KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Tư, 3 tháng 1, 2018

PHAN VĂN ANH VŨ: QUAY ĐẦU VẪN LÀ BỜ

Liệu Phan Văn Anh Vũ có bị dẫn độ về Việt Nam và rằng, Phan Văn Anh Vũ có được cấp quy chế tỵ nạn tại Đức hay không, là những câu hỏi nóng trong suốt 2 ngày qua.
Ông Victor Pfaff, luật sư người Đức đại diện cho Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm” cho biết ông đã liên hệ với Đại sứ quán Đức ở Singapore hôm 31/12/2017, nhưng cho tới ngày 02/01, ông vẫn chưa nhận được phản hồi nào từ cơ quan đại diện ngoại giao này.
Ông Choo Zheng Xi, một luật sư người Singapore, cũng đại diện cho Phan Văn Anh Vũ xác nhận rằng, thân chủ của mình muốn “xin tỵ nạn chính trị” ở Đức. Tuy nhiên, hôm nay 03/01/2018, tin mới nhất trên tờ Straitstimes lại xác nhận rằng, ông Vũ chưa có đơn xin tỵ nạn chính trị tại Đức.
Ông Choo cho biết rằng ông Vũ bị bắt ngày 28/12/2017 tại phi trường ở Singapore. 
Cho đến lúc này, cả 2 luật sư của Phan Văn Anh Vũ vẫn chưa được phép tiếp cận để hỏi chuyện trực tiếp với thân chủ của mình. Và hiện tại Vũ “nhôm” vẫn đang bị tạm giam.

PHAN VĂN ANH VŨ: QUAY ĐẦU VẪN LÀ BỜ

1. Về chuyện dẫn độ
Được biết, Khoản 4, Điều 9 Hiến pháp Singapore 1965, có quy định rằng, nếu một người bị bắt giữ (arrested) mà không được thả thì trong vòng 48 tiếng từ khi bị bắt giữ, người bị bắt phải được đưa ra trước một thẩm phán tòa vi cảnh (magistrate) để kiểm tra cơ sở pháp lý của việc bắt giữ. Việc tạm giữ người bị bắt đó sẽ chỉ được tiếp diễn nếu có sự cho phép của thẩm phán.
Tuy nhiên, Điều 35 - Đạo luật Nhập cư 2008 của Singapore quy định: "Bất kỳ ai mà nhà chức trách có lý do hợp lý để tin là người phải bị tống khứ khỏi Singapore (liable to removal from Singapore) chiếu theo đạo luật này thì đều có thể bị bắt giữ mà không cần lệnh bắt giữ (warrant) bởi bất kỳ sỹ quan quản lý nhập cư nào… và có thể bị tạm giữ trong bất kỳ nhà tù, sở cảnh sát, hay trụ sở quản lý nhập cư nào trong một khoảng thời gian tối đa là 14 ngày trong khi chờ quyết định có nên đưa ra lệnh tống khứ người đó (order for his removal) hay không".
Nếu quyết định "tống khứ" được đưa ra, tức Vũ bị trục xuất về lại nơi có quốc tịch thì đồng nghĩa với việc Phan Văn Anh Vũ sẽ bị tống cổ về Việt Nam.
Điều 35 nói trên cũng sẽ cho phép cơ quan chức năng Singapore tạm giam Vũ đến ngày 11/01/2018 để xem xét tất cả khía cạnh pháp lý.

2. Về việc xin tỵ nạn chính trị tại Đức có thể khẳng định rằng, cơ hội dành cho Vũ rất thấp bởi Vũ không và chưa được Cao ủy liên hiệp quốc công nhận là người tị nạn. Phía Việt Nam cũng không khởi tố Vũ về tội Tham nhũng mà có thể dẫn tới án tử hình để các quốc gia từ chối dẫn độ. Mặt khác, phía an ninh Đức cũng "không ngu ngốc" tới mức, tin rằng Vũ đang nắm trong tay tài liệu và có thể cung cấp thông tin cực kỳ quan trọng đến lợi ích quốc gia Cộng hoà Liên bang Đức (như những đồn đoán về kế hoạch bắt Trịnh Xuân Thanh) để mặc cả. Bởi thực tế, người Đức biết tỏng, người như Vũ chỉ lợi dụng sự cộng tác với Công an (giả sử Vũ là Công an như đồn đoán trên mạng xã hội) để đục khoét công thổ quốc gia, vơ vét tài sản cho mình mà thôi. Tinh ý một chút, lần lại quá khứ theo trình tự thời gian, người ta dễ dàng nhận thấy, Vũ chưa hề được đào tạo bài bản qua các trường lớp nào thuộc ngành tình báo của Việt Nam. Vì thế, Vũ chỉ có các mác Công an và triệt để lợi dụng cái mác này để "kinh doanh", thao túng thị trường bất động sản Đà Nẵng. Và tất nhiên, Phan Văn Anh Vũ không thể nắm được bí mật gì mà cung cấp cho phía Đức.
Một khía cạnh khác cần chú ý, theo Luật Di trú của Đức, sẽ không thể nộp đơn tỵ nạn vào Đức khi đang ở bên ngoài lãnh thổ Đức. Có nghĩa là, muốn đặt đơn xin tỵ nạn tại Đức, Vũ phải có mặt tại Đức. Đơn tỵ nạn không thể nộp tại cơ quan đại diện của Đức ở nước ngoài. Như vậy, muốn tỵ nạn tại Đức, Phan Văn Anh Vũ phải trực tiếp tới nộp đơn. Điều này với Vũ còn khó hơn đường lên trời.
Nói thêm, Bộ Ngoại giao Đức đang đứng trước canh bạc lớn mà phần thiếu may mắn đang nghiêng về phía họ, khi mà ngoài chuyện ngoại giao quốc tế phải cân nhắc, thì họ cũng không muốn bị mất mặt thêm nếu thất bại trong việc cứu vớt hay bảo kê một tên tội phạm bị truy nã như Phan Văn Anh Vũ.
Bảo lãnh, mà thực chất là bảo kê cho Vũ qua Đức là quá mạo hiểm. Danh dự quốc gia của nước Đức hùng mạnh, ngạo nghễ không dễ gì bị đem ra cá cược để đối lấy một tên tội phạm không cung cấp được gì cho họ. 
Đó là chưa  nói đến, đối thủ của họ là cơ quan an ninh Việt Nam, một đối thủ được đánh giá là đáng gờm. Ngay chuyện Phan Văn Anh Vũ bị khởi tố về tội "cố ý làm lộ bí mật nhà nước" chứ không phải tội danh nào về tham nhũng đã nói lên tầm nhìn của họ. Đụng vào vụ này có thể sập bẫy họ bất cứ lúc nào. Vậy nên, tốt nhất là im lặng.

Như vậy, trên mọi phương diện, từ pháp luật tới ngoại giao, Phan Văn Anh Vũ đều đang bế tắc. Có lẽ, với Phan Văn Anh Vũ, quay đầu vẫn là bờ./.




VŨ NHÔM GẦN NHƯ KHÔNG CÓ CỬA THOÁT

Kể từ khi bị khởi tố và truy nã, cái tên Phan Văn Anh Vũ trở thành từ khóa hot nhất trong tuần. Sự kiện Vũ Nhôm đào thoát và hiện đang bị tạm giam tại Singapore làm dấy lên những đồn đoán về số phận của con người này.

VŨ NHÔM GẦN NHƯ KHÔNG CÓ CỬA THOÁT

Nổi lên là những đồn đoán về khả năng dẫn độ Phan Văn Anh Vũ về Việt Nam và khả năng CHLB Đức can thiệp để người này có mặt ở Đức, phục vụ điều tra vụ Trịnh Xuân Thanh.
Nhiều tờ báo đăng tin Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp Đức đã tiếp nhận hồ sơ Phan Văn Anh Vũ với thái độ hả hê. Điều này làm lộ ra thái độ thù địch của các hãng truyền thông đối với nhà nước Việt Nam.
Nói thẳng, nếu không có thái độ thù địch chống phá Việt Nam thì sao lại tỏ vẻ khoái trá về việc này, trong khi Phan Văn Anh Vũ chỉ là một tên tội phạm tham nhũng, một loại tội phạm mà cả thế giới văn minh đều chung tay loại trừ?
Một tờ báo phản động của người Việt tại Đức đã loan báo rằng Vũ Nhôm đang “cố lách mình qua khe cửa hẹp”, hòng đến được nước Đức với món quà dùng để mặc cả là sẽ “tiết lộ những bí mật của tình báo Việt Nam mà ông ta đang nắm giữ”, đặc biệt là sẽ “tiết lộ kế hoạch bắt cóc Trịnh Xuân Thanh của an ninh Việt Nam ngay giữa Thủ đô Berlin”.
Ở vế thứ hai, việc “tiết lộ kế hoạch bắt cóc Trịnh Xuân Thanh của an ninh Việt Nam ngay giữa Thủ đô Berlin” từ lời hứa của Vũ Nhôm có vẻ như là bình nước quý giá có thể làm thỏa cơn khát của lực lượng an ninh tình báo CHLBĐ trong bối cảnh họ đang cần có gì đó để rửa đi nỗi nhục về “một nước Đức cao ngạo nhưng lại bị mất an ninh” nếu câu chuyện “bắt cóc” là có thật. 
Người Đức có vẻ như không kìm được ham muốn khi Vũ Nhôm đưa ra lời gợi ý này thông qua Luật sư Victor Pfaff - hiện là người đại diện pháp lý của ông Phan Văn Anh Vũ tại Đức.
Tin vào lời hứa của kẻ sắp chết đuối đang cầu xin sự cứu dỗi chưa bao giờ là khôn ngoan, nếu không muốn nói là hành động ngu xuẩn.
Nói toạc móng heo ra, lời hứa từ Phan Văn Anh Vũ thì khó có thể tin. Hãy nhìn những gì gã làm ở Việt Nam để thấy sự trung thực của ông ta đến đâu và thấy khả năng lợi dụng của gã như thế nào. Ngay khi chưa bị khởi tố, Vũ “nhôm” đã “chơi” luôn cả những người đã sát cánh, đùm bọc mình trong các thương vụ đất đai. Đã hơn 1 lần Vũ bán rẻ ngay cả người có vị trí xã hội tại Đà thành trước mặt đông đảo người chứng kiến.
Vậy Vũ sẽ "bán" tài liệu "bí mật" nào cho Đức để đổi lấy sự bảo kê cho cái thân xác ấy?
Xin thưa, cỡ như Vũ thì chả có tài liệu bí mật nào còn giá trị ngoài tấm thẻ ngành và vài văn bản có dấu mật đầy rẫy trên mạng trong khi cơ quan Công an Việt Nam còn chưa xác nhận đó là tài liệu thật hay giả. 
Suy cho cùng cỡ con tép như Vũ thì không có cơ hội nào để biết “kế hoạch tổ chức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” trên đất CHLB Đức (nếu chuyện này có thật), bởi ai cũng biết nếu Vũ là tình báo viên (cứ cho là vậy đi) thì gã cũng chỉ được giao mỗi nhiệm vụ hoạt động trên địa bàn Đà Nẵng, và cũng chỉ trong lĩnh vực bất động sản mà thôi.
Mặt khác, luật pháp Đức quy định rõ “chỉ chấp nhận đơn tỵ nạn” "nộp từ người đã có mặt tại Đức" mà thôi. 
Vậy nên, khả năng Vũ “nhôm” được Ngoại giao Đức bảo kê sang Đức như một món hàng trao đổi sẽ không thành hiện thực. 
Tôi cũng biết, an ninh, tình báo Đức không ngu như một số tác giả bài viết theo hướng này trên mạng. Đặc biệt là trong điều kiện, Vũ không bị khởi tố về các tội tham nhũng để tới mức bị xử mức án tử hình để người Đức lấy cớ nhân đạo mà từ chối dẫn độ. Và cho đến phút này, Cao ủy Liên hợp quốc cũng chưa hề phê chuẩn Phan Văn Anh Vũ thuộc diện "tỵ nạn chính trị" để Vũ có thể được tỵ nạn ở đâu đó thuộc châu Âu.
Rõ ràng, khởi tố Phan Văn Anh Vũ về tội “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” là một nước cờ cực kỳ cao tay của an ninh Việt Nam. Bằng cách này, khả năng xin tỵ nạn của Vũ coi như chấm hết và dù muốn hay không, khả năng Vũ bị dẫn độ về Việt Nam theo thông luật quốc tế là rất cao.
Đề cập về tội danh "Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước" mà Vũ đang bị cáo buộc, luật sư Hà Luân nói: "Khó có thể đánh giá cánh cửa dành cho quan chức Việt Nam đào thoát là hẹp hay rộng, vì nó tùy thuộc cánh cửa đó nằm ở vị trí nào" và "Ví như tôi mà muốn đào thoát thì cánh cửa sẽ rất hẹp".
Bàn về cơ hội tỵ nạn của Vũ “nhôm”, một người có hoạt động phá nhà nước Việt Nam có tên Phạm Lê Vương Các đã bình luận rất hay rằng: "Có thể nói, tình trạng pháp lý của Vũ “nhôm” hiện tại là khá bi đát, ông ta chưa được cơ quan Cao ủy tỵ nạn cấp quy chế “người tỵ nạn” để được Liên Hợp Quốc bảo vệ theo Công ước về vị thế của người tỵ nạn 1951. Ông ta cũng đang ở một quốc gia ngoài Châu Âu, ngay cả khi một quốc gia Châu Âu nào muốn rước Vũ về cũng không phải là điều đơn giản vì Singapore -nơi đang tạm giữ Vũ không dễ dàng để Vũ rời khỏi Singapore trước áp lực đòi dẫn độ ở Việt Nam". Vũ “nhôm” không phải là một người có cống hiến xuất chúng cho nhân loại, hay chịu cảnh đày ải cuộc đời như “đoạn trường tân thanh” để làm lay động sự quan tâm của Cao ủy tỵ nạn Liên hợp Quốc, các quốc gia Châu Âu, hay các tổ chức nhân quyền phi Chính phủ để họ lên chiến dịch “giải cứu Vũ nhôm”. Tất cả họ dễ dàng “dị ứng” khi nhìn thấy các bằng chứng rõ ràng được phát tán trên mạng về việc Vũ đã có thành tích vơ vét công sản quốc gia và lũng đoạn kinh tế ở Đà Nẵng.
Con đường xin tỵ nạn và đến định cư ở một quốc gia ở Châu âu, bằng con đường pháp luật về bảo vệ người tỵ nạn xem ra có vẻ là ngõ cụt đối với Vũ, vì Vũ khó lòng đáp ứng được tiêu chuẩn là “người tỵ nạn” theo Công ước về vị thế người tỵ nạn 1951".
Theo nhóm luật sư của Vũ cho biết, hồ sơ xin tỵ nạn của gã đang nhắm đến nước Đức, với lý do đưa ra Vũ sẽ hợp tác phục vụ cho công tác điều tra của nước Đức về vụ án Trịnh Xuân Thanh. Có thể nói đây là khe cửa nhiệm mầu duy nhất để biến Vũ nhôm thành một người “rất đặc biệt” đối với phía Đức để phía Đức quan tâm và can thiệp. Nói thẳng ra là phía Vũ “nhôm” đang đề xuất cho một sự “đổi chác” với phía Đức. Vũ sẽ hợp tác điều tra vụ Trịnh Xuân Thanh và cung cấp thông tin tình báo mà Vũ đang nắm giữ, phía Đức có thể cấp quy chế tỵ nạn tạm thời cho Vũ đến nước Đức để khai thác các thông tin mà Vũ đang có. Hiện vẫn chưa biết phía Đức quan tâm đến đề xuất của Vũ ở mức độ nào, nhưng cửa ải khó qua nhất mà Vũ phải vượt qua là cánh cửa Singapore. Trong cuộc chiến pháp lý và chính trị tay 3 giữa Việt Nam - Singapore và Quốc gia muốn tiếp nhận Vũ, Vũ vẫn không có đồng minh tiếp sức, dò đường chỉ lối cho mình trong hành trình nguy cấp ấy, ngoài mấy vị luật sư mà Vũ phải trả tiền.
Rõ ràng, khả năng tẩu thoát của Phan Văn Anh Vũ là khó hơn tìm đường lên trời. Giờ đây, có lẽ con đường duy nhất đúng, là tình nguyện trở về Việt Nam, và tự giác "cống hiến", sửa sai để hưởng lượng khoan hồng./.



Thứ Ba, 2 tháng 1, 2018

VŨ NHÔM CÓ BỊ DẪN ĐỘ VỀ VIỆT NAM?

Báo "The Straitstimes" của Singapore đã xác nhận Vũ Nhôm bị bắt và bị tạm giữ tại quốc đảo này. 

VŨ NHÔM CÓ BỊ DẪN ĐỘ VỀ VIỆT NAM?
“The straitstimes” (Thời báo Eo biển) - Tờ báo lớn của Singapore đã đưa tin Phan Văn Anh Vũ đang bị tạm giữ ở Singapore. Ông Vũ bị bắt giữ vào thứ 5 tuần trước (28/12/2017) tại điểm kiểm soát biên giới Tuas khi ông này đang cố gắng vượt biên từ Singapore sang Malaysia. 
Báo dẫn lời ông Remy Choo, luật sư đại điện của ông Vũ, cho biết gia đình ông Vũ đang lo ngại ông ta có thể đối mặt với án tử hình nếu bị gửi trả lại Việt Nam và ông vẫn chưa thể liên lạc được với ông Vũ. 
Tờ báo cũng cho biết, mặc dù Singapore chưa ký hiệp ước dẫn độ với Việt Nam, nhưng cơ quan xuất nhập cảnh của Singapore vẫn có thể hồi hương trong những trường hợp nhất định theo “Luật di trú”.

***
Trong một diễn biễn khác, VOA đưa tin “Ông Vũ “nhôm” muốn “tị nạn chính trị ở Đức”.
Theo VOA, Luật sư đại diện của ông Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm”, ở Singapore và Đức cho VOA Việt Ngữ biết như vậy hôm 02/01/2018.
Ông Victor Pfaff, luật sư đại diện cho ông Vũ tại Frankfurt (Đức) cho biết ông đã liên hệ với Đại sứ quán Đức ở Singapore hôm 31/12/2017, ít ngày sau khi người được cho từng làm trong ngành Công an Việt Nam “bị bắt” ở quốc gia Đông Nam Á này. Và cho tới ngày 02/01, ông vẫn chưa nhận được phản hồi nào từ cơ quan đại diện ngoại giao cũng như Bộ Ngoại giao Đức.
Theo ông Pfaff, thông qua trung gian, vợ ông Vũ đã đề nghị ông đại diện cho chồng mình.
Còn từ Singapore, một luật sư đại diện cho ông Vũ ở quốc gia Đông Nam Á này - ông Choo Zheng Xi - xác nhận rằng thân chủ của mình muốn “xin tị nạn chính trị” ở Đức.
Theo bài báo, VOA Việt ngữ đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Đức, nhưng chưa nhận được hồi đáp.
Ông Choo cho biết rằng ông Vũ bị bắt ngày 28/12/2017  tại phi trường ở Singapore. Khi được hỏi lý do vì sao ông Vũ bị bắt ông, luật sư này nói: “Chúng tôi hiện không rõ. Chúng tôi chỉ biết là có một số vấn đề gì đó về hộ chiếu. Nhưng chúng tôi không thực sự rõ các vấn đề đó là gì”.
Ông cho hay thêm rằng ông chưa thể gặp ông Vũ nên tôi “đã viết thư lên chính quyền xem cơ quan nào đang giữ ông ấy” để “yêu cầu được gặp”.
“Chúng tôi hiện không rõ là ông ấy ra sao nữa. Chúng tôi đang tìm cách xác minh và làm rõ mọi chuyện”, ông Choo nói.
Hôm 01/01, ông Chia Hui Keng, Giám đốc Bộ phận Truyền thông của Cơ quan Nhập cư và Cửa khẩu Singapore, cho VOA Việt ngữ biết sẽ “tìm hiểu vụ bắt giữ” và báo lại, nhưng cho tới ngày 02/01, vẫn chưa cung cấp thông tin vụ việc.
Theo luật sư Choo, thông qua trung gian, gia đình ông Vũ đã đề nghị ông bảo vệ cho ông Vũ, và mong muốn của người thân của nhân vật được coi là “đại gia bất động sản” này “muốn ông ấy tự do đi lại như trước vì ông ấy trước đây không vấp phải vấn đề gì”.
Khi được hỏi về nhận định lý do vì sao người thân của ông Vũ lại chọn mình, ông Choo nói ông không muốn nói thay họ, nhưng nói tiếp rằng “công ty của chúng tôi đã xử lý một số vụ liên quan tới luật lệ quốc tế”.
Theo báo chí Singapore, ông Choo từng nhận được giải thưởng cho nỗ lực pháp lý về nhân quyền của Hội Luật gia Quốc tế. Khi được hỏi liệu nó có đóng vai trò nào đó dẫn tới sự lựa chọn của gia đình ông Vũ, luật sư này nói rằng “hiện tôi tiếp cận vấn đề theo khía cạnh luật pháp”, và rằng “quá sớm để đánh giá xem còn có câu hỏi nào khác” trong vụ này.
Về mức độ phức tạp của vụ việc liên quan tới thân chủ người Việt, ông Choo thở dài: “Tôi nghĩ vụ này sẽ tiến triển khá phức tạp vì còn liên quan tới một số các vấn đề pháp lý khác, nhưng hy vọng chúng tôi có thể giúp ông ấy đi tới nơi ông ấy muốn”.
Về khả năng ông Vũ bị dẫn độ về Việt Nam, ông Choo nói ông “không muốn phán đoán về vấn đề này”, nhưng ông nói rằng “trước đây từng có các trường hợp mà người ta bị đưa trả về nước vì các tội liên quan tới nhập cảnh dù không có hiệp định dẫn độ với Singapore”.
Trong một bài viết hôm 02/01, tờ Giáo dục Việt Nam dẫn lời một số luật sư trong nước cho rằng ông Vũ “chỉ còn duy nhất một con đường là đầu thú để hưởng khoan hồng”.
Tờ báo này cũng viết về sự “xuất hiện một số thông tin chưa được kiểm chứng cho rằng ông Vũ “nhôm” đang bị giữ ở Singapore vì có vi phạm về quy định xuất nhập cảnh”.
Trong khi đó, tờ Đất Việt dẫn lời Thiếu tướng Lương Tam Quang, Chánh Văn phòng Bộ Công an, cho hay rằng cơ quan này “chưa nhận được thông tin Vũ "nhôm" đang bị giữ ở Singapore”.
***
Hãng tin Reuters khẳng định Vũ Nhôm bị bắt bên Singapore
Nguồn tin Reuters cho biết Vũ Nhôm đã bị bắt và đang xin tị nạn chính trị tại một quốc gia phương tây, rất có thể là Đức. Đây là nguồn thông tin có uy tín của thế giới để khẳng định rằng tin đồn Vũ Nhôm bị bắt bên Singapore là có thật.

VŨ NHÔM CÓ BỊ DẪN ĐỘ VỀ VIỆT NAM?

SINGAPORE (Reuters) - A real estate developer wanted by Vietnamese authorities amid a crackdown on corruption has been detained in Singapore, lawyers representing him said on Tuesday.
Phan Van Anh Vu, 42, was detained in Singapore on Thursday at the Tuas border checkpoint as he tried to leave for Malaysia, said Remy Choo, who said he had been engaged by Vu’s family to represent him but had not yet been able to contact him.
Vietnam’s Ministry of Public Security said last month it was seeking the arrest of Vu, a major property developer in the central city of Danang, where the local leadership was shaken up after corruption accusations last year.
Vietnamese media quoted police as saying Vu was wanted for revealing state secrets. They did not say what these related to or whether that was linked to his role as a property developer.
Choo said Vu had applied for asylum in a European country.
Another lawyer retained by the family, Foo Chow Ming, said: “I am now trying to obtain access to see Mr Vu, who is held in remand.”
Singapore’s Immigration and Checkpoints Authority did not respond immediately to a request for comment.
Vietnam’s foreign ministry also did not respond immediately to a request for comment on Vu’s detention in Singapore and whether Hanoi had sought his extradition.
Singapore has close diplomatic and trade ties to Vietnam. This year, Singapore is also chairing the regional Association of Southeast Asian Nations grouping, which has sought to strengthen regional cooperation on all fronts.
Dozens of Vietnamese officials and business figures have been arrested in a crackdown on corruption that has gathered pace since the security establishment gained greater sway in the ruling Communist Party in 2016.
The crackdown grabbed world headlines last year when Germany accused Vietnam of kidnapping a former oil executive to return him home to face trial.


Trương Huy San (Osin Huy Đức): Kẻ có tài nhưng không có tâm.

Công bằng mà nói, tài năng của Huy Đức là thứ không thể phủ nhận, hắn có những nguồn tin nhanh chóng chính xác, có những bình luận đắt giá về các vụ án lớn như Trịnh Xuân Thanh hay Đinh La Thăng. Nếu biết cách giữ sạch ngòi bút của mình và viết một cách công tâm, khách quan; chắc hẳn Trương Huy Đức sẽ là một ngôi sao sáng trong làng báo Việt Nam. Chỉ tiếc rằng hắn đã đang tâm mài ngòi bút của mình thành vũ khí, sử dụng ngôn từ như một công cụ để kiếm tiền. Một kẻ có tài nhưng không có tâm.

Trương Huy San (Osin Huy Đức): Kẻ có tài nhưng không có tâm.


Trong vụ “Đường Sơn Quán”, thứ làm nên danh tiếng của Huy Đức không thể không nói đến những lần được ông trùm Năm Cam bắn tin cho. Nhờ những tin tức này, một mặt đưa Huy Đức trở thành một ngôi sao lớn trong làng báo, mặt khác Đức dùng mặt báo để giúp Năm Cam triệt hạ đối thủ và những công an dám ngáng đường hắn, đưa hắn trở thành ông trùm thao túng toàn bộ thế giới ngầm. Tiếp nữa là vụ án kinh tế Epco - Minh Phụng của Liên Khui Thìn và Tăng Minh Phụng bị phanh phui những năm 1997 - 1998, khi phóng viên Hoàng Linh bị bắt đã khai nhận y đã được Liên Khui Thìn cho tiền nhiều lần, đồng thời giúp Liên Khui Thìn chuyển rất nhiều tiền cho Trương Huy San. Tuy nhiên chỉ có lời khai của Hoàng Linh là chưa đủ để Trương Huy San xộ khám, nhưng cũng khiến hắn phải cuốn gói trong ê chề khỏi báo Tuổi Trẻ.
Những người đã khuất cũng không được yên thân.
Dường như viết về những người đã khuất núi là một sở thích của Đức, bởi lẽ người chết thì không biết nói, không thể đối chứng cũng chẳng thể thanh minh. Dưới ngòi bút sắc như dạo cạo của Đức mà gia đình Ba Tung - một biệt động quân nổi tiếng một thời phải tan nát, bản thân Ba Tung mất hết công danh sự nghiệp, cô con gái tội nghiệp uống thuốc độc tự tử vì không chịu nổi những lời đàm tiếu của bạn bè sau những bài báo bỉ bôi của Đức, vợ Ba Tung cũng vì những con chữ trên mặt báo mà cả quãng đời còn lại sống trong điên điên khùng khùng, lúc tỉnh lúc mê. Giết người còn sống, Đức còn nhẫn tâm “giết” cả những người đã khuất. Cũng chính con gái của Ba Tung, sau khi cô mất được vài năm, Đức tìm thấy lá thư tuyệt mệnh cô để lại, và một lần nữa, trên mặt báo, Đức “giết” cô lần hai với quyết tâm dồn Ba Tung – bây giờ đã là một lão nông vào con đường chết.
Sau này trở thành một “nhà báo dân chủ”, Đức chuyển đề tài. Bây giờ mục tiêu của hắn là những lão thành cách mạng, là những khai quốc công thần. Hắn viết “Giữa trưa 7-1-1979, khi nghe con rể là Giáo sư Hồ Ngọc Đại đánh thức báo tin, “Quân ta đã vào Phnom Penh”, ông Lê Duẩn chỉ “ừ” rồi ngủ tiếp. Ông Hồ Ngọc Đại nói: “Tôi rất ngạc nhiên. Khi nhận được điện thoại từ Cục Tác chiến tôi cũng không ngờ chuyện long trời lở đất như thế mà ông vẫn ngủ”. Đưa đại quân đến thủ đô một quốc gia khác tưởng nhẹ tựa giấc ngủ trưa của một đấng quân vương nhưng phải mười năm sau Quân đội Việt Nam mới rút được chân ra khỏi đó”. Ai là người chứng kiến câu chuyện này rồi kể cho Đức nghe ? Không ai cả. Đại tướng Lê Đức Anh quỳ xuống cầu xin được đi Paris để đàm phán với Kissinger. Ai đã chứng kiến rồi kể cho Đức nghe ? Không ai cả.
Vậy đó, hắn viết về lịch sử một cách tùy hứng, không nhân chứng, không bằng chứng. Những mẩu chuyện của hắn có thể là thật, có thể là giả, cũng có thể chỉ có 1 nửa là thật. Nhưng thứ “lịch sử” chắp vá, cóp nhặt ấy chỉ nhằm một mục đích duy nhất là bôi xấu và hạ bệ những lão thành cách mạng.
Một kẻ có tài nhưng không có tâm, sớm muộn cũng sẽ gặp họa bởi chính tài năng của mình.
Thanh Thao Phan


Tổ chức phản động "Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời"



Tiền thân của tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” được thành lập năm 1991, tại Mỹ, tiền thân là tổ chức “Tân Dân Chủ”. Trụ sở đặt tại 2807 Anaheim, CA 92814, Mỹ; điện thoại: 7605233011; trang web: chinhphuquocgia.com, cuutuchinhtri.org, phamvanlong.com, cpqgvnlt.com.

- Đối tượng cầm đầu, chỉ huy gồm: Đào Minh Quân, bí danh: Minh Quân, Anh Thương, sinh 27.7.1952 tại Thừa Thiên - Huế, quê quán: Kỳ Hương, Tam Kỳ, Quảng Nam, quốc tịch Mỹ, trú tại Santa Ana, California, Mỹ, tự xưng “Thủ tướng”, “Tổng thống” của “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”; Quách Thế Hùng, sinh 1.4.1948, trú tại 5386 Somerset St, Los Angeles, California 90032, Mỹ; Kelly Triệu (Triệu Thanh Hoa), sinh 1968, quốc tịch Mỹ; Phạm Lisa (Phạm Anh Đào), sinh 1979, trú tại 614 Progressive Way, Denmark, South California 29042, Mỹ.

- Một số hoạt động chống phá:

+ Sau khi thành lập, Đào Minh Quân và số cầm đầu “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” đến các trại tị nạn người Việt ở Hồng Kông và các nước Đông Nam Á tuyển mộ lực lượng, đưa về Việt Nam theo đường hồi hương để tiến hành các hoạt động khủng bố, phá hoại.

+ Năm 2015, số cầm đầu “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” chỉ đạo cơ sở móc nối, lôi kéo phát triển lực lượng, thành lập các “chí nguyện đoàn” trong nước; khảo sát tìm địa điểm lập căn cứ, mua vũ khí nhằm thực hiện các hoạt động manh động, khủng bố, nhưng đã bị cơ quan an ninh Việt Nam kịp thời phát hiện ngăn chặn, bắt, xử lý 4 đối tượng (Hà Ngọc Hân, Mai Xuân Nghĩa, Lương Tuấn Vinh, Nguyễn Văn Hội). Riêng Mai Xuân Nghĩa lẩn trốn sang Lào, sau đó xâm nhập về nước cùng với Đào Quang Thực lên kế hoạch mua vũ khí tấn công khủng bố nhưng bị cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện, bắt giữ.

+ Năm 2017, số cầm đầu “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” bên ngoài ráo riết phát triển lực lượng, thành lập các nhóm “Phượng Hoàng”, “Mãng Xà”, “Biệt động quân”, “Đại Việt” nhằm khủng bố, phá hoại, ám sát cán bộ. Chúng đã cử 2 thành viên là Phan Angel (Phan Thị Đào, sinh 1956, quốc tịch Mỹ) và Nguyen James Han (Nguyễn Thanh Hân, sinh 1967, quốc tịch Mỹ) về nước cung cấp tài chính và trực tiếp chỉ đạo hoạt động. Theo sự chỉ đạo của số cầm đầu “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, các đối tượng trong nước đã thực hiện ném bom xăng gây cháy 320 chiếc xe tại Kho tạm giữ xe vi phạm giao thông của Công an TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai vào ngày 8.4.2017; đặt bom xăng tại nhà xe và cổng ga đến quốc tế sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất ngày 22.4.2017 và tiến hành khảo sát, lên kế hoạch gây cháy, nổ trụ sở các cơ quan công quyền và một số nhà máy, xí nghiệp nhưng đã bị cơ quan chức năng Việt Nam ngăn chặn.

Tháng 4.2017, cơ quan chức năng Việt Nam đã khởi tố, bắt tạm giam 15 đối tượng là thành viên của tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” về tội Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 84 BLHS Việt Nam năm 1999); tháng 12.2017, Tòa án nhân dân TP.HCM đã đưa vụ án trên ra xét xử và tuyên phạt các đối tượng từ 4 đến 16 năm tù.

Tổ chức phản động “Việt Tân”



Tổ chức “Việt Tân” có tên đầy đủ là “Việt Nam canh tân cách mạng đảng”. Trụ sở chính đặt tại: 2530 Berryessa Rd #234 San Jose CA 95132 - 2903, Mỹ; “Văn phòng 2” tại Băng Cốc, Thái Lan. 

- Cơ quan tuyên truyền: báo “Kháng chiến”; đài “Việt Nam kháng chiến”, “Chân trời mới”, Fanpage “ Việt Tân”.

- Đối tượng cầm đầu, chỉ huy: (1) Đỗ Hoàng Điềm, sinh 1963, quốc tịch Mỹ, “Chủ tịch Việt tân”; (2) Lý Thái Hùng, sinh 1953, quốc tịch Mỹ, “Tổng bí thư Việt Tân”…

- Quá trình hình thành: 

+ Năm 1981, Hoàng Cơ Minh, nguyên chuẩn tướng, Phó Đô đốc hải quân chính quyền Sài Gòn cũ thành lập “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam” (sau đây gọi tắt là “Mặt trận”) nhằm chống Việt Nam bằng các hoạt động vũ trang, khủng bố.

+ Năm 1982, Hoàng Cơ Minh lập “Việt Nam canh tân cách mạng đảng”, là cơ quan đầu não, chỉ huy mọi hoạt động của “Mặt trận”; các thành viên “Mặt trận” đồng thời cũng là thành viên của “Việt Tân”.

+ Sau khi thành lập, “Việt Tân” đã tổ chức tuyển mộ, huấn luyện cho thành viên cách thức sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tiến hành các hoạt động khủng bố, phá hoại, bắt cóc, thủ tiêu con tin…; tiến hành các chiến dịch “Đông tiến 1”, “Đông tiến 2”, “Đông tiến 3”, đưa các toán vũ trang với 246 đối tượng từ Thái Lan xâm nhập qua Lào, Campuchia về Việt Nam để lập “mật cứ”, tiến hành hoạt động bạo loạn, khủng bố nhưng đã bị các cơ quan chức năng của Việt Nam, Lào ngăn chặn, vô hiệu hóa.

+ Ở nước ngoài, “Việt Tân” thành lập “Đội sát thủ K9” do các thành viên cốt cán cầm đầu, chuyên tiến hành khủng bố, thủ tiêu những nhà báo gốc Việt đưa tin vạch mặt hoạt động lừa đảo kiều bào của Hoàng Cơ Minh và đồng bọn; trong đó, có ông Dương Trọng Lâm, chủ bút báo “Cái đình làng” tại San Fransisco và ông Nguyễn Đạm Phong, người sáng lập báo “Tự do” tại Houston. 

Hiện nay, “Việt Tân” tiếp tục tuyển mộ, huấn luyện, chỉ đạo thành viên xâm nhập về Việt Nam kích động biểu tình, phá rối an ninh, bạo loạn, thủ tiêu, bắt cóc con tin; đưa người ra nước ngoài đào tạo, huấn luyện, tổ chức các khóa đào tạo trực tuyến về phương thức, hoạt động khủng bố, phá hoại; tán phát lên mạng Internet hướng dẫn cách chế tạo bom xăng để phục vụ hoạt động khủng bố, phá hoại, ám sát… Cơ quan chức năng Việt Nam đã bắt, xử lý một số đối tượng là thành viên “Việt Tân” phạm tội khủng bố như Nguyễn Quốc Quân, Nguyễn Thị Thanh Vân, TrươngLeon…

Thứ Hai, 1 tháng 1, 2018

VŨ NHÔM BỊ BẮT Ở SINGAPORE?

Vào lúc 16 ngày 31/12/2017, lái gió Bùi Thanh Hiếu viết trên FB của mình một tin rất nóng. Theo đó Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ Nhôm, kẻ đang bị Công an Việt Nam truy nã về tội “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” theo điều 263 Bộ Luật Hình sự hiện đang bị tạm giữ tại Singapore và phía Việt Nam đang tìm cách dẫn độ về Việt Nam.  

VŨ NHÔM BỊ BẮT Ở SINGAPORE?
Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm")

Theo Bùi Thanh Hiếu (Blogger Người Buôn Gió), “ngày 28 tháng 12, Phan Văn Anh Vũ xuất cảnh khỏi Sing sang Mã Lai, tại cửa khẩu bên Sing, hải quan Sing đã giữ Vũ lại vì lý do hộ chiếu có vấn đề".
Cũng theo Hiếu, phía an ninh Việt Nam đã dùng biện pháp kỹ thuật và thông báo cho Sing hộ chiếu Vũ đang dùng là hộ chiếu giả và đang đàm phán để dẫn độ Vũ về Việt Nam. Trong khi đó, "Phía nhà nước Sing muốn Vũ được xem xét theo đúng luật pháp Sing và theo công ước quốc tế mà Sing đã ký" và "Phát ngôn của luật sư Phan Văn Anh Vũ người Singapor cho biết, chiểu theo hiến pháp của Singapor việc tạm giữ Phan Văn Anh Vũ quá 72 tiếng, như vậy cần phải có một phiên toà xem xét Sing kết tội Vũ mới được trả về Việt Nam".
Bùi Thanh Hiếu cũng "tiết lộ" rằng, việc dẫn độ Vũ về Việt Nam là vô cùng khó khăn. "Thông tin chính thức, Phan Văn Anh Vũ đã đệ đơn xin tị nạn tại một quốc gia phương Tây, đơn xin tị nạn đã được gửi và có luật sư nước sở tại đảm nhận vụ việc và gửi hồ sơ đến đại sứ nước đó tại Sing. Việc đưa Phan Văn Anh Vũ trở lại Việt Nam là vi phạm công ước quốc tế và sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Singapore khi thực hiện yêu cầu của an ninh Việt Nam", Bùi Thanh Hiếu viết.
Trong Stt này, với bản chất lưu manh của mình, Hiếu không quên "cài" một vài tình tiết để dẫn dắt người đọc, nhục mạ chính quyền. Xin chỉ ra 3 điểm: 
(1) "Nhận được tin Vũ xuất cảnh, cơ quan an ninh điều tra A92 bất ngờ trong cùng ngày ấp đến khám xét nhà Phan Văn Anh Vũ vào lúc chiều tối, đến sáng hôm sau ngày 22 tháng 12, cơ quan an ninh điều tra Bộ Công An ra lệnh truy nã Phan Văn Anh Vũ vì tội '' tiết lộ bí mật quốc gia''.
(2) "Cơ quan an ninh Việt Nam đã dùng biện pháp kỹ thuật và thông báo cho Sing hộ chiếu Vũ đang dùng là hộ chiếu giả. Mặc dù Vũ đã dùng hộ chiếu này ra vào Sing nhiều lần".
(3) "Hiện nay an ninh Việt Nam đang dùng những thủ đoạn trái pháp luật như làm hồ sơ giả của tội danh khác để đòi Sing để dẫn độ Vũ về Việt Nam".
3 nội dung mà Hiếu nghiện cài vào bài viết, thiết nghĩ không cần phân tích mọi người đã rõ.
Cuối cùng, như để khẳng định thông tin của mình là nghiêm túc, Hiếu đưa thêm một đoạn, xin trích lại nguyên văn: "Tất cả những cơ quan báo chí quốc tế, cần tiếp xúc để làm rõ hơn thông tin này xin liên hệ với Email buithanhhieu1972 hoặc điện thoại 004915237340327 để được cung cấp bằng chứng bắt giữ của Sing cũng như thông tin liên hệ với luật sư của Phan Văn Anh Vũ người Sing. Xin nhắc lại liên hệ: buithanhhieu1972 hoặc điện thoại: 004915237340327 Tất cả những ai gọi điện lúc này chỉ để hỏi han và không liên quan đến tiếp cận với hãng truyền thông, đều được đánh giá là cản trở, làm chậm thời gian. Các anh em, bạn bè không cần thiết không nên gọi hỏi chuyện".
Vấn đề đa chiều đã liên hệ trực tiếp với Cục quản lý Xuất nhập cảnh Singapore (ICA) để xác thực nguồn tin và nhận được câu trả lời: Chúng tôi không có thông tin gì. 

Cho đến giờ phút này, chưa có bất cứ thông tin chính thống nào về việc Phan Văn Anh Vũ bị bắt. 
Mọi người hãy kiên nhẫn chờ thêm.


Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2017

GIẢI TRÍ CUỐI TUẦN

(Nhân có "9 vị anh hùng" chặn xe "xin tiền" và live stream trên FB)
  
Dạo năm Xuân Phúc thứ ba, giang hồ lại nổi lên làn sóng dữ. Thời thế tạo anh hùng. Bấy giờ, đất Phú Thọ gần kinh đô Hùng Vương năm xưa, anh tài nhiều vô số. Trong đó, tại trấn Phù Ninh nổi lên 9 vị thiếu hiệp, tuổi chừng mười bảy, sức bẻ gãy sừng trâu. Còn trẻ nhưng hùng tâm tráng chí ngợp trời, thường cùng nhau qua lại, uống rượu chuyện trò mưu nghiệp lớn báo đời. Người trong vùng thường gọi là Phù Ninh Cửu Tử.

GIẢI TRÍ CUỐI TUẦN

Dạo cuối tháng chạp, sau khi buông đèn sách, Phù Ninh Cửu Tử bèn tụ tập đối ẩm rồi luận bàn thời thế. Hôm ấy tiết trời ảm đạm u sầu, sau vài tuần rượu, buồn cho vận nước, 9 vị thiếu hiệp liền rủ nhau xách binh khí lên khởi nghiệp. Đi đến đoạn đường đông người qua lại, cửu tử dừng lại cùng chụp ảnh, trước là để lưu lại tuổi thanh xuân, sau là đem lên Diện Thư, chính thức ra mắt quần hùng.
Được một lúc, có người trong hội đề nghị: “Để nên nghiệp lớn, trước tiên phải có tài lực dồi dào, chi bằng tại đây chúng ta ngăn lộ thu phí, lấy tiền mở rộng bang hội!”. Trong men say chiều đông, tình bằng hữu thắm thiết, cả 9 vị thiếu niên anh hùng xông ra giữa lộ, bày Cửu Cung bát trận đồ, tay vung thiết côn, miệng bắt xe dừng náo loạn cả một vùng.
Cánh xa phu sau khi hiểu được chí lớn của anh em, liền không tiếc mà dốc kim tiền ủng hộ. Chả mấy chốc đã thu được mấy chục vạn lượng bạc. Tiền đồ sáng ngời, các thiếu hiệp cũng không quên thu hình trực tiếp phát lên Diện Thư, ấy là để các vị anh hùng khắp nơi được biết, thấy thanh thế to lớn mà theo về.
Nào ngờ có kẻ xấu xem được, bèn đi báo quan, chưa đầy một canh giờ, sai nha kéo đến đông không kể xiết. Phù Ninh Cửu Tử bụng ôm chí lớn nhưng đành thúc thủ, bó tay chịu trói trước đám quan quân triều đình. Hôm sau tin tức từ Diện Thư lan đi khắp nơi, giang hồ xem thấy đều thương cảm, có kẻ nhịn cười mà làm bốn câu thơ:
"Tuổi trẻ tài cao, chí hướng cùng
Dừng xe chặn lộ, khởi nghiệp chung
Việc lớn chưa nên, đành gác lại
Hẹn đôi năm tới lại anh hùng!”




Nguồn lượm trên internet

Bóc mẽ toàn bộ tiểu sử ngòi bút ma quỷ Vẩu – Huy Đức

“Tên tuổi” Huy Đức bắt đầu nổi như cồn từ hàng loạt bài viết về vụ “Đường Sơn Quán” ở Thủ Đức đăng trên các báo Tuổi trẻThanh niên. Vì sao lại là “Đường Sơn Quán” mà không phải nơi nào khác? Vì đây là nơi giao tiếp, gặp gỡ, cũng như giải trí dành cho những kẻ lắm tiền, nhiều của và có quyền lực trong xã hội. Đồng thời, những câu chuyện đổi chác, hối lộ cũng diễn ra tại đây. Vụ này dính dáng đến ông trùm xã hội đen Trương Văn Cam (Năm Cam) lúc này đang phô trương thế lực, thâu tóm các băng đảng về dưới trướng. Trong nhóm người lân la và tiệc tùng, thác loạn ấy có cả Huy Đức và Hoàng Linh của Báo Tuổi trẻ. Cả hai nhanh chóng nhận được sự chú ý của Năm Cam.
 
Bóc mẽ toàn bộ tiểu sử ngòi bút ma quỷ Vẩu – Huy Đức
Chân dung Vẩu - Huy Đức

Với âm mưu thôn tính “ngành công nghiệp giải trí” ở đô thị giàu nhất cả nước, lợi dụng chủ trương khi đó triệt phá các điểm ăn chơi của các băng nhóm tội phạm để chuẩn bị Đại hội Đảng lần VI của cố Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Linh, Năm Cam đã vung tiền mua chuộc, sử dụng Trương Huy San, Hoàng Linh và một số “nhà báo” khai thác những sai phạm để tấn công, khống chế, triệt hạ những “tay chơi” phục vụ cho mưu đồ thôn tính.
Với ý đồ triệt hạ Ba Tung - Trưởng phòng Cảnh sát hình sự (Công an TPHCM) khi ấy vì truy quét tội phạm hình sự, khiến Năm Cam mất nguồn thu tài chính, nên Năm Cam muốn Hoàng Linh và Huy Đức tung bài trả thù Ba Tung.
Với lối viết “có sức công phá”, cách sử dụng những ngôn từ miệt thị, nguyền rủa tới mức cay độc, “chiến tích” đầu tiên của Trương Huy San là hủy hoại thanh danh Ba Tung, lấy đi mạng sống của một nguời con gái trẻ tuổi và đẩy người mẹ của cô rơi vào cảnh “sống cũng như chết”.
Dưới sự giật dây của Nam Cam, Trương Huy San đã mài bút, giương móng vuốt, dùng những từ ngữ miệt thị cay độc nhất có thể nhằm vào Ba Tung, biến Ba Tung thành thủ phạm chính của vụ án và bắn phá không tiếc bằng những hình ảnh nhạy cảm, lời nguyền rủa nhắm vào Ba Tung cũng như những người thân trong gia đình. Cô con gái 16 tuổi của Ba Tung đang học tại Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn đã không chịu nỗi cảnh nhục nhã khi nghe bạn bè đàm tiếu chuyện cha mình qua những bài báo đầy tanh tưởi của Trương Huy San. Hậu quả là cô gái vô tội ấy đã uống thuốc độc vĩnh viễn ra đi. Còn người vợ của Ba Tung thì không chịu nổi sức ép đã vĩnh viễn xa rời cuộc sống bình thường trong bệnh viện tâm thần.
Chưa dừng lại, Trương Huy San còn kết hợp với Lê Văn Ba (cựu phóng viên báo Đại Đoàn Kết) “giết chết lần hai” cô con gái tội nghiệp của Ba Tung khi tung lên mặt báo bản chụp lá thư tuyệt mệnh của cô để khoe chiến tích anh hùng lừng lẫy nhưng lại mang đậm sự bỉ ổi, vô lương tâm và tội ác.
Đó là những gì diễn ra đằng sau sự hả hê của Trương Huy San và ông chủ Năm Cam trong đại yến tiệc ăn mừng chiến thắng say sưa thâu đêm với gái đẹp hạng sang và phong bì rủng rỉnh.
Vụ “Đường Sơn Quán” đã kết thúc với ánh hào quang chói sáng của Trương Huy San trên bầu trời những ngôi sao của làng báo, được dư luận lúc ấy vỗ tay hoan nghênh rần trời. “Thành công” vụ án cũng mang đến cho Trương Huy San vô vàn gái đẹp hạng sang và phong bì rủng rỉnh - phần thưởng của ông trùm Năm Cam. Từ đó, Huy Đức trở thành quân cờ, một pháo thủ cao xạ với ngòi bút sắc máu trong tay Năm Cam.
Sau đó, một mặt Năm Cam mang tiền đến mua chuộc Hoàng Đình Xuân (Năm Lương) lên thay ghế Ba Tung và số thuộc hạ của Năm Lương đề phòng bất trắc. Mặt khác, Năm Cam bắn tin cho Huy Đức, Hoàng Linh, Quang Thắng để tung ra nhiều bài viết quỷ quyệt với mục đích nhờ tay của Công an triệt hạ đối thủ để Năm Cam thao túng toàn bộ thế giới ngầm. Đặc biệt, Năm Cam đã dùng Huy Đức với ngòi bút đầy máu tanh để triệt hạ vô số băng nhóm giang hồ “bất trị” và “xâm lăng” từ Hải Phòng và Quảng Ninh vào.
Năm Cam trở thành một ông trùm giang hồ có số má, “soái ca” trong giới giang hồ. Nhưng ít ai biết rằng, đây là kết quả của cuộc tranh giành quyền lực ngầm dưới bàn tay điều khiển của trùm Năm Cam mà Trương Huy San là công cụ, là quân cờ trong cuộc chơi tanh mùi tiền và máu, thâu tóm các băng nhóm giang hồ. Sự có mặt của Huy Đức chính là chiếc cầu gắn kết mối quan hệ ba bên cùng có lợi (Xã hội đen - Nhà báo - Quan chức biến chất), trong đó Huy Đức là người ăn cửa giữa, người làm chứng và chơi trò tung hứng. Khi mắt xích nào bị đứt, Huy Đức đu bám vào kẻ sống sót để tiếp tục cuộc chơi mới. Những cuộc chơi bẩn thỉu nâng tầm Năm Cam trở thành ông trùm, gây biết bao ung nhọt cho thành phố, làm hư hỏng bao nhiêu lớp cán bộ, công chức trẻ tuổi sau này.
Không chỉ qua mặt nhiều người dân, Huy Đức còn qua mặt những người lãnh đạo đầy kinh nghiệm như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Được ông Võ Văn Kiệt tạo điều kiện, nâng đỡ để phục vụ công cuộc cải cách đất nước sau chiến tranh, nhưng Huy Đức đã lợi dụng thanh thế của cố Thủ tướng để thu tin, soi mói các tiêu cực, ép các công ty, doanh nghiệp phải “cúng tiền”, “chung chi”.
Chỉ đến khi vụ án kinh tế Epco - Minh Phụng của Liên Khui Thìn và Tăng Minh Phụng bị phanh phui những năm 1997 - 1998, dư luận mới biết được bộ mặt thật, những thủ đoạn kiếm tiền bất lương của Trương Huy San.
Cựu phóng viên Hoàng Linh khi bị bắt đã khai trước Tòa án rằng đã được Liên Khui Thìn cho tiền rất nhiều lần, đồng thời giúp Liên Khui Thìn chuyển rất nhiều tiền cho Huỳnh Sơn Phước, Quang Thắng, Hoàng Quý và Trương Huy San vì bị “vòi tiền”, đe dọa viết bài phản ánh, nếu không đối xử tốt thì sẽ phải đối diện nhiều bất lợi. Và tất nhiên những người kể trên đều không thừa nhận lời khai của Hoàng Linh. Thế nhưng, sau vụ việc này cả ba người: Huỳnh Sơn Phước, Hoàng Quý và Trương Huy San đều phải cuốn gói ra đi khỏi báo Tuổi Trẻ một cách nhục nhã, ê chề.
Huy Đức và Hoàng Linh từng cấu kết ăn chặn tiền của Liên Khui Thìn và Tăng Minh Phụng khi còn làm việc tại tòa soạn Tuổi trẻ.
Không còn chỗ kiếm ăn, bấu víu, Trương Huy San chạy vạy làm phóng viên rồi tụt hạng xuống cộng tác viên cho các báo Thanh Niên, Diễn đàn doanh nghiệp, Nông thôn ngày nay. Tại Thời báo Kinh Tế Sài Gòn, dưới sự giật dây của các ông trùm kinh tế, Huy Đức đã nhả đạn với loạt bài viết về các PMU đầy màu sắc đấu đá kinh tế. Và cuối cùng là nhả đạn trên báo Sài Gòn tiếp thị trước khi bị tước thẻ nhà báo.
Cay cú vì từng bị đuổi khỏi Báo Tuổi trẻ, khi vụ xét xử Hà Văn Thắm (cựu Tổng Giám đốc OceanBank) xảy ra, Huy Đức đã nhào lặn ra một bài viết với tiêu đề “sự phản bội bạn đọc của Báo Tuổi trẻ” đăng trên facebook cá nhân, khiến nhà báo Bạch Hoàn phải đăng trên trang cá nhân của mình bài viết “Ai là kẻ phản bội?” với đại ý “Chính anh Osin đã biến ngòi bút của mình trở nên dơ bẩn. Ngòi bút của anh Osin đã không thể nào giấu nổi mục đích nữa rồi. Cho ai? Mục đích gì? Ai cũng biết”; “Anh Osin không hài lòng vì thứ anh cần lại là thứ người làm báo tử tế không muốn nhúng tay vào. Ai mới là kẻ phản bội, ăn cháo đá bát? Các anh chị chắc chắn đã biết…”
Có thể thấy, không một tờ báo nào dám sử dụng lâu dài Trương Huy San bởi họ cảm thấy không an toàn về con người này. Một người có thể phản bội bất kỳ lúc nào, sẵn sàng mài bút rồi nhân danh những điều tốt đẹp để giết chết những ai là đối thủ kể cả vợ con, gia đình, dòng họ.
Trở thành pháo thủ trong màu áo “Việt Tân”.
Với bản chất cơ hội, sau khi bị lột mặt nạ trong vụ EPCO - Minh Phụng, Trương Huy San tiếp tục đổi màu. Trục lợi trên xác chết của tội phạm và giới giang hồ chưa đã, Trương Huy San đột ngột quay lưng lại bắn phá chính những người từng một thời là đồng đội trong màu áo lính đã hy sinh trong các cuộc chiến tranh bảo vệ biên cương của Tổ Quốc. Sau loạt bài “Biên giới tháng Hai” đăng trên tờ Sài Gòn tiếp thị nói về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979) có nhiều nội dung bóp méo sự thật, báo Sài Gòn tiếp thị đã sa thải Trương Huy San và thu hồi thẻ cộng tác viên vào tháng 8/2009. Sau vụ này, Trương Huy San đã không giữ nổi bình tĩnh và viết những lời lẽ hằn học chửi bới bất mãn trên trang blog Osin.
Các tổ chức chống đối được sự hà hơi tiếp sức của các cơ quan đặc biệt nước ngoài từ lâu đã để ý và muốn dựng Trương Huy San lên một vai diễn mới - “nhà báo cấp tiến” là một công cụ phục vụ cho lợi ích của các tổ chức phi chính phủ được gắn với cái danh là một chiến sĩ đấu tranh cho “tự do báo chí”, “dân chủ”…
Tháng 5 năm 2012, thông qua Chương trình Nieman, một quỹ NGO trá hình, Trương Huy San được cấp “học bổng” sang Mỹ “tu nghiệp” tại Boston. Chủ đề chính mà Trương Huy San đăng ký để nhận học bổng này là văn chương Mỹ. Thực chất đây là học bổng dành cho những người viết có lợi cho chính sách đối ngoại của Mỹ.
Khi đó, mục tiêu chính của Huy Đức là tìm cách xuất bản cuốn sách “Bên thắng cuộc” vào cuối năm 2012 để xin tị nạn chính trị tại Mỹ. Khổ nỗi cuốn sách này lại chẳng có gì liên quan tới các chủ đề mà Trương Huy San đăng ký để nhận được học bổng. Huy Đức đã cố tình “cắt cúp” theo chủ kiến của riêng mình, tô vẽ cho “Bên thắng cuộc” để dẫn lái người đọc vào mê hồn trận, nhìn cuộc chiến tranh Việt - Mỹ theo một màu đen tối, bi thương.
Nhiều trí thức đã phản pháo rất mạnh với cuốn sách này, cho rằng “Bên thắng cuộc” đã cố ý “đánh lộn sòng phải trái”, “đánh lận trắng đen” về bản chất cuộc chiến tranh Việt Nam. Đến nỗi ông Dương Trung Quốc cho rằng “cuốn sách đó chỉ là sự lượm lặt những “lời kể” không được kiểm chứng; nó không đủ tư cách là một tác phẩm sử học mà chỉ là một cuốn “tạp văn” có tính báo chí không hơn không kém”. Còn Tổng Biên tập Báo Lao Động lúc đó là ông Vương Văn Việt đã nhận xét: “Những tư liệu về sự kiện lịch sử là một chuyện. Còn cách sắp xếp và xử lý những tư liệu, sự kiện ấy để đưa người đọc tới kết luận theo ý của mình lại là chuyện khác".
Thậm chí, Trương Huy San còn giương móng vuốt chà đạp thô bạo đến cả chính những người từng là đồng nghiệp ở báo Tuổi trẻ. Nhà báo Lưu Đình Triều đã phản ứng gay gắt rằng, “Huy Đức đã cắt xén những thông tin về cuộc đời, mối quan hệ của cha con, làm người đọc ngộ nhận gây tổn thương gia đình tôi… , nhằm mục đích gì thì chính Huy Đức rõ hơn ai hết”.
Ngay cả ông Anh Đức, người Việt ở bên kia Thái Bình Dương cũng không thể chịu nổi Trương Huy San, đã viết trên tờ Việt Nam thời báo xuất bản tại Mỹ số 6729 ra ngày 12/01/2013 rằng: “Trương Huy San, Huy Đức, một thằng làm báo thiếu đạo đức nghề nghiệp … lợi dụng sự tò mò của những ai chưa biết, viết về những chuyện cũ kỹ hơn 30 năm để móc đô-la của người Việt tại Mỹ”.
Không những thế, cả quan chức ngoại giao Mỹ đánh giá cuốn sách đó chứa đựng những vấn đề không chính xác có thể gây phương hại đến quan hệ Việt - Mỹ. Và thế là mục tiêu chính xin tị nạn chính trị của Trương Huy San đã không đạt được! Điều này buộc Trương Huy San phải quay về Việt Nam sau khi hết thời hạn “du học”.
Lại đổi màu để quay về nước
Sau khi không đạt được mục đích và cảm thấy không còn an toàn sau khi xuất bản “Bên thắng cuộc”, Trương Huy San với bản chất là kẻ cơ hội chính trị lại tiếp tục đổi màu, đổi giọng, quay chiều ngòi bút, liên hệ móc nối với thế giới ngầm để được trở về nước an toàn.
Trong đó, có một thông tin đáng chú ý rằng, Huy Đức đã nhận được sự chú ý và móc nối của tình báo Hoa Nam - Trung Quốc, thông tin này nằm trong các bức điện tín của Bộ ngoại giao Mỹ do Wikileaks tiết lộ thời gian gần đây về một số “nhà báo” như Trương Huy San, Nguyễn Công Khế đã hợp tác với tình báo Hoa Nam của Trung Quốc.
Nếu câu chuyện là có thật, thì đây cũng là một lời giải hợp lí cho xu hướng viết bài “thân Tàu” mấy năm gần đây của Trương Huy San.
Từ năm 2013, Trương Huy San liên tục đăng tải trên trang Blog và trang FB cá nhân nhiều bài viết công kích chính trị với màu sắc Trung Hoa, nâng người này hạ người kia.
Nắm bắt được tình hình nhân sự của Đại hội Đảng XII và nhận thấy thời cơ đã đến, Trương Huy San đã mài bút, tung ra cú đạp đổ hàng rào, viết ra “Bộ tứ” với cú đâm sau lưng vào người thân của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Xuyên suốt cả bài viết là thủ đoạn “bới lông tìm vết”, “câu sau chửi câu trước” hạ bệ người này, nâng người kia, để gây chia rẽ một cách có chủ đích, có kịch bản chính trị được dàn dựng một cách bài bản, có tính toán.
Trong đoạn chia sẻ đêm ngày 07/01/2016 trên trang FB cá nhân, Trương Huy San tiếp tục bẻ cong ngòi bút, đánh lận con đen về sự hy sinh của quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Việt Nam, chống quân diệt chủng của bè lũ Polpot - Yeng Sary những năm 1979 - 1989. Bài viết này của Huy Đức đã gây bức xúc từ chính cựu chiến binh Việt Nam, những người trực tiếp cầm súng chứ không phải cầm bút. Cựu chiến binh Nguyễn Đình Thắng và những đồng đội đã vạch trần động cơ của Huy Đức tìm cách mua chuộc các cựu chiến binh gặp hoàn cảnh khó khăn để lôi kéo phục vụ cho mưu đồ vẽ lại lịch sử có lợi cho Trung Quốc.
Nếu có chuyện hợp tác với tình báo Hoa Nam theo Wikileads, thì việc Huy Đức đã thực hiện xuyên tạc cuộc chiến chống Khmer đỏ và bảo vệ biên giới phía Bắc của Việt Nam, theo hướng có lợi cho Trung Quốc là điều có thể xảy ra và rất logic vì bất kỳ cựu chiến binh nào cũng biết sau lưng Khmer đỏ là ai.
Cựu chiến binh Nguyễn Anh Khoa búc xúc cho rằng, “Trương Huy San chưa từng tốn giọt mồ hôi nào để cầm súng trực tiếp chiến đấu nên không biết cái giá phải trả cho chiến thắng ngày hôm nay để được tự do ngồi chửi rủa. Ba Chúc - An Giang, Hà Tiên - Kiên Giang còn đó những bộ hài cốt không lành lặn. Những cái hang đã bịt lại để làm mồ chung của cả 1 gia đình hay cả 1 dòng họ. Điều đó chưa đủ nói lên sự tàn bạo của Khmer đỏ, của Polpot hay sao Huy Đức?”
Huy Đức có biết hơn 3000 đồng bào Hồng Ngự - Đồng Tháp đã chết, trẻ em thì chúng xé ra, phụ nữ thì có một khúc cây chúng cắm vào, đàn ông thì chúng cắt không còn vành tai. Huy Đức có biết chúng tuyên bố tập trung toàn lực đánh đến cây thốt nốt ở Gia Định TP.HCH không? Đó là chủ trương của ai ? Khi quân tình nguyện Việt Nam sang dẹp Khmer đỏ ở Campuchia thì Trung Quốc cho biển người đánh biên giới phía Bắc và tuyên bố sẽ đánh tới Thủ đô Hà Nội. Huy Đức lúc này đang cầm bút trốn ở đâu ?
Phải chăng dưới sự giật dây của tình báo nước ngoài, Trương Huy San đã lợi dụng xương máu của các chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia để phả hơi độc vào bầu không khí truyền thông ở Việt Nam?.
Để hiểu thêm về quan điểm của Trương Huy San về nghề báo, chúng ta có thể thấy qua câu nói “dạy bảo” của Trương Huy San như sau: “Mọi người làm báo chúng ta phải mài ngòi bút của mình”. Cảm ơn Trương Huy San, ông nói rất đúng, và còn đúng hơn nữa khi mà nếu ông “dạy bảo” người ta thêm rằng nên mài ngòi bút của mình để tấn công ai, để đả phá mục tiêu nào!
Với bản chất cơ hội chính trị, sẵn sàng làm bất cứ điều gì có lợi, những kẻ tay chân nào đó đã bắn tin Trịnh Xuân Thanh về nước, Trương Huy San liền đăng trên trang Facebook cá nhân với mưa đồ gì thì ai cũng biết.
Và mới đây nhất, nắm bắt tình hình qua các tin đồn nội bộ cấp cao về sức khỏe của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Huy Đức lại đổi màu, mài bút, công phá một mục tiêu khác với bài viết “Nguyên Thủ Quốc gia và Định chế Chủ tịch nước”. Nếu tin đồn này có thật đi chăng nữa, thay vì đồng cảm, Huy Đức lại lạnh lùng nhào lặn, lắp ghép thêm thông tin của nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh (mỉa mai với ý chí sắt đá) để làm bàn đạp, nhằm hướng phế truất Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Việc Huy Đức sử dụng cụm từ “Đại tướng” thay vì dùng chức danh Chủ tịch nước, và vẽ ra các tình huống “tày trời” cũng để tăng thêm tính phủ định vai trò Chủ tịch nước.
Đã có nhiều ý kiến của dư luận đưa ra như: Ai đứng sau âm mưu của Trương Huy San? Phải chăng Osin tấn công lãnh đạo cấp cao khiến Việt Nam phải lo giải quyết nội bộ, mất chú ý chuyện ngoài Biển Đông? Âm mưu gì đây hả Trương Huy San?
Vâng, “công khai minh bạch”, “dân chủ”, “tự do ngôn luận” là điều ai cũng muốn nếu dùng nó với mục đích trong sáng, nhưng việc Huy Đức dùng nó có toan tính để lôi kéo dư luận phục vụ mưu đồ chính trị, cuộc chơi quyền lực triệt hạ người này, tung hô người kia để phá rối nội bộ, tạo điều kiện cho nước ngoài thôn tính Biển Đông thì có phải là điều khốn nạn?
Việc sử dụng các kiểu viết phô bày kiến thức, dạy dỗ người đọc về luật pháp Việt Nam, đánh giá thời cuộc và những nhân vật lớn theo toan tính cộng với sự xuống cấp về truyền thông, đói khát thông tin của dư luận, Huy Đức đang làm nhiễu loạn dư luận theo kiểu truyền thống Trung Hoa, mưu đồ phục vụ cho ai thì mọi người tự hiểu!
Huy Đức ủng hộ sự có mặt lâu dài của Trung Quốc ở Việt Nam như cổ vũ cho Formosa xây dựng miếu thờ ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Chứ thực chất Trương Huy San chưa bao giờ ngó ngàng gì đến cái gọi là “cuộc đấu tranh đòi dân chủ dân quyền” mà Huy San cho là tầm thường. Đó là lý do giải thích vì sao Trương Huy San có những “thông tin mật”, để tung tin thổi phồng người này, diệt người kia. Đó cũng là cách để Huy Đức tồn tại bấy lâu nay.
Có thể nói, Trương Huy San đã tận dụng, luồn lách mọi cơ hội, đổi màu, sử dụng những ngón nghề báo chí điêu luyện nhằm mục tiêu triệt hạ mà không cần biết lợi ích dân tộc là cái gì cả. Đơn giản vì Huy Đức vốn không còn là người của dân tộc Việt Nam này.