KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2019

NGUYỄN THỊ QUÝ ĐANG BUÔN “DÂN CHỦ” TRÊN ÁN TÙ CỦA CHỒNG!

Vụ án Lê Đình Lượng hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân đã bị kết án 20 năm có lẽ là bản án thích đáng nhất cho kẻ coi thường pháp luật, chống lại chính quyền nhân dân. Đáng lẽ ra, Nguyễn Thị Quý (vợ Lê Đình Lượng) phải biết lấy đó là bài học, nhưng trái lại Thị và số đối tượng phản động chống đối không ngừng câu kết với các tổ chức phản động lưu vong trong và ngoài nước để tiếp tục buôn “dân chủ” - trượt dài trên vết xe đổ mà chính chồng Thị đã phạm phải.

Từ khi Lê Đình Lượng bị bắt và xử lý vì những hoạt động vi phạm pháp luật thì Nguyễn Thị Quý đã câu kết, móc nối với số đối tượng bất mãn tổ chức nhiều hoạt động nhằm chống đối lại chính quyền như: gây rối tại trụ sở chính quyền; tổ chức ngày quốc tế nhân quyền để cổ súy cho số tù nhân hoạt động chống phá chính quyền và đặc biệt là tham gia các hoạt động của các tổ chức phản động lưu vong như “Việt tân”.

NGUYỄN THỊ QUÝ ĐANG BUÔN “DÂN CHỦ” TRÊN ÁN TÙ CỦA CHỒNG!

Mới đây nhất, trên các trang mạng phản động xuất hiện hình ảnh Nguyễn Thị Quý cùng các con buôn dân chủ khác như Đặng Xuân Diệu, Nguyễn Thị Kim Thanh (vợ Trương Minh Đức), Nguyễn Trung Trọng Nghĩa (con trai Nguyễn Trung Tôn), Hoàng Tứ Duy (Đảng Việt tân)… đang tham gia chương trình “kiểm điểm định kỳ phổ quát về Nhân quyền” (UPR) tại Geneva, Thụy Sỹ nhằm xuyên tạc tình hình nhân quyền tại Việt Nam với mục đích kêu gọi các tổ chức quốc tế gây sức ép đến đòi chính quyền trả tự do cho các tù nhân chính trị.

Với những hoạt động ngày càng công khai, lợi dụng dân chủ, nhân quyền với mục đích đòi trả tự do vô điều kiện cho Lê Đình Lượng thì mục đích sâu xa của Nguyễn Thị Quý chính là “Tiền”. Từ khi Lê Đình Lượng vào tù thì nguồn thu “dân chủ” dần bị eo hẹp và chẳng còn cách nào khác Thị Quý lại tiếp tục với các nghề mà chồng để lại - “con buôn dân chủ”. Và ngày Thị đoàn tụ với chồng sẽ không còn xa nữa.

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2019

CẢNH GIÁC CÁC ĐỐI TƯỢNG PHẢN ĐỘNG NGƯỜI VIỆT Ở NƯỚC NGOÀI LỢI DỤNG KHÔNG GIAN MẠNG TUYÊN TRUYỀN CHỐNG PHÁ VIỆT NAM

          Thời gian qua, lợi dụng sự quản lý còn chưa chặt chẽ của các cơ quan chức năng, trên không gian mạng Internet còn tồn tại rất nhiều tài khoản có nội dung tuyên truyền xuyên tạc sự thật, nói xấu lãnh tụ, bôi nhọ hình ảnh đất nước và kêu gọi lật đổ chế độ. Các đối tượng, tổ chức phản động lưu vong người Việt tung ra các video xuyên tạc lịch sử dân tộc, bôi nhọ, nói xấu lãnh tụ, kích động biểu tình bạo loạn, đòi lật đổ Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam với các ngôn từ thể hiện sự ảo tưởng, ngông cuồng và xảo quyệt. 

          Đáng chú ý, một số tổ chức phản động người Việt đã và đang tăng cường các luận điệu tuyên truyền trên không gian mạng nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam như: tổ chức “Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời” tự xưng, do tên cựu trung úy ngụy chế độ Sài Gòn cũ Đào Minh Quân cầm đầu. Tổ chức này thực chất không được tổ chức, quốc gia nào công nhận, nhưng chúng tự rêu rao là đã được 26 quốc gia, Chính phủ nước ngoài thừa nhận và bảo lãnh, có trụ sở tại Nam California, Mỹ. Đáng buồn cười là đối tượng trong tổ chức này tự phong quân hàm tướng cho nhau. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng đây là một tổ chức phản động rất vô văn hóa, bởi chúng đăng tin, viết bài trên không gian mạng internet với những lời lẽ kích động hận thù, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; nói tục, chửi bậy một cách thường xuyên. Được biết, tiền thân của chúng là tổ chức “Tân Dân chủ”, thành lập năm 1991 tại địa chỉ 2807, Anaheim, California 92814, Mỹ, là một tổ chức khủng bố. 

CẢNH GIÁC CÁC ĐỐI TƯỢNG PHẢN ĐỘNG NGƯỜI VIỆT Ở NƯỚC NGOÀI LỢI DỤNG KHÔNG GIAN MẠNG TUYÊN TRUYỀN CHỐNG PHÁ VIỆT NAM

          Tổ chức “Đảng Việt tân” là một tổ chức khủng bố đáng chú ý khác, do Hoàng Cơ Minh (tên này đã bị tiêu diệt trên đất Lào khi tiến hành các hoạt động nhằm xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam để chống phá), thành lập vào tháng 9/1982 tại Mỹ. Chúng đưa ra tuyên ngôn bất bạo động, nhưng thực chất luôn thực hiện việc tuyên truyền, mua chuộc, kích động và tiếp tay cho các phần tử phản động trong nước biểu tình bạo loạn. Dưới sự chỉ đạo, kích động của tổ chức “Đảng Việt tân”, những năm gần đây chúng đã gây ra nhiều cuộc biểu tình bạo loạn trên phạm vi cả nước. Chúng điên cuồng chống phá công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của Đảng và nhân dân ta. Một số kẻ nhẹ dạ cả tin, mơ hồ về chính trị ở trong nước đã bị chúng mua chuộc, lừa gạt dẫn đến tiến hành các hoạt động tiếp tay cho chúng để chống phá nhà nước. Khi bị vi phạm pháp luật, rơi vào vòng lao lý, chúng ân hận thì đã quá muộn. 
          Nhìn chung, các tổ chức phản động nêu trên hầu hết là thực hiện các chiêu trò lừa đảo để thu tiền bất chính của đồng bào ta ở nước ngoài. Chúng tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình đất nước ta với những lời lẽ vô cùng thô tục và bỉ ổi, sai sự thật. Những phần tử điên cuồng chống phá hầu hết từng là lính của đội quân đánh thuê, hoặc là thân nhân của đội quân đánh thuê đó, là những kẻ trước đây “ngồi mát ăn bát vàng”, nay trở thành kẻ “tha phương cầu thực”, nên vẫn luôn ôm mối hận thù mù quáng; hoặc những kẻ có ảo tưởng rằng các nước Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, nên thực hiện các hoạt động chống phá lật đổ chế độ hiện tại để phục hồi chế độ ngụy quyền cũ đã bị sụp đổ từ lâu. 
          Hoạt động của chúng là cài cắm lực lượng, kích động, tài trợ cho các phần tử nhẹ dạ, cả tin ở trong nước, móc nối với những phần tử bất mãn ở trong nước cung cấp tài liệu để chúng dựa trên cơ sở đó thổi phồng, xuyên tạc, kích động biểu tình, bạo loạn, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Điển hình là việc lợi dụng sự cố về môi trường do Công ty Formosa gây ra để kích động nhân dân biểu tình quá khích; tài trợ cho một số tên ở trong nước đốt kho tạm giữ xe vi phạm Luật giao thông ở Đồng Nai, đặt bom xăng ở sân bay Tân Sơn Nhất... Hành vi bỉ ổi của chúng đã bị các cơ quan chức năng kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm khắc. 
          Có thể nói, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay có hơn 4,5 triệu người, trong đó ở Hoa Kỳ ước khoảng 2,2 triệu người. Đại đa số người Việt Nam làm ăn sinh sống ở nước ngoài đều có một lòng yêu quê hương đất nước, luôn hướng về Tổ Quốc và cảm thấy rất vui mừng trước sự đổi mới đi lên của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, họ luôn mong muốn và tích cực tham gia công sức của mình để góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu mạnh. Chỉ có một số ít kẻ ngông cuồng, ảo tưởng, được nuôi dưỡng bởi những đồng tiền lừa đảo, bất chính của một nhóm người Việt ở hải ngoại đang bày các chiêu trò để chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, phá vỡ cuộc sống bình yên của nhân dân sẽ bị toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phát hiện và trừng trị thích đáng. 
          Do vậy, cần phải vạch mặt bộ mặt giả dối và những chiêu trò, luận điệu tuyên truyền chống phá để mọi người dân hiểu rõ bản chất thâm độc, lừa đảo của chúng; luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, không mắc mưu ý đồ thâm độc của chúng mà quay lưng, tiếp tay cho chúng để phản bội lợi ích của dân tộc Việt Nam. 
TÔ THẢO NHIÊN

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2019

Có nhóm đối tượng gây rối ở vườn rau Tân Bình


Ở khu vực vườn rau Tân Bình có nhóm đối tượng thường đe dọa người dân nếu không nghe lời chúng chống đối lại các quyết sách của chính quyền.

Chiều 21/01, đã có thêm 5 hộ dân canh tác trong khu đất vườn rau Tân Bình đến trụ sở UBND phường 6, quận Tân Bình, TP HCM làm thủ tục nhận tiền hỗ trợ. Ngoài ra, chiều cùng ngày, UBND phường 6 còn chuyển khoản tiền hỗ trợ cho 5 hộ khác. Tính đến hết ngày 21/01 đã có 18 hộ canh tác trong khu đất vườn rau Tân Bình được chi trả tiền hỗ trợ đợt 1 với số tiền tương đương 17 tỉ đồng. Hầu hết các hộ nhận tiền hỗ trợ đều cho rằng mức hỗ trợ của chính quyền là phù hợp.

Xin giấu tên vì sợ “đụng chạm”

Ông N.N.Y (một hộ dân được nhận tiền hỗ trợ chiều 21/01 xin được giấu tên vì ngại “đụng chạm”), cho biết trước đây gia đình ông có canh tác ở khu vườn rau Tân Bình trên phần diện tích 200m2. Những năm đầu, người dân khu vực này chỉ trồng rau vì mang lại khoản thu nhập khá, đủ trang trải cuộc sống. Sau đó, một số bắt đầu xây nhà trên thửa đất canh tác. “Ban đầu họ chỉ dựng chòi nhưng sau đó thì xây kiên cố hơn. Riêng gia đình tôi, do cha mẹ khuyên bảo không được xây dựng nhà trên đất đó vì không hợp lệ, sớm muộn gì cũng bị tháo dỡ nên tôi không xây” - ông Y. chia sẻ về việc ông không xây nhà trái phép ở khu vườn rau Tân Bình.
Theo ông Y., chính vì lẽ đó mà sau khi được chính quyền vận động, gia đình ông quyết định nhận tiền hỗ trợ. Người đàn ông này lý giải nếu cứ mãi đòi hỏi chủ quyền để được bồi thường thì không biết bao giờ mới được giải quyết vì không có giấy tờ chứng minh. “Nhận tiền rồi chia cho các con mỗi đứa một ít. Tôi thấy hợp lý thì làm, còn ai chưa nhận hay muốn đòi hơn là việc của họ” - ông Y. chia sẻ rồi nhận 50% số tiền hỗ trợ theo phương án được đưa ra trước đó.
Trước khi về, ông Y. nhắc lại yêu cầu giấu tên và hình ảnh vì sợ “đụng chạm”. Ngoài ra, ông Y. còn đề nghị quận Tân Bình bảo đảm sự công bằng giữa người nhận trước và người nhận sau, tránh tình trạng những người chây ì được chi trả tiền hỗ trợ nhiều hơn người chấp hành chủ trương từ những ngày đầu.
Chủ tịch UBND phường 6 Nguyễn Thành Danh thông tin đến thời điểm hiện tại, các tổ công tác đã tiếp xúc với 73/124 hộ dân, kết quả có 65/73 hộ đồng ý đăng ký kê khai để nhận kinh phí hỗ trợ; đã kê khai cho 60/65 hộ đăng ký và đang thẩm định pháp lý để chi trả tiền. “Chúng tôi đang tiếp tục thẩm định hồ sơ để sớm chi trả cho các hộ dân trước giờ giao thừa” - ông Danh khẳng định. Về vấn đề hỗ trợ mua nhà ở xã hội, ông Danh cho hay trong quá trình vận động, nếu hộ nào có nhu cầu đăng ký thì phường sẽ tổng hợp báo cáo TP xem xét. Phía quận và phường đề xuất mua nhà ở xã hội ở khu vực Phú Thọ (quận 11) để gần nơi ở cũ, tạo thuận lợi cho người dân sinh hoạt.

Có nhóm đối tượng gây rối ở vườn rau Tân Bình
Một hộ canh tác trong khu đất vườn rau Tân Bình nhận tiền hỗ trợ tại trụ sở UBND phường 6, quận Tân Bình, TP HCM vào chiều 21/01. Ảnh: NHÂN HÒA

Đe dọa những ai hợp tác với chính quyền

Lý giải cho việc ông Y. và những hộ canh tác trong khu đất vườn rau Tân Bình xin được giấu tên vì ngại “đụng chạm”, lãnh đạo UBND quận Tân Bình cho hay những ngày qua, có một số đối tượng đã tổ chức kéo đến từng gia đình có quyền lợi ở khu đất để chửi bới, đe dọa làm ảnh hưởng đến quyết định của những gia đình trên.
Chủ tịch UBND phường 6 thông tin thêm trước khi cưỡng chế, 3 đoàn công tác đã vào khu đất vườn rau Tân Bình để tiếp xúc, vận động người dân nhưng nhóm đối tượng vẫn tiếp tục cản trở. Ngay cả những hộ dân đồng thuận cũng bị nhóm này đe dọa không mở cửa tiếp đoàn công tác khiến họ lo lắng, không dám gặp cán bộ.
Đặc biệt, theo trung tá Nguyễn Thành Lợi, Trưởng Công an quận Tân Bình, nhóm đối tượng trên còn kích động người dân khu vực vườn rau Tân Bình chống đối ngay cả khi cơ quan chức năng kiểm tra hành chính phục vụ tổng điều tra dân số. “Nhóm này thường sử dụng “chiêu” xúi giục phụ nữ, người già, trẻ em ùa ra gây áp lực, ngăn cản cán bộ làm nhiệm vụ” - Trung tá Lợi khẳng định và thông tin thêm khu đất vườn rau Tân Bình từng là trường gà quy mô lớn cho hơn 100 người sát phạt. Ngoài ra, cơ quan chức năng đã từng xử phạt hành chính và xử lý hình sự trên 50 đối tượng liên quan đến sử dụng và mua bán ma túy ở khu vực này.
Theo trưởng Công an quận Tân Bình, hiện Công an quận này đang củng cố hồ sơ, kêu gọi người dân canh tác trong khu vườn rau Tân Bình tố giác các đối tượng đe dọa, nhận thầu xây dựng, các hành vi bảo kê khác... để cơ quan chức năng xử lý theo quy định.
Nâng khống số người ký đơn khiếu nại 
Liên quan đến nội dung đơn của một số hộ dân gửi đến Văn phòng Tiếp công dân TP HCM ngày 17/01 vừa qua, UBND quận Tân Bình cho biết đã có đánh giá sơ bộ về sự việc này. Theo đó, trong đơn đề 166 người đồng ký tên nhưng số chữ ký thực tế trong đơn là 114 và chỉ có 38 hộ liên quan đến 61 thửa đất tại khu vườn rau ký tên. Cá biệt, có 2 người không có quyền và lợi ích liên quan nhưng vẫn tham gia ký tên trong đơn.
Đại diện UBND quận Tân Bình cho biết trong thời gian tới, sẽ tổ chức cuộc họp với các sở, ngành và Văn phòng Tiếp công dân TP để phân tích, đánh giá toàn bộ nội dung đơn. Từ đó, các đơn vị sẽ tham mưu UBND TP tiếp xúc, giải quyết trả lời đơn của công dân theo đúng quy định. Nội dung trả lời sẽ khẳng định nội dung nào người dân có ý kiến đúng, nội dung nào có ý kiến không đúng để người dân được rõ.
Hôm nay (22/01), các tổ công tác tiếp tục vận động 51 hộ còn lại, phấn đấu xong trước 25/01; tiếp tục chi trả tiền hỗ trợ cho 5 hộ đã đủ hồ sơ. 

Nhóm phóng viên Báo Người Lao động

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2019

BIDV khuyến cáo người dân cảnh giác khi rút tiền ở ATM

BIDV khuyến cáo người dân cảnh giác khi rút tiền ở ATM

Liên quan đến sự việc gần 40 triệu đồng vừa bị rút khỏi tài khoản của chị M.N.Q (ở Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) trong vòng chưa đầy 10 phút dù thẻ ATM vẫn nằm trong túi và chị Q không có bất kỳ một thẻ phụ nào, đại diện Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết: “Ngay khi tiếp nhận thông tin, BIDV đã tiến hành tra soát giao dịch của chủ thẻ. Nghi ngờ có dấu hiệu tội phạm thẻ, BIDV đã thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa rủi ro và bảo vệ tài sản của khách hàng.”
BIDV cũng đã thông báo và tích cực chủ động phối hợp với cơ quan Công an và các đơn vị liên quan để tiến hành điều tra theo đúng quy định.
Về phía khách hàng, BIDV đã trực tiếp liên hệ với khách hàng có dấu hiệu bị thiệt hại sản, trấn an tâm lý và khẳng định BIDV cam kết bảo đảm an toàn tài sản và quyền lợi hợp pháp của mọi khách hàng, tích cực phối hợp cơ quan pháp luật để đấu tranh, phòng ngừa, phát hiện tội phạm thẻ nói riêng, tội phạm sử dụng công nghệ thông tin nói chung.
Trước đó như tin đã đưa, trong khoảng thời gian từ 5 giờ 38’ đến 5 giờ 45’ ngày 16/01, điện thoại của chị Q báo 9 tin nhắn trừ tiền trong tài khoản ATM với nội dung rút tiền tại BIDV (Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam), với số tiền rút ít nhất là 2.001.000 đồng và nhiều nhất là 5.001.000 đồng (trong đó 1.000 đồng là tiền phí rút tiền).
Chị Q cho hay, chị mở tài khoản ở ngân hàng BIDV - Chi nhánh Hà Thành và chưa từng cho ai biết thông tin về thẻ, cũng không có thẻ phụ.
Ngay sau khi phát hiện bị mất tiền, chị Q đã tới Phòng Giao dịch Dương Đình Nghệ, Chi nhánh Mỹ Đình của BIDV để phản ánh sự việc.
Chia sẻ cùng phóng viên, chị Q cho biết, qua trao đổi với ngân hàng, trường hợp của chị có thể bị đánh cắp thông tin và tội phạm đã dùng nó để tạo ra thẻ giả, rút tiền trong tài khoản.
Để làm được điều đó, kẻ gian sẽ phải lén gắn một thiết bị đọc trộm vào đầu đọc thẻ của ATM và 1 camera để lén ghi lại mật khẩu đăng nhập khi người dùng gõ vào. Với những thông tin đánh cắp này, tội phạm công nghệ cao không khó để làm giả một chiếc thẻ ATM khác và rút tiền.
Vào thời điểm cuối năm, BIDV cũng khuyến cáo khách hàng đề phòng, cảnh giác khi rút tiền tại các máy ATM và thực hiện các biện pháp an toàn bảo mật cần thiết để chủ động phòng tránh rủi ro. Khách hàng cần quan sát kỹ khe đọc thẻ trên máy ATM trước khi đưa thẻ vào. Cùng với đó, phải dùng tay che bàn phím số khi nhập mật khẩu để tránh bị lộ./.

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2019

THẬN TRỌNG VỚI TRÀO LƯU KHOE ẢNH 10 NĂM TRÊN FACEBOOK

Facebook có thể đang sử dụng trào lưu thử thách so ảnh cá nhân 10 năm để tinh chỉnh hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) nhận diện khuôn mặt.

THẬN TRỌNG VỚI TRÀO LƯU KHOE ẢNH 10 NĂM TRÊN FACEBOOK

Gần đây, rất nhiều người đã chia sẻ những hình ảnh bây giờ và từ 10 năm trước trên Facebook và Instagram. Người dùng thông thường và người nổi tiếng, mọi người đều biết về xu hướng này. Kết quả là một loạt các hình ảnh hiển thị so sánh khuôn mặt người dùng hôm nay và 10 năm trước xuất hiện tràn ngập trên Facebook.
Mặc dù những hình ảnh này có thể khiến một số người dùng cảm thấy thú vị và chia sẻ cho vui, nhưng theo cây bút phân tích công nghệ Kate O'Neill với bài phân tích trên tờ Wired thì trào lưu khoe ảnh này rất có thể được phục vụ cho các gã khổng lồ mạng xã hội như Facebook tinh chỉnh hệ thống nhận diện khuôn mặt của họ.
Chuyên gia này tin rằng những hình ảnh cá nhân “năm xưa, năm nay” đang cung cấp cho các công ty dữ liệu nhiều dữ liệu được tinh chỉnh để đào tạo hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) lập hồ sơ cho mọi người dùng dựa trên sự phát triển tuổi tác của họ.
Một số người dùng đã bày tỏ sự hoài nghi về những lo ngại của O'Neill và giới phân tích công nghệ. Một số người cho rằng Facebook đã có tất cả dữ liệu cần thiết, vì vậy việc đối chiếu các bức ảnh hiện tại của người dùng sẽ không có nhiều khác biệt.
Tuy nhiên, O'Nill tiếp tục giải thích, làm thế nào hình ảnh từ trào lưu thử thách 10 năm có thể được Facebook và các công ty truyền thông xã hội khác sử dụng để đào tạo AI của họ.
“Chúng ta hãy tưởng tượng rằng bạn muốn đào tạo một thuật toán nhận dạng khuôn mặt về các đặc điểm liên quan đến tuổi. Bạn muốn có một bộ dữ liệu rộng và chi tiết với nhiều hình ảnh của mọi người. Sẽ hữu ích nếu bạn có được một kho ảnh chụp với khoảng thời gian cụ thể - 10 năm” - O'Nill nói.
O'Nill khẳng định cơ chế “cuộc thách thức” chia sẻ ảnh ngoài việc đăng ảnh đơn giản, thì người dùng còn phải thống nhất ghi một nhãn rõ ràng là “lúc đó và bây giờ” cũng như các hashtag như #10yearschallenge, và tất cả thao tác này giúp cho việc khai thác dữ liệu ảnh dễ dàng hơn.
TTXVN

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2019

Công an củng cố hồ sơ vi phạm từ vụ vườn rau phường 6, Tân Bình


“Sau khi tháo dỡ công trình, chúng tôi cũng phát hiện tại đây có phòng cách âm với các thiết bị ghi âm, ghi hình phục vụ cho các hoạt động truyền thông và nhiều tài liệu có nội dung tuyên truyền xấu” - một lãnh đạo Công an quận Tân Bình thông tin.

Công an củng cố hồ sơ vi phạm từ vụ vườn rau phường 6, Tân Bình

Ngày 15-1, Công an quận Tân Bình (TPHCM) cho biết, trước khi xử lý việc chiếm đất, xây nhà cho thuê tại khu vực vườn rau thuộc phường 6 (quận Tân Bình) thì nơi đây có tình hình an ninh trật tự rất phức tạp. Nguyên nhân xuất phát từ việc không hợp tác, gây cản trở từ những người dân trong khu vực, khiến việc triển khai các công tác quản lý về dân cư cùng các hoạt động quản lý khác gần như không thể thực hiện được.
Công an quận Tân Bình khẳng định, các công trình bị tháo dỡ vừa qua được xây không phép trên đất nông nghiệp nên các trường hợp cư trú trong các công trình này không đủ điều kiện được giải quyết đăng ký tạm trú. Tại khu vực này có nhiều đối tượng hình sự; đối tượng hoạt động chống phá trú ngụ vào ban đêm.
“Sau khi tháo dỡ công trình, chúng tôi cũng phát hiện tại đây có phòng cách âm với các thiết bị ghi âm, ghi hình phục vụ cho các hoạt động truyền thông và nhiều tài liệu có nội dung tuyên truyền xấu” - một lãnh đạo Công an quận Tân Bình thông tin.
Theo Công an quận Tân Bình, ở khu vực này cũng có tình hình an ninh trật tự rất phức tạp, với nhiều đối tượng nghiện hút sử dụng, buôn bán ma túy; hoạt động nuôi gà đá, tổ chức đá gà quy mô lớn cũng thường xuyên diễn ra, thu hút nhiều người từ các địa bàn khác tham gia. Hoạt động trái pháp luật này diễn ra từ trước năm 2015. Công an quận nhiều lần tổ chức, phối hợp các đợt “truy quét” và đã thu gom, xử lý trên 1.000 con gà đá.
Trong các đợt xử lý công trình không phép, có 18 trường hợp bị xử lý vì có hành vi gây rối trật tự công cộng tại nơi thi hành quyết định cưỡng chế; chống đối lực lượng chức năng. Đặc biệt, Công an quận Tân Bình đang củng cố và xác lập hồ sơ để xử lý một số đối tượng cầm đầu, chống người thi hành công vụ.
“Việc tháo dỡ nêu trên không chỉ xử lý các công trình không phép trên đất nông nghiệp, khắc phục vi phạm xây dựng, ngăn chặn tình trạng mua bán, sang nhượng đất lấn chiếm trái phép mà còn giải quyết “điểm đen” về an ninh trật tự, an ninh chính trị cho khu vực” - vị lãnh đạo Công an quận Tân Bình khẳng định.
Công an quận Tân Bình cũng kêu gọi những trường hợp bị thiệt hại do bị lôi kéo, xúi giục nhận chuyển nhượng đất và xây dựng trái phép trên khu đất được quy hoạch làm dự án đầu tư xây dựng cụm trường học công lập đạt chuẩn quốc gia khác hoặc những hành vi khác trái pháp luật mạnh dạn tố giác, khai báo tại trụ sở các cơ quan công an.
NGUYÊN THANH

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2019

AI ĐANG NHÌN BẠN QUA MÀN HÌNH???


Bỗng một ngày đẹp trời, tài khoản Facebook nghìn theo dõi (follow) hoặc trang Fanpage nghìn like/status của bạn bỗng nhiên không đăng nhập được và bạn phản hồi với Facebook thì không có trả lời. Bạn sẽ làm gì trong trường hợp này? 
AI ĐANG NHÌN BẠN QUA MÀN HÌNH???

Khởi kiện Facebook được không? Tất nhiên là không thể! Vì với Facebook, bạn không phải là KHÁCH HÀNG, bạn không trả tiền cho Facebook, bạn chỉ là NGƯỜI DÙNG.
Vậy Facebook là miễn phí thì sao có tiền đầu tư hơn 900 máy chủ ở Việt Nam và hàng năm thu ở Việt Nam 235 triệu USD? Đơn giản là như thế này: Facebook tạo cho chúng ta một sân chơi, nơi bày tỏ cảm xúc và chia sẻ những gì liên quan đến cuộc sống của chính mình. Để sử dụng những dịch vụ của Facebook, chúng ta cung cấp cho ứng dụng này nhiều quyền như Facebook được quyền sử dụng micro, máy ảnh của điện thoại, máy tính và sử dụng những công cụ này để thu thập những thông tin về chúng ta. Cùng với đó, Facebook sẽ phân tích xem ta đang quan tâm gì thông qua việc giám sát những bài viết mà chúng ta chia sẻ, những gì ta bình luận, những bài viết ta bày tỏ cảm xúc và kể cả thông qua những cuộc nói chuyện của chúng ta.


AI ĐANG NHÌN BẠN QUA MÀN HÌNH???
Chúng ta cung cấp cho Facebook quyền truy cập micrô, máy ảnh, vị trí... mà không hề hay biết!
Năm 2016, khi bộ 6 mặt biểu cảm (reactions) của Facebook ra đời, cảnh sát Bỉ cũng đã từng cảnh báo công dân của họ: đừng dùng bộ biểu cảm này vì nó sẽ giúp Facebook đoán được suy nghĩ của bạn, biết rõ bạn là con người thế nào và sẽ dùng nó để thao túng cuộc sống của bạn. Bảng tin của bạn sẽ được hiển thị theo định hướng của Facebook và rồi bạn sẽ phát triển theo hướng mà Facebook định sẵn. Bên cạnh đó, rất nhiều chuyên gia quảng cáo đã khẳng định: thay vì phải ngồi dự đoán người dùng có thích mẫu quảng cáo nào không - chính những cảm xúc đã giúp Facebook dễ dự đoán người ta muốn gì hơn là nút "like" khô khan ngày xưa.
Hãy thử suy nghĩ lại, bạn đã từng ngạc nhiên khi mà thông tin lúc bạn chat với người khác hay những thứ bạn tìm kiếm đều được biến thành những "mẫu quảng cáo" trên bảng tin? Hoặc khi bạn ngồi cà phê tán gẫu với bạn bè về một món ăn, một chiếc điện thoại, một địa điểm bất kỳ nào đó... thì chỉ sau vài phút, ứng dụng Facebook sẽ “vô tình” chọn lọc ra những cửa hàng đang bán những sản phẩm mà bạn đã thảo luận?
Dựa vào những gì Facebook thu thập được, Facebook trở thành kẻ biết rõ ta thích gì còn hơn chính bản thân mình. Những nhà bán hàng sẽ trả tiền cho Facebook để Facebook hiện quảng cáo sản phẩm của họ vào bảng tin của đúng người đang cần nó. Hiệu quả bán hàng sẽ khác xa việc quảng cáo tràn lan mà không được mấy người quan tâm. Và đây chính là nguồn thu vô tận của Facebook.
Facebook miễn phí, và chúng ta (hay chính xác hơn là thông tin cá nhân của chúng ta) chính là hàng hóa trong dịch vụ “miễn phí” đó.
Thành Nam

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2019

KSOR KƠK, TÊN PHẢN ĐỘNG LƯU VONG ĐÃ CHẾT

Thông tin về cái chết của Ksor Kơk đã được thân nhân và các đối tượng trong tổ chức phản động FULRO MFI xác nhận. Theo đó Ksor Kơk đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 12h ngày 09/01/2019 tại South Carolina, Mỹ sau thời gian dài điều trị bệnh ung thư gan, thọ 74 tuổi.
Vậy là cả một đời chống phá gây bao sóng gió cho vùng đất Tây Nguyên đến khi chết cũng không có cơ hội một lần được về với đất mẹ, phải đón cái chết lạnh lẽo nơi đất khách quê người, trong sự ghẻ lạnh của người dân Tây Nguyên.

KSOR KƠK, TÊN PHẢN ĐỘNG LƯU VONG ĐÃ CHẾT
Chân dung và thông báo của đám tay chân về cái chết của Ksor Kơk .
Ksor Kơk còn có tên gọi là Ama Thom, SN 1943 (có tài liệu nói năm 1945), dân tộc Jrai, quê tại xã Ia Broai, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Ksor Kok đã từng đi lính ngụy, làm phiên dịch cho căn cứ quân sự Mỹ tại Ea H’leo, Đăk Lăk. Ngày 20/9/1966 Ksor Kok chạy vào rừng cùng thiếu tướng FULRO Campuchia (CPC); năm 1969 tham gia nhóm FULRO ly khai, bị chính quyền ngụy truy đuổi chạy sang CPC; tự phong đại tá rồi thiếu tướng FULRO.
Năm 1972, Ksor Kơk sang Mỹ học Mục sư và ở lại đến nay (vợ và 5 con của Ksor Kok cũng định cư tại Mỹ từ năm 1975). Sau khi sang Mỹ, Ksor Kok tham gia tổ chức “Hội người Thượng định cư tại Mỹ”. Sau do mâu thuẫn tranh giành quyền lực và đường lối hoạt động nên năm 1998, một bộ phận do Ksor Kok cầm đầu đã tách ra thành lập tổ chức riêng có tên là “Quỹ người Thượng”, đặt trụ sở tại Mỹ; tự phong cho mình là “Tổng thống” với bộ máy nhà nước “đồ sộ”, phân công ban bệ hoàn chỉnh. Âm mưu chính trị của Ksor Kok là “phục quốc” cho người Thượng ở Tây Nguyên, thành lập “Nhà nước Đêga tự trị”, với các thủ đoạn hoạt động là: Tập hợp, kích động người Thượng trong và ngoài nước, kêu gọi sự hậu thuẫn của Mỹ và các thế lực thù địch để tiến hành các hoạt động chống Việt Nam về vấn đề dân tộc, với mưu đồ công khai hóa và quốc tế vấn đề người Thượng; thu hút sự quan tâm chú ý của dư luận quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ... về vấn đề người Thượng qua các hoạt động tuyên truyền, kích động vu cáo Việt Nam vi phạm “tự do tôn giáo, dân tộc, nhân quyền” đối với người các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Với bản chất là một tên phản động, dưới chiêu bài của cái gọi là thành lập “Nhà nước Ðêga độc lập”, Ksor Kơk đã dùng nhiều hình thức móc nối, câu kết với bọn tàn quân của tổ chức phản động FULRO cũ trong nước, kích động, lôi kéo và đã tổ chức nhiều hoạt động khủng bố, đòi ly khai nhằm chống phá chính quyền cách mạng ở các tỉnh Tây Nguyên.
Tuy nhiên, những hành vi chống phá của Ksor Kơk và đám tay chân của hắn trong tổ chức MFI đã không làm thay đổi được tư tưởng của người dân Tây Nguyên và thực tế về sự phát triển mạnh mẽ và vững chắc của Tây Nguyên đã chứng minh điều đó.
Vậy cả cuộc đời, Ksor Kơk và tổ chức của mình đã làm được những gì? Phần lớn phải ra sức huy động và sống bám vào nguồn tiền đóng góp từ mồ hôi, nước mắt của những người Thượng Tây Nguyên ở Mỹ; nhưng cũng sẵn sàng bỏ mặc khi họ thất nghiệp, ốm đau, bệnh tật, không có tiền để nộp cho tổ chức. Còn đối với đồng bào Thượng, mấy ai biết rằng, ở nước Mỹ xa xôi, có một nhóm người cùng chung sắc tộc đang ngày đêm hô hào lạc lõng để đấu tranh vì “lợi ích” của họ.
Sau tất cả, Ksor Kơk đã phải trả giá cho những hành động của mình, khi bị gia đình, cộng đồng lên án; bị đồng bọn quay lưng, phản bội và bị pháp luật tìm đến. Tháng 02/2017 vừa qua, Tòa án dân sự Mỹ đã tuyên phạt Ksor Kơk phải hoàn trả lại cho tổ chức do chính mình làm Chủ tịch số tiền 200.000 USD và những tài sản khác mà Kok đang đứng tên như đất, nhà thờ, 02 xe ô tô...
Thật thương hại cho một kẻ hơn nửa đời người xưng danh “tổng thống” mà khi chết chẳng còn gì, luôn phải day dứt trong đau đớn và thất bại. Hơn hết khi ra đi, linh hồn mình được nằm ở đâu đó gần gũi với quê hương và được nằm cạnh những người thân của mình. Nhưng những điều thật giản dị của những người bình thường thì với Ksor Kơk, đó chỉ là những giấc mơ không có thật. Giờ đây cái đám tay chân của hắn đang than khóc, tỏ ra tiếc thương nhưng đằng sau đó là sự giả tạo. Rồi chúng sẽ kêu gọi các quỹ mang tên Ksor Kơk để đi lừa đảo đồng bào hải ngoại, dùng số tiền đó vào việc gì thì mọi người cũng có thể đoán được.
Những danh vọng, địa vị, tiền bạc, kể cả những tội lỗi cũng sẽ trở nên vô nghĩa trước cái chết. Cuộc đời và số phận của Ksor Kơk là điển hình cho những kẻ lưu vong cả một đời chống phá nhưng có kết cục bi thảm. Đây chính là bài học cho những kẻ vẫn đang ôm mộng quyền lực, tiền tài mà bán rẻ đất nước. Hãy tỉnh ngộ trước khi quá muộn./.

 Pơtao Apui

VỀ VỤ VƯỜN RAU LỘC HƯNG

Tôi thấy vài trí thức không còn trẻ mà tôi quen viết status bày tỏ cảm thông, thậm chí phẫn nộ với chính quyền về vụ việc “vườn rau Lộc Hưng” (VRLH). Vài bạn đọc gọi những người làm báo chúng tôi là… hèn khi để Tuyên giáo nắn gân, không thông tin một vụ việc mang ảnh hưởng lớn vào thời điểm ngày Tết cận kề.

VỀ VỤ VƯỜN RAU LỘC HƯNG

Ok, anh chị đòi hỏi thông tin chính thống về một vụ việc như vậy là chính đáng. Nhưng đòi hỏi theo kiểu buộc chúng tôi viết về một sự việc theo xúc cảm thiếu lý trí của các anh chị là không thể. Anh chị phải hiểu, “phụng sự bạn đọc” không có nghĩa là đáp ứng tất cả đòi hỏi không chính đáng của các anh chị.
Phát ngôn hay viết về bất kỳ vụ việc nào liên quan đến đất đai cũng phải dựa trên chứng cứ là hồ sơ tài liệu các bên. Vì vậy mà cho đến hôm kia, khi chưa đọc hồ sơ thu thập đủ của phóng viên viết bài, chính tôi cũng không dám đưa ra bất kỳ một bình luận nào về vụ việc khi được anh bạn dù rất thân thiết hỏi đến. Bởi tôi ý thức một điều, mọi phát ngôn cảm tính về bất kỳ một vấn đề nào (nhất là liên quan đến Chính trị - Xã hội) là cực kỳ xuẩn ngốc và bất nhẫn.
Osin hay Hoàn trắng hay bất kỳ một vị Luật sư tự xưng đấu tranh vì dâm chủ nào… cũng không phải là Thánh để bất cứ thứ gì họ “chém” trên mạng đều được anh chị like, share rào rào như cún sủa hùa giữa đêm vắng.
Nói vậy để anh chị nào có thế thật thì tỉnh giùm cái; và cũng nhờ những anh chị có bạn bè bị như thế giúp một câu khuyên bảo nhau để bớt “dại”.
Giờ nếu có quan tâm đến vụ VRLH, anh chị chịu khó tham khảo thông tin dưới đây (hơi dài vài tí vì ngắn thì không tải hết ngọn nguồn được):
Tuyên giáo, họ không cần cấm chúng tôi viết về cưỡng chế Lộc Hưng khi chính quyền đã “nắm đằng chuôi” với đống hồ sơ chi tiết qua từng mốc thời gian rồi.
Hiện tượng xây nhà không phép thuờng do 2 thứ sai cơ bản: sự không chấp hành pháp luật của người dân và sự nhân nhượng lâu ngày dẫn đến thiếu trách nhiệm của cán bộ địa bàn.
Người làm quản lý với quan điểm "đất công đòi lúc nào chả được"... là nguyên nhân để xảy ra những vụ điên đầu như Đồng Tâm (Mỹ Đức)… và giờ là VRLH.
Quan thì có quan thanh liêm và quan tham. Dân cũng có nhiều kiểu dân, kiểu dân gian thì luôn có muôn nghìn hạ sách kế để đối phó với chính quyền, nhất là trong lĩnh vực đất đai. Thông dụng nhất phải kể đến kế “cứt trâu hóa bùn” - tức là mỗi ngày một chút, biến đất Nhà nuớc thành đất của mình.
Có lần ngồi hóng chuyện với vài anh chị cán bộ UBND phụ trách đất đai, tôi được nghe kể hàng loạt vụ dân đen lấn chiếm đất nhanh như “tằm ăn lá”. Chỉ cần đánh hơi có thông báo thu hồi, đền bù giải toả thì chỉ sau một đêm cả khu đất trống biến thành vườn cây ăn quả hoặc nhà ở, thậm chí mọc lên các công trình mang màu sắc tôn giáo như tượng thờ, nhà nguyện, thánh giá... Lúc này, chính quyền khéo kiểu gì thì khi động vào cũng thành vấn đề phức tạp kiểu “đàn áp tôn giáo” hoặc “ức hiếp dân lành”.
Theo hồ sơ thì “Khu đất có diện tích 4,8ha tọa lạc tại Phường 6, quận Tân Bình thuộc một phần các thửa số 126-5, 128-5, 129-5 và 131-10-5, trước năm 1975 do Quốc gia Việt Nam (của Bảo Đại, không phải VNCH) và Hội đồng quản trị Công giáo địa phận Sài Gòn đứng bộ (đồng đứng tên). Theo đó, từ thời Pháp thuộc (trước Hiệp định Genevè năm 1954), toàn bộ khu đất bị Thực dân Pháp sử dụng làm bãi Ăng-ten.
Năm 1955, Linh mục Đinh Công Trình đại diện Giáo xứ Lộc Hưng có làm giấy MƯỢN ĐẤT và đã được QUÂN ĐỘI PHÁP tại Sài Gòn đồng ý cho giáo dân ngụ tại khu vực kế cận mượn phần đất trống giữa các cột Ăng-ten để trồng rau vào ban ngày (không được làm vào ban đêm). Riêng phần không lưu vẫn được sử dụng phục vụ cho ngành viễn thông chế độ cũ (VNCH) làm Đài phát tín.
Khi Pháp rút, chế độ Quốc gia Việt Nam (của Bảo Đại) bị lật đổ bởi Ngô Đình Diệm thì phần đất này ban đầu vẫn được giao cho Giáo xứ Lộc Hưng sử dụng theo “Giấy MƯỢN ĐẤT”. Năm 1963 khi tướng Nguyễn Khánh nắm quyền chế độ cũ đã cho thu hồi khu đất này và giao cho Nha Giám đốc Viễn thông chế độ cũ sử dụng, quản lý cho đến 30/4/1975.”
(Nguồn Văn bản số 6035/UBND-NCPC, ngày 26/10/2006 của UBND TP.Hồ Chí Minh do PCT Lê Văn Khoa ký gửi Thanh tra Chính phủ).

Vậy nguồn gốc đất trước 1975, anh chị đọc rõ rồi ha!

Từ bao giờ mà chữ "MƯỢN" đồng nghĩa với chữ “Sở Hữu” vậy chứ ?!?!
Sau giải phóng 1975, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 111/CP, ngày 14/4/1977 giao khu đất cho Trung tâm Viễn thông 3 tiếp quản và sử dụng làm Đài phát tín.
Ngày 12/10/1991, Ban Quản lý ruộng đất Thành phố ban hành Quyết định số 07/QĐ-ĐĐ công nhận quyền sử dụng đất và khu nhà điều hành cho Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh.
Đến ngày 25/4/2008, UBND TP.HCM ban hành Quyết định số 1824/QĐ-UBND thu hồi khu đất giao cho UBND Q.Tân Bình để thực hiện dự án công trình công cộng và chung cư cao tầng phục vụ chương trình tái định cư của TP và quận.
Sau đó, trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch và theo đề nghị của Q.Tân Bình, ngày 10/01/2013, Văn phòng UBND TPHCM ban hành Thông báo số 20/TB-VP về việc chấp thuận cho UBND Q.Tân Bình lập dự án đầu tư xây dựng cụm trường học công lập theo tiêu chuẩn quốc gia tại khu đất trên gồm các trường: Mầm non Sơn Ca diện tích 6.300m2, Tiểu học Hùng Vương 9.400m2 và Trung học cơ sở Mạc Đĩnh Chi 12.200m2.
Ngày 05/8/2013, UBND TP.HCM ban hành Quyết định số 4204/QĐ-UBND về điều chỉnh Quyết định số 1824/QĐ-UBND ngày 25/4/2008. Theo đó thu hồi khu đất có diện tích 49.320m2 giao cho UBND Q.Tân Bình để tổ chức thực hiện việc hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng trường học công lập theo tiêu chuẩn quốc gia.
Ngày 17/3/2014, UBND TP ban hành Quyết định số 1213/QĐ-UBND về phê duyệt điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị (quy hoạch phân khu) tỷ lệ 1/2000 khu dân cư P6, Q.Tân Bình. Đến ngày 15/5/2014, UBND Q.Tân Bình ban hành Quyết định số 423/QĐ-UBND về phê duyệt đồ án quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 khu trường học công lập theo tiêu chuẩn quốc gia tại khu “vườn rau Lộc Hưng” gồm 3 cấp học. Trong đó có 20 lớp mầm non, 30 lớp tiểu học và 45 lớp trung học cơ sở.
Ngày 11/6/2015, UBND TP có Công văn số 3200/UBND-ĐTMT về việc cho phép tiếp tục triển khai dự án đầu tư xây dựng khu trường học tại khu đất theo Kế hoạch sử dụng đất của dự án đã được HĐND TPHCM thông qua, tại Nghị quyết số 32/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 và được UBND TP phê duyệt tại Quyết định số 394/QĐ-UBND ngày 29/01/2018.
Ngày 08/10/2018, HĐND TP cũng đã ban hành Nghị quyết số 21/NQ-HĐND, quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công trên địa bàn, trong đó có 3 dự án trường học và 1 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tại khu đất trên.
Theo UBND Q.Tân Bình, trong thời gian triển khai các thủ tục pháp lý cần thiết để thực hiện dự án thì nhiều hộ dân canh tác trồng rau tại khu đất trên đã tiến hành xây dựng nhà không phép với nhiều mục đích khác nhau như để ở, cho thuê phòng trọ, kinh doanh quán ăn, cà phê... Tính đến nay đã có 110 trường hợp vi phạm, trong đó có 42 trường hợp phát sinh trong năm 2018.
Hành vi xây dựng không phép đã được UBND Q.Tân Bình chỉ đạo UBND P.6 phối hợp với Đội Thanh tra địa bàn thuộc Sở Xây dựng tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, ban hành quyết định đình chỉ thi công, quyết định cưỡng chế tháo dỡ. Tuy nhiên, quá trình lực lượng chức năng thực hiện xử lý hành vi xây dựng không phép thì các cá nhân vi phạm đã có hành vi không hợp tác, cản trở và kể cả chống đối người thi hành công vụ.
Mặc dù các cơ quan chức năng của quận và phường đã có nhiều giải pháp như: ngăn chặn không cho chở vật liệu xây dựng, phát thông báo, phát loa tuyên truyền, vận động chấp hành... nhưng vẫn không hiệu quả. Tình trạng xây dựng không phép tại khu vực này vẫn diễn ra, nhất là trong khoảng thời gian từ cuối năm 2016 đến nay.
Không những thế, thời gian qua tại đây còn phát sinh nhiều hệ lụy như lừa đảo mua bán nhà, đất trái phép; tệ nạn xã hội, mất mỹ quan đô thị... gây mất an ninh trật tự.
Chính vì vậy, ngày 04/01/2019, UBND Q.Tân Bình tổ chức cưỡng chế với các trường hợp vi phạm để đảm bảo kỷ cương pháp luật.
Hiện tại dự án đang chờ thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư, với vốn dự kiến hơn 1.000 tỉ, trong đó chi 420 tỉ cho tiền hỗ trợ, đền bù di dời; con số trước đây do Sở Xây Dựng Tp.HCM duyệt dự án là 800 tỉ.
Nhà nước sẽ hỗ trợ theo chính sách đất nông nghiệp đối với các hộ dân có quá trình canh tác trên đất do Nhà nước quản lý theo quy định, đơn giá đất để tính hỗ trợ do Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
Cũng nói thêm, từ khi có Quyết định hỗ trợ đền bù tiền canh tác lâu năm thì từ 2009 đến 2010, 89 hộ dân Công giáo (có trong danh sách đền bù hỗ trợ) đã sang tay thửa đất của họ cho nhiều cò đất để kiếm lời; hàng trăm biên bản phạt xây dựng trái phép đã được ban hành... Và cũng từ đó 89 hộ dân kia bắt đầu tự gọi bản thân là "Dân Oan Công Giáo” mượn danh Đức Chúa, Đức Mẹ tụ tập, kích động bà con giáo dân xuống đường biểu tình (những sự việc này người dân sống gần khu vực đó không ai không rõ).
Vận động, giải thích, tuyên truyền trước khi “cưỡng chế” đã được thực hiện không chỉ hơn 10 năm qua mà còn được làm rầm rộ, mạnh mẽ hơn từ 01 năm trước rồi mà 89 hộ dân với hàng trăm căn nhà ở đây vẫn không chịu tuân theo pháp luật thì bảo những người làm báo chúng tôi “phủ bênh phủ, huyện bênh huyện” và ém thông tin là thế quái nào?
Sự việc chỉ có thế nhưng dưới ngòi bút của các anh chị dâm chủ, nó đã bị bóp méo, biến tướng và mang màu sắc chính trị. Cho nên, khi anh chị like hay share những thông tin của họ một cách cảm tính, kém suy nghĩ tức là anh chị đã cổ xúy cho hành vi vi phạm pháp luật có tổ chức của một bộ phận người dân tại đây.
Trí thức có tầm, không ai kém cỏi trong nhận thức như thế!

Xu Nu Pham

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2019

TUÂN THỦ LUẬT PHÁP VIỆT NAM - ĐIỀU CẦN PHẢI CÓ CỦA MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK


Bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng đều có luật pháp. Mọi cá nhân, tổ chức ở trong quốc gia đó đều phải tuân thủ và bình đẳng trước pháp luật. 

TUÂN THỦ LUẬT PHÁP VIỆT NAM -  ĐIỀU CẦN PHẢI CÓ CỦA MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK

Thời gian qua, các cơ quan chức năng Việt Nam đã phát hiện mạng xã hội Facebook vi phạm nghiêm trọng luật pháp Việt Nam trên các lĩnh vực: quản lý nội dung thông tin, quảng cáo trên mạng bất hợp pháp và trốn thuế.
Cụ thể, Facebook không đáp ứng các yêu cầu của cơ quan chức năng Việt Nam trong việc bóc gỡ các Fanpage có hoạt động vu khống, bôi nhọ cá nhân, tổ chức, kích động chống phá nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Facebook đang cho phép tồn tại rất nhiều tài khoản cá nhân, Fanpage, nhóm có nhiều bài đăng với nội dung vu khống, chống phá chính quyền, bôi nhọ, phỉ báng các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước Việt Nam. Các tổ chức phản động đã lợi dụng mạng xã hội Facebook để đăng các nội dung nhằm bôi nhọ, nói xấu với mục đích chính trị. Những nội dung đó đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật An ninh mạng, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng và Thông tư số 38/2016-BTTTT ngày 26/12/2016 của Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam quy định chi tiết về việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới.
Facebook đang cho phép quảng cáo các sản phẩm bất hợp pháp tại Việt Nam như tiền giả, hàng giả, vũ khí, pháo, mua bán dâm… công khai, không qua bất kỳ sự kiểm duyệt nào. Facebook đã trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp tay cho các loại hình quảng cáo bất hợp pháp này. Các đối tượng có thể mua quảng cáo trên Facebook để đưa thông tin quảng cáo có mục đích, mang tính định hướng để hướng tới nói xấu, bôi nhọ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cá nhân, cơ quan, tổ chức… Một thuật ngữ mới có tên “quảng cáo chính trị” xuất phát từ chính mạng xã hội này, đã xuất hiện nhiều quảng cáo với nội dung xuyên tạc, bôi nhọ lãnh đạo, định hướng dư luận trong các dịp quan trọng của Việt Nam như các kỳ Đại hội Đảng, Hội nghị Trung ương…
Facebook đã trốn thuế tại Việt Nam. Được biết, năm 2018, mức độ chi tiêu cho quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam ước đạt 550 triệu USD, riêng quảng cáo chi tiêu cho Facebook chiếm 235 triệu USD; tuy nhiên Facebook đã không đóng thuế.
Đáng chú ý, hiện nay mạng xã hội này không có văn phòng đại diện tại Việt Nam, trong khi có đến 8 doanh nghiệp viễn thông cho Facebook kết nối trực tiếp và đặt khoảng 900 máy chủ tại Việt Nam. Các hợp đồng ký với doanh nghiệp viễn thông không có điều khoản cam kết tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam. Do vậy, đây chính là kẽ hở để mạng xã hội Facebook liên tục vi phạm luật pháp Việt Nam.
Thời gian tới, nếu mạng xã hội Facebook tiếp tục không tuân thủ pháp luật Việt Nam, khắc phục những vi phạm nêu trên, các cơ quan quản lý Việt Nam sẽ áp dụng các biện pháp kinh tế, kỹ thuật cần thiết nhằm đảm bảo môi trường không gian mạng lành mạnh, trong sạch.
                                                                  Tô Thảo Nhiên