KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2019

Ý đồ của Mỹ và Nhật ở Hawaii

Nhiều người bảo 07/12/1941, Nhật Bản dùng không quân đánh úp Mỹ ở Hawaii? Riêng mình đếch tin cái gọi là đánh úp ấy Hawaii?:wink:
Bên nào cũng có ý đồ, Nhật muốn giam chân Mỹ, không cho Mỹ nhảy vào Đông Nam Á. Với 353 máy bay cường kích, đồng loạt xuất phát từ 6 tàu sân bay Nhật Bản, bay ra ném bom quân cảng đa năng Hawaii của Mỹ, phá hủy 188 máy bay, 3.700 quân nhân Mỹ thương vong, dã nát 188 máy bay Mỹ (đang nằm dưới sân bay).
Ý đồ của Mỹ và Nhật ở Hawaii
Trước trận đánh này, Mỹ không hề biết gì thật sao? Khó tin quá, tình báo Mỹ cài cắm khắp các sân bay nước Nhật, việc huy động tổng lực máy bay cất cánh, bằng mắt thường cũng có thể đưa ra nhận định, báo cáo cho BQP Mỹ. Huống chi nhân viên tình báo chiến lược, Mỹ không có tay chân cài cắm trong các sân bay, nắm những biến động như chuẩn bị máy bay? Chỉ riêng việc bơm dầu cho máy bay, yêu cầu thợ máy, phi công đúng ngày N tập trung cao độ cho nhiệm vụ, làm sao mà bảo mật đến nỗi con gián con kiến cũng không biết?
Chuyện nữa, đấy là chưa tính hệ thống trinh sát điện tử của Mỹ. Làm sao có thể mấy trăm chiếc máy bay đồng loạt xuất kích ở tất cả các sân bay, hướng ra biển nhưng rada hải quân, không quân Mỹ không nắm được chứ?
Trước đó, hai bên đã ngấm ngầm tiêu diệt nhau, Mỹ phong tỏa đường biển, không cho Đức- Nhật tiếp vận, không cho Nhật mua bán với bất kỳ ai. Cơn khát nhiên liệu, dầu lửa làm Nhật cùng cực, lấy gì mà sản xuất, lấy gì mà cung ứng cho nền kinh tế chiến tranh của Nhật?
Cùng đường phải làm càn, Nhật huy động lực lượng để oánh Mỹ. Tất nhiên không thể oánh tiêu diệt hết tiềm lực hùng hậu của Mỹ. Nhưng chí ít là dịp để Nhật dằn mặt Mỹ. Nhật đạt được mục tiêu ở tầm chiến thuật, cứ tưởng mình thế là cáo. Ai dè cáo còn có cáo hơn...
Danh đã chính, ngôn đã thuận ở quốc tế, rằng Nhật ngang nhiên đánh úp Mỹ, tiêu diệt lớn sinh mạng lính Mỹ và máy bay, tàu chiến Mỹ. Ngay lập tức, lần đầu tiên trong lịch sử, Mỹ có cái cớ hoàn hảo để dùng đến bom hạt nhân ném xuống Nhật Bản. Chứ nếu vô cớ sẽ tạo ra nhiều hệ lụy, sống không yên ổn với thế giới...
Chợt nhớ vụ 11/9/2001, với 3.000 sinh mệnh dân Mỹ chết tức tưởi, dư luận thế giới bàng hoàng, đấy là cái cớ cho Mỹ đánh một loạt nước nhỏ, yếu nhưng không chịu theo guồng quay lợi ích của Mỹ. Đánh mấy nước nhỏ yếu thôi, chứ đâu dám đụng nước lớn nào đâu? Ngay cả Triều Tiên, nếu không có hột đào thì Mỹ đã nhai từ lâu rồi :sweat_smile:
Ngẫm về dân Mỹ, họ giàu có hơn dân nước khác, sự giàu có này được tạo ra từ thể chế tư bản diều hâu. Giàu đấy mà cũng bất thình lình chết đấy, rất nhạt...
Khi một thằng du côn vừa giàu vừa mạnh thì có thủ đoạn chi mà nó không dám làm? Sinh mệnh dân nước nó ư? Mỏng manh như con muỗi...
Vậy nên, nếu được chọn lần nữa, tôi nhất quyết luôn chọn mình là công dân nước CHXHCN Việt Nam. Tôi chọn nước tôi, một đất nước đàng hoàng với bầu bạn, khí phách, chí tình chí nghĩa, dẫu nghèo bền vững, chứ không phải giàu bất chính rồi chết từng chùm...
Hoàng Hải Lý

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2019

Kỷ luật đồng chí Đại tá Huỳnh Tiến Mạnh

Ban Bí thư thi hành kỷ luật đồng chí Đại tá Huỳnh Tiến Mạnh, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai và đồng chí Hồ Văn Năm, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai
 Kỷ luật đồng chí Đại tá Huỳnh Tiến Mạnh
Ngày 10/9/2019, tại Hà Nội, Ban Bí thư họp xem xét, thi hành kỷ luật đối với đồng chí Đại tá Huỳnh Tiến Mạnh, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai và đồng chí Hồ Văn Năm, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai. Sau khi xem xét Tờ trình của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Bí thư đã kết luận:
1. Đồng chí Đại tá Huỳnh Tiến Mạnh, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai chịu trách nhiệm chính và trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng của Ban Thường vụ Đảng uỷ Công an tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2015 - 2020, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng và các quy định của Bộ Công an về công tác điều tra hình sự; để nhiều cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh vi phạm kỷ luật và pháp luật; vi phạm trong công tác cán bộ.
Trong thời gian giữ cương vị Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai, đồng chí cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm của Ban Thường vụ Đảng uỷ Công an tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2010 - 2015 trực tiếp phụ trách, để Phòng Cảnh sát giao thông (đồng chí trực tiếp phụ trách) xảy ra nhiều vi phạm kéo dài nhiều năm, có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Huỳnh Tiến Mạnh là rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, của ngành Công an và cá nhân đồng chí, gây bức xúc trong dư luận xã hội, cần phải thi thành kỷ luật nghiêm minh theo quy định của Đảng.
Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật đồng chí Huỳnh Tiến Mạnh bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính đối với đồng chí Huỳnh Tiến Mạnh tương ứng với kỷ luật đảng.
2. Đồng chí Hồ Văn Năm, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh uỷ Đồng Nai đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc; thực hiện không đúng nhiệm vụ, can thiệp trái quy định vào việc xử lý một số vụ án, vụ việc, vi phạm Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 07/7/2007 của Bộ Chính trị.
Trong thời gian giữ cương vị Bí thư Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai, đồng chí chịu trách nhiệm chính và trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai trong chỉ đạo, xử lý nhiều vụ án, vụ việc không đúng quy định pháp luật.
Với cương vị Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, đồng chí đã ký văn bản không đúng quy định của pháp luật có biểu hiện can thiệp vào hoạt động của cơ quan chức năng giải quyết vụ án hình sự.
Vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Hồ Văn Năm là nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, của các cơ quan tiến hành tố tụng, của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai và cá nhân đồng chí, cần phải thi hành kỷ luật nghiêm minh theo quy định của Đảng.
Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật đồng chí Hồ Văn Năm bằng hình thức cách chức Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Đồng Nai nhiệm kỳ 2015 - 2020 và Trưởng Ban Nội chính Tỉnh uỷ Đồng Nai; đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét để đồng chí thôi làm đại biểu Quốc hội khoá XIV.

NHẬN DIỆN NHỮNG VẤN ĐỀ CÁC ĐỐI TƯỢNG TẬP TRUNG CHỐNG PHÁ TRƯỚC THỀM ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ XIII

🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳
Các thế lực thù địch thông qua các đối tượng xấu trong nước chưa bao giờ từ bỏ âm mưu chống phá, chuyển hóa về chính trị, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản. Thực tế đã chứng minh, trước mỗi sự kiện quan trọng của đất nước, các hoạt động của các đối tượng lại được đẩy mạnh, lần này cũng không phải ngoại lệ. Trước thềm Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trên các trang mạng xã hội, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội liên tục đưa nhiều thông tin tuyên truyền, xuyên tạc nhằm hạ thấp uy tín và thành quả cách mạng của Đảng và Nhà nước ta. Tựu lại chúng tập trung vào một số vấn đề sau:
NHẬN DIỆN NHỮNG VẤN ĐỀ CÁC ĐỐI TƯỢNG TẬP TRUNG CHỐNG PHÁ TRƯỚC THỀM ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ XIII
🎲 Về chính trị: Đây luôn là một mảnh đất màu mỡ mà các thế lực thù địch, phản động hướng tới, nhằm làm thay đổi, sai lệch quan điểm, đường lối chính trị của Đảng và chệch hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Với thủ đoạn, thổi phồng, bóp méo, khoét sâu những khuyết điểm, hạn chế về vài trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước và Chính phủ, nhằm hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, trực tiếp là xuyên tạc, phủ nhận các văn kiện trình Đại hội XIII…
🎲 Về tư tưởng: Chúng tập trung tung ra những luận điểm xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, rằng: “Chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời, lạc hậu”, “tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ là sự cộng lại giữa học thuyết của C.Mác và Nho giáo”, “con đường Bác Hồ chọn là con đường dân tộc, không phải chủ nghĩa xã hội”. Và rằng, theo con đường đó sẽ là “sai lầm vô vọng”….
🎲 Về công tác cán bộ trước thềm đại hội: Trước Đại hội lần thứ XIII của Đảng, chúng sẽ lợi dụng việc lấy ý kiến đóng góp vào các Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, để lôi kéo các phần tử chống đối, bất mãn với chế độ ký tên tập thể đòi yêu sách, gây sức ép, nhằm thay đổi những vấn đề có tính nguyên tắc của Đảng ta. Thủ đoạn nham hiểm này của chúng nhằm dụ dỗ, mua chuộc những cán bộ, đảng viên có biểu hiện thoái hóa, biến chất để làm công cụ xuyên tạc, phủ nhận quan điểm, đường lối của Đảng. Chúng tán phát các bài viết, lời kêu gọi có nội dung xuyên tạc, đả kích về công tác chuẩn bị Đại hội của Đảng. Các luận điệu chống phá thường tập trung vào bôi lem, hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
✍️ Với thời đại công nghệ phát triển, mạng Internet được sử dụng rộng rãi các đối tượng lập các trang web, trang fanpage để tung những thông tin thêu dệt, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước bằng những câu chuyện ly kỳ; các buổi “tọa đàm” với những ông “giáo sư”, “tiến sĩ giấy” tự phong bày đặt đưa ra các quan điểm bình luận, đánh giá về công tác nhân sự của Đảng và Nhà nước trong kỳ Đại hội sắp tới.
✍️ Âm mưu của các thế lực thù địch, đối tượng chống đối là rõ ràng, chúng tăng cường các hoạt động chống phá ta trước các kỳ đại hội Đảng hòng làm mất ổn định nội bộ trong hàng ngũ lãnh đạo, gieo giắc hoài nghi, ngờ vực lẫn nhau, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào Đảng và chế độ. Với mong muốn tạo ra viễn cảnh tạo ta cuộc “cách mạng màu” nhằm chuyển hóa chế độ chính trị Việt Nam theo quỹ đạo phương Tây như “cách mạng hoa hồng” ở Gruzia, “cách mạng màu da cam” ở Ucraina, “cách mạng Tuy-líp” ở Cưrơxtan…
✍️ Thủ đoạn, âm mưu của các đối tượng là rõ ràng. Mỗi người dân trong việc tiếp nhận các thông tin cần cảnh giác, tiếp thu có chọn lọc và cần có những phản hồi tích cực trong việc bài trừ, bóc mẽ các thông tin sai sự thật mà các đối tượng thêu dệt nên. Công cuộc bảo vệ sự bình yên của đất nước, chống lại sự chống phá của các thế lực là không của riêng ai. Do đó, mỗi người dân hãy là một chiến sĩ trước tiên bảo vệ mình cũng như bảo vệ sự bình yên của đất nước./.

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2019

CÁC VÙNG BIỂN THUỘC CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VEN BIỂN

👉 Trên thế giới ngày nay, các văn bản pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia đã góp phần xây dựng ngày càng hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh những vấn đề cơ bản về biển và đảo; việc phân định biển, bảo vệ môi trường biển, khai thác tài nguyên biển, giải quyết các tranh chấp biển v.v...
CÁC VÙNG BIỂN THUỘC CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VEN BIỂN
👉 Nếu tính từ đất liền của quốc gia ven biển hướng ra biển khơi, tuần tự có các vùng biển sau đây: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, biển quốc tế và đáy biển, lòng đất dưới đáy biển quốc tế. Rải rác ven bờ hay ngoài biển khơi có các đảo, quần đảo nhô lên trên mặt nước. Về nguyên tắc, nội thủy và lãnh hải là hai vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển. Vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa là ba vùng biển thuộc quyền chủ quyền của quốc gia ven biển. Còn lại vùng biển cả xa xôi ngoài phạm vi ấy là biển tự do, không một quốc gia nào có quyền xác lập chủ quyền đối với bất cứ bộ phận nào của biển cả.
1️⃣ NỘI THỦY
“Nội thủy” (còn gọi “vùng nước nội địa) là vùng nước nằm phía bên trong đường cơ sở để tính chiều rộng của lãnh hải (nói tắt là “đường cơ sở”) và giáp với bờ biển. Đường cơ sở này do quốc gia ven biển quy định vạch ra. Từ đó trở vào gọi là nội thủy, từ đó trở ra gọi là lãnh hải.
2️⃣ LÃNH HẢI
Lãnh hải là lãnh thổ biển, nằm ở phía ngoài nội thủy. Ranh giới ngoài của lãnh hải được coi là đường biên giới quốc gia trên biển.
Công ước quốc tế về Luật biển 1982 quy định chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia ven biển là 12 hải lý tính từ đường cơ sở. Điều 3 Công ước nêu rõ: “Mỗi quốc gia có quyền định chiều rộng của lãnh hải đến một giới hạn không quá 12 hải lý từ đường cơ sở được xác định phù hợp với công ước này”. Tuyên bố ngày 12/5/1977 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng quy định: “Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý, ở phía ngoài đường cơ sở”.
3️⃣ VÙNG TIẾP GIÁP LÃNH HẢI:
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải. Phạm vi của vùng tiếp giáp lãnh hải không vượt quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở. Điều 33, Công ước về Luật biển năm 1982 quy định: “Vùng tiếp giáp không thể mở rộng quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải”. Tuyên bố của Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 12/5/1977 cũng nêu rõ: “Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngoài của lãnh hải Việt Nam có chiều rộng là 12 hải lý hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải Việt Nam”.
4️⃣ VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ:
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển nằm ở ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, có phạm vi rộng không vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Như vậy phạm vi lãnh hải rộng 12 hải lý bên trong vùng đặc quyền kinh tế nên chiều rộng riêng của vùng đặc quyền kinh tế là 188 hải lý. Vùng đặc quyền kinh tế bao gộp trong nó cả vùng tiếp giáp lãnh hải. Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng đặc thù trong đó quốc gia ven biển thực hiện thẩm quyền riêng biệt của mình nhằm mục đích kinh tế được Công ước về Luật biển 1982 quy định.
5️⃣ THỀM LỤC ĐỊA:
Thềm lục địa nói nôm na là cái nền của lục địa. Nó bắt đầu từ bờ biển, kéo dài thoai thoải ra khơi và ngập dưới nước, đến một chỗ sâu hẫng xuống thì hết thềm. Thực tế ở nơi nào bờ biển bằng phẳng thì vùng đáy biển này trải ra rất xa. Ở nơi nào bờ biển khúc khuỷu, vùng này co hẹp lại gần bờ hơn (như ven biển miền Trung Việt Nam từ bờ ra ngoài khoảng 50 km (hơn 26 hải lý) thì thụt sâu xuống hơn 1.000 m). Các nhà địa chất học gọi vùng đáy biển thoai thoải đó là thềm lục địa. Vùng đó kéo dài đến đâu thì thềm lục địa của nước đó ra đến đó; không kể độ sâu là bao nhiêu. Vì thềm lục địa là sự mở rộng tự nhiên của lục địa đất liền ra biển, là sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ quốc gia ven biển, cho nên nó thuộc về quốc gia ven biển.
🔴 Như vậy thường thì thềm lục địa là phần đáy biển và lòng đất đáy biển nằm dưới nội thủy, lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia. Có khi thềm lục địa rộng ra đáy biển khơi (trường hợp thềm lục địa rộng hơn 200 hải lý)./.

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2019

Nhận diện thủ đoạn lợi dụng quyền của người dân tộc thiểu số để chống phá chế độ

Chúng coi đó là một yếu tố quan trọng để tạo sức ép từ bên ngoài, đồng thời kích động các hoạt động chống phá từ bên trong. Trong đó, chúng tập trung vào một số hoạt động cơ bản sau:

Một là, lợi dụng các vấn đề về lịch sử, đất đai và cuộc sống khó khăn của một bộ phận đồng bào DTTS để vu cáo Nhà nước ta "phân biệt đối xử”,“đàn áp người DTTS", ép người DTTS phải “bỏ đạo, bỏ văn hoá dân tộc” hoà nhập với “cuộc sống văn minh” của người Kinh… để kích động, lôi kéo người DTTS biểu tình, bạo loạn, xâm phạm an ninh chính trị, trật tự xã hội (ANCT-TTATXH) ở nước ta.

Các thế lực thù địch còn triệt để lợi dụng sơ hở, thiếu sót trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo, giải quyết khiếu nại tố cáo… ở vùng DTTS để mua chuộc, lôi kéo những phần tử xấu và người DTTS gây mất ổn định ANCT-TTATXH trên địa bàn.

Chúng còn lợi dụng sự thoái hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên; triệt để xoáy sâu tâm lí và sự dồn nén bức xúc do số cán bộ, đảng viên này gây ra với đồng bào để tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phủ nhận thành tựu công cuộc đổi mới nhằm làm cho nhân dân mất niềm tin vào Đảng, vào chính quyền.

Hai là, chúng đánh tráo và đồng nhất khái niệm quyền dân tộc tự quyết là quyền của quốc gia - dân tộc với quyền của các DTTS để tuyên truyền, xuyên tạc nhằm làm cho đồng bào các dân tộc ngộ nhận rằng, quyền dân tộc tự quyết là quyền của riêng đồng bào các DTTS.

Từ đó, chúng tìm cách kích động, lôi kéo đồng bào dân tộc đòi “quyền dân tộc tự quyết, tự quản”, đòi thành lập nhà nước riêng, thoát ly khỏi sự quản lý của Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc như: “Nhà nước Tin lành Đề-ga” ở Tây Nguyên, “Vương quốc Khmer Krom” ở Tây Nam Bộ, “Vương quốc Mông” ở Tây Bắc...

Qua đó nhằm hình thành các tổ chức đối lập với Đảng, Nhà nước ta. Bên ngoài, các tổ chức người Việt lưu vong ở nước ngoài như: "Hội người Mông thế giới", "Hội người Thượng Đề-ga"… tích cực móc nối, tài trợ, chỉ đạo số đối tượng trong nước thu hút, tập hợp lực lượng, hình thành nhen nhóm phản động gây mất ổn định chính trị ở địa phương.

Ba là, triệt để tác động Quốc hội Mỹ và các nước phương Tây, các tổ chức quốc tế thông qua các dự luật, nghị quyết, báo cáo... hoặc tổ chức các cuộc điều trần, hội thảo, họp báo nhằm xuyên tạc, bóp méo tình hình nhân quyền ở các vùng DTTS ở nước ta.

Điển hình như: Báo cáo tình hình nhân quyền thế giới hằng năm của Anh, Mỹ; Nghị quyết của Nghị viện EU... Trong đó, chỉ riêng Hạ viện Mỹ hằng năm đã liên tục thông qua nhiều Dự luật, Nghị quyết về quyền của người DTTS tại Việt Nam như: Dự luật HR 1897, Nghị quyết H.Res.484… hay Báo cáo thường niên của Tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW), Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI)...

Đặc biệt, các tổ chức phản động lưu vong còn tìm cách tham gia các diễn đàn của Liên hợp quốc để gây sức ép đòi Nhà nước Việt Nam phải trao “quyền tự quyết, tự quản” cho người Khmer, người Thượng… ở trong nước.

Bốn là, lợi dụng kênh ngoại giao song phương, đa phương, hợp tác quốc tế với Việt Nam để lồng ghép vấn đề “cải thiện dân chủ, nhân quyền” trong các nội dung hợp tác với nước ta; gây sức ép về vấn đề quyền của người DTTS, đòi “quyền dân tộc tự quyết” cho các nhóm DTTS trong quan hệ với Việt Nam.

Các thế lực thù địch còn thông qua tiếp xúc, làm việc với các cơ quan chức năng để tán phát, truyền bá các tài liệu, văn bản như: Thư ngỏ, Thông cáo báo chí… hoặc gửi kháng thư tới các lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhằm xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền, trong đó có quyền của người DTTS ở trong nước, qua đó, hòng hạ thấp uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.

Năm là, triệt để lợi dụng trình độ dân trí thấp, phong tục, tập quán lạc hậu của đồng bào các DTTS để “tôn giáo hóa” các vùng DTTS, vùng sâu, vùng xa, tập trung vào địa bàn Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Chúng lập ra các "tôn giáo riêng" cho đồng bào DTTS như "Tin lành Đề-ga" ở Tây Nguyên; "Tin lành của người Mông" ở Tây Bắc, "Phật giáo của người Khmer" ở Tây Nam Bộ…

Qua đó, hòng tập hợp, lôi kéo đồng bào dân tộc đi theo các tôn giáo rồi dùng thần quyền, giáo lý để nắm và khống chế quần chúng, chi phối các địa bàn, hình thành lực lượng đối trọng với chính quyền. Thông qua tôn giáo dụ dỗ đồng bào cản trở việc thực hiện chính sách, pháp luật, gây mất ổn định chính trị, xã hội ở địa phương.

Những năm qua, các cơ quan chức năng đã triển khai đồng bộ các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn hoạt động lợi dụng quyền của người DTTS để xâm phạm ANCT-TTATXH nước ta.

Trong đó, đã chủ động nắm tình hình các địa bàn, đối tượng trọng điểm về dân tộc, tôn giáo, các tổ chức phản động lưu vong, các tổ chức quốc tế… thường có hoạt động chống phá ta về dân tộc, tôn giáo để triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn.

Chủ động ngăn chặn, vô hiệu hóa âm mưu, hoạt động thông qua triển khai các dự án, chương trình hợp tác quốc tế trong các vùng DTTS để lôi kéo, mua chuộc người dân tộc tham gia các hoạt động xâm phạm ANCT-TTATXH.

Đã tham mưu cho Đảng và chính quyền các cấp chủ động giải quyết từ cơ sở các vụ việc nhạy cảm, phức tạp liên quan tới dân tộc, tôn giáo trên địa bàn; đồng thời triển khai các phương án đấu tranh, xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng quyền của người DTTS xâm phạm ANCT-TTATXH trước pháp luật.

Thông qua nhiều kênh và hình thức tuyên truyền, chúng ta đã chuyển tải chính sách, thành tựu đã đạt được trong việc bảo vệ, phát huy quyền của người DTTS ở nước ta, giải tỏa kịp thời các thông tin xuyên tạc, sai lệch về vấn đề này tới các tầng lớp nhân dân, cộng đồng quốc tế, kiều bào ta ở nước ngoài.

Đặc biệt, việc nước ta bảo vệ thành công Báo cáo quốc gia theo Cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày 4-7-2019 tại Geneva (Thụy Sỹ) là minh chứng sinh động nhất khẳng định mạnh mẽ nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, trong đó có quyền của người DTTS, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao; góp phần đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc về vấn đề này đối với nước ta.

Trong thời gian tới, các thế lực thù địch vẫn sẽ tiếp tục lợi dụng quyền của người DTTS nhằm thúc đẩy chiến lược “Diễn biến hòa bình” đối với nước ta.

Để phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả hoạt động này, các cơ quan chức năng cần tiếp tục tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về quyền của đồng bào các DTTS theo luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam; âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề này chống phá Việt Nam để đề cao cảnh giác, không nghe theo kẻ xấu, không bị kẻ địch lợi dụng; tự giác thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo.

Đề cao tinh thần dân tộc và tôn trọng những điểm khác biệt của các DTTS không trái với lợi ích chung của đất nước; kiên quyết chống tư tưởng kì thị, chia rẽ dân tộc, tôn giáo, dân tộc hẹp hòi, cực đoan hoặc mặc cảm dân tộc, tôn giáo.

Không ngừng chăm lo xây dựng, củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị ở các địa bàn vùng DTTS, vùng sâu, vùng xa; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, hiệu lực hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng vững mạnh.

Tiếp tục khơi dậy ý thức tự lực, tự cường và phát huy truyền thống đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao trình độ dân trí, văn hóa, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, tạo mọi điều kiện để đồng bào các DTTS được tiếp cận với các điều kiện sống của khu vực thành thị, nhằm góp phần đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích của đồng bào các DTTS, vùng sâu, vùng xa.

Làm tốt công tác nắm tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn âm mưu, hoạt động lợi dụng quyền của người DTTS để phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, chống phá cách mạng nước ta. Giải quyết triệt để, kịp thời các “điểm nóng”, các mâu thuẫn, khiếu kiện trong đồng bào các DTTS ngay từ cơ sở, không để kéo dài, không lây lan, vượt cấp…

25 giờ nhai bèo cầm cự giữa biển khơi của 4 ngư dân Nghệ An trước khi được cứu


Một ngày một đêm lênh đênh trên biển, 4 ngư dân Nghệ An gần như không còn hy vọng sống sót. Họ nhai bèo tây để cầm cự.
Vào khoảng 9h sáng, tàu CN 09 thuộc đồn Biên phòng Cồn Cỏ (Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị) đã tìm thấy 4 ngư dân sau 1 ngày 1 đêm lênh đênh trên biển.
25 giờ nhai bèo cầm cự giữa biển khơi của 4 ngư dân Nghệ An trước khi được cứu
4 người gồm Phạm Huy Hoàng (trú thôn Thọ Thành, xã Quỳnh Thọ, Quỳnh Lưu, Nghệ An), Trần Văn Cường, Ngô Văn Xô, Lê Văn Chiến (xã Sơn Hải, Quỳnh Lưu).
Trước đó, vào lúc 9h ngày 5/9, đồn Biên phòng cảng Gianh (Quảng Bình) nhận được điện thoại của ngư dân Nguyễn Văn Thắng, thuyền trưởng tàu NA 93010 TS báo có 7 ngư dân (cùng trú huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) bị chìm tại phao số 0 của cảng.
Tất cả đều bị rơi xuống biển sau khi tàu chìm.
Lực lượng biên phòng tỉnh Quảng Bình đã nhanh chóng điện báo phối hợp với lực lượng biên phòng nhiều nơi để tổ chức tìm kiếm.
Đến 14h cùng ngày, thuyền trưởng Thắng đã được tàu LP Harmony ở Hải Phòng cứu vớt cách cảng Gianh khoảng 10 hải lý về phía Đông.
2 thuyền viên còn lại đang mất tích gồm ông Đậu Ngọc Cầm (SN 1960), ông Trần Văn Thiện (SN 1967, đều trú xã Sơn Hải, Quỳnh Lưu). Trong đó ông Cầm được xác định đã t ử v.ong.
————-
25 GIỜ KINH HOÀNG TRÊN BIỂN
25 giờ nhai bèo cầm cự giữa biển khơi của 4 ngư dân Nghệ An trước khi được cứu
Đang nằm điều trị ở trạm xá biên phòng, anh Phạm Huy Hoàng cho hay, đến giờ anh chưa thể tin nổi rằng 4 anh em đã được cứu sống. Đi biển từ 10 năm nay, đây là lần đầu tiên anh gặp nạn lớn.
Anh kể, khi vừa ra đến phao số 0 của cảng Gianh thì sóng to đánh mạnh như muốn xé nát con tàu. Chỉ trong vài phút, con tàu bị đánh chìm.
Cả 4 ngư dân Hoàng, Cường, Xô và Chiến chỉ kịp bung phao nhảy khỏi tàu trước khi chiếc tàu bị lật úp.
Thuyền viên Trần Văn Cường nhớ lại, khi trôi dạt trên biển, 4 người cùng bám vào chiếc phao chỉ khoảng 1 mét vuông. Đói, rét, hai hàm răng của 4 ngư dân va vào nhau liên tục.
Sợ răng đập trúng lưỡi, 4 anh em vơ vội bèo tây trôi dạt trên biển nhai liên tục để cầm chừng, đến giờ cổ họng còn rát.
Rất may lẫn trong đám bèo tây có 4 hộp sữa nhỏ, dù đã hết hạn sử dụng nhưng cả nhóm ai nấy vui mừng, uống một hơi hết sạch.
Lênh đênh giữa biển khơi, đối mặt cái đói, rét càng làm tinh thần mọi người hoảng loạn, đặc biệt là ngư dân Ngô Xuân Xô bị ngất nhiều lần và chìm xuống biển, may mắn các thuyền viên khác phát hiện và kéo lên.
Khi thấy tàu CN 09 của Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị cách khoảng 3 hải lý đang tìm kiếm, cả nhóm nhanh chóng lấy thêm gỗ, củi, dùng dây thun quần cột lại kết thành bè, cho Cường đứng lên lấy áo vẫy, ra tín hiệu kêu cứu.
Thấy tàu cứu hộ đến, anh Hoàng bật khóc vì xúc động.
“Lúc đó đã quá mệt nhưng mọi người phải cố gắng hét thật to, rồi cho Cường (người nhỏ và nhẹ nhất nhóm), đứng lên bè gỗ vẫy áo, tìm sự trợ giúp, dù hi vọng rất mong manh.
May mắn thay, lúc sau thì tàu CN 09 đã phát hiện và đến cứu. Chúng tôi vô cùng biết ơn Bộ đội Biên phòng đã cứu chúng tôi thoát khỏi thần chết”, anh Chiến chia sẻ.
Khi được đưa lên tàu cứu hộ, nhóm 4 ngư dân được Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị cho ăn bánh, chăm sóc y tế, phủ chăn ấm để chống rét ngay lập tức.
Hiện tại, sức khoẻ của Trần Văn Cường vẫn chưa được tốt, anh đang bị sốt cao.
Nguồn: VietnamNet

NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ NGOẠI GIAO VIỆT NAM

NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ NGOẠI GIAO VIỆT NAM
Từ lâu, Việt Nam đã rất nổi tiếng với nghệ thuật ngoại giao khôn khéo, với những nhà ngoại giao nổi tiếng thế giới như Lê Đức Thọ, Nguyễn Thị Bình, Xuân Thủy... vậy, bạn đã biết ngoại giao Việt Nam có những điều gì thú vị hay chưa? Cùng điểm qua nhé:
1. "MỘT ĐỨA HIẾM HOI CÓ QUAN HỆ VỚI TẤT CẢ BẠN BÈ TRONG TRƯỜNG"
Nếu bạn vẫn có những đứa bạn trong lớp mà hễ gặp bất kỳ ai trong trường nó đều quen thì xin thưa - đứa bạn ấy của bạn chính là Việt Nam đấy! Việt Nam là 1 quốc gia hiếm hoi trong thế kỷ XXI có quan hệ tốt với gần như tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới, bất kể thể chế chính trị, sắc tộc, tôn giáo.
2. SÁNG ÔM MỸ TỐI VỀ ÔM NGA
Có lời đồn rằng: Việt Nam như cô gái có thân hình đường cong chữ S, nhà mặt phố, bố làm to nên anh nào cũng thèm cũng muốn.
Cô ấy anh nào cũng thính, nhưng không thuộc về anh nào cả. Và sự thật là như vậy, cho dù Mỹ và Nga có mối quan hệ không mấy tốt đẹp thì Việt Nam luôn được hai nước này xem trọng và có những chính sách ưu đãi, chú ý đặc biệt. Tuy nhiên "anh Mỹ" hơi bẩn tính chút, thi thoảng anh ấy vẫn cho đàn em với tinh thần "dân chủ, nhân quyền" quấy phá "cô em Việt Nam" để thừa cơ mà "cướp cô này về làm vợ". Đương nhiên, mỗi lần như vậy "cô em Việt Nam" vẫn thường nhắc: "Đu càng không anh?"
3. LÀM BẠN VỚI CẢ HÀN VÀ NHẬT
Chắc chắn bạn biết mấy ộp pa 9cm rất ghét các samurai 1m54, ghét cay ghét đắng là đằng khác. Hai nước Hàn và Nhật tuy cùng dưới 1 cây dù là Mỹ nhưng mối quan hệ cơm chẳng mấy lành, canh chẳng mấy ngọt. Nhưng đối với Việt Nam thì khác, dù Hàn Quốc đầu tư nhiều vào Việt Nam, thiết lập quan hệ tốt với Việt Nam nhưng cũng không vì thế mà Nhật Bản "ghét Việt Nam", thậm chí còn dành nhiều ưu đãi hơn cho Việt Nam. Như đã nói, Việt Nam là 1 cô gái đẹp, hết mấy anh Tây mũi lõ 19cm, đến các anh 9cm hay 1m54 cũng đều thèm muốn.
4. TƯƠNG TỰ NHƯ SỐ 3 - NHƯNG LÀ VỚI TRIỀU TIÊN
Triều Tiên từng chỉ trích Việt Nam rất nặng nề khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc. Tuy nhiên, sau tất cả, Việt Nam - Triều Tiên vẫn có mối quan hệ tốt đẹp và "âm thầm". Đối với Hàn Quốc, dù Việt Nam "chơi thân" với Triều Tiên nhưng Hàn Quốc xem đó là 1 sợi dây gắn kết góp phần thúc đẩy hàn gắn mối quan hệ Liên Triều.
5. CÓ HỘI ANH EM CÂY BÚA SIÊU TO KHỔNG LỒ
Thế kỷ XX, Việt Nam từng có 1 hội anh em cây búa siêu to, chiếm tới phân nửa trái đất. Sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, cho đến nay hội anh em cây búa của Việt Nam còn lại 5 nước, bao gồm: Việt Nam, Trung Quốc, Cuba, Triều Tiên và Lào. 2 trong 5 thằng có vũ khí hột nhân.
6. HAI BẠN LÀ KẺ THÙ KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG Ư? TÔI VẪN CHƠI TUỐT!
Cũng giống như Hàn và Triều, thì anh bạn Ấn Độ cà ri và anh bạn Pakistan thù nhau như nước với lửa, đe nhau như cơm bữa. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chơi ngon lành mà không có thằng nào cảm thấy hậm hực!
7. "ANH TRAI MƯA" CỦA LÀO 🇱🇦
Ở Việt Nam có câu: "Ngoan thì anh dẫn đi biển". Bạn hiểu rồi chứ?
Quan hệ của Việt Nam với Lào cực tốt đẹp và có chiều sâu, Việt Nam hỗ trợ Lào rất nhiều trong việc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng. Ngược lại, Lào luôn ủng hộ Việt Nam về mọi mặt trên trường quốc tế.
8. GROUP NÀO CŨNG CÓ DẤU CHÂN ANH
Bạn biết thế giới có bao nhiêu tổ chức quốc tế về chính trị - kinh tế - bla bla? Nhiều lắm, không kể hết được, nhưng có thể nói đến một số tổ chức sau và những dấu ấn đặc biệt với Việt Nam:
+ Liên hợp quốc: Tổ chức này thì khỏi nói, siêu to khổng lồ, tuy nhiên có 1 điều rất tự hào là 4/5 thằng của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đều từng ăn ngập hành của Việt Nam.
+ ASEAN: Chắc bạn cũng biết, ASEAN lập ra là để chống lại sự "bành trướng" của "tiểu bá Việt Nam". Và bạn cũng thừa biết, Việt Nam từng đập cho mấy thằng cu đầu xỏ của ASEAN te tua, nổi tiếng nhất là phi vụ hỗ trợ Polpot và "lái nhầm" xe tăng lạc sang đất Thái Lan 
+ Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc: Việt Nam bị Mỹ và một số nước phê phán là "thiếu nhân quyền", tức mình Việt Nam ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc và cho Mỹ thấy: "Việt Nam thừa nhân quyền, có điều anh ban phát nhân quyền dưới dạng thóc chứ không phải bom"
+ WTO: Mỹ từng tìm mọi cách ngăn cản Việt Nam vào WTO, nhưng sau cùng, Việt Nam vẫn là thành viên của WTO.
9. "IDOL VIỆT NAM" Ở CHÂU PHI
Ai cũng biết, Nhật Bản có ô tô, hàng năm họ sản xuất cả triệu chiếc ô tô và đem nó đi khắp thế giới. Ô tô và nền công nghiệp ô tô là niềm tự hào của Nhật Bản. Dĩ nhiên, họ đã đem niềm tự hào đó đến Châu Phi - nơi nổi tiếng bởi hai thứ "Chiến tranh và nghèo đói". Lẽ dĩ nhiên, ô tô thì không ăn được, người nghèo thì càng không thể mua được ô tô, và dù ô tô có xuất hiện ở châu Phi thì người dân châu Phi vẫn cứ nghèo, vẫn cứ đói! Đó là 1 sự thật!
Người Trung Quốc họ cầm đồng tiền đến châu Phi, dĩ nhiên là thông qua các khoản vay khổng lồ, các khoản vay như 1 sự hứa hẹn với các chính phủ châu Phi vay tiền về sự thịnh vượng, về cái bánh vẽ khổng lồ sau những khoản vay ấy. Người ta không ngần ngại mà vay tiền của Trung Quốc - thậm chí đó có thể là bẫy nợ công. Nhiều chính phủ vỡ nợ, phải nhượng lại bến cảng, đất đai cho Trung Quốc, người châu Phi vẫn cứ nghèo! Đó cũng là sự thật!
Phương Tây đem gì đến châu Phi? Nói hoa mỹ thì đó là "Nhân quyền", nhưng mỗi khi hai từ "Nhân quyền" ấy vang lên có lẽ mỗi người dân châu Phi lại thất kinh, không có thứ gì đắt giá như "Nhân quyền" kiểu phương Tây. Có một nghịch lý là những quốc gia càng có nhiều dầu mỏ thì đó lại là những quốc gia càng thiếu "nhân quyền" - Libya là 1 ví dụ, Mỹ không ngần ngại lật đổ chế độ của Gaddafi, tạo nên 1 cuộc nội chiến dài đằng đẵng, đưa sự phát triển của Libya trở về con số 0. Nhiều quốc gia khác như Nam Sudan, Ethiopia cũng đang xảy ra nội chiến, tranh giành giữa các phe phái có hoặc không có sự hậu thuẫn của Mỹ và phương Tây... kết quả là 1 phương Tây tan tành, đổ nát, cần phải được cứu trợ khẩn cấp! Lẽ dĩ nhiên, châu Phi vẫn đói!
Còn Việt Nam, chúng ta đem đến đó những gì? Có vẻ như 1 người hùng thầm lặng, chưa bao giờ được truyền thông quốc tế ca ngợi và biết đến, nhưng Việt Nam đã làm được những điều mà cả Mỹ, Trung Quốc hay Nhật Bản đều không làm được - đó là độc lập, lúa gạo, y tế, giáo dục và viễn thông. Ba tiếng "Điện Biên Phủ" là tiếng súng mở đầu giúp 17 nước châu Phi giành độc lập, "Việt Nam - Hồ Chí Minh - Điện Biên Phủ" là những gì làm động lực cho người châu Phi tự do. Việt Nam chuyển giao công nghệ nông nghiệp cho các quốc gia châu Phi, giúp họ trồng ra cây lúa gạo, đến bây giờ vẫn còn hàng trăm chuyên gia nông nghiệp Việt Nam ở châu Phi, phần nào giúp người dân châu Phi no bụng. Việt Nam đem đến châu Phi hạ tầng viễn thông giúp liên lạc thông suốt, Việt Nam đêm đến châu Phi sự giúp đỡ y tế, những bác sỹ quân y Việt Nam ngày đêm cứu giúp nhân dân châu Phi, những người lính Việt Nam còn là thầy của các em nhỏ châu Phi, dạy họ con chữ, dạy họ biết đến 1 đất nước Việt Nam xa xôi nhưng luôn đồng hành cùng họ!
Không có ô tô, không có bom mìn, không có nhân quyền, dân chủ. Những món "quà quê" đậm tình nghĩa mà Việt Nam đem đến châu Phi là những thứ người dân châu Phi cần, bởi Việt Nam cũng từng trải qua chiến tranh, đói nghèo, lạc hậu như các quốc gia châu Phi, hơn ai hết Việt Nam hiểu châu Phi - nhân dân châu Phi cần gì, muốn gì và nên làm gì để phát triển, bảo vệ bản thân, đất nước!
10. CHƠI VỚI ANH BẠN BỤNG BỰ TRUNG QUỐC
Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc rất chi là lằng nhằng, như kiểu nồi áp suất, bên ngoài có vẻ bình thường, thân thiện nhưng bên trong cả hai bên đều có những sự cảnh giác và đề phòng nhau (có nhiều lúc còn phun trào khí nóng). Nhưng cô đọng lại vẫn là 16 chữ vàng: "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai". Đương nhiên, khi cần thiết, Việt Nam vẫn sẵn sàng tương 16 chữ vàng này vào miệng anh bạn Trung Quốc, và luôn luôn nhấn mạnh: "Việt Nam luôn khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa" 😂
Hiện tại, chúng ta vẫn chơi lễ hội té nước với anh bạn Tàu trên biển Đông.
Bộ môn Nghiên cứu quan hệ đối ngoại

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2019

Giải thơ Văn Việt bị chính thành viên và "đồng đội" của Văn đoàn độc lập công kích thậm tệ!

Sau sự việc giải thưởng thơ của Văn Việt bị Lê Phú Khải lên án, và nữ nhà văn cốt cán của Văn Việt là Ngô Thị Kim Cúc phản đòn trên facebook của mình thì một trí thức quan trọng khác trong số các trí thức của phe lề trái cũng lên tiếng vạch mặt giải thưởng thơ Văn Việt, và hơn cả thế, là cách hoạt động của Văn Việt. Đó là bài viết trên facebook của ông Phạm Đình Trọng được đăng vào tối 10/8/2019 và đến giờ vẫn còn thu hút nhiều comment. 

Ông Phạm Đình Trọng cũng là một trong số những nhà văn quân đội, sớm tham gia BVĐ Văn đoàn độc lập và hưởng ứng các phong trào ly khai Đảng Cộng Sản do các thành phần trí thức này cổ vũ. Có thể nói, ông Trọng được xếp vào hàng "khai quốc công thần" của Văn đoàn độc lập. Thế nhưng, một điều lạ lùng, nhiều bài viết của ông Phạm Đình Trọng không xuất hiện trên website Văn Việt, thậm chí là cả quyển tiểu thuyết chống chính quyền với giọng viết cực đoan thời thượng theo đúng gu của Văn đoàn. Qua bài viết trên facebook của ông, người đọc mới biết rằng hóa ra Văn Việt không chịu đăng các tác phẩm của ông Trọng với lý do: “không có văn”, “chưa phải lúc đăng". Trong khi ấy, những bài viết đăng trên Văn Việt, nói như ông Trọng, đó là mớ giấy lộn cũ kỹ của Văn học trước 1975 ở miền Nam.

Nhận xét về giải thơ của Văn Việt, ông Trọng hoàn toàn ủng hộ quan điểm của ông Lê Phú Khải, rằng những tác phẩm ấy chỉ là những bài thơ mê sảng, điên loạn. Đáng chú ý, ông Trọng còn chỉ trích lối bốc thơm nhau thái quá của Văn Việt: 

"Trao giải thưởng cho thứ được gọi là thơ đó, có phải Văn Việt muốn khuyến khích sự sáng tạo, tìm tòi theo khuynh hướng “Bộ phận sinh dục thì theo cách của một vòi nước không thể khóa chặt / Tuôn xối xả những chất lỏng màu đỏ” . Rõ ràng giải thưởng Văn Việt là không đứng đắn, là lừa dối, làm hàng giả. Lừa dối từ lời quảng cáo của ban giám khảo thơ đối với món hàng giả thơ được giải thưởng Văn Việt. Hàng giả văn chương làm hỏng thẩm mĩ, gieo bệnh tật cho tâm hồn con người. Tội làm hàng giả văn chương còn lớn hơn, nặng hơn rất nhiều tội của công ty Pharma VN buôn thuốc giả trị ung thư."

Phản ứng lại những đả kích này của Phạm Đình Trọng, một loạt các nhà văn của Văn Việt đã vào comment bào chữa, biện minh cho Văn Việt, và tiếp tục lại khẳng định rằng đó là những cách tân nghệ thuật mà người khác khó có thể hiểu được. Ông Lưu Trọng Văn còn cho rằng những luận điểm của ông Trọng là sự lặp lại của cuộc chiến giữa nghệ thuật vị nhân sinh và nghệ thuật vị nghệ thuật thời trước Cách mạng: "Không ngờ hôm nay vẫn còn phân ly bởi câu chuyện nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh hơn 70 năm trước." Ông Đặng Tiến, một nhà phê bình văn học nổi tiếng cũng ủng hộ giải thưởng thơ của Văn Việt và cho rằng ông Trọng đọc không hiểu là vì không muốn hiểu. Phản đối lại quan điểm của ông Tiến, nhà văn nổi tiếng Vũ Thư Hiên chốt một câu ngắn gọn: "Cái này phụ thuộc trí tuệ của mỗi người. Người ngu đần đọc thơ không hiểu ngay hoặc chỉ hiễu láng máng sau khi cố gắng suy nghĩ chán chê là bình thường. Mà người thường cũng chả cần hiểu làm gì thứ thơ khệnh khạng, cố làm ra vẻ cao siêu ấy. Vứt!" Và thế là Đặng Tiến tag thêm Nguyễn Hoàng Anh Thư (một nhà thơ khác cũng được giải thơ của Văn Việt, cùng nhau anh anh em em tung hứng khen ngợi thơ. Đặng Tiến đàng hoàng là một nhà phê bình có nghề, thế mà chẳng viết nổi một câu phê bình có tính lý trí để lý giải được cái hay của thơ Vũ Lập Nhật. Hóa ra trước giờ chỉ giỏi bốc thơm, cứ khen "hay" nhiều lần thì thế nào cũng thành "hay" thật. Trên thực tế, thứ văn thơ của Văn Việt cũng chẳng xứng đáng được gọi là "nghệ thuật vị nghệ thuật", vì trong đó lối văn thơ ấy không có nghệ thuật, chỉ có cơn mê sảng của những bệnh nhân tâm thần.

Trò diễn của các trí thức Văn Việt phô bày hết trên phần comment không thể giấu diếm. Và đúng như ông Trọng nhận định, cách ứng xử của Văn Việt đang cho thấy nhân cách của những người vận hành Văn Việt và ca tụng Văn Việt đang có vấn đề: "Cao ngạo, coi mình là chân lí, những người có trách nhiệm ở Văn Việt không trung thực nhìn lại mình mà kích cách nói không đúng của anh Lê Phú Khải lên để lấp liếm cái sai của Văn Việt và làm to chuyện anh Khải, làm căng thẳng sự việc để thí bỏ anh Lê Phú Khải cho xong chuyện. Đó là cách xử sự không đàng hoàng, không văn hóa."

Tự bên trong Văn Việt vạch mặt nhau, không phải bởi người ngoài gây nên, mà là bởi cách làm việc và trình độ thẩm mỹ của Văn Việt quá thấp kém, thiếu tính chuyên nghiệp. Có lẽ đã đến lúc cáo chung cho Văn Việt, vì cho đến giờ vẫn chưa ai thấy Văn Việt có đóng góp gì thực sự cho nền văn học Việt Nam.

Sự thật về đại hội giới trẻ thế giới vì nhân quyền Việt Nam

Cuối tháng 8-2019, nhiều trang mạng xã hội, blog hải ngoại cùng sự “hà hơi tiếp sức” của nhiều trang truyền thông của các tổ chức, cá nhân thù địch với Việt Nam truyền đi thông tin cái gọi là thông cáo báo chí về “Đại hội giới trẻ thế giới vì nhân quyền Việt Nam lần 2” được tổ chức vào tháng 4-2020 tại Nhật Bản. Vậy, thực chất đây là tổ chức gì và sự thật đằng sau Đại hội giới trẻ thế giới vì nhân quyền là gì?

Người đứng đầu phong trào Giới trẻ vì nhân quyền - luật sư Trần Kiều Ngọc là ai?

Trần Kiều Ngọc hay Teresa Trần Kiều Ngọc là người gốc Việt, hiện đang sinh sống và hành nghề luật sư tại Tiểu bang Nam Australia. Theo thông tin trên trang Đại hội giới trẻ thế giới vì nhân quyền, Trần Kiều Ngọc có cha là trưởng toán biệt kích chế độ cũ, sau năm 1975 vượt biên và định cư tại Australia. 

Sau khi tốt nghiệp tại đây, Trần Kiều Ngọc về nước và kết hợp với nhiều chức sắc tôn giáo tổ chức các hoạt động xã hội, nhất là những người bị bệnh phong đang điều trị tại các trung tâm, làng phong, cùi ở Việt Nam. Lưu giữ và mang trong mình tâm lý hằn học của gia đình vượt biên để tháo chạy khỏi quê hương, xứ sở; mang trong mình thái độ chống phá với chế độ XHCN, “tế thủy trường lưu” cùng năm tháng về Việt Nam kết nối với một số linh mục dòng Chúa cứu thế đã hình thành tư tưởng chống đối quyết liệt hơn. 

Sau này quay trở lại Australia, tháng 5-2016, Trần Kiều Ngọc sáng lập ra phong trào Giới trẻ thế giới vì nhân quyền (có văn phòng đại diện tại Sydney – Australia) và hiện nay là người đứng đầu của phong trào này. Tại Đại hội giới trẻ thế giới vì nhân quyền lần 1 với chủ đề “Việt Nam con đường nhân bản”, Trần Kiều Ngọc ngông nghênh ra cái gọi là “tuyên cáo” để xuyên tạc, vu cáo thể chế chính trị và tình hình Việt Nam. 

Thật trơ tráo và nực cười hết mức, sau khi viết những lời hằn học, cô ta quy kết và kêu gọi giới trẻ: “Còn Cộng sản thì nhân quyền bị mất, đất nước, biển đảo ngày càng bị mất và rơi vào tay của ngoại bang; vì thế chúng tôi đại diện cho các bạn trẻ Việt Nam từ Úc châu, Mỹ châu, Âu châu và Á châu không chấp nhận sự độc tài cộng sản và đòi hỏi cộng sản phải trả lại ngay toàn quyền lãnh đạo”…?

Có thể thấy, với mưu đồ đê hèn, thái độ trơ trẽn, thô thiển từ lời nói đến bài viết của Trần Kiều Ngọc đủ thấy bản chất xấu xa, phản động của Ngọc và những việc làm đen tối của cô ta.

Đại hội giới trẻ thế giới vì nhân quyền: “Đồng bạc đâm toạc tờ giấy”?

Sáng 7-9-2017, cái gọi là Đại hội giới trẻ thế giới vì nhân quyền năm 2017 được tổ chức tại Fairmont Resort Blue Mountains – ngoại ô Sydney - Australia. Đại hội này đã tập hợp được các hội đoàn chống cộng, hội người Việt Nam tị nạn, có sự tham gia của các thành viên tích cực chống Nhà nước từ nhiều nơi. Điều buồn cười đó là việc ban tổ chức đã kêu gọi đóng tiền từ 500 đến 2.000 đô-la Úc cho mỗi người tham dự. Ban tổ chức đại hội cũng “tha thiết” kêu gọi các bạn trẻ từ 18-45 tuổi tích cực tham gia. 

Các cá nhân tham gia đại hội có 2 giá vé tham dự khác nhau, loại bình thường 1.100 đô-la, loại thứ hai là 1.500 đô-la Úc. Đại hội còn sử dụng chiêu bài “kinh doanh đại hội” khi khuyến mại: 50 người ghi danh đầu tiên được bớt 100 đô-la Úc, kêu gọi các em học sinh đang học lớp 12 và những bạn đang học toàn thời, các tu sĩ tôn giáo và những người có quốc tịch Việt Nam sẽ được giảm 20%, được bớt thêm 100 đô-la Úc nếu ghi danh trước đó hai tháng.

Số tiền được ban tổ chức thu do Trần Kiều Ngọc phối hợp với số nhân vật chống Nhà nước Việt Nam như linh mục Nguyễn Văn Khải, Michael Kirby - Chu Văn Cương, Nancy Nguyễn, Đinh Kim Phúc, Trịnh Hội, Nguyễn Văn Long, một số cựu thẩm phán Australia có quan điểm chống Nhà nước Việt Nam. 

Với phương thức như vậy, nhiều người và ngay cả nhiều bà con cộng đồng người Việt hải ngoại đặt ra câu hỏi phải chăng đây là hoạt động núp bóng của các phần tử chống đối tụ tập vu cáo, xuyên tạc tình hình trong nước và tìm cách chống phá cách mạng Việt Nam? Nhiều người thẳng thừng vạch mặt, thực chất “Đại hội giới trẻ thế giới vì nhân quyền” cờ dong trống mở là chiêu thức rẻ tiền, bản chất là “đồng bạc đâm toạc tờ giấy”, đồng thời cố tình “đâm bị thóc, chọc bị gạo” của những kẻ “không biết quay đầu là bờ” mà đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, nhân dân.

Và âm mưu thủ đoạn cần nhận diện

Đại hội do phong trào này tổ chức quy tụ những thành viên chống đối tại các quốc gia và tiến hành hội luận về tình hình Việt Nam. Thực chất đây là nơi tập hợp số người chống đối và bàn luận, xuyên tạc về Việt Nam, nhất là xuyên tạc, vu cáo tình hình nhân quyền ở nước ta. 

Điểm danh qua danh sách tham dự chúng ta có thể thấy nhiều đối tượng đã từng về Việt Nam, bị bắt giữ xử lý; một số đối tượng trong các hội đoàn chống cộng, nhiều đối tượng bị bọn phản động Việt Tân mua chuộc để tiến hành các hoạt động chống phá. 

Qua nắm bắt thông tin cho thấy, Đại hội giới trẻ là nơi nuôi dưỡng các thành viên Việt Tân (Tổ chức đã được Bộ Công an xếp vào tổ chức khủng bố) trong và ngoài nước tìm cách chống đối Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Chủ trương của phong trào giới trẻ vì nhân quyền là làm sao gieo rắc ý thức, nhận thức sai lệch tình hình thực tiễn Việt Nam trong những người trẻ khắp nơi trên thế giới, từ đó lợi dụng vấn đề nhân quyền để “đấu tranh”, cơ hội chính trị. 

Để thu hút sự quan tâm của giới trẻ, sau những mỹ từ chúng đưa ra là “đánh động lên trên những tâm hồn thờ ơ và quy tụ những bạn trẻ Việt Nam còn tha thiết với tiền đồ của dân tộc đến với nhau để cùng chia sẻ, tìm ra con đường nhân bản cho Việt Nam, đồng thời góp một bàn tay trong những dự án giúp cho Việt Nam sớm có được tự do, dân chủ và nhân quyền". Từ đó, chúng kích động những người nhẹ dạ cả tin trở thành phần tử chống đối, thúc đẩy phong trào chống phá Việt Nam, với cái đích cuối cùng là lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng; thúc đẩy, lèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam chệch hướng XHCN.

Với bản chất, âm ưu, phương thức, thủ đoạn của phong trào Giới trẻ thế giới vì nhân quyền như đã phân tích ở trên, người dân, nhất là các bạn trẻ, người Việt ở nước ngoài cần tỉnh táo, không để những phần tử này lôi kéo, lợi dụng.

THƯƠNG VỤ MOBIFONE MUA AVG: ĐÂU MỚI LÀ MẤT MÁT THỰC SỰ?

THƯƠNG VỤ MOBIFONE MUA AVG: ĐÂU MỚI LÀ MẤT MÁT THỰC SỰ?
Đọc tin cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Bắc Son nhận hơn 66 tỷ đồng chỉ qua một dự án, thấy nặng trĩu, như vừa mất mát thứ gì đó, rất lớn lao!
Chỉ một dự án mà nhận hối lộ hơn 66 tỷ đồng, một con số khủng khiếp, nếu đem so sánh với lương nhà báo, lương giáo viên, lương công nhân và những đồng tiền còm cõi của dân nghèo chỉ có một cơ hội là bán sức lao động để sinh nhai. Khủng khiếp hơn là viết cả sách để chống diễn biến hòa bình, chống tham nhũng. Dưới trời lồng lộng, họ đã cho mình suy nghĩ thế nào khi viết ra những thứ nghĩ là có thể che được mắt thiên hạ?
Không phải truy thu bao nhiêu tỷ từ việc đưa nhận hối lộ giữa các quan chức. Chẳng phải xử lý hình sự bao nhiêu kẻ sai phạm. Cũng không phải những bản án có khung hình phạt ở mức cao nhất là tử hình mà chính là nỗi đau mất niềm tin. Không khó để thống kê các con số thất thoát, các khoản tiền khổng lồ đã “bốc hơi” theo những sai phạm tại vụ án này. Song, hậu quả của vụ án đó không chỉ là những con số trăm tỷ, ngàn tỷ đồng thống kê được, mà còn là những mất mát khó có thể đo đếm được.
Mất tiền, có thể lại có tiền. Mất cán bộ thì sẽ có cán bộ khác thay thế. Mất niềm tin là mất nhiều, rất nhiều và đôi khi mất tất cả. Đừng tưởng không đo đếm được bằng tiền thì không mất mát, xót xa. Cái đáng sợ nhất, không ít sự giả dối lại xảy ra ở những người rao giảng đạo lý, những người đứng trên bục phát biểu, chỉ đạo. Và, cái sợ khủng khiếp nhất, là nếu sự giả dối này không được ngăn chặn, nghiêm trị thì đến một lúc nào đó, ngay cả nói thật, nói rất thật, mang cả lòng dạ ra nói, người ta cũng không tin.
Đó mới là sự mất mát thực sự. Đau đớn, xót xa thật sự! Và đó mới là hậu quả thật sự mà những kẻ tham nhũng gây ra cho đất nước này!
Tham nhũng làm niềm tin xã hội suy giảm, lòng người ly tán. Nỗ lực xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, nỗ lực khởi nghiệp…. đang gặp một lực cản lớn./.
Minh Thư