KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

RFA: HÃY XEM CÁCH ỨNG XỬ CỦA TÒA ÁN CAMPUCHIA LÀM BÀI HỌC

Lâu này chuyện RFA lợi dụng việc đưa tin để chống phá, gây phương hại đến lợi ích của một số quốc gia mà họ xem là mục tiêu không còn là chuyện gì đó quá lạ! Tuy nhiên, điều đáng tiếc là không phải ở đâu, khi nào những hành vi vi phạm pháp luật đó cũng bị nhận diện và xử lý nghiêm minh như tại Campchia. 



Theo hãng tin Deutsche Welle (Đức): Ngày 14/11 vừa qua nhà chức trách Campuchia đã bắt quả tang hai trường hợp là Uon Chhin và Yeang Sothearin khi hai người này đang gửi bài viết chứa “thông tin gây hại về quốc phòng” cho Đài Châu Á tự do – RFA. Sau đó, ngày 18/11 Toà án Campuchia cáo buộc hai người trên phạm tội gián điệp và cáo buộc này có thể dẫn tới án tù 15 năm cho mỗi người. Được biết, Uon Chhin và Yeang Sothearin từng làm việc cho RFA trước khi Văn phòng RFA chi nhánh Phnom Penh bị đóng cửa vào tháng 9 vừa qua". 

Qua một số tài liệu thì RFA được lập trong thời chiến tranh lạnh (1950) và hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp của Cục tình báo trung ương Mỹ - CIA và lấy nguồn ngân sách từ Quốc hội Mỹ. Mục tiêu là tuyên truyền đường lối của Mỹ bằng tiếng địa phương đến các quốc gia Mỹ xem là kẻ thù (đặc biệt là Liên Xô trước đây). Việt Nam cùng một số nước Đông Nam Á như Campuchia, Lào cũng là những mục tiêu được RFA hướng đến trong chiến dịch sử dụng tuyên truyền để chống phá của mình. Tại Việt Nam, dù không có văn phòng đại diện trong nước nhưng RFA thông qua nhiều cách thức khác nhau mà phổ biến là thường xuyên đăng tải nhiều bài viết vu khống, bôi nhọ hình ảnh đất nước Việt Nam, Nhà nước Việt Nam nhằm hạ thấp vai trò, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế trên mạng Internet; móc nối liên hệ phỏng vấn các cá nhân trong nước mà đa phần là các đối tượng phản động có số má... Điển hình, mới đây dù biết chuyện ông Nguyễn Khắc Thủy trước khi xử lý hình sự với tội danh dâm ô với bản án 03 năm tù giam thì ông ta đã ít nhất bị khai trừ đảng nhưng thông qua việc phỏng vấn JB Nguyễn Hữu Vinh (GX Thái Hà, Hà Nội). Nhà đài này đã cố tình lèo lái câu chuyện sang hướng khác; đồng nghĩa việc đốt thẻ đảng của ông Thủy với việc ngày càng có nhiều đảng viên bất mãn với đảng cộng sản và chế độ hiện thời tại Việt Nam: 
"Hẳn là người dân sẽ không nghi ngờ rằng vụ án sẽ được điều tra nhanh hơn, tội ác sẽ được xét xử sớm hơn, minh bạch rõ ràng và thích đáng hơn cho tội phạm này nếu (vẫn là chữ nếu) Nguyễn Khắc Thủy không phải là đảng viên, nguyên Giám đốc Ngân hàng nhà nước chi nhánh BR-VT. Nếu Nguyễn Khắc Thủy không mang theo chữ "nguyên" mà là đảng viên đương chức, hẳn lão sẽ không phải hầu tòa hôm nay. Bởi tiền và quyền sẽ cứu lão khỏi cái án này. Hoặc cũng có thể nếu không có chữ "nguyên" thì chắc lão có đầy các nhân viên chân dài, đầy các cháu măng tơ để lão giải sầu mà không cần phải có hành động dâm ô với trẻ nhỏ. Nhưng, cho đến khi mang chữ "nguyên" khó chịu kia, lão vẫn không sợ luật pháp, có lẽ cái thẻ đảng với 51 tuổi đảng kia đã làm lão quá tự tin?". "Những vụ việc xâm hại các bé gái, tội ấu dâm, hiếp dâm... trong xã hội Việt Nam không phải là hiện tượng hiếm. Sở dĩ nó tồn tại và ngày càng phát triển chỉ vì luật pháp đã không nghiêm trong một hệ thống chính trị mục rã, đạo đức xã hội suy đồi. Và qua đó như sự dung túng cho việc xâm hại ngày càng rộng rãi mà không bị trừng trị".

So với Campuchia thì việc thực hiện việc xử lý FRA tại Việt Nam sẽ không dễ dàng gì! Tuy nhiên, khó không có nghĩa là không thực hiện. Mọi chế độ luôn biết tự bảo vệ mình trước những nguy cơ đe dọa. Với những gì đang tiếp diễn và thực hiện thì không loại trừ sẽ có lúc RFA sẽ phải trả giá cho những gì mình gây ra! Hi vọng việc bị chính quyền Campuchia xử lý đối với 02 Phóng viên của mình sẽ khiến RFA rút ra bài học kinh nghiệm xương máu! 

ĐỪNG BẢO KÊ QUÁ MỨC CHO NGUYỄN BẮC TRUYỂN

Săp tới đây giữa Việt Nam và EU sẽ diễn ra phiên Đối thoại nhân quyền Việt Nam-EU. Theo đúng quy luật, những cá nhân và tổ chức thù địch Nhà nước Việt Nam luôn xem đây là cơ hội tốt để đẩy mạnh các hoạt động chống phá Nhà nước Việt mam núp dưới cái mác bảo vệ nhân quyền. Mới đây, 15 tổ chức mang danh tổ chức xã hội dân sự quốc tế vừa gửi chung tới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 8/11/2017 đòi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện đối với Nguyễn Bắc Truyển.

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

AI MỚI LÀ PHẢN ĐỘNG

Đọc bài viết có tựa đề “Ai mới là phản động” của một nhà “dân chủ” trên trang Bauxite Việt Nam, thấy cần phải trao đổi vài lời. Vì bài viết này đưa ra cách lí giải thế nào gọi là phản động nên Viễn tôi cũng xin bám vào các lí do bài viết nêu ra để trả lời câu hỏi của người viết.


- “Chúng tôi không tham nhũng ngân sách quốc gia, chúng tôi không ăn chặn tiền thuế của các bạn 1 đồng nào”. Tuy nhiên chúng tôi lại nhận tiền từ các tổ chức, cá nhân thù địch Nhà nước Việt Nam ở nước ngoài, kể cả tổ chức khủng bố như Việt Tân để hoạt động nhằm lật đổ chính quyền thế nên các bạn gọi chúng tôi là phản động cũng xác đáng

- “Chúng tôi không cướp đất của dân, đẩy người dân ra đường, để cụ già phải ăn xin, em bé phải bán vé số, phụ nữ phải bán dâm”. Tuy nhiên chúng tôi lại câu kết với các tổ chức thù địch ở nước ngoài, thành lập các tổ chức hội nhóm bất hợp pháp như Hội anh em dân chủ, Mạng lưới blogger, Khối 8406, Hội phụ nữ nhân quyền để chống chính quyền… Thế nên các bạn gọi chúng tôi là phản động

- “Chúng tôi không cấp phép cho những gian thương, cho những doanh nghiệp nước ngoài vào VN kinh doanh nhưng phá hoại môi trường để rừng trơ trọi, để biển ko còn gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống người dân.”. Tuy nhiên chúng tôi lại hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước, chúng tôi lại hoat động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, chúng tôi phá hoại chính sách đoàn kết… thế nên chúng tôi xứng đáng với hai từ phản động
- Chúng tôi không ra đường chặn xe bạn vô cớ, không vu khống bạn vi phạm luật, không bắt bạn những lỗi vớ vẩn... rồi tìm cách vòi tiền bạn. Thế nhưng chúng tôi có thể lợi dụng bất kì lí do nào để kích động người dân phá rối an ninh, gây bạo loạn hòng tiến tới lật đổ chính quyền hiện tại… Và vì thế các bạn gọi chúng tôi là phản động
- Chúng tôi không có quyền kiểm soát việc nhập khẩu hàng hóa vào VN. Chúng tôi không nhập hàng giả, thức ăn độc hại vào thị trường VN để bạn dùng, vì lợi nhuận hại tất cả mọi con người VN. Thế nhưng chúng tôi sẵn sàng qùi gối làm theo lệnh của các ông chủ Mỹ, phương Tây, của giới Cờ vàng chống Cộng cực đoan ở hải ngoại để sẵn sàng chống lại Đảng Cộng sản Việt nam, chống lại sự quản lý của Nhà nước Việt Nam. Thế nên chúng tôi xứng đáng với hai từ phản động.
- Chúng tôi không đến cty, tiệm, cửa hàng của bạn để hạch sách, nhũng nhiễu rồi kiếm cớ vòi tiền bạn. Chúng tôi biết rất rõ những quy định của pháp luật, nhất là Luật hình sự chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia nhưng chúng tôi vẫn làm, vẫn tiến hành các hoạt động gây tổn hại cho lợi ích quốc gia. Thế nên chúng tôi xứng đáng bị gọi là phản động.
Tóm lại là, dù chúng tôi cố gắng viện dẫn một số mặt tiêu cực, hạn chế trong xã hội Việt Nam hiện nay để chứng minh chúng tôi không phải là phản động vì trong quá trình đấu tranh dân chủ chúng tôi có chống những thứ đó. Thế nhưng ai cũng biết bản chất đó chỉ là chiêu bài, là danh nghĩa, còn lại thực chất là chúng tôi chống lại Đảng, chống Nhà nước, muốn lật đổ chế độ hiện tại, muốn thay đổi những giá trị căn bản mà biết bao thế hệ người Việt hi sinh xương máu mới đạt được. Thế nên chiểu theo luật chúng tôi vi phạm pháp luật và xứng đáng với từ phản động

Cần gì phải bàn cãi nhiều.

Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2017

Đoan Trang- "Nhà zân chủ cuội"

" Nhà dân chủ cuội" Đoan Trang

"Blogger Đoan Trang, cựu nhà báo, nhân viên của Trịnh Hội – VOICE mới đây đã có lời khẩn cầu thống thiết trên mạng Internet “NẾU CÓ YÊU TÔI…Thì xin hãy đọc cuốn sách này, “Chính trị bình dân”, ngay lập tức có rất nhiều “nhà dân chủ” hưởng ứng, tham gia vận động cùng, trong đó phải kể đến một số tên tuổi như: Chủ tịch VOICE Trịnh Hội (sếp cũ của Trang thời tham gia huấn luyện về xã hội dân sự ở VOICE), Trịnh Hữu Long (sếp mới đang là chủ tịch Luật Khoa tạp chí nơi Đoan Trang biên tập bài vở), Ủy viên Trung ương Đảng Việt Tân Nguyễn Quốc Quân (xin học bổng cho khóa học Chính sách công của Đoan Trang ở Mỹ và “giúp đỡ” cô trong những ngày “bôn ba”), Phạm Lê Vương Các (từng được học với Đoan Trang ở VOICE và “bôn ba tìm đường cứu nước” ở các văn phòng dân biểu, tổ chức nhân quyền quốc tế)…cùng với đó là đài RFA quảng bá và hàng trăm website “lề dân” tiếp sóng!



Quyển sách của Đoan Trang được admin nhóm “Hội phát cuồng nhà báo Phạm Đoan Trang” mô tả là phần lớn nội dung nằm trên WIKIPEDIA (bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt) và bản thân Đoan Trang thừa nhận ở phần đầu, đó chỉ là “sách nhập môn về chính trị học”, “sử dụng tài liệu tham khảo là cuốn sách giáo khoa về chính trị của Mỹ, Anh, Ấn, Phi”, ấy mà được truyền bá là “tác phẩm”, “tâm huyết”… rất đáng đọc, khai trí cho dân Việt! Tuy chỉ có thế nhưng mỗi “nhà zân chủ” một cách đều sáng tạo ra cách để vận động mọi người “yêu Đoan Trang” sáng tạo nhất, kiểu như Phạm Lê Vương Các gây ấn tượng bằng mô tả Đoan Trang bị què chân ra sao, tâm huyết thế nào rồi sau đó mới đến giới thiệu phần nội dung cuốn sách…

Đặt tên cho chiêu thức bán sách này là “Đổi tình yêu lấy tiền”, admin Hội phát cuồng nhà báo Phạm Đoan Trang bình luận: “Có thể nói "Chính trị bình dân" chỉ đơn giản là một cách kiếm tiền của Đoan Trang. Đoan Trang biết rằng các nhà dân chủ vốn thiếu thốn kiến thức, nên cô đã đánh vào phân khúc thị trường đang được coi trọng này. Cô bỏ công ra viết những kiến thức mà người ta có thể lên Wikipedia để đọc. Với cuốn sách này, cô bóp méo các kiến thức căn bản theo hướng cô đang làm. Sau đó bán cuốn sách với giá cắt cổ. Các bạn sẽ thấy rằng cuốn sách của cô là "chính trị bình dân" nhưng giá không hề "bình dân". Giá của nó trên Amazon là 18USD (mà chỉ có hơn 300 trang), tương đương với 400.000 tiền Việt , đắt ngang những cuốn sách kinh điển bìa cứng được bán trên Amazon với dung lượng có thể lên đến 7-900 trang. Có loại sách cho "bình dân" nào được bán với giá ấy không? Xin thưa là không! 

Hơn nữa, hãy để ý tên Nhà Xuất bản: Nhà Xuất Bản Giấy Vụn. Nhà xuất bản này chuyên in sách lậu trong nước với giá thành khá rẻ và phát hành đến tận tay người đọc. Cuốn sách bán trên Amazon chỉ là một trò truyền thông để hợp thức hóa việc Đoan Trang và Nhà xuất bản Giấy Vụn sẽ in lậu và bán sách trong nước. Đây là mới khoản lãi lớn, bởi vì giá in thì thấp, tiết kiệm được phí ship mà giá thành thì vẫn theo mức của Amazon. Trên thực tế, một quyển như "Chính trị bình dân" của Đoan Trang chỉ nên được bán ở Việt Nam với giá 50.000 và trên Amazon với giá 3USD”. 

Thực tế, Amazon là cái chợ tạp phẩm giống Muaban.net hay batdongsan.com… ở Việt Nam. Người bán đăng “hàng hóa” của mình lên “chợ”, nơi bán chẳng quan tâm người bán viết gì, mời chào món hàng như thế nào, cứ ăn chia theo tỷ lệ thỏa thuận, thông thường là 30% cho nơi bán, 70 % cho người bán. Đồng nghĩa, nếu ai “yêu Đoan Trang” mua sách cho cô ấy thì trừ 2 USD phí in sách, Đoan Trang được nhận 70% từ 16 USD lợi nhuận (từ 11,2 USD, tương đương 240 ngàn VNĐ); hoặc từ 70% của 5 USD ebook (tương đương 3,5 USD, tức 80 ngàn VNĐ). Quả thực “kinh doanh” thế này thì siêu lợi nhuận. So sánh với một số dòng sách chính trị như cuốn “Một số trào lưu triết học và tư tưởng chính trị phương Tây đương đại” được biên tập viết công phu về các dòng chính trị phương Tây một cách khoa học, bài bản, mất tiền xin duyệt, cấp phép, chi phát hành… đủ kiểu mới có 80 ngàn VNĐ! Bản ebook thì lên những web như Sách Việt mua 300 ngàn được cả mớ hàng trăm cuốn chính trị, đọc nhòe!!! 

Giải thích nguyên nhân của việc tổ chức chiến dịch PR sách điêu luyện này, theo admin Hội phát cuồng nhà báo Phạm Đoan Trang cho rằng “Sau những vụ tai tiếng về tài chính của giới dân chủ, lượng tiền từ hải ngoại gửi về trong nước ngày một ít. Thêm nữa, chính quyền của Trump và chính sách cứng rắn chỉ tập trung vực dậy nước Mỹ đã khiến cho các tổ chức chống Cộng ở Việt Nam... "đói rã họng". Biểu hiện của việc "đói rã họng" đó là từ sau cuộc biểu tình cá rầm rộ (mà các nhà biểu tình được đầu tư khủng từ nước ngoài), chẳng một hoạt động dân chủ nào được triển khai. Các nhà dân chủ phải làm Blog chửi bậy trên Youtube để kiếm quảng cáo, hoặc đi trồng rau, nuôi vịt để kiếm cơm...v...v... Đoan Trang và đội nhóm "Vì một Hà Nội xanh" của cô cũng ở trong tình trạng ấy. Thế nên Đoan Trang phải tìm cách để kiếm thêm tiền, và một trong các cách xoay sở là viết và bán sách trên Amazon.” 

Qua tìm hiểu khám phá ra rằng, trước cuốn “Chính trị bình dân”, Đoan Trang đã đăng mấy đầu sách bán trên Amazon, nhưng đúng là “ma nó mua”, lèo teo 1,2 vị khách (theo thống kê phía dưới), thậm chí có cuốn đăng cả năm chưa thấy dấu hiệu “thương mại”. Có lẽ kênh Amazon giúp giới zân chủ như Đoan Trang xây dựng thương hiệu “xuất bản” nhiều đầu sách, nhưng kiếm tiền thì vô cùng khó khăn. Ầm ĩ gây tranh cãi rộn ràng như cuốn Bên thắng cuộc của Huy San – cũng mới bán được 80 cuốn trên Amazon đủ cho thấy Đoan Trang làm gì có cửa! 

Vậy nên, có ai yêu Đoan Trang, hãy mua sách giúp cô ấy!hehe"

Theo Loaphuong.org

Đoan Trang- "Nhà zân chủ cuội"

" Nhà dân chủ cuội" Đoan Trang
"Blogger Đoan Trang, cựu nhà báo, nhân viên của Trịnh Hội – VOICE mới đây đã có lời khẩn cầu thống thiết trên mạng Internet “NẾU CÓ YÊU TÔI…Thì xin hãy đọc cuốn sách này, “Chính trị bình dân”, ngay lập tức có rất nhiều “nhà dân chủ” hưởng ứng, tham gia vận động cùng, trong đó phải kể đến một số tên tuổi như: Chủ tịch VOICE Trịnh Hội (sếp cũ của Trang thời tham gia huấn luyện về xã hội dân sự ở VOICE), Trịnh Hữu Long (sếp mới đang là chủ tịch Luật Khoa tạp chí nơi Đoan Trang biên tập bài vở), Ủy viên Trung ương Đảng Việt Tân Nguyễn Quốc Quân (xin học bổng cho khóa học Chính sách công của Đoan Trang ở Mỹ và “giúp đỡ” cô trong những ngày “bôn ba”), Phạm Lê Vương Các (từng được học với Đoan Trang ở VOICE và “bôn ba tìm đường cứu nước” ở các văn phòng dân biểu, tổ chức nhân quyền quốc tế)…cùng với đó là đài RFA quảng bá và hàng trăm website “lề dân” tiếp sóng!

Quyển sách của Đoan Trang được admin nhóm “Hội phát cuồng nhà báo Phạm Đoan Trang” mô tả là phần lớn nội dung nằm trên WIKIPEDIA (bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt) và bản thân Đoan Trang thừa nhận ở phần đầu, đó chỉ là “sách nhập môn về chính trị học”, “sử dụng tài liệu tham khảo là cuốn sách giáo khoa về chính trị của Mỹ, Anh, Ấn, Phi”, ấy mà được truyền bá là “tác phẩm”, “tâm huyết”… rất đáng đọc, khai trí cho dân Việt! Tuy chỉ có thế nhưng mỗi “nhà zân chủ” một cách đều sáng tạo ra cách để vận động mọi người “yêu Đoan Trang” sáng tạo nhất, kiểu như Phạm Lê Vương Các gây ấn tượng bằng mô tả Đoan Trang bị què chân ra sao, tâm huyết thế nào rồi sau đó mới đến giới thiệu phần nội dung cuốn sách…
Đặt tên cho chiêu thức bán sách này là “Đổi tình yêu lấy tiền”, admin Hội phát cuồng nhà báo Phạm Đoan Trang bình luận: “Có thể nói "Chính trị bình dân" chỉ đơn giản là một cách kiếm tiền của Đoan Trang. Đoan Trang biết rằng các nhà dân chủ vốn thiếu thốn kiến thức, nên cô đã đánh vào phân khúc thị trường đang được coi trọng này. Cô bỏ công ra viết những kiến thức mà người ta có thể lên Wikipedia để đọc. Với cuốn sách này, cô bóp méo các kiến thức căn bản theo hướng cô đang làm. Sau đó bán cuốn sách với giá cắt cổ. Các bạn sẽ thấy rằng cuốn sách của cô là "chính trị bình dân" nhưng giá không hề "bình dân". Giá của nó trên Amazon là 18USD (mà chỉ có hơn 300 trang), tương đương với 400.000 tiền Việt , đắt ngang những cuốn sách kinh điển bìa cứng được bán trên Amazon với dung lượng có thể lên đến 7-900 trang. Có loại sách cho "bình dân" nào được bán với giá ấy không? Xin thưa là không!
Hơn nữa, hãy để ý tên Nhà Xuất bản: Nhà Xuất Bản Giấy Vụn. Nhà xuất bản này chuyên in sách lậu trong nước với giá thành khá rẻ và phát hành đến tận tay người đọc. Cuốn sách bán trên Amazon chỉ là một trò truyền thông để hợp thức hóa việc Đoan Trang và Nhà xuất bản Giấy Vụn sẽ in lậu và bán sách trong nước. Đây là mới khoản lãi lớn, bởi vì giá in thì thấp, tiết kiệm được phí ship mà giá thành thì vẫn theo mức của Amazon. Trên thực tế, một quyển như "Chính trị bình dân" của Đoan Trang chỉ nên được bán ở Việt Nam với giá 50.000 và trên Amazon với giá 3USD”.
Thực tế, Amazon là cái chợ tạp phẩm giống Muaban.net hay batdongsan.com… ở Việt Nam. Người bán đăng “hàng hóa” của mình lên “chợ”, nơi bán chẳng quan tâm người bán viết gì, mời chào món hàng như thế nào, cứ ăn chia theo tỷ lệ thỏa thuận, thông thường là 30% cho nơi bán, 70 % cho người bán. Đồng nghĩa, nếu ai “yêu Đoan Trang” mua sách cho cô ấy thì trừ 2 USD phí in sách, Đoan Trang được nhận 70% từ 16 USD lợi nhuận (từ 11,2 USD, tương đương 240 ngàn VNĐ); hoặc từ 70% của 5 USD ebook (tương đương 3,5 USD, tức 80 ngàn VNĐ). Quả thực “kinh doanh” thế này thì siêu lợi nhuận. So sánh với một số dòng sách chính trị như cuốn “Một số trào lưu triết học và tư tưởng chính trị phương Tây đương đại” được biên tập viết công phu về các dòng chính trị phương Tây một cách khoa học, bài bản, mất tiền xin duyệt, cấp phép, chi phát hành… đủ kiểu mới có 80 ngàn VNĐ! Bản ebook thì lên những web như Sách Việt mua 300 ngàn được cả mớ hàng trăm cuốn chính trị, đọc nhòe!!!
Giải thích nguyên nhân của việc tổ chức chiến dịch PR sách điêu luyện này, theo admin Hội phát cuồng nhà báo Phạm Đoan Trang cho rằng “Sau những vụ tai tiếng về tài chính của giới dân chủ, lượng tiền từ hải ngoại gửi về trong nước ngày một ít. Thêm nữa, chính quyền của Trump và chính sách cứng rắn chỉ tập trung vực dậy nước Mỹ đã khiến cho các tổ chức chống Cộng ở Việt Nam... "đói rã họng". Biểu hiện của việc "đói rã họng" đó là từ sau cuộc biểu tình cá rầm rộ (mà các nhà biểu tình được đầu tư khủng từ nước ngoài), chẳng một hoạt động dân chủ nào được triển khai. Các nhà dân chủ phải làm Blog chửi bậy trên Youtube để kiếm quảng cáo, hoặc đi trồng rau, nuôi vịt để kiếm cơm...v...v... Đoan Trang và đội nhóm "Vì một Hà Nội xanh" của cô cũng ở trong tình trạng ấy. Thế nên Đoan Trang phải tìm cách để kiếm thêm tiền, và một trong các cách xoay sở là viết và bán sách trên Amazon.”
Qua tìm hiểu khám phá ra rằng, trước cuốn “Chính trị bình dân”, Đoan Trang đã đăng mấy đầu sách bán trên Amazon, nhưng đúng là “ma nó mua”, lèo teo 1,2 vị khách (theo thống kê phía dưới), thậm chí có cuốn đăng cả năm chưa thấy dấu hiệu “thương mại”. Có lẽ kênh Amazon giúp giới zân chủ như Đoan Trang xây dựng thương hiệu “xuất bản” nhiều đầu sách, nhưng kiếm tiền thì vô cùng khó khăn. Ầm ĩ gây tranh cãi rộn ràng như cuốn Bên thắng cuộc của Huy San – cũng mới bán được 80 cuốn trên Amazon đủ cho thấy Đoan Trang làm gì có cửa!
Vậy nên, có ai yêu Đoan Trang, hãy mua sách giúp cô ấy!hehe"
Theo Loaphuong.org

Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

FACEBOOK, GOOGLE… CÓ RỜI BỎ CHÚNG TA?

Mới đây trên trang Bauxite Việt Nam có bài viết “Nếu Facebook, Google.. rời bỏ chúng ta”. Trong bài viết này tác giả phê phán dự thảo Luật An ninh mạng mà Việt nam đang thảo luận và đe rằng, Facebook, Google có thể sẽ rời bỏ chúng ta và cảnh báo rằng nếu Việt Nam áp dụng Luật An ninh mạng như dự thảo hai nhà cung cấp dịch vụ này sẽ rút khỏi Việt Nam.


Thực ra ai cũng biết đây là bài viết nằm trong trào lưu chung của “phong trào dân chủ” phê phán, đả kích dự thảo Luật An ninh mạng mà các cơ quan chức năng vừa trình Quốc hội để thảo luận. Và một trong những vấn đề mà họ phê phán đó là các qui định về quản lý các dịch vụ xuyên biên giới như Facebook, Google tại Việt Nam.

Tác giả viết: “Dự thảo Luật An ninh mạng làm dậy sóng mấy ngày nay vì có thể dẫn đến nguy cơ các nhà cung cấp ứng dụng Facebook, Google, Viber, Skype... rời bỏ Việt Nam.

Tranh cãi nằm ở Khoản 4 - Điều 34 của dự thảo: "Các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam, có giấy phép hoạt động, đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lí dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Vấn đề đặt ra là, tại sao các nhà “dân chủ” lại tìm cách đả kích, phê phán dự thảo điều Luật này.

Trước hết cần phải thấy rằng việc qui định các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam là hoàn toàn phù hợp. Dù anh là nhà cung cấp dịch vụ quốc tế nhưng khi anh hoạt động tại bất kì quốc gia nào thì anh phải chịu sự quản lý của quốc gia đó. Điều này không chỉ có pháp luật Việt Nam quy đinh mà pháp luật nhiều nước khác cũng quy định, kể cả Mỹ, Nga, Anh, Pháp…

Mặt khác cần phải thấy rằng với một quốc gia vấn đề quan trọng nhất bao giờ cũng phải là đảm bảo được lợi ích quốc gia. Do đó, với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, đương nhiên phải tôn trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam, đây là vấn đề tất yếu thôi chứ có gì mà phải làm to chuyện phản đối.

Mặt khác cần phải thấy rằng trên Facebook, Google hiện có rất nhiều thông tin, hình ảnh xấu độc hại xâm phạm tới lợi ích, an ninh quốc gia của Việt Nam. Các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam cũng đang không ngừng lợi dụng hai loại hình dịch vụ này để chống phá Việt Nam. Bản thân Facebook, Google có thể không xâm hại an ninh Việt Nam nhưng có những kẻ lợi dụng Facebook, Google thì đang gây hại cho Việt Nam nên Việt Nam buộc phải quản lí là đương nhiên. Và có lẽ cũng vì điểm này mà các tổ chức, cá nhân thù địch Việt nam lại phản đối quy định quản lý đối với Facebook, Google chăng.

Có thể vấn đề đặt máy chủ quản lý dữ liệu tại Việt Nam hơi khó khăn nhưng thiết nghĩ nếu anh không cam kết máy chủ thì tôi quản lý anh bằng kiểu gì, khi anh hoàn toàn máy chủ ở nước ngoài. Anh muốn làm ăn kinh tế ở Việt Nam, muốn khai thác tiền người Việt nhưng anh lại muốn chối bỏ trách nhiệm, vậy có được không?

Mặt khác nếu bảo rằng Facebook, Google sẽ rời Việt Nam, tôi e rằng hơi khó bởi thị trường Internet ở Việt Nam lớn lắm, miếng bánh lớn lắm, vì lợi ích kinh tế đâu dễ gì từ bỏ.

Thế nên đừng lấy chuyện dọa Facebook, Google từ bỏ để phá vỡ những nỗ lực quản lý của Việt nam.

Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017

Tư liệu, thư tịch của Trung Quốc trực tiếp và gián tiếp thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam- Kỳ 2:Hoàng Sa,Trường Sa không được đề cập trong các sách lịch sử Trung Quốc

Những khảo cứu về tài liệu, thư tịch cổ do người Trung Hoa ghi lại trong chính sử Trung Hoa, trong suốt 22 thế kỉ, từ thời nhà Tần (năm 221 tr.CN) đến khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949) đã trực tiếp hay gián tiếp thừa nhận quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.



Đại Thanh Nhất Thống Toàn Đồ, đảo nhỏ ở phía dưới là Hải Nam, gần đó bên trái là Giao Chỉ, đảo lớn hơn bên phải là Đài Loan.

Thời kỳ từ năm 785 đến 805, dưới thời nhà Đường, Giã Đam làm sách Tứ di lộ trình ghi đường từ Quảng Châu đến Một Lai (Malabar), không thấy đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Giã Đam ghi hết những núi, đảo cho khỏi lạc đường như:
-Đồ Môn Sơn, tức mũi Bắc Hương Cảng.
- Cửu Chân Thạch là mũi Đông Bắc Hải Nam.
- Tượng Thạch là đảo Tinh Sa ở phía Nam đảo Hải Nam.
- Lãng Sơn là núi ở vùng Sa Huỳnh.
- Môn Độc là núi ở Quy Nhơn.
- Quân đột lộng (Tiếng Ai Cập là Kundurang).
- Kha Lăng là Qua Oa (Java),vv...
Cũng dưới thời nhà Đường có sách Đường Thư Nghệ văn chí đề cập tới cuốn Giao Châu dị vật chí của Dương Phù chép những chuyện kỳ dị và những nơi kỳ dị ở Giao Châu (Việt Nam). Sách này chép, tại Thất Châu Dương (nhóm An Vĩnh, quần đảo Hoàng Sa) là nơi có nhiều đá nam châm khiến các thuyền đại dương có đóng chốt sắt đi qua không được. Điều này đã khẳng định quần đảo Hoàng Sa thuộc về Giao Châu xưa (nay là Việt Nam). Trong đời Nam Tống, cuốn Lĩnh ngoại đại đáp của Châu Khứ Phi cũng xác nhận: "Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) tọa lạc tại Châu Chỉ Dương". Chư phiên đồ đời Tống cũng xác định giới hạn lãnh thổ của Trung Quốc với các nước khác ở Giao Dương (tức Giao Chỉ Dương. Giao Chỉ Dương hay Biển Giao Chỉ là Vịnh Bắc Bộ ngày nay, trong khi Hoàng Sa và Trường Sa lại cách xa vịnh Bắc Bộ hàng trăm dặm về phía nam. Như vậy, các thư tịch cổ Trung Hoa từ thời nhà Tống đã cho thấy Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc về Trung Quốc mà thuộc về nước khác, Trung Quốc gọi là Phiên Quốc hay Giao Châu, Giao Chỉ.
Đến thế kỷ XII, sử gia Triệu Nhữ Quát đời nhà Tống trong cuốn Chư phiên chí đã xác nhận nhiều sự kiện ịch sử quan trọng từ đời nhà Hán. Theo đó, năm 111 tr.CN, sau khi thôn tính Nam Việt, Hán Vũ Đế sai quân vượt biển sang chiếm đất của địch quân (Nam Việt) và đặt ra hai quận Châu Nhai và Đạm Nhĩ (đảo Hải Nam).
Sách Chư phiên chí cũng cho biết vùng quần đảo Hoàng Sa (Vạn lý Trường Sa) là nơi nguy hiểm, tàu thuyền Trung Hoa không thể đến gần vì chỉ đi sai một tí là có thể chìm đắm. Nhan đề sách là Chư phiên chí, có nghĩa là chép chuyện các phiên quốc, nước ngoài. Vạn Lý Trường Sa nằm ở phiên quốc, có nghĩa là không thuộc về Trung Hoa mà thuộc về phiên quốc Nam Việt. Như vậy, biên giới trên biển Đông của Trung Hoa vào đời nhà Hán chỉ tới đảo Hải Nam.
Vào đời nhà Nguyên, quân và dân Đại Việt đã 3 lần đánh tan quân Mông-Nguyên xâm lược và góp phần phá tan kế hoạch Đông tiến (đánh Nhật Bản) của đội quân Mông Cổ nổi danh là bách chiến bách thắng từ đời Thành Cát Tư Hãn. Sau 3 phen thất bại, nhà Nguyên không còn dòm ngó Đại Việt cả trên lục địa đến các hải đảo. Trong suốt các thế kỷ XIII và XIV, theo chính sử Trung Hoa, quân Mông Cổ không hề có ý định xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong Dư địa đồ đời Nguyên của Chu Tư Bản được vẽ thu nhỏ lại trong sách Quảng dư đồ của La Hồng Tiên thực hiện năm 1561 phần cực nam lãnh thổ Trung Hoa là đảo Hải Nam.
Đầu thế kỷ XV, Minh Thành Tổ cử đô đốc Thái giám Trịnh Hòa chỉ huy những đoàn thám hiểm đến Ấn Độ Dương và Biển Ả Rập nhằm thiết lập bang giao với trên 30 quốc gia duyên hải, triển khai Con đường tơ lụa tại Ấn Độ, Phi Châu và Trung Đông. Những chuyến hải hành của phái bộ Trịnh Hòa không phải để chinh phục Biển Đông nơi có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phí Tín và Mã Hoan được tháp tùng hai chuyến đi này. Phí Tín làm sách Tinh tra thắng lãm, Mã Hoan làm sách Doanh nhai thắng lãm, câu cách ngôn hàng hải: "Thượng phạ Thất Châu, hạ phạ Côn Lôn" được lan truyền rộng rãi.
Nôi dung câu cách ngôn như sau:
Thượng phạ Thất Châu,
Hạ phạ Côn Lôn,
Châm mê đà nhất
Nhân thuyền mạc tồn
Có nghĩa là:
Trên thì sợ vũng Thất Châu
Xuống đàng dưới nữa lại sầu Côn Lôn.
La bàn kim lạc lối mòn,
Thuyền chìm, người mất, có còn gì đâu?
Phí Tín và Mã Hoan đi đến đâu thì ghi lại đến đấy. Vùng biển Hoàng Sa gọi là Thất Châu dương vì có 7 hòn đảo nổi trên mặt nước. Vùng biển Côn Lôn (ngày xưa Côn Lôn bao gồm cả Trường Sa) gọi là Côn Lôn dương, phải đi 7 ngày mới qua được hết. Phí Tín ghi chép về Côn Lôn như sau:
"Kỳ Sơn tuyết nhiên doanh hài chi trung, dữ Chiêm Thành cập Đông, Tây Trúc đỉnh trỉ tương vọng. Sơn cao nhi phương, căn bàn quản viễn, Hải nhân danh viết Côn Lôn dương. Phàm vãng Tây dương thương phiến chi bạc, tất đãi thuận phong, thất trú dạ khả quá."
Được dịch như sau:
" Núi đứng sừng sững giữa vùng biển rộng, cùng Chiêm Thành và các đảo Đông, Tây Trúc nhìn nhau như thế chân vạc. Núi cao mà vuông, gốc lan xa rộng, người biển gọi là Côn Lôn. Phàm các thuyền đến Tây dương buôn bán, phải đợi gió thuận, bảy ngày bảy đêm mới qua khỏi".
Trên thực tế, đoàn thuyền của Trịnh Hòa không chỉ đi qua một vùng biển bao quanh đảo Poulo Condore (Côn Lôn hay đảo Bầu Bí, theo tiếng người biển Orang lot Mã Lai) à phải dọc Biển Đông qua vùng biển "Vạn lý thạch sàng" (giường đá vạn dặm) đã được miêu tả trong Chư phiên chí để qua khai phá Ấn Độ Dương. Trạm trú chân duy nhất của đoàn trong khu vực này là Đồ Bàn (Chaban) thủ phủ Chiêm Thành bấy giờ. Sau khi Minh Thành Tổ mất, triều đình nhà Minh đã phê phán những cuộc hải trình nặng phần trình diễn củ Trịnh Hòa đã góp phần làm suy yếu nền kinh tế quốc gia.
Trong các cuốn sách của Mã Hoan, Phí Tín không thấy có một câu nào, một chữ nào nói đến việc Trịnh Hòa dùng tên mình dặt cho một vùng san hô mà sau này người phương Tây gọi là Tizard cả. (Còn nữa)
Theo Báo điện tử Tri thức trẻ

Tư liệu, thư tịch của Trung Quốc trực tiếp và gián tiếp thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam- Kỳ 1:Hoàng Sa,Trường Sa không được đề cập trong các sách lịch sử Trung Quốc

Những khảo cứu về tài liệu, thư tịch cổ do người Trung Hoa ghi lại trong chính sử Trung Hoa, trong suốt 22 thế kỉ, từ thời nhà Tần (năm 221 tr.CN) đến khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949) đã trực tiếp hay gián tiếp thừa nhận quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Đại Thanh Nhất Thống Toàn Đồ, đảo nhỏ ở phía dưới là Hải Nam, gần đó bên trái là Giao Chỉ, đảo lớn hơn bên phải là Đài Loan

Theo chính sử Trung Hoa, trong suốt chiều dài lịch sử 22 thế kỷ, từ đời nhà Tần (năm 221 tr.CN) - khi nhà Tần thống nhất Trung Quốc đến năm 1949, khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa ra đời, không thấy tài liệu nào, hay nói rõ hơn, không có câu chữ nào ghi rằng Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải, sách Hải quốc kiến văn lục của Trung Quốc đời Thanh gọi biển này là Việt Hải hay Việt Dương) với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Trong khi đó, không ít thư tịch cổ Trung Hoa, do chính người Trung Hoa ghi lại trong lịch sử đã trực tiếp hay gián tiếp thừa nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Theo lịch sử của Trung Quốc, 221 tr.CN, Tần Doanh Chính sau khi thống nhất Trung Quốc lên ngôi với hiệu Tần Thủy Hoàng. Năm 218 tr.CN, Tần Thủy Hoàng tiến hành chinh phục phương Nam và năm 214 tr.CN xâm lược Văn Lang - Âu Lạc (Việt Nam ngày nay). Cuộc chiến đấu của nhân dân Văn Lang - Âu Lạc kéo dài từ năm 214 tr.CN đến năm 208 tr.CN giành thắng lợi vẻ vang. Cuộc chiến đấu đó chỉ diễn ra ở phía Bắc lưu vực sông Hồng của lãnh thổ Văn Lang - Âu Lạc . Vì vậy, quân Tần chưa thể đặt chân lên lãnh thổ Văn Lang - Âu Lạc ở vùng Nam sông Hồng nên không thể vượt biển để đến Hoàng Sa, Trường Sa giữa biển khơi.
Đến năm 202 tr.CN, Lưu Bang, sau khi đàn áp được các thế lực đối lập, đã lập nhà Hán thay nhà Tần thống trị Trung Quốc. Tuy nhiên, do lo củng cố quyền lực triều đình, mãi đến đời Vũ Đế (141-87 tr.CN), vua nhà Hán mới lo đến việc mở rộng đất về phương Nam. Trong 2 năm 112 - 111 trc.CN, quân Hán đánh chiếm Nam Việt, chiếm thành Phiên Ngung (Quảng Châu); năm 110 tr.CN, quân Hán chinh phục Mân Việt. Tuy nhiên, các chiến thuyền của nhà Tây Hán chưa xuống quá Quảng Châu.
Sau khi chinh phục Nam Việt, nhà Hán thay thế nhà Triệu thống trị Âu Lạc. Ngoài 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân được nhà Triệu lập năm 179 tr.CN, nhà Hán lập thêm quận Nhật Nam, là vùng đất từ Hoành Sơn (Quảng Bình) đến Quảng Nam, Bình Định ngày nay. Quận Nhật Nam lúc bấy giờ gồm 5 huyện: Tây Quyển, Chu Ngô, Tỷ Cảnh (hay Tỷ Ảnh), Lô Dung và Tượng Lâm (Theo Tiền Hán thư, q.28, tờ 10b).
 Tuy chiếm được ba nước Việt (ba nước Việt được thành lập ở Tây Ngạn Nam Hải đầu đời Tây Hán là Đông Việt, Mân Việt và Nam Việt), song từ lúc chiếm đến khi bị mất ngôi, nhà Tây Hán không có một chút thế lực gì trên biển ở khu vực dưới vĩ độ 20Bắc.
Trong thế kỷ thứ I trc.CN, quan lại nhà Tây Hán không trấn phục được được cư dân hai quận Chu Nhai, Đạm Nhĩ trên đảo Hải Nam do sự nổi dậy chống đối của dân Lê (Ly) và do quan quân nhà Tây Hán không quen thủy thổ, đau ốm, bệnh tật liên miên, đặt binh ít thì không đủ đàn áp, đặt binh nhiều thì tổn phí nặng nề, vì vậy, Già Quyên Chi khuyên vua Nguyên Đế rút quân khỏi đảo Hải Nam cho yên: Dân ấy mọi rợ, uống thuốc bằng mũi (ty ẩm), căng tai (đạm nhĩ), lấy sắc đen làm đẹp (nên Sở từ gọi Hải Nam là Huyền Quốc), trai gái tắm chung một dòng sông, không biết lễ nghĩa là gì, đâu có đáng cho thánh triều giáo hóa (theo Lam Giang: "Những dân tộc đầu tiên biết rõ hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa giữa Đông Hải" ).
Đến đầu công nguyên, lúc nhà Hán mất ngôi, ảnh hưởng của nhà Hán ở Đông Hải chỉ đến vùng Phúc Kiến, Quảng Châu, còn ở vùng Hải Nam, họ đã phải rút lui vì không có khả năng thiết lập chế độ cai trị.
Trong khi đó, năm 40 sau Công nguyên, nhân dân Giao Chỉ dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa và giành độc lập trong 3 năm (từ năm 40 đến năm 43).
Sau nhiều cuộc khởi nghĩa giành quyền độc lập bị thất bại trước đó, năm 192, nhân dân Nhật Nam dưới sự lãnh đạo của Khu Liên (có sách viết là Khu Quỳ, Khu Đạt, hay Khu Vương) nổi dậy khởi nghĩa giành thắng lợi và lập nên nước Lâm Ấp ( Chiêm Thành). Nước Chiêm Thành là một quốc gia mạnh lúc bấy giờ, có quan hệ mật thiết với các triều đại Trung Hoa là Hán, Đường. Đến thời Tống, để kiềm chế Đại Việt, nhà Tống kết nghĩa, mở rộng buôn bán với Chiêm Thành và các nước Côn Lôn (Tất cả các thứ dân ở Đông Hải đều được gọi là Côn Lôn: Chiêm Thành là Côn Lôn, Chân Lạp, Qua Oa đều được gọi là Côn Lôn). Việc Vương quốc Chiêm Thành phát triển phồn thịnh và hùng mạnh thời kỳ này chứng tỏ họ là cư dân có vai trò quan trọng trên Biển Đông. Những quần đảo Hoàng Sa, Côn Lôn (có cả Trường Sa) vốn là địa bàn ngư nghiệp của người Chăm và chính họ đã thực hiện quyền chiếm hữu. Dấu tích để lại là tượng Chăm mà người Pháp sau này đã phát hiện được ở bờ phía Bắc đảo Pattale (người Pháp tính đưa về Bảo tàng Tourane ở Đà Nẵng, nhưng sau đó lại để y tại đảo). Do người Việt kế thừa hay thừa hưởng đương nhiên khi lãnh thổ Chămpa sáp nhập vào dư đồ nước Việt, vì vậy, người Việt cũng kế thừa người Chăm về quyền chiếm hữu và khai thác đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Giao Châu dị vật chí của Dương Phù (đời Đông Hán, 25-220 sau CN) nói về những điều lạ của xứ nước ngoài mô tả địa danh Trướng Hải như sau: "Tại Trướng Hải Kỳ Đầu nước cạn nhưng nhiều đá nam châu, thuyền lớn đi ra ngoài cõi, dưới thuyền găn lá sắt sẽ bị nhổ ra". Đến thời Tam Quốc (năm 220-265), Vạn Chấn viết cuốn Nam Châu dị vật chí có mô tả về các đảo đá và cát trên Biển Đông, có đoạn mô tả chỗ nước nông và có đá nam châm khiến cho tàu thuyền qua lại nguy hiểm, dễ bị chìm. Đây là những cuốn sách ghi chép những điều lạ ở nước ngoài, chứ không phải điều lạ ở Trung Quốc.
(Còn nữa)
Theo Báo điện tử Tri thức trẻ

Thứ Hai, 13 tháng 11, 2017

"Thân Mỹ hay Thân Tàu là tốt ?



"Thân Mỹ hay Thân Tàu là tốt ? Tôi trả lời luôn :  
Đéo thân ai hết , ai cũng chơi chứ nhất quyết ko thân hay có ý định làm đồng mình với ai , thế cho nhanh
Trước hết, tôi ko bàn về cách tiếp đón 2 nguyên thủ Trump và Tập thế nào , vì xưa nay tôi chỉ bàn tầm vĩ mô, mấy cái trò tiếp đón kiểu như trải thảm đó hay bắn pháo chào mừng là cách đỗi đãi của các lãnh đạo đáp lễ , đó hoàn toàn mang tính hình thức, tôi ko quan tâm cho lắm
Sách trắng quốc phòng nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam nêu rõ : Việt Nam ko theo thằng nào, ko chống thằng nào và ko cho bất cứ thằng nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam , Việt Nam ủng hộ 1 nước Tàu thống nhất ko công nhận Đài Loan nhưng vẫn mở cửa cho Tàu con vào làm ăn mà anh Trung Hoa Đại Lục có nhìn thấy cũng ko làm gì đc , ủng hộ nhân dân Palestin nhưng mua tên của Israel , Viện trợ cho Bắc Hàn chơi với Nam Hàn, Ca ngợi quan hệ đối tác toàn diện với Mỹ nhưng sẵn sàng đứng trước LHQ kêu gọi các nước đoàn kết chống lại nghị quyết trừng phạt Cuba của Mỹ .... Đấy đối tác toàn diện đấy, hỏi xem có đc bao nhiêu nước dám đứng lên như Việt Nam tuyên bố trước LHQ chống lại nghị quyết của Mỹ ?
Để làm đc điều đó ko sứt mẻ tình cảm anh em, ko mất đi tình bằng hữu quốc tế thì tính độc lập tự cường của Việt Nam đc thể hiện rõ trong quan điểm nhất quán của nhà nước và chính phủ , cũng như sự chỉ đạo và tài ngoại giao , tôi nói qua như vậy cho các bạn biết về chính sách của Việt Nam đối với thế giới để các bạn hiểu rõ cái tầm cái đã mới nói chuyện khác đc
1 số bạn lý luận trên Facebook rằng ơ kìa , Tàu nó gây hấn với ta ta thân Mỹ để chống tàu , tôi đánh giá nhãn quan chính trị của những bạn này là cực kỳ kém cỏi , 1 bên là rắn hổ chúa 1 bên là rắn cạp nong bạn nhảy về hướng nào cũng đều bị đớp chết , Bạn thân Mỹ để chống tàu ư ? GDP đầu người các bạn đc bao nhiêu ? Lợi ích các bạn đc bao nhiêu mà đòi Mỹ đánh đổi lợi ích của nó chỉ vì các bạn , Tư Bản Chủ Nghĩa đéo có bao giờ có khái niệm cho ko , nó chỉ có lợi ích của nó là vĩnh cửu
Các bạn nói các bạn có tinh thần dân tộc , Trung Hoa ko có tinh thần dân tộc chắc ? Các bạn nói các bạn ko sợ Trung Quốc vậy Trung Quốc nó sợ các bạn chắc ? Hả ? Các bạn nói các bạn yêu nước , dân Tàu ko yêu nước nó chắc ? Các bạn đánh nhau vớ Tàu cả mấy nghìn năm rồi còn định đánh đến bao giờ ? Thực lực các bạn đc bao nhiêu mà đòi đánh nhau với tàu ? Tỉnh táo lên chứ các anh hùng
1 nước như Trung Quốc , với tỉ 4 dân nền kinh tế đứng nhất nhì thế giới , mà các bạn ko biết cách lợi dụng vào nó mà kiếm tiền lại đi thích bấu víu mấy thằng dặt dẹo khu vực đông nam á , mạnh tầm cỡ như Nga , Mỹ , Nato còn phải dè chừng Trung Quốc các bạn là cái thá gì mà đòi chống Trung Quốc để theo Mỹ ? Hả ? Có tin nó đóng cho toàn bộ cửa khẩu tháng sau cả nước lại sắn độn ngô mà tọng vào mồm nhau ko ? Các bạn ghét tàu 1 cách mù quáng để cho nó chi phối tất cả mọi hành động và suy nghĩ là cực kỳ nguy hiểm , đó là điều ko hề tốt
Mỹ là ai ? Là giới tài phiệt nơi mà họ chỉ biết đến Tiền, Kinh doanh bất cứ cái gì ra tiền là họ làm hết kể cả xác chết ko tin chứ nhìn Syria, Lybia, Palestin, Iraq thì biết, các anh chị quên vụ Hilary Clinton mà lên tổng thống bán đứt Đài Loan cho Trung Quốc để trả nợ cho Mỹ khiến cho bọn quan chức đài loan khóc loạn xạ mấy tháng trời rồi à ? năm xưa nó mang bom đi rải thảm các bạn các bạn có tươi cười vẫy cờ hoa chào đón ko ? Tôi nói thật, tôi mong mỏi đất nước này giữ đc thế trung lập và chính sách ngoại giao độc lập vĩnh cửu như trên cho chính nhân dân đc nhờ , chỉ cần ngã nghiêng ko vững , ko Tàu nó đập thì Mỹ nó cũng đập, thiếu gì cách để đập các bạn đâu, thời buổi bây giờ súng đạn làm gì , nó phong toả bao vây cấm vận đất nước các bạn thì rất có thể nhân dân các bạn sẽ dẫm đạp lên nhau mà chết như người hồi giáo hành hương ở Mecca
Chừng nào mà nhân dân các bạn chưa bỏ cái thói sinh tây cuồng ngoại , bài tàu thoát hán kích động thù hằn dân tộc vớ vẩn thì đất nước các bạn chẳng khác gì con Vàng trong truyện của Lão Hạc , Và chưa bao giờ mà câu nói của Winston Churchill đúng hơn lúc này : “ Trên thế giới này không có đồng minh vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn mà chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn “
Rồi kiểu gì cũng sẽ có lũ cẩu nhảy xổ vào đây vu cho tôi là tay sai Tàu Cộng hay đại loại là Dư Luận Viên của Đảng , Rất tiếc cho chúng mày , tao lớn lên ở xã hội văn minh và gia đình gia giáo đc dạy những điều hay lẽ phải ? Đâu là sai đâu là đúng , Chứ tao nhất quyết khổ tận cam lai cũng đéo bao giờ vào hùa với quân chó đàn ngu học nhà chúng mày !"

Theo FB Trung Hoàng.