KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2018

Chủ tịch Viettel thay ông Trương Minh Tuấn làm Bí thư BCSĐ Bộ TT&TT



Chủ tịch Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel - Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng sẽ giữ chức Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ TT&TT thay ông Trương Minh Tuấn.

Chủ tịch Viettel thay ông Trương Minh Tuấn làm Bí thư BCSĐ Bộ TT&TT
Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel
Chiều 23/7, một lãnh đạo Bộ TT&TT cho biết: Bộ này đã nhận được quyết định của Ban Bí thư về việc chỉ định ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch tập đoàn Viettel giữ chức Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ TT&TT. Ông Hùng là nhân sự được lựa chọn để thay thế vị trí Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ của ông Trương Minh Tuấn - người vừa bị kỷ luật và cho thôi giữ chức vụ này.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng (SN 1962), quê ở Từ Sơn, Bắc Ninh. Ông đã tốt nghiệp chuyên ngành Điện tử viễn thông ở Liên Xô (cũ), thạc sĩ viễn thông ở Australia, thạc sĩ quản trị kinh doanh ở Đại học Kinh tế Quốc dân.

Trước khi trở thành người lãnh đạo cao nhất tại Viettel, ông Hùng từng giữ các vị trí: Trợ lý kỹ thuật, Phó trưởng phòng rồi Trưởng phòng Đầu tư Phát triển. Đến năm 2000, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc Công ty Viễn thông Quân đội.

Năm 2010, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng Giám đốc Viettel. Hai năm sau, ông được phong quân hàm Thiếu Tướng.

Năm 2014, ông tiếp tục được bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Viettel thay ông Hoàng Anh Xuân.

Năm 2016 ông được bầu vào BCH T.Ư Đảng và từng được giới truyền thông bình chọn là 1 trong 10 nhân vật ICT Việt Nam tiêu biểu vì có nhiều đóng góp quan trọng, thiết thực và hiệu quả cho sự phát triển của ngành công nghệ thông tin Việt Nam trong một thập kỷ (giai đoạn 2000 - 2009).

Vào tháng 01/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2018/NĐ-CP về điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Viettel, theo đó quy định Viettel sẽ có thêm chức danh Chủ tịch và Tổng Giám đốc Tập đoàn lúc này sẽ kiêm Chủ tịch Tập đoàn.

Cũng liên quan đến vấn đề nhân sự của Bộ TT&TT, Chủ tịch nước Trần Đại Quang vừa ký quyết định tạm đình chỉ công tác Bộ trưởng Bộ TT&TT với ông Trương Minh Tuấn do có vi phạm khuyết điểm và Bộ Chính trị đã có thi hành kỷ luật về Đảng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trước đó cũng đã ra quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Tuấn.

Theo kết luận của Bộ Chính trị, ông Trương Minh Tuấn trong thời gian giữ cương vị Thứ trưởng Bộ TT&TT phải cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng, nhiệm kỳ 2011 - 2016.

Bộ Chính trị cũng nhận định, ông Tuấn đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo trong quá trình được phân công chỉ đạo thực hiện Dự án; ký Quyết định số 236/QĐ-BTTTT, ngày 21/12/2015 của Bộ TT&TT phê duyệt Dự án và một số văn bản có liên quan trái quy định, có văn bản không thuộc nhiệm vụ được phân công.

Với cương vị Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng từ tháng 4/2016 đến nay, ông Tuấn chịu trách nhiệm chính về các vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng, nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Những vi phạm ông Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng nên căn cứ vào các quy định của Đảng và của Bộ Chính trị, Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật ông Trương Minh Tuấn bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ TT&TT, nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2018

Tạm đình chỉ công tác Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn


Chủ tịch nước Trần Đại Quang vừa ký Quyết định số 1261/QĐ-CTN ngày 23/7/2018 về việc tạm đình chỉ công tác Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đối với ông Trương Minh Tuấn.

Tạm đình chỉ công tác Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn
Ông Trương Minh Tuấn.
Quyết định ghi rõ: Tạm đình chỉ công tác Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đối với ông Trương Minh Tuấn, do có vi phạm khuyết điểm và Bộ Chính trị đã có thi hành kỷ luật về Đảng tại Quyết định số 806-QĐNS/TW ngày 16/7/2018.

Thủ tướng Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, ông Trương Minh Tuấn và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

ĐÔI ĐIỀU VỀ VỤ TRỤC XUẤT WILLIAM NGUYỄN!


Sau phiên tòa, với bản án trục xuất ngay lập tức dành cho William Nguyễn, nhiều người đã tỏ ra băn khoăn, thậm chí bức xúc, chúng ta cùng phân tích về vấn đề này:

1. Mức án quá nhẹ, đáng ra phải tù để răn đe bọn phản động?

Trước hết tôi cũng đồng tình với nhận định đó, bởi đối chiếu những hành vi của William Nguyễn với quy định Luật Hình sự 2015 thì anh ta xứng đáng bị phạt tù nhiều hơn số ngày đã bị tạm giữ, tạm giam (hơn 01 tháng) kể từ khi bị bắt.

Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, trong xử lý một vụ án có yếu tố nước ngoài, các cơ quan chức năng thường tính toán rất kỹ.

Về chính trị, rõ ràng trong quan hệ đối ngoại là "có đi, có lại". Chính phủ nào khi có công dân mình bị bắt ở nước ngoài đều chịu áp lực dư luận về trách nhiệm lên tiếng, bảo vệ. Và đối với Mỹ chắc chắn là rất lớn, nên việc họ tác động lên Việt Nam là điều đương nhiên. 

ĐÔI ĐIỀU VỀ VỤ TRỤC XUẤT WILLIAM NGUYỄN!

Song để thả William Nguyễn chúng ta được gì? Tôi nghĩ không chỉ đảm bảo yêu cầu về đối ngoại tranh thủ sự hợp tác với siêu cường số 1 thế giới, mà quan trọng nhất chính là Bộ ngoại giao Mỹ đã phải công khai lên tiếng thể hiện thái độ rõ ràng, dứt khoát, cảnh báo nghiêm khắc không ủng hộ công dân Mỹ tham gia các hoạt động biểu tình chống chính quyền ở Việt Nam.

Về pháp luật, quan trọng nhất là giáo dục và răn đe. Bản thân William Nguyễn chấp hành hình phạt tù hơn 01 tháng (thời gian tạm giữ, tạm giam) kể từ ngày bị bắt, đã thành khẩn công khai nhận tội và hợp tác tích cực với cơ quan điều tra; Cùng với tuyên bố cảnh báo của Bộ ngoại giao Mỹ chắc chắn đã tác động mạnh đến cử tri Mỹ, nhất là cộng đồng người Việt ở nước ngoài về mối nguy hiểm khi vi phạm pháp luật Việt Nam. Nên chắc chắn từ nay trở về sau những kẻ có ý định về nước nhằm chống chính quyền sẽ phải cân nhắc rất kỹ. Còn những kẻ phản động trong nước đã bị bắt, đang ảo tưởng Mỹ sẽ can thiệp thì sớm vỡ mộng, vì Mỹ không thèm quan tâm đến những thằng éo phải công dân Hoa Kỳ. 

Vậy việc trục xuất anh ta xem ra cũng được nhiều ấy chứ!

2. Trục xuất có phải là hình thức đặc biệt? Có phải vì hèn khi Tòa không tuyên cấm William Nguyễn nhập cảnh vĩnh viễn?

- Có người thắc mắc, thậm chí bức xúc cho rằng chúng ta hèn đến nỗi Tòa không tuyên cấm nhập cảnh vĩnh viễn đối với anh ta. Nhưng xin thưa rằng các bạn cần đọc và hiểu luật, vì:

+ Cấm nhập cảnh vĩnh viễn không được quy định là hình phạt chính hay hình phạt bổ sung thì lấy cơ sở nào để Tòa án tuyên cấm.

+ Tuy không tuyên cấm, nhưng đương nhiên theo Luật hình sự quy định người bị trục xuất sẽ bị cấm nhập cảnh trong một thời gian nhất định, cái này các bạn mở luật mà đọc. 

+ Các bạn đọc khoản 9, Điều 21 và khoản 4, Điều 22 - Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Luật số 47/2014/QH13 ngày 16/6/2014) sẽ thấy khi “có lý do về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội” thì Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ Công an có quyền quyết định việc cấm nhập đối với ai đó. Vậy việc cấm nhập quá đơn giản và cấm nhập cũng cần gì đưa lên loa phường, thế mới có một số tên hí hửng ra sân bay nhưng đành cụp đuôi quay về là vậy đấy.

3. Tại sao phải hộ tống anh ta ra sân bay mà không để nó tự về?

Vậy xin hỏi có nước nào trục xuất mà cơ quan chức năng lại thả người bị trục xuất ra để nó tự đi không? Nó trốn thì cha con lại cong đít đi tìm bắt về và nhận gạch đá thiên hạ à? Lấy ai để làm thủ tục thông báo bàn giao người cho cơ quan đại diện nước ngoài? Đó là chưa nói đến nó ra ngoài tạo cớ xuyên tạc mình đánh đập, đe dọa, bắt cóc tù nhân... Vậy nên, việc nó được hộ tống bởi xe biển xanh thì có gì ghê gớm mà phải xoắn./.

CÓ DẤU HIỆU CAN THIỆP KẾT QUẢ THI TẠI SƠN LA


Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo Mai Văn Trinh đã trao đổi với các cơ quan báo chí về những thông tin ban đầu liên quan đến quá trình xác minh những nghi vấn trong kết quả thi THPT Quốc gia tại tỉnh Sơn La.

CÓ DẤU HIỆU CAN THIỆP KẾT QUẢ THI TẠI SƠN LA
Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục quản lý chất lượng, Bộ GD & ĐT.
Ông Mai Văn Trinh cho biết, từ việc phân tích dữ liệu thi và thu nhận thông tin từ dư luận xã hội, với tinh thần trách nhiệm cao trước nhân dân, đặc biệt là với các thí sinh, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập tổ công tác của Ban Chỉ đạo thi THPT Quốc gia 2018, lên làm việc với Ban chỉ đạo thi THPT Quốc gia tỉnh Sơn La. Tổ công tác chỉ đạo giám sát việc rà soát các khâu trong tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua tại Sơn La.

Các cơ quan của Bộ Công an, Công an tỉnh Sơn La chủ trì phối hợp với tổ công tác để điều tra, xác minh làm rõ những dấu hiệu sai phạm. Bước đầu cho thấy đã có một số sai phạm trong quy chế thi, đặc biệt là ở khâu chấm thi. Trong đó, có dấu hiệu của sự can thiệp làm thay đổi kết quả thi của thí sinh.

Hiện nay, các cơ quan của Bộ Công an và Công an tỉnh Sơn La đang tích điều tra, xác minh làm rõ những sai phạm. Tại thời điểm này Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tổ chức để chấm thẩm định một số bài thi Ngữ văn.
“Với tinh thần trách nhiệm cao và nghiêm túc, tổ công tác cùng Bộ Công an, Công tỉnh Sơn La sẽ nỗ lực cao nhất để sớm có những kết quả, kết luận cuối cùng để hoàn thành nhiệm vụ trong việc chỉ đạo rà soát công tác tổ chức thi tại tỉnh Sơn La. Khi có kết quả chúng tôi sẽ sớm cung cấp cho báo chí” - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng thông tin.
Ông Mai Văn Trinh cũng cho biết thêm, trong những ngày vừa qua hoạt động tổ công tác đặc biệt thuận lợi do Trưởng Ban chỉ đạo thi tỉnh Sơn La, Sở Giáo dục và Đào tạo đã làm việc nghiêm túc, tuân thủ tất cả những yêu cầu của tổ công tác. Thay mặt Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cục trưởng Mai Văn Trinh cũng bày tỏ sự chia sẻ chân thành với quá trình đồng hành vất vả của phóng viên các cơ quan báo chí.

Trước đó, từ ngày 19/7, tổ công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lên Sơn La để tiến hành xác minh những nghi vấn trong Kỳ thi THPT thông Quốc gia. Những ngày qua, tổ công tác đã làm việc xuyên đêm để tiến hành xác minh quy trình thi tại Sơn La.

Theo phổ điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sơn La có điểm trung bình tất cả môn thi THPT Quốc gia là 4,21, thấp nhất cả nước. Điểm trung bình môn Toán, Địa lý, Giáo dục Công dân xếp cuối cùng trong 63 tỉnh, thành; Ngoại ngữ, Vật lý đứng thứ 62; Ngữ văn, Hóa học, Lịch sử thứ 61 và Sinh học thứ 51.

Tuy nhiên, tỷ lệ thí sinh Sơn La đạt điểm từ 9 trở lên với môn Toán và Vật lý vượt xa một số địa phương có truyền thống học tốt. Riêng môn Toán, Sơn La có 30 em đạt điểm từ 9 trở lên, chiếm gần 0,3%.

NHỮNG CON SÂU CHIA RẼ TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC


Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định, các tôn giáo đều giống nhau ở lòng nhân ái, hướng thiện. Đây cũng chính là mục đích cao cả cần phấn đấu đạt được của chế độ XHCN mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang ra sức xây dựng. Tôn chỉ, mục đích hoạt động của các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay rất phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển đất nước, xây dựng chế độ của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

NHỮNG CON SÂU CHIA RẼ TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC

Ngày nay, các lễ hội tôn giáo đã hòa vào dòng chảy văn hóa dân tộc, mang hồn cốt Việt Nam như Giáng sinh, Phục sinh, Vu lan báo hiếu... thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân theo đạo và không theo đạo, trở thành nét đẹp văn hóa rất Việt Nam.

Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, gồm tôn giáo nội sinh và tôn giáo ngoại nhập. Các tôn giáo đều rất đoàn kết, hòa đồng.

Hoạt động tôn giáo phát triển, hệ thống cơ sở tôn giáo nhiều, phân bố đều trên cả nước, từ Bắc chí Nam, đồng bằng hay miền núi, nông thôn hay thành thị. Nhà nước đã công nhận 41 tổ chức thuộc 15 tôn giáo và 01 pháp môn tu hành với khoảng 25 triệu tín đồ, chiếm trên 25% dân số; gần 53.000 chức sắc, 133.700 chức việc, 27.900 cơ sở thờ tự. Chính phủ tiếp tục công nhận những dòng tu, tổ chức tôn giáo đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam như Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ, trụ sở tại Tam Phú, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh; Hội Dòng Đa Minh Rosa Lima có trụ sở tại P. Linh Xuân, Q. Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Đảng, Nhà nước luôn tạo điều kiện tốt nhất để các tôn giáo hoạt động, nghiên cứu giáo lý, giáo luật và truyền đạo đúng pháp luật như: Bố trí quỹ đất để xây dựng các học viện, chủng viện, trường đào tạo tôn giáo, các cơ sở thờ tự, trường dòng, nhà thờ... Có thể nói, chưa ở đâu mà các cơ sở tôn giáo lại đông đảo, phong phú như Việt Nam. Mỗi làng xã Việt Nam, nếu không có nhà thờ thì là chùa chiền, miếu mạo, thậm chí mỗi dòng họ đều có họ đạo riêng của mình như đạo Cao Đài; hoặc vừa có chùa, lại vừa có nhà thờ, thánh đường cùng tọa lạc trên địa bàn một làng, xã. Đây là đặc trưng thể hiện sự phong phú, phát triển, hòa nhập vào cộng đồng dân cư của hoạt động tôn giáo ở Việt Nam. Hằng năm, cấp ủy, chính quyền các địa phương đều tổ chức gặp gỡ các chức sắc tôn giáo để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, nhằm kịp thời giải quyết, giúp đỡ những khó khăn, vướng mắc. Đồng thời, thông qua các chức sắc tôn giáo vận động, kêu gọi giáo dân, tín đồ sống “tốt đời, đẹp đạo”, cùng với các tôn giáo đồng hành xây dựng gia đình, địa phương và đất nước phát triển về mọi mặt.

Phật giáo quan niệm “Đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, còn Thiên chúa giáo chủ trương “Sống phúc âm trong lòng dân tộc”. Giáo lý, giáo luật các tôn giáo đều bắt buộc giáo dân, tín đồ phải sống nhân ái, hòa thuận, kính trên nhường dưới, yêu nước, yêu đồng bào, sống có trách nhiệm với cộng đồng và đất nước. Đó là những quan niệm, chủ trương đúng đắn, gắn với đời thường, thể hiện trách nhiệm của các tôn giáo trong xây dựng đất nước, xây dựng chế độ. Cụ thể, trong Thư chung năm 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam có viết: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào đối với người Công giáo không những là tình cảm tự nhiên phải có mà còn là một đòi hỏi của Phúc âm...”.

Ở Việt Nam, việc theo hay không theo đạo được đặc biệt tôn trọng, là nhu cầu tự thân của mỗi người. Vì vậy mới có hiện tượng trong một gia đình có người theo đạo, cũng có người không theo đạo nhưng vẫn sống hòa đồng và giữ gìn văn hóa dân tộc dưới một mái nhà. 

Tôn giáo là một trong những yếu tố đồng hành cùng quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Có rất nhiều những chức sắc và tín đồ tôn giáo luôn sống theo tôn chỉ “tốt đời đẹp đạo”. Họ có niềm tin tôn giáo, nhưng không hề mù quáng mà vẫn luôn có ý thức chấp hành chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sống phúc âm trong lòng dân tộc. Đảng và Nhà nước luôn quán triệt tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.

Tuy nhiên thật đáng tiếc, trong thời gian qua có một số người vì cố tình không hiểu, vì các mục tiêu sâu xa đen tối của mình đã lôi kéo, xúi giục, kích động giáo dân làm những việc vi phạm pháp luật, đi ngược với tôn chỉ mục đích sống “tốt đời, đẹp đạo”, chống phá chính quyền như gây rối, đập phá cơ quan công quyền, đánh trọng thương cán bộ; ngăn cản, không cho con em tới trường học tập, bắt trẻ em biểu tình vi phạm công ước quyền trẻ em... Mặc dù đây chỉ là hiện tượng “con sâu làm rầu nồi canh”, song đã bộc lộ ý đồ chia rẽ đạo với đời, đối lập tôn giáo với dân tộc của các thế lực thù địch, phản động.

Họ đội lốt linh mục, lợi dụng tôn giáo để phá hoại sự đoàn kết trong đồng bào lương - giáo, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, xuyên tạc, bóp méo lịch sử, xúc phạm, phủ nhận công lao, đóng góp của hàng chục triệu đồng bào, chiến sĩ ưu tú trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà; họ tuyên truyền 30/4 là ngày đen tối, đảng cộng sản cướp bóc, kêu gọi chiến tranh, lật đổ nhà nước... Và mục đích cuối cùng là chống phá Đảng, Nhà nước, đi ngược lại truyền thống "kính Chúa yêu nước" của cộng đồng Thiên chúa giáo Việt Nam.

Họ dẫm đạp lên quá khứ; phủ nhận công lao, sự hi sinh của thế hệ người Việt Nam cho chiến thắng hôm nay. Coi ngày chiến thắng là ngày quốc hận, ngày tang thương của dân tộc và hô hào người dân giáo xứ, những ai liên quan phủ nhận lại lịch sử, đòi phục dựng, tôn vinh những kẻ có tội với dân tộc.

Nhân dân mong chờ các cấp, các ngành cùng Hội đồng Giám mục Việt Nam xử lý linh mục phản động như Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục, Nguyễn Ngọc Nam Phong… sẽ bị giáo hội xử lý như linh mục Nguyễn Duy Tân. Ngô Quang Kiệt, kẻ đã từng đưa ra phát ngôn gây shock khi nói “xấu hổ khi cầm trên tay tấm hộ chiếu của Việt Nam” và kết quả cho những tư tưởng lệch lạc đó là tấm vé về hưu non, kèm theo là sự mất uy tín trong cộng đồng Công giáo cũng như trên đất nước Việt Nam.

Hình thức chung từ trước đến giờ sau các lần linh mục này tuyên truyền chống phá chính quyền của dân tộc VIỆT NAM, sau đó bị nhân dân cả nước lên án thì lại được Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp - cai quản giáo phận 3 tỉnh NGHỆ AN - HÀ TĨNH - QUẢNG BÌNH điều chuyển hoặc cho ở ẩn mà không hề xử lý vô trách nhiệm! Đã là người không tốt thì sống ở môi trường nào cũng vậy thôi!

Chúng tôi kính mong và tha thiết Tổng Giám mục khu vực miền Trung - Huế Giuse Nguyễn Chí Linh: Hãy xử lý các linh mục Nguyễn Duy Tân, Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục với các tài liệu và phát ngôn xuyên tạc, kích động chia rẽ tôn giáo và Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn - khu vực miền Bắc: hãy xử lý cấp dưới là linh mục Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Ngọc Nam Phong nghiêm để phúc âm nở hoa tốt đời đẹp đạo. 

Thánh Phaolô đã khuyên nhủ các tín hữu Rôma với tâm tình này: “Cần phải phục tùng các chính quyền, không những vì sợ bị phạt, mà còn vì lương tâm.” (Rm 13, 5). Cũng như Đức Giêsu, thánh Phaolô luôn tôn trọng những quyền hành được thiết định. Ấy vậy mà các linh mục Tân-Thục-Phong-Tân-Nam có phục tùng ai đâu? Có tôn trọng những quyền hành được thiết định đâu? Làm linh mục, đúng ra họ phải có bổn phận chuyển tải những lời dạy của Đức Giêsu cho những giáo dân, những con chiên của Chúa chứ? 

Nhớ câu "sống tốt chúa sẽ ban phước lành cho", mà lại thấy buồn cho những linh mục không còn là người thay mặt Chúa chăn dắt đàn chiên.

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2018

"CHÁY NHÀ SẼ RA MẶT CHUỘT"!


Có một con chuột bị mèo đuổi, vô tình chui vào trong tượng Phật trên chùa và làm tổ ở đó...

Từ ngày chui vào trong tượng Phật, cuộc sống của chuột ta vô cùng no đủ. Nó luôn được ăn thỏa thích những đồ lễ vật mà người dân mang đến cúng bái. Thêm nữa, người nào đến trước tượng Phật cũng toàn phủ phục, nên con chuột tự thấy mình cũng oai lắm. Nó thoải mái ăn ở, thậm chí còn tự do phóng uế lung tung…

 "CHÁY NHÀ SẼ RA MẶT CHUỘT"!

Mỗi khi người dân đến thắp hương khấu đầu, con chuột kia nhìn khói hương nghi ngút từ từ bay lên, cười thầm: “Đúng là những kẻ ngu ngốc, chẳng ai bắt mà cũng quỳ cũng lạy! Bây giờ ta mới biết mình cũng oai thế, đến loài người còn bái lạy ta, mà bấy lâu nay sao cứ phải sợ mèo nhỉ!”.

Lâu ngày, sống cùng tượng Phật ở trên cao, thấy người nào đến thắp hương cũng chắp tay thành kính và quỳ lạy như thế, chuột cũng ngộ nhận và tự cho mình cao quý và tôn kính như… Phật.

Bỗng một hôm, có người cắm bó hương to, sơ ý để bùng cháy... Nóng và khói quá, con chuột bò vội ra ngoài, thì bị con mèo đói vồ được. Chuột ta bèn vênh váo kêu lên:

- “Này mèo! Nhà người không thể ăn thịt ta được, hãy quỳ xuống thành kính bái lạy đi, rồi mang thức ăn lại đây… Ta là Phật đấy!”

Mèo cười to:

- “Những người quỳ lạy mày là vì vị trí mà mày đang chiếm đoạt, chứ không phải vì bản thân mày cao quý, quyền cao chức trọng gì đâu. Giờ thì mày tới số rồi, con chuột ngu ngốc!"

----------------

Trong cuộc sống, không ít những kẻ nhờ thủ đoạn, hoặc do may mắn, bỗng ngồi vào một ví trí nào đó, thấy những người xung quanh đều xum xoe nịnh nọt, bổng lộc tự đến đầy nhà… thì tưởng mình là tài năng, cao quý và oai vệ lắm.

Họ giống như con chuột bỗng chui vào tượng Phật, nhưng vì tự đắc, nên không hề biết người khác cung kính mình là vì nhân cách của Phật. Họ cũng ngộ nhận về học thức, ân đức của chính mình; không biết chỉ là nhờ vị trí cái ghế ngồi mà họ đang may mắn tạm thời nắm giữ. Họ càng không lường được rằng, rất có thể tới một ngày... “cháy nhà sẽ ra mặt chuột"!

Nếu bạn thấy câu chuyện trên là thú vị, thì hãy chia sẻ thêm cho nhiều người cùng đọc nhé!

SỰ KIỆN 30/4/1975 DƯỚI GÓC NHÌN CỦA TỔNG GIÁM MỤC HUẾ NGUYỄN KIM ĐIỀN



Giữa thế kỷ XIX, nhà Nguyễn phong kiến đã buộc lòng phải kiên quyết đối phó với một bộ phận dân chúng theo đạo Thiên Chúa. Do phương phức truyền đạo cứng rắn, do sự gắn bó khăng khít giữa những người truyền đạo và thực dân Pháp xâm lược, đã để lại những trang sử cay đắng cho giáo hội Thiên Chúa và cho cả dân tộc.
SỰ KIỆN 30/4/1975 DƯỚI GÓC NHÌN CỦA TỔNG GIÁM MỤC HUẾ NGUYỄN KIM ĐIỀN
Tổng Giám mục Huế Nguyễn Kim Điền
Tòa thánh Vatican đã quyết định phong Thánh cho 117 vị Chân phước tử đạo tại Việt Nam từ năm 1745 đến 1862. Quyết định này đã được tiếp nhận với nhiều phản ứng khác nhau trong giáo hội. Đây là vấn đề tế nhị và phức tạp có liên quan đến khối đoàn kết dân tộc đã được chăm chút vun bón trong cả quá trình lịch sử đấu tranh cách mạng.

Ngày 30/4/1975 lúc gần trưa, tiếng súng đã im - lần đầu tiên từ ba mươi năm nay - trên toàn cõi đất nước Việt Nam. Từ bốn phía, lực lượng cách mạng tiến về hướng trung tâm Sài Gòn trước những cặp mắt kinh hoàng của người này, hay giữa những tràng pháo tay hoan hô của những người khác. Chuông của một số chùa trang trọng ngân vang, hòa tiếng với những lời reo vui của một bộ phận dân chúng.

Thế nhưng chuông các nhà thờ thì im lặng. Từ bốn tháng nay, phần đông người công giáo miền Nam sống trong lo âu sợ hãi. Bước tiến như vũ bão của quân đội cách mạng càng tăng thêm những lời đồn đoán về một “cuộc tắm máu”, lời đồn đoán được nuôi dưỡng ngày này qua ngày khác bởi các luận điệu tuyên truyền rùm beng, ở quốc nội cũng giống như ở nước ngoài.

Ngày 07/01/1975, Mặt trận Giải phóng đã giải phóng tỉnh Phước Long. Hãng thông tấn Fides của Vatican đưa tin về vụ đó như sau: “Trong cuộc tấn công Phước Long, một số đông dân chúng, đã tìm chỗ núp trong Nhà thờ xứ. Nhưng nhà thờ xứ trở thành mục tiêu chủ yếu của các trọng pháo Cộng sản nã đạn vào và nhiều người đã chết, kể cả 4 linh mục là các Cha Cảnh, Toàn, Lâm, Nhã. Cha Đại đã bị Cộng sản bắt”. Cách đưa tin thời sự kiểu đó ngầm hiểu rằng lực lượng cộng sản lo đánh phá tôn giáo hơn là giải phóng đất nước.

Báo L’Observatore Romano và Đài tiếng nói Vatican loan tin rằng có nhiều linh mục đã bị giết và có cả những Giám mục, như Đức Cha Nguyễn Huy Mai - Giám mục Buôn Mê Thuột và Đức Cha Nguyễn Văn Hòa - Giám mục chỉ định địa phận Nha Trang, có lẽ đã bị bắt hoặc đã bị cộng sản giết chết. Và để nhấn mạnh nguy cơ cộng sản, giáo sư Alesandrini, người phát ngôn của Tòa thánh, đã viết trong tờ L’Observatore Della Domenica rằng “chế độ Hà Nội là xấu xa nhất thế giới”. Đức Phalo VI, trong cuộc tiếp kiến ngày 26/3/1975, nói đến “cơn hấp hối kéo dài không thể tả xiết, trong nước mắt và máu” của nhân dân Việt Nam. Và ngày 02/4, ngài cầu xin cho dân công giáo nước này được “lòng can đảm của các tông đồ đầu tiên, để làm chứng cho đức tin của họ và cho lòng bác ái của họ trong những điều kiện khó khăn”.

Nhưng kiểu nhìn theo con mắt tận thế đó, cũng như các mưu đồ của Washington đều chẳng thể nào cứu được chế độ Sài Gòn. Trước cảnh tan rã của quân đội Thiệu, lực lượng cách mạng đã giải phóng một cách nhanh chóng và ít tổn thất các vùng cao nguyên, các tỉnh vùng ven biển, đồng bằng sông Cửu Long; và sau cùng, qua 55 ngày chiến dịch giải phóng Sài Gòn.

Chiến thắng của Mặt trận Giải phóng và công cuộc giải phóng miền Nam Việt Nam khỏi sự thống trị của Mỹ, phải chăng đánh dấu sự chấm dứt tự do tôn giáo đối với cách suy nghĩ của phần đông người công giáo?

Bị lôi cuốn vào làn sóng di tản cuối tháng 4/1975, nhiều người Công giáo đã lên những chiếc thuyền mỏng manh, hy vọng khi ra khơi thì tàu gặp được tàu của Mỹ vớt họ và chở họ tới các nước có đạo, để họ bảo vệ được đức tin. Cơn hoảng hốt đó là hậu quả của những tiếng đồn “cộng sản sẽ giết hết người công giáo gốc di cư 1954” hoặc “trong các vùng giải phóng, nhiều linh mục đã bị tàn sát, các nữ tu bị hãm hiếp, các nhà thờ bị triệt hạ”.

Song khác với 1954, hàng giáo phẩm lần này đã không tổ chức cho giáo dân di tản. Các giám mục đều nhất quyết ở lại, dầu có phải dọn mình chịu chết vì đạo như họ vẫn nghĩ.

Khi đọc những dòng trên, người ta có thể hiểu được bầu không khí sợ hãi và lo âu trong đồng bào công giáo. Dầu có những lời kêu gọi kể trên, hơn 100 Linh mục và 250 tu sĩ nam nữ người Việt đã ra đi.

Tại thành phố từ nay được gọi bằng tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như trên khắp các tỉnh miền Nam Việt Nam được giải phóng, thái độ cởi mở và hòa giải của Mặt trận Giải phóng đều được thừa nhận bởi cả những kẻ thù địch triệt để nhất. Cuộc tắm máu đã không hề xảy ra. Không có đàn áp, không có xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng.

Bây giờ người ta mới tự hỏi: Giáo hội ở miền Nam có chấp nhận cách phân tích tình hình như thế và thay đổi thái độ với chế độ mới chăng? Giáo hội có thể sang trang được không?

Đã có một số câu trả lời cho những thắc mắc đó.

Sáu ngày sau khi Huế được giải phóng, trong một bức thư đề ngày 01/4/1975, Đức Cha Nguyễn Kim Điền - Tổng giám mục Huế gởi cho giáo dân của Ngài như sau: “Giữa quang cảnh vui mừng hoan hỉ này, đã đến lúc chúng ta phải sẵn sàng cộng tác với hết thảy mọi người thiện chí để xây dựng lại quê hương đã từng chịu đau thương tang tóc biết bao rồi, và việc này ở dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Giải phóng, hầu đem lại cho đồng bào sự tự do, sự phồn vinh và hạnh phúc. Hơn bao giờ hết, bây giờ là lúc phải củng cố sự đoàn kết dân tộc, tình yêu thương nhau và phục vụ đồng bào, giúp đỡ và cứu trợ, chia sẻ với đồng bào cơm ăn và áo mặc”.

Ngày 09/4, Đức Tổng giám mục lại công bố: “Trên trần gian này, chẳng có sự sống con người, và đối với loài người thì không có gì quý giá hơn độc lập và tự do. Sống trong độc lập là một điều có thật tại đây, cố đô Huế. Còn về tự do, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã long trọng đảm bảo với toàn thể đồng bào, sự tự do trong đó có sự tự do lương tâm của các tôn giáo. Chính vì vậy mà người công giáo Việt Nam háo hức đóng góp phần tích cực của mình. Và cùng nhau, cùng toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Giải phóng, chúng ta sẽ xây dựng một xã hội đầy yêu thương, một xã hội tự do, dân chủ, thịnh vượng; ở đó chúng ta được an tâm chu toàn bổn phận mình đối với Tổ quốc và đối với Thiên Chúa”.

Công bố kết quả rà soát nghi vấn gian lận điểm tại Lạng Sơn


Chiều tối nay, đoàn công tác của Bộ GD-ĐT đã thông tin chính thức kết quả rà soát nghi vấn gian lận thi THPT quốc gia 2018 tại Lạng Sơn.

TS Sái Công Hồng, Phó Cục trưởng Cục quản lý chất lượng, Tổ công tác của Bộ GD&DT: Tiến hành rà soát toàn bộ quy trình coi thi, chấm thi trắc nghiệm và tự luận. 

Đặc biệt là điểm thi tại trường THPT Chu Văn An, có hồ sơ lưu trữ đảm bảo đúng quy chế. Học sinh tại đây có 222 thí sinh là quân nhân công an tại ngũ và cảnh sát cơ động. Trong đó thí sinh của Tiểu đội CSCĐ được bố trí tại nhiều phòng thi khác nhau.

Công bố kết quả rà soát nghi vấn gian lận điểm tại Lạng Sơn
Đông đảo PV dự họp công bố kết luận của Bộ GD ĐT tại Lạng Sơn.
Về công tác chấm thi, rà soát cụ thể như sau: Rà soát chữ ký của cán bộ coi thi trên túi bài thi và phiếu trả lời trắc nghiệm của các thí sinh, đồng thời rà soát chữ ký của thí sinh trên phiếu thu bài thi và phiếu thi trắc nghiệm của các môn thi khác nhau, file ảnh trên máy tính với phiếu trả lời gốc, đặc biệt là 35 thí sinh có điểm số cao nhất. 

Kết quả, Hội đồng thi thực hiện đúng quy trình theo quy chế của Bộ GD và ĐT. Đến thời điểm hiện tại chưa có dấu hiệu bất thường.

Về kết quả chấm thi đối với các thí sinh tại điểm thi trường THPT Chu Văn An, mỗi thí sinh có một mã đề thi. Trong số 222 em này, không có em nào đạt 8 điểm môn Toán trở lên. Chấm thẩm định 222 bài Khoa học tự nhiên, 335 bài thi Khoa học xã hội, 330 bài thi Ngoại ngữ.

Kết quả chấm thẩm định, 100 bài thi Trắc nghiệm có điểm thi không thay đổi so với kết quả Hội đồng thi THPT quốc gia công bố ngày 11/7. Về bài thi tự luận, có 8 bài thi giảm điểm, trong đó có bài thi giảm 1,75 điểm.

Qua quá trình rà soát chấm thẩm định, Tổ công tác kết luận: Chưa phát hiện sai phạm trong tổ chức coi thi và chấm thi tại Hội đồng thi THPT quốc gia ở Lạng Sơn.

Tuy vậy, Tổ công tác cũng đề nghị Ban chỉ đạo rút kinh nghiệm đối với tổ chấm môn thi Ngữ văn.

Trước đó, xuất phát từ bảng danh sách gồm 35 thí sinh được cho là có điểm cao bất thường lan truyền trên mạng xã hội khiến dư luận "dậy sóng", ngày 18/7, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã ký quyết định thành lập Tổ công tác kiểm tra xác minh dấu hiệu bất thường về kết quả thi tại Lạng Sơn.

Cuối ngày 20/7, TS Sái Công Hồng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết: “Tổ công tác đã rà soát toàn bộ chi tiết quy trình của quá trình tổ chức thi. Chúng tôi đã tập trung rà soát điểm thi môn Ngữ văn. Để có kết luận chính xác, có cơ sở, chúng tôi sẽ đề nghị chấm thẩm định một số bài thi tự luận môn Ngữ văn”

Công bố kết quả rà soát nghi vấn gian lận điểm tại Lạng Sơn
Tổ công tác Bộ GD-ĐT làm việc xuyên đêm
Được biết, sau khi có quyết định, việc chấm thẩm định đã được diễn ra trong đêm 20/7 cho tới sáng 21/7. Ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố điểm thi THPT quốc gia 2018, một hình ảnh trên mạng xã hội lan truyền danh sách 35 thí sinh có điểm cao bất thường. 

Theo báo cáo nhanh từ Sở GD&ĐT Lạng Sơn, đó là điểm của nhóm chiến sĩ công an nghĩa vụ nằm trong số 104 thí sinh tự do của lực lượng công an, quân đội thi tại điểm thi THPT Chu Văn An.

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2018

Từ vụ sửa điểm thi ở Hà Giang: Là đấng sinh thành mà thiếu trung thực với con là tội ác!


Chuyện là, trước khi sự thật được phanh phui về vụ sửa điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc gia ở Hà Giang, thì em học sinh thế hệ 2K Tống Kiều Trang Thảo vẫn "tự tin" à ơi về phương pháp, kỹ năng để đạt điểm cao. Em Thảo thuộc tốp đầu của cả nước khi điểm Toán: 9.6; Vật lý: 9.5; Hóa học: 9.5; Sinh học 9.75. Em hồn nhiên bảo rằng: “Đề năm nay chỉ dài nhưng không có nhiều câu khó nên tôi đạt được điểm số này”

Từ vụ sửa điểm thi ở Hà Giang: Là đấng sinh thành mà thiếu trung thực với con là tội ác!
Trước khi chấm điểm thẩm định
Nhưng ôi thôi, đùng một cái em ấy rơi tự do khi chấm thẩm định; điểm thi giảm mất 13,15 điểm (Toán: 6.2; Vật lý: 4.75; Hóa học: 6.75 và Sinh học: 7.5). Hay hơn nữa là ở chỗ, em ý lại có quan hệ bà con (anh em con chú, con bác gì gì đấy) với Vũ Trọng Lương - kẻ đã sửa điểm cho 114 thí sinh, 300 bài thi khiến dư luận chấn động, bàng hoàng, thảng thốt, không thể tin vào những gì mà họ đã đọc, nghe, nhìn thấy trong những ngày vừa qua. Điều đáng nói, là gia đình em ý mới đây còn lên báo thanh minh, thanh nga, đau buồn vì bị ông anh họ “tự sửa điểm”. Ngại quá cơ! 

Ôi thôi, ông anh tốt quá, tự xin số báo danh, tự động sửa điểm cho em, tự biết sửa tất tần tật các môn…Với cái lý do lãng xẹt là vì năm ngoái có người nhà Lương rớt tốt nghiệp, nên năm nay sợ họ hàng quở trách, áy náy nên “tự sửa”. Mẹ em ý còn nói hay: “Thôi chết rồi, như thế là hại em rồi. Ít ra với sức học của em vẫn có thể đỗ vào một trường y, giờ làm như này là hại em rồi”. Giời ạ, có gì đâu mà hại, tốt cho e ý thì đúng hơn, để trong đời, em ý biết mà bớt thói ba hoa, khoác lác. Hơn nữa, đây là điểm thực chất của em, hại gì đâu… thôi thì gắng mà nộp vào trường y như e mơ ước.

Từ vụ sửa điểm thi ở Hà Giang: Là đấng sinh thành mà thiếu trung thực với con là tội ác!
Và sau khi có kết quả
Nhưng chưa dừng lại ở đó, tấn trò đời vẫn chưa kết thúc, mẹ em ý vẫn thương con mà rằng: “Mấy hôm nay, con tôi khóc rất nhiều. Con có hỏi tôi vì sao lại vậy? Khổ quá bố mẹ có nhờ vả gì anh đâu, tự anh sửa”. Thế mới kinh! Oan! Oan quá, đúng là oan Thị Mầu. Nên chăng, nếu còn có chút liêm sỉ, chút tự trọng cuối cùng thì bố mẹ em nên im lặng, đóng cửa và lủi đi cho nhanh, trốn biệt với báo chí, để mở đường cho e ý một cơ hội. Ai lại lên báo đổ hết tội lỗi cho cháu chắt, rồi vuốt con thế kia, giời ạ! Người ta bảo, nhà dột từ nóc quả không sai, bố mẹ mà lật lọng, khua môi múa mép, bao biện như thế thì bảo sao con cái không học thói hư tật xấu, rồi sai luôn cả một đời. Hãy cố gắng trở thành ông bố, bà mẹ gương mẫu, trung thực cho con cái noi theo chứ! Ngẫm lại chột dạ, nếu như trót lọt vụ sửa điểm này và em "hiên ngang" bước vào trường Y, thì dưới bàn tay, trình độ, thái độ và lòng trung thực như em ấy, liệu rằng bao nhiêu người mang tai họa sau này? Đúng là hú vía! 

Giờ thì anh Lương đã vào trại tạm giam 03 tháng, được ăn ở trong đó với tội danh bị khởi tố là “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Một màu xám xịt đang chờ Lương phía trước. Dù bất cứ lý do gì: vì tiền, thành tích hay gì đi nữa thì hồi sau sẽ rõ. Nhưng ngẫm lại sự vụ lần này, quả thật đắng cay, chua chát đối với giáo dục cả nước nói chung và Hà Giang nói riêng. Rồi rằng, hiệu ứng Domino này có ngừng lại, khi mà Lạng Sơn, Sơn La, Kon Tum, Hòa Bình… đã và đang nằm trong diện nghi vấn, dư luận đang cần câu trả lời xác đáng. 

Các cơ quan chức năng hãy công minh, khách quan, vững vàng và “sắt máu” hơn, để trả lại niềm tin cho xã hội, trả lại sự công bằng cho các em miệt mài đèn sách, học thật, thi thật; những chủ nhân tương lai của đất nước./.
ĐỜI CÁT

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

Quyết định thi hành kỷ luật đối với Bộ trưởng Trương Minh Tuấn


Ngày 18/7, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định về việc thi hành kỷ luật đối với ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Quyết định thi hành kỷ luật đối với Bộ trưởng Trương Minh Tuấn
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn. 
Theo Quyết định này, Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Trương Minh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông do có vi phạm, khuyết điểm và Bộ Chính trị đã thi hành kỷ luật về Đảng tại Quyết định số 806-QĐNS/TW ngày 16/7/2018.

Trước đó, tại cuộc họp ngày 12/7, Bộ Chính trị cũng đã quyết định thi hành kỷ luật đồng chí Trương Minh Tuấn bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông, nhiệm kỳ 2016 - 2021. Đề nghị Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo thực hiện quy trình xử lý kỷ luật về hành chính đối với đồng chí Trương Minh Tuấn bảo đảm đồng bộ, kịp thời với kỷ luật của Đảng theo quy định./.

Theo TTXVN