KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2018

Vì sao mẹ cô giáo cho học sinh uống nước giẻ lau lại tác oai tác quái, coi thường pháp luật và dư luận?


Sự việc cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương giáo viên trường Tiểu học An Đồng ở huyện An Dương, Hải Phòng cho học sinh uống nước giẻ lau khiến nhiều người bức xúc. Nhưng hành động của mẹ cô giáo này - là Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện An Dương, TP Hải Phòng khiến dư luận phẫn nộ không kém. Nhiều người đặt câu hỏi, vì sao mẹ cô giáo cho học sinh uống nước giẻ lau lại tác oai tác quái, coi thường pháp luật và dư luận?

Được biết, phụ huynh của cô giáo cho học sinh uống nước giẻ lau là bà Tạ Thị Ngọc, sinh năm 1972, là Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện An Dương, TP Hải Phòng. Bà Ngọc phụ trách mảng bồi dưỡng giáo viên, phụ trách chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn GV tiểu học, cho nên nhiều giáo viên, hiệu trưởng các trường tiểu học, của huyện, những kẻ không biết liêm sỉ, suốt ngày chạy theo tung hô nịnh nọt bà.

Vì sao mẹ cô giáo cho học sinh uống nước giẻ lau lại tác oai tác quái, coi thường pháp luật và dư luận?
Bà Tạ Thị Ngọc, sinh năm 1972, là Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện An Dương, TP Hải Phòng.
Còn con gái của bà Ngọc là cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương, sinh 18/4/1993, tốt nghiệp cử nhân kinh tế nhưng không có việc làm. Hương được mẹ “chạy” cho cái văn bằng giáo viên tiểu học 2 vào tháng 8/2017 và chưa có giây phút đứng lớp nào nhưng lại được nhận thẳng làm giáo viên chủ nhiệm lớp 3A5, trường tiểu học An Đồng, huyện An Dương.

Hương đã kết hôn và có một con. Gia thế bên chồng thì rất môn đăng hổ đối. Bố chồng cô Hương là ông Giang, nguyên Bí thư thị trấn An Dương, Hải Phòng. Đã từng có con thì cô Hương cũng có tình yêu thương trẻ con dù chưa đứng lớp ngày nào. Thế nhưng, Hương lại rất độ ác độc khi nghĩ ra trò ngược đãi và hành hạ một bé gái lớp 3 - Phương Anh bằng cách bắt em phải uống nước giẻ lau bảng.

Hành hạ một đứa trẻ như vậy ở một hang cùng ngõ hẻm nào cũng là việc xã hội không thể chấp nhận, thế mà việc này lại có thể xảy ra ở ngay trong một ngôi trường, là nơi giáo dục và đào tạo những công dân tương lai của đất nước và kẻ thực hiện điều này lại là một giáo viên, người được tin tưởng, giao cho việc dạy dỗ và nuôi nấng tâm hồn của biết bao nhiêu đứa trẻ.

Về mặt pháp luật, em Hương giẻ lau vi phạm nghiêm trọng Điều 6 Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy định đạo đức nhà giáo. Chưa hết, em Hương giẻ lau đã vi phạm khoản 6, Điều 4 của Luật Trẻ em, bao gồm những hành vi như: “hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em”, có khung hình phạt là tù từ 1 - 3 năm theo Điều 110 Bộ Luật Hình sự.

Thế nhưng, điều không thể tin nổi đã xảy ra là Ban Giám hiệu cùng Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Đồng coi chuyện này như chuyện vặt và vẫn cố tình tìm cách bao che cho em Hương.

Sáng 04/4, Ban giám hiệu, Hội đồng sư phạm nhà trường đã họp và thống nhất hình phạt: “phê bình cô Nguyễn Thị Minh Hương trước toàn thể Hội đồng sư phạm và kỷ luật giáo viên này bằng hình thức cảnh cáo”. Trong thư xin lỗi, em Hương giẻ lau cũng viết là “nếu lần sau tái phạm thì sẽ chịu sự kỷ luật của nhà trường”, gần như coi rằng chuyện giáo viên bạo hành học sinh trong trường là chuyện nhỏ.

Vì sao mẹ cô giáo cho học sinh uống nước giẻ lau lại tác oai tác quái, coi thường pháp luật và dư luận?
Nguyễn Thị Minh Hương.
Chỉ đến ngày 05/4, khi Thường trực Huyện ủy, UBND huyện An Dương đem thông báo chỉ đạo của UBND xuống, nhà trường mới cắt hợp đồng với em Hương giẻ lau. Chuyện sai trái của cô Hương rõ như ban ngày nhưng vì sao Hiệu trưởng trường lại bao che như thế? Liệu Ban Giám hiệu có chịu áp lực nào từ mẹ đẻ và bố chồng của cô Hương? Hay Hiệu trưởng không giám làm phật lòng họ?

Cho rằng gia đình bé Phương Anh đã làm ảnh hưởng đến tương lai con gái rượu của mình, mụ Ngọc giẻ rách đã đến phòng khám nơi cháu Phương Anh đến khám, ngang nhiên giật phăng tờ giấy kết quả xét nghiệm nội soi dạ dày của bé trên tay bà nội. Bức xúc trước hành vi ngang ngược này, cô ruột của bé Phương Anh đã đòi lại nhưng bà Ngọc nhất quyết không trả, cho nên xảy ra giằng co.

Chỉ là một chân Phó phòng nho nhỏ của huyện mà đã có thể tác oai tác quái, coi thường pháp luật, coi thường dư luận đến vậy. Phải chăng thế lực đằng sau bà Ngọc không ai dám chạm đến, hay là do bà có tiền nên có quan hệ?

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2018

NÓNG: XÉT XỬ NGUYỄN VĂN TÚC VÀO NGÀY MAI


Theo thông báo của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình, ngày mai (10/4/2018), tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình (Số 76, đường Kỳ Đồng, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình) sẽ đưa ra xét xử hình sự sơ thẩm vụ án “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79, Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009 với đối tượng Nguyễn Văn Túc.

NÓNG: XÉT XỬ NGUYỄN VĂN TÚC VÀO NGÀY MAI
Bị cáo Nguyễn Văn Túc
Trước đó, ngày 01/09/2017, cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Văn Túc, sinh năm 1964, đăng ký hộ khẩu thường trú tại thôn Cổ Dũng 1, xã Đông La, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình về "tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" quy định tại Điều 79, Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nguyễn Văn Túc, sinh năm 1964, quê quán tại thôn Cổ Dũng l Đông La, Đông Hưng, Thái Bình. Y sinh ra trong gia đình và bản thân ông làm nghề nông. Y sớm tham gia tổ chức khủng bố Việt Tân hoạt động chống lại Nhà nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam, đã từng bị Tòa án tuyên án tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” vì tham gia thực hiện cả hai vụ treo khẩu hiệu, rải truyền đơn có nội dung chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Đồng thời ông đã làm ra, tàng trữ và tán phát nhiều tài liệu có nội dung chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Sau khi mãn hạn tù, đối tượng Nguyễn Văn Túc vẫn ngựa quen đường cũ, liên kết cùng với nhóm của Nguyễn Văn Đài và các bị cáo khác hoạt động chống phá chính quyền nhân dân.

Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn thừa nhận HAEDC vi phạm pháp luật và xin được khoan hồng

Phiên tòa xét xử Nguyễn Văn Đài và đồng bọn kết thúc hôm 05/4/2018 với tổng mức 66 năm tù cho các thành viên của "Hội anh em dân chủ" (HAEDC). Đó là cái giá phải trả cho những kẻ có âm mưu và hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, đi ngược lại lợi ích dân tộc.


Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn thừa nhận HAEDC vi phạm pháp luật và xin được khoan hồng

Như thường lệ, kết thúc phiên tòa, một số tổ chức và cá nhân chống nhà nước Việt Nam ở trong và ngoài nước đồng loạt lên tiếng phản đối. Bên cạnh việc phản đối, đám Việt Tân tiếp tục lên dây cót cho đồng bọn và chuẩn bị kế hoạch "Phong Thánh" cho 6 tên tội phạm nguy hiểm này. Tất nhiên, để "phong thánh" cho đám này, chúng phải tô vẽ sao cho 6 tên tội phạm kia giống như những anh hùng. Nhưng rất tiếc, diễn biến tại phiên tòa đã cho thấy, chúng chỉ là đám cặn bã, cãi cùn và hèn nhát. Xin dẫn 2 trường hợp là Phạm Văn Trội và Nguyễn Trung Tôn, đều là những "gạo cội" của HAEDC. 

Chi tiết của các bản tường thuật diễn biến phiên tòa đã được chính Luật sư Ngô Anh Tuấn và của các bạn trong nhóm Vietvision post lên mạng (có thể xem ở đâyở đây) phản ánh Phạm Văn Trội và Nguyễn Trung Tôn đã chính thức thừa nhận HAEDC là tổ chức bất hợp pháp, có hoạt động vi phạm pháp luật, đồng thời cũng thừa nhận bản thân có các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân và xin hưởng lượng khoan hồng. Điều này đã được luật sư Ngô Anh Tuấn xác nhận: Phạm Văn Trội, đồng sáng lập viên của HAEDC và cựu Chủ tịch hội miền Trung Nguyễn Trung Tôn đã thừa nhận vi phạm pháp luật và xin được giảm án.

Tất nhiên, không có tội thì không ai đầu bò tới mức phải xin giảm án.

Theo luật sư Ngô Anh Tuấn, Phạm Văn Trội giữ chức Chủ tịch HAEDC từ tháng 4/2015 đến tháng 6/2016. Sau tháng 6/2016 Trội “ngưng hoạt động để làm kinh tế, dành thời gian cho gia đình, chờ Luật về Hội được thông qua”. Bởi Trội thừa nhận rằng nếu tiếp tục hoạt động khi chưa có Luật về Hội, ông và các thành viên khác của HAEDC có nhiều khả năng sẽ vi phạm luật pháp Việt Nam. Vì lý do đó, tháng 12/2016, Phạm Văn Trội tự rút khỏi HAEDC vì cho rằng hội này hoạt động trái pháp luật.

Trước tòa, ở phần tự bào chữa, Trội xin tòa giảm án, vì đã “khai báo trung thực, khách quan”

Phạm Văn Trội cũng xin khoan hồng, vì “có bố được tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp cách mạng”, “có mẹ già là nữ du kích đang chờ con về”, “mong Hội đồng Xét xử xem xét”.

Luật sư bào chữa cũng đề nghị tòa giảm trách nhiệm hình sự cho Trội vì đã “thành khẩn khai báo”, đã “tự động rời khỏi hội để lo cho gia đình riêng, chấm dứt mọi hoạt động một cách tự nguyện”, và là “con của người có công với cách mạng”.

Tại tòa, Nguyễn Trung Tôn cũng cúi đầu nhận tội, xin khoan hồng tương tự Phạm Văn Trội. 

Giải thích lý do tham gia HAEDC và có hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, Tôn tự bào chữa rằng, do kém hiểu biết nên không biết rõ hành vì đó là có hại cho xã hội nên tham gia, chứ bản thân không nhằm mục đích lật đổ chính quyền. Tuy nhiên, Tôn cũng nhận thức hành vi của mình đã “gây ảnh hưởng ít nhiều cho xã hội”

Cũng như Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn cũng xin khoan hồng vì thuộc “gia đình nhiều thế hệ có công với cách mạng”, có bà ngoại là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.

Luật sư của Nguyễn Trung Tôn cũng tập trung vào hai tình tiết giảm nhẹ đối với Tôn là “khai báo thành khẩn” và là “con của người có công với cách mạng”.

Rõ ràng, Nguyễn Trung Tôn và Phạm Văn Trội cùng các luật sư bào chữa đều đã thừa nhận HAEDC và thân chủ của họ có hoạt động vi phạm pháp luật, nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Điều này trái ngược với những lời phản đối và tô vẽ về 6 bị cáo sau khi kết thúc phiên tòa. Ai cũng biết việc tô vẽ đó nhằm mục đích cổ súy, động viên những kẻ khác tiếp tục có hành động chống phá nhà nước.

Mỉa mai trước những gì diễn ra tại phiên tòa, Blogger Nguyễn Biên Cương viết rằng, "khi Phạm Văn Trội và Nguyễn Trung Tôn viện vào lý lịch gia đình để xin được giảm án, họ đã chọn một tư thế rất khó coi. Thứ nhất, chính họ từng lớn tiếng chống phân biệt đối xử và nạn “con ông cháu cha”; Thứ hai, khi mượn cớ “gia đình có công với cách mạng” để xin khoan hồng, họ đã thừa nhận công lao làm cách mạng của đảng Cộng sản Việt Nam, dù trước đó họ thể hiện thái độ chống đảng; Thứ ba, việc hai ông đã "lập công chuộc tội", "khai báo thành khẩn" để viện lý do này xin khoan hồng đã chứng tỏ, Nhà nước xử các ông là đúng và đã hợp tác với chính quyền bỏ tù không chỉ hai ông này mà cả đồng bọn của họ; và Thứ tư, họ đã khiến những tổ chức, cơ quan ngoại giao, nhân quyền trở nên trơ trẽn, lố bịch và khiến đồng bọn ca tụng họ trở nên "xấu hổ" và "xấu xa". Đặc biệt, họ đã đánh sập tượng đài Việt tân cất công tạo dựng cho họ để vận động tài chính, PR với các nhà tài trợ về lực lượng đấu tranh dân chủ chính nghĩa, dũng cảm, khí phách và được dân chúng ủng hộ!".

Thật nực cười, khi muốn nhận tiền của hải ngoại, cả lũ cả lĩ đều tuyên ngôn sấm sét, phủ nhận công lao của đảng cộng sản, nhưng đối diện với pháp luật, để cứu cái mạng sống của mình, chúng bèn quay lại bấu víu vào cái gọi là "trung thực", "khai báo thành khẩn" và thậm chí không ngại ngùng khi công nhận thành quả cách mạng.

Được biết, khi bị bắt, cả Nguyễn Trung Tôn và Phạm Văn Trội đều đã hợp tác với cơ quan công an, nhờ đó vụ án được sáng tỏ và kết quả là việc xét xử rất nhanh chóng. Cũng nhờ 2 "anh hùng" này mà sắp tới, chúng ta sẽ tiếp tục được chứng kiến một số hội viên của HAEDC dẫn nhau xộ khám.

NỰC CƯỜI VỚI MÀN “LÊN ĐỒNG” BẢO VỆ NGUYỄN VĂN ĐÀI CỦA MỸ, EU


Ngay sau khi phiên tòa xét xử sơ thẩm Nguyễn Văn Đài và các thành viên “Hội anh em dân chủ” kết thúc, đám zân chủ quốc nội và hải ngoại đã thi nhau la lối om xòm, lên tiếng này tiếng nọ để phản đối bản án mà Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên với các bị cáo. Ngoài đám zân chủ giả cầy, lâu nay vẫn mang danh, đội lốt hoạt động “dân chủ”, “nhân quyền”, người ta còn thấy sự vào cuộc của một số ông, bà được cho là đại diện cơ quan ngoại giao của Mỹ, EU. Xem chừng, Nguyễn Văn Đài và đồng phạm đang nhận được sự ủng hộ hết sức đông đảo của giới zân chủ và “cộng đồng quốc tế”.

NỰC CƯỜI VỚI MÀN “LÊN ĐỒNG” BẢO VỆ NGUYỄN VĂN ĐÀI CỦA MỸ, EU

Các trang mạng “lề trái” như BBC, RFA, Viettan… sáng nay đều đồng loạt đăng tải tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Heather Nauert về bản án đối với Nguyễn Văn Đài và đồng phạm. Vị phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ này đã lớn tiếng tuyên bố: “Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc về việc một tòa án của Việt Nam đã kết án và tuyên án các nhà hoạt động ôn hòa Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển và Trương Minh Đức với các án tù nặng nề dưới tội danh mơ hồ “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” và kêu gọi “Việt Nam thả tất cả tù nhân lương tâm ngay lập tức, và cho phép tất cả cá nhân ở Việt Nam tự do bày tỏ quan điểm của họ và tụ họp một cách ôn hòa mà không lo sợ bị trừng phạt”.

Trong khi đó, người được cho là Phát ngôn viên của Liên minh châu Âu (EU), Maja Kocijancic thì dường như cũng tỏ ra không kém cạnh. Vị này lớn giọng: “Việc kết án các nhà hoạt động Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển và Trương Minh Đức trong ngày 5/4, như là một phần trong công tác thi hành rộng rãi những điều khoản an ninh quốc gia của Bộ Luật Hình sự Việt Nam, tiếp diễn khuynh hướng tiêu cực truy tố và tuyên án những nhà hoạt động và blogger nhân quyền tại Việt Nam”.

Còn những tổ chức “quốc tế” hoạt động về “nhân quyền” quen thuộc như “Theo dõi nhân quyền quốc tế” (HRW), “Ân xá quốc tế” (AI), “Phóng viên không biên giới” (RSF) thì khỏi phải nói. Họ vẫn cho mình cái quyền phán xét về “nhân quyền” tại Việt Nam như những lần trước. Giám đốc Văn Phòng Châu Á - Thái Bình Dương của RSF, ông Daniel Bastard, lớn giọng cho rằng, những bản án tù tuyên cho 6 “nhà hoạt động dân chủ”“vô cùng lố bịch vì tội duy nhất của những người này là đưa lên mạng những bài viết kêu gọi tôn trọng nhân quyền tại Việt Nam”.

Thật đúng là nực cười và lố bịch. Nguyễn Văn Đài và đồng phạm âm mưu lợi dụng “dân chủ”, “nhân quyền” để nhằm thực hiện mưu đồ lật đổ chính quyền nhân dân tại Việt Nam. Hành vi phạm tội của các đối tượng đã rất rõ ràng, vậy mà họ lại đi ra sức bênh vực, bảo vệ cho những kẻ phạm pháp.

Cáo trạng của Viện Kiểm sát đã nêu rất rõ, các bị cáo đã lợi dụng việc đấu tranh cho “dân chủ, nhân quyền”, “xã hội dân sự” để che giấu mục đích hoạt động của “Hội anh em dân chủ”; liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước, liên kết với các tổ chức bất hợp pháp trong nước, tìm sự hậu thuẫn, tài trợ về tài chính từ nước ngoài, tuyên truyền chống Nhà nước với mục đích khi lực lượng đủ mạnh, chờ thời điểm phù hợp sẽ công khai hoạt động, đối đầu với chính quyền, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam để xây dựng chế độ “đa nguyên, đa đảng”, “tam quyền phân lập”, tiến tới lật đổ chính quyền nhân dân…

Cáo trạng cũng nhấn mạnh, bị cáo Nguyễn Văn Đài là đối tượng cầm đầu, đóng vai trò chủ mưu, giữ vị trí Phó Chủ tịch thứ hai của “Hội anh em dân chủ”, trực tiếp xây dựng cương lĩnh hoạt động của “Hội anh em dân chủ”; tham gia bàn bạc, định hướng cách thức hoạt động, phát triển lực lượng, lôi kéo Lê Thu Hà tham gia “Hội anh em dân chủ”; đào tạo, hướng dẫn các thành viên về cách thức, kinh nghiệm hoạt động; lập dự án và liên hệ với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài để vận động ủng hộ, nhận số tiền 71.726 USD và 9.161,31 EUR tài trợ tài chính cho hoạt động của “Hội anh em dân chủ”; trực tiếp tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội và cần phải được xử lý nghiêm khắc theo pháp luật.

Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, có thể chế chính trị, những hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam đều phải bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Chẳng phải Mỹ, các nước EU và bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng làm vậy hay sao? Hay là ở Mỹ, các nước EU chính quyền các nước này lại làm ngơ, lại đồng tình với những hành vi chống đối chính quyền? Hãy đừng can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam dưới vỏ bọc “dân chủ”, “nhân quyền” xin thưa các vị. Dân chủ và nhân quyền luôn là mục tiêu mà bất kỳ xã hội nào cũng đều phải phấn đấu để đảm bảo, tuy nhiên lợi dụng dân chủ, nhân quyền để thực hiện các hoạt động phạm pháp, chống Nhà nước thì cần phải bị nghiêm trị.

Việt Nguyễn

THUYẾT PHỤC ĐOÀN CHUYÊN GIA LIÊN XÔ GIỮ THI HÀI BÁC Ở LẠI VIỆT NAM.



Những ngày cuối tháng 8 năm 1969, sức khỏe của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày càng trầm trọng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta đã quyết định nhờ Liên Xô cử Đoàn chuyên gia làm công tác giữ gìn thi hài sang giúp đỡ Việt Nam việc giữ gìn thi hài của Bác.

THUYẾT PHỤC ĐOÀN CHUYÊN GIA LIÊN XÔ GIỮ THI HÀI BÁC Ở LẠI VIỆT NAM.

Thể hiện lòng kính trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh, một chiến sỹ cộng sản lỗi lạc, có nhiều đóng góp to lớn cho phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cộng sản quốc tế, Đảng, Chính phủ Liên Xô đã cử Đoàn chuyên gia gồm 5 người, do đồng chí X.X Đê-bốp, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm Y học Liên Xô làm Trưởng đoàn, cùng Viện sĩ I.M Lô-pu-khin, Giáo sư I.N Mi-khai-lốp, Tiến sĩ I.A Khô-rô-xcốp và Bác sỹ G.N Sa-tơ-rốp sang Việt Nam. Và họ đã đáp chuyến bay bí mật sang Việt Nam ngay cả với vợ con của mình.

Và đến lúc thời điểm đau thương nhất đã xảy ra... Vào 9 giờ 47 phút ngày mồng 02 tháng 9 năm 1969, Đảng ta, nhân dân ta, quân đội ta và bầu bạn ta trên khắp thế giới phải giã từ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nén lại đau thương, trước sự ra đi của Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước Việt Nam, một người bạn lớn của nhân dân Liên Xô và nhân dân thế giới, Đoàn chuyên gia đã có mặt tại Quân y viện 108 để bắt đầu "công việc đặc biệt". Các chuyên gia Nga và Tổ Y tế đặc biệt đã luôn làm việc hết sức mình.

Sau những ngày Quốc tang, xét thấy Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới nóng ẩm và đang có chiến tranh ác liệt, nên việc giữ gìn thi hài sẽ cực kỳ khó khăn, đoàn chuyên gia đề nghị sau Lễ Quốc tang, cần đưa thi hài Bác sang Liên Xô, nơi có đủ điều kiện về môi trường và trang thiết bị để giữ gìn.

Trước lời đề nghị thẳng thắn, chân thành đó, ta đã khéo léo trao đổi việc đưa thi hài Bác sang Liên Xô là không thể được, vì trái với đạo lý của dân tộc Việt Nam, không phù hợp với tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân ta.

Vậy ai là người đã thuyết phục được Đoàn chuyên gia của bạn đồng ý để thi hài của Bác ở lại Việt Nam?

Theo lời kể của Đại tướng Lê Đức Anh :

Lúc đó, hơn 1 giờ sáng, sau cuộc họp Bộ Chính trị, anh Lê Duẩn đến nhà khách của Chính phủ, nơi nghỉ của đồng chí Kô-xư-ghin, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô sang dự Lễ tang của Bác để trực tiếp trao đổi và đề nghị với Đoàn việc nhất quyết phải giữ thi hài của Bác ở lại Việt Nam.

Đồng chí Lê Duẩn nói:
“Các đồng chí biết Bác Hồ của chúng tôi đối với dân tộc Việt Nam là thiêng liêng như thế nào. Nhất là đối với đồng bào miền Nam, họ hy sinh chiến đấu để được độc lập, thống nhất và cũng là để được gặp Bác cho toại nguyện. Bác cũng rất muốn vào Nam gặp đồng bào Miền Nam, nhưng sức khỏe của Bác không cho phép. Vì vậy chúng tôi phải giữ thi thể của Bác để đồng bào Miền Nam chúng tôi được thấy dung nhan của Bác sau ngày chiến thắng.
Chúng tôi biết, ngoài Liên Xô ra, không nước nào có kỹ thuật gìn giữ thi thể. Nếu Liên Xô nói phải đưa thi thể Bác sang Liên Xô mới giữ được thì chúng tôi đành phải chôn Bác, bởi vì nếu chúng tôi đưa Bác sang thì nhân dân chúng tôi sẽ nói Bộ Chính trị đã phản bội, đưa Bác đi đâu rồi! Và khi quyết định chôn Bác, chúng tôi sẽ nói với đồng bào chúng tôi: Chỉ có Liên Xô mới có kỹ thuật giữ thi thể của Bác, nhưng vì Liên Xô không chịu làm, nên Bộ Chính trị đau lòng gạt nước mắt để chôn Bác”.
Sau những buổi bố trí cho Đoàn chuyên gia quan sát, chứng kiến tình cảm đau buồn khi Bác mất của hàng chục vạn lượt người ở Hội trường, ở Quảng trường Ba Đình và nhiều tuyến phố ở Thủ đô Hà Nội, đồng chí Kô-xư-ghin hiểu rằng việc đưa thi hài Bác đi Liên Xô là điều không thể tưởng tượng được đối với nhân dân Việt Nam.

Nghe anh Duẩn nói xong, đồng chí Kô-xư-ghin liền nói: “Thôi thôi, tôi sẽ gọi chuyên gia của chúng tôi đến ngay và ra lệnh cho họ phải giữ thi hài Bác Hồ ngay tại Việt Nam. Nếu thiếu phương tiện gì, tôi sẽ điện về Mat-xcơ-va đưa sang ngay bằng chuyên cơ”.

Sau đó, thi hài của Bác đã được chuyên gia Liên Xô giữ lại ngay tại Việt Nam. Và cho đến hôm nay ngày ngày chúng ta lại được vào lăng viếng Bác, lại được nhìn thấy khuôn mặt phúc hậu của Người.

Bên cạnh đó việc giữ gìn thi hài của Bác mang lại một ý nghĩa sâu sắc, góp phần quan trọng vào công tác đấu tranh, phản bác những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch đồng thời góp phần củng cố và giữ vững niềm tin của cán bộ, Đảng viên và nhân dân. Đây chính là cách tuyên truyền tốt nhất về tinh thần, tư tưởng và sự nghiệp vĩ đại của Bác Hồ kính yêu.!!!


"DÂN OAN" CẤN THỊ THÊU VẪN NGỰA QUEN ĐƯỜNG CŨ


Cái tên Cấn Thị Thêu từ lâu đã được người ta gán cho biệt danh thân quen là "Chí phèo" của Dương Nội. Những việc làm của Thêu chủ yếu xoanh quay việc lôi kéo, dụ dỗ, kích động quần chúng nhân dân khiếu kiện chây ỳ; sử dụng các băng rôn, hô khẩu hiệu, biểu ngữ với những nội dung tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kích động, "dân oan" gây rối trật tự công cộng ở các khu vực quan trọng trên địa bàn thành phố Hà Nội như: Trụ sở Ban tiếp công dân Trung ương, trụ sở Bộ Tài nguyên và môi trường…

"DÂN OAN" CẤN THỊ THÊU VẪN NGỰA QUEN ĐƯỜNG CŨ

Với các hành vi vi phạm pháp luật không thể chối cãi, ngày 30/11/2016, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên xét xử phúc thẩm bị cáo Cấn Thị Thêu về tội “Gây rối trật tự công cộng” được quy định tại Điều 245, Bộ luật Hình sự, đồng thời tuyên phạt bị cáo Cấn Thị Thêu 20 tháng tù giam về tội danh “Gây rối trật tự công cộng”. Đây là bản án thích đáng, nhận được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân.

Một ngày ở tù, nghìn thu ở ngoài, tưởng sau khi ra tù, Cấn Thị Thêu sẽ thấu được cái sai của bản thân mà hối cải, tu chí làm lại cuộc đời thì thị lại vẫn "ngựa quen đường cũ", chứng nào tật ấy, tiếp tục bán rẻ lương tâm của bản thân để tham gia vào các hoạt động chống phá chính quyền nhân dân. Mặc dù các cơ quan chức năng đã nhiều lần cảnh cáo, giáo dục, nhắc nhở, thuyết phục nhưng Cấn Thị Thêu ngày càng sa lầy vào các hoạt động chống phá, thậm chí thị còn chuyển nghề từ “dân oan” sang hành nghề “dân chủ”. 

Để lấy lòng đám "quan thầy" ngoài hải ngoại và bè lũ "dân chủ" ở trong nước, Cấn Thị Thêu đã chủ động liên kết, móc nối, phối hợp với “Mạng lưới Blogger”, đám “dân chủ cuội”,…ở trong nước để hình thành ra cái gọi là “phong trào dân oan Việt Nam” nhằm dụ dỗ, lôi kéo người dân nhẹ dạ, cả tin, tập hợp lực lượng, tập dượt cho “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố”, tiến hành biểu tình, phá rối an ninh, bạo loạn, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Mặt khác, Cấn Thị Thêu không chỉ là kẻ chủ mưu, cầm đầu đám “dân oan” ở Dương Nội mà thị còn tham gia câu kết, móc nối với đám “dân chủ” dưới các danh nghĩa “tự do, dân chủ, nhân quyền”, “vì môi trường”… để tiến hành các hoạt động chống Đảng, Nhà nước, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Đây là các hành vi coi thường pháp luật Việt Nam, ảnh hưởng xấu đến vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

"DÂN OAN" CẤN THỊ THÊU VẪN NGỰA QUEN ĐƯỜNG CŨ

Điển hình vào ngày 05/4/2018, lợi dụng sự kiện Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 6 bị cáo gồm: Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức và Lê Thu Hà bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo quy định tại Điều 79, Khoản 1 - Bộ luật Hình sự năm 1999, Cấn Thị Thêu đã câu kết với một số đối tượng "dân chủ" phản động, cực đoan, quá khích, trong đó có Trương Văn Dũng để dụ dỗ, lôi kéo, kích động người dân tụ tập, biểu tình, mang nhiều băng rôn, khẩu hiệu có nội dung tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn thành phố Hà Nội, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh Việt Nam trong mắt khách du lịch quốc tế.

Tuy nhiên, trên thực tế thì các hành động chống phá của Cấn Thị Thêu cũng không làm cho người dân thủ đô Hà Nội bất ngờ. Bởi vì, Cấn Thị Thêu đã từng có 1 tiền án về tội chống người thi hành công vụ và 4 tiền sự về các hành vi gây rối trật tự công cộng.

Nguy hiểm hơn, Cấn Thị Thêu còn lợi dụng quyền "tự do" ngôn luận, "tự do" báo chí để chỉ đạo đồng bọn tổ chức quay phim, chụp ảnh, đăng tải hàng loạt các video, bài viết có nội dung phản động, chống phá chính quyền nhân dân trên các trang mạng xã hội, tạo điều kiện cho các đài báo phản động trong và ngoài nước lợi dụng để xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Điều này đã cho thấy thực chất Cấn Thị Thêu không hề ăn năn, hối cải mà còn tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật, gây rối an ninh trật tự, thách thức sự nghiêm minh của pháp luật.

Như vậy, có thể thấy việc "dân oan" Cấn Thị Thêu dụ dỗ, lôi kéo, kích động quần chúng nhân dân tham gia biểu tình, đòi chính quyền Việt Nam phải trả tự do cho Nguyễn Văn Đài và đồng bọn là việc làm có chủ đích nhằm đánh bóng tên tuổi, phô trương thanh thế, kêu gọi tiền tài trợ từ các tổ chức phản động trong và ngoài nước. 

Thiết nghĩ, việc làm của người đàn bà chua ngoa ấy chính là việc làm hết sức nguy hiểm, vi phạm pháp luật Việt Nam, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Nếu không chịu quay đầu, thì có lẽ Cấn Thị Thêu sẽ lại đầu quân cho Juventus trong nhiều mùa giải nữa.
-----

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2018

LÝ GIẢI NGUYÊN NHÂN NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC TRỞ THÀNH KẺ TRỞ CỜ, HÈN HẠ


Nhà văn Nguyên Ngọc tên thật là Nguyễn Văn Báu, sinh ngày 05/9/1932. Sinh ra quê ở xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Năm 1950, gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam khi tuổi đời còn rất trẻ (đang học trung học phổ thông), Nguyên Ngọc tham gia chiến trường chính ở mảnh đất Tây Nguyên, thuộc Liên khu V lúc bấy giờ. Sau một thời gian ở đơn vị chiến đấu, chuyển sang làm phóng viên báo Quân đội nhân dân Liên khu V và lấy bút danh Nguyên Ngọc. Sau thời kỳ làm báo, ông tham gia tích cực trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và chấn hưng giáo dục Việt Nam. Sau chiến tranh, ông có thời gian làm Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ. Trong thời kỳ đổi mới và phong trào Cởi mở, ông đã có những đổi mới quan trọng về nội dung tư tưởng của tờ báo và được coi là người có công phát hiện, nâng đỡ nhiều nhà văn tên tuổi sau này như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư, Phạm Thị Hoài...

Tuy vậy, trải qua những thăng trầm biến cố, trong cuộc đời của Nguyên Ngọc cũng đã từng có những quyết định sai lầm: Ông cũng từng tham gia phong trào quần chúng biểu tình phản đối việc gây hấn, xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông năm 2011 trong bối cảnh có sự ngăn cấm; Là một con người tự đánh giá mình quá cao, Nguyên Ngọc đã đưa ra đề cương “Đổi mới nền văn học Việt Nam” theo quan điểm của riêng cá nhân ông. Nguyên Ngọc đưa ra thuyết “tự chọn món ăn” - có thể hiểu nôm na là theo ông ở trong văn học, mọi người muốn viết gì thì viết và các tác phẩm không cần phải qua một cơ quan nào để kiểm duyệt; bên cạnh đó, ông quan niệm và đưa ra cách nhìn về văn học của những năm 1945 vào thực tế văn học Việt Nam lúc bấy giờ, nó hoàn toàn không phù hợp và làm kìm hãm sự phát triển của Văn học Việt Nam.

Chính từ lối suy nghĩ và hành động đó, trong thời gian gần đây nhất, Nguyên Ngọc không được bầu vào Ban Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam. Và cũng từ đó, ông bộc lộ tư tưởng bất mãn, chống đối cao độ. Cách đây không lâu, ông đứng ra chủ trương thành lập cái gọi là “Văn đoàn độc lập Việt Nam” do chính ông làm Trưởng ban.
Thực chất khi thành lập “Văn đoàn độc lập Việt Nam” đó là Nguyên Ngọc muốn thông qua đó để thành lập tổ chức mang danh “xã hội dân sự” để lừa bịp và tập hợp quần chúng, đến một lúc nào đó đủ mạnh sẽ tuyên bố công khai hóa thành các đảng phái đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam, đấu tranh đòi đa nguyên đa đảng, xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Và thực tế sau khi ra đời, “Văn đoàn độc lập” đã phủ nhận mọi công lao của Hội Nhà văn Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam cũng như với sự phát triển của dân tộc Việt Nam.

LÝ GIẢI NGUYÊN NHÂN NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC TRỞ THÀNH KẺ TRỞ CỜ, HÈN HẠ

Với bản chất không có gì tốt đẹp đó cho nên sau khi hô hào thành lập, Nguyên Ngọc chỉ lôi kéo được một số người có tư tưởng bất mãn, chống đối chế độ đi theo bước chân của ông như một số nhân vật có tai tiếng: Nguyễn Quang A, Hà Sĩ Phu, Phạm Chí Dũng, Phạm Xuân Nguyên….

Như vậy, cũng chỉ trong một thời gian không dài, riêng đối với nhà văn Nguyên Ngọc đã mất đi tinh thần, ý thức của một người đảng viên Đảng Cộng sản, mất đi khí chất của một người lính hùng tráng năm xưa. Ngày nay khi nói đến Nguyên Ngọc, người ta không nghĩ về một nhà văn với những tác phẩm bất hủ của mình mà thay vào đó, họ đang thầm tiếc nuối cũng như bày tỏ sự tức giận đối với một con người muốn đi ngược lại với sự phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam.

LÝ GIẢI NGUYÊN NHÂN NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC TRỞ THÀNH KẺ TRỞ CỜ, HÈN HẠ

Tại một quán café ở phố Ngô Thời Nhiệm, Quận 3, TP Hồ Chí Minh, Nguyễn Quang A là kẻ trực tiếp quay clip, dẫn dắt câu chuyện cho nhà thơ Nguyễn Duy kể về nhận vật Bé Bê - làm tay sai cho Pháp bị chị Võ Thị Sáu giết hụt tố chị Sáu “tâm thần”, nhà tưởng niệm chị Sáu ở quê là nơi “chị em chị Sáu tiếp khách” (kiểu mua vui). Sau đó, thêm một người tự nhận ở quê chị Sáu biết rõ anh chị em, bố mẹ chị Sáu cho dân chúng vùng Đất Đỏ ở đây đều biết chị Sáu là “tâm thần”. Đồng thời, xuất hiện một cô gái được giới thiệu làm phim về chị Võ Thị Sáu công nhận, chị gái của chị Sáu nói chị Sáu bị “chập”.

Câu chuyện với sự tham gia hào hứng của hầu hết các “nhân sỹ trí thức” trong cái gọi là “Văn đoàn độc lập” như Nguyên Ngọc, Hoàng Hưng, Hoàng Dũng… cùng nhà tài trợ chính giải thưởng là ông Nguyễn Quang A (một kẻ dày đặc thành tích chống phá chính quyền) đã cho thấy đây hoàn toàn không phải là cuộc trò chuyện phiếm kiểu “trà dư tửu hậu” của những văn sỹ, mà là một cuộc sắp đặt có chủ đích của những đạo diễn và diễn viên “không chuyên” nhưng đang được tung hô như là “nhân chứng” tố ngành Công an, Đảng Cộng sản Việt Nam dựng lên những “anh hùng” không có thật để cổ vũ dân chúng đánh đuổi thực dân Pháp, đế quốc Mỹ - một cuộc chiến tranh giành độc lập mà chính những “gương mặt” tham dự này đã dành nhiều công sức để đánh đổi ý nghĩa của nó với hòa bình ngày nay, chứng minh nó là “cuộc chiến huynh đệ tương tàn”, “vô nghĩa”, “đánh đuổi đi các nền văn minh”…

LÝ GIẢI NGUYÊN NHÂN NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC TRỞ THÀNH KẺ TRỞ CỜ, HÈN HẠ

Chị Võ Thị Sáu, nữ anh hùng huyền thoại vùng Đất Đỏ, tượng của Chị đã dựng ở Côn Đảo, được người dân cả nước ngưỡng mộ, nườm nượp đến viếng chị như một biểu tượng cho sự anh hùng bất khuất của dân tộc. Đặc biệt là, những cán bộ chiến sỹ ngành Công an Việt Nam lấy hình tượng của chị Võ Thị Sáu như là biểu tượng tinh thần xả thân vì nước cho mỗi chiến sỹ Công an hiện nay. Dễ hiểu vì sao những kẻ luôn luôn mong ngóng ngày đêm “năm sau sẽ trao giải thưởng ở Dinh Thống Nhất” này cần phải đạp đổ.

-------------

Nữ anh hùng Võ Thị Sáu:

Câu chuyện này cũng gần giống như một câu chuyện ở nước Nga. Người bị xuyên tạc để hạ bệ cũng là một nữ anh hùng trẻ tuổi: Zoya Kosmodemyanskaya. Chị Sáu (sinh năm 1933) hy sinh cách đây vừa tròn 65 năm (năm 1952). Zoya sinh năm 1923, hy sinh năm 1941. Cả hai đều vừa bước qua tuổi 18 thanh xuân và đều được truy tặng danh hiệu Anh hùng. Ấy vậy mà một số nhà văn và tờ báo tại Nga (nhà văn A.Zhovtis, bác sĩ A.Melnikov, Andrey Bilzho, tờ “Luận chứng và sự kiện”…) xuyên tạc rằng trước chiến tranh, Zoya đã nhiều lần nằm điều trị ở bệnh viện Kashenko với chẩn đoán bị tâm thần phân liệt. Cái ý kiến vẩn vơ thiếu kiểm chứng đó, đã ngay lập tức được một số người vồ vập, coi đó là bằng chứng 100% cho thấy Zoya bị bệnh lý tâm thần.

Trước sự xuyên tạc trắng trợn lịch sử và phỉ báng nữ anh hùng của những kẻ phản động, các chuyên gia đã vào cuộc ngay. Và sự thật đã được phơi bày: bọn chúng đã nói láo, chúng tịt ngóp, không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào để khẳng định ý kiến của mình.

Việc xuyên tạc hết sức phản cảm và lộ liễu này cho chúng ta thấy một điều rằng ngày tàn của giới “dân chủ” và đám phản động đã đến. Họ không còn có thể viện vào lý do hay câu chuyện nào để xuyên tạc, bôi nhọ hay chống phá nữa. Dân trí dân mình giờ đã cao, không thể dựa vào những lý luận bậy bạ để chia rẽ nhân dân với nhà nước được.

Chỉ có một điều, thật đáng tiếc cho những nhà văn, nhà thơ, tiến sĩ khoa học… (cán bộ Viện Văn học, chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội..) đã tự đánh mất hết liêm sỉ của bản thân và uy tín với người dân trong nước. Tiếc cho cả đời cống hiến và được một bộ phận xã hội ghi nhận, nhưng càng già thì càng đổ đốn, tự đốt đi “cái danh” với đời. Đặc biệt là tiến sĩ khoa học Nguyễn Quang A, khi đã thụ hưởng điều kiện ăn học, kinh doanh thuận lợi do Nhà nước hết sức tạo điều kiện và có một tài sản kếch xù, vẫn không làm ông này hài lòng với cuộc sống. Ông quyết định trở thành một “ngọn cờ dân chủ” đại diện cho giới “nhân sỹ trí thức” trong cái gọi là “phong trào dân chủ Việt Nam” để được các chính khách phương Tây, giới chống đối cả trong và ngoài nước săn đón. Ông “sa ngã” vào con đường chống đối, phản động cũng từ cái “tâm lí ham của mới, ham được ca tụng”. Một kẻ “bội bạc đất nước” được sinh ra từ đấy.


SỰ NGU DỐT ĐẾN TỘT CÙNG!


Đang điên cái đầu còn gặp ngay ông Tiến sĩ - nguyên Thứ trưởng này. Phát biểu mà không nghĩ gì. Ông vào Quân đội đi mà hưởng lương trung tá. Một trung tá Quân đội có éo gì ngoài đồng lương. Thứ trưởng tiền biếu thôi cũng tiêu cả đời không hết rồi. Trung tá Quân đội ma nó biếu à.


SỰ NGU DỐT ĐẾN TỘT CÙNG



Thời gian làm việc từ 05h00' sáng đến 21h30' tối không phân biệt ngày thường, ngày nghỉ. Tết nhất, ngày lễ các ông đi chơi - Trung tá mà ông nói trực vỡ mặt. Tết, lễ nào chẳng là cao điểm trực. 

Các ông học trường ngoài Quân đội động tí là nghỉ. Cúp tiết ko sao. Học Quân sự vừa bước chân vô cổng trường đã gác tối ngày.

Các ông là sinh viên ngày nghỉ đi với bồ, ngày lễ đi du lịch - còn thằng học viên Quân đội ngày huấn luyện - tối hành quân - đêm ôm súng gác - để làm gì các ông biết không? Để các ông có thể yên tâm mà chém gió với người yêu của mình đó. 

Thằng lính nó xa vợ, xa con triền miên tháng ngày. Không phải cứ thích là xin nghỉ mà về hú hí đâu. Một năm được 30 ngày nghỉ. Bố mẹ mất mới được về. Anh em, chú bác thì ở đơn vị trực mà khóc thầm nhé. 

Có anh Trung tá lương cao bằng lương hưu của Thứ trưởng - Biết tin bố mất mà tàu nhận nhiệm vụ đi biển - anh phải nén đau thương dẫn con tàu và anh em ra khơi. Ban ngày chỉ huy anh em thực hiện nhiệm vụ. Đêm về lấy chiếu úp lên mặt tạ lỗi với người cha quá cố. Lương cao chưa? 

Một anh Đại úy lương thấp hơn Trung tá xíu. Con trai duy nhất bị bệnh tim phải đi mổ gấp. Anh cũng đang thực hiện nhiệm vụ. Khẩu lệnh chỉ huy vẫn cứng rắn như ngày nào nhưng chiều nào anh cũng hướng mắt về đất liền hi vọng. Anh em kêu anh gọi về động viên chị và cháu. Anh nói "Mình gọi rồi - nói vợ thông cảm chứ biết sao giờ"... thông cảm. Vâng thông cảm vì lương Đại úy cao quá.

---------

Trong khi cưới đứa cháu họ xa 10 đời của ông - ông có thể oánh cả cái bộ về dự mà ông còn kêu cái lỗi gì. Phán nó cũng vừa vừa thôi - cứ mang Quân đội ra mà so. Mịa mất một bộ Nội vụ chứ mất 10 Bộ khác cũng còn lâu mới mất nước. Mất một ông thứ trưởng chứ 100 ông thứ trưởng cỡ ông cũng không sao. Bộ Quốc Phòng mà sụp thì chỉ chưa đầy một ngày sau - con cháu ông đã trở thành nô lệ trên chính quê hương của mình rồi ông à.

Quân đội nhân dân VN thành lập trước cả nước CHXHCNVN đó. Một vị Cha già và 34 con người tay trắng lập nên một đất nước hiên ngang như hôm nay đó. Rồi chính những ông Trung tá mà ông đang nói ăn lương cao hơn lương hưu của ông - hôm nay lại đang ra sức bảo vệ sự tự cường và tự tôn của một đất nước không bao giờ khuất. Đồng lương của họ là xương, là máu - là những mất mát hi sinh vô bờ bến của biết bao người phụ nữ đêm đêm ôm con dại khờ - đôi dòng lệ thắm sầu rơi - thầm trách người đi... sao anh đi mãi không về... đó.

Một thằng nông dân đúng nghĩa như tôi còn hiểu mấy điều nhỏ nhặt như thế mà một ông Tiến sĩ như ông còn phát biểu như vậy thì bảo sao Việt Nam tôi ơi :(

----------

Quân đội được sinh ra bởi người Cha già dân tộc - Người mà tên tuổi được cả thế giới ngả mũ, cúi đầu kính phục và được dẫn dắt bởi một người Anh cả mà hình ảnh là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng khắp năm châu :(


Quân đội nhân dân Việt Nam mãi mãi là công cụ bạo lực sắc bén của Đảng - là đội quân tiên phong của nhân dân Việt Nam - Từ nhân dân mà ra - Vì nhân dân mà chiến đấu. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành - khó khăn nào cũng vượt qua - kẻ thù nào cũng đánh thắng.


Một đất nước mà không nuôi nổi Quân đội của mình thì sẽ phải nuôi Quân đội của nước khác. Trước khi nói về những người lính hãy nhớ rằng Hòa bình dù mỏng manh như hiện tại cũng không phải là món quà tự nhiên mà có. Ngồi chờ tự nhiên nó tới. Thân ái!!!

Nguồn Marshal Paulus


Có những kẻ có ăn có học nhưng phát ngôn ra những lời lẽ thối không thể ngửi nổi, chúng nó ăn chơi phè phỡn rồi quay sang tị nạnh với cả lực lượng vũ trang. Đúng là cái thể loại ăn cháo đá bát mà.

NGÀY NÀY NĂM XƯA: THÀNH LẬP BỘ TƯ LỆNH CHIẾN DỊCH GIẢI PHÓNG SÀI GÒN - GIA ĐỊNH 08/4/1975


Sau chiến thắng Tây Nguyên, Trị Thiên - Huế, Đà Nẵng, ngày 01-4-1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp và quyết định: "Mở cuộc Tổng tiến công nổi dậy giải phóng Sài Gòn trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4, không thể chậm".

Sau đó, ngày 08-4-1975, tại căn cứ Tà Thiết - Lộc Ninh, Trung ương Cục và Quân ủy Miền họp nghe phổ biến quyết định của Bộ Chính trị về việc cử 03 ủy viên Bộ Chính trị Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Văn Tiến Dũng làm đại diện của Bộ Chính trị tại mặt trận và thành lập Bộ Tư lệnh chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định.

NGÀY NÀY NĂM XƯA: THÀNH LẬP BỘ TƯ LỆNH CHIẾN DỊCH GIẢI PHÓNG SÀI GÒN - GIA ĐỊNH 08/4/1975
Ủy viên Bộ Chính trị Lê Đức Thọ và Bộ Tư lệnh chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định tại căn cứ Tà Thiết - Lộc Ninh.

Bộ Tư lệnh gồm: Đại tướng Văn Tiến Dũng - Tư lệnh, Bí thư Trung ương Cục Phạm Hùng - Chính ủy, Thượng tướng Trần Văn Trà, Trung tướng Lê Đức Anh, Trung tướng Đinh Đức Thiện - Phó Tư lệnh, Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền - Quyền Tham mưu trưởng. Ngày 22-4, Bộ Chính trị chỉ định bổ sung Trung tướng Lê Trọng Tấn làm Phó Tư lệnh, Trung tướng Lê Quang Hòa làm Phó Chính ủy.

Cùng ngày 08-4, Đoàn 232 (đơn vị chủ lực Miền, quy mô cấp quân đoàn, thành lập đầu tháng 02-1975 do Thiếu tướng Nguyễn Minh Châu làm Tư lệnh, Đại tá Trần Văn Phác làm Chính ủy đánh chiếm các vị trí Bến Cầu, Mộc Bài, An Thạnh, Trà Cao, Quéo Ba, mở đường đưa lực lượng chủ lực xuống vùng đồng bằng Khu 8, thực hiện đòn chia cắt chiến lược cô lập Sài Gòn với đồng bằng sông Cửu Long. Cũng trong ngày 08-4, phi công Nguyễn Thành Trung (cơ sở nội tuyến của cách mạng trong lực lượng không quân quân đội Sài Gòn) lái máy bay F5E ném bom Dinh Độc Lập, sau đó hạ cánh an toàn xuống sân bay dã chiến vùng giải phóng Phước Long.

Sự kiện thành lập Bộ Tư lệnh chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định cùng với các diễn biến khác trên toàn mặt trận đã đẩy nhanh tiến trình trực tiếp chuẩn bị đòn tổng tiến công vào thành phố Sài Gòn.
Nguồn: SGGP.


ĐỒNG CHÍ LÊ DUẨN VỚI QUÊ HƯƠNG


Những ngày này rất nhiều bài nói về những công lao của Ông cho cách mạng Việt Nam. Một nhà lãnh đạo kiệt xuất, sáng tạo, là học trò xuất sắc của Bác Hồ. Tôi xin đăng lại một bài viết của đồng chí Nguyễn Đức Hoan - Bí thư tỉnh Quảng trị cách đây 20 năm. Bài viết với tiêu đề: “ ĐỒNG CHÍ LÊ DUẨN VỚI QUÊ HƯƠNG” (có chỉnh sửa đôi phần cho phù hợp)

ĐỒNG CHÍ LÊ DUẨN VỚI QUÊ HƯƠNG

“Trong những ngày này, tại Quảng Trị, đang tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi chào mừng kỷ niệm 111 năm ngày sinh của đồng chí Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn (07/4/1907-07/4/2018). Nhằm giáo dục và phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, học tập tấm gương cao đẹp của đồng chí Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, người chiến sĩ cộng sản tận trung với nước, tận hiếu với dân, sẵn sàng xả thân vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

ĐỒNG CHÍ LÊ DUẨN VỚI QUÊ HƯƠNG

Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị vô cùng tự hào về đồng chí Lê Duẩn, người con yêu quí của quê hương mà tên tuổi sự nghiệp mãi mãi gắn liền với một chặng đường lịch sử hào hùng của dân tộc, mãi mãi sống với con người với non sông đất nước. Sinh thời, mặc dù gánh vác nhiệm vụ nặng nề của Đảng và nhân dân giao phó, đồng chí vẫn luôn nhớ về Quảng Trị, quê hương nghèo khó nhưng sâu nặng nghĩa tình, mảnh đất đã sản sinh, nuôi dưỡng và tiếp sức cho đồng chí cho những tháng năm sống, chiến đấu vô cùng gian lao vất vả, chăm chú theo dõi chỉ đạo từng bước thăng trầm của phong trào cách mạng quê nhà.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đặc biệt trong thời kì chống Mỹ cứu nước, Quảng Trị là một địa bàn chiến lược, nơi đụng đầu trực tiếp của hai chế độ. Quảng Trị đã được Bác Hồ, đồng chí Lê Duẩn cùng Bộ Chính trị thường xuyên theo dõi chỉ đạo, cổ vũ, động viên. Đảng bộ, quân dân Quảng Trị nêu cao truyền thống anh hùng bất khuất, phát huy sức mạnh tổng hợp, cùng các lực lượng chủ lực chiến đấu và chiến thắng, lập lên nhiều chiến công vang dội làm nức lòng cả nước. Vĩnh Linh lũy thép, Cồn Cỏ anh hùng, Cồn Tiên, Dốc Miếu, đường 9, Khe Xanh, Cửa Việt, thành phố Quảng Trị và bao tên đất, tên làng khác đã trở thành những địa danh lịch sử.

Đất nước hòa bình thống nhất, trong một lần về thăm quê, bồi hồi xúc động khi thấy cảnh làng mạc tiêu điều, xơ xác do chiến tranh tàn phá, đồng chí tâm tình: Đối với chúng ta, quê hương biết bao tình thương nghĩa nặng. Riêng tôi, ngoài công việc chung của cả nước vẫn luôn nghĩ đến tình nhà và tự hỏi không biết đồng bào trong tỉnh từ ngày giải phóng đến nay sống như thế nào. 

Sau lần về thăm quê hương này, cùng với lãnh đạo tỉnh, đồng chí còn dành thời gian thăm những cơ sở đã từng chăm sóc, bảo vệ phong trào, bảo vệ Đảng những lúc khó khăn nhất để đáp lại tình sâu nghĩa nặng của đồng bào, đồng chí, thăm những gia đình liệt sĩ, thương binh, những người già cả, neo đơn. Đồng chí xúc động nói: Tôi nghĩ rằng đây chẳng những là nhiệm vụ mà còn là một vấn đề đạo đức cộng sản. Đảng ta, Nhà Nước phải chăm lo đến đời sống của nhân dân lao động và của từng người trong xã hội, phải suy nghĩ tìm mọi cách giúp đỡ những người già nua, tàn tật, những trẻ mồ côi không được học hành, không nơi nương tựa. Nếu không có lòng ưu ái đến những người nghèo khổ, không quan tâm giải quyết những vấn đề xã hội ấy thì chúng ta nói chủ nghĩa cộng sản, nói lý tưởng cách mạng chỉ là nói suông mà thôi. Đồng chí cũng căn dặn: sống phải quý trọng lao động tình thương và lẽ phải.

Nhìn thấy những bước đổi thay của quê hương, vui mừng đưa trên kênh dẫn nước của công trình thủy lợi Nam Thạch Hãn, nhìn dòng nước mát đổ về cánh đồng Triệu Hải vốn khô hạn từ bao đời, nghĩ về cuộc sống ấm no tương lai hạnh phúc của đồng bào, đồng chí bồi hồi xúc động.

Sự quan tâm của đồng chí Lê Duẩn đối với Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị không chỉ là tình cảm, là trách nhiệm của lãnh tụ đối với dân mà còn là những tình cảm chân thành của người cách mạng đối với đất mẹ, tình cảm của thế hệ người đi trước đối với lớp con cháu hôm nay.

Hình ảnh của đồng chí Lê Duẩn, những buổi gặp gỡ, chuyện trò chứa chan tình cảm với đồng chí với đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, những lời nói ấm áp, chân tình và những giọt nước mắt vui sướng của đồng chí, mãi mãi khắc sâu trong kí ức và tâm khảm của đồng bào, đồng chí quê hương.

Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị rất đỗi tự hào về quê hương đã sản sinh ra đồng chí Lê Duẩn - một trong những vị lãnh tụ xuất sắc của Đảng, người đã có đóng góp to lớn cho Tổ quốc, cho dân tộc, cho Đảng quang vinh.

Tự hào về đồng chí Lê Duẩn, thực hiện lời di huấn của đồng chí, được sự quan tâm chỉ đạo giúp đỡ của Trung ương, Chính phủ của các bộ, ngành, sự giúp đỡ của các địa phương trong nước, của bạn bè gần xa, đảng bộ và nhân dân Quảng Trị đã vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ xây dựng quê hương từng bước vượt qua đói nghèo, giành được nhiều thành tựu quan trọng. Nền kinh tế có bước phát triển khá, văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, quốc phòng và an ninh được tăng cường và giữ vững đời sống nhân dân tuy còn khó khăn nhưng nhìn chung ổn định và có phần cải thiện.

Quảng Trị hôm nay đã thay da đổi thịt, khác xa mười năm hai mươi năm trước. Chúng tôi hi vọng điều đó làm hương hồn đồng chí Tổng Bí thư vui hơn.

Tuy nhiên, Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị, không bao giờ quên rằng đó mới chỉ mới là những thành quả bước đầu. Đảng bộ và nhân dân chúng tôi vẫn chưa làm tròn lời dặn của đồng chí lúc sinh thời. Càng tự hào về đồng chí, chúng tôi càng thấy mình còn nhiều khuyết điểm, thiếu xót. Kỉ niệm 111 năm ngày sinh của đồng chí, Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị đang ra sức thi đua phát huy truyền thống anh hùng của quê hương, học tập gương trong sáng hi sinh tận tụy của đồng chí Lê Duẩn, ra sức thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng Quảng Trị giàu về kinh tế, vững mạnh về chính trị, đẹp về văn hóa, xã hội, làm cho nhân dân có cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc, cùng với cả nước thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xứng đáng là quê hương của đồng chí cố Tổng Bí thư, xứng đáng với niềm tin và lòng mong mỏi của anh Ba kính mến”./.