KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2017

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG: NHÂN VẬT CỦA NĂM, CỦA MỘT GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ

Đây là bài viết trên FB của Ngô Nguyệt Hữu tôi thấy rất hay, xin chép lại và đăng ở đây để mọi người cùng đọc.


TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG: NHÂN VẬT CỦA NĂM, CỦA MỘT GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ

Nhân vật của năm!
Suy nghĩ mãi rồi cũng phải viết những điều này, tôi vốn sòng phẳng đã quen và vẫn trải qua những khen chê không vướng bận.
Năm 2017, một năm bản lề của quốc gia trước những hiện thực không còn có thể phủ lấp bằng ngôn từ.
Nợ công tăng cao, ngân sách thất thoát nghiêm trọng, khoản lỗ của các tập đoàn, tình trạng bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo dựa vào huyết thống, các đại gia giàu sụ nhờ kinh doanh quan hệ, khoảng cách giàu nghèo xoáy sâu vào các bị kịch xã hội....
Tháng 6-2016, chiếc Lexus LX 570 của ông Trịnh Xuân Thanh - Phó Chủ tịch UBND bị phát hiện sử dụng biển kiểm soát công vụ 95A-0699.
Từ đây, những sai phạm trong quá khứ của ông Trịnh Xuân Thanh bị lật lại, bị phanh phui dưới chỉ đạo “phải xem đó là việc cần làm ngay” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Những Vũ Huy Hoàng, Vũ Đức Thuận... những Phùng Đình Thực, Lê Quang Thung... những thái tử đầu đội mũ ô sa của cha được cất nhắc nơi này nơi kia lộ diện... những bổ nhiệm chóng vánh, những hợp thức hoá đúng quy trình, những vợ chồng cùng làm lãnh đạo, những Đặng Lân xa xưa hiện về nép uy chị... tất cả đã bị xét đến, bị phanh phui.
Lần đầu tiên, một Bộ trưởng bị bêu tên trước toàn dân. Ông Vũ Huy Hoàng - một thời lật tay làm gió sấp tay làm mưa, một Uỷ viên Trung ương Đảng đã hoàn toàn không còn gì nữa.
Thời điểm này, người ta vẫn xì xầm, “phe cánh đánh nhau thôi, chống thế tham nhũng”.
Tôi tin rằng, thủ lĩnh của cuộc chiến chống giặc nội xâm này là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng biết rõ những lời đó.

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG: NHÂN VẬT CỦA NĂM, CỦA MỘT GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Vẫn lặng im và tiếp tục kiên trì với sự nhẫn nại lẫn điềm tĩnh đến kinh ngạc.
Trịnh Xuân Thanh phải quy cố hương chịu sự phán xét của pháp luật về những sai phạm của mình. Một nhóm người hân hoan, làm kiểu này triệt tiêu ngoại giao Việt - Đức.
Những con quan bị phế truất, những đương nhiệm bị kỷ luật, những nguyên cựu bị hồi tố.
Ngày 8-12-2017, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng bị khởi tố, bắt tạm giam. Lần đầu tiên trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, một Uỷ viên Bộ Chính trị bị bắt tạm giam vì sai phạm.
Hoàn toàn không còn vùng cấm, nhân dân nô nức tin tưởng, quan chức thoái hoá hoảng loạn.
Quyết tâm chống tham nhũng, quyết tâm bài trừ ung nhọt của quốc gia đã được biểu thị bằng hành động cụ thể.
Một khối lượng công việc, sự vụ nhiều đến mức khủng khiếp và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Vậy mà, khi không còn gì để bỉ bai, họ bắt đầu sử dụng chiêu bài muôn thuở, phe nhóm thân Trung Quốc, ngày càng rời xa Hoa Kỳ. Tư duy nhược tiểu thích dựa dẫm vĩnh viễn không biến mất trong họ - một cách truyền đời.
Quan điểm nhất quán của tôi vẫn là, một quốc gia muốn tự chủ, muốn nhận được sự tôn trọng của quốc tế, muốn cho công dân mình được tự hào, nhất định phải tích lũy được nội lực, tự lực tự cường, tranh thủ sự ủng hộ, giao thương kinh tế với các nước. Trong đó, khả năng tự phát triển đóng vai trò nền tảng.
Muốn làm được điều này, nhất định phải tiêu trừ giặc nội xâm, tệ tham nhũng, thói lạm dụng quyền lực, sử dụng quyền lực một cách bừa bãi, ban phát ghế quan một cách bừa bãi...
Đó là điều Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang hướng tới.
Thế nên, tôi không chọn những cá nhân mắc sai phạm làm nhân vật của năm, tôi sẽ chọn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những gì ông đã và đang thực hiện được nhằm hướng đến một hiện hữu cho hy vọng.
Không chỉ là nhân vật của năm, Tổng Bí thư sẽ là nhân vật của một giai đoạn lịch sử, nhân vật của một thời kỳ còn được nhắc nhớ đến nhiều.
Viết xong những điều này, thật sự đã cảm thấy rất thoải mái, vì đó là những gì tôi nghĩ, tôi nhận định.
Quốc gia cần đi lên, dân tộc cần kiêu hãnh, còn sống là còn hy vọng!


Nguồn FB Ngô Nguyệt Hữu


Thứ Bảy, 23 tháng 12, 2017

VŨ "NHÔM" ĐÃ TRỐN VÀ HIỆN ĐANG BỊ TRUY NÃ TOÀN QUỐC

Vũ “nhôm” đã trốn và hiện đang bị truy nã toàn quốc. Điều này trái ngược hoàn toàn với những gì anh ta phát biểu trên mạng: Dám làm, dám chơi, dám chịu. 


VŨ "NHÔM" ĐÃ TRỐN VÀ HIỆN ĐANG BỊ TRUY NÃ TOÀN QUỐC
Vũ "nhôm", tên thật là Phan Văn Anh Vũ
Sáng ngày 22/12/2017, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an phối hợp với Công an TP. Đà Nẵng đã công bố Quyết định khởi tố bị can số 47/ANĐT-P5 ngày 20/12/2017 đối với Phan Văn Anh Vũ, (còn gọi là Vũ “nhôm”), sinh ngày 02/11/1975 tại Đà Nẵng; Chủ tịch HĐQT Công ty CO xây dựng Bắc Nam 79, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CO Nova Bắc Nam 79 – nay là Công ty CP đầu tư và phát triển Chấn Phong. 
Quyết định khởi tố bị can được công bố tại nhà riêng của Phan Văn Anh Vũ, ở số 82 đường Trần Quốc Toản, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng với sự có mặt của người thân trong gia đình và sự chứng kiến của đại diện chính quyền, tổ dân phố sở tại theo quy định của pháp luật. 
Phan Văn Anh Vũ bị khởi tố bị can do đã có hành vi “Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước”, phạm vào Điều 263 BLHS... Ngay sau khi công bố lệnh bắt, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) cũng công bố Quyết định truy nã số 222/ANĐT do Thiếu tướng Lý Anh Dũng, Phó Thủ trưởng Thường trực Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an ký ngày 21/12/2017 về việc truy nã Phan Văn Anh Vũ sau khi xác định bị can không có mặt tại nơi cư trú và không biết bị can đang ở đâu. 


VŨ "NHÔM" ĐÃ TRỐN VÀ HIỆN ĐANG BỊ TRUY NÃ TOÀN QUỐC


Ai biết Phan Văn Anh Vũ ở đâu, yêu cầu báo ngay cho Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an ở số 40 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, số điện thoại: 06923.42431; 06923.43481.

GỬI LỜI CHÀO ANH VŨ NHÔM

Tôi và anh ko hề quen biết nhau, chưa bao giờ chạm mặt nhau. Trước khi tôi đặt bút viết 8 kỳ báo đầu tiên phanh phui ra những sai phạm của anh để có "cái kết" của ngày hôm nay, tôi đã ko tránh khỏi những... ngần ngừ. Bạn bè, đồng nghiệp của tôi ngày ấy ái ngại: "Nga một mình chống lại mafia rồi. Nó có thế lực chống lưng mạnh lắm. Gan Nga bằng gì vậy? Nó là ông trùm khét tiếng đấy. Ko ai dám động đến nó. Ko ai dám làm gì nó cả. Người ta sợ nó lắm". Ai cũng lo cho tôi và khuyên nhủ tôi: đừng nữa, dừng đi.
GỬI LỜI CHÀO ANH VŨ NHÔM
Nhà báo Dương Hằng Nga

Khi tôi vừa mới đăng bài thứ nhất, anh đã nhắn tin xin gặp tôi để... "thỏa thuận". Tôi ko hề trả lời lại anh. Khi tôi tiếp tục đăng bài thứ 2, bài thứ 3; anh đã "triệu tập" những người quen biết tôi, bạn bè, đồng nghiệp tôi; nhờ ai có thể kết nối được với tôi để cho anh gặp tôi. Và thời gian đó, tôi đã từ chối hết mọi lời mời. Tôi nhất quyết ko gặp anh. Với đủ mọi cách ko gặp tôi được, anh quay sang dọa dẫm tôi.
Tôi lắng nghe và ghi nhận hết tất thảy những lời can ngăn. Có những đêm tôi ko tài nào nhắm mắt được khi nhìn hai đứa con thơ ngủ vùi nồng say. Nhưng rồi, được sự thấu hiểu, san sẻ của chồng; bằng trách nhiệm người cầm bút, tôi tiếp tục đăng đàn bóc trần những sai phạm của anh- người được cho là "lừng danh" bờ cõi Đà thành.
Rồi từ những sai phạm của anh, liên đới nhiều thứ khiến cựu Bí thư Nguyễn Xuân Anh đã phải ngậm ngùi "ra đi". Và giờ đây, anh đã bị... sờ gáy.
GỬI LỜI CHÀO ANH VŨ NHÔM

Cuộc đời đúng nhân- quả rõ ràng. Mới ngày nào anh còn ở... trên cao, anh đã dùng tiền để khiến tôi lao đao mấy bận. Anh kiện tôi ra tận Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an, Bộ Thông tin Truyền thông, Cục Quản lý báo chí..., anh cao giọng sẽ rút thẻ nhà báo của tôi, cho tôi về vườn nuôi gà. Bao phen khổ sở, tôi một thân một mình thân gái dặm trường, ôm một đống tài liệu ra làm việc với các Ban, ngành Trung ương. Phải thức trắng đêm, phải chạy ra sân bay lúc 4h sáng để bay chuyến sớm nhất (đi giờ đó để tránh ko cho ai thấy, ko cho ai hay, để giữ an toàn). Nhờ sự giúp sức, hậu thuẫn đủ đầy của Tổng biên tập tôi, của tất cả anh em Tòa soạn ngoài Hà Nội, tôi đã mang "chiến thắng" trở về sau nguyên 1 tuần làm việc với tất cả những nơi mà anh đâm đơn.
Ko kiện được tôi với các Bộ ngành Trung ương, ko rút được thẻ nhà báo của tôi như anh đã từng đắc chí; anh quay sang kiện tôi ra Tòa án địa phương, anh yêu cầu Công an Đà Nẵng phải xử tôi vào tội hình sự, anh đòi phải bắt giam tôi, tống cổ tôi vào ngồi tù bóc lịch. Đó là sự hả hê của anh, nhưng ông trời có mắt, anh đã ko làm được điều đó. Chính nghĩa đã thắng phi nghĩa. Bài học để cho anh thấy rằng, lưới trời lồng lộng, đồng tiền ko thể mua được tất cả. Luật bất thành văn của giới "trùm" như anh là “Cái gì ko mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền" đã ko còn đúng nữa.
Anh Vũ nhôm à, cuộc đời đều có cái giá của nó. Chiều hôm qua, nhận được tin anh đã bị xộ khám, tôi đã lăn giọt nước mắt đầu tiên... với anh.
Tôi khóc vì từ nay tôi đã được... "giải thoát". Tôi khóc vì sự tức tưởi tôi bị cấm xuất cảnh. Tôi khóc vì tôi đã có thể chạy về nhà nói với ba chồng tôi đang bị bạo bệnh rằng "Ba ơi! Con dâu của ba ko phải là kẻ phạm tội để mà bị Công an Đà Nẵng vào truy xét tại tận chân giường bệnh nơi ba chữa trị căn bệnh hiểm nghèo ở Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) mà lúc đó con đang xin nghỉ việc cả tháng để vào chăm sóc ba. Ba yên tâm, con ko phải là tội phạm cố tình lẩn trốn vào bệnh viện bằng hình thức đi chăm ba khiến cả bệnh viện Chợ Rẫy ngày đó xôn xao, lầm tưởng, rúng động”. Tôi khóc là vì, đứa con trai đầu của tôi học lớp 6, tối hôm qua vô tình đọc báo biết tin Bộ Công an vào khám xét nhà anh, nó đã rơm rớm "Mẹ ơi, rứa là bữa ni trở đi, con tha hồ được chạy đi chơi, tung tẩy với bạn bè giữa sân trường rồi hè". Tôi khóc là vì đứa con gái thứ hai học lớp 4 của tôi hồn nhiên reo lên "aaa..., rứa từ nay ai cho con kẹo mút là con được ăn rồi mẹ hỉ"...
Bao khó khăn, trở ngại ; bao nhằn nhọc, đắng đót; bao nghiệt ngã, ê chề mà anh đã cho tôi nếm đủ trong suốt gần 1 năm qua, từ nay xin gửi lại anh.
XIN GỬI LỜI CHÀO ANH BỞI ĐÃ TRẢ LẠI TÊN CHO EM.
DẪU MUÔN ĐỜI, PHẬN ĐÀN BÀ NHƯ TÔI VẪN ĐÁI KO QUA NGỌN CỎ NÊN DÙ KHI ANH "CÓ ĐƯỢC" NGỒI TRONG NHÀ ĐÁ BÓC LỊCH THÌ MONG RẰNG ANH CŨNG HÃY HIỂU CHO LÀ NHƯ THẾ NHÉ.ŨNG HÃY HIỂU CHO LÀ NHƯ THẾ NHÉ.


FB Dương Hằng Nga


CÒN "BÌNH THẢN NGẬM VÚ GIẢ" ĐẾN BAO GIỜ?

CÒN "BÌNH THẢN NGẬM VÚ GIẢ" ĐẾN BAO GIỜ?
 Cách đây đúng 1 năm, Hội Nhà báo Việt Nam đã công bố 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam. Trong đó:
- Điều 8. Tích cực học tập, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, ngoại ngữ, phấn đấu vì một nền báo chí dân chủ, chuyên nghiệp và hiện đại.
- Điều 9. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa Việt Nam, tiếp thu văn hóa nhân loại.
Hai điều này đòi hỏi nhà báo phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ mọi mặt, không dấu dốt.
Trong một diễn biến khác, Nhà báo Hữu Tuấn của báo Giao Thông, chắc chưa kịp thấm nhuần 10 điều quy định trên, trong bài viết có tên "Hung thủ Doãn Trung Dũng ngậm núm vú giả, bình thản nghe luận tội", có đoạn:
“Tại phiên tòa xét xử, hung thủ thảm án Quảng Ninh Doãn Trung Dũng bình thản ngậm “núm vú nhựa” nghe bản cáo trạng”.
CÒN "BÌNH THẢN NGẬM VÚ GIẢ" ĐẾN BAO GIỜ?

Vâng! Trong y khoa người ta gọi cái dụng cụ mà Doãn Trung Dũng ngậm để tránh hắn cắn lưỡi tự tử kia là "CANUYN đè lưỡi".
Và anh “nhà báo” này đã phang ngay thành “núm vú giả” mới hết hồn chứ!
Lại còn "bình thản ngậm" nữa.
Tôi chưa thấy nhà báo nào thực hiện điều thứ 7 trong 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, để giúp anh Tuấn tiến bộ (Điều 7. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp).
Bạn FB Vũ Thanh Tuấn có lời khuyên: Không biết thì phải tìm hiểu mà viết bài chứ dùng từ thế này mà cho lên báo giao thông mà vẫn được duyệt thì kể cũng lạ các bác nhỉ?
Không biết tác giả bài báo còn “Bình thản ngậm núm vú giả” đến bao giờ?

Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017

VỀ ANH "ÚT TRỌC"

Cũng chỉ là tìm thông tin trên mạng thôi.
Út “trọc” là biệt danh của ông Đinh Ngọc Hệ, Chủ tịch HĐQT của Công ty cổ phần Phát triển đầu tư Thái Sơn, đơn vị sở hữu 40% cổ phần của BOT cầu Việt Trì.
Ông Đinh Ngọc Hệ sinh năm 1971, sinh sống tại 68/210 Trần Quang Khải, phường Tân Định, quận 1, TP.HCM.
Căn cứ thông tin từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thì Công ty Đầu tư Thái Sơn có trụ sở tại số 32 Phùng Khắc Khoan, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM.
Đáng chú ý, ngày 7/12, Công ty Thái Sơn bất ngờ thay đổi đăng ký doanh nghiệp từ người đại diện pháp luật là ông Đinh Ngọc Hệ sang ông Bùi Duy Nhân.
Công ty Đầu tư Thái Sơn được thành lập năm 2009, hoạt động trong lĩnh vực chính là thương mại dịch vụ, kinh doanh bất động sản và xây dựng.
Về hoạt động thương mại dịch vụ, Thái Sơn kinh doanh bia, nước giải khát; máy móc, thiết bị y tế, vật liệu xây dựng, hàng may mặc…
Theo thông tin từ website doanh nghiệp, Thái Sơn cung cấp gạo cho thị trường Đông Nam Bộ, các đơn vị quân đội, nhà máy sản xuất bia. Bên cạnh đó, Công ty cho biết đã liên kết với các đơn vị quân đội và các địa phương để đầu tư trồng rừng keo lai tại các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Đắk Nông, Bảo Lộc, Đắk Lắk.
Theo Tạp chí Nhà Đầu tư, Công ty Thái Sơn do ông Đinh Ngọc Hệ làm Chủ tịch HĐQT nắm 40% cổ phần tại dự án BOT cầu Việt Trì. Dự án chính thức đi vào hoạt động từ tháng 12/2015 nhưng đã nhiều lần vấp phải sự phản đối của người dân.

VỀ ANH "ÚT TRỌC"
Dự án BOT cầu Việt Trì
Dự án đầu tư xây dựng công trình Cầu Việt Trì mới (hay còn gọi cầu Hạc Trì) được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 2932/QĐ-BGTVT ngày 25/9/2013 và chính thức khởi công xây dựng ngày 30/11/2013. 

Đến ngày 19/05/2015, cầu Hạc Trì chính thức đi vào thông xe. Ngày 2/3/2016, Tổng cục Đường bộ cho phép đặt trụ bê tông chắn tại hai đường dẫn lên cầu Việt Trì cũ, với lý do cầu yếu không an toàn. Tất cả xe ô tô phải qua cầu Hạc Trì với mức phí thấp nhất là 35.000 đồng/lượt xe dưới 12 chỗ, cao nhất là 180.000 đồng/lượt từ 18 tấn trở lên.
Dự án cầu Hạc Trì có tổng vốn đầu tư hơn 1.828 tỷ đồng, được chỉ định cho Liên danh nhà đầu tư gồm: Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 – Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh – Công ty cổ phần Phát triển đầu tư Thái Sơn (Liên danh CIENCO1 – Yên Khánh – Thái Sơn).
Để thực hiện dự án, liên danh này đã lập ra công ty cổ phần BOT cầu Việt Trì với vốn điều lệ 265 tỷ đồng. Tỷ lệ góp vốn của các thành viên Liên danh nhà đầu tư lần lượt là CIENCO1 20% (53 tỷ đồng), Yên Khánh 40% (106 tỷ đồng) và Thái Sơn 40% (106 tỷ đồng).
Theo báo cáo tài chính bán niên năm 2015 của CIENCO1, Công ty này mới chỉ góp 44,5 tỷ đồng vào BOT cầu Việt Trì nhưng đã chiếm tới 27,61% vốn sở hữu.
Công ty cổ phần Phát triển đầu tư Thái Sơn được thành lập năm 2009, hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực: Đầu tư xây dựng các công trình giao thông cầu đường, các công trình dân dụng và quốc phòng, khai thác khoáng sản; vận tải hàng hóa đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa; khai thác kho bãi Logistics; đầu tư xây dựng và khai thác các khu du lịch sinh thái, trung tâm thương mại, các khu công nghiệp, đô thị; các khu vui chơi, giải trí; phân phối bia rượu nước giải khát; kinh doanh nhà hàng, khách sạn,…
Trong khi đó, Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh được thành lập từ năm 2005 do bà Vũ Thị Hoan (sinh năm 1985) làm Chủ tịch HĐQT. Vốn điều lệ hiện nay của Công ty Yên Khánh là 1.800 tỷ đồng gồm ba cổ đông sáng lập là: bà Đinh Thị Hiên (30%), Vũ Thị Hoan (69,5%) và Đinh Thị Liên (0,5%).


Ông Vũ 'nhôm' bất ngờ thoái sạch vốn khỏi hàng loạt công ty trước khi bị bắt


Ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm") đồng loạt thoái vốn bắt đầu từ tháng 4/2017. 
Chiều tối 21/12, cơ quan công an tổ chức khám xét nhà ông Vũ 'nhôm', tức ông Phan Văn Anh Vũ, một đại gia có tiếng ở Đà Nẵng, sở hữu nhiều công ty như: Công ty TNHH I.V.C, Công ty cổ phần 79, Công ty cổ phần Bắc Nam 79 và góp vốn vào một số công ty khác. 
Ông Vũ 'nhôm' bất ngờ thoái sạch vốn khỏi hàng loạt công ty trước khi bị bắtÔng Vũ được cho là sở hữu rất nhiều khu đất ở vị trí đắc địa ở Đà Nẵng. Đặc biệt, có hai nhà hàng nổi tiếng được xây dựng nằm trên đường Bạch Đằng lấn ra ngoài sông Hàn, vị trí cực đẹp.
Theo tìm hiểu của PV, sau lùm xùm tại dự án Khu đô thị Đa Phước vào đầu tháng 4, ông Vũ 'nhôm' đã đồng loạt thoái vốn tại những công ty do ông làm chủ. 
Cụ thể, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 sửa đổi ngày 26/4/2017 cho thấy ông Phan Văn Anh Vũ đã rút toàn bộ 650 tỷ đồng, tương đương 92,86% vốn.
Tại Công ty TNHH Minh Hưng Phát (nay đổi tên thành Công ty TNHH Phú Gia Compound) - pháp nhân tặng cựu Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh xe Toyota Avalon để sử dụng, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi ngày 7/4/2017 thể hiện ông Phan Văn Anh Vũ đã rút toàn bộ 40 tỷ đồng, tương đương 80% vốn điều lệ của doanh nghiệp trên. 
Với siêu dự án Vầng Trăng Khuyết (The Sunrise Bay), 2 pháp nhân liên quan đến ông Vũ 'nhôm' là Công ty CP Xây dựng 79 và Công ty CP Nova Bắc Nam 79 từ ngày 19/4/2017 - 28/6/2017 đã rút 100% vốn tại dự án trên. 
Bản thân Công ty CP Nova Bắc Nam 79 hiện cũng không còn cổ phần của ông Phan Văn Anh Vũ và đổi tên thành Công ty CP Đầu tư và Phát triển Chấn Phong. 
Ngày 20/12, trong cuộc gặp giữa Bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa với các cựu chiến binh, nhiều người đặt câu hỏi về việc có hay không sự tác động của ông Vũ 'nhôm' trong một số quyết định liên quan đất đai của chính quyền thành phố.
Có ý kiến đề nghị làm rõ thông tin ông Vũ 'nhôm' coi thường lãnh đạo Đà Nẵng khi từng chỉ mặt, hăm doạ cho Chủ tịch UBND thành phố 'nghỉ việc' vì không làm theo yêu cầu của ông ta... 
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cho hay, những thông tin trên được Tổng Bí thư yêu cầu Bộ Công an điều tra. “Nếu có việc này thì là sự sỉ nhục với chính quyền và hệ thống công quyền”, ông Nghĩa nói.

Nguồn Chôm Chỉa


Thứ Năm, 21 tháng 12, 2017

TỰ DO TÔN GIÁO TẠI VIỆT NAM ĐANG ĐƯỢC CẢI THIỆN

“Tự do tôn giáo tại Việt Nam đang được cải thiện”, đó là lời khẳng định của mục sư Franklin Graham, một nhà truyền giáo Hoa Kỳ nổi tiếng thế giới. Được biết Mục sư Franklin Graham vừa có buổi truyền giảng Phúc âm trong hai ngày 8 và 9 tháng 12, tại Cung thể thao quần ngựa Hà Nội với sự tham dự của hơn 10 ngàn người. Mục sư Franklin Graham hiện là Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Hiệp hội Truyền bá Phúc âm Billy Graham và là một trong những nhà tuyền giáo nổi tiếng nhất tại Hoa Kỳ.

Có thể nói sự khẳng định của một mục sư Hoa Kì là minh chứng đanh thép cho bức tranh nhân quyền tươi sáng tại Việt Nam trong đó có quyền tự do tôn giáo. Nó cũng là lời phản bác thuyết phục cho tất cả thứ báo cáo vớ vẩn của các tổ chức như Theo dõi nhân quyền quốc tế, Ân xá quốc tế hay Báo cáo tình hình tôn giáo vớ vẩn gì đó của nhóm nghiên cứu tôn giáo do nhà “dân chủ” Phạm Đoan Trang tổ chức.
Bởi một lẽ rằng, mục sư Franklin Graham đưa ra đánh giá dựa trên những tình hình thực tiễn tại Việt Nam chứ ông không dựa vào mấy báo cáo vớ vẩn hay tin vào luận điệu của các tổ chức, cá nhân thù địch chống phá Nhà nước Việt Nam. Ông đến Việt Nam, ông nhìn thấy bức tranh tôn giáo tại Việt Nam, ông bị thuyết phục bởi thực tiễn tự do tôn giáo tại Việt Nam và chính ông nói lên cảm xúc đó.
Ngay cả sự việc chính quyền cho phép ông tổ chức buổi truyền giảng phúc âm trước 10 ngàn người cũng là chỉ dấu quan trọng cho thấy Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm tới nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo của quần chúng. Những nhu cầu chính đáng luôn được đáp ứng.
Phát biểu trên mạng mục sư Franklin Graham chia sẻ cảm xúc của mình:
“Tôi là Franklin Graham, hiện đang ở Hà Nội, Việt Nam để truyền giảng về Chúa Giê-su đến với dân chúng miền Bắc. Tôi lấy làm vui mừng Chính phủ Việt Nam cho phép chúng tôi tổ chức buổi truyền giảng này và chúng tôi trông đợi vào sự chuyển động của Thượng Đế.”
Đồng quan điểm với mục sư Franklin Graham, mục sư Nhựt Nguyễn, thuộc Hội thánh Tin Lành Việt Nam ở Hoa Kỳ cho biết ông theo dõi thông tin về buổi truyền giảng lần đầu tiên của Mục sư Franklin Graham tại Việt Nam rất sát sao và Hội thánh Tin Lành Việt Nam trong quốc nội cũng như ở hải ngoại cầu nguyện cho buổi truyền giảng này. Mục sư Nhựt Nguyễn nói:
“Về phương diện tích cực thì tôi thấy rằng có một sự chuyển động mà Đức Chúa Trời đang làm trên dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, tôi nhận thấy chính quyền Hà Nội cũng thấy có một sự chuyển động nào đó ở giữa vòng cộng đồng đức tin tại Việt Nam, nhất là tại miền Bắc, những ngườu đã sống rất lâu trong chế độ Cộng sản vô thần. Ngày hôm nay chính những người đó mở lòng ra đối với Tin Lành.”
Rõ ràng là, tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo là quan điểm nhất quán và xuyên suốt của Nhà nước Việt Nam. Chỉ những hành vi lợi dụng tôn giáo vi phạm pháp luật, chống phá chính quyền như kiểu của Nguyễn Văn Lý hay mấy ông linh mục Nam, Thục ở Nghệ An mới bị cấm cản còn lại những hoạt động tôn giáo thuần thúy luôn được Nhà nước tạo diều kiện.
Còn gì thuyết phục hơn lời phát biểu của một mục sư nổi tiếng bậc nhất Hoa Kỳ.

Nóng: ĐANG KHÁM NHÀ VŨ "NHÔM"


Rất nóng: Cơ quan an ninh điều tra thuộc Bộ Công an đang khám xét nhà ông Vũ Nhôm ở Đà Nẵng.

ĐANG KHÁM NHÀ VŨ "NHÔM"
Vũ "nhôm", tên thật Phan Văn Anh Vũ
Đến thời điểm lúc 18 giờ ngày 21/12/2017, việc khám xét nhà riêng của ông Phan Văn Anh Vũ (thường gọi là Vũ "Nhôm") tại 82 đường Trần Quốc Toản (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) vẫn đang được cơ quan an ninh điều tra - Bộ công an tiến hành. 
Một lãnh đạo Công an TP Đà Nẵng cho biết, việc khám nhà được tiến hành bởi Cục A92 - Bộ Công an và Cơ quan An ninh điều tra của Công an TP Đà Nẵng được đề nghị phối hợp. Tuy nhiên, mọi thông tin phải thông qua Cục A92. Hiện chưa thể trả lời gì được.
Việc khám xét nhà ở của Vũ "Nhôm" cho thấy thái độ cương quyết của Đảng trong phòng chống tham nhũng, nó cũng bác bỏ những thông tin sai lệch rằng, có những vùng cấm hoặc có những cá nhân không thể đụng đến.
Cho đến thời điểm hiện tại, trước số nhà 82 đường Trần Quốc Toản, hàng trăm người dân hiếu kỳ tập theo theo dõi vụ việc, khiến giao thông bị ùn tắc. Lực lượng CSGT, Cảnh sát trật tự được điều đến phân luồng giao thông. Trước nhà ông Vũ Nhôm đang có nhiều cảnh sát làm nhiệm vụ ở vòng ngoài. Có lẽ, cái tên nổi tiếng Vũ "nhôm" với quyền lực "thao túng" xã hội là điều khiến dư luận quan tâm.
Ông Phan Văn Anh Vũ (tên thường gọi Vũ “nhôm”, sinh năm 1975, tại Đà Nẵng). Ông Vũ được nhiều người biết đến là một đại gia bất động sản. Ông Vũ là Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần xây dựng Bắc Nam - 79 và là cổ đông của nhiều công ty khác.
Trước đó, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đang điều tra các sai phạm trong việc thực hiện 9 dự án và mua, chuyển nhượng 31 nhà, đất công sản thuộc sở hữu nhà nước tại Đà Nẵng từ năm 2006 đến nay.
Các dự án, nhà công sản trên đều nằm tại trung tâm TP Đà Nẵng và được xem là những khu đất vàng.
Thông qua việc mua, thuê mua và chuyển nhượng, hầu hết các dự án rơi vào một số công ty như Công ty IVC, Công ty TNHH Minh Hưng Phát, Công ty Bắc Nam 79 (một nguồn tin cho hay chủ các công ty này là ông Phan Văn Anh Vũ, thường gọi là Vũ “nhôm”).
Trong số các công sản mà Công an đang điều tra, một dự án thực hiện năm 2015 và hai nhà, đất công sản được bán vào năm 2015-2016. Còn lại đều được thực hiện từ năm 2006 đến 2012 (trong nhiệm kỳ chủ tịch của các ông Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến).
Chiều 20/12/2017, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa có cuộc gặp mặt cấp tướng quân đội về hưu nhân kỷ niệm 73 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.
ĐANG KHÁM NHÀ VŨ "NHÔM"
Nhà ông Vũ tại 82 Trần Quốc Toản.


Đại tá Lê Công Thạnh (nguyên Thường vụ, Chỉ huy trưởng Mặt trận 44 Quảng Đà) đặt vấn đề về một lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân tên Vũ “nhôm” với hàng loạt câu hỏi: Có hay không chuyện chính quyền ưu ái cho ông Vũ “nhôm” trong mua bán đất đai, nhà công sản; có hay không việc dự án Đa Phước được giao cho ông Vũ “nhôm” triển khai khi chưa có đánh giá tác động môi trường…?.
Trả lời việc này, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cho hay: Không phải mấy bữa nay ta mới nhắc đến Vũ “nhôm”, hỏi Vũ “nhôm” là ai. “Hiện Bộ Công an điều tra. Câu chuyện có một số doanh nghiệp dựa vào quan hệ này nọ, bằng nhiều cách để làm giàu cho mình. Điều đáng buồn là trong cái chuyện làm giàu của người ta thì tìm mọi cách để làm giàu, giàu rồi thì tìm mọi cách để can thiệp. Tôi không biết là nó chính xác đến mức độ nào, xin được ghi nhận như vậy” - ông Nghĩa nói.
Bí thư Đà Nẵng cho rằng ở Đà Nẵng thì người ta nói tới Vũ "nhôm", trong quân đội người ta nói có Út "trọc". Quân đội vừa rồi xử lý, bắt Út "trọc", Công an hiện nay cũng đang tiến hành và phải trả lời những câu hỏi đó. Bộ Công an đang tập trung làm. Vấn đề đa chiều sẽ tiếp tục cập nhật thông tin.


CỦI VẪN CHÁY, LÒ VẪN ĐƯỢM

Ai cũng biết, mình ông Phó Chủ tịch Ngô Văn Tuấn thì chả thể nào lộng quyền đến thế.
Chiều qua, một cú điện thoại của một ông anh nhà báo từ Hà Nội cho tôi ngay khi thông tin quyết định của Ban Bí thư vừa công bố, giọng như reo lên: Làm thật ông ạ!
Ông này là... vua hoài nghi. Trước đấy, nhiều lần trao đổi, ông vẫn cho rằng, vẫn sẽ là “giơ cao đánh khẽ” như mọi khi thôi.
Nhưng rồi ông Đinh La Thăng bị bắt, một loạt các quyết định kỷ luật hoặc khởi tố được công bố, và chiều qua là quyết định “cách hết tất cả các chức vụ trong Đảng” của ông Ngô Văn Tuấn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa, đã khiến ông nhà báo già bạn tôi tâm phục khẩu phục.

CỦI VẪN CHÁY, LÒ VẪN ĐƯỢM hình1
Ông Ngô Văn Tuấn (áo trắng) bị cách tất cả chức vụ trong Đảng.

Mới hôm kia là thông báo của Ủy ban Kiểm tra về việc kỷ luật và kiến nghị Ban bí thư xử lý kỷ luật một số trường hợp. Ngay sau đấy một ngày, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban bí thư đã họp ngay, chiều chủ nhật, ngày nghỉ, và ra quyết định rất hợp lòng dân, được rất nhiều người đồng tình, hưởng ứng.
Lò vẫn cháy, và củi vẫn được đưa vào lò. Toàn củi to nữa.
Vấn đề ở đây không phải chỉ là đốt lò, đốt những tiêu cực đang nhức nhối xã hội, mà về mặt khác, nó thắp lên niềm tin của con người, khơi gợi trở lại nhiệt huyết công dân trong từng con người cụ thể, cộng hưởng với chiến dịch làm trong sạch bộ máy.
Vụ hotgirl Thanh Hóa là một trong những khối u tiêu cực, làm nhức nhối tâm trạng nhiều người, nhất là những công dân Thanh Hóa.
Không ai có thể tưởng tượng được một vụ kỳ lạ như thế lại có thể xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật, giữa khi cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng đang quyết liệt thế.
Người ta nhận ra một sự âm ủ trong dư luận ở Thanh Hóa, dẫu bề ngoài có vẻ êm ả.
Các cơ quan chức năng Thanh Hóa đã vào cuộc và vụ việc được kết luận rất có vẻ là xuê xoa, rất là vuốt ve, các hình thức kỷ luật đưa ra như là cho có, ông Tuấn chỉ bị... khiển trách.
Và cứ tưởng, như mọi khi, thế là xong.
Té ra không phải thế.
Từ bị đề nghị khiển trách của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa đến quyết định khiển trách của BCH Tỉnh ủy Thanh Hóa, bây giờ là của Ban Bí thư cách hết tất cả các chức vụ trong Đảng của ông Ngô Văn Tuấn là một cú sét giữa trời quang.
Thú thật, nhiều người, có khi cả ông Tuấn, cả một số cán bộ chủ chốt tỉnh Thanh Hóa, không nghĩ là kỷ luật này lại nặng thế.
Nhưng mà đúng, rất đúng. Bởi nếu không thì chả còn ai tin công cuộc chống tham nhũng này là quyết liệt, là làm quyết liệt, làm đến nơi đến chốn nữa.
Ngoài hotgirl Quỳnh Anh, ông Tuấn còn bổ nhiệm sai nhiều cán bộ chưa đủ tiêu chuẩn, thành lập sai mấy ban vượt thẩm quyền và một số việc chưa đúng nữa.
Và cũng tất nhiên, ai cũng biết, mình ông Tuấn thì chả thể nào lộng quyền đến thế.
Việc bổ nhiệm cán bộ lâu nay là một việc nhức nhối, khiến bộ máy ốm yếu và niềm tin của nhân dân giảm sút trầm trọng.
Kỷ luật ông Tuấn là sự chứng minh rõ ràng, Đảng đang làm đúng quy trình, đúng hướng, đúng theo nguyện vọng của nhân dân.
Cũng liên quan vấn đề tổ chức, việc cho ra khỏi Đảng ông Lê Phước Hoài Bảo - Giám đốc sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Nam cũng là một quyết định hết sức được lòng dân.

CỦI VẪN CHÁY, LÒ VẪN ĐƯỢM hinh2
Ông Lê Phước Hoài Bảo.

Nhưng nó cũng để lại những câu hỏi nhức nhối. Ấy là tự bao giờ, các ông bố bà mẹ có quyền, lại can thiệp sâu đến thế vào con đường thăng tiến của con.
Hay nói đúng hơn, đặt con ngồi vào chỗ mà lẽ ra những người tài hơn sẽ ngồi vào. Và khi người tài ngồi vào thì họ sẽ cống hiến được nhiều hơn, đất nước và nhân dân sẽ có lợi hơn.
Khi ủn con mình ngồi vào chỗ không phải của mình, họ đã tước đi quyền cống hiến của những người tài khác.
Cũng chỉ mới đây, tình trạng này mới xảy ra. Trước đấy, nhiều lãnh tụ của Đảng có công rất lớn với dân tộc, với đất nước, nhưng con của họ cũng chỉ là những công dân bình thường, làm việc đúng với năng lực của họ, thậm chí họ né những công việc nhạy cảm, chấp nhận thua thiệt.
Nhiều người con của các vị lãnh đạo thời ấy còn trực tiếp cầm súng ra trận, nhiều người đã hy sinh.
Thế mà giờ có hẳn một trào lưu con cái những cán bộ có thế lực được tạo điều kiện để nhảy vào những cái ghế được kê sẵn.
Trung ương có, tỉnh có, huyện có, và đến tận xã, tận thôn.
Họ đã thúc con chín ép bất chấp hậu quả, miễn là ngồi vào một cái ghế nào đấy.
Hoài Bảo chỉ là một cá nhân cụ thể được chỉ ra trong đợt này.
Trước đấy nhiều vụ cũng đã được Uỷ ban Kiểm tra trung ương phát hiện và Ban Bí thư hoặc Bộ chính trị đã xử lý như Vũ Minh Hoàng, như Nguyễn Xuân Anh, như em gái chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai... và tin rằng, cũng không phải là không còn những cái tên cụ thể sẽ được nêu trong các cuộc kiểm tra tiếp theo.
Có người bảo, nếu không bị thúc chín sớm, Hoài Bảo sẽ là một cán bộ có chuyên môn tốt, thậm chí là một giảng viên đại học, và đóng góp của anh ta sẽ thiết thực hơn.
Rõ ràng ở đây, trách Hoài Bảo một thì trách bố anh ta, nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam Lê Phước Thanh mười.
Ông này đã biến công việc của một tỉnh thành của... nhà mình.
Sắp xếp nhân sự như phân công đám giỗ trong nhà mình, biến tổ chức của một tỉnh thành nơi sinh hoạt gia đình.
Thế mà nghe đâu ông ta đang còn định khiếu nại Ủy ban Kiểm tra trung ương, “xin” xem lại trường hợp con trai mình.
Nhân vụ Lê Phước Hoài Bảo, lại nhớ trước đấy, Bộ Nội vụ đã tuyên bố chắc nịch sau khi bộ này vào thanh tra vấn đề nhân sự của tỉnh Quảng Nam: Bổ nhiệm Lê Phước Hoài Bảo là... đúng quy trình.
Chắc chắn những người có liên quan sẽ phải giải trình về cái quy trình của mình.
Các quyết định của Ban Bí thư chiều hôm qua đã chứng minh một điều, ấy là trong công cuộc chống tham nhũng hiện nay, hoàn toàn không có vùng cấm, vùng hạn chế.
Và thêm một lần nhân dân thấy quyết tâm của Đảng, của Tổng Bí thư trong việc xử lý đến cùng những vụ việc tiêu cực gây nhức nhối dư luận lâu nay.
Và tôi tin, nhân dân đang rất hân hoan và tin tưởng ủng hộ Đảng, ủng hộ Tổng Bí thư trong những việc làm nức lòng vừa qua, và sẽ còn tiếp tục...
Lửa lò vẫn rất đượm.


Tác giả Văn Công Hùng 


ÔNG ĐINH LA THĂNG GÂY CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA

           Theo kết luận điều tra, ông Đinh La Thăng có cung cấp cho CQĐT Giấy xác nhận ngày 28/3/2017, trong đó thể hiện nội dung: Trước khi ký thỏa thuận với Hà Văn Thắm, ông Thăng đã trao đổi nhiều lần với những người trong HĐQT (mà trực tiếp là ông Hoàng Xuân Hùng, ông Trần Ngọc Cảnh và bà Phan Thị Hòa) việc PVN tham gia góp vốn vào Oceanbank.
ÔNG ĐINH LA THĂNG GÂY CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA


          Sau khi bị khởi tố điều tra, ông Đinh La Thăng khai nhận lại. Theo lời khai của ông Thăng, khi đang là Bí thư Thành ủy TP.HCM, ông đã điện thoại nhờ ông Hoàng Xuân Hùng, ông Trần Ngọc Cảnh, ông Đỗ Văn Đạo và bà Phan Thị Hòa (đều là nguyên thành viên HĐQT năm 2008) xác nhận việc ông Thăng đã bàn bạc, thống nhất với HĐQT về chủ trương PVN góp vốn vào Oceanbank.
          Ông Thăng còn nhờ bà Bùi Thị Nguyệt (trước đây là Ban kiểm soát, nay là Trưởng ban tổ chức nhân sự PVN) đến trực tiếp xin chữ ký xác nhận vào Giấy xác nhận ngày 28/3/2017 cho mình.
          Trên thực tế, không hề có việc thông qua HĐQT hay tổ chức cuộc họp xin ý kiến các thành viên HĐQT bằng văn bản.
          Các ông, bà Hoàng Xuân Hùng, Trần Ngọc Cảnh và Phan Thị Hòa đều khai: Ngày 30/9/2008, HĐQT có cuộc họp do ông Đinh La Thăng chủ trì. Tại đây, ông Thăng có trao đổi việc PVN góp vốn mua cổ phần của Oceanbank, và từ đây các ông bà này mới biết được chủ trương PVN góp vốn vào Oceanbank.
          Các thủ tục báo cáo Thủ tướng và các bộ, ngành đều do ông Đinh La Thăng ký mà không thông qua HĐQT.
          Bản kết luận điều tra cho rằng, ông Đinh La Thăng đã ký thỏa thuận góp vốn vào Oceanbank mà không thông qua HĐQT, không có ý kiến đánh giá của HĐQT về năng lực, khả năng tài chính của Oceanbank. Điều này là trái quy định.
          Tài liệu xác minh còn thể hiện, ngày 14/10/2008, Bộ Tài chính có công văn gửi Văn phòng Chính phủ và PVN về việc góp vốn mua cổ phần của PVN, trong đó có nêu: "Để đảm bảo tính hiệu quả, đề nghị PVN cần báo cáo rõ tình hình hoạt động của Oceanbank, đặc biệt là danh mục cho vay, danh mục chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán, cũng như việc trích lập các khoản dự phòng cho hoạt động kinh doanh của Oceanbank, xác định giá trị thực cổ phiếu của Oceanbank để tránh rủi ro trước khi quyết định việc đầu tư. PVN chịu trách nhiệm về hiệu quả của hoạt động đầu tư này".
          Dù vậy, khi nhận được công văn này, ông Đinh La Thăng không chỉ đạo PVN thực hiện đúng theo nội dung này của Bộ Tài chính.
          Khai báo chưa thành khẩn

          Theo lời khai của ông Đinh La Thăng: Ông nhận thấy việc góp vốn bổ sung 100 tỷ đồng ngày 16/5/2011, nâng tổng số vốn góp của PVN lên 800 tỷ đồng, duy trì nắm giữ 20% vốn điều lệ tại Oceanbank, là trái quy định.
          Tuy nhiên, do bận đi công tác tiếp xúc cử tri tại Thanh Hóa nên ông Thăng đã ủy quyền điều hành HĐTV từ ngày 16-18/5/2011 cho ông Nguyễn Xuân Thắng (thành viên HĐTV). Do vậy, ông Thăng cho rằng mình không liên quan.
          Về việc này, ông Thắng khai, sau khi ông Thăng đi công tác về, ông đã báo cáo ông Thăng về việc ký Nghị quyết ngày 16/5/2011 để PVN góp vốn bổ sung 100 tỷ đồng vào Oceanbank, nhưng ông Thăng không có chỉ đạo gì, mà đồng ý thực hiện.
          Theo kết luận điều tra, sau khi PVN góp 20% vốn vào Oceanbank để trở thành cổ đông chiến lược, ông Đinh La Thăng đã ký văn bản mang tính chỉ đạo, yêu cầu các đơn vị thành viên của PVN và các nhà thầu dầu khí mở tài khoản, sử dụng dịch vụ ngân hàng của Oceanbank.
          Thực hiện chỉ đạo này, từ năm 2009 đến 2014, có 165 đơn vị thành viên thuộc PVN gửi tiền vào Oceanbank với doanh số tiền gửi không kỳ hạn trung bình hơn 2.500 tỷ đồng/tháng và 74 triệu USD/tháng.
          Đây chính là một trong những nguyên nhân để xảy ra hành vi nhận tiền lãi ngoài trong nhiều năm, trong đó có 145 đơn vị của PVN với hơn 318 tỷ đồng (chưa kể số tiền 246 tỷ đồng riêng Nguyễn Xuân Sơn nhận).
          Bản kết luận điều tra cho rằng, quá trình làm việc với Cơ quan điều tra, ông Đinh La Thăng có thái độ khai báo chưa thành khẩn, né tránh trách nhiệm, hợp thức hóa tài liệu không đúng bản chất sự việc để đối phó, gây cản trở hoạt động điều tra.
Nguồn Ăn Cắp