KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2022

ỨNG DỤNG DỮ LIỆU DÂN CƯ GÓP PHẦN XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ SỐ, XÃ HỘI SỐ, KINH TẾ SỐ, CÔNG DÂN SỐ

Chiều 2/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số chủ trì cuộc họp kiểm điểm tiến độ, thúc đẩy triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).

Báo cáo và các ý kiến tại cuộc họp cho thấy, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ triệu tập Hội nghị toàn quốc và có những chỉ đạo quyết liệt, công tác chỉ đạo, triển khai Đề án tiếp tục được thúc đẩy đồng bộ, mạnh mẽ, nên mặc dù thời gian nghỉ Tết Nguyên đán dài nhưng những nhiệm vụ trọng tâm của Đề án cơ bản được bảo đảm đúng tiến độ, một số nội dung đã vượt tiến độ đề ra.
Về kết quả thực hiện các nội dung trọng tâm của Đề án, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 08 năm 2022 quy định danh mục sản phẩm khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; đã hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ dự thảo Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân, dự thảo Nghị quyết Chính phủ và Tờ trình của Chính phủ; đã dự thảo Nghị định định danh và xác thực điện tử (hiện đang xin ý kiến các đơn vị liên quan và lấy ý kiến nhân dân).
Đặc biệt, việc triển khai cung cấp các dịch vụ công thiết yếu liên quan đến người dân đạt kết quả tích cực. Bộ Công an phối hợp VPCP đã hoàn thành việc tích hợp, cung cấp dịch vụ xác thực thông tin về số Chứng minh nhân dân (9 số) với căn cước công dân trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và Cơ sở dữ liệu thuế phục vụ xác thực thông tin về người nộp thuế trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực thuế.
VPCP đã ban hành hướng dẫn tích hợp, kết nối chia sẻ giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh phục vụ xác thực, chia sẻ thông tin công dân khi thực hiện thủ tục hành chính theo nguyên tắc không yêu cầu khai báo lại các thông tin đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Tiến độ thực hiện 25 dịch vụ công thiết yếu liên quan đến người dân theo Đề án đang được Bộ Công an và các bộ, ngành đẩy nhanh thực hiện bảo đảm tiến độ, bước đầu có hiệu quả tích cực, hồ sơ tiếp nhận tăng từng ngày. Đặc biệt là lĩnh vực cư trú, trước khi triển khai Đề án, trung bình 1 ngày tiếp nhận 1.225 hồ sơ, sau khi triển khai đề án, số lượng tăng gấp đôi, kết quả giải quyết đúng hạn tăng từ 89% lên 96,5%.
Về nhóm tiện ích phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Công an phối hợp với 25 doanh nghiệp lớn để triển khai các nhiệm vụ của Đề án. Bộ Công an cung cấp việc xác thực danh tính của người dân qua thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử được trang bị tại các quầy giao dịch của một số ngân hàng.
Về phục vụ phát triển công dân số, Bộ Công an đã tổ chức triển khai cấp tài khoản định danh điện tử trên cả nước từ ngày 25/02/2022 cho công dân kết hợp với việc cấp căn cước công dân.
Về kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư, đã tổ chức kết nối thành công dữ liệu bảo hiểm (Bảo hiểm xã hội Việt Nam), dữ liệu mã số thuế cá nhân (Bộ Tài chính), dữ liệu học sinh (Bộ Giáo dục và Đào tạo), dữ liệu trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), dữ liệu đăng ký sử dụng điện (Tập đoàn Điện lực); tiếp tục triển khai thống nhất kỹ thuật với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Giao thông vận tải.
Bộ Công an đã phối hợp Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoàn thành giải pháp và triển khai thành công việc đồng bộ 36 triệu dữ liệu thẻ bảo hiểm y tế vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và căn cước công dân để phục vụ người dân chỉ sử dụng một loại giấy tờ căn cước công dân khi đi khám bệnh (tích hợp sử dụng thẻ căn cước công dân thay cho thẻ bảo hiểm y tế).
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, sự tích cực vào cuộc của Thường trực Tổ công tác và các cơ quan. Đề án được triển khai trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, kết nối với các nền tảng khác để khai thác tối đa hiệu quả, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số, công dân số, kinh tế số; giúp công tác quản lý thống nhất, tập trung, minh bạch, thuận lợi, tiết kiệm (chi phí, thời gian, công sức…) và hiệu quả nhiều mặt.
Về nhiệm vụ sắp tới, Thủ tướng cơ bản với 06 đề xuất kiến nghị của Tổ công tác.
Thứ nhất, chỉ đạo các bộ, ngành, UBND các địa phương khẩn trương triển khai Đề án, trong đó phải triển khai đầy đủ các nội dung, phân công trách nhiệm cụ thể để tổ chức thực hiện đúng tiến độ các nhiệm vụ được giao.
Thứ hai, đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan đến thực hiện các nhiệm vụ của Đề án.
Thứ ba, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế chi kinh phí các dự án công nghệ thông tin, nhất là khắc phục những lỗ hổng về an ninh, an toàn để kịp thời phục vụ Đề án.
Thứ tư, các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm các quy định về bảo đảm an ninh, an toàn trong quá trình kết nối, chia sẻ dữ liệu.
Thứ năm, các bộ, ngành khẩn trương thực hiện kết nối, đồng bộ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo đúng lộ trình Đề án 06.
Thứ sáu, đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai thực hiện Đề án tại các địa phương, tập trung nguồn lực, ưu tiên triển khai thực hiện tại 05 thành phố trực thuộc Trung ương, giao UBND TP. Hà Nội triển khai làm điểm.

ĐỪNG MANG DANH "PHẢN CHIẾN", "TRỪNG PHẠT" MÀ LÀM RA NHỮNG TRÒ TI TIỆN NÀY - NÓ KHỐN NẠN LẮM

-----
Cách đây ít phút, Ủy ban Paralympic quốc tế (IPC) đã quyết định cấm các vận động viên của Nga & Belarus tham dự thế vận hội Paralympic 2022.

Theo thông tin từ Liên đoàn thể thao người khuyết tật Nga, họ dự kiến có 71 vận động viên thi đấu tại Paralympic mùa Đông 2022, tổ chức vào ngày 4/3 tại Bắc Kinh. Lý do quyết định được IPC đưa ra là do ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh giữa Nga & Ukraine.
Theo IPC, quyết định này có hiệu lực ngay lập tức!

Thứ Tư, 2 tháng 3, 2022

BỞI CHIẾN TRANH ĐÂU PHẢI TRÒ ĐÙA...

Bố em, 18 tuổi vào bộ đội. Năm đó là 1974, chiến tranh đã vào hồi cuối, bố là lớp tân binh nên còn huấn luyện chán chê để rồi tuyển lựa “đi B”. May mắn thay, bố chưa đến đợt đi B thì chiến tranh kết thúc, 1977 bố giải ngũ trở về, cưới vợ.

Tháng 8/1978, chị cả em ra đời, sau đó chỉ một tháng, chú Tư – em trai ruột của bố em, có lệnh gọi nhập ngũ. Chú vừa nhát vừa hiền, lại vừa cưới vợ nên bố xin đi thay chú. Đất nước đang cần người đã có kinh nghiệm, đơn tình nguyện của bố được chấp thuận ngay. Mẹ em, chị và ông bà tiễn bố lên đường.
Vài tháng sau, bố đi K (chiến trường Campuchia). Chuyến tàu đưa bố đi từ ga Hải Phòng, đơn vị bố có hơn 40 người Hải Phòng, vào đến Quảng Trị còn 14 người. Họ nhảy tàu vì đi B thì sẵn sàng nhưng đi K thì khác.
.
Chiến tranh đâu phải trò đùa.
Thời gian đầu còn có chút tin bố về nhà, càng về sau càng biền biệt. Mấy năm sau có giấy báo tử gửi về, bà nội khụy xuống trước thềm nhà. Suốt tháng trời bà mê man chỉ đòi chống gậy đi tìm con, bà bảo bố em không thể nào chết được.
Mẹ ôm chị gái em từ căn nhà riêng về ở với ông bà vì chị ốm quá, lên sởi mủ xanh mủ vàng đã có lần thiếp đi, chú mang ra góc giường đặt, mẹ khóc ngất, bỗng thấy cánh tay chị vời lên, mẹ lại ôm chị, chăm nuôi bú mớm. Những năm tháng ấy, bố vẫn biền biệt bên kia, không hay biết gì về tình cảnh bi đát của con thơ, mẹ già.
Rồi bố bị thương trong một lần đi họp giao ban buổi tối: đạp trúng mìn, bàn chân dập nát, đồng đội đưa về trạm quân y dã chiến giữa cánh đồng hoang. Sợ tiếp tế đến không kịp, bác sĩ y tá cưa chân cho bố, cưa sống, đồng đội hát quốc ca bao nhiêu vẫn không át nổi tiếng gào thét. Rồi 2 ngày sau bố mới được chuyển về Sài Gòn bằng trực thăng, lần này nằm viện, cưa thêm một lần nữa vì vết cưa cũ bị nhiễm trùng. Điều dưỡng thêm vài năm nữa 1/3 chân phải của bố đã không còn, một mảnh đạn găm ở đùi và hai tai bị điếc nhẹ. Bố về nhà với giấy chứng thương 2/4, mất sức 65%. Nhưng còn về được đã là đại phúc cho cả nhà mình, bố kể hồi mới sang được một tháng, chính tay bố đã phải gói hài cốt của bạn mình để trực thăng mang về.
Ngày bố về, nét mặt dữ dằn hơn, những cơn đau mê sảng thỉnh thoảng vẫn trở lại, chị em nhất định không nhận bố vì sợ cái nạng và cái chân gỗ bố tháo ra lắp vào mỗi sáng tối. Ngay cả đến đời con trai của chị, cháu ngoại của bố, mỗi lần nhìn cái chân ấy nó đều khóc thét. Bố mất cả tháng trời chỉ để làm quen và ôm con gái mình vào lòng mà không làm nó sợ. Đúng, em là gái, em chỉ nhìn những thứ xung quanh mình, em nhìn thấy chiến tranh và hậu quả của nó trong suốt 18 năm sống bên bố, những lần sợ hãi đến run rẩy khi bố em mắt vằn tia máu lên nóng giận vì những điều không lớn lao gì, khi bố em những đêm rên rỉ trong vô thức vì mảnh đạn trong người, khi bố em có những lần đi xe máy hơi quẹt xe đã ngã vì không thể dùng chân giả mà chống như người ta được.
Bố em chưa một lần than vãn gì về chiến tranh, kêu ca gì về sự đãi ngộ của nước nhà cho những người thương bệnh binh như bố, bố vẫn bươn chải bán buôn ngược xuôi để nuôi con học hành. Em nhớ mãi một lần lớp 11, em học kém bị bố đánh, đánh xong bố nói rất nhiều, nhưng có một câu em không thể nào quên được, bố bảo: “Chị em chúng mày đang đi học bằng tiền xương máu của tao đấy con ạ”. Đúng, chúng em từ Cấp 1 cho đến hết Đại học đều được miễn học phí vì bố là thương binh.
Bao nhiêu năm em sống trên đời là bấy nhiêu năm em thấy mẹ chăm bẵm bố em từ miếng cơm, phích nước, ấm trà, là thấy mẹ chịu đựng đủ sự nóng nảy của bố do thay đổi tâm tính từ lúc trở về. Có đôi lần ai đó nói đến chiến tranh, mẹ em chỉ lơ đãng nói một điều: “Kể cả có chiến tranh, thằng HA (em trai em) nhà này cũng không bị gọi đi nhập ngũ đâu, nó con một, bố lại thương binh yếu đuối thế kia”.
Các bạn có thể cười rằng mẹ suy nghĩ hạn hẹp và ích kỷ, nhưng nếu các bạn đã từng vùi cả tuổi xuân của mình để chờ chồng, nuôi cha mẹ già con thơ và dành cả cuộc đời để xoa dịu những vết thương chiến tranh, các bạn sẽ dễ cảm thông cho mẹ em biết chừng nào. Chiến tranh không đùa với ai cả, cũng không phải cứ hạ súng thì đã là kết thúc thế nên, còn hòa bình được ngày nào, hãy cố mà gìn giữ.

QUAN ĐIỂM CỦA VIỆT NAM VỀ TÌNH HÌNH UKRAINE TẠI PHIÊN HỌP ĐẶC BIỆT CỦA LIÊN HIỆP QUỐC

Tại phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc về Ukraine, Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam về giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật quốc tế.

Trong ngày 1-3 - ngày thứ hai của phiên họp đặc biệt do Liên Hiệp Quốc tổ chức về tình hình Ukraine - hơn 100 nước và các tổ chức đã phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm về vấn đề quan trọng này. Tại đây, Việt Nam lên tiếng kêu gọi các bên đối thoại và bảo vệ người dân.
Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang - trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc - chia sẻ từ lịch sử phải trải qua chiến tranh đau thương dai dẳng của chính mình, Việt Nam thấy rằng chiến tranh và xung đột thường xuất phát từ các học thuyết lỗi thời về chính trị cường quyền, tham vọng thống trị, áp đặt và sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế.
Đại sứ khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam về giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hiệp Quốc, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ, không sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Về tình hình Ukraine, đại sứ bày tỏ quan ngại sâu sắc và kêu gọi kiềm chế, chấm dứt các hành động sử dụng vũ lực, nối lại đối thoại và tìm kiếm giải pháp lâu dài cho các bất đồng.
Theo đó, Đại sứ Đặng Hoàng Giang hoan nghênh cuộc đối thoại ngày 28-2 giữa hai phái đoàn Ukraine và Nga và mong muốn các bên liên quan tiếp tục duy trì đối thoại, hướng tới giải pháp nêu trên.
Bên cạnh đó, ông Giang nhấn mạnh cần bảo đảm an ninh, an toàn của người dân, bảo vệ các cơ sở hạ tầng thiết yếu theo luật nhân đạo quốc tế và đề nghị cộng đồng quốc tế thúc đẩy viện trợ nhân đạo cho dân thường.
Đại sứ đề nghị các bên liên quan bảo đảm an ninh, an toàn cho các cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống ở Ukraine, trong đó có cộng đồng người Việt Nam và tạo điều kiện thuận lợi cho việc sơ tán các công dân Việt Nam đến nơi an toàn.

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2022

RẬN CHỦ” TRẦN VĂN BANG ĐÃ ĐƯỢC NHẬP KHO!

Ngày 1.3, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP.HCM đã tiến hành bắt giam bị can Trần Văn Bang (61 tuổi, trú tại số 860/60X/27 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.25, Q.Bình Thạnh) để điều tra về hành vi tàng trữ, soạn thảo, đăng tải và tán phát trên mạng internet các bài viết có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn TP.

Hành vi của Trần Văn Bang đã phạm vào điều 117, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).
Liên quan đến sự việc nói trên, ngày 24.11.2021, Công an TP.HCM đã khởi tố vụ án “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Ngày 23.2, Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét nơi ở của Trần Văn Bang. Công an TP.HCM đã thu được một số sách, tài liệu của Trần Văn Bang có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc chống phá Nhà nước. Công an TP.HCM tiếp tục điều tra làm rõ hành vi phạm tội của bị can Trần Văn Bang và các đối tượng liên quan để xử lý theo đúng quy định pháp luật.

NÓ LẠ LẮM

Bản thân bà và Chính thể mà bà đang phục vụ đã và muốn xóa sạch, đập hết, lật đổ hết những chứng tích, di sản, thành tựu của chủ nghĩa cộng sản và những vinh quang mà Lênin cũng như Liên Xô gây dựng, nhưng bây giờ bà lại xúi giục một quốc gia cộng sản với 90 năm tuổi Đảng lên tiếng, thay đổi lập trường trung lập của mình. Đừng, đừng bao giờ DẠY Việt Nam về ngoại giao, vì tầm của bà không đủ tuổi.

P/s: Cả Nga và Ukraine đều là những người bạn truyền thống, tốt đẹp của đất nước chúng tôi. Đúng sai thế nào trong chiến sự này hãy để lịch sử phán xét. Không có đồng minh vĩnh viễn, bạn bè vĩnh viễn, chỉ có lợi ích dân tộc, quốc gia là vĩnh viễn và tối thượng.

Thứ Hai, 28 tháng 2, 2022

NỖI ĐAU THẤU TRỜI

-----------
Lật ca nô khiến 17 người chết, mất tích: Gia đình 14 người, chỉ 6 người sống sót
14 người trong gia đình ông Đẩn đi trên chuyến ca nô bị tai nạn tại biển Cửa Đại, chỉ 6 người may mắn được cứu sống, 6 người tử vong và 2 cháu nhỏ còn mất tích.

Sáng 27/2, trên khu vực biển Cửa Đại, (Hội An, Quảng Nam), các lực lượng triển khai hơn 300 người, cùng hàng chục thiết bị, tàu thuyền quần thảo vùng biển tìm kiếm 2 nạn nhân còn mất tích là cháu Nguyễn Minh Quang, Nguyễn Mai Anh (cùng 3 tuổi, trú Hà Nội).
Trên bờ, thân nhân những người bị nạn và nhiều người dân đứng lặng cầu nguyện sớm tìm thấy 2 cháu bé.
Khóc cạn nước mắt, ông Ngô Văn Đẩn (trú thôn Đoài, xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội) cho biết, mình là bác ruột của các cháu. Theo ông Đẩn, gia đình ông đi Hội An 14 người, nay chỉ còn 6 người sống sót, 8 người bị cuốn đi.
“Trước khi đi, 14 người trong nhà chỉ báo là đi du lịch. Ai cũng vui vẻ. Vé đi Hội An đã đặt trước gần 2 năm, nhưng vì dịch bệnh chưa đi được. Gần đây, cả nhà mới tranh thủ đi du lịch cùng nhau, mong muốn gắn kết gia đình. Tôi tuổi cao, không đi nổi nên ở nhà”, ông Đẩn nói.
Chiều 26/2, ông Đẩn nhận tin dữ, rồi ngã quỵ. Ông không tin nổi lần tiễn các cháu ra sân bay cũng là lần cuối nhìn mặt 8 người thân trong gia đình. Đến sáng 27/2, 2 cháu Nguyễn Minh Quang, Nguyễn Mai Anh vẫn chưa tìm thấy.
Ông Đẩn cho biết thêm, gia đình ông phần lớn đều làm công nhân tại Nhà máy cơ khí Nam Hồng (huyện Đông Anh). “Các cháu trong nhà đều cố gắng làm ăn, kinh tế cũng ổn định. Bây giờ các cháu đi hết rồi. Các chú, các bác không còn ai để nói chuyện, gia đình không còn một ai!”, ông Đẩn nức nở.
Thân nhân của những nạn nhân xấu số cho biết thêm, gia đình đã thống nhất hỏa táng cho người nhà tại Trung tâm Hỏa táng An Phước Viên (xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng). Sau đó, ông Đẩn đem tro cốt của các cháu, các con về an táng ở nghĩa trang quê nhà.
“Đến tận 8 thi thể, nếu đem về nhà thì đau đứt lòng, nên gia đình quyết định hỏa táng cho các cháu, các con”, ông Đẩn chia sẻ.
Trước đó, 14h ngày 26/2, phương tiện QNa1152 của Công ty TNHH MTV Du lịch Phương Đông chở 39 người từ Cù Lao Chàm về Cửa Đại. Về đến gần bờ Cửa Đại, thuyền gặp dòng nước cạn, bị tai nạn, khiến 13 người chết, mất tích 4 người.
Khoảng 0h30 ngày 27/2, lực lượng chức năng đã tìm thấy thêm 2 thi thể nạn nhân, hiện 2 nạn nhân mất tích còn lại vẫn đang được tìm kiếm.

KHÔNG PHẢI DẠY CHÍNH PHỦ VIỆT NAM CÁCH NGOẠI GIAO!

Không ít người Việt mong muốn Việt Nam gỡ bỏ tư tưởng trung lập hoặc các đoạn “văn mẫu” như “quan ngại sâu sắc”, “kêu gọi đàm phán hòa bình”... vì lo ngại Việt Nam sẽ bị Trung Quốc xâm lược trong tương lai mà không có quốc gia nào giúp đỡ. Tại sao cứ nhất định là phải ủng hộ một phe nào đó (Nga hoặc Ukraine) thì mới là bảo vệ cho chủ quyền dân tộc?

Trong sách trắng Quốc phòng Việt Nam có ghi rõ “bốn không”, đó là không tham gia liên minh quân sự, không tham gia nước này chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác và sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”.
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, có nhiều lời đề nghị phi chính thức hoặc tin đồn rằng Việt Nam sẽ cho các quốc gia lớn thuê đất để xây dựng các căn cứ quân sự. Như cho Nga thuê lại quân cảng Cam Ranh, cho Hoa Kỳ thuê Đà Nẵng và Quy Nhơn lập căn cứ quân sự hay Trung Quốc bỏ 50 tỷ đô la thuê lại Cam Ranh… Đối diện với luồng thông tin nhiễu loạn đó, phản ứng của Việt Nam bác bỏ một cách mạnh mẽ, tạo niềm tin cho khu vực và quốc tế về thái độ trung lập nhất quán của chúng ta.
Tính đến 01/2022, Việt Nam có tới 15 FTA với các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức lớn từ khắp nơi trên thế giới. Việt Nam có một sự “cân bằng hoàn hảo” trong lĩnh vực hợp tác, phát triển kinh tế. Chúng ta có ACFTA với Trung Quốc thì cũng có AIFTA với Ấn Độ, có EVFTA với khối EU thì cũng có VN – EAEU FTA với khối Nga, Belarus, Amenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan. Việt Nam tham gia VJEPA với Nhật Bản thì cũng có tham gia AKFTA, VKFTA với Hàn Quốc… Sau khi Vương Quốc Anh rời EU thì chúng ta thì UKVFTA giữa Việt Nam với Vương Quốc Anh cũng nhanh chóng có hiệu lực…. Ngoài ra còn có các hiệp định với tư cách là thành viên ASEAN, CPTPP…
Chúng ta nhập khẩu nhiều từ Trung Quốc, lại xuất siêu nhiều sang Hoa Kỳ. Chúng ta hoạt động thăm dò dầu khí với Nga, nhưng cũng mua nhiều LNG (khí hóa lỏng) phục vụ nền công nghiệp sản xuất điện khí từ Hoa Kỳ nhằm tránh thâm hụt thương mại, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường…
Trước khi tiếp Phó Tổng thống Hoa Kỳ Harris và nhận 1 triệu liều vaccine, thì phía Trung Quốc và Việt Nam cũng gặp nhau và Trung Quốc đã hỗ trợ chúng ta khoảng 3 triệu liều vaccine vào thời điểm gặp mặt đó. Trong 2 ngày liên tiếp, chúng ta đều bày tỏ thiện chí trở thành người bạn tốt, người đối tác tốt với hai cường quốc cùng các cam kết tạo điều kiện đầu tư, kinh tế, ngoại giao tốt cho doanh nghiệp hai bên… Phó Tổng thống Hoa Kỳ có những lời nói không hay về Trung Quốc ngay tại Hà Nội, nhưng đó là phía Hoa Kỳ, còn chúng ta thì không.
Khi Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc sang Hoa Kỳ tham gia Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, chúng ta cũng không vì ngợp trước cái bóng của siêu cường, vẫn mạnh dạn phê phán chính sách cấm vận của Hoa Kỳ nhắm vào người bạn Cuba. Trước khi ghé qua New York thì Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã hoàn tất chuyến thăm Cuba… Đúng với tinh thần: “Chúng tôi quan hệ máu thịt với Cuba. Ngoài tình cảm truyền thống giữa hai nước, Việt Nam còn muốn thế giới thấy chúng tôi không bao giờ bỏ bạn. Các ông có thể không thích, nhưng chắc các ông cũng mong có được những người bạn thủy chung như thế".
Rõ ràng, có thể là hơi tự cao khi nói Việt Nam đang làm tốt hơn Ukraine trong quan hệ ngoại giao, kinh tế, chính trị cả song phương và đa phương. Dĩ nhiên, Ukraine có thành công hay không thì điều đó lại phụ thuộc vào tương lai của họ, một tương lai rất xa và rất mịt mù… Còn Việt Nam, vẫn làm đang chủ vận mệnh của bản thân chúng ta, một vận mệnh độc lập, tự cường và tự quyết.
Trong những giờ phút khó khăn của lịch sử, chúng ta có nhiều người bạn giúp đỡ. Nhưng như đã nói, muốn người khác giúp đỡ, thì phải chứng minh cho họ thấy chúng ta xứng đáng. Không ai muốn phí thời gian cho những gì không xứng đáng cả.
Thay vì lên mạng lo ngại bị xâm lược và ngồi “vẽ đường cho Chính phủ” - mà cái “đường” nhiều người vẽ lại là một con đường dở hơi. Thì hãy dành thời gian để lao động, học tập, hãy trở thành những người dân văn minh, tự khắc đất nước sẽ hùng cường. Khi đất nước đã hùng cường về nhiều mặt, há gì sợ quân xâm lược?

Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2022

MUỐN ĐƯỢC TRUNG LẬP THÌ VIỆC ĐẦU TIÊN LÀ BẢN THÂN NƯỚC ĐÓ PHẢI MẠNH

Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng để trở thành một quốc gia trung lập thì chỉ cần có một nền ngoại giao khôn khéo là được, thế nhưng ít người lại biết rằng:
- Ottoman trước thế chiến 1 cũng từng muốn trở thành một nước trung lập, thế nhưng những bất ổn và xung đột lợi ích quốc gia đã thôi thúc họ tham gia thế chiến, và thế rồi đế quốc vĩ đại ấy cũng bị sụp đổ luôn khi thua trận
- Trước thế chiến 2 thì Bỉ cũng là một nước trung lập nhưng do nền quân sự yếu kém nên họ đã bị Đức nghiền nát và sau đó Bỉ đã tham gia phe đồng minh để chống Đức

- Thái Lan cũng từng là quốc gia trung lập trong thời kì mà cả châu á bị nô dịch bởi thực dân phương tây, và cái giá của việc trung lập đó chính là Thái Lan phải cắt 40% diện tích lãnh thổ khi ấy để tránh việc bị Anh hoặc Pháp chiếm đóng, chưa kể suốt hàng trăm năm Thái Lan vẫn phải đóng đủ loại thuế phí vô lí cho cả Anh và Pháp
Vậy để trung lập mà vẫn toàn vẹn lãnh thổ và có tiếng nói quốc tế thì phải làm thế nào ?
Câu trả lời xác đáng nhất cho việc này đó phải chính bản thân quốc gia trung lập đó phải mạnh, nếu trung lập bằng ngoại giao thì thời bình vẫn ổn nhưng đến khi chiến tranh nổ ra thực sự thì những hiệp ước, những lời hứa hẹn đó chỉ như lời nói gió bay, và để minh chứng cho câu trả lời trên thì có lẽ Thuỵ Sĩ và Việt Nam chính là câu trả lời thoả đáng nhất
Thuỵ sĩ nổi tiếng là quốc gia hoà bình và trung lập thế nhưng ít ai biết rằng quân đội Thuỵ Sĩ luôn là một quân đội cực kì thiện chiến từ xưa đến nay, thậm chí Hitler từng có ý định xâm lược Thuỵ Sĩ thế nhưng sau khi được các tướng lĩnh dưới trướng phân tích và đánh giá thì ông đã từ bỏ ngay ý định đó, Thuỵ Sĩ có hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại và họ còn có đủ hầm trú ẩn cho công dân nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân, Thuỵ Sĩ đến nay vẫn còn duy trì chế độ nghĩa vụ quân sự cho cả nam lẫn nữ nên chỉ cần tổng động viên là gần như cả nước Thuỵ Sĩ có thể đầy đủ mũ giáp để chiến đấu, các hệ thống đừơng cao tốc ở Thuỵ Sĩ có thể biến thành đường băng để máy bay chiến đấu đáp xuống, ngoài ra nền khoa học quân sự của Thuỵ Sĩ cũng cực kì tiên tiến, những ai đam mê đồ quân sự chắc cũng không lạ gì với những món hàng hot như dao Thuỵ Sĩ, nón cối Thuỵ Sĩ hay súng trường Thuỵ Sĩ
Việt Nam để được vị thế thế trung lập như hiện nay đã phải đánh đổi bằng máu của biết bao thế hệ, 3/5 hội đồng bảo an LHQ đều bị Việt Nam đánh bại nên trong mắt các nước lớn thì Việt Nam chưa bao giờ là một đối thủ dễ bị bắt nạt cả, Liên Xô sụp đổ nhưng Việt Nam vẫn quyết không ngả về bất kì quốc gia nào, Trung Quốc phát triển như vũ bão nhưng Việt Nam vẫn không phụ thuộc hay xu nịnh, Việt Nam dám thẳng mặt bênh vực Cuba và chỉ trích Mỹ vì vấn đề cấm vận mà không một chút sợ hãi, thế nhưng Việt Nam vẫn làm ăn, hợp tác với những cựu thù như Mỹ, Trung Quốc, Pháp mà không phải thù hằn cực đoan như Iran hay Triều Tiên. Chính một Việt Nam nhu cương đúng lúc ấy đã tạo nên cái uy tín khiến cho nước khác phải vừa nể, vừa sợ nhưng không thể ghét Việt Nam được.

THỂ THAO VÀ CHÍNH TRỊ!

Hôm nay, rất nhiều người hả hê khi thấy các cầu thủ Man City khoác lá cờ Ucraina ra sân; đồng thời ra sức ủng hộ nhiều đội tuyển quốc gia tuyên bố không thèm đá với đội bóng Nga. Nhưng chỉ cách đây thời gian, mấy anh dân chủ lại ra sức chửi bới cổ động viên Việt Nam đem cờ Tổ quốc hay ảnh Bác vào sân vận động. Họ cho rằng là phi thể thao, bởi lẽ thể thao phải tách bạch với chính trị, và đó là quy định rõ của nhiều liên đoàn thể thao, trong đó có FIFA.

Thể thao có được liên quan đến chính trị hay không? FIFA hay Uỷ ban Olympic đã nhiều lần khẳng định là xử phạt nghiêm với cầu thủ hay đội bóng nào cố tình đem chính trị vào thể thao.
Năm 1999, khi Nato và đồng minh oanh tạc Nam Tư (cũ), đã có rất nhiều phản ứng của giới bóng đá với cuộc chiến này. Ở Madrid, trước cửa đại sứ quán Mỹ, tiền đạo Mijatovic khoác lá cờ Nam Tư trên mình và đứng đó thể hiện sự phản đối. Ở Nhật, Stojkovic kéo tấm áo đấu lên mỗi khi ghi bàn để bày tỏ thông điệp “NATO, hãy ngừng oanh tạc’. Ở Ý, hậu vệ Mihajlovic của Lazio cũng mặc chiếc áo tương tự, với dòng chữ “NATO, dừng ném bom”. Và Mihajlovic đã bị FIFA ra án phạt về hành vi của mình, với phán quyết gắn đến hai chữ “chính trị”.
Trong kỳ Olympic vừa qua, 2 vận động viên Trung Quốc cũng bị uỷ ban Olympic trừng phạt vì "dám" đeo huy hiệu Mao Trạch Đông khi nhận huy chương.
Ấy vậy mà 23 năm sau, FIFA lại làm ngơ cho những hành động của các đội tuyển từ câu lạc bộ đến đội tuyển quốc gia. Có vẻ, dẫu cố tình tỏ ra khách quan, nhưng rốt cuộc FIFA hay Uỷ ban OLYMPIC vẫn luôn bị chi phối bởi yếu tố chính trị và trung hợp nó lại trùng với quan điểm của các quốc gia phương Tây.
Và mình khẳng định tất nhiên là không rồi vì FIFA, UEFA sống nhờ chính phủ nào thì phục vụ cho chính phủ ấy thôi.