KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2019

THƯƠNG VỤ MOBIFONE MUA AVG: ĐÂU MỚI LÀ MẤT MÁT THỰC SỰ?

THƯƠNG VỤ MOBIFONE MUA AVG: ĐÂU MỚI LÀ MẤT MÁT THỰC SỰ?
Đọc tin cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Bắc Son nhận hơn 66 tỷ đồng chỉ qua một dự án, thấy nặng trĩu, như vừa mất mát thứ gì đó, rất lớn lao!
Chỉ một dự án mà nhận hối lộ hơn 66 tỷ đồng, một con số khủng khiếp, nếu đem so sánh với lương nhà báo, lương giáo viên, lương công nhân và những đồng tiền còm cõi của dân nghèo chỉ có một cơ hội là bán sức lao động để sinh nhai. Khủng khiếp hơn là viết cả sách để chống diễn biến hòa bình, chống tham nhũng. Dưới trời lồng lộng, họ đã cho mình suy nghĩ thế nào khi viết ra những thứ nghĩ là có thể che được mắt thiên hạ?
Không phải truy thu bao nhiêu tỷ từ việc đưa nhận hối lộ giữa các quan chức. Chẳng phải xử lý hình sự bao nhiêu kẻ sai phạm. Cũng không phải những bản án có khung hình phạt ở mức cao nhất là tử hình mà chính là nỗi đau mất niềm tin. Không khó để thống kê các con số thất thoát, các khoản tiền khổng lồ đã “bốc hơi” theo những sai phạm tại vụ án này. Song, hậu quả của vụ án đó không chỉ là những con số trăm tỷ, ngàn tỷ đồng thống kê được, mà còn là những mất mát khó có thể đo đếm được.
Mất tiền, có thể lại có tiền. Mất cán bộ thì sẽ có cán bộ khác thay thế. Mất niềm tin là mất nhiều, rất nhiều và đôi khi mất tất cả. Đừng tưởng không đo đếm được bằng tiền thì không mất mát, xót xa. Cái đáng sợ nhất, không ít sự giả dối lại xảy ra ở những người rao giảng đạo lý, những người đứng trên bục phát biểu, chỉ đạo. Và, cái sợ khủng khiếp nhất, là nếu sự giả dối này không được ngăn chặn, nghiêm trị thì đến một lúc nào đó, ngay cả nói thật, nói rất thật, mang cả lòng dạ ra nói, người ta cũng không tin.
Đó mới là sự mất mát thực sự. Đau đớn, xót xa thật sự! Và đó mới là hậu quả thật sự mà những kẻ tham nhũng gây ra cho đất nước này!
Tham nhũng làm niềm tin xã hội suy giảm, lòng người ly tán. Nỗ lực xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, nỗ lực khởi nghiệp…. đang gặp một lực cản lớn./.
Minh Thư

THÁI LAN 0-0 VIỆT NAM

THÁI LAN 0-0 VIỆT NAM
Quả là kỳ phùng địch thủ, Thái Lan và Việt Nam đã có một hiệp hai rất hay. Không khí là rất căng thẳng. Rất nhiều pha bóng ăn miếng trả miếng được tạo ra. Đáng tiếc là không có bàn thắng nào xuất hiện.
Những cái tên sáng nhất của đội bóng áo đỏ trong nửa sau trận đấu có thể nói đến là Quế Ngọc Hải, Tuấn Anh và Văn Toàn.
Người đội trưởng luôn là chốt chặn đáng tin cậy ở hàng phòng ngự, khi Duy Mạnh và Trọng Hoàng không thể đảm bảo sự chắc chắn bên hành lang cánh phải, anh luôn xuất hiện đúng lúc để giải nguy cho đồng đội. Và mặc dù bị đối thủ đạp thẳng vào đầu gối, Hải vẫn thi đấu rất tỉnh táo trước sức ép của Thái Lan.
Trong khi đó ở tuyến trên, tốc độ của Văn Toàn là một điểm rất đáng ghi nhận. Trong một ngày mà Quang Hải bị chăm sóc cẩn thận, Công Phượng tỏ ra vô duyên khi vào sân, thì những tình huống nguy hiểm đều có dấu chân của Văn Toàn. Đáng tiếc, trong những pha xử lý cuối cùng, anh lại thiếu đi sự quyết đoán.
Còn Tuấn Anh, 45 phút hiệp hai cho thấy vì sao thầy Park lại tin tưởng trao tuyến giữa cho anh. Luôn xuất hiện đúng lúc tại các điểm nóng, và có những quyết định cắt bóng chính xác, Tuấn Anh đã để lại một màn trình diễn khá ấn tượng.
Phút cuối trận, chúng ta đã phải thót tim với tình huống nguy hiểm của Thái Lan. May mắn khi Văn Lâm đã có mặt kịp thời để cản phá. Qua đó, thầy trò của thầy Park có thể về nhà với 1 điểm trong tay.
Đây có thể nói là một kết quả chấp nhận được. Mặc dù trận đấu đã cho thấy tuyển Việt Nam có nhiều việc phải làm để hoàn thiện, nhưng việc hành quân đến đất Thái là nhiệm vụ khó khăn, và nỗ lực của các cầu thủ là đáng để ghi nhận.
P/S: Chúc mừng Tuấn Anh vừa nhận được 

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2019

LÀM GÌ TRƯỚC THÔNG TIN XẤU, ĐỘC TRÊN MẠNG XÃ HỘI

LÀM GÌ TRƯỚC THÔNG TIN XẤU, ĐỘC TRÊN MẠNG XÃ HỘI


Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ số, ngày càng nhiều các phương tiện truyền thông mới ra đời và với ưu thế của nó đã mang lại nhiều ứng dụng tích cực trong đời sống xã hội. Mạng xã hội không chỉ phục vụ con người tiếp cận thông tin mà đã thực sự phá vỡ mọi khoảng cách về không gian địa lý, nhiều mối quan hệ về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội được kết nối bất chấp các khoảng cách về không gian, thời gian.

Tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, internet trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống xã hội. Trước dòng thác khổng lồ về lượng thông tin trên mạng xã hội hiện nay, có rất nhiều thông tin tốt, bổ ích, nếu như chúng ta sử dụng mạng xã hội đúng mục đích và phù hợp sẽ là công cụ hữu hiệu để phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức cho người dân. Tuy nhiên, mặt trái của internet cũng đem lại những tổn hại đáng kể trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bọn tội phạm công nghệ cao sử dụng mạng để thu thập các thông tin cá nhân, lừa đảo, đánh bạc qua mạng. Nhiều thông tin xấu, độc hại, giả mạo, xuyên tạc trên mạng xã hội lan truyền với tốc độ chóng mặt nhằm dắt mũi dư luận. Đơn cử như vụ việc cháu bé sáu tuổi tử vong nghi do bỏ quên trên xe xảy ra ở trường Gateway, trong lúc cơ quan điều tra đang tiến hành điều tra, thu thập, củng cố chứng cứ thì một số phần tử xấu đã đưa tin tuyên truyền, phân tích nguyên nhân cái chết của cháu bé theo sự suy diễn cá nhân để hướng lái dư luận, thậm chí còn tung tin tài xế Doãn Qúy Phiến đã tử vong, ghép ảnh mặt của cháu Long vào người khác để khẳng định cháu Long đã xuống xe... Ngoài ra, còn có vô vàn các sự việc khác bị các đối tượng xấu đưa tin sai sự thật để câu “like”, kích động khiến cộng đồng mạng dậy sóng, bất an. Nguy hiểm nhất vẫn là việc không gian mạng đang trở thành môi trường lý tưởng cho các thế lực thù địch, đặc biệt là tổ chức phản động lưu vong “Việt tân”, các đối tượng cực đoan, chống đối sống lưu vong ở nước ngoài (Nguyễn Văn Đài, Bùi Thanh Hiếu…) tiến hành các hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng, xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Đảng, sự điều hành, quản lý của Nhà nước, nói xấu lãnh tụ, phủ nhận thành quả cách mạng, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Những vụ việc như: Trung Quốc đưa giàn khoan Hải dương 8 vào vùng đặc quyền kinh tế biển Việt Nam, sự kiện biểu tình ở Hồng Kông (TQ), công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước Việt Nam… đều được “Việt tân” và các thế lực thù địch, phản động lợi dụng kích động chống phá Đảng, Nhà nước. Thực tế cho thấy đã có một số người do nhận thức còn hạn chế, nhẹ dạ, cả tin, thiếu bản lĩnh chính trị đã bị các đối tượng xấu tuyên truyền, lôi kéo, mua chuộc để thực hiện mưu đồ chính trị của chúng.

Tác hại của những thông tin xấu, độc hại trên mạng xã hội đã tác động tiêu cực đến tư tưởng, nhận thức đối với quần chúng nhân dân, gây nghi ngờ, gieo rắc sự hoang mang cho dư luận, ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống, nhân cách của các cá nhân và cộng đồng mạng xã hội, tác động đến An ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Để ngăn chặn, đẩy lùi các thông tin xấu, độc hại trên mạng xã hội, mong rằng các cơ quan thực thi pháp luật xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân đưa tin giả, sai sự thật hoặc lợi dụng quyền tự do dân chủ của công dân để tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, đối với người dùng mạng xã hội hãy tỉnh táo, sàng lọc, tiếp nhận các thông tin bổ ích, đồng thời “miễn dịch” trước các thông tin độc hại, nhiễu loạn trên mạng xã hội./.

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2019

TỪ VỤ ÁN NỮ SINH GIAO GÀ ĐẾN VỤ GATEWAY: HÃY ĐỂ SỰ THẬT LÊN TIẾNG!

Tự do ngôn luận là quyền của mỗi công dân. Tuy nhiên, tự do ngôn luận không đồng nghĩa với việc phát ngôn thiếu kiểm soát, vô trách nhiệm.

TỪ VỤ ÁN NỮ SINH GIAO GÀ ĐẾN VỤ GATEWAY: HÃY ĐỂ SỰ THẬT LÊN TIẾNG!
Trường tiểu học Gateway
Thời gian qua, chúng ta có thể thấy các “điều tra viên” mạng hoạt động rất sôi nổi. Từ vụ án nữ sinh giao gà bị sát hại tại Điện Biên xảy ra hồi đầu năm cho đến vụ án cháu Lê Hoàng Long, học sinh Trường Gateway bị tử vong diễn ra gần đây, dư luận, mạng xã hội bàn tán với muôn vàn thông tin được đưa ra. Ấy vậy nhưng, thay vì tin tưởng vào các thông tin chính thống được cung cấp bởi các cơ quan chức trách, một bộ phận không nhỏ cộng đồng mạng lại hùa theo những thông tin thất thiệt được các “điều tra viên” mạng tung lên.
Vụ án “Vô ý làm chết người” xảy ra tại trường tiểu học Gateway ngay từ khi xảy ra đã tạo sự quan tâm của dư luận. Trong khi phía cơ quan CSĐT - Công an quận Cầu Giấy và các cơ quan liên quan đang tích cực điều tra, thu thập, củng cố chứng cứ, tài liệu nhằm làm rõ hành vi của từng người liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật thì trên cộng đồng mạng xã hội, một sự “hỗn loạn” về thông tin cũng đang diễn ra.
Dưới vỏ bọc tự do ngôn luận, dưới danh nghĩa đấu tranh cho công lý, không ít người bằng các bài viết, bình luận, thậm chí gán ghép, đánh tráo hình ảnh đã làm nhiễu loạn thông tin, làm tổn thương đến người nhà nạn nhân. Đáng chú ý, mũi nhọn công kích của cộng đồng mạng liên tiếp hướng về phía cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là cơ quan điều tra.
Ngày 27/8/2019, cơ quan CSĐT - Công an quận Cầu Giấy đã ra quyết định khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với bà Nguyễn Bích Quy, người đưa đón học sinh Trường Gateway. Ngay sau đó, trên hàng loạt trang mạng xã hội, rất nhiều “thám tử”, “điều tra viên” mạng đã lên tiếng. Trong đó, một số người đã vu khống cơ quan điều tra vi phạm tố tụng, thậm chí có người còn tung tin cơ quan điều tra tạm giam bị can là để thuận lợi cho việc bức cung, nhục hình...
Bằng những lập luận mang tính suy diễn, võ đoán của mình, người ta phủ nhận những chứng cứ được cơ quan điều tra thu thập một cách khoa học đúng quy định pháp luật. Cùng với đó, một loạt “giả thuyết điều tra” cũng được các “điều tra viên” mạng vẽ ra. Nguy hiểm hơn, những “định hướng” điều tra được cộng đồng mạng vẽ ra lại đi theo hướng tấn công cơ quan chức năng, tạo ra sự hoài nghi trong xã hội. Đặc biệt, các đối tượng phản động, cơ hội chính trị cũng triệt để lợi dụng vụ án “Vô ý làm chết người” tại trường Gateway để xuyên tạc tình hình, tiến hành tuyên truyền chống phá đất nước.
Trên các trang facebook như Việt Tân, Chân trời mới Media, RFA, BBC, Người buôn gió… rất nhiều thông tin mang tính quy chụp, vu khống, xuyên tạc, bóp méo bản chất và kết quả điều tra ban đầu đã được đưa ra. Từ một vụ án hình sự, các đối tượng nhào nặn, bẻ lái theo hướng chính trị hoá. Các đối tượng đổ lỗi cho hệ thống chính trị, đổ lỗi cho chế độ, thậm chí là tô vẽ ra các “thuyết âm mưu” để gây sự hoài nghi, hoang mang trong dư luận.
Xuất phát từ các mục tiêu khác nhau, mỗi người sẽ có những quan điểm, cách nhìn nhận riêng, trong đó không loại trừ các quan điểm mâu thuẫn, trái ngược nhau do cách tiếp cận, do động cơ, ý đồ riêng.
Với cơ quan điều tra, nhiệm vụ là làm rõ nội dung vụ án, hành vi của từng cá nhân, tổ chức có liên quan để cơ quan chức năng xử lý đúng người, đúng tội theo quy định của pháp luật. Với những người hiếu kỳ, không hẳn có ý đồ, động cơ tiêu cực song vẫn đưa ra các quan điểm, ý kiến liên quan đến vụ án để thể hiện “trình độ”, hiểu biết của bản thân trên cộng đồng mạng.
Với các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị, mục tiêu chúng nhằm gây bất ổn trong xã hội, tạo sự nghi kỵ giữa quần chúng nhân dân và nhà nước, tiến hành hướng lái, tác động gây hậu quả xấu cho xã hội. Và để đạt được mục tiêu, các cá nhân, tổ chức này sẵn sàng xuyên tạc, bóp méo, bẻ lái thông tin.
Do đó, về cùng một vụ án nhưng vô số thông tin trái chiều được đưa ra. Khi mà các thông tin thật giả lẫn lộn, thiếu kiểm chứng vẫn ngày ngày xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, nếu mỗi người không tự trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng và khả năng chắt lọc thông tin thì sẽ rất dễ bị mắc vào ma trận thông tin, thậm chí là bị đối tượng xấu dắt mũi.
Trần Anh Tú

Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2019

Giới "dân chửi" im lặng khi VN tham gia tập trận chung Mỹ-ASEAN?

Liên quan đến xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc tại bãi Tư Chính, tuần qua đã nổi lên 4 diễn biến đáng quan tâm:


Thứ nhất, là việc hôm 21/08, hai tờ báo IBTimes và Wionews của Ấn Độ đưa tin rằng Trung Quốc vừa cử máy bay ném bom, máy bay chiến đấu đến bãi Tư Chính, nơi Tập đoàn Dầu Khí ONGC Videsh Ltd của Ấn Độ có quyền lợi thương mại. Ngoài ra, cũng có tin rằng tàu HD-8 đang đi sâu hơn vào vùng biển Việt Nam. Những diễn biến này khiến nhiều trang tin bình luận rằng va chạm tại bãi Tư Chính có khả năng chuyển thành xung đột quân sự.

Thứ hai, trong suốt tuần qua, Mỹ và các đồng minh bắt đầu lên tiếng nhiều hơn về xung đột tại bãi Tư Chính. Cụ thể, trong chuyến thăm Hà Nội ngày 18/08, Tư lệnh Không quân Mỹ David Goldfein nói rằng Mỹ “phản đối mạnh mẽ các hoạt động gây ảnh hưởng và thách thức những quyền lợi chính đáng cũng như chủ quyền của Việt Nam trong khu vực”; “luôn ủng hộ quyền tự vệ và phòng vệ chính đáng của Việt Nam”; “sẽ theo sát các hoạt động của Việt Nam, sẵn sàng hợp tác làm việc với Việt Nam”. Ngày 20/08, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Mỹ là ông John Bolton dùng Twitter để công kích hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông, đồng thời viết rằng “Mỹ cương quyết ủng hộ những ai phản đối hành vi cưỡng chế và chiến lược bắt nạt gây đe dọa hòa bình và an ninh khu vực”. Ngày 21/08, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng ra thông cáo lên án hành vi của Trung Quốc tại bãi Tư Chính. Ngày 23/08, Thủ tướng Úc Scott Morrison đã thảo luận với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về căng thẳng tại bãi Tư Chính.

Thứ ba, ngày 22/08, Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận rằng Việt Nam sẽ tham gia cuộc tập trận chung Mỹ-ASEAN, dự kiến sẽ tổ chức ở khu vực Vịnh Thái Lan và ngoài khơi Cà Mau vào ngày 02/09/2019.

Thứ tư, nhiều bộ phận của dư luận cũng xem việc Bộ Chính trị yêu cầu rà soát an ninh các dự án đầu tư nước ngoài, và việc Chính phủ thu hồi giấy phép văn phòng đại diện Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam, như những diễn biến liên quan đến tình hình căng thẳng tại bãi Tư Chính.

Trước thông tin nêu trên, giới "dân chửi" hầu như lờ đi các diễn biến số 2, 3, 4 trong danh sách vừa nêu, do chúng thể hiện quyết tâm và thành tựu của Nhà nước Việt Nam trong việc điều chỉnh chính sách đối ngoại để bảo vệ chủ quyền. Trong khi đó, họ tiếp tục tận dụng chủ đề Biển Đông để tuyên truyền nhưng theo 4 hướng sau:

Thứ nhất, họ tận dụng việc Trung Quốc tăng lượng tàu, máy bay chiến đấu ở bãi Tư Chính, để kích động dư luận về nguy cơ “xâm lược”, “mất nước”, biến dư luận thành cực đoan.

Thứ hai, các cá nhân liên quan đến Diễn đàn Xã hội Dân sự tiếp tục kêu gọi Nhà nước đáp ứng gói yêu sách mà họ đã tuyên truyền suốt 1 tháng qua (bao gồm việc đòi kiện Trung Quốc, đòi ngừng học tập Trung Quốc, đòi thân Mỹ, đòi công nhận biểu tình “chống Trung Quốc”).

Thứ ba, nhiều cá nhân tiếp tục tuyên truyền rằng Chính phủ Việt Nam đang “bán nước” cho Trung Quốc. Để chứng minh, họ viện dẫn việc hai nước Việt - Trung có cùng thể chế chính trị, việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chưa lên tiếng về sự kiện Tư Chính, việc Việt Nam chưa điều tàu ngầm ra đánh nhau, chưa kiện Trung Quốc, chưa chính thức làm đồng minh của Mỹ… Hà Sĩ Phu đòi “thoát thể chế cũ” để “thoát Trung”.

Thứ tư, có 2 tổ chức chống đối ở hải ngoại, là Dân Làm Báo và nhóm Zombie Nguyễn tại Nhật, đang kêu gọi biểu tình “chống Trung Quốc”.

Như vậy, hiện Chính phủ đã thực hiện hầu hết những giải pháp bảo vệ chủ quyền mà giới “dân chửi” cho là cần thiết, bao gồm việc công khai lên án Trung Quốc bằng dư luận và ngoại giao; gia tăng hợp tác với Nga, Nhật, Ấn Độ, phương Tây và ASEAN để bảo vệ an ninh trên Biển Đông; sắp xếp tập trận với Mỹ. Việc kiện Trung Quốc ra tòa PCA sau khi Philippines đã kiện có thể là không cần thiết, như Trương Nhân Tuấn đã phân tích trong các bài viết gần đây. Còn việc thả những phạm nhân bị bắt sau cuộc biểu tình “chống Trung Quốc” năm 2018 là không phù hợp, vì những người này bị truy tố do tham gia bạo động, chặn đường phố hoặc đập phá trụ sở UBND, chứ không phải do thể hiện quan điểm “chống Trung Quốc”.

Trong hoàn cảnh đó, nếu giới “dân chửi” tiếp tục quy kết rằng Chính phủ “bán nước”, bất chấp những bằng chứng cho thấy Chính phủ đang hành động một cách kiên quyết để bảo vệ chủ quyền, dư luận sẽ đánh giá rằng họ chỉ lợi dụng chuyện chủ quyền để kêu gọi lật đổ chế độ. Nhiều status của họ đang thể hiện rất rõ động cơ đó:

Cũng không nói đâu xa, chính Nguyễn Quang A cũng đã công khai kêu gọi người dân xuống đường không phải vì biểu tình chống Trung Quốc mà để "hỏi tội bọn bán nước"!?!

Vậy nên giới "dân chửi" không nên phàn nàn vì sao dân không ủng hộ họ và dư luận công khai lên án họ núp danh chống Trung Quốc để chống chính quyền, chống thể chế chính trị hiện nay!

Vài dòng về vụ dàn dựng “bé gái 6 tuổi ở Nghệ An bị xâm hại”!

Gần 02 tháng nay CĐM Việt Nam lên cơn bức xúc với vụ án “bé gái 6 tuổi ở Nghệ An bị Hiếp dâm…(xâm hại)”, thay vì ngồi chờ Kết luận của Cơ quan Công an thì CĐM đã huy động 01 lực lượng hùng hậu gồm: “Thám tử Online, Điều tra viên Online, Tòa án Online, Bác sĩ Online… thậm chí là Thầy bói Online”. Tất nhiên tất cả đều phán rằng “Công an bao che, ăn tiền, chìm xuồng”. Và nay sau gần 02 tháng Công an Tp. Vinh điều tra đã có thông báo trước họp báo như sau:

“Một vị đại diện của Công an TP Vinh khẳng định với báo Lao Động: “Qua xác minh các nguồn tin, tài liệu liên quan, vào thời điểm ngày 19.6 (ngày mà theo trình báo là xảy ra sự việc cháu Nguyễn B.T bị xâm hại), không có người lạ nào đến nơi cư trú của cháu T. và chị A. Như vậy, nội dung tố giác có hai người lạ đột nhập rồi xâm hại cháu bé là không có cơ sở”.”

Vậy nên, đến giờ tôi cũng sẽ tóm gọn vụ việc này theo những gì được biết từ “nguồn ở đâu đừng có hỏi”, còn ai muốn “chính xác tuyệt đối” thì chơ Họp báo của Công an nhé. Giờ vào đề luôn:

1. Nguyễn Thanh Trung và Trần Thị Thúy An quen biết nhau trong quá trình Trung thường xuyên lui tới khách sạn nơi An làm việc, Trung đến đó chủ yếu là đi cùng các Đại ca của băng mà Trung tham gia để massage hoặc để “nhất trụ kình thiên”. Tại đây Trung sau những lần nói chuyện với An đã cảm mến An và chuyện gì đến cũng đến, Trung và An trở thành đôi lứa của nhau.

2. Trong quá trình yêu nhau hơn 4 tháng (theo Trung nói) thì do An thường dễ thương, miệng ngọt nên rất được lòng khách vì thế Trung xảy ra ghen tuông, thường xuyên đánh đập An. Để bắt tận tay việc An “bồ bịch” Trung đã lén mua máy ghi âm loại nhỏ gài vào trong đồ đạc của An. Tuy nhiên, không phát hiện ra có gì lạ thường Trung càng nghi ngờ An che giấu quá kỹ, sau khoảng 4 tháng An quá mệt mỏi với mối tình này nên muốn “rút lui” và cũng vì gia đình An phản đối Trung. Lúc này Trung nài nỉ An tha thứ và bảo sẽ thay đổi, thời gian này Trung thường dẫn bé gái (con Trung) đi chơi với An để cháu thủ thỉ “Dì An” đừng bỏ rơi bố mình… Nhằm hâm nóng tình cảm, Trung đã thuê phòng 209 Khách sạn Mường Thanh 02 ngày (18-19/6/2019) để được bên cạnh chăm sóc người yêu.

3. Trong quá trình ở Ks Mường Thanh thì chiều 19/6, Trung dẫn con gái đến chơi với An và cùng đi ăn kem, đến 19h30 Trung nhận được điện thoại của đại ca nên đi có việc và giao con lại cho An, lúc này bé gái có biểu hiện đau bụng nên Trung nhờ An mua thuốc cho con vì nghi con ăn kem nhiều quá nên lạnh bụng. Lúc này An đưa cháu về khách sạn nghỉ ngơi và đi mua thuốc, qua diễn tả biểu hiện của cháu bé thì nhà thuốc đã bán cho An thuốc trị “táo bón”, đến khuya Trung về thấy con khóc vì đau bụng thì mới biết con không chịu uống thuốc, do hiểu biết về Y kém nhưng biết về việc đút thuốc vào hậu môn cho trẻ để trị “táo bón” nên Trung nhờ An giữ tay bé gái vì Trung không biết cách nhét nên làm đau cháu bé.

Sau khi nhét xong, cháu bé vẫn đùa chơi bình thường và còn nói “Con Lạy Ba” (hàm ý nói việc Trung làm đau cháu), tuy nhiên do đoạn ghi âm trong quá trình 3 người đang chơi đùa nên gây xáo trộn âm thanh, thêm nữa giọng địa phương của cháu bé khiến người khác nghe thành “Con Lạy Chú”. Cái này trong đoạn ghi âm mà “fan cứng” Ngọc Tú up lên hôm bữa đã được chính Tú xác nhận là giọng nói người lạ mà cháu bé nhắc tới chính là của Trung, tại cơ quan Công an Trung cũng đã thừa nhận, cháu bé cũng đã xác nhận và cả người nhà cũng xác nhận với cơ quan Công an.

4. Đến chiều 20/6, Cô ruột của cháu bé phát hiện cháu đau ở hậu môn và có dịch chảy ra , kiểm tra thấy có vết xước tại hậu môn đã báo với Trung, lúc này Trung vừa chơi “ma túy đá” xong và trong cơn mê Trung cho rằng An mua thuốc bậy để hại con mình nên đã tìm An và đánh An, lúc này An dọa và cho biết lúc có chuyện đó An chưa đủ 16 tuổi, nếu Trung còn vu khống An thì An sẽ tố ra Công an.

Vì nghi An “bồ bịch” nên hại con mình và sợ An tố cáo Trung mua dâm người dưới 16 tuổi nên Trung đã ép con gái phải khai rằng bị “hiếp dâm” và bịa ra chuyện có 03 người đè cháu ra thực hiện hành vi ở vùng kín, hậu môn (thực tế vùng kín không bị gì).

5. Để ép con gái tham gia dàn dựng “màn kịch” thì Trung đã ép bé gái bằng việc đe dọa nếu cháu không giúp thì Trung chỉ có cắt cổ tự tử. Do bé gái biết Trung từng đi tù, đầu năm 2019 lại vừa chém lìa tay một người khác (đòi nợ thuê) đang còn nợ tiền đề bù gần 500tr, nếu thêm vụ này thì chỉ có đi tù mọt gông mà cháu bé thì lại không muốn.

Do trước đó lúc nhét thuốc vào hậu môn gây phản tác dụng khiến thuốc phân rã (thuốc này liều cao nên hoạt tính cũng mạnh, đáng ra uống thì sẽ giúp đi phân nhanh để hết triệu chứng đằng này đem nhét hậu môn) lại do quá trình nhét thuốc không đúng cách, tư thế không chuẩn dẫn đến tại điểm 6 giờ (phía trên hậu môn) và điểm 12 giờ (phía dưới hậu môn) xảy ra rách gây sưng dẫn tới cháu bé bị viêm nhiễm tại hậu môn, hơn nữa do quá trình khai báo với Bệnh viện không đúng sự thật (Trung khai con bị Hiếp dâm, sau này khi có kết luận giám đinh pháp)

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2019

Khôi hài 5 người biểu tình “chống Trung Quốc” trong quán café, chửi bảo vệ quán là “bán nước

Sau khi Trung Quốc cho nhóm tàu HD-8 xâm phạm bãi Tư Chính của Việt Nam, giới “dân chửi” đã tung ra nhiều lời kêu gọi biểu tình “chống Trung Quốc”. Mới nhất, ngày 17/08/2019, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (thành viên Dân Làm Báo ở Mỹ) đăng một văn bản mang tên “Lời kêu gọi hải ngoại quốc nội xuống đường chống Trung Quốc xâm lược”. Sau khi cáo buộc Nhà nước Việt Nam đang làm “chư hầu” cho Trung Quốc, phản ứng với Trung Quốc một cách “ươn hèn” và “nhu nhược”; Quỳnh viết rằng người dân phải xuống đường để “chứng minh (…) rằng có những người dân Việt Nam cương quyết chống lại hành động xâm lấn của Trung Quốc”; và “khẳng định rằng bảo vệ chủ quyền quốc gia là quyền phổ quát của mọi công dân, không phải là đặc quyền của đảng hay nhà nước cai trị”. Cuối lời kêu gọi, Quỳnh đề nghị người dân biểu tình “trước Sứ quán hoặc Lãnh sự quán Trung Quốc tại địa phương mình” vào bất cứ thời gian nào phù hợp, trong khoảng từ ngày 22 đến 25/08/2019.

Vì Quỳnh không đưa ra một thời gian, địa điểm tập trung cố định; và Quỳnh đề nghị biểu tình “phải khởi đầu từ 10 người để có 100 người, 1000 người, 10.000 người… khắp mọi nơi”; có thể thấy thực ra Quỳnh không kỳ vọng nhiều vào số người mà cuộc biểu tình đầu tiên tập hợp được.
Hiện nay, mới chỉ có 2 nhóm người ủng hộ lời kêu gọi biểu tình của Dân Làm Báo.

Một, là 5 người thuộc nhóm Nguyễn Thị Thái Lai. Nhóm này biểu tình trong quán cafe Hòn Chồng ở thành phố Nha Trang (quê Quỳnh) vào sáng 18/08, viện cớ quán có nhiều khách Trung Quốc. Do cuộc biểu tình ảnh hưởng đến việc kinh doanh của quán, bảo vệ quán báo công an, khiến 4 người trong nhóm Lai bị giữ tại đồn để làm việc trong 4 giờ. Sau khi ra về, Lai cùng Quỳnh đăng ảnh và thông tin đời tư của nhân viên bảo vệ lên Facebook, rồi tuyên truyền rằng anh này là “côn đồ” làm “tay sai cho giặc”.

Hai, là 10 người thuộc nhóm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Nhóm này biểu tình trước cổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston vào trưa 22/08. Cuộc biểu tình này có nhân số ngang với cuộc biểu tình do Quỳnh tổ chức hôm 31/07 ở cùng địa điểm.

Trong khi đó, nhóm Zombie Nguyễn tại Nhật tiết lộ rằng họ sẽ tổ chức biểu tình lần 2 tại Tokyo và Osaka trong tháng 9. Họ chọn thời điểm này để hưởng ứng đợt bãi khóa của sinh viên Hong Kong, sẽ bắt đầu vào ngày 02/09.

Ngoài ra, vào ngày 24/08, một số nhóm cờ vàng tại Đức và Mỹ cũng tổ chức những cuộc biểu tình của riêng họ.

Sau khi xem xét vấn đề, tôi xin đưa ra 2 ý kiến.

Thứ nhất, quán café Hòn Chồng là địa điểm kinh doanh của tư nhân, chứ không phải là nơi công cộng để tổ chức biểu tình. Khi nhóm Nguyễn Thị Thái Lai làm loạn quán, gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh, nhân viên bảo vệ quán có quyền tố cáo họ với công an, và công an có quyền xử phạt họ vì tội “Gây rối trật tự”. Như vậy, bảo vệ quán và công an đã xử lý vụ việc theo đúng quy định của pháp luật, trách nhiệm cá nhân của họ và lẽ thường của xã hội. Trong khi đó, dường như Lai và Quỳnh đã bị hận thù che mắt, tới mức nhầm những người Việt Nam bình thường trong xã hội với “giặc”.

Thứ hai, vì lời kêu gọi biểu tình của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh chỉ được hưởng ứng bởi 5 người ở Nha Trang (quê Quỳnh) và 10 người bạn của Quỳnh ở Houston, có thể nói nó đã thất bại. Sự “đàn áp” của công an không phải là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại này, bởi dù ở Houston không có công an Việt Nam, lượng người biểu tình ở đó đã không tăng sau 3 tuần lễ.

Hiện nay, Chính phủ đang có nhiều bước tiến trong việc vận dụng ngoại giao đa phương để bảo vệ chủ quyền biển, còn giới “dân chửi” đang thất bại trong việc tổ chức những cuộc biểu tình “chống Trung Quốc” mà giá trị thực tiễn chưa được chứng minh. Trong hoàn cảnh này, nếu giới “dân chửi” tiếp tục quy kết Chính phủ là “bán nước”, “nhu nhược”, và tiếp tục tự tô vẽ mình thành những “anh hùng” “cương quyết chống ngoại xâm”, họ sẽ chỉ tự lố bịch hóa bản thân, khiến phong trào của họ không được tin tưởng.

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2019

MÃI LÀ NGƯỜI ANH CẢ CỦA QUÂN ĐỘI, VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người cộng sản kiên trung, mẫu mực, người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh - đã về cõi vĩnh hằng, nhưng với bộ đội, dân quân tự vệ và nhân dân Việt Nam cũng như nhiều bạn bè trên thế giới, kể cả những người từng một thời là đối thủ ở bên kia chiến tuyến, Võ Nguyên Giáp - “Anh Văn” vẫn luôn được nhắc tới với sự trân trọng đặc biệt.

MÃI LÀ NGƯỜI ANH CẢ CỦA QUÂN ĐỘI, VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN

Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp không chỉ là một danh tướng, một “nhà chính trị đi trước nhà quân sự”, mà còn là một “cây đại thụ rợp bóng nhân văn”.
Ngày 22-12-1949, nhân kỷ niệm 5 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Trong thư, Người nêu rõ: “Quân đội ta quen gọi Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp là Anh Cả. Cách gọi thân ái ấy rất đúng với tinh thần và lịch sử của Quân đội ta…”.
Năm 2004, nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, khi được nhà báo Pháp D.Ba-ri phỏng vấn về chiến lược của Việt Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trả lời: “Chiến lược của chúng tôi là chiến lược hòa bình. Tôi là vị tướng của hòa bình”. Còn Tướng Bi-gia, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí vào cuối tháng 4-2004, đã thốt lên rằng: “Xin ngả mũ chào bái phục tướng Giáp!”.
Là một học trò xuất sắc và gần gũi của lãnh tụ Hồ Chí Minh, lại xuất thân từ một nhà giáo dạy sử, Võ Nguyên Giáp là một vị tướng hiểu rõ và thấm nhuần sâu sắc tư tưởng “trọng dân”, “nước lấy dân làm gốc” của các bậc tiền nhân. Yếu tố nhân dân luôn bám rễ sâu trong tư duy quân sự của ông. Ngay trong buổi đầu thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp soạn thảo “Mười lời thề” cho đội, trong đó nhiều nội dung đều đề cập đến quan hệ quân-dân.
Là một người am hiểu lịch sử dân tộc, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp hiểu rất rõ, trong dặm dài lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, các triều đại phong kiến Việt Nam đã không ít lần để mất nước, mà một trong những căn nguyên chủ yếu là đã để mất dân, mất làng xóm, xã tắc. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp thường lưu ý và nhắc nhở các mặt trận, các địa phương, thà tạm thời để mất đất, chứ nhất quyết không để mất dân. Với ông, yếu tố chính trị quần chúng là chỗ dựa không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động quân sự nào. Trên cương vị Tổng Tư lệnh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có công lớn cùng tập thể Quân ủy Trung ương đưa quan hệ quân - dân trở thành một trong những nét đẹp truyền thống quý báu của Quân đội nhân dân Việt Nam, cũng như trong việc tạo dựng hình ảnh đẹp của Bộ đội Cụ Hồ trong lòng nhân dân.
Võ Nguyên Giáp luôn ghi nhớ, noi gương và thực hiện lời căn dặn của lãnh tụ Hồ Chí Minh: Làm cách mạng là phải “dĩ công vi thượng” (tức là phải đặt lợi ích chung lên trên hết); đồng thời, ông luôn đề cao vai trò của tập thể, phục tùng tổ chức. Điển hình, tại Mặt trận Điện Biên Phủ năm 1954, tuy là người chỉ huy cao nhất được Bác Hồ và Bộ Chính trị trao toàn quyền quyết định các vấn đề, nhưng trên cương vị Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy mặt trận, trước khi quyết định những vấn đề hệ trọng, bao giờ Đại tướng cũng đưa ra thảo luận ở tập thể Đảng ủy, Bộ chỉ huy chiến dịch, tham khảo ý kiến của Đoàn cố vấn, nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất cao. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, quyết định thay đổi phương châm tác chiến, từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa thể hiện tư duy quân sự sắc sảo, bản lĩnh của người cầm quân, đồng thời cũng thể hiện việc quán triệt sâu sắc, chấp hành tuyệt đối ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “đánh chắc thắng”.
Thể hiện tính nhân văn, nhân nghĩa của một vị tướng “dĩ công vi thượng”, ông luôn biết đề cao vai trò của tập thể, hết sức tôn trọng ý kiến của tập thể, vì lợi ích chung và luôn tính toán kỹ đến sự hy sinh xương máu của bộ đội. Đúng 30 năm sau sự kiện này, vào tháng 5-1984, trong buổi gặp mặt truyền thống, một số cựu cán bộ chỉ huy cho rằng: “Hồi đó mà cứ đánh theo phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh”, không kịp thời và kiên quyết thay đổi phương châm tác chiến như Đại tướng đã làm, thì có lẽ chúng mình đã không còn có dịp hội ngộ như hôm nay”.
Võ Nguyên Giáp là một vị tướng thương yêu bộ đội hết mực, dù người đó giữ chức vụ gì, quân hàm cao hay thấp. Với cán bộ, chiến sĩ dưới quyền, ông như người cha, người anh, người đồng chí thân thiết và gần gũi. Trước nhiều trận đánh, Đại tướng đều viết thư động viên, nhắc nhở và thăm hỏi tình hình sức khỏe của bộ đội, dân công, thanh niên xung phong… Trong điều kiện cực kỳ khó khăn, thiếu thốn tại chiến trường, Đại tướng vẫn thường xuyên quan tâm, nhắc nhở cơ quan hậu cần, lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị chăm lo sức khỏe, bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội, hết lòng thương yêu bộ đội… Viên tướng Na-va, Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương, khi nhận xét về “quan hệ cán-binh” của Việt Minh ở Mặt trận Điện Biên Phủ từng phải thốt lên: “Đã bao lần tôi phát ghen với tướng Giáp!”.
Nhà cầm quân nào cũng khát khao chiến thắng, nhất là trong các trận đánh, chiến dịch có tầm quan trọng đặc biệt. Song với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, không phải lúc nào cũng giành chiến thắng bằng mọi giá, mà chiến thắng đó phải luôn đi kèm với việc giảm đến mức thấp nhất hy sinh xương máu của bộ đội. Với Đại tướng, quý trọng sinh mệnh của cán bộ và chiến sĩ, suy cho cùng cũng là quý trọng sinh mệnh của người dân. Thượng tướng Trần Văn Trà từng nói: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một vị Tổng Tư lệnh biết đau với từng vết thương của mỗi người lính, biết tiếc từng giọt máu của mỗi chiến binh!”. Ngược dòng lịch sử, tại cuộc họp kiểm điểm phê bình và tự phê bình trong đợt 2 của Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng đã thẳng thắn, nghiêm khắc phê bình, đồng thời truy vấn một số cán bộ chỉ huy: “Các đồng chí có xót xa không, khi bao nhiêu đồng chí của mình ngã xuống mà trận đánh không thành công do thiếu sót của lãnh đạo và chỉ huy?”. Nói xong, ông lấy khăn lau nước mắt. Lời phê bình nghiêm khắc nhưng chân thành, thắm đượm tình cán - binh của vị chỉ huy cao nhất làm cho những cán bộ có mặt thực sự cảm thấy thấm thía, nhận thức sâu sắc hơn trách nhiệm to lớn của mình, nhất là phải làm thế nào để giảm thấp nhất hy sinh xương máu của bộ đội.
Đối với kẻ địch, thấu triệt tinh thần “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo” của các bậc tiền nhân, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là một vị tướng biết đánh thắng địch bằng quân sự, mà còn biết thắng địch bằng nhân nghĩa, biết khoan dung đối với kẻ địch đã đầu hàng. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người từng một thời đứng bên kia chiến tuyến, từ những tướng lĩnh của Pháp đến những người lính Âu - Phi... đều dành cho Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp sự kính trọng và khâm phục đặc biệt. Tư tưởng nhân nghĩa được kết tinh từ truyền thống nhân văn trong chống giặc ngoại xâm của cha ông trên tinh thần “không vì tư thù, tư oán” được Võ Nguyên Giáp kế thừa và phát triển lên một tầm cao mới. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, sau trận mở màn chiến dịch, tiến công cụm cứ điểm Him Lam của Đại đoàn 312, thương vong của địch rất lớn, tử thương la liệt khắp trận địa. Theo đề nghị của Đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ thị cho ông Mạc Ninh thảo ngay một bức thư chuyển cho Bộ chỉ huy quân Pháp ở Điện Biên Phủ đề nghị cho người ra Him Lam nhận tử thương. Ngay sau ngày chiến thắng, trên cánh đồng Mường Thanh và dọc theo bờ sông Nậm Rốm, Đại tướng cùng Bộ chỉ huy chiến dịch đã cho dựng hàng chục chiếc lều từ vải dù để cứu chữa cho tù binh, hàng binh bị thương. Một nữ tù binh sau khi được phẫu thuật cứu sống kịp thời đã thốt lên: “Cha mẹ tôi đã sinh ra tôi, nhưng chính nhân dân và quân đội Việt Nam đã thực sự cứu tôi sống lại”.
Với chính mình, cái “tôi” trong con người Võ Nguyên Giáp là cái tôi “dĩ công vi thượng”. Ông là người nghiêm khắc, nhưng khiêm tốn, bình dị, bao dung và độ lượng. Cho dù trên cương vị nào, dường như ít khi thấy Đại tướng Võ Nguyên Giáp cáu gắt, to tiếng với cấp dưới. Trong cuộc sống, Đại tướng thường nói về cái tốt, cái đúng của đồng chí, đồng đội, mà ít khi thấy ông thanh minh bất cứ một vấn đề nào thuộc về bản thân mình. Khi đề cập đến chiến thắng của các chiến dịch, thắng lợi của hai cuộc kháng chiến, bao giờ và trước hết Đại tướng cũng nói đến vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Tổng Quân ủy; nhắc đến công lao, cống hiến của đồng đội, đồng chí và đồng bào cả nước…
Có lẽ, ngay từ khi dấn thân vào đời binh nghiệp, nhà giáo Võ Nguyên Giáp không hề nghĩ rằng mình sẽ “làm tướng”, cho dù năm 1948 ông đã được phong quân hàm Đại tướng. Suốt chặng đường hoạt động cách mạng, trong đó hơn một phần ba thế kỷ trực tiếp cầm quân, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp luôn hết lòng vì công việc, tận tụy hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ; luôn có tấm lòng tôn trọng, yêu thương mọi người. Cũng chính vì vậy, mặc dù Đại tướng đã mãi đi xa, nhưng trong trái tim mọi người, ông vẫn là bất tử.
Thời nào cũng vậy, phấn đấu để được “làm tướng” đã khó, giữ được đức NHÂN trong đạo làm tướng, như Bác Hồ đã dạy, càng khó hơn. Vậy nhưng, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã làm được điều đó. Chất nhân văn trong con người Đại tướng cũng chính là hiện thân của tư tưởng nhân nghĩa, nhân văn trong văn hóa giữ nước của dân tộc Việt Nam được tích tụ, bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử và được tỏa sáng, phát triển lên tầm cao mới trong thời đại Hồ Chí Minh./.
PGS, TS TRẦN NGỌC LONG
Nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2019

Yêu đồ lính hay tiếp tay cho chiến lược diễn biến hòa bình

Như chúng ta đã biết, trong những ngày qua, bằng những hoạt động của mình, CLB “Yêu đồ lính” miền Bắc đang gây ra phản ứng trong dư luận quần chúng nhân dân đặc biệt là nhân dân thủ đô khi liên tục diện những bồ đồ lính từ cơ sở thờ tự cho đến diễu hành ngoài phố đã được vứt bỏ cách đây 40 năm. Trong những ngày đầu năm 2019, CLB này đã có nhiều hoạt động đáng chú ý như tổ chức buổi gặp mặt tại Chùa Trầm huyện Chương Mỹ TP Hà Nội hay tổ chức diễu qua các tuyến phố Hà Nội. Nếu đây chỉ là một CLB đơn thuần tập hợp những người cùng sở thích thì không ai can thiệp, nhưng đây là CLB dưới cái mác yêu đồ lính, nhưng gần như toàn bộ đồ lính mà họ mặc trên người cho đến xe, súng mà họ vừa diễu hành vừa qua lại đậm chất ngụy quân. Có nhiều người cho rằng, việc họ mặc đồ ngụy sẽ không ảnh hưởng đến ai nhưng nếu nhìn nhận sâu sa hơn thì rất có thể, họ đang tiếp tay cho âm mưu, ý đồ thực hiện diễn biến hòa bình tại Việt Nam của các thế lực thù địch.

Để lý giải cho việc từ yêu đồ lính mà những thành viên này vô tình trở thành những người yêu đồ ngụy, chính là sở thích chơi trội của các thành viên này. Khi họ muốn mình nổi bật giữa đám đông mà không phải bằng tài năng của mình thì họ phải có chơi một cái gì đó khiến họ nổi bật. Và khi chơi đồ lính thì không đồ lính nào vừa trội vừa được nhiều người biết như đồ của lính ngụy. Tại sao vậy? Có thế nói, bộ đồ lính ngụy mang hơi hướng của bộ đồ lính Mỹ và các nước Tây Âu. Và hàng ngày, chúng ta có thể thấy rằng các bộ phim bom tấn với hình ảnh kỹ xảo đẹp mắt đã cho thấy sự hầm hố của người lính Mỹ. Và những người chơi áo lính họ mong muốn mình thừa hưởng được sự hầm hố với bộ quần áo đóng thùng, vòng bạc nanh hổ và kính dâm đen. Chứ sẽ chẳng có ai chọn bộ quân phục của anh bộ đội cụ Hồ, mộc mạc, bình dị và cả triệu con người đang mặc đâu.

Bên cạnh sự hầm hố chính là uy quyền của bộ đồ lính ngụy này. Bộ đồ này gắn với sự tàn bạo, “hèn với giặc, ác với dân” của lính ngụy, cho nên đã tạo ra sự khiếp sợ trong nhân dân nhất là nhân dân miền Nam thế kỷ trước. Do đó, bên cạnh độ “ngầu”, những người khoác lên mình trang phục ngụy muốn tạo cho mình một cái uy giả tạo, khiến người khác nhìn vào vừa ngầu vừa sợ sệt. Cho nên chúng ta có thể thấy rằng, không ít dân “anh chị” lại lại ưa thích mặc đồ ngụy cùng những hình xăm trổ khi đòi nợ sẽ uy hiếp tinh thần của con nợ ngay lập tức. Đây chính là những suy nghĩ giản đơn khiến từ cái mác yêu đồ lính mà họ trở thành yêu đồ ngụy.


Tuy nhiên, chính sở thích quái đản yêu đồ ngụy này đã giúp cho các thế lực thù địch nhất là đám phản động lưu vong đạt được 2 mục đích và nó đều nằm trong chiến lược “diễn biến hòa bình” mà chúng đang thực hiện ráo riết ở Việt Nam hiện nay. Thứ nhất, bằng việc phổ biến hình ảnh mặc đồ ngụy tại Việt Nam mà trước hết là tại thủ đô Hà Nội, nó sẽ làm hình ảnh người lính ngụy trở nên phổ cập trở lại, biến đây thành một trào lưu, một đam mê của không ít người. Và dưới đam mê, trào lưu này, không ít người từ mê quần áo ngụy sẽ có cái nhìn thiện cảm về ngụy quân, xóa nhòa ranh giới của một đội quân tay sai, một đội quân bán nước. Nó cũng nguy hiểm giống như một số nhà sử học xét lại lịch sử, đòi bỏ chữ ngụy đối với chính thế Việt Nam cộng hòa. Đây là điều kiện để một bộ phận người dân không còn sự đề phòng với đám phản động lưu vong vốn dính liền với hình ảnh ngụy quân, ngụy quyền. Thứ hai, từ việc xóa nhòa ranh giới, sự phân định của ngụy quân, ngụy quyền, các đối tượng phản động lưu vong sẽ xây dựng cơ sở của chúng ở ngay trong những thành viên của CLB “yêu đồ lính” thậm chí chúng có thể thao túng, biến CLB này trở thành một tổ chức ngoại vi, phục vụ cho hoạt động chống Đảng, chống Nhà nước khi có điều kiện cần thiết. Đây hoàn toàn có thể nằm trong mưu đồ gây dựng những đốm lửa nhỏ ở trong nước, để đốt lên một ngọn lửa lớn khi chúng hội đủ lực lượng.

Dù chúng ta tôn trọng sở thích cá nhân của từng người nhưng cũng không phải vì thế mà họ cho mình cái quyền dùng sở thích cá nhân đó làm tổn thương đến các cựu chiến binh, đến các gia đình đã mất mát bởi những người lính ngụy gây ra. Đặc biệt, thú chơi của họ rất dễ trở thành công cụ bị lợi dụng cho những mưu đồ chính trị của các thế lực thù địch. Những bộ đồ ngụy mà họ đang huyễn hoặc tự hào khi mặc trên người dù tốn rất nhiều tiền thì cách đây hơn 40 năm nó được vứt đầy đường gắn liền với một đội quân tay sai, hèn nhát và thất bại. Xin đừng để những bộ đồ ngụy đó ám ảnh đất nước chúng ta thêm một lần nữa. Hãy tôn trọng những giá trị mất mát mà ông cha ta đã đổ bằng xương, bằng máu để có được hòa bình, cuộc sống ấm no như ngày hôm nay.

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2019

ĐỂ MỊ NÓI CHO MÀ NGHE VỀ BÁC TRỌNG

Một bài viết trên mạng xã hội với tựa đề “Ông Trọng - Ông là ai” mà nhận được đến hàng nghìn lượt “like”, hàng trăm lượt bình luận và chia sẻ. Chẳng thể hiểu nổi những con người ấy đang ở đâu, đang làm gì mà có thể tin theo những lời lẽ xuyên tạc, vu khống trắng trợn về Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng như thế.

ĐỂ MỊ NÓI CHO MÀ NGHE VỀ BÁC TRỌNG
Thông tin xuyên tạc về Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
Cũng vẫn là vấn đề về việc Trung Quốc có những hành vi gây hấn trên biển Đông; vẫn là việc một số thành phần kích động biểu tình, gây rối… Thế nhưng, lời lẽ của bài viết được nhắc đến thì bẻ cong sự thật hoàn toàn. Họ xuyên tạc rằng từ khi bác Trọng nắm giữ chức vụ Tổng Bí thư đến nay trở thành Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, thì chưa một lần lên tiếng phản đối Trung Quốc có hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Vụ cắt cáp tàu Bình Minh, vụ giàn khoan HD981, vụ Formosa, vụ Bãi Tư Chính… bác Trọng đều im lặng nhưng lại “bắt bớ” người “biểu tình chống Trung Quốc”. Họ còn cho rằng Bác Trọng “hối thúc” thông qua “Luật Đặc khu” là để “bán nước cho Trung Quốc”; “sao chép” Luật An ninh mạng từ Trung Quốc để ngăn chặn “làn sóng dân chủ”…
Bài viết nói trên hiện đang được chia sẻ liên tục trên một số diễn đàn chống đối, phản động và nhận được lượng tương tác khá cao. Đúng là môi trường mạng còn chưa được quản lý chặt chẽ và dân trí của nhiều kẻ thì thật sự “hạ đẳng”!
Cái thâm hiểm của người viết bài xuyên tạc nói trên là hướng người đọc tập trung vào việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước không có những phát ngôn chính thức sau những sự kiện xảy ra tại Biển Đông. Từ cơ sở này, họ bắt đầu “thêm mắm, bỏ muối” để người đọc hiểu sai vấn đề. Nhưng, nếu tỉnh táo và chịu tư duy hợp lý, chúng ta sẽ thấy được mọi lý lẽ đưa ra đều chỉ là sự giả dối, ngu dốt.
Đi trọng tâm vào vấn đề, tại sao bác Trọng không lên tiếng trước các sự kiện xảy ra trên Biển Đông? Thực tế là không riêng gì bác Trọng mà tất cả các lãnh đạo khác của Đảng, Nhà nước đều không có phát ngôn báo chí nào. Bởi lẽ, mọi phát ngôn chính thức của Việt Nam đều thông qua Bộ Ngoại giao. Đây sẽ là những phát ngôn chính xác nhất, được tính toán chi tiết và cẩn thận để làm cơ sở truyền thông điệp cho cả quốc tế. Cần hiểu, Bộ Ngoại giao là đại diện cho tiếng nói của Nhà nước trong các quan hệ quốc tế chứ không phải bất cứ một phát ngôn báo chí hay lời nói chuyện phiếm trên mạng xã xã hội.
Cùng đó, hãy tự hỏi xem để đi đến được phát ngôn của Bộ Ngoại giao thì ai là người chỉ đạo, ai là người phê duyệt ý kiến? Tất nhiên sẽ lại là những người đứng đầu Đảng, Nhà nước mà không phải ai khác rồi. Tức là, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước hay Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội đã phát biểu trong các cuộc họp của Đảng, Nhà nước rồi. Không hề có sự im lặng nào ở đây. Mọi thứ được thực hiện theo quy trình, theo các căn cứ pháp lý mà thế giới công nhận. Đâu phải trò trẻ con như mấy anh chị “chém gió” trên mạng xã hội thế kia.
Tiếp nữa, bác Trọng có “bắt bớ, bỏ tù” người “biểu tình chống Trung Quốc” hay không? Hoàn toàn KHÔNG! Nhìn xem, vụ việc giàn khoan HD981, vụ Formosa, vụ “Luật đặc khu”, đoàn người xuống đường tụ tập, gây rối mất trật tự rất rất nhiều. Nếu bỏ tù hết thì hỏi rằng có đủ nhà tù hay không?
Vấn đề là các cơ quan công quyền đã phân định được rõ hai thái cực: kẻ kích động gây rối và người dân lương thiện bị lừa gạt. Rõ ràng, chỉ có những kẻ gây rối, kích động đập phá cơ sở vật chất Nhà nước, chặn đường quốc lộ, gây thiệt hại cho nền kinh tế mới phải chịu hình phạt. Những người dân yêu nước khác, chỉ bị lợi dụng, không biết cách thể hiện đúng lòng yêu nước đều được giải thích, vận động cho hiểu vấn đề. Nhìn xem, lực lượng đảm bảo an ninh chỉ tự vệ trước những đợt tấn công chứ không đàn áp, đánh đập người biểu tình…
Vậy, bác Trọng hay bất cứ một cơ quan, tổ chức chính quyền nào cũng đều không bắt bớ, bỏ tù “người biểu tình chống Trung Quốc”. Đối tượng bị bắt, bị xử phạt đều là những kẻ vi phạm pháp luật.
Ngoài ra, các vấn đề về Luật An ninh mạng, “Luật Đặc khu”… báo chí, truyền thông đã nói quá nhiều; các cấp chính quyền cũng đã giải thích rất cụ thể, hợp lý. Có lẽ sẽ chẳng cần phải giải thích lại nữa. Hãy tự tìm đọc để biết, để hiểu cho chính các bạn.

Để Mị nói cho mà nghe

Sau tất cả, có còn ai hiểu sai, hiểu chưa đúng về Tổng Bí thư, Chủ tịch nước hay không? Ai còn muốn hỏi “Ông Trọng - Ông là ai?” thì để Mị trả lời. 
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người lãnh đạo quả quyết nhất, mạnh mẽ nhất trong công cuộc chống tham nhũng thời gian qua. Đừng xuyên tạc rằng đó là “xâu xé, đấu đá” nội bộ, làm gì có nội bộ nào với những kẻ quan tham? Công cuộc chống tham nhũng được toàn thể người dân ủng hộ, đồng lòng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng là người lãnh đạo Đảng, đưa ra chủ trương về phát triển kinh tế tư nhân từ Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá XII). Từ đó, kinh tế Việt Nam bắt đầu có những bước ngoặt lớn. Và ngày hôm nay, chúng ta có những doanh nghiệp Việt đang vươn lên mạnh mẽ, sản xuất ô tô, điện thoại thông minh… Chẳng còn thua thiệt với thế giới!
Thực tế hôm nay là những thành quả đất nước đạt được, là niềm vui của nhân dân. Chắc chỉ có nhân dân Việt Nam, những người yêu nước mới hiểu. Kẻ phản động chống đối vốn ngu dốt hiểu làm sao?