KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2018

SỰ KHÁC BIỆT TRONG CÁCH ỨNG XỬ CỦA 02 ĐẠI BIỂU

Chuyện ông Lưu Bình Nhưỡng mấy ngày qua nổi như cồn. Các bạn thử lên google chỉ cần gõ chữ Lưu thôi là tên ông đã được google xếp đầu danh sách tìm kiếm. Lưu Diệc Phi - mỹ nhân điện ảnh Trung Quốc nổi tiếng thế giới cũng chỉ xếp thứ 7, thứ 8. Chuyện sẽ chẳng có gì to tát nếu ông Nhưỡng bỏ bớt cái tôi, nhìn nhận thẳng thắn về phát ngôn gây sốc của mình để có trả lời xác đáng hơn và đặc biệt là “người lớn” hơn trong cách giao tiếp, ứng xử.

SỰ KHÁC BIỆT TRONG CÁCH ỨNG XỬ CỦA 02 ĐẠI BIỂU

Chắc chắn nhiều người đã hiểu ra cái sai của ông Nhưỡng khi phát biểu “rất khủng khiếp” tại nghị trường Quốc hội. Theo tôi thấy, việc sai lầm trong phát biểu, lấy “mẫu số sai” để chia phần trăm không hẳn chỉ là sai lầm đơn thuần mà có dụng ý. Với tiến sỹ Luật, trình độ như ông Nhưỡng không thể không hiểu rõ được con số mình đưa ra vô lý như thế nào và ảnh hưởng ra sao đến uy tín, danh dự của lực lượng Công an. 

Kỳ họp trước, phát biểu về vụ Đồng Tâm, ông cũng đã từng nói không đúng về lực lượng Công an. Phải chăng đại biểu Nhưỡng không thiện chí với lực lượng bảo vệ bình yên cho xã hội. Đại biểu phát biểu nhiều vấn đề có dấu hiệu sai phạm của xã hội, đó là việc làm bình thường của 1 đại biểu Quốc hội, nhưng phải nói cho đúng việc, đúng đối tượng, đưa ra cái xấu để xử lý, khắc phục, sửa chữa với tinh thần xây dựng tập thể chứ không phải dùng mấy con số lập lờ, đánh lận con đen để quy chụp, nói xấu, gây mất đoàn kết lẫn nhau.

Trước phát biểu sai lệch của đại biểu Nhưỡng, Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu - Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An nhận được nhiều tin nhắn, cuộc gọi của Công an một số đơn vị, địa phương phản ánh và tỏ rõ sự không đồng tình. Tuy nhiên ông Cầu vẫn rất điềm tĩnh để nói trước nghị trường rằng đại biểu Lưu Bình Nhưỡng phát biểu “làm cho chúng tôi rất phân tâm”. Thực sự tôi rất ấn tượng và đánh giá rất cao về từ “phân tâm” mà đồng chí Nguyễn Hữu Cầu đã phát biểu, dù rất bức xúc trước việc uy tín, danh dự của lực lượng bị hiểu sai nhưng đại biểu Cầu phản bác rất có tinh thần xây dựng, để cho mọi người thấy đâu là đúng, đâu là sai, không hằn trách ý kiến của người nói chưa đúng.

SỰ KHÁC BIỆT TRONG CÁCH ỨNG XỬ CỦA 02 ĐẠI BIỂU

Trái ngược lại, khi đại biểu Nguyễn Hữu Cầu đang phát biểu, ống kính có quay đến đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, tôi thấy ông cười, rồi giơ bảng xin phản biện ngay khi ông Cầu chưa dứt lời. Đánh giá đơn giản mọi người cũng thấy sự khác biệt trong cách ứng xử của 2 đại biểu. Sau khi kết thúc buổi họp, tưởng chừng đại biểu sẽ thẳng thắn nhìn nhận ra cái mình nói chưa đúng; thế nhưng đại biểu Lưu Bình Nhưỡng tiếp tục thanh minh, thậm chí lái sang vấn đề khác để bảo vệ quan điểm của mình trước dư luận hòng né tránh phát biểu không đúng của mình. Trên trang Facebook của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng với rất nhiều người theo dõi, đại biểu tiếp tục có những stt để bảo thủ quan điểm và kiên quyết không nhận sai.

Lời khuyên chân thành cho đại biểu: nói thì dễ, nhưng nói để người khác nể mới khó!!! Người giỏi, người thông minh, tài tình là người nói 1 người ta hiểu 10, nghe 11!!!

MH

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2018

HLV Park: “Chúng tôi sẽ làm hài lòng người hâm mộ Việt Nam”


Sáng 07/11, huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo tham dự buổi họp báo trước trận ra quân gặp Đội tuyển (ĐT) Lào tại AFF Cup. Ông khẳng định tuyển Việt Nam sẵn sàng cho chiến thắng trước đội chủ nhà.

Huấn luyện viên Park Hang-seo trả lời họp báo trước trận gặp ĐT Lào.
“Đó sẽ là trận đấu không dễ dàng. Chúng tôi phải chuẩn bị tốt, tập trung vào trận đấu ngày mai (08/11). Đội tuyển Việt Nam cần có điều kiện tốt cả về thể lực và tâm lý” - HLV Park Hang-seo mở đầu buổi họp báo.
Vị thuyền trưởng của ĐT Việt Nam nói thêm: “Là huấn luyện viên, tôi luôn có áp lực của mình và phải sống chung với áp lực. Tôi đã có kinh nghiệm chịu đựng điều đó ở Hàn Quốc, Indonesia, Trung Quốc. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để có kết quả tốt”.
Huấn luyện viên Park Hang-seo tiết lộ đã cùng học trò xem trận đấu giữa Đội tuyển Lào và Bangladesh. Và các cầu thủ Việt Nam sẵn sàng cho chiến thắng.
Nhà cầm quân người Hàn Quốc cho rằng 13 cầu thủ U23 và những cầu thủ còn lại của ĐT Lào còn rất trẻ và sẽ thể hiện quyết tâm ở giải đấu này. HLV Park Hang-seo khẳng định: “Đội tuyển Việt Nam sẽ làm hài lòng người hâm mộ. Chúng tôi biết rằng nhiều người Việt Nam ở Lào, nên đội tuyển sẽ không để họ thất vọng khi đến sân”.
Trong khi đó, huấn luyện viên V. Sundramoorthy của ĐT Lào phát biểu: “Chúng tôi có 3 tuần tập luyện chuẩn bị cho giải đấu quan trọng. Trận gặp ĐT Việt Nam là thử thách lớn. Trong bóng đá, điều gì cũng có thể xảy ra. Chúng tôi luôn muốn đối diện với điều đó, sẽ làm hết khả năng ở trận đấu ngày mai (08/11)”.
HLV Sundramoorthy đánh giá Đội tuyển Việt Nam có nhiều cầu thủ nổi bật, từng thi đấu ở những giải đấu quốc tế như Asian Cup, ASIAD. Trong đó, tiền vệ Lương Xuân Trường và tiền đạo Văn Quyết - hai cầu thủ trụ cột của Đội tuyển Việt Nam và có nhiều đường chuyền xuyên thủng hàng phòng ngự đối phương.
Vị thuyền trưởng của Đội tuyển Lào thừa nhận: “Tôi biết đẳng cấp của Đội tuyển Việt Nam, nhưng chúng tôi sẽ cho họ thấy khó khăn như thế nào khi đối đầu Lào”.


Trước đó, hôm 06/11, trong buổi tập kín của đội tuyển Việt Nam trước trận đấu đầu tiên tại AFF Cup 2018 gặp tuyển Lào, tiền đạo Văn Quyết đã có những chia sẻ về quá trình chuẩn bị cũng như mục tiêu của toàn đội ở giải lần này, đồng thời kêu gọi sự ủng hộ của người hâm mộ Việt Nam với các cầu thủ.
Văn Quyết chia sẻ: “Hiện mọi người có thể thấy anh em rất tập trung. AFF Cup là một trong những giải đấu quan trọng đối với bóng đá Việt Nam. Toàn đội đang có một thể trạng và tinh thần tốt”.

Đảng ủy Công an Trung ương kiến nghị Đảng đoàn Quốc hội xem xét sự việc của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng


Ngày 05/11/2018, Thượng tướng Lê Quý Vương thay mặt Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương đã ký văn bản gửi Đảng đoàn Quốc hội, kiến nghị về một số đánh giá chưa chính xác của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng liên quan đến hoạt động điều tra, xử lý tội phạm gây dư luận không tốt.

Văn bản nêu rõ: Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV vừa qua được tiến hành với nhiều đổi mới về nội dung và hình thức, được đồng bào, cử tri cả nước, trong đó có cử tri trong lực lượng CAND đặc biệt quan tâm theo dõi và đánh giá cao. Hầu hết các đại biểu Quốc hội đã có những đánh giá thẳng thắn, khách quan về các vấn đề chất vấn, trong đó có các nội dung liên quan đến trách nhiệm của lực lượng CAND. Tuy nhiên, chất vấn của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đã đưa ra một số số liệu liên quan đến đánh giá chưa đúng về chất lượng công tác điều tra, xử lý tội phạm của lực lượng Công an, gây dư luận nhiều chiều trong xã hội, trong đó có các bức xúc của cử tri trong lực lượng CAND.
Khi trả lời báo chí về việc trên, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng vẫn khẳng định: “Tôi không nhầm lẫn bất kỳ một số liệu nào! Tôi chịu trách nhiệm trước Đảng, trước Nhân dân, trước Quốc hội, trước cử tri về tất cả những vấn đề tôi phát biểu và số phần trăm tôi chia”.
Trên không gian mạng, ngày 03/11/2018, tài khoản Facebook có tên “Lưu Binhnhuong” tự giới thiệu là đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đăng tải bài viết về vấn đề trên, trong đó có đưa ra đánh giá tiêu cực về ngành Công an. Đồng thời, khẳng định phát biểu của mình là hoàn toàn chính xác và kêu gọi cộng đồng mạng, cử tri cả nước biết để cùng chia sẻ. Lợi dụng vấn đề trên, các trang mạng, blog và nhiều tài khoản Facebook có nội dung phản động đã tán phát, đăng nhiều video clip, bài viết công kích, bôi nhọ lực lượng Công an, thu hút nhiều lượt theo dõi, bình luận tiêu cực, gây dư luận xấu.
Đảng ủy Công an Trung ương rất trân trọng các ý kiến của đại biểu Quốc hội, mong muốn đóng góp cho lực lượng Công an khắc phục những vấn đề còn tồn tại, thiếu sót để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự hết sức khó khăn, phức tạp hiện nay. Tuy nhiên, các ý kiến đánh giá cần khách quan, thận trọng, vì đây là hoạt động của cả một lực lượng, không chỉ nhìn ở khía cạnh tiêu cực mà cần đánh giá tổng thể để cử tri và nhân dân cả nước hiểu đúng vấn đề.
Văn bản cũng điểm lại một số nét về công tác giữ gìn an ninh, trật tự trong thời gian qua. Lực lượng CAND đã phát huy vai trò, nhiệm vụ, phối hợp các cấp, các ngành bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia, làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, xử lý kịp thời các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự.
  
Đảng ủy Công an Trung ương kiến nghị Đảng đoàn Quốc hội xem xét sự việc của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng

Đã đấu tranh làm giảm 2,72% số vụ phạm pháp hình sự, tỷ lệ điều tra, khám phá án đạt 81,33% (vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra); triệt phá nhiều băng, ổ nhóm tội phạm, khẩn trương điều tra, làm  rõ các vụ án nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng... Chất lượng công tác điều tra tiếp tục được nâng lên, chấp hành pháp luật trong hoạt động điều tra được bảo đảm, kiểm sát tuân theo pháp luật, hạn chế tình trạng oan, sai, bức cung, nhục hình...
“Như vậy, phải khẳng định tình hình an ninh, trật tự của nước ta tiếp tục được giữ vững, công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật tiếp tục có chuyển biến theo chiều hướng tốt hơn. Đây là sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của Chính phủ, các cấp, các ngành, nhất là ý chí quyết tâm, sự hy sinh, gian khổ của lực lượng CAND trong bối cảnh tình hình đang phức tạp như hiện nay. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2018, đã có 7 cán bộ, chiến sĩ Công an hy sinh, 90 đồng chí bị thương, 37 đồng chí bị phơi nhiễm HIV trong khi thực hiện nhiệm vụ” - văn bản nêu rõ.
Về các số liệu liên quan việc nhận định, đánh giá chưa đúng của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Bộ Công an đã kiểm tra lại và có thông tin cụ thể: 
Tính trong 12 tháng báo cáo Quốc hội (từ 01/10/2017 đến 30/9/2018), các CQĐT đã tiếp nhận và giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố tăng 4,57% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, CQĐT trong CAND tiếp nhận và giải quyết là 118.731 tin chiếm 98,83%; (1,17% còn lại là tin báo, tố giác tội phạm do các Cơ quan khác tiếp nhận và giải quyết như CQĐT Quân đội nhân dân; CQĐT của Viện Kiểm sát nhân dân; Cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra như Hải quan, Cảnh sát Biển, Kiểm lâm...).
Tổng số tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố đã giải quyết 104.767 (tỷ lệ giải quyết đạt 87,20%). So với tổng thể chung số tin báo, tố giác tội phạm đã thụ lý giải quyết thì những vi phạm trên chiếm tỷ lệ rất nhỏ, cụ thể là:
- Số tin báo, tố giác không thụ lý theo đúng quy định của CQĐT trong CAND là 82/118.731 tin, chiếm tỷ lệ 0,07%.
- Số tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố đã giải quyết nhưng chậm gửi quyết định giải quyết cho Viện Kiểm sát của CQĐT trong CAND là 37/118.731 tin chiếm 0,03%.
- Số tin báo, tố giác xử lý quá hạn của CQĐT trong CAND là 3.360/118.731 tin chiếm tỷ lệ 2,82%.
- Số lần vi phạm trong việc gửi, tống đạt, thông báo, niêm yết… các lệnh, quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn của CQĐT trong CAND là 33 chiếm tỷ lệ 0,01%.
Như vậy, số liệu đại biểu Lưu Bình Nhưỡng tự tính để đưa ra các con số báo cáo trước Quốc hội để khẳng định “vi phạm của CQĐT là rất khủng khiếp, không thụ lý tin tố giác 94%, chậm gửi quyết định cho VKS 86%, xử lý tin tố giác quá hạn 99,76%, vi phạm tống đạt 100%...” là hoàn toàn không đúng, có tính chất suy diễn, quy chụp, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng CAND.

Do đó, Đảng ủy Công an Trung ương kiến nghị Chủ tịch Quốc hội có ý kiến kết luận về những nội dung trên để thông báo trước Quốc hội và cử tri cả nước. Kiến nghị Đảng đoàn Quốc hội yêu cầu đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đính chính lại những nhận định, đánh giá liên quan đến số liệu trên và không có các lời nói, hoạt động làm phức tạp thêm tình hình; đồng thời có hình thức xử lý vi phạm có liên quan đến việc phát ngôn và đánh giá, nhận định tình hình gây dư luận xấu.
Nguyễn Thành

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2018

Quan điểm của Bộ Công an liên quan đến tranh luận của ĐBQH về công tác điều tra, xử lý tội phạm

Bộ Công an thấy rằng, số liệu của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng để đưa ra con số trước Quốc hội vừa qua là không chính xác, gây tổn hại đến uy tín, danh dự lực lượng CAND. 

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội vừa qua, một số đại biểu Quốc hội tranh luận về vấn đề liên quan số liệu công tác điều tra, xử lý tội phạm của lực lượng Công an. 

Trong đó, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an với nội dung: “Đối với lĩnh vực Công an, tôi rất ủng hộ cuộc cách mạng trong lĩnh vực Công an vừa qua nhưng mà qua báo cáo thì mới thấy rằng như thế này, vi phạm của CQĐT là rất khủng khiếp, không thụ lý tin tố giác 94%; chậm gửi quyết định cho Viện Kiểm sát 86%; xử lý tin sau tố giác quá hạn 99,76 %, vi phạm tống đạt 100%... Tôi thấy đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng và tôi đề nghị đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an phải có thái độ hết sức nghiêm khắc đối với anh em trong CQĐT trong việc này”. 

Sau khi có một số ý kiến đại biểu Quốc hội, nhất là đại biểu tranh luận lại nội dung này, sáng ngày 1-11-2018, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho biết nguồn số liệu trên được ông tính toán, phân tích từ số liệu trong bảng phụ lục báo cáo số 158/BC-VKSTC ngày 8-10-2018 của Viện KSND tối cao gửi Quốc hội và khẳng định số liệu đại biểu đưa ra là đúng. 

Bộ Công an trân trọng tất cả các ý kiến đóng góp với tinh thần xây dựng lực lượng CAND trong sạch, vững mạnh, đảm bảo an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, mong muốn lực lượng Công an hạn chế những sai phạm trong hoạt động điều tra, xử lý tội phạm. Quan điểm của Bộ Công an là không chấp nhận các vi phạm trong hoạt động điều tra và đã tiến hành nhiều giải pháp nhằm hạn chế vi phạm. Tuy nhiên, để cử tri và nhân dân cả nước hiểu rõ vấn đề trên, Bộ Công an xin cung cấp đầy đủ thông tin như sau: Số liệu của Bộ Công an và Viện KSND tối cao, tính trong 12 tháng báo cáo Quốc hội (từ 1-10-2017 đến 30-9-2018), các CQĐT đã tiếp nhận và giải quyết 120.142 tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố (tăng 4,57% so cùng kỳ năm 2017). 

Trong đó, CQĐT trong CAND tiếp nhận và giải quyết là 117.138 tin, chiếm 97,5%; 2,5% còn lại là tin báo, tố giác tội phạm do các cơ quan khác tiếp nhận và giải quyết như CQĐT trong QĐND, VKSND, cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra như Hải quan, Cảnh sát biển, Kiểm lâm...

Tổng số tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố đã giải quyết 104.767 (tỷ lệ giải quyết đạt 87,20%). 

Quan điểm của Bộ Công an liên quan đến tranh luận của ĐBQH về công tác điều tra, xử lý tội phạm
Hoạt động điều tra trong CAND được nâng cao hiệu quả, chất lượng
Số liệu của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng để đưa ra con số trước Quốc hội nói trên là không chính xác, gây tổn tại đến uy tín, danh dự lực lượng CAND. So với tổng thể chung, số tin báo, tố giác tội phạm đã thụ lý giải quyết thì những vi phạm trên là rất nhỏ, cụ thể:

- Số tin báo, tố giác không thụ lý đúng quy định của CQĐT trong CAND là 82/117.138 tin, chiếm tỉ lệ 0,07%.

- Số tin báo, tố giác tội phạm kiến nghị khởi tố đã giải quyết nhưng chậm gửi quyết định cho VKS của CQĐT trong CAND là 37/117.138 tin, chiếm 0,03%.

- Số tin báo, tố giác tội phạm quá hạn của CQĐT trong CAND là 3.360/117.138, chiếm 2,86%.

- Vi phạm về tống đạt: 0,01%.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn được phát thanh, truyền hình trực tiếp, được cử tri, nhân dân cả nước đặc biệt quan tâm. Sau phát biểu của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, nhiều trang mạng xã hội đã trích dẫn, bình luận, xuyên tạc về đánh giá chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, trong đó có CQĐT trong CAND, gây dư luận không tốt. Do đó, Bộ Công an thấy rằng, vấn đề này cần được thông tin một cách đầy đủ để công luận hiểu vấn đề, đây cũng là ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội xung quanh phiên chất vấn, trả lời chất vấn vừa qua.

Bộ Công an cho biết, sẽ có văn bản gửi Đảng đoàn Quốc hội báo cáo vấn đề này.

NÓI DÀI, NÓI DAI… NÓI DẠI

“Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”. Biết sai mà nhận, sai thì sửa sai chứ không phải lấp liếm cái sai cho qua chuyện.

Ông Lưu Bình Nhưỡng đang nói gì?

Thẳng thắn phê bình, nói ra cái xấu không phải là đi ngược lại lợi ích tập thể, của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, chỉ ra cái sai “khủng khiếp” của người khác bằng chính cái sai “khủng khiếp” của bản thân thì không chấp nhận được.

Sau khi nghe ông Lưu Bình Nhưỡng phát biểu về số liệu sai phạm của cơ quan kiểm sát, lực lượng Công an tôi thật sự bất ngờ và khẳng định tỷ lệ % những số liệu ông đưa ra đó hoàn toàn không đúng.

Trước đòi hỏi dẫn nguồn về số liệu mà mình đã đưa ra, ông Lưu Bình Nhưỡng nói tránh trớ rằng đó là các số liệu tại Phụ lục báo cáo có đóng dấu “Mật” số hiệu 158 đính kèm báo cáo số 495/BC-CP và nói cứng rằng “tôi dựa trên cơ sở báo cáo này và tất cả các thứ tôi đã ngồi tính toán chi li từng số phần trăm ở đây.

NÓI DÀI, NÓI DAI… NÓI DẠI
Ảnh chụp từ facebook được cho là của ông Lưu Bình Nhưỡng
Đúng là Ngành Công an còn sai phạm, nhưng ai sai? Sai như thế nào? Và sai đến đâu thì đã bị xử lý theo quy định. Còn việc ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng đại diện cho nhân dân phát biểu trước nghị trường Quốc hội, trước đồng bào cử tri cả nước mà nói Ngành Công an tỷ lệ điều tra sai phạm rất “khủng khiếp”. Trong khi những Đại biểu khác không tán thành và cũng có những phát biểu phản hồi là số liệu mà ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng đã đưa ra là không có (những con số ấy chỉ một mình ĐBQH tự có và tự tính).

Ông Lưu Bình Nhưỡng cũng biết, lực lượng Công an là ngành đầu tiên tái cơ cấu lại bộ máy tổ chức, đấu tranh quyết liệt, xử lý không có vùng cấm với những sai phạm đặc biệt nghiêm trọng của các tướng lĩnh, lãnh đạo từ cấp Bộ đến CBCS, điều đó đau xót lắm chứ, mất uy tín, danh dự lắm chứ. Nhưng để có một bộ máy trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với sự tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân thì phải cương quyết làm.

Đã là đại biểu Quốc hội, mọi lời nói của ông Lưu Bình Nhưỡng phải thực sự cân nhắc, đằng này câu phát biểu vô căn cứ của ông làm rúng động dư luận, làm bàng hoàng nghị trường, gây bức xúc trong các đại biểu lực lượng Công an và các cử tri trong lực lượng. Chắc hẳn trong những ngày qua ông Lưu Bình Nhưỡng đã nhận được những quan điểm trái chiều, không đồng tình của dư luận, cũng có những ý kiến ủng hộ ông.

Trong nội dung bài thanh minh của ông ở trên trang Facebook cá nhân, ông đã thực sự không quan tâm và nói về số liệu mình đưa ra là đúng hay sai mà chỉ chăm chăm nói về sai phạm nghiêm trọng của lực lượng Công an. Đó là sự đánh đồng cả một hệ thống, một lực lượng. Nếu số liệu khủng khiếp như ông đưa ra mà là sự thật thì tôi nghĩ xã hội này loạn lâu rồi, đâu có được môi trường sống ổn định, xã hội kỷ cương, đất nước phát triển như hiện nay.

Đây không phải là lần đầu tiên ông Lưu Bình Nhưỡng có những phát ngôn sai trái chiều như vậy trên nghị trường Quốc hội. Còn nhớ, khi tình hình vụ việc ở Đồng Tâm, Mỹ Đức còn đang rất nóng, tại kỳ họp thứ tư của Quốc hội khóa XIV, ông Lưu Bình Nhưỡng đã trắng trợn phát ngôn rằng: “Vì lực lượng Công an đến đàn áp bằng vũ lực nên bà con nhân dân mới chống lại và bắt giữ Cảnh sát cơ động”. Quả là một sự bịa đặt hoang đường. Trên thực tế là trong suốt quá trình giải quyết sự cố đất đai Đồng Tâm, lực lượng Cảnh sát cơ động và các lực lượng chức năng khác đã không hề có bất cứ một hành động sử dụng vũ lực nào đối với bà con nhân dân Đồng Tâm mà chỉ có một số kẻ quá khích đã sử dụng vũ lực tấn công Cảnh sát Cơ động và các lực lượng chức năng.

Sau vụ “phát biểu lộn xộn” này, ông Lưu Bình Nhưỡng đã phải xin lỗi. Những tưởng ông ta đã rút kinh nghiệm sâu sắc hơn để cẩn trọng khi phát ngôn thì diễn biến vừa qua cho thấy ông ta lại chứng nào tật nấy. Ông Lưu Bình Nhưỡng đang nợ cả nước, nợ ngành Kiểm sát, Công an một lời xin lỗi chứ không phải lời bao biện.

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2018

Nguyễn Hồ Nhật Thành - kẻ hám tiền nhưng lên mặt “dân chủ”!

Chúng ta hầu như chưa biết hắn là ai? Từ đâu đến? Và hắn đến mặt đất này để làm gì - có chăng chỉ là phá hoại? Nhìn tướng tá, diện mạo của hắn có phần lãng tử, phiêu linh, nhưng “xôi thịt”… Phải chăng đó là tất cả những gì hắn có. 

Nguyễn Hồ Nhật Thành - kẻ hám tiền nhưng lên mặt “dân chủ”!


Được biết, ngày 11/10/2018, hắn đã sử dụng FB cá nhân để thông báo về việc sắp tới sẽ xây dựng chương trình đào tạo theo mô hình E-learning. Trong đó, người học sẽ tiếp cận bài giảng thông qua các video, audio, bài đọc và bài tập trắc nghiệm. Nội dung đào tạo của tên “dân chủ ngáo” này chia làm hai phần: Thứ nhất, là “những kiến thức căn bản về xã hội như lịch sử, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo và văn hóa”; thứ hai, là “những kỹ năng như tư duy phản biện, làm việc nhóm, tổ chức, lập kế hoạch và tiếng Anh”. Hắn còn ảo tưởng, PR rằng, khóa học này sẽ “giúp ta nhìn nhận mọi việc từ nhiều khía cạnh rộng hơn, để từ đó có thể đóng góp hữu ích cho sự thay đổi xã hội, hay ngay cả THAY ĐỔI CHẾ ĐỘ”. Chỉ câu “thay đổi chế độ” cũng đủ hiểu được bản chất, mục đích cuối cùng của hắn. Nhưng đó đâu phải là hết, khi lướt qua FB của hắn, là vô vàn lời xuyên tạc, cay cú, hằn học và thâm thù với chế độ này; hắn cười cợt một cách khiếm nhã khi đất nước xảy ra một sự kiện hay vấn đề gì mà theo hắn là chưa “dân chủ”, chưa “nhân quyền”. Hắn bắt đầu ảo tưởng, ngày càng biểu hiện rõ hội chứng “tâm thần chính trị”. Khi xây dựng chương trình này, hắn với vốn trình độ “gà mù” về ngoại ngữ, cùng khả năng biên tập què quặt, hắn kêu gọi sự giúp đỡ của đám “đồng bệnh” như mình.


Nguyễn Hồ Nhật Thành - kẻ hám tiền nhưng lên mặt “dân chủ”!

Xin ngược về quá khứ, ta nhận thấy thành tích phá hoại của hắn cũng không kém phần mất dạy. Được biết, hắn từng tham gia một khóa huấn luyện của tổ chức VOICE  - tổ chức do Trịnh Hội là sáng lập, giám đốc điều hành phụ trách chi nhánh ở Phi-lip-pin, là một trong những sản phẩm do tổ chức khủng bố Việt tân tạo dựng dưới danh nghĩa NGO để tiện quyên góp tiền từ dân chúng và các loại quỹ dân chủ, nhân quyền. VOICE là viết tắt của "Vietnamese Overseas Initiative for Conscience Empowerment", tức là "Sáng kiến Thể hiện Lương Tâm Người Việt Hải ngoại", tổ chức này lấy lương tâm để che đậy hành vi chống phá Nhà nước và nhân dân Việt Nam. VOICE mở chi nhánh ở nhiều nước, lấy danh nghĩa là thiện nguyện, vì cộng đồng làm vỏ bọc hoạt động, tìm kiếm tài chính cho tổ chức khủng bố Việt tân, lại tránh bị đánh thuế thu nhập. Sau khi về nước, hắn thường xuyên di chuyển để tìm hiểu hoạt động của các tổ chức chống cộng cực đoan (CCCĐ) trên toàn quốc, nhằm viết báo cáo để gửi VOICE, đồng thời tìm cách lôi kéo, móc nối những kẻ chống phá khác, hay những thanh niên non yếu về ý thức chính trị, thất nghiệp cộng chút bất mãn, mê tiền, tham gia các khóa huấn luyện do VOICE tổ chức.
Trong khi đó, vào năm 2016, hắn cùng Bùi Tuấn Lâm, Nguyễn Nữ Phương Dung viết bài cho một số tổ chức CCCĐ như cái gọi là “Phong trào con đường Việt Nam”, “Dân Làm Báo” và “Dân Luận” để kiếm chút tiền mưu sinh. Là một người theo Công giáo nên hắn dùng nhà thờ Kỳ Đồng và Khu vườn rau Quận Tân Bình (là hai nơi chịu ảnh hưởng của Dòng Chúa Cứu Thế TP.HCM) để làm nơi tổ chức các hoạt động huấn luyện. Tuy nhiên, bản chất hám tiền của hắn bắt đầu lộ ra, khi vì ăn chia không đều về kinh phí hoạt động, hắn và Bùi Tuấn Lâm “cắn” nhau quyết liệt, rồi “tình ta đôi ngả”, tách ra hoạt động độc lập. Chưa dừng lại ở đó, được VOICE tài trợ về kinh phí, cuối năm 2016, y thuê một căn hộ chung cư tổ chức khóa huấn luyện mang cái tên mỹ miều “Hạt giống thay đổi”; nội dung của khóa học này, dạy các mô hình thay đổi chế độ, cách làm truyền thông và đối phó với công an. Đội ngũ giảng dạy của nó, gồm tên già mắc dịch, trở cờ Nguyễn Quang A, Lê Công Định; ả show hàng, mặt rổ Phạm Đoan Trang. Vui thay, vào ngày 23/9/2017, một học viên tên H. bị bắt, và khai nhận mọi thông tin về khóa huấn luyện. Cứ ngỡ y “lý tưởng” ghê gớm lắm, để đảm bảo an toàn thì hắn nhờ người khác đứng tên thuê căn hộ, rồi hướng dẫn cách thức di chuyển, liên lạc tinh vi hơn cho các học viên. Khi đến huấn luyện, hắn cung cấp cho học viên quân phục của đám 3 que, để họ mặc và chào cờ cái chế độ mục ruỗng, “ngắm gà khỏa thân” hơn 43 năm qua.
Nực cười, bản ngã hám tiền nổi trội, khi hắn thuê nhà 5 triệu đồng/tháng thì lại khai khống lên 10 triệu/tháng; rồi còn thu thêm của mỗi học viên 1 triệu đồng. Ơ kìa, lý tưởng gì thế, lý tưởng “xôi thịt” à!? Chẳng mất nhiều sức, hắn đút túi êm ru được mớ kha khá, để tha hồ đập phá, gái gú, phỏng ạ. Khốn nạn hơn, khi lớp học bị công an triệt phá, hắn lại bù lu, bù loa, rống cổ lên với truyền thông (chủ yếu là truyền thông CCCĐ) rằng, công an ngăn cấm “lớp kỹ năng sống” của hắn một cách vô cớ. Đúng là oan, nhưng mà oan “Thị Mầu”, Thành ạ.
Tựu chung lại, việc hắn kêu gọi mở lớp E-learning cũng là một hình thức “treo đầu dê, bán thịt chó”, chỉ thay đổi hình thức huấn luyện này bằng hình thức huấn luyện khác nhưng về bản chất, nội dung chống phá vẫn không hề thay đổi. Với hình thức này, tính chất mức độ sẽ tinh vi và nguy hiểm hơn, khi sẽ thu hút được nhiều người hơn, không phải bố trí địa điểm, đảm bảo bí mật, đồng thời tìm và sàng lọc, nhằm lôi kéo người tham gia vào các tổ chức, phong trào chống cộng ở nước ngoài. Về thực chất, hoạt động “đào tạo trực tuyến” này không mới, nếu như không nói là cũ, khi đã được thế lực thù địch sử dụng rất nhiều. Việc hắn công khai ý định này, mục đích chủ yếu là tự đánh bóng tên tuổi, tự thân mình còn có chút giá trị; hắn nhân danh giáo dục dân chủ, nhân quyền để thu hút tài trợ, kêu gọi các tổ chức chống cộng tiếp tục “đầu tư”. Tiếc thay, lời giới thiệu khóa học cho thấy, hắn là một kẻ đốt nhưng thích khoe chữ. Bởi “xã hội học” là môn khoa học riêng biệt, có nội dung và phương pháp riêng, chứ không phải là tập hơp các môn học về xã hội như lịch sử và văn hóa. Bên cạnh đó, không ai nói “dân chủ” và “nhân quyền” là “những kiến thức căn bản về xã hội”. Có lẽ hắn nên tự xem lại hiểu biết và nhân cách của bản thân trước khi lên mặt dạy người khác.
Xin mượn câu nói của nhà văn Dante để vả vào mặt hắn rằng: “Kẻ nào tin rằng, tiền bạc làm được mọi sự, thì kẻ ấy dám làm mọi sự để có tiền bạc”.
Còn nữa….
ĐỜI CÁT

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018

ĐÔI ĐIỀU VỀ QUY ĐỊNH "SINH VIÊN BÁN DÂM"

Tràn ngập trên cộng đồng mạng xã hội facebook những ngày qua là vô số những bàn luận, mỉa mai, chế nhạo, cười cợt, xuyên tạc... với đủ thứ hồ ngôn loạn ngữ của các facebooker. Tất cả xoay quanh một chủ đề “sinh viên bán dâm”.

ĐÔI ĐIỀU VỀ QUY ĐỊNH "SINH VIÊN BÁN DÂM"

 Còn bạn, bạn thấy gì từ bức hình này? Hẳn rất nhiều người vừa nhìn đã nghĩ ngay “cho sinh viên bán dâm đến lần thứ 4 kìa, hẳn là dự thảo điên rồ của Bộ GD&ĐT!”. Xin thưa, nếu bạn nghĩ như vậy, xin bạn bỏ chút thời gian thay vì còm men chửi bới trên các diễn đàn hay cười cợt với bạn bè, những người cùng câu trả lời cho câu hỏi trên của tôi, để đọc chút “tâm sự mỏng” của tôi.
Bức hình trên là tôi trích ra từ “Phụ lục: một số nội dung vi phạm và khung xử lý kỷ luật sinh viên (kèm theo thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT ngày 05/4/2016 của Bộ GD&ĐT ban hành quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy” (chi tiết hơn mời bạn tra anh gốc-le giúp tôi). Như vậy, hình thức xử lý đối với hành vi “sinh viên bán dâm” đã được quy định cụ thể bằng Thông tư và có hiệu lực từ tháng 5/2016, do chị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT ký ban hành. Xin nhắc lại, đây là Thông tư, đã được áp dụng, đừng nhầm với cái dự thảo mà Bộ GD&ĐT vừa đưa lên rồi lại gỡ xuống đâu nhé.
Dự thảo là thứ mà chưa chính thức ban hành, chưa có hiệu lực! Bộ GD&ĐT đưa lên để xin ý kiến các vị đóng góp, nhưng thay vì bình tĩnh tìm hiểu, đánh giá và góp ý thì cái mà anh Nhạ nhận được là làn sóng phẫn nộ không-thể-chịu-nổi từ cộng-đồng-trí-thức-mạng. Đó là nguồn gốc của cái nội dung gọi là “sinh viên bán dâm”.
Còn hành vi bán dâm, các bạn đã xem quy định của pháp luật xử lý đối với người bán dâm chưa? Nếu chưa, xin mời lại gặp anh gốc-le chứ đừng tự đặt ra cái hình phạt tưởng tượng trong đầu mình, rằng thì là mà phải bắt, phải nhốt, phải đi tù... Đó là về quy định của pháp luật. Ở đây, tôi xin nêu mấy ngu ý như thế này:
Thứ nhất, quy định đuổi học đối với sinh viên có hành vi bán dâm lần thứ 4, không có nghĩa là cho phép sinh viên được bán dâm 3 lần. Các luật-sư-mạng lý luận cấm lần thứ 4 nghĩa là cho phép 3 lần trước thì khác gì nói: bán hê-rô-in trọng lượng 100gram trở lên thì bị tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình nghĩa là cho phép bán 99gram, cứ bán 99gram đổ lại thì ko phải đi tù hoặc tử hình (theo Bộ luật Hình sự, cần rõ hơn thì tra gốc-le). Cái kiểu lý luận khôn như thế, ở xóm tôi nhà nào cũng nuôi một con😊
Thứ hai, tôi tự hỏi: tại sao cùng hình thức xử lý, cùng hành vi mà hơn 2 năm trước ra quy định đối với sinh viên hệ đại học hệ chính quy các con giời im re? Còn giờ đụng đến sinh viên hệ cao đẳng, trung cấp sư phạm thì gào như lên đồng? Không lẽ phân biệt đối xử giữa sinh viên sư phạm với các ngành khác chăng? Hay phân biệt đối xử giữa sinh viên hệ đại học và hệ cao đẳng? Hay bản thân không hiểu gì về quy định, về pháp luật, về phương pháp giáo dục, cảm hóa, về cái tình - về cái lý mà chỉ đơn thuần bị dắt mũi, bị kích động? Câu hỏi tôi xin được bỏ ngỏ cho mỗi người tự trả lời.
Thứ ba, đối với cái lý luận cùn: nếu bị bắt thì trường hợp sinh viên bán dâm đó ngu gì khai lần thứ 4 để bị đuổi học? Cái gì vậy các con giời, có phải con nít chơi với nhau đâu mà cãi nhau bằng miệng? Lý luận kiểu này xóm tôi không nuôi nữa, xổng nhà ra bị bọn trộm (có khi là bọn cướp) nó bắt hết rồi! Lần thứ mấy thì chỉ có người bán mới biết được (ở đây không tính mấy đối tượng chuyên nghiệp nhớ không xuể ra😊), còn cơ quan chức năng, cơ quan quản lý giáo dục căn cứ trên biên bản vi phạm hành chính mà đếm, mà xử lý chứ.
Nói đi rồi thì cũng phải nói lại. Trong trường hợp này, quan điểm cá nhân tôi đối với Bộ GD&ĐT là tôi chê nhiều hơn khen. Không phải chê vì ra cái quy định này, không phải chê vì sao không kiên quyết đuổi học ngay từ lần bán dâm đầu tiên... Tôi biết các vị cũng đau đầu, nhức óc, trăn trở lắm mới xuất bản ra được dự thảo này. Theo tôi dự thảo này thiết thực lắm, rõ ràng lắm, nhân văn và mang tính răn đe, giáo dục lắm, có lý và có tình, điểm này tôi khen. Vậy chê cái gì? Tôi chê các vị đã vụng chèo, lại vụng luôn cả chống! Đưa ra dự thảo nhưng không có giải thích rõ ràng, nhất là với những quy định mang tính-nhạy-cảm-cao, để rồi nhận cả rổ phẫn nộ từ cộng đồng mạng. Rồi thì rằng là, nhanh chóng chỉ đạo rút lại dự thảo “trong đêm” và “khẳng định sẽ xem xét, xử lý trách nhiệm cá nhân trong ban soạn thảo có liên quan việc này” (dẫn lời một số bài báo mạng) - kiểu “lỗi tại thằng đánh máy” - câu nói hài hước của cư dân mạng giờ được thể hiện tròn trịa quá. Tôi đọc mấy bài báo mà nghe lòng chua xót. Tại sao anh phải rút lui như thể mình vừa làm sai một chuyện động trời như vậy???
Kiến thức, tầm nhìn, bản lĩnh chính trị là những điều cần thiết để anh lèo lái con tàu giáo dục nước nhà trong thời điểm hiện nay vượt qua sóng gió. Chúc anh luôn vững vàng.
Kính phím! 

CÙI BẮP

BỘ TRƯỞNG PHÙNG XUÂN NHẠ QUYẾT SỬA SAI QUY ĐỊNH ĐUỔI SINH VIÊN CÓ HOẠT ĐỘNG BÁN DÂM


Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, ngày 30/10, Quốc hội tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn với các thành viên Chính phủ. Bên lề kỳ họp, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã trao đổi với báo chí về quy định Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế Công tác học sinh, sinh viên đối với các ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp hệ chính quy.

BỘ TRƯỞNG PHÙNG XUÂN NHẠ QUYẾT SỬA SAI QUY ĐỊNH ĐUỔI SINH VIÊN CÓ HOẠT ĐỘNG BÁN DÂM
Ông Phùng Xuân Nhạ - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Theo đó, dự thảo Thông tư quy định, sinh viên ngành đào tạo giáo viên nếu hoạt động mại dâm đến lần thứ 4 sẽ bị buộc thôi học. Trả lời về vấn đề trên, ông Nhạ cho biết: quy định này là sai và kiên quyết phải sửa. Bên cạnh việc sửa sai, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay sẽ xem xét xử lý trách nhiệm cá nhân những người làm sai trong soạn thảo dự thảo nội dung văn bản này.
Nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo này vô hình chung chấp nhận việc học sinh, sinh viên hoạt động mại dâm - điều mà luật pháp hiện hành đang nghiêm cấm. Tuy nhiên, sau khi dư luận phản ứng mạnh mẽ, ngay trong tối 29/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rút dự thảo văn bản này khỏi mục góp ý văn bản quy phạm pháp luật trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

TÌM HIỂU VỀ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN - IDS

“Viện Nghiên cứu phát triển” (Institutes of Development Studies, viết tắt là IDS). Đây là một tổ chức nghiên cứu tư nhân, sử dụng phần lớn kinh phí từ “Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc” (UNDP) và “Cơ quan của Hoa Kỳ về phát triển quốc tế” (USAID). Ngạn ngữ Pháp có câu “Ai trả tiền người đó là chủ”, trong trường hợp này ông chủ không ai xa lạ đó là USAID.
USAID do tổng thống Mỹ J. F. Kennedy thành lập từ năm 1961 với mục tiêu bề ngoài là điều hành nguồn viện trợ của Mỹ cho nước ngoài nhưng thực ra là cung cấp viện trợ cho các thế lực chống đối những chính quyền ở những nước mà Mỹ không thân thiện núp dưới danh nghĩa viện trợ xóa bỏ đói nghèo. Về bản chất của nó, USAID là một trong các trung điểm để hợp pháp hóa nguồn kinh phí của CIA cung cấp cho các thế lực khủng bố, bạo loạn ở những nước bị cho là cứng đầu, không chịu vâng lời Mỹ.

TÌM HIỂU VỀ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN - IDS

Núp dưới danh nghĩa “xã hội dân sự”, Viện IDS nhiều lần tỏ thái độ chống đối, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đặc biệt, tổ chức này công khai khoét sâu mâu thuẫn Việt Nam - Trung Quốc, tạo thế đối đầu trực diện, nguy hiểm với nước này hòng đẩy Việt Nam vào quỹ đạo chi phối của Mỹ và phương Tây, phá hoại chính sách ngoại giao độc lập, chủ trương gìn giữ hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế.
Chưa dừng lại ở đó, trong quá trình hoạt động từ năm 2007 đến năm 2009, Viện IDS đã có nhiều hoạt động tiếp cận trái phép những thông tin bí mật Nhà nước (theo Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước số 30/2000/PL-UBTVQH10 do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày 28/12/2000 và sửa đổi, bổ sung năm 2002).
Trước những việc làm sai trái gây phương hại nghiêm trọng đến lợi ích, chính sách ngoại giao và an ninh đất nước. Thủ tướng Chính phủ buộc phải ra Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg nhằm giám sát chặt chẽ các hoạt động của IDS. Thấy không thể tự do lộng hành như trước, ngày 14/9/2009 IDS tuyên bố tự giải thể với lý do phản đối Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg. Thực chất đây là một cuộc tháo chạy khi nhận thấy cái mặt nạ “xã hội dân sự” nhưng lại do tình báo Mỹ và phương Tây nuôi dưỡng đã “hết tác dụng”.
Sau khi IDS giải tán, trước thềm Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng yêu cầu đổi tên Nước, đổi tên Đảng đồng thời yêu cầu trả tự do cho đám lưu manh chính trị và con buôn dân chủ chuyên chống phá nhà nước đang xộ khám mà chúng gọi là “nhà bất đồng chính kiến”.
Vô liêm sỹ hơn, tháng 6/2018 chúng tuyên bố rằng Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an đã tham gia vào “nhóm chuyên gia” để chống lại Luật An ninh mạng đang được Quốc hội thảo luận và chuẩn bị thông qua. Sự việc đã khiến Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn phải có thư gửi Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin truyền thông và báo Thanh Niên (tờ báo đã đăng tải thông tin này) để thông báo rằng chúng đã bịa đặt việc ông tham gia vào nhóm này.
Do đó, việc Ủy ban kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật là việc làm tất yếu. Dẫu có chậm nhưng vẫn phải làm để loại bỏ những khối ung nhọt, bảo vệ cơ thể được khỏe mạnh.
Trong một diễn biến khác có liên quan, ngay sau khi tin kỷ luật của UBKT TW ngay lập tức một vài đồng bọn đã từng tham gia tổ chức IDS đã có tuyên bố này nọ… Chúng không hiểu đã lên thớt thì số phận của chúng cũng không thể khác được. Do đó việc tuyên bố bỏ Đảng về bản chất là cuộc tháo chạy trước khi bản án giáng xuống đầu chúng. Đây là hậu quả tất yếu tiếp sau những việc làm sai trái, phản phúc mà chúng đã nhúng chàm trong thời gian dài.
Việc bị kỷ luật, tuyên bố bỏ Đảng không làm nhiều người bất ngờ khi chứng kiến những việc làm bất hảo, phản phúc của những tên này. Điều làm cho nhiều người bất ngờ, thậm chí bức xúc, tức giận là sau khi tuyên bố bỏ Đảng lập tức xuất hiện bài viết ca ngợi “là một người yêu nước chân chính” bất chấp những việc làm vô liêm sỹ và khốn nạn của tên này trong thời gian qua.

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2018

HỌ ĐÃ TỰ LOẠI MÌNH KHỎI ĐỘI NGŨ

Sống ở nước ngoài nhưng hằng ngày tôi vẫn luôn luôn quan tâm tới tình hình trong nước, hầu như tôi không bỏ qua những thông tin nào liên quan đến con người và Tổ quốc Việt Nam, vì ở đó tôi còn anh em, họ hàng và những người bạn thân thiết từ thuở ấu thơ. Cái khó đối với một người sống xa Tổ quốc là luôn phải biết phân biệt thông tin đúng sự thật với thông tin không đúng sự thật, thông tin bị thổi phồng phục vụ ý đồ xấu. Mà trên internet lúc nào cũng tràn ngập thông tin, tin lành mạnh cũng nhiều, và tin không lành mạnh cũng lắm. Gần đây, tôi chú ý tới thông tin được mấy hãng truyền thông ở nước ngoài và một số trang mạng, blog đua nhau nhắc đi nhắc lại rồi bình luận, phỏng vấn với nội dung tiêu cực. Ðó là tin vài cá nhân tuyên bố ra khỏi Ðảng Cộng sản Việt Nam, cả đơn từ của họ cũng được đưa trên internet. Tôi ngạc nhiên vì biết đó là điều hết sức bình thường với mọi đảng chính trị, không có gì là mới mẻ, đặc biệt. Vậy tại sao họ lại làm rùm beng như thế? Tin tức, bình luận của họ và mấy người hùa theo rất giật gân. 
 
HỌ ĐÃ TỰ LOẠI MÌNH KHỎI ĐỘI NGŨ

Tuy không phải là đảng viên Ðảng Cộng sản Việt Nam, nhưng trong thời kỳ trước khi di cư hợp pháp sang châu Âu vì lý do gia đình, tôi tham gia Ðoàn Thanh niên Lao động Việt Nam - nay là Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Qua bạn bè được kết nạp Ðảng, tôi biết thường là tổ chức Ðoàn, Công đoàn cơ sở hoặc đoàn thể giới thiệu thành viên gương mẫu về mọi mặt với Ðảng. Nếu được đồng ý, người đó sẽ dự khóa bồi dưỡng đối tượng Ðảng về lý luận, nghiên cứu Ðiều lệ Ðảng, rồi làm đơn, được đảng viên chính thức giới thiệu. Tại lễ kết nạp, đảng viên mới tuyên thệ suốt đời trung thành với Ðảng và sự nghiệp của Ðảng... Ðó là quy trình nghiêm ngặt, đâu phải làm đơn khoe khoang tôi giỏi lắm là sẽ được kết nạp! Hồi còn học cấp 3, trường tôi có một số học sinh được kết nạp vào Ðảng. Họ là học sinh gương mẫu, có thành tích xuất sắc trong học tập và tu dưỡng đạo đức, tích cực tham gia công việc của trường, xã hội. Ở chiến trường Quảng Trị, một số chiến sĩ trong trung đội của tôi được kết nạp ngay tại mặt trận. Họ là những người dũng cảm, gương mẫu, lập thành tích cao. Cần nhấn mạnh là mọi người đều tình nguyện, không bị ép buộc. Với người Việt Nam, được kết nạp vào Ðảng Cộng sản Việt Nam là một vinh dự. Trở thành đảng viên, họ xác định sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ trong bất kỳ tình huống nào. Một người tin tưởng vào lý tưởng của Ðảng, và vào Ðảng không vì mục đích vụ lợi, sẽ không bao giờ rời hàng ngũ của Ðảng, ngay cả trong giây phút nguy hiểm nhất. Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn dân đấu tranh giành lại độc lập dân tộc, đã chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ, đạt được các thành tựu trong thời kỳ đổi mới là do có hàng triệu đảng viên mang phẩm chất như vậy. Một người nào đó bị khai trừ khỏi Ðảng sẽ thấy xấu hổ với gia đình, bạn bè, người quen, không "vạch áo cho người xem lưng" và thường phải giấu giếm. Nên điều tôi chú ý là tại sao một số người xin ra khỏi Ðảng lại khoe việc này trên internet như một "thành tích"?
Nhân nói đến việc gia nhập hoặc ra khỏi một đảng chính trị nào đó, xin dẫn lại một số số liệu. Ở phương Tây, một trong những điều lo ngại của các đảng chính trị là quá trình "lão hóa" đảng viên, đó là khi số đảng viên lớn tuổi ngày càng nhiều thêm, rồi số đảng viên bị khai trừ hay rời bỏ hàng ngũ tăng lên, mà đảng viên mới gia nhập không đủ để bù đắp về số lượng. Ở CHLB Ðức, một thí dụ về sự thăng trầm số lượng đảng viên là đảng Cơ đốc giáo Ðức (CDU) hiện nay do bà Thủ tướng A.Merkel làm Chủ tịch. Trong đợt bầu cử Quốc hội CHLB Ðức hôm 22/9/2013, đảng này thu thắng lợi rất lớn. So với các đảng khác, CDU có được số phiếu cử tri nhiều nhất để thành lập chính phủ liên minh với đảng Dân chủ xã hội Ðức (SPD), đảng Liên minh xã hội Cơ đốc giáo (CSU). Nhưng trong 12 tháng vừa qua CDU lại mất 8.000 đảng viên. Thời hoàng kim về số lượng đảng viên của CDU là hồi đầu những năm 90 thế kỷ trước. Lúc đó CDU có tới 750.000 đảng viên, cuối năm 2008 còn 530.755, tháng 5/2011 còn 499.646 đảng viên; hiện nay CDU có 468.329 đảng viên. Dù mấy năm qua CDU sút kém về số lượng đảng viên (281.671 người) nhưng không ai nói đảng này đang tan rã. Vừa qua, vì tranh luận liên quan tới việc chọn đảng viên của CDU làm ứng cử viên bầu vào Quốc hội CHLB Ðức, một đảng viên quan trọng của CDU đã bỏ đảng, đó là ông Siegfried Kauder. Từ tháng 11/2009 tới tháng 10/2013, ông là Chủ tịch Ủy ban Tư pháp của Quốc hội CHLB Ðức. Ai quan tâm đến chính trị, đều biết ông là em trai một chính trị gia nổi tiếng của CDU - ông Volker Kauder. Ông Volker Kauder là đại biểu Quốc hội CHLB Ðức từ năm 1990, từ năm 2005 đến nay ông là Chủ tịch khối CDU/CSU trong Quốc hội CHLB Ðức. Tuy là anh em ruột, song trong quá trình hoạt động chính trị, họ lại không tìm được một con đường chung để phấn đấu vì sự nghiệp của cùng một đảng.
Ðảng lớn nhất ở CHLB Ðức là đảng Dân chủ xã hội Ðức (SPD) cũng không tránh khỏi tình trạng suy giảm số lượng đảng viên. Năm 1977, đảng này có tới một triệu đảng viên, nhưng sang những năm 80 của thế kỷ trước còn 900.000 đảng viên. Trong những năm sau đó, SPD mất tới 400.000 đảng viên. Tháng 11/2013, SPD chỉ còn 474.820 đảng viên. Vừa qua, vì bất đồng quan điểm mà một nhân vật chủ chốt của đảng này đã rời khỏi đảng, đó là ông Wolfgang Clement. Từ năm 1998 đến năm 2002, ông là Thủ hiến tiểu bang Nodrhein-Westfalen có số dân đông nhất với 17,6 triệu người, rồi làm Bộ trưởng Liên bang phụ trách kinh tế và việc làm (nhiệm kỳ từ năm 2002 đến năm 2005). Một trong các điểm ông tranh cãi gay gắt với đảng của mình là SPD muốn đưa ra quy định pháp lý về mức lương tối thiểu cho người lao động. Tuy thuộc vào nhóm thiểu số, nhưng ông không chấp nhận ý kiến của đa số đảng viên. Có một điều thú vị là quy định về mức lương tối thiểu cho người lao động không những đã được thông qua trong nghị quyết của SPD, mà còn được ghi vào thỏa thuận mới đây giữa SPD và CDU, CSU để thành lập Chính phủ liên minh.
Ở quốc gia khác của châu Âu, thí dụ Vương quốc Anh, đảng cầm quyền hiện nay là Ðảng Bảo thủ, thành lập năm 1834, cũng có sự sụt giảm về số lượng đảng viên. Năm 1980, đảng này có 400.000 đảng viên, nhưng đến năm 2012 còn 130.000 đảng viên. Tuy giảm tới hai phần ba đảng viên, nhưng không có ai, kể cả phe đối lập ở Anh, cho rằng là Ðảng Bảo thủ đang tan rã. Một sự kiện mới đây ở Hoa Kỳ đã làm Tổng thống Obama và Ðảng Dân chủ phải đau đầu là việc do bất đồng với chính sách của Nhà Trắng, Hạ nghị sĩ thuộc Ðảng Dân chủ Parker Griffith đã rời bỏ hàng ngũ và gia nhập Ðảng Cộng hòa. Griffith ở nhóm bảy người của Ðảng Dân chủ tại Hạ nghị viện Hoa Kỳ không chỉ phản đối chính sách y tế, mà còn bỏ phiếu chống biện pháp kích thích kinh tế của Tổng thống Obama, chống dự luật thay đổi khí hậu mà Chủ tịch Hạ viện thuộc Ðảng Dân chủ Nancy Pelosi nhiệt tình xúc tiến. Nhưng với người dân Hoa Kỳ thì sự kiện này cũng rất bình thường.
Ở các nước kể trên, dư luận chỉ biết số đảng viên ra hoặc vào một đảng nào đó sau khi lãnh đạo đảng công bố, còn thông thường chỉ người đó và cơ sở người đó sinh hoạt mới biết, không ai làm đơn ra đảng hoặc vào đảng rồi đưa lên internet để quảng cáo. Riêng đảng viên giữ trọng trách của một đảng hay đảng viên là dân biểu của một đảng thì khi ra khỏi đảng sẽ công bố cho dân chúng, cử tri, để họ nắm bắt được xu hướng chính trị mới của người này, như các ông Wolfgang Clement, Parker Griffith đã nhắc tới ở trên. Chỉ với các đảng viên vào hàng "đặc biệt" như họ, báo chí, truyền hình mới đưa tin, phỏng vấn, chủ yếu giúp công chúng sáng tỏ vấn đề, không phải để tôn vinh người xin ra đảng, cũng không phải từ đó tung tin đảng này, đảng khác tan rã đến nơi! Với đảng viên bình thường thì báo chí, truyền hình hầu như không quan tâm. Do đó, việc các cơ quan truyền thông như BBC, VOA, RFI,... quan tâm tới vài ba người xin ra khỏi Ðảng Cộng sản Việt Nam là rất không bình thường, chắc chắn họ có mục đích riêng thiếu thiện chí.
Thời gian trước, tôi có đọc một số bài, nghe mấy người gần đây xin ra Ðảng trả lời phỏng vấn của BBC, RFA, VOA... Lúc đó tôi cứ ngỡ họ không phải đảng viên Ðảng Cộng sản Việt Nam, bởi nếu là đảng viên Ðảng Cộng sản Việt Nam thì không ai viết như thế, nói như thế. Hóa ra không phải. Nên tôi nghĩ chẳng cần làm đơn, họ cũng đã không còn là đảng viên rồi. Việc họ và một số người làm ầm ĩ chỉ để "ghi điểm" với ai đó, hoặc họ cố tình làm rùm beng để làm ảnh hưởng tới uy tín của Ðảng Cộng sản Việt Nam mà thôi. Với bất cứ đảng chính trị nào cũng vậy, chất lượng đảng viên, số lượng đảng viên luôn là mối quan tâm hàng đầu. Nhưng theo tôi, chất lượng đảng viên vẫn là yếu tố quan trọng hơn, vì đường lối và vai trò tổ chức, lãnh đạo của đảng, tác động và ảnh hưởng của đảng với xã hội trước hết phụ thuộc vào sự tín nhiệm của nhân dân đối với từng đảng viên. Vì thế, có thể nói mấy người làm rùm beng chuyện xin ra khỏi Ðảng đã tự đào thải mình, tự loại mình khỏi đội ngũ những người cộng sản chân chính./.

HỒ NGỌC THẮNG (CHLB Ðức)