ty, ôm cục đá nặng hơn 30 kg ném thẳng vào đầu các chiến sĩ cơ động khiến một người ngã quỵ. 

Làm việc với cơ quan điều tra, Trụ thừa nhận hành vi. "Tôi thấy người khác hô hào ném thì cũng ném. Hết đá nhỏ tôi tìm thấy viên đá lớn nên bê lên, quăng vào cảnh sát" - Trụ khai và cho biết rất hối hận, mong được xem xét nhẹ tội để về nuôi vợ, hai con.

Kẻ ném tảng đá vào đầu cảnh sát cơ động tại TP HCM bị bắt
Trụ ném đá vào đầu cảnh sát cơ động (Ảnh cắt từ clip).
Trong ngày 10 và 11/6, lấy cớ phản đối Luật Đặc khu, nhiều địa phương xảy ra tụ tập đông người dù Chính phủ đã đề nghị Quốc hội lùi thời gian thông qua luật này.

Công an TP HCM cho rằng, sự việc cho thấy có âm mưu kích động, chống phá Nhà nước. Cảnh sát đã bắt giam 2 người về hành vi Phá rối an ninhGây rối trật tự công cộng. Nhà chức trách đồng thời cũng làm việc với hơn 300 người, trong đó tạm giữ hình sự ít nhất 7 người, xử lý hành chính 175 người, 38 người bị buộc cam kết không tái phạm...

Vy Tường

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2018

CÁI GIÁ CỦA SỰ KÍCH ĐỘNG


Trong khi các Đại biểu Quốc hội đang bàn thảo, xem xét, thông qua 8 dự án Luật tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV. Trong đó có Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Dự án Luật này gồm 6 chương, 85 Điều, đồng thời đã được xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4, sau đó tiếp tục được thảo luận, cho ý kiến tại phiên họp thứ 23 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội.

Hiện dự án Luật này đã được chỉnh lý trên cơ sở nguyên tắc phải bảo đảm có nhiều ưu đãi có tính vượt trội, cạnh tranh quốc tế; có thể khác với Luật hiện hành nhưng phải trong khuôn khổ Hiến pháp, đáp ứng yêu cầu về Quốc phòng và an ninh quốc gia, bảo đảm quyền và lợi ích của nhân dân.

Ấy thế nhưng, vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu hết hoặc chưa từng tiếp cận tới dự thảo Luật khi xin ý kiến nhân dân. Vẫn hàng ngày cào phím, chia sẻ những bài viết của các tổ chức phản động, kêu gọi mọi người xuống đường biểu tình vào ngày 10/6 và ngày 15/6 để phản đối dự án Luật.

Trên địa bàn Bình Long (Bình Phước) cũng không là một ngoại lệ, khi hiệu ứng đám đông đang che lấp đi sự hiểu biết, hoặc có biết cũng làm lơ để tiếp tay cho những kẻ phá hoại tình hình ANCT - TTATXH trên địa bàn khi chia sẻ các bài viết của các tổ chức phản động, livestream kêu gọi biểu tình phản đối dự án Luật.

CÁI GIÁ CỦA SỰ KÍCH ĐỘNG

Một trong những đối tượng đó có Nguyễn Thị Chúc, sinh năm 1982, cư trú tại tổ 1, KP Phú Sơn, phường An Lộc, thị xã Bình Long, có tài khoản Facebook “Nguyễn Thị Trúc” đã phát trực tiếp đọan video có nội dung “kêu gọi phụ nữ Việt Nam đả đảo trung quốc thuê đất vn đả đảo Trung quốc cút khỏi vn”.

Những việc làm đó chẳng biết có hiệu quả đến đâu, nhưng cái hại trước mắt thấy rõ đó là gây hoang mang trong dư luận, tạo sự bất ổn về an ninh trật tự và thiệt hại về kinh tế sẽ vô cùng lớn khi những kẻ quá khích tham gia vào việc phá hoại tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân, một minh chứng về những thiệt hại xảy ra vào năm 2014 vẫn còn đó.

CÁI GIÁ CỦA SỰ KÍCH ĐỘNG

Việc làm của Nguyễn Thị Chúc sẽ được cơ quan chức năng điều tra, xử lý. Nhưng cũng là lời cảnh báo cho những ai đang có tư tưởng đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc khi cố tình kích động mọi người biểu tình nhằm phá hoại tình hình ANCT-TTATXH trên địa bàn.
Đình Hiếu

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2018

Đề xuất kỷ luật Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Tất Thành Cang


Ban thường vụ Thành ủy TP.HCM thống nhất đề xuất kỷ luật ông Tất Thành Cang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy vì những vi phạm liên quan dự án khu dân cư Phước Kiển.

Đề xuất kỷ luật Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Tất Thành Cang
Một góc khu đất tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè được UBND TP chấp thuận cho Công ty TNHH một thành viên đầu tư và xây dựng Tân Thuận thực hiện dự án và ông Tất Thành Cang (ảnh nhỏ)
Ngày 02/6, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM đã thống nhất đề xuất kỷ luật ông Tất Thành Cang - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy - vì những vi phạm: quyết định không đúng thẩm quyền, vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý tài sản, đầu tư trong các doanh nghiệp nhà nước, về kinh doanh bất động sản, không bảo đảm quy trình, nguyên tắc xử lý công việc của Đảng bộ TP và thiếu kiểm tra trong triển khai thực hiện các quyết định của mình.

Ban Thường vụ Thành ủy giao Ủy ban kiểm tra Thành ủy tập hợp đầy đủ hồ sơ tài liệu có liên quan để gửi báo cáo Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét xử lý theo quy định của Đảng.

Trước đó, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM có kết luận, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Tất Thành Cang đã chấp thuận chủ trương chuyển nhượng hơn 32ha đất đã đền bù của Công ty TNHH một thành viên đầu tư và xây dựng Tân Thuận (Công ty Tân Thuận) tại dự án khu dân cư Phước Kiển, huyện Nhà Bè và chấp thuận chuyển nhượng cho Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai là không đúng thẩm quyền và chưa đúng quy định của pháp luật, không báo cáo Thường trực Thành ủy và Ban Thường vụ Thành ủy trước khi quyết định.

Đồng thời, ông Cang thiếu kiểm tra việc thực hiện các kết luận, chỉ đạo của mình, việc chuyển nhượng có nguy cơ gây thất thoát lớn cho Đảng bộ TP.

Dự án khu dân cư Phước Kiển do Công ty Tân Thuận làm chủ đầu tư được UBND TP chấp thuận địa điểm đầu tư tại công văn số 4051 ngày 10/8/2009.

Công ty Tân Thuận đã thỏa thuận, bồi thường, giải phóng mặt bằng và nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người dân với diện tích 331.100,6m2 từ nguồn vốn sản xuất kinh doanh và vốn vay của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, công ty chưa tiến hành các thủ tục đầu tư dẫn đến dự án hết hạn ngày 31/12/2013.

Theo Ủy ban kiểm tra Thành ủy, trong quá trình thực hiện hợp tác, chuyển nhượng phần đất đã đền bù nêu trên, Công ty Tân Thuận đã tham mưu đề xuất với lãnh đạo Văn phòng Thành ủy về việc chỉ định hợp tác chuyển nhượng cho Công ty Quốc Cường Gia Lai và thực hiện không đúng quy định quy chế quản lý sử dụng tài sản là nhà, quyền sử dụng đất tại các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc Đảng bộ TP.

Tập thể lãnh đạo công ty không bàn bạc, thảo luận để thống nhất chủ trương chuyển nhượng và giá chuyển nhượng phần đất đã đền bù tại dự án khu dân cư Phước Kiển cho Công ty Quốc Cường Gia Lai, dẫn đến việc đề xuất giá chuyển nhượng chưa đảm bảo giá trị ngang giá thị trường.

Tại thời điểm chuyển nhượng thấp hơn giá do hội đồng thẩm định giá TP thẩm định. Đồng thời thấp hơn giá do công ty xây dựng phương án giá dự kiến thỏa thuận đền bù tiếp theo với người dân.

Vì vậy, ngày 18/4/2017, Ban Thường vụ Thành ủy đã kết luận yêu cầu Công ty Tân Thuận đàm phán với đối tác để hủy hợp đồng.

Việc hủy hợp đồng chuyển nhượng trên, qua đàm phán chưa gây thiệt hại về kinh tế cho Công ty Tân Thuận, tuy nhiên đã gây dư luận bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm ảnh hưởng uy tín của Đảng bộ TP và công ty.

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2018

Vụ sát hại cháu gái 23 ngày tuổi chấn động Thanh Hóa: Bà nội nhận bản án 13 năm tù


Sau khi sát hại cháu nội 23 ngày tuổi, bà Phạm Thị Xuân (SN 1952, trú ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) đã dàn dựng lên một vụ bắt cóc để đánh lạc hướng cơ quan chức năng.

Vụ sát hại cháu gái 23 ngày tuổi chấn động Thanh Hóa: Bà nội nhận bản án 13 năm tù
Bà Phạm Thị Xuân tại phiên tòa xét xử.
Ngày 29/5, TAND tỉnh Thanh Hóa đưa ra xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Phạm Thị Xuân (SN 1952, trú ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) về tội danh Giết người.

Theo cáo trạng của VKSND, bà Phạm Thị Xuân vào TX Bỉm Sơn (Thanh Hóa) ở với vợ chồng con trai thứ là Lê Văn Thuận (SN 1980) và chị Phạm Thị Thanh Huyền (SN 1979) để chăm cháu nội là L.M.A (23 ngày tuổi).

Vào tối 25/11/2017, bà Xuân vừa bế cháu M.A đi lại quanh nhà vừa xem ti vi. Thấy cháu sắp ngủ, bà Xuân ru cháu và đung đưa tay. Do vẫn ngoảnh đầu lại xem ti vi nên bà làm cháu bé rơi xuống đất và bị ngã lên người cháu.

Ngay sau đó, không kêu mọi người giúp, bà Xuân lấy chăn chùm kín người cháu bé rồi bế ra đường cách nhà khoảng 30m, tìm thấy một túi nilon, bà Xuân bỏ cháu M.A vào thắt nút túi và giấu vào bãi cỏ.

Sau đó, bà Xuân quay về nằm dưới vệ đường trước cổng nhà hàng xóm, giả ngất để tạo hiện trường giả vụ bắt cóc. Bà Xuân nói có đôi nam - nữ dùng dao khống chế bà rồi cướp cháu bé trên tay.

Đến đêm 26/11, bà Xuân đi đổ rác, đem theo một bao bì ra chỗ giấu xác cháu nội, cho thi thể bé vào bao buộc lại rồi bỏ vào thùng rác.

Sáng 27/11, tại bãi rác ở phường Đông Sơn (TX Bỉm Sơn), một phụ nữ đi nhặt rác bất ngờ phát hiện một bao bì có ghi chữ "Thuận" và số điện thoại phía bên ngoài. Khi mở bao bì ra, bà phát hiện bên trong một thi thể bé gái được bọc trong chăn.

Nhận tin báo về vụ việc, cơ quan Công an đã giám định pháp y, xác định thi thể sơ sinh đó chính là cháu M.A - con gái mất tích của gia đình anh Thuận.

Cảnh sát bắt giữ bà Phạm Thị Xuân. Tại Cơ quan điều tra, bà Xuân thú nhận mình chính là thủ phạm gây ra cái chết của cháu M.A và dàn dựng cảnh bị bắt cóc.

Ngay sau đó, Công an tỉnh Thanh Hóa cũng đã khởi tố vụ án về tội “Giết người” và bắt tạm giam bà Phạm Thị Xuân.

Tại phiên tòa xét xử, bị cáo Phạm Thị Xuân thành khẩn khai báo và tỏ ra ăn năn, hối hận. 

Sau khi xem xét các tình tiết liên quan, HĐXX tuyên phạt bị cáo Phạm Thị Xuân mức án 13 năm tù với tội danh “Giết người” được quy định tại điểm c, khoản 1, điều 93 Bộ luật Hình sự 1999.


Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2018

Hai tàu tông nhau trực diện ở Quảng Nam


Hai tàu hàng trong lúc vào ga Núi Thành (Quảng Nam) chiều hôm qua (26/5) đã cùng chạy vào một đường ray phụ, tông trực diện vào nhau.

Ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban ATGT tỉnh Quảng Nam đã xác nhận vụ tai nạn đường sắt vừa xảy ra vào lúc 16h. Hai đoàn tàu được cho là tông mạnh vào nhau lúc sắp vào ga Núi Thành.

Theo ghi nhận ban đầu, hai tàu số hiệu D20E-011 và ASY2 tông nhau trực diện và chệch khỏi đường ray, một số toa lật nghiêng.

Hai tàu tông nhau trực diện ở Quảng Nam
Hiện trường vụ tai nạn
Cú đâm trực diện khiến 2 lái tàu bị thương là Dương Trần Chí Hiếu (SN 1987, trú tỉnh Bình Định) và Nguyễn Đình Sáng (SN 1994, trú tỉnh nghệ An).

Tại hiện trường, rất nhiều hàng hóa trên tàu bị văng ra ngoài. Nhiều đoạn đường ray bị hư hỏng nặng.

Hiện ngành chức năng Quảng Nam đang huy động lực lượng đến hiện trường khắc phục sự cố. 

Ông Thu cho biết cả 2 tàu đều là tàu chở hàng. 


Hai tàu tông nhau trực diện ở Quảng Nam
Hai đoàn tàu cùng chạy vào một ray phụ tông vào nhau
"Vụ tai nạn xảy ra trong ga nên lực lượng chức năng sẽ xử lý nhanh nhất để đảm bảo giao thông đường sắt" - ông Thu nói.

Giám đốc Sở GTVT Quảng Nam Lê Văn Sinh thông tin thêm: Nguyên nhân vụ tai nạn là hai đoàn tàu cùng chạy vào một ray phụ. Vụ việc khiến 100m đường ray bị hư hỏng.

Tai nạn này diễn ra chỉ 2 ngày sau vụ tàu SE19 đâm vào xe tải tại Thanh Hóa làm lái tàu và phụ lái tử vong.

Cập nhật:

18h30: Trao đổi với phóng viên, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt VN Đoàn Duy Hoạch cho biết: nguyên nhân ban đầu dẫn đến vụ tai nạn được xác định, khi tàu hàng ASY2 đang vào đường số 2 ga Núi Thành thì va chạm với đoàn tàu đang dồn trên đường số 3 trong ga do đầu máy dồn vượt tín hiệu ra ngoài mốc xung đột.

Hậu quả đầu máy dồn bị trật bánh quay nghiêng 45 độ, trật bánh 1 toa trên đường số 3; đầu máy và 4 toa xe đoàn tàu hàng ASY2 bị trật bánh trên đường số 2, trong đó 2 toa xe bị trật bánh quay ngang.

Hiện Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt cùng các đơn vị đã và đang đến hiện trường giải quyết vụ việc.

Theo Đội trưởng đội Cảnh sát giao thông, trật tự cơ động (Công an huyện Núi Thành) Phan Chu Ký, chưa xác định được tàu nào chạy sai. Khu vực tai nạn gần chỗ giao 2 ray. Cơ quan chức năng sẽ xác định lại lệnh điều động tàu ở ga để làm rõ.

Một số hình ảnh tại hiện trường:

Hai tàu tông nhau trực diện ở Quảng Nam

Hai tàu tông nhau trực diện ở Quảng Nam

Hai tàu tông nhau trực diện ở Quảng Nam

 Hai tàu tông nhau trực diện ở Quảng Nam

Hai tàu tông nhau trực diện ở Quảng Nam
Hàng hóa văng ra khỏi tàu
Hai tàu tông nhau trực diện ở Quảng Nam

Hai tàu tông nhau trực diện ở Quảng Nam

Hai tàu tông nhau trực diện ở Quảng Nam

Hai tàu tông nhau trực diện ở Quảng Nam
Công an địa phương có mặt tại hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2018

Vụ "vật thể lạ" phát nổ làm 3 ngư dân tử vong ở Lý Sơn


Anh Thanh Niên đăng bài "Vật thể lạ bất ngờ phát nổ, 3 ngư dân tử vong", làm như các ngư dân vô ý động vật gì đó rồi phát nổ, làm cả 3 giá hạc quy tiên.

Các lực lượng chức năng của tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với chính quyền H.Lý Sơn xác minh, điều tra vụ việc khiến 3 ngư dân tử vong
Tôi trích báo: 
"Theo tường trình của thuyền trưởng Nguyễn Chín, khoảng 9 giờ ngày 20.5, 3 ngư dân Thắng, Tấn và Quang (cùng đi trên tàu QNg 96399 TS) trong lúc sử dụng thuyền thúng để lặn bắt hải sâm thì phát hiện được 1 vật thể lạ.
Sau khi đưa lên thuyền thúng để kiểm tra, vật thể lạ bất ngờ phát nổ khiến ngư dân Tấn và Quang bị hất văng xuống biển tử vong. Riêng ngư dân Thắng dù bị thương nặng nhưng vẫn cố bám vào phao cứu sinh.
Nghe tiếng nổ lớn, thuyền trưởng Nguyễn Chín cho tàu chạy đến vị trí xảy ra tai nạn vớt thi thể ngư dân Tấn và Quang, đồng thời sơ cứu cho ngư dân Thắng. Tuy nhiên, do bị tổn thương quá nặng nên ngư dân Thắng tử vong sau đó". 
Hết trích.
Nói thẳng, tôi đéo tin đó là vật thể lạ. Đó là mìn. Loại mìn tự tạo dùng để đánh cá. Ngư dân Lý Sơn là những con ma về chất nổ. Thật luôn.

Người Lý Sơn anh hùng thường đánh cá bằng việc ném mìn xuống nước. Vụ nổ gây chấn động dưới nước, làm cá chết do bị vỡ nội tạng bởi sóng xung kích, đặc biệt là những con cá nhỏ. Để đảm bảo thu được chiến lợi phẩm, ngư dân Lý Sơn bao giờ cũng ném mìn lần 2 với mục đích giết những con cá lớn tìm cách cướp những con cá nhỏ chết vì mìn ở phát nổ trước.

Đánh cá kiểu này được gọi là đòn hủy diệt, bởi nó không chỉ giết cá trong khu vực nổ chính, là còn lấy đi sự sống của nhiều sinh vật khác không phải mục tiêu đánh bắt. Nhiều xác cá không nổi lên mặt nước để được vớt mà chìm xuống đáy biển sâu. Vụ nổ còn giết cả san hô trong khu vực, tiêu diệt chính cấu trúc của rạn, phá hủy nơi cư trú cho cá và các động vật quan trọng khác có tầm quan trọng đối với việc bảo tồn hệ sinh thái. Thậm chí kiểu đánh này còn tiêu diệt luôn cả mấy anh ngư tặc nếu tham lam và bất cẩn.

Một số báo đăng thông tin xuyên tạc vụ việc.
Năm đéo nào ở Lý Sơn cũng có anh chết vì dùng mìn đánh cá và vụ này cũng là do dùng mìn.

Chả phải ngẫu nhiên mà Lý Sơn được mệnh danh là cái rốn thuốc nổ. Sống bằng thuốc nổ, ngủ cùng thuốc nổ, và ra đi cũng vì thuốc nổ.
"Thống kê của Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi thì hiện nay toàn tỉnh có gần 100 chiếc tàu thuyền chuyên sử dụng thuốc nổ để đánh bắt, khai thác hải sản, trong đó riêng huyện đảo Lý Sơn đã có gần 90 chiếc. Tuy nhiên, đó chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, còn con số thực tế thì không thể thống kê được, nhưng chắc chắn là sẽ cao hơn gấp nhiều lần. Đều đặn như vắt chanh, năm nào công an bắt được lượng thuốc nổ buôn lậu chuyển đến Lý Sơn lên đến vài tấn".
Sống trong khu vực với lẽ sống kèm thuốc nổ như thế, sống được là còn may. Chết không gì là lạ.

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2018

Ai bảo vệ họ khi người thi hành công vụ bị hành hung, tấn công?



Người thi hành công vụ, họ là ai? Theo pháp luật hiện hành của nước ta, người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ lực lượng vũ trang được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ. Nhiệm vụ của họ là thi hành một công vụ hợp pháp, trong đó có việc bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Đã có nhiều trường hợp “vì nước quên thân, vì dân phục vụ” trong khi thi hành công vụ đã bị thương tích dẫn đến tàn tật, phơi nhiễm HIV, thậm chí hy sinh cả tính mạng, bỏ lại gia đình, vợ trẻ, con thơ và biết bao hoài bão chưa thực hiện được…

Ấy vậy mà, buồn thay khi thời gian qua tình trạng hành hung, chống người thi hành công vụ đã xảy ra trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, đây không phải là một vấn đề mới nhưng đang gia tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng, trong đó phải kể đến lực lượng Công an nhân dân, nhất là đối với cảnh sát giao thông (CSGT). Các vụ việc hành hung, chống đối CSGT không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn gây tổn hại đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của những người đang thực thi công vụ. Có không ít cán bộ CSGT đã bị thương, hy sinh khi đang làm nhiệm vụ do đối tượng chống đối gây ra, đây là vấn đề gây nguy hiểm cho xã hội nếu không được ngăn chặn kịp thời.

Ai bảo vệ họ khi người thi hành công vụ bị hành hung, tấn công?
Đối tượng Đoàn Thanh Hải
Nhiều vụ người vi phạm hành hung, tấn công CSGT đã bị khởi tố, nhưng thực tế cho thấy số đối tượng bị khởi tố vẫn còn quá ít so với mức độ nghiêm trọng của sự việc. Gần đây nhất, ngày 23/4/2018, tại xã Cư An - huyện Đak Pơ, Đại úy Nguyễn Văn Bình - cán bộ Đội 2-19 thuộc Phòng CSGT, Công an tỉnh Gia Lai trong quá trình làm nhiệm vụ, bị tài xế Đoàn Thanh Hải lăng mạ, chửi bới và liên tục đánh vào đầu, bụng. Sự việc được người dân chứng kiến quay clip đưa lên mạng xã hội khiến dư luận rất bức xúc trước hành vi của Hải. Vụ việc được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đak Pơ xác minh, điều tra làm rõ và đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Đoàn Thanh Hải về hành vi chống người thi hành công vụ.

Ý thức kém hay pháp luật chưa đủ nghiêm?

Theo Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an, nguyên nhân chính của tình trạng hành hung, chống đối CSGT đang làm nhiệm vụ là do người tham gia giao thông không chấp hành Luật giao thông đường bộ. Khi bị CSGT xử phạt, người vi phạm thường xin xỏ, đưa hối lộ hoặc có hành vi chống đối như: không xuất trình giấy tờ, xúc phạm, đe dọa, xô đẩy, lợi dụng đám đông để gây sức ép với CSGT. Manh động hơn, một số người còn sẵn sàng đốt xe môtô, dùng hung khí hay vũ lực hành hung, gây thương tích cho CSGT, quay xe ngang đường làm ùn tắc giao thông... khiến dư luận bức xúc. Ngoài ra, những quy định của pháp luật về xử lý các hành vi hành hung, chống đối người thi hành công vụ còn nhẹ, chưa đủ sức giáo dục, răn đe. Nhiều vụ hành hung, chống đối CSGT chỉ mới xử lý hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức từ 2 - 5 triệu đồng theo điểm a, khoản 3, Điều 20, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ hay theo Điều 330, Bộ Luật Hình sự 2015 thì mức phạt cao nhất với hành vi chống người thi hành công vụ là 7 năm tù giam.

Một nguyên nhân khác là do những tác động tiêu cực của mạng xã hội, nguồn thông tin không chính thống, những luận điệu xuyên tạc của các thế lực bên ngoài; những “con sâu làm rầu nồi canh” tạo ra tâm lý bức xúc và thù hằn từ trước, khi có va chạm với lực lượng thi hành công vụ, dù là nhỏ, người vi phạm dễ dàng trở nên quá khích và có những hành động thiếu kiểm soát, gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Do đó cần lên án, xử lý nghiêm hành vi hành hung, chống người thi hành công vụ

Câu chuyện hành hung, tấn công người thi hành công vụ xảy ra ngày một nhiều và chưa có dấu hiệu dừng lại, cho thấy cần có biện pháp mạnh mẽ hơn nữa để chấm dứt tình trạng này, ổn định trật tự an toàn xã hội và cũng để lực lượng thi hành công vụ yên tâm công tác, thực thi pháp luật.

Vì thế đối với người thi hành công vụ, họ cần được bảo vệ để yên tâm làm việc và cống hiến. Còn với mỗi công dân cần nâng cao khả năng “miễn dịch” trước những luận điệu xuyên tạc, tự điều chỉnh hành vi, thái độ và cách ứng xử của mình, tránh bộc phát, nóng giận, mất kiểm soát gây hậu quả đáng tiếc.

Cho dù ở khía cạnh nào, việc hành hung, chống người thi hành công vụ cũng là coi thường pháp luật. Cần trừng trị nghiêm minh những kẻ ngang ngược, ngông cuồng, ý thức kém, xem thường luật pháp. Dư luận phải lên án mạnh mẽ để đẩy lùi tình trạng này, đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.
Dân Tiên 

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

Một phóng viên bị tạm giữ hình sự tại Kon Tum, nghi tống tiền doanh nghiệp



Chiều 15/5, thông tin từ Công an thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum) cho biết đơn vị vừa tạm giữ hình sự phóng viên tên D.N để làm rõ hành vi nhận tiền từ doanh nghiệp vào trưa 15-5 tại một quán cơm trên địa bàn thành phố.

Một phóng viên bị tạm giữ hình sự tại Kon Tum, nghi tống tiền doanh nghiệp
Quán cơm nơi D.N bị bắt quả tang khi đang nhận tiền từ doanh nghiệp.
Thông tin ban đầu, phóng viên D.N trước đó đã viết bài đăng trên Báo Pháp Luật Việt Nam về Công ty Tài Hồng Nhung kinh doanh vật liệu xây dựng (địa chỉ tại 108 Nguyễn Hữu Thọ, phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum).

Bài báo phản ánh việc doanh nghiệp Tài Hồng Nhung đưa giang hồ đến quậy phá và đánh người của doanh nghiệp Ảnh Hạnh Phát (cùng phường Ngô Mây, TP Kon Tum) do liên quan đến vấn đề cạnh tranh trong kinh doanh.

Sau đó, phóng viên D.N đã liên hệ với doanh nghiệp Tài Hồng Nhung và nói sẽ đăng bài đến cùng.

Đại diện doanh nghiệp Tài Hồng Nhung liên hệ xin phóng viên D.N gỡ bài nhưng không được nên xin phóng viên không đăng bài nữa.

Phóng viên D.N đồng ý không đăng bài và thương lượng phải chung chi 50 triệu đồng.

Chiều 14/5, Công ty Tài Hồng Nhung nộp đơn lên Công an thành phố Kon Tum phản ánh vụ việc. Đến trưa 15/5, tại quán cơm Đồng Quê (713 đường Phan Đình Phùng), khi người của doanh nghiệp Tài Hồng Nhung đưa tiền cho phóng viên D.N thì Công an thành phố Kon Tum ập vào bắt quả tang.

Tại hiện trường, Công an lập biên bản tạm giữ phóng viên D.N cùng số tiền 50 triệu đồng và một số tài sản liên quan.

Được biết, phóng viên D.N thường dưới thiệu mình đang công tác tại báo Pháp Luật Việt Nam.

Vụ việc đang được Công an TP Kon Tum điều tra, xác minh.

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2018

Thông não vụ còng tay con bé ở Vũng Tàu tuổi mới 13 mùa rươi nổi.



Gia đình nọ ở Bà Rịa - Vũng Tàu trước được phân cho miếng đất hơn 700m2 cùng 28m2 đất thổ cư đã xây nhà. Nay thành phố muốn xây dựng công viên nên thu hồi, đã đền bù căn nhà tức vật chất kiến trúc và tất cả tài sản, hoa màu... trên đất thổ canh. Chuyện tưởng chả có gì đáng nói.

Nhưng khi đo đạc lại, diện tích thực của miếng đất đã được lấn ra tới thành hơn 1.000m2, tức số 300m2 dôi ra là đất nhảy dù, quân bố láo lấn dần sử dụng nhưng không nộp thuế. Bọn mất dạy chuyên có trò thông đồng với quan địa chính để ghi diện tích trên giấy tờ thật nhỏ cho đỡ phải nộp thuế và sản canh tác, nhưng thực tế lại dùng nhiều hơn.

Thông não vụ còng tay con bé ở Vũng Tàu tuổi mới 13 mùa rươi nổi.
Con bé nhà mất nết bị còng, đương nhiên khi bị giải về đéo ai biết nó tuổi bao nhiêu.
Khi đền bù, đương nhiên người ta căn cứ vào diện tích TRÊN GIẤY TỜ, nó là gậy ông đập lưng ông thôi. Tham thì chết cụ chúng mày đi, chính ra mỗi năm bỏ ra thêm mấy chục k thuế đất và vài yến gạo nộp sản thì bây giờ có phải đường đường chính chính ăn cả tỉ đền bù không à cơ???

Lũ chó đương nhiên phản kháng. Dường như tham lam và mất nết luôn là những đặc tính nguyên thuỷ không thể tách rời của lũ bần nông. Chính quyền buộc phải cưỡng chế, đưa xe lọ mực thùng bạt mui mềm đến xích quân đốn mạt về sở cẩm để thực thi công vụ. Lũ chó phản kháng bằng cách tẩm xăng dọạ làm Lê Văn Tám, nên tất cả đều bị đưa về bao gồm cả con bé 13 tuổi cùng anh trai.

Vấn đề nằm ở đây, một thằng nhà báo ất ơ nào đó claims rằng nó chứng kiến ở hiện trường vụ cưỡng chế (nhưng đéo chụp ảnh quay phim). Và chỉ khi cả gia đình này bị lôi về đồn, xích tay vào ghế (ngõ hầu tránh chúng vớ điếu cày phang vào mõm cán bộ khi làm việc) thì nó mới chụp một tấm con bé với chiếc còng số 8 khoá tay ghế băng, đưa lên câu nước mắt cần lao.

Đây là kiểu cắt cúp mất dạy, tôi đồ rằng cả nhà nó bao gồm con bé đã bật tanh tách, tốc cả phụ khoa vào cảnh sát, ném tất cả những gì chúng có vào mặt nhân viên công lực nên mới bị còng tại trụ sở để đảm bảo an toàn.

Tuổi 13, 14 là tuổi húng chó nhất, xin các anh chị đừng nghĩ rằng chúng hiền lành. Ong ve Hải Phòng toàn là tầm tuổi này. Chúng xiên người ngọt đến mức giang hồ tha thu kín lưng từng check-in tất cả trại giam số má đất Bắc, nhìn thấy cũng phải đái tràn bỉm Bobby.

Thông não vụ còng tay con bé ở Vũng Tàu tuổi mới 13 mùa rươi nổi.
Một đồng niên ngây thơ, ngoan hiền và trong sáng với em 13 mùa rươi nổi trong sự vụ above.
Để triệt tiêu mầm mống tội ác, người Trung Quốc đã phải giới hạn tuổi trẻ em là 14 vì họ biết rằng đây mới là độ tuổi rực rỡ nhất của lũ tội phạm. Nhờ tầm nhìn đúng đắn và tinh thần sẵn sàng đưa những tội phạm tuổi tin tin không thể cải tạo ra pháp trường, xã hội Trung Quốc đã gần như tiệt trùng được các loại tội phạm nguy hiểm đặc biệt là ma tuý và hình sự. Và trái ngọt cho điều đó chính là xét trên tương quan dân số, xã hội Trung Quốc an toàn hơn bất kỳ một nước thuộc OECD nào.

Đéo phải cứ là trẻ con theo luật nước CHXHCN Việt Nam là auto vô tội. Con rắn độc chui ra khỏi vỏ đã cắn chết được người, mẹ nó dám tẩm xăng định sống mái với đoàn cưỡng chế, tôi đéo tin một đứa con mang cùng dòng máu ấy lại trơ mắt ngồi im, cắn móng tay khóc thút thít nhìn cha mẹ bị bốc đi.

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2018

ĐỒNG NAI: PHÓ BÍ THƯ TỈNH ỦY SAI PHẠM NGHIÊM TRỌNG VÌ TỪNG KÝ NHIỀU VĂN BẢN ƯU ÁI CHO CÔNG TY CỦA CHỒNG


Theo Thanh tra Chính phủ, bà Phan Thị Mỹ Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, thời còn là Phó chủ tịch UBND tỉnh đã ký nhiều văn bản không đúng chức trách nhiệm vụ và có mục đích cho công ty của chồng bà được hưởng lợi ích.

ĐỒNG NAI: PHÓ BÍ THƯ TỈNH ỦY SAI PHẠM NGHIÊM TRỌNG VÌ TỪNG KÝ NHIỀU VĂN BẢN ƯU ÁI CHO CÔNG TY CỦA CHỒNG
Bà Phan Thị Mỹ Thanh
Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa ban hành Kết luận thanh tra số 195/KL-TTCP về dự án Khu dân cư thương mại dịch vụ tại xã Phước Tân, TP.Biên Hòa, Đồng Nai. Chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH MTV Song Khuê (nay là Công ty TNHH Cường Hưng) đầu tiên do 3 cổ đông sáng lập với vốn pháp định 225 tỉ đồng, trong đó người nắm 40% cổ phần là ông Đỗ Tịnh, chồng bà Phan Thị Mỹ Thanh.

Dự án được UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận chủ trương đầu tư vào năm 2012; cùng với việc lập thủ tục đầu tư dự án khu dân cư, UBND tỉnh chấp thuận cho Công ty TNHH Cường Hưng đầu tư thực hiện dự án tuyến đường Long Hưng - Phước Tân (đoạn từ cầu Sông Buông đến sân golf Long Thành).

Theo kết luận thanh tra, dự án đã 3 lần điều chỉnh quy hoạch chi tiết theo đề nghị của chủ đầu tư nhưng đến nay vẫn chưa triển khai được do quy mô đã vượt quá 100 ha. Việc chấp thuận đầu tư dự án trên 100 ha không thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh Đồng Nai mà thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng thẩm tra trình Thủ tướng quyết định. Đến nay, các thủ tục trình cấp thẩm quyền cho phép đầu tư phía tỉnh vẫn chưa tiến hành do chủ đầu tư đang có ý kiến đề nghị giảm quy mô xuống dưới 100 ha.

Theo TTCP, UBND tỉnh Đồng Nai và các sở, ngành liên quan có biểu hiện buông lỏng quản lý, dẫn đến các tồn tại, sai phạm từ quá trình chuẩn bị đầu tư dự án, việc chấp hành quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quản lý đầu tư xây dựng, thẩm tra năng lực tài chính, xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai, cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quá trình thực hiện dự án này có nhiều sai phạm, tồn tại trong chấp hành quy định về đầu tư xây dựng, chế độ kế toán và quản trị doanh nghiệp.

TTCP khẳng định, để xảy ra những sai phạm trong công tác quản lý nhà nước về việc thực hiện dự án do Công ty TNHH Cường Hưng làm chủ đầu tư, trách nhiệm thuộc về các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan trong việc tham mưu, nhưng trước hết và trực tiếp là trách nhiệm của bà Phan Thị Mỹ Thanh - thời điểm đó là Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - người ký các văn bản hành chính của tỉnh có giá trị pháp lý cao nhất. Cụ thể, bà Thanh ký quyết định cho phép đầu tư dự án chưa đúng quy định pháp luật; ký văn bản báo cáo xin ý kiến Bộ Xây dựng chưa đúng sự thật, chưa đúng với tiến độ thực hiện dự án, ký văn bản cho phép Công ty TNHH Cường Hưng được tính chi phí xây lắp tuyến đường vào chi phí hợp lý của dự án khu dân cư chưa đúng với chủ trương chung của tỉnh Đồng Nai.

SAI PHẠM NGHIÊM TRỌNG

Cơ quan thanh tra khẳng định bà Thanh đã ký văn bản cho phép Công ty TNHH Cường Hưng được kinh doanh bến thủy nội địa, mặt bằng và vật liệu xây dựng, gia hạn hoạt động bến thủy nội địa là lĩnh vực không được Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai phân công để mang lại lợi ích cụ thể, thiết thực cho chính công ty do chồng bà làm giám đốc, nhằm mục đích cho công ty của chồng được hưởng những lợi ích mà công ty khác trên địa bàn thực hiện các dự án tương tự không được hưởng.

Bà Thanh cũng đã cùng chồng một số lần trực tiếp tham gia quản lý điều hành Công ty TNHH Cường Hưng là vi phạm luật Phòng chống tham nhũng, vi phạm kỷ cương, kỷ luật hành chính, nội bộ, quy chế làm việc của UBND tỉnh Đồng Nai, gây dư luận không tốt, gây bức xúc trong dư luận xã hội về việc bà Thanh lợi dụng chức vụ quyền hạn, sử dụng quyền lực chính trị mang lại lợi ích to lớn cho công ty của chồng.

“Những vi phạm, khuyết điểm trên của bà Thanh là nghiêm trọng cần phải được kiểm điểm, xem xét xử lý kỷ luật” - kết luận TTCP nêu rõ và kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo xác định trách nhiệm các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan đối với những sai phạm, khuyết điểm tại dự án này. Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai báo cáo Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức kiểm điểm và có hình thức xử lý đúng pháp luật đối với bà Phan Thị Mỹ Thanh do những sai phạm, khuyết điểm của bà Thanh đã nêu trong kết luận thanh tra. UBND tỉnh Đồng Nai cũng phải tạm dừng các hoạt động về đầu tư xây dựng cơ bản san lấp mặt bằng, kinh doanh bến thủy nội địa tại dự án Khu dân cư thương mại dịch vụ của Công ty TNHH Cường Hưng đến khi hoàn tất các thủ tục pháp lý của dự án và pháp lý của doanh nghiệp.

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2018

Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai Nguyễn Thị Như Loan tuyên bố: Chúng ta ra tòa, dù là nhà nước cũng phải ra tòa


Phản hồi sau bài viết: “Ai gây thất thoát ngàn tỷ trong phi vụ bán 324.971 m2 đất công sản tại TP.HCM?" do Vấn đề đa chiều đã đăng, bà Nguyễn Thị Như Loan - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Quốc Cường Gia Lai khẳng định: việc Công ty Tân Thuận bán khu đất này đã được Thành ủy TP.HCM phê chuẩn. Cũng theo bà Loan, trường hợp xấu nhất là trả lại đất cho Công ty Tân Thuận. Tuy vậy, bà Loan tuyên bố: Dù là nhà nước cũng phải ra tòa, rất là rõ ràng, không thể ép doanh nghiệp được, doanh nghiệp không sai!

Như Vấn đề đa chiều đã phản ánh trước đó, phần đất công sản “siêu lớn” trên 32,4 ha có giá thị trường hơn 2.400 tỷ đồng nhưng lại được Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận (100% vốn thuộc Văn phòng Thành ủy TP.HCM) "ưu ái" bán cho Công ty Quốc Cường Gia Lai với giá rẻ mạt, chỉ hơn 419 tỷ đồng.

Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai Nguyễn Thị Như Loan tuyên bố: Chúng ta ra tòa, dù là nhà nước cũng phải ra tòa
Lô đất hơn 32,4 ha được Công ty Tân Thuận bán với giá rẻ mạt.
Tiếp xúc với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Như Loan - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Quốc Cường Gia Lai lại cho rằng, khu đất 324.971m2 không phải là đất công sản.

Bà Loan cho biết: “Khi bán thì chị cũng không cần biết họ là ai, chỉ biết anh có hàng bán thì tôi mua, vì anh cũng là một công ty kinh doanh bất động sản. Thế thì họ dưới quyền của chủ sở hữu họ thì họ phải đi trình. Việc họ trình Thành ủy như thế nào thì tôi không quan tâm, tôi mua cũng có xuất hóa đơn đầy đủ, cũng thuế VAT đàng hoàng, nó là một tài sản hàng hóa chứ không phải tài sản công sản, còn tài sản công sản là không có chuyện xuất hóa đơn, cũng không có chuyện là không thông qua đấu giá, ai cũng biết luật! Không có ai nhắm mắt để làm bậy đâu!”.

Phóng viên tiếp tục thắc mắc, nếu đây không phải đất công sản thì Công ty Tân Thuận có thể toàn quyền quyết định, sao lại phải xin chủ trương của Thành ủy TP.HCM.

Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai Nguyễn Thị Như Loan tuyên bố: Chúng ta ra tòa, dù là nhà nước cũng phải ra tòa
Bà Nguyễn Thị Như Loan - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Quốc Cường Gia Lai.
Bà Loan cho rằng, vì Thành ủy TP.HCM là vốn chủ sở hữu cho nên Thành ủy mới là nơi có quyền quyết định và Thành ủy không cho thì không làm được, ngược lại Thành ủy cho thì nó mới làm. “Không có một giám đốc nào dại, ăn lương tháng bao nhiêu, mà đi quyết không thông qua ý kiến ông chủ mình!” - bà Loan nói. Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai cũng khẳng định là đã có chủ trương cho bán từ Thành ủy TP.HCM.

Trái với quan điểm bà Như Loan, trong ngày 18/4/2018, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM đã có yêu cầu công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận đàm phán với đối tác để hủy hợp đồng, không đồng ý việc bán chỉ định. Việc ký kết hợp đồng này không đúng theo Quyết định số 1087-QĐ/TU, ngày 31/3/2009 của Ban Thường vụ Thành ủy về ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài sản là nhà, quyền sử dụng đất tại các Công ty TNHH Một thành viên thuộc sở hữu của Đảng bộ thành phố.

Trở lại với Công ty Quốc Cường Gia Lai, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty này khẳng định không có gì mờ ám trong việc chuyển nhượng dự án, và “thậm chí, bây giờ nếu nhà nước nói bán cái đó hớ, ok, trả lại bồi thường thiệt hại cho chị. Chị chẳng mua làm cái gì nữa”, bà Loan nói với phóng viên.

Phóng viên đặt vấn đề trường hợp xấu nhất Quốc Cường Gia Lai trả lại đất thì Công ty Tân Thuận phải bồi thường thiệt hại những gì?

Theo bà Loan, hiện nay dự án đang trong quá trình san lấp, Công ty Quốc Cường Gia Lai đang cho giải phóng mặt bằng.

“Chúng ta ra tòa, dù là nhà nước cũng phải ra tòa rất là rõ ràng, không thể ép doanh nghiệp được, doanh nghiệp không sai. Nếu như là tài sản công sản mà chị vẫn cứ cố tình mua, không ra đấu giá thì chị mới sai, quá sai rồi!” - bà Loan cho biết thêm.

Vấn đề Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai khẳng định đã có chủ trương duyệt từ Thành ủy TP.HCM đối với thương vụ này. Thiết nghĩ các cơ quan có thẩm quyền cần vào cuộc điều tra xem ai là người đã lộng hành, vượt mặt cả Ban Thường vụ Thành ủy để quyết định sai trái.

Ai gây thất thoát ngàn tỷ trong phi vụ bán 324.971 m2 đất công sản tại TP.HCM?


Phần đất công sản “siêu lớn” trên 32,4 ha có giá thị trường hơn 2.400 tỷ đồng nhưng lại được Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận (100% vốn thuộc Văn phòng Thành ủy TP.HCM) "ưu ái" bán cho một công ty tư nhân với giá rẻ mạt, chỉ hơn 419 tỷ đồng. Sự việc rò rỉ từ tố cáo của nhiều cán bộ, nhân viên thuộc công ty Tân Thuận và người dân. Nhóm PV Điều tra chính thức lần theo các dấu hiệu sai phạm nghiêm trọng, đi tìm lời giải: “Ai là người đã gây thất thoát tiền Nhà nước lên đến hàng ngàn tỷ đồng?”“Nhóm lợi ích đang xâu xé công sản tại TP.HCM như thế nào?”.

Thế lực nào “phù phép” đất công sản thành đất tư?

Trong những ngày đầu năm 2018, nhóm PV đã nhận được rất nhiều tố cáo, phản ánh của khách hàng và doanh nghiệp tại khu vực Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM về việc trước đó các phi vụ mua bán đất “siêu lớn” đã diễn ra một cách bất thường, đặc biệt đối với tài sản đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước. Từ những phản ánh này, PV đã tìm đến Công ty TNHH Một Thành viên Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận - công ty 100% vốn thuộc Văn phòng Thành ủy TP.HCM để lắng nghe nhiều phản ánh xoay quanh việc Tổng Giám đốc Công ty Trần Công Thiện đã “phù phép biến hóa" khu đất rộng đến 324.971 m2 (trên 32,4ha) chuyển sang chủ sở hữu tư nhân của Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai (do bà Nguyễn Thị Như Loan làm Tổng Giám đốc).

Được biết trong nhiều năm qua, CTCP Quốc Cường Gia Lai (Quốc Cường Gia Lai) đã mạnh tay “vung tiền” thâu tóm gần hết đất tại dự án Khu dân cư Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM. Trong đó, bao gồm cả đất thuộc sở hữu của dân địa phương và một phần rất lớn đất công sản. Cụ thể đối với khu đất “siêu lớn” 324.971m2, bằng Hợp đồng Chuyển nhượng số 203/HĐKT/2017 ký ngày 05/6/2017 và các Phụ lục Hợp đồng đính kèm, Công ty Tân Thuận đã chuyển nhượng phần đất nói trên cho Quốc Cường Gia Lai với đơn giá “bèo bọt”, chỉ ở mức 1.290.000 đồng/m2. 

Theo bản phụ lục hợp đồng cuối cùng cho biết, sau khi hoàn tất chuyển nhượng cho Quốc Cường Gia Lai, Công ty Tân Thuận thu về ngân sách nhà nước tổng số tiền hơn 419 tỷ đồng. Đây là con số “bé hạt tiêu” so với giá trị thực tế của khu đất ven sông thuộc vào hàng đắc địa tại khu vực Nam Sài Gòn hiện nay. 

Ai gây thất thoát ngàn tỷ trong phi vụ bán 324.971 m2 đất công sản tại TP.HCM?
Khu vực đất tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè được đánh giá đắc địa nhờ sát sông, rạch
Để tìm hiểu về thực tế giá trị khu đất này, nhóm PV đã đóng vai người đi mua đất tại khu vực này trong suốt nhiều ngày. Và thật bất ngờ khi theo các cò đất và một số công ty kinh doanh bất động sản tại khu vực huyện Nhà Bè cho biết, đất tại khu vực xã Phước Kiển có giá dao động tối thiểu từ 8,5 triệu đồng/m2 cho đến trên 10 triệu đồng/m2, tốc độ đô thị hóa tại huyện Nhà Bè cũng đang tăng nhanh chóng, giá đất vẫn đang theo xu hướng tiếp tục tăng trong năm 2018.
Sở Tài nguyên & Môi trường TP.HCM đã có ý kiến về giá đất
Một đại diện Văn phòng Thành ủy TP.HCM cho biết, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM Nguyễn Toàn Thắng từng ký văn bản số 13026/STNMT-KTĐ ngày 13/12/2017 gửi Văn phòng Thành ủy TP.HCM. Theo đó, dù tính toán trên mức giá đất nông nghiệp thấp nhất để bồi thường cho lô đất công sản diện tích 324.971m2, thì mức giá đất này không thể dưới mức 1.768.000 đồng/m2. Tính ở mức giá Nhà nước quy định (không phải giá thị trường), thì giá trị mỗi m2 đất tại dự án Khu Dân cư Phước Kiển phải cao hơn 478.000 đồng/m2 so với giá mà Công ty Tân Thuận bán cho Quốc Cường Gia Lai trước đó. Nghĩa là, với mức giá thấp nhất này, thì con số thiệt hại ngân sách Nhà nước mà Công ty Tân Thuận trực tiếp gây ra cũng lên tới hơn 155 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều luật sư phân tích, mức giá do Sở Tài nguyên & Môi trường TP.HCM tính toán chỉ theo khung giá đất chung, khi xác định giá trị khu đất này cần được dựa trên thực tế giá trị chuyển nhượng tại khu vực này, theo giá thị trường.
Khi PV đặt câu hỏi về giá trị thị trường của khu đất 324.971 m2 thuộc tài sản của Công ty Tân Thuận, nhiều người dân và doanh nghiệp cho rằng giá trị chuyển nhượng “có khả năng” đạt trên 7,5 triệu đồng/m2 vì đây là đất có diện tích lớn, nếu phân lô nhỏ lẻ, giá trị thu về mỗi m2 có thể đạt trên 9 triệu đồng. Theo tính toán của PV, với diện tích “siêu lớn” này, thực tế nếu khu đất này chỉ cần bán với giá thấp 7,5 triệu đồng/m2 sẽ có thể thu về ngân sách Nhà nước hơn 2.400 tỷ đồng, tức gấp gần 6 lần giá trị mà Công ty Tân Thuận đã bán cho Quốc Cường Gia Lai ở thương vụ chuyển nhượng “bất thường rẻ mạt” vào cuối năm 2017.

Như vậy, với mức giá bán siêu “bèo bọt” không qua đấu thầu, Tổng Giám đốc Công ty Tân Thuận Trần Công Thiện đã “thổi bay” tài sản Nhà nước có trị giá trên 2.400 tỷ đồng và thu về hơn 419 tỷ đồng, có dấu hiệu gây thất thoát tiền nhà nước với số tiền "khổng lồ" gần 2.000 tỷ đồng.

Quốc Cường Gia Lai mua đất công “siêu rẻ” hơn đất tư

Điều bức xúc của các cán bộ nhân viên Công ty Tân Thuận chính là việc không hiểu vì lý do gì, được sự “bảo kê” của thế lực nào mà Quốc Cường Gia Lai lại được quá nhiều ưu ái, không ít đối tác từng muốn nhòm ngó khu đất này nhưng đều thất bại. Khi lật ngược các hồ sơ bồi thường Dự án Khu dân cư Phước Kiển (GD3) của Quốc Cường Gia Lai cách đây 9 năm (năm 2009), cũng tại khu vực xã Phước Kiển này, đại gia Nguyễn Thị Như Loan (mẹ thiếu gia Cường Đôla) từng phải bỏ ra số tiền bồi thường cho dân với mức giá 4.650.000 đồng/m2. Nghĩa là, cách 9 năm trước đây, công ty này đã mua đất của tư nhân với mức giá cao gấp 3,6 lần so với giá mua đất công sản của Công ty Tân Thuận. 

Câu hỏi đặt ra là, Tổng Giám đốc Công ty Tân Thuận Trần Công Thiện tại sao lại “ngây dại” tới mức đặt bút ký bán đất Nhà nước với giá rẻ “không thể ngờ tới” ??? Mức giá đất 1.290.000 đồng/m2 tại khu vực Nam Sài Gòn năm 2017 cũng là mức giá mà khi PV đưa ra thì hầu hết doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tại Nam Sài Gòn cũng “lắc đầu” chào thua. “Không biết ổng (Công ty Tân Thuận - PV) nghĩ gì khi bán đất mặt tiền sông ở gần khu Phú Mỹ Hưng với mức giá còn thua giá đất các tỉnh ven TP.HCM” - bà L.T (Giám đốc một công ty kinh doanh bất động sản) bức xúc cho biết.

Ngoài ra, qua xác minh cho thấy, thương vụ chuyển nhượng 324.971m2 đất công sản ở Phước Kiển cũng diễn ra hết sức "âm thầm" thay vì đưa ra đấu giá công khai, rộng rãi để đạt được mức giá tốt nhất thu về cho ngân sách Nhà nước. Cũng không hiểu tại sao, sự "âm thầm" này chỉ mình Quốc Cường Gia Lai biết được và nhanh tay vung ra 419 tỷ đồng để thâu tóm công sản, trục lợi hàng ngàn tỷ đồng.

Ai gây thất thoát ngàn tỷ trong phi vụ bán 324.971 m2 đất công sản tại TP.HCM?
Những chứng cứ cho thấy, trước đó 9 năm, Quốc Cường Gia Lai từng mua đất Phước Kiển từ người dân, mức giá cao gấp 3 lần so với đất mua từ Công ty Tân Thuận
Ngoài Tổng Giám đốc Công ty Tân Thuận Trần Công Thiện, ai đã chỉ đạo và quyết định bán phần đất công sản này? Dĩ nhiên, ông Trần Công Thiện không thể tự mình quyết định phương án và giá bán với phần đất công sản "khổng lồ" nêu trên. Mà theo điều tra của Nhóm PV, quá trình mua bán phần đất công sản này đã được ông Trần Công Thiện trình lên cấp thẩm quyền tại Thành ủy TP.HCM.

Theo quy định pháp luật, chỉ có các lãnh đạo quyền lực tại Thành ủy TP.HCM mới có thể quyết định “số phận” của các tài sản công trực thuộc Văn phòng Thành ủy. Vậy, đằng sau thương vụ này, liệu có cái bắt tay của nhóm lợi ích để “ăn chia tham nhũng” số tiền lên đến vài ngàn tỷ đồng hay không? Những lãnh đạo nào thuộc Thành ủy TP.HCM đã ngang nhiên bất chấp pháp luật, quyết định "số phận" của khối tài sản khổng lồ của Nhà nước, biến công sản thành đất tư nhân? Có hay không sai phạm nghiêm trọng về quản lý đất công sản và trách nhiệm cá nhân của các lãnh đạo Thành ủy TP.HCM trong vụ việc siêu nghiêm trọng này? 

Công ty Tân Thuận “chạy đua” quy trình bán đất trước khi có Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân
Theo phản ánh của các cán bộ, nhân viên Công ty Tân Thuận, điểm “bất thường” nhất chính là việc chỉ trong vài ngày tháng 4/2017, không hiểu vì lý do gì mà lãnh đạo Công ty Tân Thuận đã vội vã xử lý các vấn đề liên quan đến việc bán khu đất trị giá hàng ngàn tỷ đồng này, lúc TP.HCM chưa có Bí Thư Thành ủy mới. Thời điểm này, ông Tất Thành Cang - Ủy viên Trung ương Đảng, đang đảm nhiệm vị trí Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, được xem là lãnh đạo cao cấp nhất của Thành ủy thời điểm này.
Cụ thể: Ngày 19/4/2017, Công ty Tân Thuận tiến hành cuộc họp của Hội đồng Xây dựng giá bất động sản kinh doanh; Ngày 24/4/2017, Công ty Tân Thuận và Quốc Cường Gia Lai họp bàn phương án chuyển nhượng khu đất; Ngày 25/4/2017, Tổng Giám đốc Trần Công Thiện trình tờ trình số 354/TTr-TT trình lên Hội đồng Thành viên Công ty Tân Thuận; Ngày 26/4/2017, chính ông Trần Công Thiện thay mặt Hội đồng Thành viên tiếp tục trình lên lãnh đạo Văn phòng Thành ủy, Phòng Quản lý Đầu tư - Kinh doanh Vốn (Văn phòng Thành ủy) về phương án chuyển nhượng đất và hợp tác với Công ty Quốc Cường Gia Lai. Như vậy, chỉ trong vòng 7 ngày, Công ty Tân Thuận đã “chạy đua nước rút” trong quy trình chuyển nhượng lô công sản “siêu lớn” này. Đến ngày 10/5/2017, Bộ Chính trị mới chính thức phân công ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị đảm nhiệm vị trí Bí thư Thành ủy TP.HCM. 

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2018

NGÀY NÀY NĂM XƯA: THÀNH LẬP BỘ TƯ LỆNH CHIẾN DỊCH GIẢI PHÓNG SÀI GÒN - GIA ĐỊNH 08/4/1975


Sau chiến thắng Tây Nguyên, Trị Thiên - Huế, Đà Nẵng, ngày 01-4-1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp và quyết định: "Mở cuộc Tổng tiến công nổi dậy giải phóng Sài Gòn trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4, không thể chậm".

Sau đó, ngày 08-4-1975, tại căn cứ Tà Thiết - Lộc Ninh, Trung ương Cục và Quân ủy Miền họp nghe phổ biến quyết định của Bộ Chính trị về việc cử 03 ủy viên Bộ Chính trị Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Văn Tiến Dũng làm đại diện của Bộ Chính trị tại mặt trận và thành lập Bộ Tư lệnh chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định.

NGÀY NÀY NĂM XƯA: THÀNH LẬP BỘ TƯ LỆNH CHIẾN DỊCH GIẢI PHÓNG SÀI GÒN - GIA ĐỊNH 08/4/1975
Ủy viên Bộ Chính trị Lê Đức Thọ và Bộ Tư lệnh chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định tại căn cứ Tà Thiết - Lộc Ninh.

Bộ Tư lệnh gồm: Đại tướng Văn Tiến Dũng - Tư lệnh, Bí thư Trung ương Cục Phạm Hùng - Chính ủy, Thượng tướng Trần Văn Trà, Trung tướng Lê Đức Anh, Trung tướng Đinh Đức Thiện - Phó Tư lệnh, Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền - Quyền Tham mưu trưởng. Ngày 22-4, Bộ Chính trị chỉ định bổ sung Trung tướng Lê Trọng Tấn làm Phó Tư lệnh, Trung tướng Lê Quang Hòa làm Phó Chính ủy.

Cùng ngày 08-4, Đoàn 232 (đơn vị chủ lực Miền, quy mô cấp quân đoàn, thành lập đầu tháng 02-1975 do Thiếu tướng Nguyễn Minh Châu làm Tư lệnh, Đại tá Trần Văn Phác làm Chính ủy đánh chiếm các vị trí Bến Cầu, Mộc Bài, An Thạnh, Trà Cao, Quéo Ba, mở đường đưa lực lượng chủ lực xuống vùng đồng bằng Khu 8, thực hiện đòn chia cắt chiến lược cô lập Sài Gòn với đồng bằng sông Cửu Long. Cũng trong ngày 08-4, phi công Nguyễn Thành Trung (cơ sở nội tuyến của cách mạng trong lực lượng không quân quân đội Sài Gòn) lái máy bay F5E ném bom Dinh Độc Lập, sau đó hạ cánh an toàn xuống sân bay dã chiến vùng giải phóng Phước Long.

Sự kiện thành lập Bộ Tư lệnh chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định cùng với các diễn biến khác trên toàn mặt trận đã đẩy nhanh tiến trình trực tiếp chuẩn bị đòn tổng tiến công vào thành phố Sài Gòn.
Nguồn: SGGP.


ĐỒNG CHÍ LÊ DUẨN VỚI QUÊ HƯƠNG


Những ngày này rất nhiều bài nói về những công lao của Ông cho cách mạng Việt Nam. Một nhà lãnh đạo kiệt xuất, sáng tạo, là học trò xuất sắc của Bác Hồ. Tôi xin đăng lại một bài viết của đồng chí Nguyễn Đức Hoan - Bí thư tỉnh Quảng trị cách đây 20 năm. Bài viết với tiêu đề: “ ĐỒNG CHÍ LÊ DUẨN VỚI QUÊ HƯƠNG” (có chỉnh sửa đôi phần cho phù hợp)

ĐỒNG CHÍ LÊ DUẨN VỚI QUÊ HƯƠNG

“Trong những ngày này, tại Quảng Trị, đang tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi chào mừng kỷ niệm 111 năm ngày sinh của đồng chí Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn (07/4/1907-07/4/2018). Nhằm giáo dục và phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, học tập tấm gương cao đẹp của đồng chí Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, người chiến sĩ cộng sản tận trung với nước, tận hiếu với dân, sẵn sàng xả thân vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

ĐỒNG CHÍ LÊ DUẨN VỚI QUÊ HƯƠNG

Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị vô cùng tự hào về đồng chí Lê Duẩn, người con yêu quí của quê hương mà tên tuổi sự nghiệp mãi mãi gắn liền với một chặng đường lịch sử hào hùng của dân tộc, mãi mãi sống với con người với non sông đất nước. Sinh thời, mặc dù gánh vác nhiệm vụ nặng nề của Đảng và nhân dân giao phó, đồng chí vẫn luôn nhớ về Quảng Trị, quê hương nghèo khó nhưng sâu nặng nghĩa tình, mảnh đất đã sản sinh, nuôi dưỡng và tiếp sức cho đồng chí cho những tháng năm sống, chiến đấu vô cùng gian lao vất vả, chăm chú theo dõi chỉ đạo từng bước thăng trầm của phong trào cách mạng quê nhà.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đặc biệt trong thời kì chống Mỹ cứu nước, Quảng Trị là một địa bàn chiến lược, nơi đụng đầu trực tiếp của hai chế độ. Quảng Trị đã được Bác Hồ, đồng chí Lê Duẩn cùng Bộ Chính trị thường xuyên theo dõi chỉ đạo, cổ vũ, động viên. Đảng bộ, quân dân Quảng Trị nêu cao truyền thống anh hùng bất khuất, phát huy sức mạnh tổng hợp, cùng các lực lượng chủ lực chiến đấu và chiến thắng, lập lên nhiều chiến công vang dội làm nức lòng cả nước. Vĩnh Linh lũy thép, Cồn Cỏ anh hùng, Cồn Tiên, Dốc Miếu, đường 9, Khe Xanh, Cửa Việt, thành phố Quảng Trị và bao tên đất, tên làng khác đã trở thành những địa danh lịch sử.

Đất nước hòa bình thống nhất, trong một lần về thăm quê, bồi hồi xúc động khi thấy cảnh làng mạc tiêu điều, xơ xác do chiến tranh tàn phá, đồng chí tâm tình: Đối với chúng ta, quê hương biết bao tình thương nghĩa nặng. Riêng tôi, ngoài công việc chung của cả nước vẫn luôn nghĩ đến tình nhà và tự hỏi không biết đồng bào trong tỉnh từ ngày giải phóng đến nay sống như thế nào. 

Sau lần về thăm quê hương này, cùng với lãnh đạo tỉnh, đồng chí còn dành thời gian thăm những cơ sở đã từng chăm sóc, bảo vệ phong trào, bảo vệ Đảng những lúc khó khăn nhất để đáp lại tình sâu nghĩa nặng của đồng bào, đồng chí, thăm những gia đình liệt sĩ, thương binh, những người già cả, neo đơn. Đồng chí xúc động nói: Tôi nghĩ rằng đây chẳng những là nhiệm vụ mà còn là một vấn đề đạo đức cộng sản. Đảng ta, Nhà Nước phải chăm lo đến đời sống của nhân dân lao động và của từng người trong xã hội, phải suy nghĩ tìm mọi cách giúp đỡ những người già nua, tàn tật, những trẻ mồ côi không được học hành, không nơi nương tựa. Nếu không có lòng ưu ái đến những người nghèo khổ, không quan tâm giải quyết những vấn đề xã hội ấy thì chúng ta nói chủ nghĩa cộng sản, nói lý tưởng cách mạng chỉ là nói suông mà thôi. Đồng chí cũng căn dặn: sống phải quý trọng lao động tình thương và lẽ phải.

Nhìn thấy những bước đổi thay của quê hương, vui mừng đưa trên kênh dẫn nước của công trình thủy lợi Nam Thạch Hãn, nhìn dòng nước mát đổ về cánh đồng Triệu Hải vốn khô hạn từ bao đời, nghĩ về cuộc sống ấm no tương lai hạnh phúc của đồng bào, đồng chí bồi hồi xúc động.

Sự quan tâm của đồng chí Lê Duẩn đối với Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị không chỉ là tình cảm, là trách nhiệm của lãnh tụ đối với dân mà còn là những tình cảm chân thành của người cách mạng đối với đất mẹ, tình cảm của thế hệ người đi trước đối với lớp con cháu hôm nay.

Hình ảnh của đồng chí Lê Duẩn, những buổi gặp gỡ, chuyện trò chứa chan tình cảm với đồng chí với đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, những lời nói ấm áp, chân tình và những giọt nước mắt vui sướng của đồng chí, mãi mãi khắc sâu trong kí ức và tâm khảm của đồng bào, đồng chí quê hương.

Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị rất đỗi tự hào về quê hương đã sản sinh ra đồng chí Lê Duẩn - một trong những vị lãnh tụ xuất sắc của Đảng, người đã có đóng góp to lớn cho Tổ quốc, cho dân tộc, cho Đảng quang vinh.

Tự hào về đồng chí Lê Duẩn, thực hiện lời di huấn của đồng chí, được sự quan tâm chỉ đạo giúp đỡ của Trung ương, Chính phủ của các bộ, ngành, sự giúp đỡ của các địa phương trong nước, của bạn bè gần xa, đảng bộ và nhân dân Quảng Trị đã vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ xây dựng quê hương từng bước vượt qua đói nghèo, giành được nhiều thành tựu quan trọng. Nền kinh tế có bước phát triển khá, văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, quốc phòng và an ninh được tăng cường và giữ vững đời sống nhân dân tuy còn khó khăn nhưng nhìn chung ổn định và có phần cải thiện.

Quảng Trị hôm nay đã thay da đổi thịt, khác xa mười năm hai mươi năm trước. Chúng tôi hi vọng điều đó làm hương hồn đồng chí Tổng Bí thư vui hơn.

Tuy nhiên, Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị, không bao giờ quên rằng đó mới chỉ mới là những thành quả bước đầu. Đảng bộ và nhân dân chúng tôi vẫn chưa làm tròn lời dặn của đồng chí lúc sinh thời. Càng tự hào về đồng chí, chúng tôi càng thấy mình còn nhiều khuyết điểm, thiếu xót. Kỉ niệm 111 năm ngày sinh của đồng chí, Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị đang ra sức thi đua phát huy truyền thống anh hùng của quê hương, học tập gương trong sáng hi sinh tận tụy của đồng chí Lê Duẩn, ra sức thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng Quảng Trị giàu về kinh tế, vững mạnh về chính trị, đẹp về văn hóa, xã hội, làm cho nhân dân có cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc, cùng với cả nước thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xứng đáng là quê hương của đồng chí cố Tổng Bí thư, xứng đáng với niềm tin và lòng mong mỏi của anh Ba kính mến”./.