KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2022

GIÚP DÂN CHẲNG QUẢN VIỆC GÌ...

Tưởng rằng thiên tai, bão lũ chỉ làm khổ người sống, ai ngờ những người đã an nghỉ cõi vĩnh hằng cũng chẳng được yên.
Trận mưa lũ lịch sử mới đây kéo theo lượng đất đá khổng lồ đã vùi lấp hàng trăm ngôi mộ trong các nghĩa trang ở TP Đà Nẵng. Những ngày sau lũ, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ LLVT Quân khu 5 đã sát cánh cùng nhân dân khắc phục hậu quả mưa lũ, giúp đỡ các gia đình tìm lại mộ phần, tro cốt của người thân trong đống đổ nát, hoang tàn...
Hơn hai tuần đã trôi qua sau trận lũ lịch sử, bất kể mưa hay nắng, những cụ ông, cụ bà, con cháu của các dòng tộc trên địa bàn TP Đà Nẵng vẫn mải miết cùng bộ đội, dân quân kiếm tìm mộ phần người thân trong ngổn ngang đất đá.

Có mặt tại Nghĩa trang Khánh Sơn ở phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu; Nghĩa trang Hòa Sơn ở huyện Hòa Vang vào những ngày đầu tháng 11, chúng tôi chứng kiến hàng trăm ngôi mộ bị đất đá vùi lấp, hư hại; nhiều bia mộ, vách ngăn, quách tiểu, bát hương... bị nước lũ cuốn trôi. Chứng kiến cảnh tượng tang thương này, ai cũng ngậm ngùi, xót xa...
Bên đống bia mộ của người thân vừa được bộ đội, dân quân đào bới, cẩn trọng đưa lên khỏi lớp bùn nhão nhoét, quan, quách, bát hương lẫn lộn cùng cỏ rác, ông Huỳnh Văn Thể ở phường Hòa Khê, quận Thanh Khê đôi mắt đỏ hoe, nhưng vẫn tự an ủi: "May nhờ bộ đội mới tìm được như ri là quý lắm rồi"!
Mấy ngày nay, cũng như ông Thể, nhiều người khi tìm đến nghĩa trang này đều thấy lòng mình nặng trĩu, bởi cùng lúc phải đón nhận hai tai họa. Còn chưa kịp dọn dẹp, sửa chữa nhà cửa sau trận mưa lũ, họ đã phải vội vàng đi tìm kiếm mộ người thân. Anh Nguyễn Hữu Vũ Tuấn trú tại phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu đứng thất thần bên miệng hố sâu, nơi mộ của cha và chú anh bị tụt xuống, rớm nước mắt kể: "Hôm nghe tin nghĩa trang bị lũ cuốn, cả gia đình tôi bươn bả chạy lên thì bàng hoàng chứng kiến nơi an nghỉ của người thân chẳng còn chút dấu tích nào"...
May mắn hơn hoàn cảnh của anh Tuấn, gia đình cụ Nguyễn Đình Nam, 80 tuổi, trú tại tổ 43, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu có tới 55 ngôi mộ của gia tộc bị vùi lấp, mất dấu đã được các chiến sĩ dân quân tìm thấy sau nhiều giờ đào bới. Hay như trường hợp gia đình anh Nguyễn Công Ngọc trú tại tổ 59, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu cũng được bộ đội hỗ trợ, tìm thấy 50 ngôi mộ của gia tộc bị lấp kín tưởng chừng không còn hy vọng.
Một nhiệm vụ chưa từng có tiền lệ và rất vất vả, khó khăn, nhiều người e ngại, nhưng các chiến sĩ không hề nao núng. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Trung tá Nguyễn Xuân Bé, Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Ban CHQS quận Liên Chiểu, tại Nghĩa trang Khánh Sơn, bộ đội, dân quân chia thành từng tốp, kiên trì cạy từng viên đá, lật từng lớp cỏ, cố gắng kiếm tìm những gì còn sót lại của người đã khuất. Tất cả đều được các anh thực hiện bằng tay không một cách tỉ mỉ, cẩn trọng cao độ.
Trao đổi với chúng tôi, Trung tá Nguyễn Xuân Bé cho biết, suốt hơn hai tuần qua, cán bộ, chiến sĩ LLVT quận Liên Chiểu chưa có ngày nào được nghỉ. Ngay sau trận lũ lịch sử, bộ đội, dân quân vừa căng mình cùng nhân dân dọn dẹp nhà cửa, đường sá, hỗ trợ các trường học, công sở trên địa bàn củng cố, sửa chữa cơ sở vật chất, lại tiếp tục bắt tay vào giúp đỡ các gia đình tìm kiếm mộ phần người thân bị vùi sâu trong đất đá. Điều đáng trân trọng ở chỗ, không ít cán bộ, chiến sĩ, gia đình cũng bị thiệt hại nặng sau thiên tai, bản thân bộn bề công việc, nhưng khi được huy động, họ đều sẵn sàng gác việc nhà, lo việc dân. Như trường hợp anh Nguyễn Chánh Hải, chiến sĩ dân quân thường trực Ban CHQS quận Liên Chiểu, tuy hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn nhưng luôn nhiệt tình, xông xáo trong mọi nhiệm vụ giúp dân. “Mỗi lần cùng anh em tìm được phần mộ, tấm bia, hũ cốt cho gia đình nào đó, chúng tôi cảm thấy lòng mình thật thanh thản, như thể tìm thấy người thân của mình vậy”, chiến sĩ dân quân Nguyễn Chánh Hải bộc bạch, rồi lại nhanh chóng lao vào công việc cùng đồng đội...

CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC ĐÂU CHỈ 1979 MÀ CÒN KÉO DÀI CẢ 10 NĂM SAU ĐÓ!

"Mưa rào... mưa rào... xin mưa rào lên đỉnh E5".
Các chỉ huy đã rơi nước mắt khi lệnh cho pháo 105 của D10 E150 bắn lên E5. Lính pháo thì thắc mắc "sao lại bắn vào tọa độ đó?" ...anh em biết chuyện ai cũng vừa bắn vừa khóc...
Đó là câu nói cuối cùng của anh hùng liệt sĩ Lê Trần Mãn trên tổ hợp thông tin.

(Trích hồi ức Vị Xuyên 1985).
Anh hùng Lê Trần Mãn nhập ngũ tháng 3-1979 là y tá của C7 D5 E153 quê Thanh Hóa. Khi Trung Quốc phản kích chiếm 685 anh đã ra chiến đấu cùng anh em binh sĩ đẩy lui nhiều đợt phản kích của quân đội Trung Quốc trong những ngày cuối tháng 12 năm 1985...
Ngày 24/12/1985 sau khi chống trả 8 đợt phản kích của quân địch, thấy địch cắm cờ trên chốt, anh chỉ huy các chiến sĩ tập trung hỏa lực diệt địch tại đây và tiến hành nhổ cờ của quân Trung Quốc cắm.
Thương vong nhiều đạn dược cạn kiệt, trước nguy cơ mất cao điểm, anh đã gọi về sư đoàn xin pháo bắn trùm lên điểm cao... chấp nhận hy sinh chứ không để mất đất về tay quân xâm lược.
36 năm trôi qua nhưng cán bộ chiến sĩ E153 vẫn không thể nào quên câu nói cuối cùng của anh trên tổ hợp thông tin "Mưa rào.... mưa rào... xin mưa rào lên đỉnh E5".
Các chỉ huy đã rơi nước mắt khi lệnh cho pháo 105 của D10 - E150 bắn trùm lên đỉnh E5. Lính pháo thì thắc mắc "sao lại bắn vào tọa độ đó?"... anh em biết chuyện ai cũng vừa bắn vừa khóc...
Thân xác, xương máu của các anh mãi mãi hòa mình vào mảnh đất Vị Xuyên bảo vệ quê hương, đất nước. Hãy dành tặng cho anh và các đồng đội 1 trái tim nhé.

KỶ NIỆM 105 NĂM NGÀY CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA

Hiện nay, chủ nghĩa xã hội hiện thực mặc dù đang gặp nhiều khó khăn, nhưng xu thế phát triển tất yếu của thời đại từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội vẫn luôn tỏ rõ trong thực tế. Chủ nghĩa xã hội hiện thực vẫn tồn tại ở một số nước và khẳng định sức sống mãnh liệt, triển vọng phát triển. Sự phát triển của Việt Nam, Trung Quốc trong những năm qua là một ví dụ sinh động. 10 tháng đầu năm 2022, hai nước Xã hội chủ nghĩa dù phải đương đầu với vô vàn khó khăn nhưng vẫn duy trì được mức độ tăng trưởng kinh tế đứng hàng đầu thế giới, và cũng cho thấy tầm ảnh hưởng lớn như nào trong khu vực và quốc tế.

Thực tế là như vậy, nhưng một số người lại xuyên tạc lịch sử, họ lợi dụng sự sai lầm của một số đảng cộng sản để phản bác Chủ nghĩa Mác - Lênin, cho rằng, “Chủ nghĩa xã hội là không tưởng”, là “sai lầm của lịch sử”…
Nếu chỉ coi sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là bằng chứng để thừa nhận thời đại hiện nay là của chủ nghĩa tư bản thì đó là một cách nhìn thiển cận, thiếu kiến thức lịch sử và khoa học về thời đại. Vì quá trình ra đời, phát triển và thay thế thời đại này bằng một thời đại khác phải trải qua một chặng đường lâu dài, quanh co, phức tạp, chứa đựng cả bước tiến mạnh mẽ và cả sự tụt lùi, đổ vỡ. Thậm chí chính chủ nghĩa tư bản tại Châu Âu cũng phải mất mấy trăm năm, trải qua sụp đổ tại nhiều nước như Pháp, Anh, Đức... rồi lại thành công sau khi rút ra bài học mới xây dựng được hệ thống như hiện nay.
Phủ nhận giá trị lịch sử của Cách mạng Tháng Mười Nga thì kết quả ra sao cứ nhìn thực tế các nước me Tây chối bỏ lịch sử là rõ nhất!!!

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2022

MỌI NỖ LỰC HẠ THẤP VIỆT NAM ĐỀU LÀ VÔ LÝ

Có một điều buồn cười là các bác lãnh đạo Việt Nam đi ngoại giao khắp thế giới thì chẳng bị nói gì. Nhưng cứ hễ liên quan đi ngoại giao liên quan Trung Quốc thì lại bị vu cho cái tâm thế là "đi chầu" hay "bái kiến thiên triều" rồi nào là bán đảo, nịnh bợ. Vậy ít ngày nữa Thủ tướng Đức sang thăm Trung Quốc có phải là đi “chầu chực” không? Hay Cựu thủ tướng Nhật Suga chọn Việt Nam trong chuyến công du đầu tiên khi nhậm chức có phải là đi “trình diện” trước Việt Nam không?

Trong khi báo chí thế giới trước đó còn đang tiên đoán về nước nào có vinh dự được ông Tập Cận Bình mời thăm đầu tiên sau khi tái đắc cử. Đó có thể là Tổng thống Nga Vladimir Putin - quốc gia đứng hàng cao nhất trong hệ ngoại giao của Trung Quốc, Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif - quốc gia đồng minh quan trọng nhất của Trung Quốc. Nhưng vị trí này lại thuộc về Việt Nam. Điều này cho thấy vị trí ngoại giao quan trọng của Việt Nam với Trung Quốc.
Hãy thử nghĩ thế này, bạn là người đầu tiên được nhà hàng xóm giàu nhất vùng mời đến tham gia tiệc tân gia, được mời đủ thứ của ngon vật lạ, được tặng quà mang về, được bắn pháo hoa chào mừng khi đến, được đón tiễn trọng thị, được mở ra bao nhiêu cơ hội hợp tác làm ăn, bạn có thấy ngầu không? Lại dám bảo không đi.
Có biết bao nhiêu quốc gia muốn có được vị trí như Việt Nam nhưng mà không được. Cách đây ít hôm, Tổng thống Pháp còn bày tỏ mong muốn đi cùng Thủ tướng Đức đến thăm Trung Quốc vào ngày 04/11 tới nhưng chưa nhận được thu xếp từ nước chủ nhà. Còn lãnh đạo Úc, Canada, Anh… cùng bày tỏ thiện chí tương tự nhưng chưa được bố trí thời gian. Trong khi Việt Nam, cụ thể là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lại được đích thân ông Tập Cận Bình mời, điều này ngay cả các cường quốc cũng khó có được.
Hôm bác Trọng đáp xuống sân bay Bắc Kinh không đeo khẩu trang thì có đám người nói là không tôn trọng luật pháp Trung Quốc khi nước này vẫn đang chống dịch quyết liệt rồi phao tin là sẽ bị Trung Quốc “ngó lơ”. Nhưng hôm sau, bác Trọng với ông Tập đều không mang khẩu trang tham gia các đại lễ, tay bắt mặt mừng, cùng tiệc trà, cùng ăn uống thăm quan, được trao tặng huân chương cao quý nhất Trung Quốc… thì đám này lại im lặng á khẩu.
Điều buồn cười hơn nữa là lại có đám nào đấy phao tin rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc để thực hiện “Hội nghị Thành Đô” - cái hội nghị được đồn thổi là có quy định Việt Nam sẽ trở thành một tỉnh tự trị của Trung Quốc vào năm 2020, nhưng bị trễ 2 năm do đại dịch, năm nay sang để thực hiện. Đùa chứ đến những con người ngây thơ, có tư duy bình thường nhất cũng biết rằng cái tin kia chỉ là nhảm ruồi, vậy mà vẫn cố phao tin bằng được thì cũng lạ thật.
Nếu ai tinh ý một chút, có làm việc xuất nhập hàng nhiều, sẽ biết là ngay từ chuyến đi của bác Trọng cũng là lúc Trung Quốc nới lỏng việc xuất nhập hàng, nông sản cửa khẩu giữa bối cảnh phương Tây đang gặp khó khăn kinh tế. Nếu đi ngoại giao mà lại đem lại lợi ích cho nhân dân, cho kinh tế đất nước thì luôn là một điều đáng mừng.
Không phải ngẫu nhiên mà trong những ngày gần đây, ngành ngoại giao Việt Nam đang làm việc hết công suất để nâng cao vị thế nước nhà. Ví dụ như chỉ trong 14 ngày, Việt Nam lần lượt chào đón Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Thái tử Đan Mạch, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và có thể là Tổng thống Joe Biden sang thăm vào cuối tháng 11…
Quốc gia nào cũng muốn kéo Việt Nam về phía họ, cũng muốn tạo ra sức ảnh hưởng đến Việt Nam. Điều đó cho thấy vị thế đất nước ngày càng được nâng cao, hình ảnh Việt Nam ngày càng được cải thiện, thế giới ngày càng coi trọng Việt Nam hơn và chúng ta sẵn sàng cho những điều đó… Dĩ nhiên là vẫn luôn có những cá nhân, những nhóm người tự nhục luôn cố gắng phủ nhận và hạ thấp những điều như thế này.
Nhưng dù thế nào, những nỗ lực này đều là vô lý. Việt Nam vẫn sẽ tiến lên mạnh mẽ!

60 NĂM, 30 CUỘC BỎ PHIẾU, ĐƯỢC TUYỆT ĐỐI THẾ GIỚI ỦNG HỘ NHƯNG CUBA VẪN BỊ CẤM VẬN

Trong phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào ngày 03/11 đã diễn ra cuộc bỏ phiếu yêu cầu Hoa Kỳ gỡ bỏ cấm vận thương mại với Cuba. Trong 189 quốc gia tham gia bỏ phiếu, có tới 185 quốc gia đồng ý, chỉ có 2 quốc gia phản đối là Hoa Kỳ và Israel, 2 quốc gia bỏ phiếu trắng trung lập là Brazil và Ukraine...

Tuyệt đối thế giới ủng hộ Cuba, ngay cả những đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ như Anh, Pháp, Đức, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc... đều lên tiếng ủng hộ Cuba. Các nước châu Phi - châu Âu - châu Á - Caribe - Latinh nhất loạt lên tiếng.... Không có bất cứ cuộc bỏ phiếu nào tại Liên Hợp Quốc có tỷ lệ ủng hộ hơn lớn như cuộc bỏ phiếu dành cho Cuba ngày hôm qua...
Nhưng "luật là của kẻ mạnh đề ra" và "kẻ yếu không có quyền chọn cách để chết"....
Công lý quốc tế đôi khi chỉ là trò hài hước, Cuba vẫn bị cấm vận... Đại diện của Liên đoàn Caribe - Latinh cho hay: "Vậy mà nhiều quốc gia lại luôn cho rằng họ đấu tranh cho hòa bình, dân chủ, tiến bộ nhân loại. Nhưng những việc mà họ làm luôn đi ngược với điều đó".
Ai nói thế giới này công bằng nào?

PHẢI CHĂNG THỦ TƯỚNG ĐỨC ĐANG “ĐI CHẦU THIÊN TỬ”, “BÁI KIẾN THIÊN TRIỀU”?!

Nếu như chỉ cách đây 2 ngày, các trang mạng như Việt Tân, Đài Á Châu tự do, BBC News Tiếng Việt, Chân Trời Mới Media…như lên đồng trước chuyến thăm chính thức của Đoàn lãnh đạo cấp cao Việt Nam, dẫn đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đến Trung Quốc. Thì hôm nay 04/11, Thủ tướng Olaf Scholz dẫn đầu phái đoàn Đức cũng đã tới Bắc Kinh, các trang mạng nói trên lại như bị khoá mõm, mặt vàng như nghệ, câm như hến,….

Có một sự mỉa mai không hề nhẹ, khi Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình muốn mời cụ Tổng của chúng ta đến Bắc Kinh ĐẦU TIÊN với những tình cảm hết sức nồng ấm, thân tình, thì các anh em sọc vàng lại cho là Việt Nam “đi chầu”.
Nhưng khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz, và sau đó là hàng dài các nguyên thủ quốc gia sẽ đến thăm, làm việc tại Trung Quốc, thì liệu đó có phải là “chầu Thiên tử”, "bái kiến thiên triều", “nịnh bợ” hay không?
Vậy mới thấy, tư duy kép của đám chống cộng thật đúng là khó mà đỡ được!

MỸ CẦN VIỆT NAM CHỨ KHÔNG PHẢI ĐÁM LƯU VONG!

--------------
BBC và Việt Tân cay cú, xuyên tạc chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bây giờ họ lại càng cay cú khi đích thân Tổng thống Mỹ Joe Biden mong muốn thăm Việt Nam trong năm nay. Mặc cho những kẻ lưu vong hò hét, chống phá nhưng chính nước Mỹ liên tục đề xuất nầng tầm mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ từ quan hệ đối tác chiến lược lên thành đối tác chiến lược toàn diện. Tuy nhiên đến nay, Việt Nam chưa đồng ý. Khi nào Mỹ không can thiệp chuyện nội bộ của Việt Nam dưới chiêu bài dân chủ, nhân quyền, tài trợ và nuôi dưỡng đám tàn dư chống phá Việt Nam, khi đó Việt Nam để xem xét.

Việt Nam có vị trí địa chính trị vô cùng quan trọng trong chiến lược hướng về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, cũng như sáng kiến vành đai và con đường của Trung Quốc. Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ rất coi trọng Việt Nam. Biden vẫn rất sáng suốt khi muốn thăm chính thức Việt Nam trong bối cảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa thăm Trung Quốc, được tiếp đón vô cùng trọng thị. Người Mỹ chẳng đếm xỉa đến những kẻ ăn không ngồi rồi như đám ngụy tàn dư. Lợi ích của quốc gia dân tộc là tối thượng, Hoa Kỳ chẳng dại gì mà quan tâm đám du thủ du thực đó.
Việt Nam thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ trong chính sách ngoại giao, đó là "ngũ tri". Ngũ tri gồm, biết mình, biết người, biết thời thế, biết dừng, biết biến. Cây tre Việt Nam vẫn đứng thẳng, cành uyển, thân chắc, gốc vững vàng. Ta không chọn phe, chỉ chọn lẽ phải, chân lý. Thế nhưng nhiều nước lớn lại buộc phải quan hệ tốt với Việt Nam. Đó chính là sự sáng suốt trong đường lối đối ngoại của Đảng. Tạo môi trường hoà bình, tranh thủ thời cơ và vận hội, không đưa đất nước đến trước những nguy cơ binh lửa. Giờ đây, các nước lớn cần Việt Nam hơn bao giờ hết, Mỹ hay Trung Quốc hay bất kỳ cường quốc nào cũng cần Việt nam./.

VỀ ĐI EM!

Nghe tin Bạch Hồng Quyền đang vất vả mưu sinh nơi xứ người, nhiều lần tha thiết về với quê hương, "thà đi tù cộng sản còn hơn tha hương nơi xứ người, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã hỗ trợ Quyền bằng cách ra "Thư kêu gọi đầu thú".

Nội dung thư đề nghị gia đình liên hệ, động viên con em người thân của mình trở về đầu thú để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Tuỳ theo mức độ phạm tội, thái độ khai báo, Quyền có thể được giao cho gia đình bảo lãnh, giảm nhẹ hình phạt, miễn truy tố hình sự. Nói chung, sẽ được sự khoan hồng của pháp luật.
Ôi, nhân văn là đây chứ đâu. Yên tâm, khi về nước, Quyền có thể được cơm ăn 3 bữa, quần áo mặc cả ngày, không phải vất vả, chật vật như bây giờ nữa. Chưa kể được gần gia đình, người thân.
Mong Quyền sớm tỉnh ngộ và quay về quê hương!
Quả là:
Về đi em, về với mẹ cha
Về với quê ta, cơm cà dưa muối mặn
Về thôi em cha mẹ đang mong chờ,
Mong tin con, hai hàng lệ tuôn rơi

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2022

PHỤC DỰNG KHUÔN MẶT OAI HÙNG CỦA NGƯỜI ANH HÙNG LIỆT SĨ TÔ VĨNH DIỆN - DÙNG THÂN CHÈN PHÁO.

Tô Vĩnh Diện sinh năm 1924, tại xã Nông Trường, huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa. Anh nhập ngũ vào tháng 7/1949. Tháng 5/1953 đơn vị pháo cao xạ được thành lập để chuẩn bị cho trận đánh lịch sử, anh được điều về làm tiểu đội trưởng của một đơn vị pháo cao xạ.

Đường kéo pháo hơn 1.000 km mới đến được nơi tập kết. Anh luôn hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ khó khăn, nguy hiểm. Luôn luôn động viên, giúp đỡ đồng đội kéo pháo tới vị trí an toàn tránh bị địch phát hiện từ trên không. Trong suốt quá trình kéo pháo anh luôn là người chu đáo tự mình kiểm tra dây kéo, xem xét từng đoạn dốc, đoạn đường nguy hiểm, rồi phổ biến cho anh em những trường hợp bất ngờ xảy ra để có cách giải quyết tốt nhất.
Qua 5 đêm kéo pháo ra tới dốc chuối, con dốc này đường cong, hẹp gập ghềnh hiểm trở, vô cùng nguy hiểm. Anh cùng đồng chí Lê Văn Chi xung phong lái pháo, đến lưng chừng dốc đột nhiên dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống con dốc anh vẫn bình tĩnh giữa chắc càng lái cho pháo thẳng đường, một trong 4 dây kéo bị đứt, lúc này pháo càng lao xuống dốc nhanh hơn, đồng chí Chi bị hất văng ra, trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn đó anh hô hào anh em "thà hy sinh quyết bảo vệ pháo", không một chút ngần ngại, do dự nào anh buông tay lái, xông thẳng lên trước, dùng thân mình chèn bánh pháo, nhờ có anh mà các anh em trong đội ghìm giữ pháo thành công. Anh hy sinh vô cùng anh dũng là nguồn sức mạnh tinh thần vô cùng to lớn, giúp toàn đội tiến lên phía trước hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị cho trận chiến.

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG KẾT THÚC TỐT ĐẸP CHUYẾN THĂM CHÍNH THỨC TRUNG QUỐC

Tối 1-11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 30-10 đến 1-11, theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tại sân bay Bắc Kinh có các đồng chí: Lưu Kiến Siêu, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc; Phạm Sao Mai, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc và một số cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc.
Đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn tại Sân bay Nội Bài có các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước; Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ cùng nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước.
Trong chuyến thăm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình; nhận Huân chương Hữu nghị của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa do Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thay mặt Đảng, Chính phủ Trung Quốc trao tặng; hội kiến với Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc Lật Chiến Thư, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Uông Dương.
Tại các cuộc hội đàm, hội kiến, hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước; đi sâu trao đổi ý kiến và đạt được nhiều nhận thức chung quan trọng về quan hệ hai Đảng, hai nước Việt - Trung và tình hình quốc tế, khu vực hiện nay. Nhân dịp này, hai bên ký kết 13 văn kiện hợp tác giữa các ban, bộ, ngành, địa phương.
Kết thúc chuyến thăm, hai bên đã ra Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc về việc tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam- Trung Quốc. Hai bên cho rằng Việt Nam và Trung Quốc vừa là láng giềng tốt, bạn bè tốt, núi sông liền một dải, vừa là đồng chí tốt, đối tác tốt cùng chung chí hướng, chia sẻ vận mệnh chung, cùng dốc sức vì nhân dân hạnh phúc, đất nước giàu mạnh và sự nghiệp cao cả hòa bình và phát triển của nhân loại.
Hai bên nhất trí, tiếp tục duy trì và tăng cường truyền thống tốt đẹp giao lưu cấp cao giữa hai Đảng, hai nước thông qua các hình thức như thăm lẫn nhau, cử đặc phái viên, điện thoại đường dây nóng, trao đổi thư điện, gặp gỡ thường niên và tiếp xúc tại các diễn đàn đa phương, kịp thời trao đổi ý kiến về các vấn đề quan trọng trong quan hệ hai nước cũng như tình hình quốc tế, khu vực; định hướng và chỉ đạo tầm cao chiến lược đối với sự phát triển ổn định, lành mạnh của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc trong thời đại mới.
Hai bên nhất trí phát huy tốt vai trò chỉ đạo, điều phối tổng thể của cơ chế gặp gỡ cấp cao hai Đảng và vai trò điều phối, thúc đẩy của cơ quan đối ngoại hai Đảng, tiếp tục thực hiện tốt "Kế hoạch hợp tác giai đoạn 2021 - 2025 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc", "Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giai đoạn 2021 - 2025 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc", tổ chức tốt Hội thảo lý luận giữa hai Đảng, tăng cường giao lưu, hợp tác giữa các cơ quan tương ứng của hai Đảng ở Trung ương và tổ chức Đảng các địa phương, nhất là các tỉnh/khu biên giới, tiếp tục triển khai giao lưu, học hỏi lẫn nhau về lý luận và kinh nghiệm xây dựng Đảng, quản lý đất nước, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tích cực khuyến khích giao lưu, hợp tác hữu nghị giữa Chính phủ, Quốc hội Việt Nam với Chính phủ, Nhân đại toàn quốc Trung Quốc và giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc.
Hai bên nhấn mạnh hai nước Việt Nam và Trung Quốc kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa với mục tiêu căn bản là mang lại sự phát triển phồn vinh và hạnh phúc cho nhân dân; cần phát huy ưu thế gần gũi về địa lý và bổ sung lẫn nhau về ngành nghề, tăng cường hợp tác thực chất, hiệu quả hơn nữa trên các lĩnh vực, đáp ứng tốt hơn lợi ích của nhân dân hai nước. Hai bên nhất trí về việc tăng cường giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước, tăng cường triển khai giáo dục về tình hữu nghị Việt - Trung tới người dân, nâng cao hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là thế hệ trẻ. Hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển; cho rằng kiểm soát thỏa đáng bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông vô cùng quan trọng; nhất trí xử lý ổn thỏa vấn đề trên biển, đóng góp tích cực cho hòa bình, an ninh lâu dài ở khu vực...
Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thành công tốt đẹp, góp phần tích cực trong việc phát huy tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống Việt Nam - Trung Quốc, đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc trong thời đại mới, thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng của khu vực và thế giới. Hai Đảng và nhân dân hai nước rất vui mừng về những thành quả này.
Ngay sau khi kết thúc chuyến thăm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi Điện cảm ơn Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.