KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2022

BỎ PHIẾU TRẮNG GIÚP VIỆT NAM CÓ GÌ?

1. Mua được xăng dầu giá rẻ, về lại mốc 22.000 thời điểm trước khi bùng nổ dịch.

2. Hàng hoá thông thương không bị vướng bận gì, GDP tăng trưởng 9 tháng đầu năm quá ấn tượng khiến UOB phải thay đổi dự báo GDP cả năm của VN sẽ đạt 8.2% thay vì 7% như hồi đầu năm.
3. Lạm phát cả năm ước đạt 3.87% vẫn dưới 4% như chỉ tiêu quốc hội đề ra.
4. VND vẫn ở mức bình ổn không mất giá thê thảm như Yên và EUR.
5. Tình hình chính trị xã hội ổn đỉnh, không có cảnh người dân ra đường biểu tình vì khí đốt và điện đóm.
6. Dân vẫn trà đá và ngồi nhậu chém nhiệt chuyện thiên hạ, xuất hiện rất nhiều Da Cát Dự và Tư Mã Đoán online.
7. Thái độ trung lập, nhất quán, không làm mất lòng bố con thằng nào.
8. Được bầu vào hội đồng nhân quyền thế giới.
P/s: Cái 8 không liên quan lắm nhưng kệ, liệt vào cho mấy bác khát nước tức chơi. 7 cái còn lại cũng liệt vào cho vui vì VN tăng trưởng kinh tế là nhờ vào sức lực của toàn Đảng toàn dân chứ ko riêng gì cái phiếu trắng đâu nên mấy bác nghiêm túc đừng căng quá nha.
VN bỏ phiếu trắng nhưng ngay sau lúc phát biểu trước hội đồng LHQ vẫn mạnh dạn lên án chiến tranh, kêu gọi nhanh chóng chấm dứt xung đột và hoà bình phải được lặp lại càng sớm càng tốt ở Ukraina. VN luôn bên cạnh người dân vô tội, chiến tranh không mang lại cái gì ngoài đau thương và mất mát.
Phát biểu của VN rất được các bên ủng hộ và đây được xem là thông điệp rõ ràng và dứt khoát nhất kể từ khi chiến sự ở U cà nổ ra.

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2022

HOA KỲ ĐÃ THUA Ở VIỆT NAM

Trả lời phóng vấn tờ Standard về việc khi nào cuộc chiến tranh Nga - Ukraine kết thúc, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Anh và Cựu ứng viên Thủ tướng Anh Ben Wallace cho biết: "Tôi không biết. Ý tôi là các siêu cường đã thua trong những cuộc chiến tranh trước đây: Liên Xô đã thua tại Afghanistan, Hoa Kỳ đã thua tại Việt Nam. Việc các cường quốc phải hòa giải thất bại với các quốc gia láng giềng hoặc với một quốc gia khác mà họ đã từng đối đầu không phải là chuyện chưa từng có".

Vậy nên, đám người nào vẫn còn giữ trong mình cái suy nghĩ kiểu như "Hoa Kỳ không thua tại Việt Nam", "Hoa Kỳ chỉ rút quân thôi", "Hoa Kỳ tha cho Việt Nam" hay phương Tây người ta dạy là "Mỹ rút quân chứ Mỹ không bao giờ thua" thì tốt nhất là nên ngậm miệng lại.

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2022

NGẠN ƠI ĐỪNG VỀ

Cái sai lầm của mấy anh em nghệ sĩ chống cộng (hoặc một thời chống Cộng), cứ nghĩ rằng mình là bố đời, là thiên tài, rằng nhân dân trong nước cần họ lắm, thiếu họ thì quần chúng cần lao sẽ không được giải trí về mặt tinh thần. Do vậy, khi họ có ý định trở về, Nhà nước phải mở hết cửa ra chào mời, rồi nhân dân phải quên đi những lịch sử chống phá trước đây của nghệ sĩ, để thoải mái đón nhận "tinh hoa của nghệ thuật".

Như anh MC Nguyễn Ngọc Ngạn. Khi được hỏi tại sao sắp tới chỉ biểu diễn ở Thái Lan (cuối tuần này) mà không về Việt Nam xin biểu diễn, Nguyễn Ngọc Ngạn có chia sẻ tâm tình rằng mình đã thử xin phép chính quyền nhưng không được. Anh ta cũng không xin được visa trở về Việt Nam.
"Tôi muốn về Việt Nam phục vụ anh chị em, người dân nhưng không được phép. Giờ tôi chán chính trị rồi và chỉ muốn vì khán giả thôi". Anh ta cho rằng, Khánh Ly đã được cho phép về còn ông lại không được, đây là một sự nhập nhèm, bất công và phân biệt.
Ô hay, anh ta vẫn còn dựa vào trung tâm Thuý Nga, vào đêm Paris by Night để kiếm tiền, vẫn dẫn chương trình cho một đám ca sỹ hát mấy bài chống phá Việt Nam mà đòi về Việt Nam biểu diễn hay sao. Thôi, xin người, người tỉnh đi cho tôi nhờ. Việt Nam chúng tôi có phải thiếu thốn gì mà phải cầu xin mấy kẻ đi ngược lại với lợi ích dân tộc quay trở lại.
Còn nếu muốn trở lại Việt Nam thì phải thay đổi, chấp nhận từ bỏ giao du với mấy đám chống Cộng, tu tâm dưỡng tính rồi hẵng tính chuyện, anh Ngạn nhé.

KHÔNG THỂ ĐỂ DỰA VÀO HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT ĐỂ XUYÊN TẠC LỊCH SỬ

Xuyên tạc lịch sử, hạ bệ thần tượng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc là chiêu trò thâm độc và không phải gần đây mới có, thế nhưng những thủ đoạn này ngày một tinh vi và dẫn dụ được rất nhiều người tin, nghe theo. Một trong những kiểu xuyên tạc đó là dựa vào hình tượng nghệ thuật nào để “bẻ lái” nhằm xuyên tạc lịch sử.

1. Xuyên tạc lịch sử, thôi thì muôn hình vạn trạng, dựa vào hình tượng nghệ thuật để xuyên tạc lịch sử cũng muôn hình vạn trạng và nhiều cấp độ khác nhau. Có 2 câu chuyện gần đây đã được những người xuyên tạc thường sử dụng để dẫn dụ và phủ nhận lịch sử là câu chuyện về sự hi sinh lẫm liệt của Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu và Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi.
Trên mạng có một clip cho rằng chị Võ Thị Sáu “bị điên”, chỉ có người bị điên mới không sợ chết nên khi ra pháp trường mới hái hoa cài lên mái tóc. Họ cũng cho rằng nếu là người bình thường tất sẽ sợ chết. Vì vậy trên đường ra sẽ không còn tâm trí đâu để hái hoa cài lên mái tóc.

Đúng là tất cả mọi loài, trong đó có con người đều sợ chết. Thế nhưng, trong lịch sử đã có biết bao nhiêu tấm gương của những anh hùng dân tộc, những người yêu nước, những chiến sĩ cộng sản kiên cường đã coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Biết bao người đã hiên ngang, bất khuất trước cái chết, trong đó có Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu, Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi.
Nếu nói chị Võ Thị Sáu hái hoa cài lên mái tóc, vậy thì ai đã ngắt hoa cài lên mái tóc cho Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu? Năm 1976, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn sáng tác bài thơ “Bài thơ chị Võ Thị Sáu”, bài thơ có những câu thơ:
Người con gái trẻ măng
Giặc đem ra bãi bắn
Đi giữa hai hàng lính
Vẫn ung dung mỉm cười
Ngắt một đoá hoa tươi
Chị cài lên mái tóc
Đầu ngẩng cao bất khuất
Ngay trong phút hy sinh
Bây giờ dưới gốc dương
Chị nằm nghe biển hát.
Nhà nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn đã sử dụng hình tượng nghệ thuật để miêu tả về phong thái lẫm liệt, bình thản trước cái chết của Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu. Trong thực tế, nếu ra pháp trường, tử tù nếu không bị trói trật cánh khuỷu thì cũng bị áp giải chặt chẽ, làm gì có thể ung dung, tự tại tạt bên này, tạt bên kia chạy nhảy để mà “hái hoa cài lên mái tóc”. Xin được nhắc lại, đó chỉ là hình tượng nghệ thuật.
2. Ngày 15-10-1964, anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi bị xử bắn vì hành động yêu nước của mình. Cảm phục phong thái lẫm liệt, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù, trước giờ thọ hình, nhà thơ Tố Hữu đã viết bài thơ “Hãy nhớ lấy lời tôi” trong đó có những câu thơ:
…Và tay Anh giật phắt mảnh băng đen
Anh muốn thiêu, bằng mắt, lũ đê hèn
Với cái chết, Anh muốn nhìn giáp mặt
Như ngọn lửa không bao giờ dập tắt!
…..
Súng đã nổ. Mười viên đạn Mỹ.
Anh gục xuống. Không, Anh thẳng dậy.
Anh hãy còn hô: Việt Nam muôn năm!
Máu tim Anh nhuộm đỏ đất Anh nằm…
Hiện nay, trên internet có clip bản gốc về vụ xử tử hình người anh hùng, ngay lập tức, những người không có thiện chí vin vào những hình ảnh trong clip này để cho rằng phía cách mạng đã “nói xạo”, đã tuyên truyền không đúng. Cái mà họ đưa ra là “anh Trỗi không hề giật mảnh băng bịt mắt”, anh Trỗi cũng “không gục xuống rồi lại thẳng dậy và hô”….
Sự thực thì trước khi bị xử bắn, anh Nguyễn Văn Trỗi đã từ chối bịt mắt, tuy nhiên đến phút chót, đội thi hành án đã quyết định bịt mắt anh lại. Tờ báo Miami News (Hoa Kỳ) ngày 15-10-1964 đã có bài tường thuật vụ xử bắn và cho biết trước khi bị xử tử, anh đã hô lớn: "Hãy nhớ lấy lời của tôi! Đả đảo đế quốc Mỹ! Đả đảo Nguyễn Khánh! Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam muôn năm!...Người thanh niên hô lớn lời chào vĩnh biệt dành cho Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Từ những chi tiết này, nhà thơ Tố Hữu đã khắc họa lại hình tượng người anh hùng bất khuất, hiên ngang trước cái chết bằng những vần thơ nêu trên.
Trong thực tế, khi bị xử bắn, anh Nguyễn Văn Trỗi đã bị trói chặt tay vào cột làm sao có thể “giật mảnh băng đen”. Cũng vậy, làm sao một người bị súng bắn vào ngực gục xuống mà còn thẳng dậy để hô to rồi mới gục xuống, cái đó chỉ có trong nghệ thuật. Và, trong câu chuyện này, nhà thơ Tố Hữu cũng đã sử dụng hình tượng nghệ thuật để miêu tả và khắc họa về giây phút thiêng liêng đối mặt trước cái chết của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi. Một sự thật không thể chối cãi đối với những ai xem clip này là Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đã vô cùng hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù, trước cái chết.
3. Bây giờ, nếu hỏi ai đó rằng Lễ Quốc khánh 2-9-1945 được tổ chức vào buổi sáng hay buổi chiều, sẽ có rất nhiều ý kiến trả lời buổi sáng. Vì sao như vậy? Thì đây, rõ rành rành nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ “Sáng mồng Hai tháng Chín” đã viết:
Hôm nay sáng mồng Hai tháng Chín
Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình
Muôn triệu Tim chờ, Chim cũng nín
Bỗng vang lên tiếng hát ân tình
Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh!!!
Người đứng trên đài lặng phút giây
Trông đàn con đó vẫy hai tay
Cao cao vầng trán ngời đôi mắt
Độc lập bây giờ mới thấy đây…
Sự thật thì buổi lễ không diễn ra vào buổi sáng mà diễn ra lúc 14h30 ngày 2-9-1945, tức buổi chiều. Thế nhưng không thể vì thế mà bây giờ ai đó “bắt đền” nhà thơ Tố Hữu hoặc quy cho ông là “nói xạo” (nói phét). Nhà thơ Tố Hữu viết thơ, ông không phải người chép sử, mà nhà thơ thì sử dụng hình tượng nghệ thuật. Một ngày bắt đầu vào buổi sáng, sự ra đời của đất nước cho dù buổi lễ diễn ra vào buổi nào thì cũng bắt đầu cho sự mở đầu giai đoạn tốt đẹp của dân tộc, vì lẽ ấy, nhà thơ Tố Hữu viết như vậy để muốn khẳng định rằng nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã chính thức sang trang, bước sang một chặng đường mới.
Nếu cứ vin vào câu chữ, vào hình tượng nghệ thuật để suy diễn, để bắt bẻ thì sẽ có một lúc nào đó người ta sẽ cật vấn đại thi hào Nguyễn Du khi ông viết: “Vầng trăng ai xẻ làm đôi/Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường”. Người ta cũng sẽ bắt bẻ nhạc sỹ An Thuyên, tác giả bài hát “Ca dao em và tôi” khi nhạc sĩ viết:
Cắt nửa vầng trăng,
Cắt nửa vầng trăng tôi làm con đò nhỏ.
Chặt đôi câu thơ,
Bẻ đôi câu thơ tôi làm mái chéo lướt sóng…
Nếu vin vào hình tượng nghệ thuật ấy để bắt bẻ chắc chắn người ta sẽ cật vấn nhạc sĩ An Thuyên rằng vầng trăng thì làm sao làm sao cắt nửa để làm con đò.
Người ta cũng sẽ tiếp tục bắt bẻ nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn khi tác giả viết: Bây giờ dưới gốc dương
Chị nằm nghe biển hát.
Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu đã mất rồi, mất rồi thì làm sao nghe được nữa. Mà, “biển hát”, biển thì làm sao biết hát. Cứ bắt bẻ kiểu này có mà đến tết Công Gô…
Dưới các clip, các bài viết trên mạng xã hội kiểu này có rất nhiều các bình luận. Khi đọc các bình luận ấy, đã có nhiều bình luận bị các clip, các bài viết kiểu như trên dẫn dắt. Vì vậy, có nhiều bình luận cho rằng mình “bị lừa” bao năm qua (!?), rằng từ nay đừng tin vào những gì sách vở viết v.v…
Trước đây thiếu thông tin nên người ta cần thông tin, bây giờ thông tin quá nhiều thì lại xuất hiện nỗi lo mới: lạc lối, chết chìm vì thông tin. Bởi vậy, cẩn trọng và có hiểu biết trong tiếp cận thông tin vẫn chưa bao giờ là câu chuyện cũ, nếu không muốn nói rằng đó là xu hướng tất yếu trong cả hiện tại và tương lai./.

TÊN CÁC ĐẢO THUỘC QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA!


Quần đảo Trường Sa có hàng trăm đảo nổi và đảo chìm, hiện nay Việt Nam đang quản lý 21 đảo (33 điểm đóng quân) gồm 9 đảo nổi và 12 đảo chìm. Để giúp mọi người dễ nhớ tên các đảo tôi soạn thành bài thơ lục bát để mọi người tham khảo.

Nhiều người chưa thuộc hết tên
Đảo chìm, đảo nổi cho nên hay nhầm
Đảo chìm còn gọi Đá ngầm
Nước lên đảo ngập, như trầm mình thôi!
Đảo nổi thì đã rõ rồi
Nước lên như mảng bè trôi xa mờ
Vào gần trông thật nên thơ
Cây xanh che phủ, nhấp nhô mái nhà.
Thưa rằng Quần đảo Trường Sa
Có 9 đảo nổi, chìm là 12
Tôi xin tóm tắt thành bài
Tên 21 đảo để ai cũng tường!
9 ĐẢO NỔI
Trường Sa thị trấn mến thương
Là đảo lớn nhất có đường tầu bay
Song Tử Tây lớn thứ hai
Nam Yết không rộng, nhưng dài, thứ ba.
Sinh Tồn gần với Sơn Ca
Sinh Tồn Đông tiếp theo là Phan Vinh
Trường Sa Đông nhỏ mà xinh
Phía Nam có mỗi một mình An Bang.
12 ĐẢO CHÌM
Phía Bắc có đảo Đá Nam
Đá Lớn 3 điểm luồng làm khá to
Tầu vào neo đậu trong hồ
Mặc cho bão lớn sóng to thế nào.
Đá Thị, Cô Lin, Len Đao
Mỗi đảo một điểm thảo nào giống nhau
Tốc Tan ba điểm từ đầu
Hồ to, luồng rộng tầu vào tự do.
Núi Le hai điểm có hồ
Nhưng luồng chưa có để cho tầu vào
Tiên Nữ tên đẹp làm sao
Nằm xa bờ nhất, ngọn sào phía đông.
Đá Tây bạn có biết không
Nơi Bộ Thủy Sản nuôi trồng cá tôm
Cùng 3 điểm đảo sớm hôm
Tầu bè qua lại vui hơn ở bờ.
Đá Đông tròn rộng, có hồ
Nhưng luồng hơi hẹp, ra vô hơi phiền
Thuyền Chài ai đã đặt tên
Hình như tại giống con thuyền hay chăng!
Còn một đảo nữa thưa rằng
Là đảo Đá Lát ở đằng phía Tây
Từ bờ ra tới đảo này
Tầu ra thăm đảo, một ngày tới nơi.

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2022

TÔI CÒN SỐNG CHIẾN ĐẤU VỚI GIẶC NỘI XÂM

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Tôi còn sống còn chiến đấu với giặc nội xâm!
Trao đổi với báo chí sau khi đón nhận danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú năm 2022, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước (96 tuổi, Hội viên Hội Cựu chiến binh phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ, trái tim ông luôn hướng về Tổ quốc, hướng về Nhân dân.
Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Quốc Thước (96 tuổi) tin tưởng, cuộc đấu tranh chống "giặc nội xâm" nhất định sẽ thắng lợi. "Tôi còn sống, còn chiến đấu" - tướng Thước nói.

Trao đổi với báo chí sau khi đón nhận danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú năm 2022, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước (96 tuổi, Hội viên Hội Cựu chiến binh phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ, trái tim ông luôn hướng về Tổ quốc, hướng về Nhân dân.
Nói về công sức đóng góp cho công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực bền bỉ suốt nhiều năm qua, tướng Thước cho biết, trước kia, trong thời chiến, bản thân cùng nhiều thế hệ đã anh dũng chiến đấu, mang lại hạnh phúc cho Nhân dân. Và giờ đây, trong thời bình, bản thân ông vẫn tiếp tục chiến đấu để bảo vệ, giữ vững thành quả mà ông cha cùng các thế hệ đi trước đã đem lại.
"Vậy nên tôi sẽ đi suốt cuộc đời của tôi trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Trước kia, chúng ta đánh giặc ngoại xâm, bây giờ tiếp tục đánh giặc nội xâm (tham nhũng, tiêu cực - PV). Hai kẻ thù đó, chúng ta phải kiên quyết đẩy lùi để bảo đảm đất nước luôn luôn hòa bình và ngày càng phồn vinh, thịnh vượng" - vị Anh hùng lực lượng vũ trang nói.
Nhắc lại lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trọng tâm là ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là "một cuộc chiến gian khổ và lâu dài nhưng phải kiên quyết, kiên trì", tướng Nguyễn Quốc Thước nhấn mạnh điều này nhất thiết phải làm và ông tin cuộc chiến chống "giặc nội xâm" sẽ thắng lợi.
Trước việc nhiều Ủy viên Trung ương Đảng bị kỷ luật vì mắc vi phạm, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước bày tỏ sự đau lòng và cho rằng công tác cán bộ "có khuyết điểm". Để khắc phục được điều này, một mặt chúng ta tiếp tục phải đấu tranh với những cán bộ "có biểu hiện", đồng thời tiếp tục củng cố lại thể chế.
"Làm cho tất cả hướng về phục vụ Nhân dân mà không thể tham nhũng được. Đó là mục tiêu của công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng" - tướng Thước bày tỏ.

XỬ LÝ TRƯỜNG HỢP ĐĂNG TIN SAI SỰ THẬT LIÊN QUAN NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN SCB

Chiều ngày 11/10/2022, Công an TP Vinh đã phối hợp phòng PA03 Công an tỉnh Nghệ An làm việc với chủ tài khoản facebook A.T.N liên quan hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội.
Trước đó, vào ngày 08/10/2022, tài khoản facebook A.T.N đăng tải thông tin liên ngân hàng vỡ nợ và bản thân xếp hàng để rút tiền mặt tại cây ATM của ngân hàng SCB.

Qua xác minh được biết, chủ tài khoản facebook A.T.N là N.T.H, sinh năm 1995, trú tại phường Hưng Dũng, TP Vinh. Tại cơ quan Công an, N.T.H không cung cấp được căn cứ khẳng định ngân hàng vỡ nợ và thừa nhận hành vi vi phạm của mình, đồng thời cam kết không tái phạm các hành vi tương tự.
Hiện tại, Công an TP Vinh đang tiếp tục lập hồ sơ, xử lý N.T.H theo quy định của pháp luật. Cụ thể, tại điểm a, khoản 1, điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể, hành vi "cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân" sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 triệu đồng./.

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2022

QUẢ LÀ MỘT CÚ ĐẤM THẬT ĐAU VÀO MÕM CÁC NHÀ “DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN”


Với 145 phiếu ủng hộ, Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc trong phiên bỏ phiếu cuối ngày 11-10 (giờ Việt Nam).
Đây là lần thứ hai Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ). Năm 2013, Việt Nam lần đầu tiên trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014 - 2016.

14 thành viên mới đắc cử của Hội đồng Nhân quyền sẽ đảm nhiệm trọng trách trong nhiệm kỳ ba năm, bắt đầu vào tháng 1-2023.
Tại khóa họp thường kỳ lần thứ 51 của Hội đồng Nhân quyền diễn ra từ ngày 12-9 đến 7-10 vừa qua, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai - trưởng đoàn đại biểu Việt Nam dự khóa họp, đã nhấn mạnh các ưu tiên và cam kết của Việt Nam khi ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023 - 2025.
Đại sứ tái khẳng định chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước là lấy con người làm trung tâm của phát triển, bảo đảm người dân được chia sẻ những thành quả của quá trình phát triển.
Đại sứ cũng nêu bật các nỗ lực, cam kết và thành tựu cũng như khả năng đóng góp của Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trên thế giới.
Việt Nam luôn thúc đẩy đối thoại, hợp tác tại hội đồng trên tinh thần khách quan và xây dựng, gắn liền với các trọng tâm của LHQ và quan tâm chung của cộng đồng quốc tế như phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ và thúc đẩy quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ.
Theo Bộ Ngoại giao, trả lời phỏng vấn báo chí ngay sau khi công bố kết quả, Trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu khẳng định kết quả này không chỉ cho thấy sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam mà còn là thành quả từ sự chỉ đạo sát sao và tham gia trực tiếp của lãnh đạo cấp cao, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò của các cơ quan truyền thông, báo chí trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.
Chia sẻ ý kiến này, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, trưởng phái đoàn Việt Nam tại LHQ, cho biết lần ứng cử này Việt Nam đối mặt với mức độ cạnh tranh cao, nhất là trong nhóm châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, với sự đồng hành của các bộ, ngành, đội ngũ cán bộ ngoại giao cả trong và ngoài nước, với sự vận động bài bản, chủ động, sáng tạo, đồng bộ và hiệu quả thời gian qua, Việt Nam đã trúng cử lần thứ hai Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Hội đồng Nhân quyền LHQ trực thuộc Đại hội đồng LHQ, được thành lập năm 2006, là cơ chế quan trọng nhất về quyền con người trong hệ thống LHQ.
Hội đồng có một hệ thống các cơ quan, cơ chế trực thuộc đặc biệt, được quan tâm và tham gia rộng rãi, đầy đủ nhất là Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR).
Hội đồng Nhân quyền LHQ gồm 47 thành viên có nhiệm kỳ ba năm, được xem là diễn đàn đối thoại, hợp tác và thúc đẩy cân bằng tất cả các quyền con người, kể cả quyền phát triển. Hội đồng hoạt động trên cơ sở khách quan, hợp tác và đối thoại, trên tinh thần xây dựng, không thiên vị, chọn lọc, chính trị hóa và tiêu chuẩn kép.

CHÚNG TÔI ĐÃ LÀM GÌ MÀ HỌ CƯỚP NƯỚC TÔI, PHÁ NHÀ TÔI VÀ NÉM BOM HẠI CHẾT CON CÁI CHÚNG TÔI?

Thế giới hiện nay đang dành nhiều sự kiện chú ý về sự kiện Nga không kích Ukraine để đáp lại việc cầu Crimea bị đánh sập... Những nhà máy điện bị không kích tan hoang, những khu dân cư vắng bóng người, những con đường chẳng chịt những hố bom và một số người bị thương bị mảnh đạn...

Khung cảnh ấy ở 50 năm trước đã từng diễn ra ở Việt Nam, nhưng ở một mức độ kinh khủng hơn gấp rất nhiều lần. Đó là cuộc chiến mà quốc tế quen gọi là Operation Linebacker II còn ở Việt Nam là "Điện Biên Phủ trên không"....
50 năm trước, một chiến dịch tàn bạo bậc nhất lịch sử không kích thế giới do Richard Nixon khởi đầu, ra lệnh ném bom toàn diệt Hà Nội - Hải Phòng và khu vực lân cận. Các bạn nghĩ trường học, bệnh viện, khu dân cư sẽ không phải là mục tiêu bị không kích ư? Làm gì có chuyện đó?
Không rõ những mệnh lệnh Richard Nixon và các tướng lĩnh dưới quyền như thế nào, nhưng những Bạch Mai, Khâm Thiên, Hoàn Kiếm, Yên Phụ... đều đã tan hoang và nát bấy, hơn 2000 người thương vong và phần lớn là dân thường!
Tội ác này được nhiều báo đài thế giới ghi nhận, trong đó có bài phỏng vấn một người đàn ông Hà Nội có toàn bộ gia đình bị mất do bom đạn của Nixon... Ông ấy căng mình khóc nấc: "Chúng tôi đã làm gì Nixon, mà lại cướp nước, phá nhà tôi kia kìa và còn ném bom lên đầu con cái chúng tôi nữa"...
12 ngày đêm ấy, có một gia đình ở Khâm Thiên, 8 người bốn thế hệ mất cùng một lúc vì bị bom B52 làm đổ sập một nóc hầm trú ẩn. Cũng vào những thời khắc gần Tết Dương Lịch ấy, một căn hầm có mấy đứa trẻ sơ sinh bỗng im bặt sau tiếng bom… Sáng hôm sau, người dân đào bới giữa đống đổ nát thì còn một vài chiếc khăn sữa, một vài mảnh vụn tã… vương vãi khắp nơi.
Một gia đình nhỏ vừa mới cưới, cô dâu chưa kịp làm lễ đón khách, đã ra đi vì bom nổ toang hoác nóc hầm trú ẩn... Một gia đình khác, 5 người lớn cũng vì bom mà thiệt mạng, để lại 7 đứa trẻ mồ côi đã di tản về ngoại ô...
Một gia đình 8 người phải chia nhau ra 2 hầm trú ẩn, hầm bên cạnh đổ sập nhưng người bên này không thể lên cứu vì bom vẫn vã ở bên trên.... Một bên khóc nấc thành tiếng, một bên thì chỉ còn vương vãi những phần cơ thể...
Trên một quả tên lửa đạn đạo của Nga có viết một dòng chữ: "Khi ta đến chỉ còn lại sự tĩnh lặng tuyệt đối"....
Và cuộc chiến ở 50 trước, cũng là bom đạn tên lửa nhưng là của Richard Nixon, đó là những tiếc khóc ai oán, bức tượng căm thừ ở Bạch Mai, bức tượng mẹ bồng con ở Khâm Thiên, đó là câu hỏi: "Tại sao chúng nó lại đem bom đến đây ném hả chú?".
Một người lớn lên từ những trận bom, trả lời phỏng vấn: “Ký ức thời chúng tôi, dù dữ dội hay êm đềm, chỉ nên trải nghiệm một lần trong đời là đủ”... Và đó cũng là trận đánh cuối, Nixon bó tay ngồi vào bàn đàm phán, quân đội hùng mạnh nhất phải rút khỏi Việt Nam.
Những chiến thắng đôi khi phải trả những cái giá thật đắt và để có được hòa bình thì phải trải qua rất nhiều những chiến thắng và cũng rất nhiều những cái giá phải đánh đổi.
Vậy nên, hòa bình luôn là một thứ trân quý phải luôn cố gắng giữ gìn...

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2022

THỐNG ĐỐC NHNN: TIỀN GỬI TẠI SCB ĐƯỢC ĐẢM BẢO TRONG MỌI TRƯỜNG HỢP

Trước các vấn đề gần đây liên quan đến hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết có một số thông tin lan truyền ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng SCB. Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng các biện pháp cần thiết để SCB hoạt động bình thường, đảm bảo khả năng thanh khoản.

Với những người dân đang gửi tiền tiết kiệm tại SCB, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết ở Việt Nam từ trước đến nay, những khoản tiền gửi của người dân tại ngân hàng, trong đó có SCB, đều được Nhà nước đảm bảo trong mọi trường hợp. "Tôi cho rằng những người gửi tiền ở SCB cần hết sức bình tĩnh, không nên rút tiền, nhất là trước hạn, để đảm bảo quyền lợi của mình", bà Hồng nói.
Thống đốc khẳng định với vai trò ngân hàng Trung ương cũng như là vai trò của cơ quan quản lý hoạt động ngân hàng, khi xây dựng, hoạch định chính sách tiền tệ cũng như các chính sách quản lý ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước luôn đặt mục tiêu kiên định với việc điều hành để góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tiền tệ và đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, trong đó có SCB.
Trước đó, hôm 8/10, Phó thống đốc Đào Minh Tú cũng khuyến cáo người gửi tiền cân nhắc và thận trọng trước khi quyết định rút tiền gửi tại SCB để đảm bảo quyền lợi, nhất là với những khoản tiền có kỳ hạn. Nếu rút trước hạn, người gửi tiền sẽ mất đi khoản lãi đáng ra mình được hưởng.
Ông Hoàng Minh Hoàn, Phó tổng giám đốc, người đang phụ trách điều hành SCB, cũng cho biết lượng tồn quỹ tại các điểm giao dịch cũng được bổ sung để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng. Ngoài ra, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước để đảm bảo thanh toán liên ngân hàng (từ SCB tới các ngân hàng khác) đã tăng thêm.
Thậm chí, một số khách hàng còn nhầm lẫn giữa 2 ngân hàng Sacombank với SCB. Ông Dương Công Minh mới đây đã khẳng định Sacombank đang hoạt động rất tốt và hoàn toàn không liên quan đến SCB.
Cơ quan công an cũng đã tìm được người đăng thông tin sai sự thật về hoạt động của ngân hàng, kích động người dân ồ ạt đi rút tiền và củng cố hồ sơ để xử lý.