KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Ba, 14 tháng 12, 2021

CÁI NẮM TAY VÔ CÙNG ĐẶC BIỆT CỦA THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH

Nắm tay là chủ đề mà người ta thường hãy nghĩ về tình yêu hay tình bạn. Tuy nhiên, ít ai biết trong chính trị nắm tay cũng là một phương thức ngoại giao vô cùng đặc biệt. Đơn cử như cái nắm tay của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane vừa qua.


Là hai nước láng giềng núi sông liền một dải, quan hệ gắn kết anh em giữa hai dân tộc đã được hình thành và hun đúc trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Trong giai đoạn đấu tranh giải phóng đất nước, anh em Việt – Lào kề vai sát cánh chiến đấu trên tinh thần “hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa”. Mối quan hệ khăng khít giữa Lào và Việt Nam đã trở thành hình mẫu ngoại giao lý tưởng trên thế giới.
Cho tới thời điểm này, hai nước vẫn giữ mối quan hệ anh em khắng khít. Bởi vậy nên, ông Saysomphone Phomvihane sau khi được giao phó trọng trách Chủ tịch Quốc hội Lào đã chọn Việt Nam là nước công du đầu tiên. Và truyền thông hai nước cũng đã được đưa tin về một buổi gặp gỡ người anh em láng giềng vô cùng đặc biệt. Nó thể hiện ở cái nắm tay thân thiết của Thủ tướng Việt Nam dành cho Chủ tịch Quốc hội Lào. Chưa có một cuộc hội đàm nguyên thủ quốc gia nào lại diễn ra trong bầu không khí ấm áp và thân mật đến vậy. Không còn khoảng cách, chỉ còn tình anh em.
Chưa cần bàn đến kết quả mà hai nước đã đạt được sau chuyến thăm mà chỉ cần nhìn cách nắm tay, nụ cười rạng rỡ của Chủ tịch Quốc hội Lào là đã thấy thành công như thế nào rồi. Trong bối cảnh ngày càng gia tăng những tranh chấp và bất đồng giữa các nước trên thế giới, thì việc duy trì mối quan hệ Việt Lào càng có giá trị. Nó không chỉ là cầu nối để duy trì sự ổn định, thúc đẩy phát triển cuộc sống của người dân hai nước mà còn tạo ra tiếng nói đồng thuận, cùng hướng đến lợi ích chung theo đúng quy định của luật pháp quốc tế.
Một cái buông tay không cần tốn sức, nhưng để nắm được tay là cả một quá trình nỗ lực, cố gắng và đồng lòng. Thời gian qua, Chính phủ đã có những nỗ lực rất lớn để duy trì và giữ chặt mối quan hệ với người anh em Lào. Việt Nam là quốc gia đầu tiên hỗ trợ Lào phòng chống Covid-19. Việt Nam hiện cũng là một trong những nước dẫn đầu về đầu tư và là đối tác thương mại lớn của Lào. Hợp tác trong lĩnh vực an ninh – quốc phòng tiếp tục đạt được kết quả quan trọng về nhiều mặt.
Năm 2021 là năm có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ hợp tác Lào-Việt Nam, kỷ niệm 44 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác (18/7/1977 – 18/7/2021) và kỷ niệm 59 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Lào-Việt Nam (5/9/1962 – 5/9/2021). Và rất đáng mừng là việc kết nối và duy trì mối quan hệ bền chặt này vẫn được các thế hệ lãnh đạo tiếp nối và trân trọng.

Chủ Nhật, 12 tháng 12, 2021

TỔ CHỨC TRANG TRỌNG LỄ KỶ NIỆM 110 NĂM NGÀY SINH ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp quy mô cấp quốc gia sẽ được tổ chức vào ngày 22/12, nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (1944 - 2021) tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Bình.


Chương trình Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp gồm có 2 phần: Lễ dâng hương, dâng hoa tại Khu lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp (xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy), Khu mộ Đại tướng (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch), Nghĩa trang liệt sỹ Ba Dốc (huyện Bố Trạch), Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sỹ (tại thành phố Đồng Hới); Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp tổ chức tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Bình, được phát thanh, truyền hình trực tiếp trên sóng VOV, VTV1, Truyền hình Quốc phòng, Truyền hình Nhân dân, Truyền hình Công an nhân dân và truyền hình các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Lễ kỷ niệm là dịp để tôn vinh, tri ân những công lao, đóng góp to lớn của Đại tướng đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; ghi nhớ những tình cảm thiêng liêng, sự quan tâm sâu sắc của Đại tướng với nhân dân cả nước nói chung, tỉnh Quảng Bình nói riêng và thể hiện lòng biết ơn vô hạn của Đảng bộ, quân, dân Quảng Bình đối với công lao to lớn của Đại tướng.
Thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã có nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp như: Tổ chức đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân với chủ đề: “Học tập và noi gương Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quyết tâm xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, xây dựng Quảng Bình trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực Bắc Trung Bộ”; phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng ở tất cả các cấp, ngành, địa phương, đơn vị; phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học cấp Quốc gia kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp./.

ĐIỆP VIÊN MANG BÍ SỐ 110

Thiếu tá Lê Quang Ninh, chỉ huy trưởng Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 50 (viết tắt là 1/50) thuộc Sư đoàn 25 VNCH.
Ông thực chất là một điệp viên mang bí số 110 của Trung ương Cục miền Nam, được cài cắm và ẩn mình trong quân lực VNCH hơn 10 năm để rồi làm cú chốt: dẫn đơn vị mang đầy đủ vũ khí, khí tài đi thẳng vào vùng giải phóng để “đầu hàng” ngày 28/4/1975.


Lê Quang Ninh sinh năm 1942, tại xã Đạo Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là tp Mỹ Tho). Cha ông là một cán bộ tiền khởi nghĩa đã từng bị Pháp bắt 3 lần. Ông là con áp út trong số 8 anh chị em. Tất cả các anh chị của ông đều tham gia hoạt động cách mạng kháng Pháp, chống Mỹ. Sau này, mẹ ông được phong tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng. Ông được kết nạp Đảng năm 1963.
Năm 1963, sau khi tốt nghiệp tú tài toàn phần, ông được ông Mười Hòa - Trưởng ban Binh vận tỉnh yêu cầu phải đăng ký học khóa sĩ quan trù bị Thủ Đức để hoạt động nội tuyến. Cuối năm 1964, tốt nghiệp khóa sĩ quan ở Thủ Đức, ông trở thành sĩ quan thuộc Sư đoàn 25 VNCH. Một buổi chiều đầu tháng 4/1975, thiếu tá Lê Quang Ninh nhận được chỉ thị mật của Ban Binh vận Trung ương Cục miền Nam: "Từ ngày 25 đến 28/4, phải tổ chức tiểu đoàn làm binh biến, về với cách mạng".
Ngày 25/4/1975, từ hai hướng Phước Chỉ (Trảng Bàng) và Trung Hưng (Trung Lập Thượng, Củ Chi) Quân đoàn 3 đã tạo thành gọng kìm áp sát tuyến phòng thủ của Sư đoàn 25 VNCH. Khi các máy bay L.19 do thám bay trên bầu trời Trảng Bàng, Gò Dầu báo cáo đã nhìn thấy "Cộng quân". tướng Lý Tòng Bá vội đưa lực lượng ứng cứu cơ động (Tiểu đoàn 1/50 và Thiết đoàn 10) lên án ngữ Lộc Giang.
Sáng ngày 28/4/1975, nhận được lệnh rút quân về Đồng Dù, "thiếu tá" Lê Quang Ninh biết đã đến lúc lật lá bài tẩy. Ông đề nghị cho tiểu đoàn mình đi trước mở đường, 2 tiếng sau các xe tăng của Thiết đoàn 10 mới di chuyển theo. Đề nghị này được chấp nhận. Khi dừng lại ở đình Gia Lộc, ấp Gia Huỳnh (Trảng Bàng). Thiếu tá Ninh thấy đây là địa điểm thuận lợi để tổ chức ly khai phản chiến. Ông mời các sĩ quan trong ban chỉ huy tiểu đoàn, 4 sĩ quan đại đội trưởng hội ý tại chỗ.
Bằng lời lẽ chân thành, thiếu tá Ninh phân tích tình hình chính trị Sài Gòn: "Tổng thống Thiệu và Thủ tướng Khiêm đã bỏ chạy tháo thân ra nước ngoài, Bộ Tổng tham mưu không còn ai. Ta tiếp tục chiến đấu thì chiến đấu cho ai, có ích lợi gì? Tình hình này ta phải tự cứu lấy mình. Tôi yêu cầu các anh em cùng với tôi ly khai quân đội VNCH trở súng về với quân Giải phóng". Mọi người bất ngờ nhưng chẳng ai có ý kiến gì. "Thiếu tá" Ninh tự giới thiệu mình là người của Mặt trận Giải phóng miền Nam rồi đọc chính sách 7 điểm của Mặt trận. Ông kết thúc bằng câu hỏi: "Anh em có đồng ý phản chiến không?". Tất cả đồng loạt giơ tay.
Đại úy Tiểu đoàn phó Bùi Văn Nam Sơn được ông cử đi bắt liên lạc với Quân Giải phóng. Đại úy Nam Sơn và hai người lính đeo máy truyền tin vô tuyến, không vũ khí, cột võng lên cây tre làm cờ ám hiệu, chạy xe Jeep hướng về phía Quân Giải phóng đang đóng quân. Bùi Văn Nam Sơn được các cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn 98 (Quân đoàn 3 QĐND Việt Nam) tiếp đón.
Hầu hết các đơn vị khác của tuyến phòng thủ Tây Bắc đều mất tinh thần khi nghe tin lực lượng ứng cứu cơ động đã phản chiến. Các đơn vị tuyến phòng thủ Củ Chi tan rã dần. Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 50 lui về rừng cao su cạnh chợ Củ Chi rồi tan hàng. Thiết đoàn 10 rời Lộc Giang, chia ra từng tốp nhỏ ba bốn chiếc chạy về Chà Rầy, đâm thẳng về hướng Củ Chi rồi cũng tự giải tán. Tiểu khu Tây Ninh, Chi khu Trảng Bàng, Chi khu Gò Dầu tự tan hàng mà không có giao tranh gì. Trung đoàn 49 và một số binh sĩ địa phương quân Đức Hòa lùi về tuyến phòng thủ của Biệt khu thủ đô, rồi tan rã trên cánh đồng An Hạ.
Sau chiến tranh, điệp viên Lê Quang Ninh được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng nhất và hạng ba. Ông mất ngày ngày 20/6/2018 tại TPHCM.

HOAN HÔ ANH CẢNH SÁT KHỐNG CHẾ KỊP THỜI KẺ Đ.Â.M GỤC NGƯỜI PHỤ NỮ Ở QUẬN 1, TPHCM!!!

Phát hiện gã đàn ông đ.âm gục người phụ nữ quận 1, cầm dao chặn xe người đi đường, Thượng úy CSGT đội Bến Thành rút súng trấn áp, cùng người dân khống chế.
Trưa 11/12, Nguyễn Vũ Nguyên (49 tuổi) cãi vã với hai người phụ nữ trên đường Trần Đình Xu, quận 1. Ông ta sau đó rút dao đ.âm một người ngã gục trên vỉa hè, lao ra chặn xe người đi đường nhưng họ tránh kịp.


Thượng uý Lê Võ Tiến Đạt (đội CSGT Bến Thành) đi tuần tra đến nơi, thấy Nguyên cầm dao chĩa vào nhiều người đi đường liền rút súng yêu cầu gã buông h.ung khí. Lúc này, anh Lê Việt Hồng (cựu trinh sát hình sự Công an TP HCM) đi công việc ngang qua, đã phối hợp với Thượng uý Đạt khống chế Nguyên, bàn giao cho Công an phường Cô Giang, quận 1.
"Ông ta rất h.ung hãn, tay lăm lăm con dao chĩa vào người đi đường khiến họ sợ hãi, còn nạn nhân có vẻ bị thương rất nặng", ông Hồng nói.
Người nhà của Nguyên cho biết, ông ta mâu thuẫn với người phụ nữ hàng xóm do "thường xuyên để rác trước nhà mình". Trưa nay hai bên tiếp tục cãi vã, Nguyên rút dao đâm bà này.
Cơ quan điều tra đang làm rõ động cơ gây án của Nguyên.

Thứ Năm, 9 tháng 12, 2021

NHỮNG THẰNG HỀ CHỐNG CỘNG CỰC ĐOAN TRÊN ĐẤT MỸ

Ghê chưa, ghê chưa
Quân lực lưu vong vịt ngan cọng hành biểu diễn lực lượng, thiết bị chống cộng nhằm hô hào phụt quốc rất hoành tráng và màu mè.
Điểm qua lực lượng, nếu tinh mắt cũng đếm được khoảng ba, bốn chục lính đã đến tuổi chống gậy sắp ra nghĩa địa cùng lực lượng trợ chiến là vài mẹ sồn sồn mặc sẵn trang phục dự tang lễ, bên cạnh là vài chú quân cảnh (quân làm cảnh để quảng cáo cho oai), 03 chiếc xe Jeep thuê từ viện bảo tàng từ đời Napoleon cởi c/huồng làm phương tiện tác chiến.


Nhiều ý kiến cho rằng “đội quân của vịt ngan cọng hành chỉ được cái mã chứ chẳng có màu xít gì, chỉ là những cây gỗ mục được phủ lên lớp sơn đẹp mà thôi”, nhìn từ lịch sử đến hiện tại thì ý kiến trên khá chính xác.
Ngoài hình thức hàng mã ra, họ còn có cái mồm rất to tiếng với năng lực nói láo không biết ngượng mồm để mà nói xấu, bôi nhọ quê hương bản xứ cũng như chống phá đồng bào, dân tộc, nguồn cội của họ.
Không biết đồng bào ta nhìn nhận, đánh giá về họ như thế nào, với tôi,tôi rất dị ứng và không ưa nổi, họ chỉ là đám hề tội lỗi.

TRAO HUY HIỆU "TUỔI TRẺ DŨNG CẢM" CHO 3 HỌC SINH LAO XUỐNG HỒ SÂU CỨU NHÓM HỌC SINH BỊ ĐUỐI NƯỚC

Ngày 6.12, thừa ủy quyền Trung ương Đoàn, bà Trần Thị Thu - Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh - đã trao Huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm” cho 3 em học sinh có hành động dũng cảm cứu người bị đuối nước.


Trước đó, vào ngày 20.11, Đoàn Anh Tuấn, Trương Hữu Việt Lào (cùng là học sinh lớp 6B, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Gio Việt, huyện Gio Linh, Quảng Trị) và em Trương Định Nghĩa (học sinh lớp 10B4, Trường Trung học cơ sở và Trung học Phổ thông Cửa Việt, huyện Gio Linh) câu cá tại hồ nước ở xã Gio Việt thì có nhóm 7 học sinh xuống tắm. Khoảng 30 phút sau, 5/7 học sinh đang tắm bị đuối nước.
Phát hiện sự việc, Định Nghĩa, Việt Lào và Anh Tuấn đã dũng cảm lao xuống hồ cứu các bạn. Mặc dù đã tích cực cứu giúp và kêu người dân khu vực đó đến cứu nhưng chỉ cứu được 4 bạn và đưa vào bờ an toàn. Trong quá trình ứng cứu, Việt Lào nhanh chóng hô hấp nhân tạo cho 1 học sinh bị bất tỉnh do đuối nước và đã cứu sống bạn.

PHẢI CHĂNG ĐI TÙ LÀ VINH QUANG ???

Tôi cũng đã hỏi khá nhiều các anh chị đi tù về, kể cả các anh “tù nhân lương tâm” nhưng tuyệt chưa thấy anh chị nào bảo đi tù là vinh quang cả.
Thế nên lúc đang ở ngoài thì các anh chị to mồm lắm, chống phá quyết liệt lắm. Thế nhưng khi vào trại rồi thì mặt vàng như nghệ. Thế nên khối anh chị khi đối diện với vành móng ngựa rồi mới tỏ ra ăn năn hối cải để xin hưởng lượng khoan hồng.


Còn một số anh chị khác thì khi vào tù giở đủ trò, từ tuyệt thực cho đến vu cáo bị tra tấn đánh đập, mong “dư luận quốc tế” lên tiếng để mình được sớm ra tù.
Nếu cảm thấy đi tù là vinh quang thì sao phải bày trò đó nhỉ?
Thật ra đây là trò xúi trẻ con ăn c ét gà của số phởn động Hải ngoại.
Hơi tiếc là nhiều anh em “dân chủ” trong nước vẫn cứ ngây thơ tin vào, đi chống phá để cuối cùng vào ngồi tù “vinh quang”.
Vinh quang đâu chả thấy chứ cứ hát bài Xuân này con không về suốt!
Cứ chống phá Nhà nước rồi bị tống vào tù là được coi TÙ VINH QUANG ??? Thật ảo giác.

Thứ Ba, 7 tháng 12, 2021

MỘT KIỂU CHỐNG PHÁ RẺ TIỀN CỦA NHỮNG KẺ KHÔNG BAO GIỜ MUỐN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM PHÁT TRIỂN!

Mới đây, trang mạng của Vịt tần và một số nhà “dân chủ” đăng một bức ảnh xe cháy và tuyên truyền rằng đó là xe Lux của Vinfas bốc cháy. Chưa kể, các anh còn đưa ra lời khuyên là Vin cần khắc phục lỗi kỹ thuật này nếu muốn chen chân vào thị trường Mỹ.
Đọc tin này tôi biết ngay đây là kiểu chống phá re tiền nhằm đánh vào Hãng xe Vinfas của Vin.


Thứ nhất là thông tin về vụ “xe cháy” rất mơ hồ, chỉ qua nguồn Facebook của một anh “dân chủ cấp tiến”.
Thứ hai, cũng chưa ai khẳng định được xe đó là của Vinfas và lý do bốc cháy là do lỗi kỹ thuật như tuyên truyền của Vịt tần.
Chưa kể, nếu sự việc có thật thì đầy xe của các hãng xe hàng đầu thế giới cũng có thể bốc cháy vì các lỗi khác nhau.
Nó cũng giống như mấy tin trước đây các anh hay dùng để đánh Vin như xe bị gãy trục hay bong lốp…
Thực ra đây cũng chỉ là chiêu trò phá hoại nỗ lực của Vin trong việc đưa dòng xe của mình tiến sang thị trường Mỹ và rộng ra cả thế giới.
Bởi chúng không muốn Việt Nam có những tập đoàn mạnh và tên tuổi Việt Nam được bay cao trên trường quốc tế!
Chẳng phải tôi muốn quảng cáo cho Vin nhưng đọc những bài này của cánh phởn động, thấy chúng thật hèn mọn!
Lê Thu Hiền
Ps: Quý vị cứ nhìn xem, cái gì thuộc về vinh quang Việt Nam là chúng ra sức phá, từ kinh tế, chính tị, văn hóa xã hội...
Ông Nguyễn Cao Kỳ từng nói rất đúng "chúng như một lũ ô hợp... một lũ côn đồ... bao nhiêu năm nay...ở hải ngoại..."

KHÔNG ĐƯỢC CÓ BẤT KỲ HÀNH VI NÀO NGĂN CHẶN VIỆC PHỔ BIẾN QUỐC CA VIỆT NAM

Sáng 7/12, Lãnh đạo Bộ VHTTDL đã làm việc với các cơ quan liên quan về sự cố doanh nghiệp ngắt âm thanh Quốc ca Việt Nam trong trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Lào trong khuôn khổ AFF Cup 2020, ngày 6/12 trên một số nền tảng số trái quy định pháp luật.


Về việc này Bộ VHTTDL có ý kiến chính thức như sau:
Ca khúc Tiến quân ca là Quốc ca của Việt Nam. Bộ VHTTDL có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và phải thực hiện các biện pháp cần thiết gìn giữ phát huy giá trị của Quốc ca.
Pháp luật của Việt Nam quy định nghiêm cấm bất kỳ tổ chức, cá nhân nào, dưới bất kỳ hình thức nào có hành vi ngăn chặn, cản trở việc phổ biến tác phẩm này một cách trực tiếp hay gián tiếp (bao gồm trên mạng) theo quy định pháp luật.
Bộ VHTTDL yêu cầu tất cả các cá nhân, tổ chức thực hiện nghiêm, không được có bất kỳ hành vi nào ngăn chặn việc phổ biến Quốc ca Việt Nam.
Trên đây là ý kiến của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch được đăng tải trên website Chinhphu.vn lúc 11h50 ngày 7/12.
Thực hiện theo chỉ đạo kịp thời từ Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch từ hôm nay (7/12/2021), khán giả của Next Sports và người hâm mộ sẽ được hưởng thụ trọn vẹn, toàn bộ phần nghi lễ bao gồm Quốc ca trước mỗi trận đấu của đội tuyển Việt Nam trên mọi nền tảng phát sóng.

NGƯỜI HÙNG TRẦN VĂN KHÔI - XẢ THÂN CỨU NGƯỜI

Ngày 6-12, Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) đã trao giải “Hành động dũng cảm đặc biệt trên biển” (IMO Award for Exceptional Bravery at Sea) cho “người hùng” Trần Văn Khôi, nhân viên cứu nạn của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 (TP Đà Nẵng) thuộc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam.

Thuyền viên Trần Văn Khôi chuyên làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn thuộc tàu SAR 412 tại Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2. Ông được Hội đồng IMO bình chọn trong phiên họp lần thứ 125 nhận Giải thưởng vì đã dũng cảm cứu được 4 người trong vụ tàu hàng VIETSHIP 01 bị chìm tháng 10-2020 trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở Biển Đông.
Đây là lần đầu tiên IMO vinh danh một thuyền viên của Việt Nam vì có hành động dũng cảm khi cứu nhiều người trên biển.
Gồng mình vượt sóng cứu người
Sự cố bắt đầu xảy ra vào ngày 8-10-2020, lũ lụt trên diện rộng và gió bão đã khiến tàu hàng VIETSHIP 01 bị cuốn trôi và chìm ở vùng nước nông khi đang cập cảng Cửa Việt (tỉnh Quảng Trị). 12 thuyền viên trên tàu bị mắc kẹt, tập trung trên nóc cabin tàu. Trong tình huống đó, một số đơn vị cứu hộ ngay lập tức được triển khai nhưng kế hoạch cứu hộ không khả thi do điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Sáng ngày 9-10, chứng kiến cảnh 2 thuyền viên bị sóng mạnh cuốn trôi ra biển khi đang làm nhiệm vụ canh bờ, ông Khôi ngay lập tức buộc một sợi dây vào người, xả thân vượt những con sóng cao đến 5m và dòng chảy mạnh, giải cứu cả 2 người này. Chiều cùng ngày, 2 thuyền viên khác của tàu hàng bị nạn đã may mắn được sóng đánh dạt vào bờ.
Ngày 10-10, một tàu cá khác đã bị đánh chìm trong quá trình tiếp cận tàu VIETSHIP 01 do sóng biển cao và mạnh. Một ngư dân bị sóng dữ cuốn vào bờ nhưng 3 người khác phải leo lên tàu VIETSHIP 01 để đảm bảo an toàn.
Chiều 10-10, không chút chần chừ, ông Khôi tiếp tục xung phong tìm phương án tiếp cận khác, bằng cách dùng súng bắn dây nối tàu bị chìm vào bờ. Điều kiện biển khắc nghiệt đã cản trở mọi nỗ lực cứu hộ khiến 2 thành viên phi hành đoàn phải nhảy xuống nước. Một lần nữa, ông Khôi lại liều mình bơi giữa những “bầy” sóng dữ để cứu các ngư dân.
Đến ngày 11-10, trực thăng cứu hộ được triển khai đến hiện trường và những người sống sót còn lại đã được đưa đến nơi an toàn.
Những ngày quăng quật trên biển như thế đã không còn xa lạ với thuyền viên Trần Văn Khôi. Sinh ra và lớn lên ở quê hương Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Hàng hải, Trần Văn Khôi vào Đà Nẵng nhận nhiệm vụ. Tính đến nay, ông đã có 10 năm là thuỷ thủ tàu SAR 412 và 5 năm là nhân viên cứu nạn thuộc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực 2.
Tình người tỏa sáng giữa những con sóng dữ
Ông Trần Văn Khôi chia sẻ: “Tôi hy vọng với sự ghi nhận này, tôi có thể lan tỏa tinh thần dũng cảm, ý chí quật cường của người Việt Nam đến thuyền viên cả nước để trong tương lai chúng ta có nhiều tấm gương sáng, phấn đấu xây dựng ngành hàng hải nước nhà phát triển”.
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Xuân Sang đánh giá: “Hành động của anh Khôi đã thật sự vượt quá khả năng của người bình thường ở trong điều kiện đặc biệt khó khăn. Tôi lấy làm vinh dự, cảm kích trước sự quan tâm, đánh giá của IMO với thuyền viên của chúng ta. Hành động đặc biệt dũng cảm của anh Khôi góp phần nâng cao vị thế ngành hàng hải Việt Nam và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế”.
Ngày 19-8-2021, Đại diện phái đoàn Hoa Kỳ tại Việt Nam Chistoper Klein đã gửi thư tới Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang (lúc đó là Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam), nhấn mạnh: “Những nỗ lực kéo dài 3 ngày của Trung tâm nhằm giải cứu các thuyền viên quả đúng là anh hùng. Anh Khôi đã 3 lần quên mình, đặt bản thân vào tình thế hiểm nguy để cứu những thuyền viên của tàu VIETSHIP 01 đang bị mắc cạn. Khi gặp phải điều kiện biển động và thời tiết khắc nghiệt, anh Khôi và các nhân viên cứu nạn khác đã cho thấy sức chịu đựng tinh thần và thể chất to lớn. Sự quả cảm phi thường của họ đã tạo nên một cuộc giải cứu kịch tính, cứu sống hơn một tá sinh mạng”.
Quay ngược lại quá khứ, những câu chuyện xung quanh công tác cứu nạn, cứu hộ trong đợt lũ lớn cuối năm 2020 là minh chứng cho lòng dũng cảm và tình thương giữa người với người của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, báo cáo sơ kết về công tác phối hợp cứu nạn 9 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch 3 tháng cuối năm 2021, ông Vũ Việt Hùng, Phó tổng giám đốc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam cho biết, dưới sự chỉ đạo sát sao của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam, công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển luôn đảm bảo thường trực 24/7, sẵn sàng thu nhận thông tin và xử lý kịp thời 100% các sự vụ liên quan đến tai nạn và sự cố hàng hải trên vùng biển có trách nhiệm tìm kiếm cứu nạn của Việt Nam.
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, năm 2021, trên toàn thế giới có 37 cá nhân được 23 quốc gia thành viên và 4 tổ chức quốc tế đề cử nhận giải thưởng IMO về hành động dũng cảm trên biển. Với lòng dũng cảm, ý chí và sức chịu đựng phi thường, ông Trần Văn Khôi đã vượt qua 36 cá nhân để nhận giải thưởng danh giá này. Một lần nữa, ngành hàng hải Việt Nam lại được tôn vinh trên trường quốc tế.
Mỗi trận bão tố, thiên tai chính là một cuộc tập trận rèn luyện ý chí, nghị lực và đúc rút kinh nghiệm, tạo nên “tinh thần thép” cho cả những ngư dân và lực lượng tìm kiếm, cứu nạn. Tinh thần ấy được hun đúc nên từ ý chí, nghị lực và đặc biệt là truyền thống “thương người
như thể thương thân” của dân tộc Việt.