KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2022

DƯỚI CON MẮT VẨN ĐỤC, CHẲNG BAO GIỜ THẤY BẦU TRỜI TRONG XANH

Mấy năm trước, CĐM từng chao đảo khi xuất hiện bài thơ ‘Đất nước mình ngộ quá phải không anh’ của Cô giáo Trần Thị Lam. Một bài thơ với góc nhìn thiển cận, sặc mùi bất mãn lẫn quy chụp như thế không hiểu sao nó lại có thể thu hút được sự ủng hộ không nhỏ của một bộ phận cộng đồng mạng. Lúc đó, tôi đã từng thắc mắc như thế, và rồi sau mới biết, hoá ra những kẻ sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, được Tổ quốc nuôi nấng và chở che – lại vẫn có thể tự nhục khi nghĩ về đất mẹ.

Kế đó, cô giáo Trần Thị Lam còn tự đặt ra 13 câu hỏi, như thường lệ, là những câu hỏi ngu ngốc này tiếp tục nhận được hàng ngàn vạn like/share như lên đồng của đám con nhang đệ tử. Thế mới biết, những kẻ tự nhục lẫn thiếu hiểu biết ở Việt Nam không những có, mà rất đông, họ còn tổ chức thành cộng đồng, sinh hoạt với nhau trong những cộng đồng hàng trăm ngàn người.
Trước kia, sau khi đọc qua bài thơ của cô giáo Lam, và hẳn là rất bức xúc, cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã từng có làm bài thơ phản biện lại những luận điệu sai trái, suy nghĩ tự nhục hạ bệ đất nước của cô Lam. Bài thơ của cố chủ tịch tên là “Đất nước mình kì diệu phải không em!”, sáng tác vào đúng dịp kỷ niêm ngày lễ 30/04/2016, hiên ngang đường hoàng mà dõng dạc tự hào.
Và ngày nay, lại một bài thơ ngàn share nữa của nhà thơ Nguyễn Thị Thanh Yến, có tên ‘Thời đại tôi đang sống’, và nội dung vẫn là góc nhìn hằn học méo mó về Việt Nam. Điểm sơ qua thì thấy bài thơ dùng ngôn từ khắc bạc tràn đầy những định kiến, nổi bật nhất có những ý sai, thậm chí rất sai.
- Tiếng gọi đầu tiên không phải là bà
và trên vai đã chất chồng khoản nợ.
- Thượng tầng nát bươm hạ tầng lẽ nào không thể
Ngỡ các đấng nam nhi đang mặc váy thay quần
- Xã hội bây giờ người chế tạo máy bay lại là nông dân
Ông tiến sĩ cất bằng đi nuôi lợn
- Thời đại bây giờ thủ khoa là con hộ đói mà thôi
Nhưng tuổi trẻ tài cao đương nhiên là con sếp
- Tự thấy mình như kẻ dở hơi
Dẫu không còn trẻ vẫn muốn sinh thêm đứa nữa
Lại lo lúc ra đời trán con in dòng chữ
“Nợ ngân sách" mẹ ơi!!!"
Mình đồng ý, cái xấu chúng ta cần nghiêm khắc phê phán, lên án – nhưng đồng thời còn phải biết nhìn nhận ra rằng: Cái xấu ấy xuất phát điểm từ đâu, là hiện tượng hay bản chất. Nếu cứ nhắm mắt “vơ đũa cả nắm” rồi quy chụp, như vậy là quá bất công.
Hơn nữa, liệu có công bằng không, có hợp lý không khi đôi mắt chúng ta chỉ biết nhìn tới những thứ tiêu cực nhiễu nhươ ng bất cập còn tồn tại trong xã hội mà không thấy những gì tốt đẹp mà đất nước, dân tộc Việt Nam đã và đang làm được. Hay phải chăng những người như cô giáo Trần Thị Lam, nhà thơ Nguyễn Thị Thanh Yến cố tình mắt điếc tai ngơ, bỏ qua và phủ nhận hết tất cả những giá trị tốt đẹp, những thành tựu rực rỡ mà Việt Nam đạt được.
Tôi vẫn hay nói với mấy đứa em mình về cái page Café Ku Búa, rằng đó là cái kiểu “Đầu có búa thì nhìn đâu cũng thấy đinh”, ngẫm ra nó còn đúng trong cả những trường hợp này.
Thường thì (mấy năm trở lại đây) mình rất ít đi phản biện lại những luận điệu sai trái trên mạng xã hội, vì nghĩ đó là việc làm không cần thiết. Chẳng qua là thấy người ta đang like/share điên đảo bài thơ phiến diện kia, đặc biệt là có rất nhiều những người già, mình lại thấy phiền lòng.
Người ta còn tung hô nó thành Bài thơ thần của thời đại mới đấy các bạn của tôi ạ!
1. Tiếng gọi đầu tiên không phải là bà
và trên vai đã chất chồng khoản nợ.
Đầu tiên là nói về nợ quốc gia, nợ công của Việt Nam đi ha. Theo thông tin về nợ công của Bộ Tài chính vừa công bố cho thấy nợ công của Việt Nam năm 2021 là 43,1% GDP (thông tin mới nhất). Với quy mô GDP năm 2021 đạt hơn 8,47 triệu tỉ đồng (tương đương hơn 366 tỉ USD), thì nợ công của cả nước khoảng 3,65 triệu tỉ đồng (gần 156 tỉ USD).
Nói vui, thì với dân số của Việt Nam năm 2021 là 98,51 triệu người, thì trung bình mỗi người dân đang gánh khoảng 37 triệu đồng nợ công.
Tuy nhiên, câu chuyện “mỗi người dân phải gánh 37 triệu đồng nợ công” nó chỉ mang ý nghĩa thống kê, vì chính phủ chưa từng bao giờ yêu cầu người dân có trách nhiệm hay nghĩa vụ với khoản nợ trên. Và việc trả nợ sẽ do Bộ tài chính hoạch định từng bước và đưa ra phương án xử lý phù hợp.
Các bạn nên hiểu thế này, Việt Nam chúng ta là một nước đang phát triển, xuất phát điểm là nước công nghiệp lạc hậu chịu ảnh hưởng rất nhiều sau chiến tranh tàn phá của đế quốc Mỹ. Bởi vậy, việc chính phủ phải vay tiền từ các quỹ tín dụng quốc tế, các quốc gia khác trên thế giới nhằm tập trung xây dựng phát triển đất nước là một điều hoàn toàn dễ hiểu. Thậm chí, nhiều khoản vay quốc tế chính phủ còn đầu tư xây dựng các công trình công cộng, các chính sách phúc lợi phục vụ người dân trong nước (điện đường trường trạm …), hay đơn thuần xây các nhà máy xí nghiệp quốc doanh phục vụ phát triển sản xuất.
Chính phủ không vay nợ nước ngoài, lấy đâu ra các nhà máy điện hiện đại cung ứng cho gia đình bạn sinh hoạt, lấy đâu đường sá thông thoáng để các bạn đi, lấy đâu ra các trường công lập với chế độ đãi ngộ/mức học phí phải chăng để bạn và người thân theo học, lấy đâu các bệnh viện để chữa bệnh cho người dân, lấy đâu ra các công trình công cộng phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của các bạn?
Nhớ! Đây là vay nợ để đầu tư, trừ phi đầu tư thua lỗ đến mức không có khả năng trả nợ mới đáng lo, chứ mọi chuyện vẫn nằm trong kế hoạch và khả năng kiểm soát của chính phủ thì có việc gì phải lo.
Và trên thế giới này, có mấy quốc gia nào không phải vay nợ đâu. Lấy luôn ví dụ như Mỹ, cường quốc số 1 thế giới hiện tại, quốc gia thiên đường mà nhiều người Việt luôn mơ ước và tâng bốc đi nha.
Số liệu năm 2021, thì Mỹ có nợ công lớn nhất trên thế giới là 30.900 tỷ USD. Với dân số trên 333 triệu người, điều đó có nghĩa mỗi người dân gánh số nợ 92.709 USD, gấp 60 lần “mức gánh” của người Việt Nam.
Theo như nhà thơ Hải Yến thì người Việt Nam đang phải gánh còng lưng trả nợ công, vậy thì người dân Mỹ sẽ phải gánh còng cái gì đây ha?
2. Thượng tầng nát bươm hạ tầng lẽ nào không thể
Ngỡ các đấng nam nhi đang mặc váy thay quần
Đầu tiên là về thượng tầng, mình hoàn toàn không đồng tình thậm chí căm ghét lập luận dối trá, sai sự thật của nhà thơ Hải Yến. Trên thế giới này, liệu có mấy quốc gia mà có chế độ chính trị ổn định, đất nước thanh bình, người dân sống vô tư không phải lo bom rơi đạn nổ như ở Việt Nam?
Hà huống chi Việt Nam trở mình từng ngày, vươn vai Phù Đổng. Như học giả/nhà báo/triết gia Andre Vlkcheck từng nhận xét: “Với sự hy sinh to lớn, nhân dân Việt Nam đã đánh bại thực dân Pháp, và sau đó là quân chiếm đóng Hoa Kỳ. Hàng triệu người đã hy sinh, nhưng một quốc gia mới, tự tin và mạnh mẽ đã ra đời. Nó thực sự đã đứng lên từ đống tro tàn. Nó đã xây dựng một mô hình của riêng mình, đặc thù Việt Nam. Bây giờ, nó đang chỉ đường cho những quốc gia yếu hơn và ít quyết tâm hơn ở Đông Nam Á, những nước vẫn đang sẵn sàng hy sinh công dân của mình, bằng cách ngoan ngoãn thần phục sự chỉ huy của Bắc Mỹ và Châu Âu.
Từ vị trí của một trong những nước châu Á nghèo nhất, Việt Nam đã trở thành một trong những nước mạnh nhất, quyết đoán và lạc quan.”
Theo một báo cáo được công bố vào ngày 1 tháng 10 năm 2018, thì "Việt Nam là quốc gia tốt nhất trong số 151 quốc gia được khảo sát trong một nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc sống gắn với sự bền vững môi trường". Cũng như hàng loạt khảo sát ở mức độ uy tín, thì Việt Nam luôn là một quốc gia hoà bình, đáng sống và thân thiện bậc nhất thế giới.
Cô Hải Yến không biết tài giỏi cỡ nào mà lại có thể thở ra được câu: “Ngỡ các đấng nam nhi đang mặc váy thay quần”. Tôi không rõ, nhưng góc nhìn của tôi thì Việt Nam chúng ta từ ngàn đời nay vẫn thế, luôn có những bậc anh hùng hào kiệt đồng hành cùng Tổ Quốc. Thế hệ trước có những Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp … cùng những người trẻ “gan vàng dạ ngọc” quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Thế hệ hiện tại, cụ Tổng Nguyễn Phú Trọng vẫn tiếp tục công cuộc đốt lò vĩ đại loại bỏ những kẻ sâu mọt đang đục khoét đất nước, quân đội công an vẫn luôn sát cánh cùng nhân dân trong bão lũ dịch bệnh, đất nước Việt Nam thật như Phù Đổng vươn vai.
Đọc qua mấy dòng thơ của cô Hải Yến, không hiểu sao nhiều bạn có thể thấy nó hay mf ngợi khen, nhưng bài thơ hoàn toàn nhìn từ góc độ tiêu cực, phủ nhận đi tất cả những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, phủ nhận biết bao công sức của các chiến sỹ đang nơi đầu sóng, ngọn gió, vì dân mà chiến đấu, vì dân mà hy sinh. Việt Nam chúng ta cũng như nhiều quốc gia khác, đất nước đi lên từ đống đổ nát trong chiến tranh, cũng trải qua dịch bệnh đói nghèo với hàng ngàn lệnh cấm vận trơ trẽn, nhưng chúng ta đã và đang đạt được những thành tựu gì? Có phải đời sống nhân dân đang dần cải thiện từng ngày, tuy chưa hoàn thiện nhưng biết bao điều tốt đẹp đang diễn ra, cái xấu đang dần bị loại bỏ.
Có đất nước nào mà chỉ có những điều tốt đẹp, hay phải chăng các bạn đang mơ tưởng tới thành phố ảo vọng “Sài Gòn trước năm 1975”? Các bạn đang ngợi ca “bài thơ thần” của cô Hải Yến, liệu đã từng nghe qua câu “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay” trong bài hát Khát vọng tuổi trẻ của Vũ Hoàng?
3. Xã hội bây giờ người chế tạo máy bay lại là nông dân
Ông tiến sĩ cất bằng đi nuôi lợn
Ngày trước, có một thằng khuyết tật não nó từng lên mạng nói phét như này: Có một nghịch lý ở Việt Nam, đó là tàu ngầm xe tăng, máy móc công-nông nghiệp toàn là nông dân. Tuyệt đối không thấy một giáo sư, tiên sĩ nào giới thiệu được một cái máy ra hồn.
Những người mà còn có suy nghĩ như vậy, tôi xin tặng các bạn một chữ NGU, viết theo kiểu thư pháp, to tròn in hoa, vì chữ ngu bình thường không đủ để thể hiện trí tuệ IQ thiếu nét của các bạn.
Dùng từ N G U với quan điểm của nữ thi sĩ Hải Yến có vẻ chưa phù hợp, có lẽ là hơi n g u 1 chút thôi. Thứ nhất cô còn không phân biệt được đâu là ý tưởng và phát minh, sáng chế và chế tạo. Và thứ hai, cái cô tưởng là thế nhưng mà không phải thế, nó không đơn giản là sai mà là vì quá sai.
Không phủ nhận, ở Việt Nam có nhiều người nông dân năng động mà tải giỏi, sáng tạo, họ đã suy nghĩ và sáng chế ra nhiều công cụ tốt giúp ích cho đời. Tuy nhiên, cũng chỉ dừng lại ở đấy thôi. Có những người dân vì đam mê, họ cải tiến và tự chế tạo những mô hình xe tăng, tàu ngầm, xe bọc thép … nhưng mang ý nghĩa thực nghiệm và tham khảo.
Không một cơ quan nào dám cấp phép cho những mô hình sáng chế kiểu ấy (cũng có thể là tối chế), vì nó không mang tính thực tiễn, thậm chí nhiều khi là phản khoa học. Cũng không có một quân nhân nào dám can đảm ngồi vào xe bọc thép do nông dân chế để thử nghiệm khả năng chống đạn từ nó cả.
Ngược lại, đúng là ở Việt Nam có rất nhiều Giáo sư, Tiến sĩ – và không ít trong số họ là những Giáo sư giá áo, Tiến sĩ giấy tốn cơm, nhưng cũng có nhiều những chân tài thực học từng có nhiều phát minh sáng chế giúp ích cho nền khoa học nước nhà. Có rất nhiều đấy, chẳng qua cái tầm mắt của các bạn không đủ nhìn tới nơi đây mà thôi.
4. Thời đại bây giờ thủ khoa là con hộ đói mà thôi
Nhưng tuổi trẻ tài cao đương nhiên là con sếp
Lại bàn về chuyện bất cập “con ông cháu cha” ở Việt Nam. Và liệu, có phải các thủ khoa ở Việt Nam đều thuộc các hộ đói nghèo, và phải chăng cứ con cháu nhà giầu, cứ con ông cháu cha thì vừa học dốt, vừa xấu nết?
Tôi, thậm chí nghĩ ngược lại. Vẫn có nhiều các tấm gương hiếu học thông minh, nghèo vượt khó. Vẫn có nhiều những cậu ấm cô chiêu hỗn hào dốt nát, sinh ra trong gia đình có điều kiện mà sinh hư do quá được chiều chuộng. Nhưng xét vì tỷ lệ, thì mình thấy những người có xuất phát điểm tốt hơn thường có học vấn và tu dưỡng đạo đức tốt hơn.
Chuyện mặc định thủ khoa học giỏi là con nhà nghèo, còn cứ “tuổi trẻ tài cao”, kiểu tuổi ít mà có tý chức sắc mặc định là con ông cháu cha – nó là quá sai.
Sao ko nghĩ ngược lại, có nhiều bạn trẻ nhưng thực sự có tài, có năng lực, có kinh nghiệm sớm được phân công vào những vị trí cốt yếu – kể cả các bạn ấy có là con ông cháu cha đi chăng nữa, thì việc bổ nhiệm này là phụ thuộc vào năng lực, chứ ko kể xuất thân.
Ở nước ngoài, các chính khách – lãnh đạo trẻ tuổi nhậm chức thì người Việt Nam nói đó đúng là “tuổi trẻ tài con, con dòng cháu dõi”, nhưng nếu điều này xảy ra ở chính đất nước mình thì lại bĩu môi: Đúng là con ông cháu cha.
Lạ kỳ thế ai mà chịu được!
Đây là 4 câu thơ cuối bài Thời đại tôi đang sống
Tự thấy mình như kẻ dở hơi
Dẫu không còn trẻ vẫn muốn sinh thêm đứa nữa
Lại lo lúc ra đời trán con in dòng chữ
“Nợ ngân sách" mẹ ơi!!!"
Tới lúc này, tôi thật sự thấy thương cô Hải Yến, hoàn toàn là thật sự cảm thấy thương cô ấy, vì cô ấy sẽ “hằn học lo toan suy nghĩ sợ sệt” quá nhiều, không có đủ thời gian trải nghiệm hạnh phúc.
Lời cuối, bài này phản biện phê phán luận điểm, không có ý công kích con người. Nhưng, mình phải nói rõ là tôi rất ghét những bạn bất mãn với xã hội, tự nhục về tổ quốc trong khi đã/đang được đất mẹ nuôi lớn và bảo bọc từng ngày. Đó là những kẻ bất mãn, thiển cận, họ thích phóng đại cái xấu cái tiêu cực còn tồn đọng ở Việt Nam lên dưới góc nhìn một chiều, gào thét rằng: Việt Nam chẳng ra gì.
Tôi nói các bạn nghe, không có một đất nước nào dân tộc nào từng kiệt quệ vì chiến tranh, bị bao vây cấm vận đủ bề, ấy vậy mà lại có bước phát triển thần tốc như Việt Nam. Những thứ tiêu cực, những mặt trái bất cập ở quốc gia nào cũng có hết - chẳng qua là các bạn chưa hiểu và biết để nhận ra, tin vào “dăm ba tin lá cải” của truyền thông kền kền mà tự nhục, phỉ báng chính dân tộc mình.
Nhớ nhé, đừng có đánh tráo khái niệm rằng tôi bênh vực và cổ vũ những gì tiêu cực còn tồn tại ở Việt Nam. Mà là chúng ta cần có cái nhìn đa chiều và tích cực, đừng giữ trong mình tâm lý bất mãn và thiển cận.
Bởi vì “Dưới con mắt vẩn đục, bầu trời chẳng có gì trong xanh.”

GÓC 'ẢO MA CANADA': BÓNG ĐÁ KHÔNG LIÊN QUAN CHÍNH TRỊ HAY CHÍNH TRỊ PHẢI THEO TIÊU CHUẨN CỦA PHƯƠNG TÂY

FIFA ĐE DOẠ TRỪNG PHẠT BẤT KỲ ĐỘI TUYỂN NÀO TỪ CHỐI ĐÁ VỚI KOSOVO Ở VÒNG LOẠI EURO 2024!
Rất nhiều lần, FIFA đã nhai đi nhai lại 1 câu khẩu hiệu đó là "bóng đá không liên quan tới chính trị" và nếu đội tuyển nào vi phạm điều này đều sẽ bị "block" hết, nhưng hình như duy chỉ có Nga là không nằm trong cái tiêu chuẩn đó của FIFA.

Mới đây FIFA vừa ra một quyết định khiến rất nhiều người phải đặt ra một câu hỏi lớn đó là "Tin Chuẩn Chưa?"
Cụ thể, đội tuyển quốc gia Kosovo lọt vào bảng I cùng với các đội Andorra, Belarus, Israel, Romania và Thụy Sĩ trong vòng loại của giải đấu. Tuy nhiên, Belarus và Romania không công nhận độc lập của Kosovo và luôn coi Kosovo là một phần của Serbia.
Trước động thái đó, UEFA đã gửi một đoạn trích từ Điều 30 của các quy định về Giải vô địch châu Âu.
Họ tuyên bố rằng "Nếu một liên đoàn từ chối thi đấu hoặc chịu trách nhiệm về một trận đấu không diễn ra hoặc không được thi đấu đầy đủ, Cơ quan kiểm soát, kỷ luật và đạo đức của UEFA (CEDB) tuyên bố trận đấu bị hủy bỏ đối với liên đoàn liên quan. Ngoài ra, CEDB có thể áp dụng bất kỳ biện pháp kỷ luật nào khác, bao gồm cả việc truất quyền thi đấu đối với hiệp hội có liên quan”
Nhưng trớ trêu và đầy ảo ma thay khi cách đây không lâu, hồi tháng 3, một sự việc tương tự cũng đã diễn ra nhưng kết quả thì lại khác hoàn toàn khi nhân vật chính ở câu chuyện khi đó tên Nga.
Cụ thể, đội tuyển Ba Lan đã từ chối thi đấu trận Play-off tranh vé tới vòng chung kết World Cup 2022 tại Qatar với đội tuyển Nga, sau khi cùng các Liên đoàn bóng đá Thụy Điển và CH Czech đã ra thông báo chung từ chối đến Moscow thi đấu. Tiếp sau đó, với việc phải nhận "sức ép từ nhiều phía" mà FIFA và UEFA đã loại luôn Nga khỏi cuộc đua giành vé tới World Cup 2022.
Rõ ràng FIFA đang cho thấy được “sự công tâm và chính trực” của mình trong các quyết định. Cùng một sự việc nhưng cách xử lý của FIFA lại khác nhau hoàn toàn đã thể hiện sự nhất quán, xuyên suốt và lập trường vững vàng của FIFA trong việc không để chính trị liên quan tới bóng đá.
Mặc dù cả Belarus và Romania đều có thể bị trừng phạt, nhưng như vậy vẫn là quá ít trước quyết tâm tách rời chính trị khỏi bóng đá của FIFA. Bất cứ đội bóng nào mà chớm thể hiện quan điểm hoặc lôi những vấn đề ngoài sân cỏ vào trong thi đấu đều có thể sẽ bị "block" và "block hết".

HIỆU LỆNH VANG LÊN TỪ CÁI DẠ DÀY....!

------
Nhìn cảnh người dân châu Âu chẳng ai bảo ai cứ lũ lượt, rồng rắn kéo nhau ra đường với rất nhiều khẩu hiệu trên tay, khiến tôi nhớ đến mệnh đề nổi tiếng của Mác đã chỉ ra từ rất lâu rằng: "con người trước hết cần phải ăn, uống, chỗ ở và mặc đã rồi mới có thể làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo v.v. được".
Điều đó cho thấy sự khủng hoảng về năng lượng, khí đốt và có nguy cơ kéo theo cả lương thực đang hiện hữu rất rõ nét ở xứ Lục địa già, xứ sở của văn minh, của nhịp sống hiện đại và của cả tự do, bình đẳng, bác ái. Cái người dân ở rất nhiều nước châu Âu quan tâm bây giờ ko hẳn là ai làm Thủ tướng hay Tổng thống, cái họ cần là bánh, là xúc xích, là súp, là khí đốt để đi qua mùa đông khủng khiếp đang đến gần. Châu Âu hoa lệ, châu Âu diêm dúa, châu Âu về đêm trước đây mới lãng mạn làm sao..thì giờ đây ko còn được như thế nữa. Đúng như Mác đã nói với đại ý rằng: con người ko thể nhảy nhót, ca hát, thổi kèn, sáo, nhị, chơi bát âm cùng các thể loại khi cái dạ dày của họ bị rỗng. Chính vì thế mà tại sao giờ đây người dân Châu Âu lại đổ ra đường đồng loạt đến như vậy..? Chỉ có thể là do đã có hiệu lệnh thúc giục vang lên từ chính cái dạ dày và những nhu cầu ăn, ở, mặc, rồi đi lại đang dần dần bị bó hẹp.

Nếu 1 cuộc cách mạng màu mang hơi hướng dân chủ Phương Tây cỡ như ở Trung Đông, Bắc Phi trước đây, muốn diễn ra thì người ta phải mất khá nhiều công để dàn dựng. Nhưng giờ đây người dân cũng ùn ùn đổ ra đường mà ko cần sự dàn dựng nào cả. Thế mới thấy, quan niệm về chủ nghĩa xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhắc lại một cách rất ngắn gọn và dễ hiểu rằng chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành - vẫn còn nguyên giá trị.
Nhìn châu Âu bây giờ mới thấy nếu ai đó có nhắc tới mục tiêu ko để ai bị bỏ lại phía sau thì có gì đó thực sự quá là xa xỉ..!

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2022

VIỆT NAM - ĐIỂM SÁNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NĂM 2022

Ngay sau những kết quả tăng trưởng kinh vượt trội trong quý 3 được công bố, cùng với các đánh giá tích cực của các tổ chức quốc tế về triển vọng của cả năm. Các báo tại Mỹ cũng đã có thêm những phân tích sâu hơn về lý do tại sao Việt Nam lại trở thành điểm sáng trong tăng trưởng kinh tế trong năm nay.

Trang tin của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có bài Việt Nam đảo ngược xu hướng tăng trưởng yếu của châu Á. Biểu đồ dự báo tăng trưởng năm 2022 cho thấy Việt Nam là nền kinh tế duy nhất đã và sẽ có tăng trưởng dương trong cả năm. Lạm phát tương đối thấp cũng là một ngoại lệ trong quy luật chung của cả khu vực.
Còn trong báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng GDP của Việt Nam đã bứt phá từ mức gần 2,6% vào năm 2021 lên mức dự kiến là 7,5% trong năm 2022. Trong khi đó, lạm phát trung bình cả năm có thể được kiểm soát ở mức 3,8%.
Hãng thông tấn Reuters bình: "Việt Nam, một trung tâm sản xuất trong khu vực, đã chứng kiến nền kinh tế hồi phục sau đại dịch, với tổng sản phẩm quốc nội trong quý 3 tăng 13,67% so với một năm trước".
Để đạt được mức tăng trưởng ấn tượng vừa qua, theo các báo và các tổ chức quốc tế, đó là sự tổng hòa của nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt là chính sách nhanh nhạy sau đại dịch.
IMF cho rằng, ngay nửa đầu năm nay đã thấy sự chuyển dịch lớn về kinh tế khi thực hiện nới lỏng quy định về dịch, chiến lược thích ứng an toàn và tỷ lệ tiêm vaccine vượt trội. Các chính sách lãi suất thấp, tăng trưởng tín dụng mạnh và chương trình phục hồi, phát triển kinh tế của Chính phủ đã mang lại sản lượng sản cao, bán lẻ và du lịch phục hồi.
Trang Bloomberg cũng đồng tình khi cho rằng gói kích thích 15 tỷ USD của Chính phủ và chính sách tiền tệ linh hoạt đã là nền tảng cho sự hồi phục. Chính chiến lược này đã giúp Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh, trở thành điểm đến hấp dẫn với dòng vốn đầu tư nước ngoài, khi tình hình địa chính trị phức tạp và nhiều nước còn đóng cửa vì COVID-19.
Tờ The Diplomat có bài giải thích lý do kinh tế Việt Nam có tương lai sáng và ngày càng sáng hơn. Theo bài báo, đánh giá tích cực của các tổ chức quốc tế đối với kinh tế Việt Nam là điều có thể nhìn thấy trước với những người theo dõi Việt Nam từ lâu.
Trong bối cảnh khó khăn chung, Việt Nam trở thành điểm sáng với cơ sở hạ tầng phát triển, môi trường đầu tư thân thiện và thành công trong kiểm soát COVID-19, vì vậy hoàn toàn có thể kỳ vọng vào dự báo kinh tế ngày càng tích cực của Việt Nam trong những năm tới.

DÂN MẠNG CAMPUCHIA “TỐ CÁO” VIỆT NAM CHIẾM ĐÓNG TRÁI PHÉP PHÚ QUỐC (?)

Trên diễn đàn xây dựng Đông Nam Á ASEAN Skyline diễn ra một vụ khẩu chiến “chủ quyền online” khá rầm rộ. Khi diễn đàn này đăng thông tin Việt Nam xây dựng được dây điện vượt biển cung cấp điện cho đảo Phú Quốc, các bạn bè Đông Nam Á vào chúc mừng ủng hộ các thứ, các kiểu thì nhiều dân mạng Campuchia bắt đầu bày tỏ thái độ bất đồng và tố cáo Việt Nam chiếm đảo Koh Tral (Phú Quốc).
Tài khoản Thea Sok bình luận: “Là một người dân Khmer. Tôi đau lòng khi thấy Việt Nam xây dựng trái phép hệ thống điện từ đất liền ra đảo Kol Tral, hòn đảo này chỉ cách Campuchia 15km nhưng nằm xa Việt Nam tới 45km. Về lý thuyết, hòn đảo này phải thuộc chủ quyền Campuchia, nhưng Việt Nam đã chiếm đóng trái phép đảo này”.

Tài khoản Sarim Rothana cương quyết: “Kol Tral thuộc lãnh thổ Campuchia”. Tài khoản Jo Phachara Disayarich chưng ra tấm bản đồ Đế chế Khmer ở thế kỷ 12 - 13 và cho biết Campuchia còn quản lý cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Lào và Myanmar nên Kol Tral thuộc Campuchia là không thể tranh cãi. Họ chỉ thu hồi lại những gì thuộc về họ trong lịch sử.
Tài khoản San Love thì có xu hướng ôn hòa ơn, tài khoản này đề xuất Campuchia có quyền ra vào đảo này mà không cần hộ chiếu và muốn Việt Nam chia 50/50 quyền quản lý đảo này.
Tài khoản Thy Sok: “Làm ơn đừng đăng tin giả! Đó là đảo của Campuchia, tên là Koh Tral. Hòn đảo của chúng tôi bị Việt Nam chiếm đóng trái phép và đổi tên thành đảo Phú Quốc. Sắp tới Campuchia sẽ kiện tên trộm này ra tòa án quốc tế…”. Tài khoản này cũng dẫn "bằng chứng lịch sử" về việc Đế chế Khmer đã từng đô hộ bán đảo Trung Ấn, bao gồm cả Phú Quốc ở khoảng 900 năm về trước.
“Tôi không hiểu tại sao cả Đông Nam Á và Trung Quốc lại chúc mừng Việt Nam xây đường dây này. Điều này xâm phạm lãnh thổ của chúng tôi” - tài khoản Soy Ramid bình luận.
Tài khoản Hong Kim: “Người Campuchia chúng tôi không đồng tình với việc Việt Nam xây dựng công trình này, nó vi phạm luật pháp quốc tế và chủ quyền của Campuchia. Này Việt Nam, các bạn muốn hại dân tộc Khơ me đến bao giờ?”
Khác với dân mạng Campuchia thì dân mạng Thái Lan lại có những động thái ủng hộ Việt Nam rõ ràng, tình thương mến thương. Thực tế, việc cư dân mạng Thái Lan ủng hộ Việt Nam bắt nguồn từ làn song tranh cãi về việc “đánh cắp văn hóa Khmer”, khi dân mạng Campuchia cáo buộc Thái Lan ăn cắp văn hóa Khmer của họ và quảng bá văn hóa Khmer ra toàn thế giới.
Tài khoản Adisarn Issaparp: “Thái Lan ủng hộ Việt Nam”
Tài khoản Aun Phamaul Yingsook: “ASEAN công nhận hòn đảo đó là của Việt Nam”
Tài khoản A. Karner: “Ngay đến cả Trung Quốc cũng công nhận hòn đảo đó là của Việt Nam. Chúng tôi ủng hộ Việt Nam, Phú Quốc là lãnh thổ của Việt Nam. Các bạn Campuchia không nên hành xử như những đứa trẻ con khóc vì không có được đồ chơi mới”
Phú Quốc là một hòn đảo thuộc chủ quyền Việt Nam, được Liên Hợp Quốc và quốc tế thừa nhận. Phú Quốc chưa từng là hòn đảo tranh chấp trong lịch sử hiện đại thế giới từ năm 1945 trở lại đây. Việt Nam và Campuchia hiện không có tranh chấp lãnh thổ, các văn bản pháp lý giữa Campuchia và Việt Nam cũng rất rõ ràng và hai quốc gia cũng đã hoàn thành xong các vấn đề về phân định biên giới và chủ quyền.
Việc nhiều người Campuchia yêu sách với đảo Phú Quốc (Việt Nam) đã diễn ra từ lâu và hiện đang bùng phát trở lại xung quanh việc hòn đảo này đang phát triển vượt bậc và nhiều lãnh đạo các đảng lưu vong Campuchia quấy phá. Điều đáng quan ngại là rất nhiều người Campuchia lại bị dắt mũi nghe theo.

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2022

SAO LẠI MUỐN LÀM SÓI, DIỀU HÂU?

------------------
Một nhà báo EU đặt câu hỏi với Tổng thống Thổ nhĩ kỳ Erdogan rằng:
"Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia Nato mà lại đi bắt tay để chơi với Trung Quốc , Nga , Iran,Venezuela... Đó chẳng phải là những quốc gia vẫn đem lòng thù địch và không muốn Nato phát triển sao?”

Tổng thống Erdogan thành thật trả lời:
“Bản thân tôi và các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, có đủ năng lực nhận thức để biết được đâu là bạn , đâu là thù - Thực tế mà nói, Thổ Nhĩ Kỳ ở vị trí địa chiến lược quan trọng bậc nhất, là cửa ngõ đi ra với thế giới với nhiều quốc gia - điều đó vô tình người ta mới quan tâm đến Thổ Nhĩ Kỳ như vậy- Mỹ và nhiều nước Nato không phải họ chơi với Thổ Nhĩ Kỳ như một người bạn chân thành, nếu không phải vậy thì làm gì có chuyện Mỹ dung túng những kẻ từng bạo loạn lật đổ, nếu không có người Nga giúp đỡ thì tôi đã nhiều lần lên thiên đàng gặp Chúa rồi sao?
Bởi vậy - tuy Thổ là một thành viên Nato nhưng Thổ không quen cái bản năng săn mồi của loài sói khi quyết ra tay tàn độc, đuổi cùng giết tận người khác để mưu cầu miếng ăn, vị trí độc tôn cho mình - hành động đó nó rất bỉ ổi và vô nhân đạo- kể cả việc hùa nhau làm hại quốc gia khác để đem lợi ích cho mình như một số thành viên Nato ngậm miệng ăn tiền ,và cúi đầu vô điều kiện trước cây gậy của người Mỹ ... thì người Thổ chúng tôi cũng không làm được.
Làm người phải biết cân bằng lợi ích hợp lý , bất kể quốc gia nào mà không gây thiệt hại cho lợi ích của người Thổ thì đều trở thành là bạn bè với người Thổ - chơi với Nga, Iran, Venezuela... Thổ đều nhận được sự chân thành và lợi ích cho quốc gia mình - bởi vậy- đâu phải nhất thiết vì mình... mà đạp người khác xuống bùn thì mới được? Làm người không muốn lại muốn làm loài sói, diều hâu... sao?”
Lời đối đáp dứt khoát của Tổng thống Thổ nhĩ kỳ Erdogan như một gáo nước lạnh tạt vào mặt phóng viên EU.
HL/ĐT-QP
P/s: Thực ra, tuy ít nổi hơn, nhưng Erdogan cũng là một nhân vật kiệt xuất tương tự như Putin mà nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ lựa chọn được, ủy thác để tìm lại hào quang cường quốc của đế chế Otoman xưa.

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2022

GIÁO DỤC KHÔNG NƯỚC MẮT

Cổ họng tôi cứ mặn chát khi nhìn bức ảnh này. Một bức ảnh nói lên thực trạng hiện nay, khi người thầy không chỉ chịu sự phán xét của phụ huynh, nhà trường, học sinh mà của cả mạng xã hội.

"Giáo dục không nước mắt", "giáo dục lấy người học làm trung tâm", nhưng không phải biến người thầy trở thành một nhà cung cấp dịch vụ, phải chiều lòng từng "khách hàng" - Thượng đế của mình. Thủa chúng tôi, không hề có chuyện trò cãi thầy chứ đừng nói là xưng mày tao với thầy cô.
Thầy cô, bằng tình cảm cũng như sự cứng rắn của mình để rèn học trò. Chúng tôi hiếm ai không bị thầy dùng chiếc thước gõ vào tay mỗi lần chứ xấu, nhiều bạn phải khóc khi bị thầy cô mắng khi mắc lỗi. Nhưng tuyệt nhiên không có cha mẹ nào xông đến trường hỏi: sao ông bà mắng hay phạt con tôi.
Vì bố mẹ hiểu hơn ai hết, sự nghiêm khắc mới là liều thuốc giúp con cái họ trưởng thành và đi vào khuôn khổ.

NHỮNG AI CHỈ TRÍCH VIỆT NAM BỎ PHIẾU TRẮNG TRONG NGHỊ QUYẾT LIÊN HỢP QUỐC THÌ CẦN NHỚ VỀ NHỮNG ĐIỀU NÀY

Hãy nhớ lần quân tình nguyện Việt Nam tham gia chiến dịch biên giới Tây Nam. Phần lớn các quốc gia trên thế giới chỉ trích chúng ta. Sau khi tội ác Khmer Đỏ được phanh phui, hầu hết các quốc gia im lặng. Họ tập trung vào bú liếm công trạng xét xử Khmer Đỏ, không thèm quan tâm đến hàng ngàn người Việt Nam và hàng triệu người Campuchia bị thảm sát.

- Hãy nhớ rằng trong 30 năm qua, đã có 29 lần Liên Hợp Quốc yêu cầu các quốc gia thành viên bỏ phiếu lên án Hoa Kỳ cấm vận Cuba. Trong 29 lần đó, lần nào số phiếu lên án Hoa Kỳ cũng áp đảo và vượt trội, trong đó lần gần nhất có tới 184 phiếu thuận, 03 phiếu trắng (1 phiếu của Ukraine), 2 phiếu chống (Hoa Kỳ, Israel). Nghị quyết lên án Hoa Kỳ cấm vận Cuba là một trong những nghị quyết được ủng hộ lớn nhất lịch sử Liên Hợp Quốc, nhưng vẫn chẳng giải quyết được điều gì cả. Người anh em của chúng ta vẫn bị cấm vận.
- Ukraine đã từng bỏ phiếu chống việc “lên án chủ nghĩa phát xít” trong một nghị quyết tại Liên Hợp Quốc vào năm 2014. Nên nhớ là chỉ có 3 quốc gia bỏ phiếu chống đó là Hoa Kỳ, Canada và Ukraine. Có 50 quốc gia, trong đó phần lớn là châu Âu bỏ phiếu trắng với cam kết “chúng tôi lên án chủ nghĩa phát xít, nhưng không muốn bày tỏ điều đó tại đây” và gần 120 quốc gia bỏ phiếu đồng ý.
- Nếu các anh chị lo cho Việt Nam rằng sau này Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào đó đánh Việt Nam thì sẽ không có ai ủng hộ. Đừng quên rằng lịch sử của chúng ta đã phải trải qua như thế nào. Nếu các lá phiếu có tác dụng thì Hoa Kỳ đã không ở lại Việt Nam lâu đến như thế, nếu các lá phiếu có tác dụng thì Cuba đã không bị cấm vận, người Palestine đã không bị mất đất, tội ác diệt chủng Khmer Đỏ đã không được che giấu suốt bao nhiêu năm…
- Tại sao cứ phải lo xa cho một trường hợp Trung Quốc đánh Việt Nam? Tại sao không phải là Việt Nam sẽ mạnh mẽ hơn? Tại sao không phải là hai quốc gia sẽ sống chung hòa bình từ những bài học trong quá khứ? Miệng bô bô bỏ phiếu để đề phòng Trung Quốc đánh Việt Nam thì khác gì mời gọi là "đánh Việt Nam đi", công khai chống một quốc gia như vậy thì chẳng khác gì đẩy hai quốc gia đến mồi lửa chiến tranh.
- Tại sao lúc Việt Nam ủng hộ Cuba, Palestine... các anh chị không lên bài, đăng trạng thái ủng hộ lá phiếu của nước nhà đi? Hay tính mạng, công lý của người Cuba, Palestine với các anh các chị không bằng tính mạng người Ukraine? Hãy thôi cái trò đạo đức giả đó lại. Tự nhiên quan tâm đến chính trị thế? Hay vì mưu đồ gì đó?
- Một lá phiếu được đặt lên bàn cân Liên Hợp Quốc mang sức nặng to lớn của một dân tộc. Lá phiếu đó thể hiện đường lối ngoại giao từ lịch sử đến hiện tại. Lá phiếu đó được bỏ phiếu phải vì lợi ích của người Việt Nam trước tiên hơn là chỉ vì muốn đẹp lòng một vị đại biện nào đó. Nếu vị đại biện đó chân thành, bà đã không nhận lời phỏng vấn VOA Tiếng Việt - một tờ báo chống phá Việt Nam và không nói với giọng điệu bề trên “Việt Nam là nước nhỏ”.

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2022

"SAO THẤT HỨA VỚI MẸ CƯỜNG ƠI!"

Ngôi nhà vợ chồng Cường ở chung với mẹ đã xuống cấp lâu năm nhưng không được sửa chữa do vướng quy hoạch dự án. Trước ngày vào ca trực, anh tranh thủ thời gian chèn bao cát lên mái, khắc phục chỗ thấm dột và vây chỗ sạt lở trước sân để mẹ và vợ yên tâm rồi mới lên đơn vị. “Nó nói tui yên tâm, đợt này mưa to chứ không có bão. Nhà ở nơi cao, lại gần sông nên không ngập lụt. Nhưng mưa liên tục, nước vây lấy nhà, chảy mạnh sạt lở hết ngõ vào. Tôi gọi điện thì nó bảo ráng chờ xí, đưa bà con ra khỏi vùng nguy hiểm rồi con về liền. Ai ngờ nó thất hứa không về nữa…”, bà Sớt khóc ngất.

Vợ trung úy Cường, chị Đặng Ngọc Thảo, từ khi nghe tin dữ trong đêm đã khóc hết nước mắt. Chị kể, trước ngày vào ca trực anh nói khi về sẽ mua cho cả nhà ít cá biển bà con ngư dân đưa vào bờ buổi sáng. Về kịp giờ sẽ mua đồ ăn sáng theo sở thích từng người, cả các anh chị đã lập gia đình ở riêng bên cạnh. “Ảnh con út, lại hiền lành, sống trách nhiệm nên ai cũng thương. Hồi đi nghĩa vụ, ảnh nói bằng mọi giá phải tự học để thi đậu vào trường Công an. Khi ước mơ thành hiện thực, cả nhà mừng và tự hào lắm”.

Vợ chồng chị Thảo cưới nhau vào năm 2020. Trong 2 năm qua vừa dịch bệnh vừa thiên tai nên thời gian Cường ờ nhà không được nhiều. Khi thì cách ly xã hội, bám đơn vị để giúp dân vùng phong tỏa, khi thì phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn…, có thời gian chồng ở đơn vị nhiều hơn ở nhà nên chưa có thời gian tính chuyện sinh con. “Đến một lần đi chơi cùng nhau đâu đó cũng nói mãi chưa thực hiện được. Vừa rồi thấy công việc ổn dần, mẹ và anh chị dục quá, hai vợ chồng lên kế hoạch cuối năm chuẩn bị, sang năm sinh em bé. Vậy mà…
Khi vừa xong nhiệm vụ ở một khu vực về lại đơn vị, thấy khả năng mưa lớn còn kéo dài, Cường cùng đồng đội là Trung úy Nguyễn Văn Hoài Nam nhanh chóng lên trụ sở CAQ. Sơn Trà để lấy thêm áo phao, đèn pin và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ cho việc cứu hộ cứu nạn. Do 2 chiếc xe bán tải của lực lượng công an và UBND phường đã đi làm nhiệm vụ trước đó nên cả hai phải di chuyển bằng xe máy...
Khoảng ít phút sau khi Cường xuất phát, Nam bám theo sau giữa màn mưa trắng trời thì thấy đồng đội mình cùng chiếc xe bị tai nạn nằm giữa ngã ba đường Đỗ Anh Hàn – Ngô Quyền. Anh lao xuống gọi xe cấp cứu nhưng không được, phải đề nghị CBCS CAP. An Hải Bắc dùng xe bán tải để bồng đồng đội vào bệnh viện. Đường phố nhiều đoạn ngập đến bụng, xe cộ, đồ dùng từ nhà dân cản trở di chuyển nên mất rất nhiều thời gian Cường mới được chuyển vào Bệnh viện Đa khoa. Đến lúc đó mọi thứ đã muộn…
Tiếc thương người đồng đội hiền lành, hết lòng vì nhân dân phục vụ, ra đi giữa lứa tuổi căng tràn nhiệt huyết! Vĩnh biệt đồng đội tôi!

BỎ PHIẾU TRẮNG GIÚP VIỆT NAM CÓ GÌ?

1. Mua được xăng dầu giá rẻ, về lại mốc 22.000 thời điểm trước khi bùng nổ dịch.

2. Hàng hoá thông thương không bị vướng bận gì, GDP tăng trưởng 9 tháng đầu năm quá ấn tượng khiến UOB phải thay đổi dự báo GDP cả năm của VN sẽ đạt 8.2% thay vì 7% như hồi đầu năm.
3. Lạm phát cả năm ước đạt 3.87% vẫn dưới 4% như chỉ tiêu quốc hội đề ra.
4. VND vẫn ở mức bình ổn không mất giá thê thảm như Yên và EUR.
5. Tình hình chính trị xã hội ổn đỉnh, không có cảnh người dân ra đường biểu tình vì khí đốt và điện đóm.
6. Dân vẫn trà đá và ngồi nhậu chém nhiệt chuyện thiên hạ, xuất hiện rất nhiều Da Cát Dự và Tư Mã Đoán online.
7. Thái độ trung lập, nhất quán, không làm mất lòng bố con thằng nào.
8. Được bầu vào hội đồng nhân quyền thế giới.
P/s: Cái 8 không liên quan lắm nhưng kệ, liệt vào cho mấy bác khát nước tức chơi. 7 cái còn lại cũng liệt vào cho vui vì VN tăng trưởng kinh tế là nhờ vào sức lực của toàn Đảng toàn dân chứ ko riêng gì cái phiếu trắng đâu nên mấy bác nghiêm túc đừng căng quá nha.
VN bỏ phiếu trắng nhưng ngay sau lúc phát biểu trước hội đồng LHQ vẫn mạnh dạn lên án chiến tranh, kêu gọi nhanh chóng chấm dứt xung đột và hoà bình phải được lặp lại càng sớm càng tốt ở Ukraina. VN luôn bên cạnh người dân vô tội, chiến tranh không mang lại cái gì ngoài đau thương và mất mát.
Phát biểu của VN rất được các bên ủng hộ và đây được xem là thông điệp rõ ràng và dứt khoát nhất kể từ khi chiến sự ở U cà nổ ra.