KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2018

Trăm năm xuất hiện anh hùng!



(Nhân dịp ngày sinh nhật cố TBT Lê Duẩn)

Mỗi lúc rảnh rỗi biên bài là tôi vắt óc nghĩ đủ trò cho các anh chị được giải trí, quên mẹ nó đi những mỏi mệt thường nhật. Phần quan trọng hơn đối với tôi là kiếm lai nữa. Nhiều lai thì tôi ắt có nhiều người tình thương mến thương. 

Khổ! Chạy theo tình thương và cả đồng tiền nhiều lúc bở hơi tai các anh chị ạ! Tôi cứ rêu rao là viết để phục vụ cho nhân dân, cho đất nước thế thôi, chứ thực ra đều là nói phét phần nhiều. Ôi cái miếng cơm đôi lúc nó nhục nhã lắm thay! 

Còn riêng tus này tôi nói thật lòng, các anh chị tin hay không cũng tuỳ!

Trăm năm xuất hiện anh hùng!


Chuyện là: Lần nào cũng vậy, mỗi một thanh củi vào lò tôi lại nhớ tới ông! Củi càng to tôi càng kính trọng ông thêm tỷ phần! Ở đời này liêm khiết được như ông, tâm trong trí sáng được như ông quả là tôi có được hồi sinh cả triệu lần tôi cũng chỉ lóc cóc đi kiếm lai thôi, cũng không thể làm được điều ông đã làm. Có dùng bao nhiêu từ hoa văn mỹ miều để so sánh thì cũng không thể bì được, mãi mãi chỉ là cống rãnh mà không thể sánh với đại dương. Cho nên, cứ dân dã mà gọi, ông có cái tâm rất sạch, rất thơm!

Đời nó bảo: "ông ấy cần gì vất vả, cứ ngồi yên thôi thì 18 đời sau con cháu chẳng phải lo đói bao giờ, cũng không lo chống trả kẻ thù đối địch!" Đời nó phũ! Nhưng thật đấy! Nó dùng cái luận điệu bẻ ngược để khen ông mà thôi. Khen ông không phải là một người bình thường, tầm thường. Đời nó khen rằng: "ông quả thật phi thường!" Ông sợ đéo gì thù địch đâu! Cái ông sợ ấy là sợ nhân dân đói khổ lầm than, sợ thế hệ trẻ lầm đường lạc lối bỏ đức mua danh! Sợ người nông dân nghèo ai oán! Ông sợ sự nghiệp cách mạng này của Đảng sẽ đi về đâu nếu không ra tay mà hành động! Anh cả của Đảng rồi, đợi ai nữa! Không lúc này thì còn đợi đến bao giờ?

Rồi ông làm! Ông quyết làm, và đang làm trên cả tuyệt vời! Người trần mắt thịt mà thần thánh hoá thì cụ Mác lại chửi là duy tâm. Thế nhưng tôi mạnh dạn khẳng định ông còn hơn khối Thánh! Xin lỗi đầy thánh với thần chán bỏ mẹ, nhất là trong Tây Du Ký ấy. Toàn thánh ăn cắp, dâm ô bị đày xuống hạ giới thôi. Cho nên, trăm năm nữa trong hương án tổ tiên của dòng họ tôi sẽ luôn có ảnh ông. Ông là ai? Là bác Trọng chứ còn ai vào đây nữa! Các anh chị nhể!

Tuyến Văn

Khởi tố nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh



Cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh bị Cơ quan điều tra xác định liên quan đến đường dây đánh bạc ngàn tỉ có bàn tay "bảo kê" của cán bộ ngành Công an, gây rúng động dư luận thời gian qua.

Khởi tố nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh
Trung tướng Phan Văn Vĩnh - Ảnh: Tư liệu

Ngày 06/4, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Phan Văn Vĩnh - cựu Trung tướng, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an để điều tra hành vi liên quan đến đường dây đánh bạc xuyên quốc gia với số tiền lên tới hàng ngàn tỉ đồng.

Ông Vĩnh bị khởi tố theo Điều 356, Bộ luật Hình sự với tội danh "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Các quyết định và lệnh trên đã được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ phê chuẩn.

Trước đó, Công an Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh thành.

Căn cứ kết quả điều tra vụ án, có đủ căn cứ xác định, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố bị can ông Phan Văn Vĩnh.

Trước khi bị khởi tố ông Vĩnh có cấp bậc Trung tướng.

Liên quan đến vụ án này, ngày 11/3 Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với ông Nguyễn Thanh Hóa, nguyên cục trưởng Cục Cảnh sát công nghệ cao để điều tra về tội "Tổ chức đánh bạc" quy định tại khoản 2, Điều 249 - Bộ luật Hình sự năm 1999.

Dù là Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao, tuy nhiên khi phát hiện sai phạm ông Hóa lại không ngăn chặn, xử lý mà còn tiếp tay, "bảo kê" cho đường dây đánh bạc này. 

Vì vậy đường dây đánh bạc với quy mô lớn nhưng hoạt động một thời gian dài mới bị phát hiện và "đánh sập".

Hai bị can cầm đầu đường dây này là Nguyễn Văn Dương (khi đó là Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao - CNC) và ông Phan Sào Nam (nguyên chủ tịch HĐQT VTC Online).

Đến nay cơ quan điều tra đã làm rõ ông Phan Sào Nam là người cung cấp phần mềm, bản quyền cổng game điện tử cho ông Nguyễn Văn Dương. Bị can Dương có vai trò điều hành 2 cổng game điện tử có tên là Rikvip và Tip.club.

Cơ quan điều tra đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh được số tiền có giá trị vật chất để quy trách nhiệm hình sự của các đối tượng tham gia đánh bạc là khoảng hơn 2.700 tỉ đồng. 

Đây là đường dây đánh bạc xuyên quốc gia vì đã có hàng triệu USD được chuyển ra nước ngoài. Đến nay cơ quan chức năng thu được khoảng 1.300 tỉ đồng và số ngoại tệ đánh bạc chuyển ra nước ngoài theo thống kê ban đầu ước chừng 3,6 triệu USD.

Tính đến nay Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố hơn 80 bị can, trong đó có ông Nguyễn Thanh Hóa và ông Phan Văn Vĩnh, nguyên là tướng công an.

Ông Phan Văn Vĩnh, nguyên tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an), sinh năm 1955 tại thị trấn Ngô Đồng, huyện Giao Thủy, Nam Định.

Trước khi giữ chức Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, ông Vĩnh từng là Giám đốc Công an tỉnh Nam Định. 

Ông Vĩnh cũng từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, thuộc đoàn đại biểu Nam Định, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Ông Vĩnh từng nổi tiếng trong chỉ đạo triệt phá tội phạm.

Trong quá trình hoạt động trong ngành, vụ án ghi đậm dấu ấn, vai trò của ông Phan Văn Vĩnh nhất là điều tra vụ thảm sát tại Bắc Giang do Lê Văn Luyện thực hiện và vụ bắt "bầu" Kiên.

Ông Vĩnh là Trưởng ban chỉ đạo chuyên án điều tra vụ thảm sát do Lê Văn Luyện gây ra. Ông cũng chính là Trưởng ban chuyên án vụ bắt giữ "bầu" Kiên.

Tướng Phan Văn Vĩnh thôi giữ chức Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát từ tháng 4/2017 để nghỉ theo chế độ.

Tại buổi họp báo của Bộ Công an ngày 15/01, một số phóng viên đã đặt câu hỏi về thông tin đăng tải trên mạng xã hội cho rằng ông Phan Văn Vĩnh và ông Nguyễn Thanh Hóa (Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao, Bộ Công an) có liên quan đến việc bảo kê đường dây đánh bạc hàng ngàn tỉ.

Trung tướng Trần Đăng Yến cho biết vụ đánh bạc ở Phú Thọ, hiện cơ quan Công an đã khởi tố vụ án. Bộ Công an giao các lực lượng nghiệp vụ, chức năng của Bộ phối hợp với Công an Phú Thọ và giao Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ chỉ đạo điều tra.

Theo trung tướng Yến, những thông tin trên mạng xã hội, trong quá trình điều tra nếu tiếp tục phát hiện đều xử lý nghiêm.

Thứ Năm, 5 tháng 4, 2018

CÁI GIÁ PHẢI TRẢ CHO TỘI PHẢN QUỐC


Phiên tòa kết thúc lúc 20h30, tối ngày 05/4/2018, với bản án 66 năm tù giam và 17 năm quản chế dành cho các thành viên “Hội anh em dân chủ”.

CÁI GIÁ PHẢI TRẢ CHO TỘI PHẢN QUỐC


Chiều tối ngày 06/4, phiên tòa xét xử sơ thẩm 6 bị cáo “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” đã tuyên án. Tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 6 bị cáo tại phiên tòa, gồm có luật sư: Lê Văn Luân, Nguyễn Văn Miếng, Đoàn Thái Duyên Hải, Trịnh Vĩnh Phúc và Ngô Anh Tuấn.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, từ tháng 3/2013 đến tháng 7/2017, các bị cáo Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển là người khởi xướng, thành lập tổ chức, xây dựng cương lĩnh, điều lệ, quy chế hoạt động và chỉ đạo, điều hành hoạt động của tổ chức “Hội anh em dân chủ".

Bị cáo Đài cùng các đồng phạm đã lôi kéo Trương Minh Đức, Lê Thu Hà và một số người tham gia tổ chức thực hiện các hành vi: Lập Văn phòng đại diện, địa chỉ website để hoạt động, xây dựng “Cương lĩnh vắn tắt”, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, chiến lược đối nội, đối ngoại, hoạt động phát triển lực lượng, đào tạo hội viên…

Các bị cáo đã lợi dụng việc đấu tranh cho “dân chủ, nhân quyền”, “xã hội dân sự” để che giấu mục đích hoạt động của “Hội anh em dân chủ”; liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước, liên kết với các tổ chức bất hợp pháp trong nước, tìm sự hậu thuẫn, tài trợ về tài chính từ nước ngoài, tuyên truyền chống Nhà nước với mục đích khi lực lượng đủ mạnh, chờ thời điểm phù hợp sẽ công khai hoạt động, đối đầu với chính quyền, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam để xây dựng chế độ “đa nguyên, đa đảng”, “tam quyền phân lập”, tiến tới lật đổ chính quyền nhân dân…

Trong vụ án này, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao xác định bị cáo Nguyễn Văn Đài là đối tượng cầm đầu, đóng vai trò chủ mưu, giữ vị trí Phó Chủ tịch thứ hai của “Hội anh em dân chủ”, trực tiếp xây dựng cương lĩnh hoạt động của “Hội anh em dân chủ”; tham gia bàn bạc, định hướng cách thức hoạt động, phát triển lực lượng, lôi kéo Lê Thu Hà tham gia “Hội anh em dân chủ”; đào tạo, hướng dẫn các thành viên về cách thức, kinh nghiệm hoạt động; lập dự án và liên hệ với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài để vận động ủng hộ, nhận số tiền 71.726 USD và 9.161,31 EUR tài trợ tài chính cho hoạt động của “Hội anh em dân chủ”; trực tiếp tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bị cáo Phạm Văn Trội là người thành lập và là Chủ tịch “Hội anh em dân chủ”, giữ các vị trí phụ trách hoạt động ở khu vực miền Bắc, xây dựng cương lĩnh hoạt động của “Hội anh em dân chủ”; bàn bạc, định hướng cách phát triển lực lượng; lôi kéo 6 người tham gia “Hội anh em dân chủ”; đào tạo, hướng dẫn các thành viên về cách thức, kinh nghiệm hoạt động; phụ trách quỹ của “Hội anh em dân chủ”; chỉ đạo các thành viên “Hội anh em dân chủ” phản đối cuộc bầu cử Quốc hội tháng 5/2016, tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa và kết quả tranh luận tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện tài liệu chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, Hội đồng xét xử xác định: Hành vi của các bị cáo đã phạm vào tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, được quy định tại Điều 79 BLHS năm 1999. Sau khi nghị án, HĐXX đã tuyên phạt:

1. Nguyễn Văn Đài: 15 năm tù giam, 5 năm quản chế.

2. Nguyễn Trung Tôn: 12 năm tù giam, 3 năm quản chế.

3. Trương Minh Đức: 12 năm tù giam, 3 năm quản chế.

4. Lê Thu Hà: 9 năm tù giam, 2 năm quản chế.

5. Nguyễn Bắc Truyển: 11 năm tù giam, 3 năm quản chế.

6. Nguyễn Văn Trội: 7 năm tù giam, 1 năm quản chế.

CÁI GIÁ PHẢI TRẢ CHO TỘI PHẢN QUỐC

Đáng chú ý, ngay từ sáng sớm, đám “dân chủ cuội” như Trương Văn Dũng, Nguyễn Thúy Hạnh, Dương Thị Tân, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư và nhiều đối tượng đã tiến hành tụ tập và gây rối hòng phá hoại phiên tòa. Trước đó, nhiều tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế với sự tiếp tay về mặt truyền thông của một số phương tiện truyền thông nước ngoài bằng tiếng Việt (RFA, VOA, BBC) cũng như trang fanpage Hội Anh em dân chủ đã lên tiếng vu cáo Việt Nam “vi phạm nhân quyền, “đàn áp các nhà bất đồng chính kiến”, “Dân chủ không có tội” và yêu cầu trả tự do cho Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn trong “Hội Anh em dân chủ”. Tuy nhiên, những chiêu trò này đã sớm bị phát giác và chỉ là những tiếng kêu vô vọng. Bởi những tài liệu thu thập được trong quá trình điều tra vụ án và lời khai của các bị cáo đã chứng minh hành vi phạm tội của các đối tượng âm mưu lật đổ nhà nước Việt Nam.

Bản án thích đáng dành cho các bị cáo thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật và là lời cảnh tỉnh cho những kẻ đang đi ngược lại lợi ích của nhân dân, hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước.

Tuyên án 15 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Văn Đài


Ngày 05/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở Phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên án phạt 6 bị cáo về cùng tội Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, theo quy định tại Điều 79, Khoản 1 - Bộ luật Hình sự năm 1999.

Tuyên án 15 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Văn Đài
Các bị cáo: Nguyễn Văn Đài (giữa), Nguyễn Bắc Truyển (phải) nghe tòa tuyên án. Ảnh: TTXVN

Tòa đã tuyên án phạt 6 bị cáo:

- Nguyễn Văn Đài (sinh năm 1969, trú tại Khu tập thể Bách Khoa, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) 15 năm tù và phạt quản chế bị cáo Đài 5 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

- Phạm Văn Trội (sinh năm 1972, trú tại xã Chương Dương, huyện Thường Tín, Hà Nội) 7 năm tù, quản chế 1 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

- Nguyễn Trung Tôn (sinh năm 1972, trú tại xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) và Trương Minh Đức (sinh năm 1960, trú tại thị trấn Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang) cùng bị phạt 12 năm tù, quản chế 3 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

- Nguyễn Bắc Truyển (sinh năm 1968, trú tại Phường 4, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh) 11 năm tù, quản chế 3 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

- Lê Thu Hà (sinh năm 1982, trú tại phường Đông Giang, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) 9 năm tù, quản chế 2 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

Bản án sơ thẩm nhận định, hành vi của các bị cáo: Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển đã thành lập và xây dựng “Hội anh em dân chủ” để lôi kéo những người có cùng quan điểm với mình hoạt động nhằm chống chính quyền nhân dân. Bị cáo Trương Minh Đức và Lê Thu Hà không tham gia thành lập “Hội anh em dân chủ” nhưng khi bị lôi kéo vào Hội đã tích cực tham gia.

Tại phiên tòa, các bị cáo và các luật sư bào chữa cho rằng, việc các bị cáo sinh hoạt trên mạng Internet không thuộc trường hợp pháp luật cấm, nhóm sinh hoạt trên mạng không phải là thành lập hội.

Về điểm này, Hội đồng xét xử xác định: việc các bị cáo thành lập nhóm kín trao đổi, sinh hoạt thông qua mạng Internet, có nhiều người tham gia, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có cương lĩnh, điều lệ hoạt động, về bản chất đó là thành lập hội, là một tổ chức. Việc sinh hoạt thông qua mạng Internet chỉ là phương thức sinh hoạt của “Hội anh em dân chủ”. Thực tế, thông qua các buổi họp trên mạng Internet, “Hội anh em dân chủ” đã được kiện toàn cơ cấu tổ chức chặt chẽ, lôi kéo được nhiều người tham gia.

Mục đích của Hội này là đấu tranh nhằm thay đổi quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng chế độ đa nguyên, đa đảng. Đồng thời, đã bước đầu xây dựng lực lượng và đào tạo để có thể lãnh đạo đất nước khi các bị cáo đạt được mục đích.

Hành vi của các bị cáo không phải là đấu tranh cho dân chủ mà là hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Do đó, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố các bị cáo về tội Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, theo quy định tại Điều 79, Khoản 1 - Bộ luật Hình sự năm 1999 là có căn cứ, đúng pháp luật.

Hội đồng xét xử kết luận, hành vi của các bị cáo là đặc biệt nguy hiểm bởi ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của chính quyền nhân dân, do vậy cần xử lý nghiêm khắc để bảo đảm yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Trong đó, bị cáo Nguyễn Văn Đài là người cầm đầu, giữ vai trò chủ mưu.

Nguyễn Văn Đài đã cùng với các bị cáo: Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển và Trần Đức Thạch thành lập “Hội anh em dân chủ”. Từ khi thành lập, bị cáo Đài đã cùng bị cáo Trội phụ trách hoạt động ở khu vực miền Bắc, Đài được bầu giữ vị trí Phó Chủ tịch thứ hai của “Hội anh em dân chủ” cho đến khi bị bắt.

Đài đã xây dựng Cương lĩnh hoạt động của “Hội anh em dân chủ”; bàn bạc, định hướng cách thức hoạt động, phát triển lực lượng, lôi kéo Lê Thu Hà tham gia “Hội anh em dân chủ”; đào tạo, hướng dẫn các thành viên về cách thức, kinh nghiệm hoạt động; lập dự án và liên hệ với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài để vận động ủng hộ, nhận số tiền 71.726 USD và 9.161,31 EUR tài trợ tài chính cho hoạt động của “Hội anh em dân chủ”; trực tiếp tuyên truyền chống Nhà nước.

Tại phiên tòa, bị cáo Đài chưa nhận thức được hành vi phạm tội, không có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, bản thân lại có tiền án về tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nên cần áp dụng mức hình phạt cao hơn các bị cáo khác trong vụ án.

Tuyên án 15 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Văn Đài
Các bị cáo: Phạm Văn Trội (phải) và Trương Minh Đức (trái) nghe tòa tuyên án. Ảnh: TTXVN
Bị cáo Phạm Văn Trội tham gia thành lập “Hội anh em dân chủ” và được bầu giữ vị trí Chủ tịch Hội này từ ngày 26/4/2015 cho đến tháng 12/2016 thì rút không tham gia “Hội anh em dân chủ”. Tại phiên tòa, bị cáo Trội có thái độ khai báo thành khẩn và xin được hưởng sự khoan hồng của pháp luật, thể hiện sự ăn năn hối cải nên được Hội đồng xét xử cho áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Thêm vào đó, bị cáo Trội đã nhận thức được hành vi vi phạm pháp luật nên đã tự bỏ không tham gia Hội, được coi là tình tiết tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo quy định tại Điều 16 - Bộ luật Hình sự 2015, nên được Hội đồng xét xử xem xét áp dụng mức dưới khung hình phạt cũng đủ tác dụng trừng trị, giáo dục bị cáo nói riêng, phòng ngừa tội phạm nói chung, thể hiện sự khoan hồng của pháp luật.

LỢI DỤNG HƯỚNG DẪN VIÊN, THÔNG DỊCH VIÊN DU LỊCH TẠI ĐÀ NẴNG ĐỂ XUYÊN TẠC LỊCH SỬ VIỆT NAM



Sở Du lịch TP Đà Nẵng vừa xử phạt các cá nhân, đơn vị trong vụ hướng dẫn viên thuyết minh bằng tiếng Trung Quốc tại Bảo tàng Đà Nẵng. Qua xác minh, đoàn khách Trung Quốc trong clip đưa lên mạng xã hội do Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Uyên Hùng 79 bảo lãnh nhập cảnh và tổ chức chương trình du lịch, từ ngày 25-28/02/2018.

LỢI DỤNG HƯỚNG DẪN VIÊN, THÔNG DỊCH VIÊN DU LỊCH TẠI ĐÀ NẴNG ĐỂ XUYÊN TẠC LỊCH SỬ VIỆT NAM
Người phụ nữ thuyết minh trong clip tên Wang Jihong (sinh ngày 24/02/1970, quốc tịch Trung Quốc).

Bà Wang Jihong có lời thuyết minh sai lệch về lịch sử và văn hóa Việt Nam cho nhóm du khách gồm 4 người. Bà Wang Jihong đã xuất cảnh khỏi Việt Nam từ ngày 02/3. Sở Du lịch TP Đà Nẵng đã xác định được thông tin cá nhân của hướng dẫn viên cho đoàn khách Trung Quốc trên là ông Trần A Hùng.

Căn cứ hồ sơ, tài liệu, chứng cứ thu thập được, Thanh tra Sở Du lịch TP Đà Nẵng lập Biên bản vi phạm hành chính và xử phạt 12,5 triệu đồng đối với hướng dẫn viên Trần A Hùng về hành vi “Không quản lý khách du lịch theo hợp đồng hoặc chương trình mà doanh nghiệp lữ hành đăng ký”.

Đồng thời, Thanh tra Sở Du lịch đã lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt Công ty Uyên Hùng 79 số tiền 4 triệu đồng về hành vi “Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ lập, lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo quy định”.

Ông Trần Chí Cường, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP Đà Nẵng cho biết, đơn vị sẽ kiến nghị Tổng cục Du lịch Việt Nam làm việc và có văn bản gửi Tổng cục Du lịch Trung Quốc xem xét, xử lý bà Wang Jihong theo quy định.

“Người Trung Quốc đã về nước nên chưa xử lý được. Trường hợp bà Wang Jihong trở lại Việt Nam, Công an quản lý xuất nhập cảnh sẽ xem xét có cho nhập cảnh nữa hay không. Chúng tôi sẽ xử lý vi phạm khi xác minh rõ mục đích nhập cảnh của bà Wang Jihong”.

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2018

Xét xử 6 bị cáo về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân


Sáng nay (ngày 05/4/2018), Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 6 bị cáo bị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Xét xử 6 bị cáo về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
Bị cáo Nguyễn Văn Đài (đứng, trái) tại phiên tòa. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Sáu bị cáo bị đưa ra xét xử trong vụ án này gồm Nguyễn Văn Đài (sinh năm 1969, trú tại khu tập thể Bách Khoa, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội); Phạm Văn Trội (sinh năm 1972, trú tại xã Chương Dương, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội); Nguyễn Trung Tôn (sinh năm 1972, trú tại xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa); Nguyễn Bắc Truyển (sinh năm 1968, trú tại Phường 4, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh); Trương Minh Đức (sinh năm 1960, trú tại thị trấn Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang); Lê Thu Hà (sinh năm 1982, trú tại phường Đông Giang, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị). 6 luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 6 bị cáo tại phiên tòa.

Xét xử 6 bị cáo về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
Bị cáo Lê Thu Hà (đứng, áo trắng) tại phiên tòa.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, từ tháng 3/2013 đến tháng 7/2017, Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển là người khởi xướng, thành lập tổ chức, xây dựng cương lĩnh, điều lệ, quy chế hoạt động và chỉ đạo, điều hành hoạt động của tổ chức “Hội anh em dân chủ”.

Xét xử 6 bị cáo về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
Bị cáo Lê Bắc Truyền (đứng, áo đen) tại phiên tòa.
Bị cáo Đài cùng các đồng phạm đã lôi kéo Trương Minh Đức, Lê Thu Hà và một số người tham gia tổ chức thực hiện các hành vi lập Văn phòng đại diện, địa chỉ website để hoạt động, xây dựng “Cương lĩnh vắn tắt”, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, chiến lược đối nội, đối ngoại, hoạt động phát triển lực lượng, đào tạo hội viên…

Các bị cáo đã lợi dụng việc đấu tranh cho “dân chủ, nhân quyền”, “xã hội dân sự” để che giấu mục đích hoạt động của “Hội anh em dân chủ”; liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước, liên kết với các tổ chức bất hợp pháp trong nước, tìm sự hậu thuẫn, tài trợ về tài chính từ nước ngoài, tuyên truyền chống Nhà nước với mục đích khi lực lượng đủ mạnh, chờ thời điểm phù hợp sẽ công khai hoạt động, đối đầu với chính quyền, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam để xây dựng chế độ “đa nguyên, đa đảng”, “tam quyền phân lập” tiến tới lật đổ chính quyền nhân dân…

Trong vụ án này, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao xác định bị cáo Nguyễn Văn Đài là đối tượng cầm đầu, đóng vai trò chủ mưu, giữ vị trí Phó Chủ tịch thứ hai của “Hội anh em dân chủ”, trực tiếp xây dựng cương lĩnh hoạt động của “Hội anh em dân chủ”; tham gia bàn bạc, định hướng cách thức hoạt động, phát triển lực lượng, lôi kéo Lê Thu Hà tham gia “Hội anh em dân chủ”; đào tạo, hướng dẫn các thành viên về cách thức, kinh nghiệm hoạt động; lập dự án và liên hệ với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài để vận động ủng hộ, nhận số tiền 71.726 USD và 9.161,31 euro tài trợ tài chính cho hoạt động của “Hội anh em dân chủ”; trực tiếp tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bị cáo Phạm Văn Trội là người thành lập và là Chủ tịch “Hội anh em dân chủ”, giữ các vị trí phụ trách hoạt động ở khu vực miền Bắc, xây dựng cương lĩnh hoạt động của “Hội anh em dân chủ”; bàn bạc, định hướng cách phát triển lực lượng; lôi kéo 6 người tham gia “Hội anh em dân chủ”; đào tạo, hướng dẫn các thành viên về cách thức, kinh nghiệm hoạt động; phụ trách quỹ của “Hội anh em dân chủ”; chỉ đạo các thành viên “Hội anh em dân chủ” phản đối cuộc bầu cử Quốc hội tháng 5/2016, tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 2 ngày./.

Theo TTXVN

Công an TP Đà Nẵng triệu tập đối tượng phản động liên quan đến “Hội anh em dân chủ”



Ngày 04/4/2018, Cơ quan An ninh điều tra, Công an TP Đà Nẵng đã gửi Giấy triệu tập (lần 1) đến đối tượng phản động liên quan đến “Hội anh em dân chủ”.

Cụ thể, Cơ quan ANĐT Công an TP Đã Nẵng triệu tập đối tượng Lê Trung Hiếu ở phường Chính Gián, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng để làm việc liên quan đến tổ chức phản động “Hội anh em dân chủ”.

Công an TP Đã Nẵng triệu tập đối tượng phản động liên quan đến “Hội anh em dân chủ”


Thời gian qua, Lê Trung Hiếu đã lợi dụng mạng xã hội thường xuyên viết, chia sẻ, tán phát những nội dung xuyên tạc, bịa đặt, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài ra, Hiếu có mối quan hệ với một số đối tượng chống đối, trong đó nổi lên là các đối tượng thuộc “Hội anh em dân chủ”.

Công an TP Đã Nẵng triệu tập đối tượng phản động liên quan đến “Hội anh em dân chủ”


Công an TP Đã Nẵng triệu tập đối tượng phản động liên quan đến “Hội anh em dân chủ”


Công an TP Đã Nẵng triệu tập đối tượng phản động liên quan đến “Hội anh em dân chủ”


Đề nghị không bắt buộc đặt máy chủ quản lý dữ liệu tại Việt Nam

Ủy ban QPAN đề nghị không quy định yêu cầu đặt máy chủ quản lý dữ liệu trên lãnh thổ Việt Nam trong dự thảo Luật An ninh mạng nhưng vẫn giữ quy định đặt cơ quan đại diện và lưu trữ dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam...

Chiều 04/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp cho ý kiến về dự thảo Luật An ninh mạng. Trình bày báo cáo một số vấn đề lớn về dự thảo Luật này, ông Trần Ngọc Khánh - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng - An ninh (QPAN) của Quốc hội cho biết, nhiều ý kiến nhất trí với quy định tại khoản 4 Điều 34 dự thảo Luật do Chính phủ trình là bắt buộc các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam phải đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam tại Việt Nam.

Tuy nhiên, một số ý kiến không nhất trí với quy định này, vì cho rằng khó bảo đảm tính khả thi, không đúng với thực tiễn, gia tăng chi phí của doanh nghiệp nước ngoài, gây khó khăn cho các hoạt động tiếp cận thông tin và trái với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên... nên đề nghị nghiên cứu phương pháp quản lý khác cho phù hợp.

Về vấn đề này, ông Khánh cho biết, do nội dung này còn nhiều ý kiến khác nhau, một số vị đại sứ nước ngoài tại Việt Nam và một số tổ chức cũng có ý kiến góp ý. Do vậy, Ủy ban QPAN đã phối hợp với Ủy ban Đối ngoại tổ chức hội nghị để tọa đàm, trao đổi với các vị đại sứ, làm rõ các kiến nghị có liên quan.

Trên cơ sở nghiên cứu các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có liên quan, tham khảo các quy định tương tự của pháp luật một số quốc gia là thành viên của WTO và cân nhắc trên nhiều mặt, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban QPAN đề nghị không quy định yêu cầu đặt máy chủ quản lý dữ liệu trên lãnh thổ Việt Nam trong dự thảo Luật để bảo đảm tính khả thi và thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ vào Việt Nam.

Đề nghị không bắt buộc đặt máy chủ quản lý dữ liệu tại Việt Nam
Ông Trần Ngọc Khánh - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng - An ninh

Buộc đặt cơ quan đại diện tại Việt Nam

Về yêu cầu đặt cơ quan đại diện và lưu trữ dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam, Ủy ban QPAN đề nghị giữ lại nội dung này trong dự thảo Luật, nhưng có giới hạn về chủ thể (doanh nghiệp) và dữ liệu lưu trữ tại Việt Nam như điểm b khoản 4 Điều 28 dự thảo Luật đã chỉnh lý .

Theo giải thích của Phó Chủ nhiệm Uỷ ban QPAN, việc quy định như vậy sẽ đáp ứng được yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với dữ liệu điện tử và xử lý các tình huống, hành vi trên không gian mạng xâm phạm ANQG, TTATXH; gắn nghĩa vụ, trách nhiệm của các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới trong việc phối hợp cung cấp thông tin, dữ liệu phục vụ điều tra, xác minh, xử lý vi phạm liên quan đến người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam ; bảo đảm tính khả thi khi phối hợp ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin chống Đảng, Nhà nước, vi phạm pháp luật của Việt Nam; ngăn chặn có hiệu quả hoạt động chống phá của các đối tượng phản động, gián điệp trong và ngoài nước sử dụng không gian mạng.

Ngoài ra, quy định này cũng phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, như Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, các Hiệp định cơ bản của WTO ; phù hợp với Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam ; đồng thời, đáp ứng yêu cầu của tình hình thực tiễn hiện nay (theo thống kê của Bộ Công an, tính đến tháng 01/2018, Google đã thuê 1781 máy chủ, Facebook đã thuê 441 máy chủ của các doanh nghiệp Việt Nam để lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam).

Theo Ủy ban QPAN, quy định như vậy cũng sẽ tạo hành lang pháp lý cho các bộ, ngành chức năng quản lý chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới khi kinh doanh vào Việt Nam; đảm bảo chủ quyền thanh toán, chống thất thu thuế đối với các doanh nghiệp này ; đồng thời, xóa bỏ sự bất bình đẳng trong hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước.

Tán thành với quy định trên, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai Đinh Duy Vượt cho rằng, việc DN nước ngoài phải đặt cơ quan đại diện, máy chủ tại Việt Nam là phương pháp khó khả thi vì nhiều máy chủ đặt tại nước ngoài.

Theo đại biểu Đinh Duy Vượt, Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu nào và chưa có khả năng đáp ứng được. Với công nghệ phát triển hiện nay, theo công nghệ điện toán đám mây thì máy chủ là máy ảo nên không thể yêu cầu đặt tại Việt Nam được. Đại biểu Vượt cũng tán thành quy định buộc phải lưu trữ thông tin, dữ liệu khách hàng tại Việt Nam.

Xuân Hưng

Thu hồi Huân chương Độc lập của ông Nguyễn Phong Quang

Chủ tịch nước vừa ký quyết định thu hồi Huân chương Độc lập hạng Nhì của ông Nguyễn Phong Quang (nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ) vì bị kỷ luật cách tất cả các chức vụ trong Đảng.

Thông tin mới nhất liên quan những vi phạm rất nghiêm trọng trong thời gian giữ chức vụ Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ - ông Nguyễn Phong Quang, chiều 4/4, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước - ông Đào Việt Trung xác nhận, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ký quyết định thu hồi Huân chương Độc lập hạng Nhì của ông Nguyễn Phong Quang (nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ) vì bị kỷ luật cách tất cả các chức vụ trong Đảng.

Thu hồi Huân chương Độc lập của ông Nguyễn Phong Quang

Quyết định tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì cho ông Nguyễn Phong Quang do Chủ tịch nước ký vào ngày 7/10/2016 khen thưởng cho ông Quang vì đã có nhiều thành tích xuất sắc trong quá trình công tác.

Quyết định khen thưởng và Huân chương Độc lập hạng Nhì đã được chuyển về Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ nhưng chưa trao cho ông Quang thì Ban Bí thư có quyết định số 594/QĐNS/TW thi hành kỷ luật cách tất cả các chức vụ trong Đảng.

Theo đó, ngày 9/10/2017, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ký quyết định thi hành kỷ luật cách tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Nguyễn Phong Quang vì có những vi phạm rất nghiêm trọng trong thời gian giữ chức vụ Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ giai đoạn 2011-2016.

Cụ thể, căn cứ Quy định số 181-QĐ/TW, ngày 30/3/2013 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm; xem xét và cân nhắc nhiều mặt, Ban Bí thư đã thống nhất cao quyết định thi hành kỷ luật đồng chí Nguyễn Phong Quang bằng hình thức: Cách tất cả các chức vụ trong Đảng (bao gồm cách chức Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ; cách chức Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ Cơ quan Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ; cách chức Bí thư Đảng uỷ Cơ quan Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ).

Với cương vị và trách nhiệm là người đứng đầu, đồng chí Nguyễn Phong Quang phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Đảng uỷ và Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016.

Đồng chí Nguyễn Phong Quang cũng đã có vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế làm việc, quyết định chủ trương công tác cán bộ không đúng quy định, để xảy ra nhiều sai phạm trong thời gian dài; thiếu kiểm tra, giám sát các cơ quan tham mưu trong việc thực hiện chủ trương, quy trình về công tác cán bộ. Trực tiếp ký bổ nhiệm trên 30 trường hợp không đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục, điều kiện và tiêu chuẩn (trong đó có trường hợp đồng chí Vũ Minh Hoàng và đồng chí Nguyễn Tiến Khoa mà dư luận và báo chí đã nhiều lần nêu).

Buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm để cấp dưới vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng về quản lý tài chính, tài sản, gây thất thoát lớn tiền, tài sản của Nhà nước. Chuyển giao hơn 2.000 m2 đất của Cơ quan Ban Chỉ đạo cho Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Tây Nam Bộ, vi phạm nghiêm trọng Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

Vi phạm quy định của Đảng trong việc nhận đề cử chức Chủ tịch Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Tây Nam Bộ. Lấy danh nghĩa Ban Chỉ đạo để vận động tài trợ cho Hội khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền, không đúng chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.

Những vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Nguyễn Phong Quang đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, của Ban Chỉ đạo, gây dư luận bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Phạm Chí Dũng đang chia rẽ Quân đội và Công an


Tin tức về việc Bộ Công an tinh gọn bộ máy theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, hiệu lực đang nhận được sự ủng hộ của toàn xã hội. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là bước đi tiên phong và là bước đột phá táo bạo của ngành Công an, bởi tinh gọn bộ máy sẽ kéo theo nhiều vấn đề về cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp cao.

Hiển nhiên là, nếu cứ lo về chuyện dư thừa cán bộ thì sẽ không thể tinh gọn được bộ máy tổ chức.

Phạm Chí Dũng đang chia rẽ Quân đội và Công an

Trong khi dư luận hoan nghênh thì TS Phạm Chí Dũng lại một lần nữa lợi dụng sự kiện này để kích động tạo ra mâu thuẫn giữa Quân đội và Công an, là 2 lực lượng quan trọng nhất của chế độ. Điều gì sẽ xảy ra nếu như 2 lực lượng này mất đoàn kết? Chắc chắn mọi người đều đã có câu trả lời.

Trong bài viết "Bị xóa cấp Tổng cục, Bộ Công an thất thế nặng nề trước Bộ Quốc phòng?" đăng trên tờ CaliToday, Dũng viết "Trong khi giao Đảng ủy Công an trung ương xây dựng Đề án 106 về “cải tổ” ngành Công an, ông Nguyễn Phú Trọng lại không đả động gì đến bộ máy hiện hữu của Bộ Quốc phòng".

Dẫn ra những ví dụ về Vũ Nhôm và Nguyễn Thanh Hóa, Phạm Chí Dũng hàm hồ kết luận rằng, "Bộ Công an đang chịu quá nhiều tai tiếng và vì thế nó lọt vào tầm ngắm của Tổng bí thư và nếu sắp xếp lại, hủy bỏ cấp trung gian thì sẽ bị hủy bỏ vai trò của chúng (các cấp trung gian), kéo theo ghế và bổng lộc của nhiều quan chức Công an sẽ không còn nữa" và rằng, nó "cho thấy đòn “chống tham nhũng” của Tổng Bí thư Trọng đã giáng thẳng vào cơ quan bộ vẫn được xem là “bất khả xâm phạm” này".

Loanh quanh một hồi, Phạm Chí Dũng kết luận rằng, "dù vẫn còn giữ vai trò “thanh kiếm và lá chắn bảo vệ đảng”, nhưng Bộ Công an đã lộ ra những dấu hiệu bị giảm sút nghiêm trọng đặc quyền “bất khả xâm phạm”, nếu so sánh thực trạng của cơ quan này với Bộ Quốc phòng và Tổng cục 2 (Tổng cục Tình báo).... trong khi Bộ Công an mất toàn bộ cấp Tổng cục thì Bộ Quốc phòng vẫn được giữ nguyên Tổng cục Chính trị, Tổng cục Tình báo, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật và Tổng cục Công nghiệp quốc phòng".

Trước hết cần nói rằng, việc tinh gọn bộ máy ngành Công an, nói theo cách của Phạm Chí Dũng là cải tổ bộ máy, xuất phát từ yêu cầu khách quan của thực tiễn chứ hoàn toàn không phải vì tình cảm cá nhân hay vì những con sâu trong ngành.

Khi tình hình thay đổi, nhiệm vụ chính trị thay đổi, thì tất nhiên Bộ máy tổ chức và nhân sự cũng cần có sự điều chỉnh để đáp ứng. Không thể cứ giữ nguyên một bộ máy cho dù nó chạy êm ru ở giai đoạn trước. Đó chính là tính lịch sử của vấn đề. 

Rõ ràng lãnh đạo Bộ Công an đã nhận ra vấn đề, một bộ máy cồng kềnh, có nhiều tầng nấc trung gian, nhiều đơn vị cùng thực hiện một chức năng dẫn tới trùng dẫm trong thực thi nhiệm vụ, làm giảm hiệu quả tác chiến, không phát huy hết khả năng của từng cán bộ chiến sĩ và cũng là gánh nặng đối với ngân sách nhà nước. Từ góc nhìn khác, tổ chức bộ máy cồng kềnh sẽ dẫn đến rườm rà về thủ tục hành chính và rất có thể là cơ hội cho các nhóm lợi ích phát sinh.

Phạm Chí Dũng viết ám chỉ rằng, việc cơ cấu lại tổ chức bộ máy là do áp lực từ bên trên, nhưng sự thật thì không phải như vậy. Đề án tinh gọn bộ máy ngành Công an là do chính ngành Công an xây dựng, đề xuất chứ không phải do tác động từ bên ngoài hay bên trên. Đây là kết quả đạt được dựa trên cơ sở đề án số 106 do Đảng ủy Công an Trung ương tập trung nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện từ sau Đại hội XII và tới nay được Bộ Chính trị phê duyệt. Khi đề xuất, ngành Công an đã trình 2 phương án và phương án xóa bỏ các Tổng cục, hạ cấp 2 Bộ Tư lệnh được chọn lựa. Theo đó bộ máy ngành Công an sẽ không còn tầng nấc trung gian, các đơn vị cấp cục và tương đương chỉ còn lại một nửa là 60 đầu mối. 

Phát biểu về vấn đề này trước báo giới, GS Lê Văn Cương nói rằng: việc Bộ Công an dự định tinh giản các tầng, nấc trung gian đã được tính toán thực hiện từ vài năm trước. Để bỏ hẳn cấp tổng cục và giải thể, sáp nhập nhiều cục, vụ là một đột phá lớn bởi trước đó, quá trình dự thảo có cả phương án giữ lại hai đầu mối nòng cốt là Tổng cục Cảnh sát, Tổng cục An ninh. Tôi có 40 năm làm trong ngành Công an, qua 6 đời bộ trưởng thì đây là cuộc cách mạng của tổ chức, cho thấy quyết tâm chính trị cao trong Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an".

Phát biểu của GS Cương một lần nữa cho thấy, việc tinh gọn bộ máy ngành Công an trước và chủ yếu xuất phát từ nhu cầu nội tại của ngành.

Không thể nói rằng, việc bắt Vũ Nhôm và tướng Nguyễn Thanh Hóa hay vì một vài hiện tượng tiêu cực trong ngành mà nói rằng uy tín của ngành Công an giảm sút được. Trái lại, việc chống tiêu cực được triển khai sâu rộng trong ngành, việc quyết liệt xử lý nghiêm ngay cả với những sĩ quan cấp tướng đã từng có cống hiến lớn lao cho xã hội, nay bị tha hóa, biến chất, đã cho thấy Công an vẫn luôn là thanh bảo kiếm của chế độ. Chính sự kiên quyết thanh lọc ra khỏi bộ máy những con sâu và minh bạch trước công luận mà uy tín của ngành Công an được nâng lên.

Nhìn ra các quốc gia khác như Pháp hay Hàn Quốc... ta thấy Tổng thống cũng còn có thể bị đem ra truy tố trước pháp luật. Nhưng không vì thế mà nói rằng uy tín của Pháp hay Hàn Quốc xấu đi trong mắt dư luận.

Mọi sự so sánh đều khập khiễng. Phạm Chí Dũng cố tình so sánh việc Bộ Chính trị đồng ý cho Bộ Công an tiến hành Đề án 106 (nhưng được diễn đạt là Bộ chính trị yêu cầu hoặc không đồng ý để ám chỉ rằng, Bộ Công an bị bắt phải làm việc đó) với việc Quân đội vẫn giữ nguyên để cho rằng Bộ Công an bị thất sủng. Cách viết này một mặt hạ uy tín của ngành Công an và mặt khác tạo ra sự đối chọi giữa 2 lực lượng này.

Quân đội có quân số đông và nhiệm vụ của họ cũng khác với Công an, do đó Quân đội cần có một bộ máy tổ chức với cơ cấu khác hẳn Bộ Công an. Điều này là dễ hiểu nếu so sánh cơ cấu tổ chức bộ máy của quân đội các nước với tổ chức bộ máy cảnh sát của họ. Không nhất thiết Quân đội có tổ chức nào thì Công an phải có tổ chức tương tự. Vấn đề là tối ưu hóa bộ máy đó để nó phát huy hiệu quả, hiệu lực mà thôi.

Lời khuyên cho TS Phạm Chí Dũng: hãy tìm việc tử tế mà làm, đừng giở trò "đâm bị thóc, chọc bị gạo" bẩn thỉu ra nữa.