KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Năm, 14 tháng 10, 2021

Bức ảnh định mệnh!

Trên fb Yến Trần, một dân chủ chính hiệu và may mắn đã đăng bức ảnh khá đặc biệt mà tôi tạm gọi là "bức ảnh định mệnh". 10 người trong bức ảnh thì có 6 người đã bị bắt vì các hành vi liên quan đến chống Đảng, Nhà nước. Sơ sơ có thể kể đến các cái tên như Phạm Thành, Lê Dũng Vova, Trịnh Khiêm,... 4 anh em còn lại thì đang ngấp nghé cửa trại.


Thế mới thấy, thời gian qua, anh em dân chủ tổn thất như thế nào, cứ gọi là rụng như sung. Dân chủ giờ phải coi là nghề nguy hiểm, không còn dễ kiếm ăn như ngày xưa, cái thủa mà còn được Mỹ và các nước phương Tây chống lưng và anh em được coi như một đồ vật để trao đổi lợi ích. Nhưng đến giờ, khi nước Mỹ vẫn đang vật lộn với Covid, chính sách xoay trục trong quan hệ ngoại giao mà Việt Nam là mắt xích quan trọng thì anh em lại trở thành đồ thừa không hơn không kém.
Biết là đi lầm đường, chọn nhầm nghề là dở rồi nhưng quay lại vẫn kịp đấy anh em à. Bỏ đi mà làm người.
P/s: Được cái anh em khôn phết, chụp ảnh chung còn post lên mạng. Anh em an ninh đỡ phải tốn công xác minh.

Thứ Tư, 13 tháng 10, 2021

ĐỈNH QUÁ VIỆT NAM TÔI ƠI

Để đạt được điều này là nỗ lực trong ngoại giao vaccine của Đảng, Chính phủ và công tác lập kế hoạch triển khai tiêm nhưng quan trọng nhất là sự đồng lòng của người dân.
Đến thời điểm này Việt Nam đã tiêm được 56 triệu liều vaccine và có khoảng 15 triệu người dân đã tiêm đủ 2 liều. Việt Nam được đánh giá là nước có tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 nhanh và xếp thứ 5 thế giới.


Tốc độ tiêm chủng của Việt Nam tăng mạnh trong những ngày gần đây, có những ngày cao điểm đạt 1,5 triệu liều/ngày. Đặc biệt là tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, có những ngày tiêm đạt hơn 600.000 liều.
Đại diện Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia khẳng định tốc độ tiêm có thể đạt được 2 triệu liều/ngày và đảm bảo an toàn tới từng mũi tiêm.
Số lượng vaccine trong tháng 8 và tháng 9 về nhiều và được nhanh chóng phân bổ cho các địa phương. Đây là 1 trong những lý do khiến tốc độ tiêm đạt được như hiện nay.
Tính đến hết ngày 10/10, Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 87,8 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 từ các nguồn mua trực tiếp từ các hãng sản xuất vaccine, viện trợ thông qua cơ chế COVAX, thương lượng để chuyển nhượng, vay vaccine dôi dư của các nước trong cơ chế COVAX, vaccine được các nước viện trợ, tặng.
Đến hết tháng 10, tổng số lượng vaccine mà Việt Nam có thể tiếp nhận dự kiến sẽ đạt con số khoảng 110 - 124 triệu liều.
Theo một nghiên cứu trên quy mô lớn tại Pháp với 22 triệu người trên 50 tuổi, việc tiêm phòng có hiệu quả cao trong việc ngăn bệnh nhân COVID-19 trở nặng, kể cả khi bệnh nhân nhiễm biến thể nguy hiểm Delta. Kết quả cho thấy nguy cơ phải nhập viện hoặc tử vong ở những người đã được tiêm phòng giảm 90%. Cùng với nhiều nước, Việt Nam đang nỗ lực phủ vaccine để đạt miễn dịch cộng đồng, giảm tác động của COVID-19 đối với người dân.

BẮT GIỮ NỮ "ĐẠI TÁ AN NINH" GIẢ

Giả danh Công an, mặc sắc phục an ninh, đối tượng Mai Thị Lan có dấu chiếm đoạt số tiền hàng tỷ đồng và bị công an tạm giam để điều tra, làm rõ hành vi lừa đảo.
Ngày 13/10, Mai Thị Lan (sinh năm 1977) trú tại phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Bắc Từ Liêm khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam để điều tra làm rõ về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.


Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Bắc Từ Liêm tiếp nhận đơn tố giác của vợ chồng anh Phạm Quang V và chị Vương H, trú tại phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm về việc Mai Thị Lan đã 4 lần đề nghị vay tiền với tổng số tiền 1 tỷ đồng, nhưng mới trả được gần 100 triệu đồng và có dấu hiệu bỏ trốn...
Theo trình báo của anh V, qua mối quan hệ xã hội, chị H (vợ anh) có quen biết với Mai Thị Lan. Trên trang Facebook cá nhân, Mai Thị Lan thể hiện mình làm trong lực lượng an ninh, có chồng cũ cũng đang công tác trong ngành Công an.
Lan nhiều lần khoe với chị H sổ tiết kiệm của mình đang gửi số tiền 200 tỷ đồng tại ngân hàng chưa đến hạn rút. Sau một thời gian quen biết, Mai Thị Lan có đưa ông L.D.H, nhà báo, hiện đang công tác tại một tòa soạn báo của Hà Nội, giới thiệu là chồng với vợ chồng anh V.
Ngày 21/4/2021, Lan đặt vấn đề vay vợ chồng anh V số tiền 800 triệu đồng mua vé máy bay với mục đích mua cả chuyến để "ôm" hàng bán. Nếu được sẽ trả cho vợ chồng anh V từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng tiền lợi nhuận.
Do tin tưởng Lan là công an, chồng lại là nhà báo nên vợ chồng anh V đã chuyển khoản cho Lan 800 triệu đồng. 2 ngày sau, Lan lại năn nỉ anh V vay "nóng" giúp 400 triệu đồng với lãi suất như lãi ngân hàng trong thời gian 1 tháng. Anh V đã vay mượn bạn bè được số tiền 200 triệu đồng gửi cho Lan. Đến ngày trả tiền vay "nóng", anh V đến nhà Lan nhưng Lan lấy lý do chưa thu xếp được, sổ tiết kiệm chưa đến ngày rút, chỉ đưa cho anh 88 triệu đồng, nói đây là tiền lãi từ vé máy bay và tiền trả lãi của 200 triệu đồng vay "nóng", hẹn 1 tháng sau sẽ trả hết. Qua tìm hiểu, anh V được biết bản thân mình không phải là bị hại duy nhất...
Cơ quan điều tra đã triệu tập Mai Thị Lan để điều tra làm rõ. Tại cơ quan công an, Lan thừa nhận vay tiền của anh V, nhưng đến nay không có khả năng trả lại. Về quyển sổ tiết kiệm 200 tỷ đồng, Lan khai năm 2018 đã lên mạng xã hội đặt làm giả với giá 2 triệu đồng. Khoảng tháng 7/2021, Lan đã xé bỏ quyển sổ này, vứt thùng rác.

BỘ CÔNG AN QUYẾT TÂM LẤY LẠI SỰ TRONG SẠCH CỦA NGHỆ SỸ hay sẽ là CHÂN ĐI LẠNH TOÁT

Giải ngân có dấu hiệu "Lạm dụng tính nhiệm chiếm đoạt tài sản" &"Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Theo đó, thì Cơ quan CSĐT - BCA đề nghị cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng cung cấp:


- Bản sao hồ sơ mở tài khoản và toàn bộ thông tin cá nhân liên quan đến chủ tài khoản của tài khoản đã rà soát (nếu có).
- Thống kê tổng số tiền giao dịch, số dư hiện tại trong tài khoản, sao kê chi tiết những giao dịch của tài khoản từ thời điểm mở tài khoản đến nay.
- Thống tin họ tên, địa chỉ của số tài khoản đối ứng, người nộp tiền vào và người nhận tiền.
Những nghệ sỹ được "Trọng tài VAR" Bộ Công an réo tên gồm: Thủy Tiên, Đàm Vĩnh Hưng và Trấn Thành
Hi vọng sự vào cuộc quyết liệt của BCA, sự thật sẽ sớm được phơi bày, nhưng e "lành ít, dữ nhiều"

Thứ Ba, 12 tháng 10, 2021

TẦM CỦA LÃNH TỤ

Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm TQ, Mao Trạch Đông nói: Các đồng chí cứ yên tâm đánh Mỹ đi, miền Bắc để chúng tôi giữ cho, chúng tôi sẽ cho vài nghìn quân thậm chí cả triệu quân sang giữ miền Bắc, các đồng chí cứ yên tâm vào Nam đánh Mỹ.
Bác Hồ chỉ cười và không chấp nhận lời đề nghị đó, Mao lại nói: Vậy thì chúng tôi sẽ cấp cho vài nghìn xe tải để các đồng chí chở súng đạn vào Nam!


Bác Hồ nhận ngay nhưng Bác cũng nói luôn với Mao: Tôi nhận xe chứ không nhận người lái, lái xe sẽ do bộ đội Việt Nam lái, Mao cay nhưng đành chịu vì sĩ diện bởi đã nói rồi, phải cho xe.
Khi ra về người phụ tá hỏi Bác, tại sao Bác không nhận quân của họ như vậy chúng ta sẽ yên tâm hơn để đánh Mỹ?
Bác cười và nói “Chúng ta nhận súng, đạn, xe sau này chúng ta sẽ trả, đất nước thống nhất, giàu mạnh sẽ trả bằng tiền, nhưng nếu nhận người sinh mạng thì có trả được bằng tiền hay không?
* Bài học sâu sắc của Bác: Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, điều mấu chốt để xây dựng nền móng hòa bình chính là đường lối của người lãnh đạo. Phải biết nói không, biết từ chối và biết chỉ nên nhận điều gì

CÁM ƠN CÁC ANH BỘ ĐỘI NHIỀU LẮM

Chiều 12-10, Bộ Tư lệnh TP.HCM cho biết từ ngày mai, các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng tham gia hỗ trợ đảm bảo an ninh trật tự, an sinh cho TP.HCM tại các quận huyện sẽ rút quân dần sau khi TP bước vào giai đoạn 'bình thường mới'.


Thượng tá Lê Xuân Hưng - chính trị viên Ban chỉ huy quân sự quận Bình Thạnh - cho biết theo kế hoạch chung, từ ngày 13-10, các đơn vị hỗ trợ cho thành phố sẽ rút quân nhưng chưa có thời gian cụ thể.
Quận Bình Thạnh hiện có đơn vị thuộc Sư đoàn 5 (Quân khu 7), Trường sĩ quan lục quân 2 và Học viện quân y với quân số khoảng gần 1.000 cán bộ chiến sĩ tham gia hỗ trợ.
Tại TP Thủ Đức, Đại tá Phạm Đức Châu Trần - chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự TP Thủ Đức - cho biết trên địa bàn TP Thủ Đức có sự hỗ trợ của các đơn vị như Cao đẳng Hải quân, Trường sĩ quan lục quân 2, Sư đoàn 5. Hiện đơn vị chưa nhận được thời gian các đơn vị hỗ trợ rút quân, chỉ có kế hoạch chung là từ ngày 13-10
"Còn cán bộ chiến sĩ của Ban chỉ huy quân sự TP Thủ Đức thì phục vụ lâu dài tới chừng nào khống chế dịch được thì thôi. Đặc biệt là tham gia phục vụ tại các bệnh viện dã chiến lớn, các bệnh viện điều trị COVID-19 cấp quận huyện và các khu thu dung để lo cho quận huyện", Đại tá Trần cho biết
Còn tại quận 7, đại diện Ban chỉ huy quân sự quận cũng cho biết các đơn vị sẽ rút quân nhưng chưa có ngày giờ cụ thể. Hiện tại quận 7 có hơn 200 cán bộ chiến sĩ thuộc Sư đoàn 302 (Quân khu 7), Học viện quân y.
Theo Bộ Tư lệnh TP.HCM, các đơn vị sẽ rút quân dần theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng, TP.HCM sẽ có kế hoạch để làm lễ tiễn và cảm ơn các cán bộ chiến sĩ đã hỗ trợ cùng TP chống dịch trong thời gian qua.
Các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng sẽ bắt đầu rút quân từ ngày 13 đến 15-10, riêng các đơn vị thuộc Quân khu 7 sẽ hỗ trợ TP và rút quân sau.

VỤ GIÁO VIÊN NGHỈ VIỆC VÌ KHÔNG CHỊU ĐƯỢC DỐI TRÁ: GIẬN SAO CŨNG ĐỪNG... "TỞM"

Ngày 11/10, lá đơn xin nghỉ việc của một thầy giáo Đồng Nai được chia sẻ trên MXH, đến nay vẫn gây nhiều ý kiến trái chiều. Tựu chung là lại “làm đau” giáo dục.
Việc thầy giáo Lê Trần Ngọc Sơn, giáo viên Trường Tiểu học An Lợi (xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) làm đơn xin thôi việc đang thu hút sự quan tâm của dư luận trong và ngoài ngành giáo dục.


Những ý kiến bình luận đa dạng, nhưng tựu chung lại thêm một lần “làm đau” giáo dục. Là nhà giáo, tôi có mấy chia sẻ cùng độc giả.
Thứ nhất, theo quy định hiện hành, giữa Hiệu trưởng và giáo viên cùng ký kết hợp đồng làm việc (hợp đồng làm việc có xác định thời hạn và Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn). Mỗi bên đều có quyền chấm dứt hợp đồng làm việc khi có nguyện vọng. Theo đó, đơn đề nghị giải quyết thôi việc theo luật định là không phù hợp. Hình thức trình bày không đúng với kỹ thuật trình bày một văn bản. Người viết đơn và Hiệu trưởng ký vào đơn, vì thế, chưa đúng chưa trúng!
Thứ hai, khi đưa ra một quyết định quản lý, Hiệu trưởng thật khó làm vừa lòng hết thảy giáo viên, nhân viên trong trường. Chỉ một, hai viên chức của trường có quyền lợi bị ảnh hưởng là sinh thắc mắc, khiếu nại, tố cáo. Tất nhiên cũng có Hiệu trưởng sai phạm, được giáo viên chỉ ra điều đó, dù là bằng đơn tố cáo, sẽ giúp cấp trên của Hiệu trưởng và bản thân Hiệu trưởng có thông tin, điều chỉnh để có thay đổi tích cực. Nếu người tố cáo chưa đồng ý với kết luận thanh tra thì gửi đơn lên cấp cao hơn. Nếu vẫn không tán thành thì tranh tụng tại Tòa án. Sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật nhà giáo phải tiên phong.
Thứ ba, thầy cô giáo là trí thức, lời ăn, tiếng nói cần chuẩn mực, đó còn là biểu hiện đạo đức nhà giáo. Ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung luôn mong muốn, mỗi thầy cô là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Trước hết, đó là gương sáng “học ăn, học nói”. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bức xúc đến đâu cũng phải viết trong sáng.
Nội dung thầy Sơn đề cập trong đơn, đúng hay sai, sẽ được xem xét. Nhưng, tôi sốc khi thầy Sơn viết: “Công tác trong một cơ sở giáo dục nhưng có quá nhiều điều phi giáo dục, tởm nhất là vấn nạn dối trá …” sao thầy quy nạp đến độ nghiệt ngã và dùng từ “đen” đến thế!?
“Tởm”, dân gian ít dùng huống chi là nhà giáo, và lại viết trong một đơn đề nghị. Thầy giận quá mất khôn hay …? Đơn này được chia sẻ khắp trên mạng xã hội, học trò, phụ huynh, đồng nghiệp, người dân nghĩ gì về giáo giới? Đừng nói rằng việc ấy chỉ ở trường thầy Sơn công tác, hãy đọc những bình luận về vụ việc này, 1.001 kiểu chế nhạo giáo dục! Thầy Sơn nghĩ sao? Nội dung đơn của thầy vượt khỏi thầy, ra khỏi cổng Trường Tiểu học An Lợi, đang đi xa với tốc độ nhanh, thầy biết không?
Thứ tư, Hiệu trưởng khi nhận đơn của thầy Sơn, xử lý quá vội! Là Hiệu trưởng, biết nhẫn nhịn để xử lý khôn khéo đó là nghệ thuật quản lý. Người ta thường nhấn mạnh vai trò Hiệu trưởng là “leader” không phải "manager”. Giáo viên nhất thời có thể ghét, nặng lời với Hiệu trưởng, nhưng quyền lực cao nhất của Hiệu trưởng là tha thứ cho những giáo viên vì lý do nào đó họ nông cạn. Hiệu trưởng chứng minh qua công việc và thời gian sẽ trả lời.
Cuối cùng, mong UBND huyện, Phòng GD-ĐT huyện Long Thành nhanh chóng vào cuộc, công tâm thanh tra để có kết luận khách quan, trung thực, công bằng. Ai sai, người đó sẽ được xử lý, giúp mọi người hiểu đúng sự việc thầy Sơn nêu trong đơn.

Thứ Hai, 11 tháng 10, 2021

CÙNG CHIA SẺ KHÓ KHĂN, ỦNG HỘ TẠM THỜI CHƯA NÂNG LƯƠNG.

Cử tri và nhân dân ủng hộ chủ trương lùi thời hạn nâng lương trong tình hình thiệt hại lớn về dịch Covid-19 nhưng đề nghị Đảng và Nhà nước điều chỉnh, nâng lương cho người nghỉ hưu trước năm 1995, vì những người này đang hưởng mức lương thấp, gặp nhiều khó khăn trong đời sống.


Sáng nay, 11-10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã khai mạc phiên họp thứ 4. Ngay sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, UBTVQH đã nghe báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV do Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBTWMTTQVN) Đỗ Văn Chiến trình bày.
Mặt trận Tổ quốc vẫn chưa nhận được đầy đủ các báo cáo từ địa phương, bộ ngành, Chủ tịch UBTWMTTQVN đề nghị có chế tài xử lý những trường hợp chậm trễ, không thực hiện nghiêm túc việc tập hợp kiến nghị cử tri đầy đủ, đúng quy định.
Tuy nhiên, trên cơ sở các báo cáo mà Mặt trận Tổ quốc đã tập hợp được, ông Đỗ Văn Chiến cho biết, cử tri và nhân dân theo dõi sát và rất vui mừng về thành công của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4, Trung ương đã đưa ra các quyết sách quan trọng tiếp tục xây dựng chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; quyết sách về phòng, chống, thích ứng an toàn với dịch bệnh Covid-19 và phục hồi phát triển kinh tế.
“Cử tri và nhân dân đánh giá cao các ý kiến chỉ đạo rất quan trọng của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên khai mạc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XV, phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026, hội nghị toàn quốc của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hội nghị toàn quốc các cơ quan khối nội chính. Tuy nhiên, cử tri và nhân dân lo lắng trước những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 sẽ ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 mà Nghị quyết Đại hội XIII đã đề ra”, Chủ tịch UBTWMTTQVN khái quát.
Thay mặt UBTWMTTQVN, Chủ tịch Đỗ Văn Chiến nêu 6 kiến nghị.
Thứ nhất, đề nghị Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ban ngành, địa phương sớm cụ thể hóa Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4, về công tác phòng, chống dịch Covid-19 tập trung vào 2 nội dung được nhiều cử tri và nhân dân quan tâm. Đó là giải quyết căn cơ, có tính chất lâu dài về chiến lược vaccine (chú ý vaccine tiêm cho người dưới 18 tuổi); tăng cường đầu tư cho tuyến y tế cơ sở và công tác y tế dự phòng; thiết lập nền tảng công nghệ dùng chung toàn quốc trong phòng, chống dịch Covid-19 tích hợp vào căn cước công dân; quan tâm giải quyết thấu đáo các vấn đề an sinh xã hội, lao động, việc làm, tâm lý xã hội, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em mồ côi, hỗ trợ người yếu thế. Nghiên cứu đưa trang thiết bị y tế, sinh phẩm xét nghiệm vào Danh mục hàng hóa Nhà nước quản lý bình ổn giá.
Cùng với đó là khảo sát, đánh giá toàn diện về chất lượng dạy và học trực tuyến cho học sinh các bậc học, từ đó, xây dựng chiến lược thích ứng trong tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp. Xây dựng kế hoạch dạy bù, bổ sung kiến thức cho học sinh đầu cấp bậc tiểu học để đảm bảo chất lượng.
Thứ hai, đề nghị Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ban ngành, địa phương khẩn trương thể chế hóa Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 về phục hồi, phát triển kinh tế khi đã kiểm soát được dịch bệnh; sớm quyết định các gói tài chính hỗ trợ, kích thích doanh nghiệp, người dân đầu tư phát triển kinh tế, không để đứt gãy các chuỗi cung ứng; có chính sách hỗ trợ đảm bảo nguồn lao động cho các doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hạn chế các doanh nghiệp rời khỏi thị trường; tiếp tục có các giải pháp phù hợp để kiểm soát lạm phát, đảm bảo cho nền kinh tế sớm phục hồi, phát triển.
Thứ ba, cử tri và nhân dân ủng hộ chủ trương lùi thời hạn nâng lương trong tình hình thiệt hại lớn về dịch Covid-19 nhưng đề nghị Đảng và Nhà nước điều chỉnh, nâng lương cho người nghỉ hưu trước năm 1995, vì những người này đang hưởng mức lương thấp, gặp nhiều khó khăn trong đời sống.
Thứ tư, đề nghị Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực trong công tác đầu tư, mua sắm, chi phí cho phòng, chống dịch và các gói an sinh xã hội; kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp phát hiện có sai phạm.
Thứ năm, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, nhất là chủ chương trình khẩn trương hoàn thành các thủ tục, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để sớm triển khai đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia, đáp ứng mong đợi của nhân dân.
Thứ sáu, đề nghị Đảng và Nhà nước nghiên cứu, có chính sách hỗ trợ, động viên lực lượng tuyến đầu, cán bộ, công chức, viên chức, các ngành, các cấp, nhất là cán bộ cơ sở, các tình nguyện viên do làm nhiệm vụ mà mắc Covid-19; những đồng chí hy sinh, những người tử vong do thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19. Có hình thức thích hợp để biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp vào công tác phòng, chống dịch và các hoạt động thiện nguyện.

ĐI BA VỀ HAI, GIỜ CON KHÔNG CÒN MẸ...

Mới đây, hay tin TP. Hồ Chí Minh, Binh Dương nới lỏng giãn cách, dòng người tha phương ở cả 3 miền đã có cuộc thiên di gây chú ý nhất từ trước đến nay. Đáng chú ý, làn truyền 1 clip là hình ảnh 2 cha con với "hành trang đặc biệt" đã khiến nhiều người thắt lòng. Đó là hũ tro cốt của người vợ quá cố.


Đoạn clip ngắn ngủi nhưng đong đầy những cảm xúc. Sau khi chuẩn bị tất thảy đồ đạc xong xuôi, hũ tro cốt của người vợ được anh đặt trên giỏ xe máy, cẩn thận gắn băng keo xung quanh để đảm bảo cho chuyến hành trình dài.
Hình ảnh bé gái ngồi trước trên xe máy ngơ ngác nhìn ba cùng các chú chuẩn bị nốt hành trang lên đường khiến người xem không kìm được nước mắt. Thương cảnh gà trống nuôi con, những người khác chỉ biết thẫn thờ nhìn theo.
Theo chia sẻ của chủ đoạn clip, người đàn ông này là anh Hữu (SN 1983, An Giang). Do hoàn cảnh khó khăn, hai vợ chồng anh Hữu cùng con gái nhỏ dắt díu nhau lên Bình Dương làm ăn. Vợ làm công nhân, chồng làm phụ hồ để trang trải cuộc sống hằng ngày.
Chẳng may, dịch bệnh đã cướp đi sinh mạng của người vợ tào khang. Anh Hữu cùng con nhỏ cố gắng ở lại phòng trọ đã 4 tháng nay. Ngày lên thành phố, hai vợ chồng động viên nhau cố gắng làm lụng cuối năm nay có tiền sắm sửa cho con gái có cái Tết đủ đầy. Ấy thế mà giờ đây, chỉ còn anh và con gái trở về trong cảnh tang thương.

Chủ Nhật, 10 tháng 10, 2021

7 NĂM XA NHÀ, 7 NGÀY NGHỈ PHÉP MỖI NĂM, 30 PHÚT NÓI CHUYỆN VỚI BỐ MẸ MỖI TUẦN, 150 HUY CHƯƠNG, 0 BẠN BÈ

Trong chuyện cổ tích của Andersen, nàng tiên cá vì tình yêu của mình đã đổi giọng hát để giành lấy đôi chân, thì “tiên cá nhỏ” của thể thao Việt Nam - Nguyễn Thị Ánh Viên đã chấp nhận đánh đổi quãng thời gian đẹp nhất của cuộc đời để đứng ở đỉnh cao chưa ai với tới.
Giới chuyên môn và báo chí thế giới đặt cho Ánh Viên những biệt danh không hề nói quá, bởi những gì cô đã đạt được là vô tiền khoáng hậu. Vậy mà ngày hôm qua, sau 10 năm thi đấu đỉnh cao, cô gái ấy đã giã từ đường đua xanh. Sự kiện này được ví như một nàng tiên cá quyết định từ bỏ đại dương của chính mình.
Nhưng ít ai biết rằng, sau 150 tấm huy chương là cả một sự đánh đổi quá lớn với một cô gái trẻ. Thể thao là “nghề nghiệp” khắc nghiệt, tức là mọi vận động viên đều phải chấp nhận rằng “sự nghiệp đỉnh cao” chỉ diễn ra trong vài năm. Và Ánh Viên cũng không phải là ngoại lệ.


Là niềm hy vọng lớn của thể thao nước nhà, 16 tuổi, Ánh Viên được gửi sang Mỹ tập huấn và có thầy Đặng Anh Tuấn - HLV riêng - đi kèm. Cuộc sống của Ánh Viên gói gọn trong mấy dòng:
Tập từ 7h15’ sáng đến 20h30’. Nhiệm vụ là ăn, là bơi, là ngủ. Khẩu phẩn ăn một bữa có thể là 1kg thịt bò, 50 con tôm, một đĩa rau xà lách trộn, sinh tố xay, một ngày mấy bữa, không được bỏ bữa nào. Ốm không ăn hết thì để đó bữa sau ăn nốt.
Một tuần gọi về cho gia đình 30 phút bằng điện thoại của thầy, không dùng MXH vì sẽ ảnh hưởng đến tinh thần.
Không trang điểm, không váy áo, bởi huy chương mới là thứ trang sức đẹp nhất của một VĐV.
Hoàn toàn không có bạn bè. Vì trong thế giới của VĐV, người ta không thích những người kém cỏi. Nhưng người ta cũng không vui khi thấy người khác thành công hơn mình.
Phong độ đỉnh cao của Ánh Viên thực sự đã qua đi, từ ngày hôm nay, chúng ta có thể thấy cô gái ấy trong vai trò là một HLV bơi, hoặc cũng có thể là một chủ cửa hàng ăn như cô ấy vẫn mong muốn. Thế nào cũng được, vì 10 năm qua Ánh Viên đã sống, chiến đấu vì 150 tấm huy chương trên ngực mình quá lâu rồi.
Chắc chắn phải rất lâu nữa, rất rất khó để đội tuyển bơi Việt Nam lại có thể sở hữu một kình ngư Ánh Viên thứ 2. Dù chưa thể hoàn thành giấc mơ Olympic, nhưng nếu không có “tiểu tiên cá”, bơi Việt Nam vẫn chưa thể vươn ra tầm châu lục hay thế giới.
Đấy là tất cả những gì mà Nguyễn Thị Ánh Viên - cô gái năm nay mới 23 tuổi đã trải qua./.