KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2020

BA ĐỐI TƯỢNG PHẠM TỘI LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN BỊ PHẠT TỪ 6-7 NĂM TÙ

Sáng 6/7/2020, Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử 3 bị cáo phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, theo khoản 2, điều 109, Bộ luật Hình sự.
BA ĐỐI TƯỢNG PHẠM TỘI LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN BỊ PHẠT TỪ 6-7 NĂM TÙ
Các bị cáo: Đặng Toàn Trung, sinh năm 1952, trú tại thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, nghề nghiệp lao động tự do, bị tuyên phạt 7 năm tù; Trần Thị Ánh Hoa, sinh năm 1963, trú tại phường Xuân Hòa, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, nghề nghiệp lao công bị tuyên phạt 6 năm tù; Đặng Quang Khánh, sinh năm 1962, trú tại phường Đa Kao, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, nghề nghiệp bảo vệ khách sạn, bị tuyên phạt 6 năm tù.

Sau khi chấp hành án, cả 3 bị cáo tiếp tục được giao cho chính quyền địa phương quản chế trong thời gian 3 năm.

Trong ảnh (hàng đầu): Các bị cáo Hoa, Trung, Khánh. Chu Quốc Hùng-TTXVN

SỰ THẬT VỀ TÀI KHOẢN CÓ TÊN “Jonathan Galindo” VÀ SỰ CHỦ QUAN CỦA MỘT SỐ NGƯỜI DÙNG MẠNG INTERNET

Những ngày qua, trên mạng lan truyền thông tin về 1 tài khoản có tên Jonathan Galindo, với những câu chuyện li kì, có hơi hướng rùng rợn. Lời đồn đại cho rằng nếu được tài khoản này gửi lời mời kết bạn, bạn sẽ nhận được một tin nhắn mà sau khi nhấp vào link trong tin, bạn sẽ làm lộ địa chỉ IP thiết bị của mình. Tài khoản này sẽ tìm được thông tin, địa chỉ của bạn. Sau đó tài khoản này sẽ đưa ra 2 lựa chọn, 1 là bạn làm theo thử thách, hoặc gia đình bạn sẽ bị ám sát.
SỰ THẬT VỀ TÀI KHOẢN CÓ TÊN “Jonathan Galindo” VÀ SỰ CHỦ QUAN CỦA MỘT SỐ NGƯỜI DÙNG MẠNG INTERNET

Những câu chuyện tưởng chừng vô hại và khó tin như thế này đã làm ảnh hưởng tới cuộc sống của rất nhiều người trên thế giới, đặc biệt là các bạn trẻ. Theo một số trang báo mạng, rất nhiều người đã làm theo các thử thách nguy hiểm, và thậm chí đã mất mạng khi tham gia. Đây là những nguy hiểm ngoài đời thực từ môi trường ảo. Nhiều bạn trẻ không hề được trang bị những kĩ năng để phản ứng đúng cách với những tình huống như vậy.

Chúng ta cũng chưa quên ở thời kỳ đầu khi mạng internet bắt đầu phổ biết tại Việt Nam, những dòng tin lan truyền như “bạn phải gửi tin nhắn này cho 10 người nếu không sẽ gặp xui xẻo”, hay “nếu bạn không làm điều này điều kia, bạn sẽ có hậu quả không tốt”, hoặc thậm chí “share hình ảnh cái thìa này để được điểm cao trong kì thi học kì?!!”. Tất cả những dòng tin như vậy đã được chia sẻ liên tục trong một thời gian rất dài, chỉ bởi chúng ta sợ 1 điều gì đó sẽ xảy ra.

Mạng là ảo, nhưng nỗi sợ là thật, cho dù đó là những nỗi sợ vu vơ, không căn cứ. Chúng ta nên tự trang bị những kiến thức nhất định cho bản thân khi tham gia môi trường ảo. Vẫn là không ấn vào link lạ, không kết bạn với người lạ, không công khai quá nhiều thông tin cá nhân trên mạng, không để lộ vị trí, địa chỉ của bản thân… Những điều tưởng như đơn giản này lại giúp giữ an toàn cho bạn khi online.

Ở thời đại này, thông tin cá nhân của mỗi người được lưu giữ ở khắp các tài khoản khác nhau trên mạng. Dấu vân tay, nhận diện khuôn mặt, thói quen, hành vi, sở thích, vị trí… đều có thể bị rao bán bất kì lúc nào cho kẻ xấu sử dụng. Vì thế, hãy tự nâng cấp sự bảo mật cho bản thân, để có thể được an toàn cả trên mạng và cuộc sống thực.
CRE: VTV

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2020

MỘT THẾ HỆ SẮP VÀ ĐÃ DẦN DẦN BIẾN MẤT!

"Một hôm, cậu con trai hỏi bố của mình:
MỘT THẾ HỆ SẮP VÀ ĐÃ DẦN DẦN BIẾN MẤT!
“Bố ơi, con không hiểu ngày xưa bố và mọi người sống như thế nào khi không có Internet. không có máy tính, không có tivi, không có điều hòa, không có điện thoại di động? “
Người bố trả lời:
“Thì cũng giống như thế hệ ngày nay thôi con: sống mà không biết đến xã hội bên ngoài, không có lòng trắc ẩn, không có danh dự, không có sự tôn trọng, không biết xấu hổ, không khiêm tốn và không thích đọc sách…”.
“Thế hệ bố, và thế hệ trước, sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1945-1985 thật là may mắn, khi:
- Ai cũng không ngại đi học một mình từ sau ngày đầu tiên đến trường.
- Sau giờ học, ai cũng được chơi đến tận tối mịt.
- Không ai ôm tivi, điện thoại, iPad từ giờ này qua giờ khác. Và ai cũng có những người bạn thực sự chứ không phải với những người bạn từ Internet.
- Nếu như khát, bọn bố uống luôn nước ở bất cứ đâu được cho là sạch, chứ không phải nước đóng chai.
- Bọn bố ít bị ốm, dù rằng hay ăn chung uống chung, như 4 đứa cùng uống chung 1 gáo nước. Nếu có ốm thì ông bà chữa bệnh cho bằng các loại thuốc rẻ tiền từ thầy lang hoặc trong nước sản xuất, hay là bằng các bài thuốc dân gian.
- Bọn bố không bị béo phì, dù rằng ngày nào cũng chén căng cơm, rau và bất cứ thứ gì có thể ăn được...
- Bọn bố chơi bằng các đồ chơi tự làm lấy như đất sét, lá cây, que củi thậm chí là mảnh vỏ chai... và chia sẻ đồ chơi, sách truyện với nhau.
- Ngày xưa, các gia đình hầu hết là không giàu có. Nhưng các ông bố bà mẹ đã tặng cho con cái tình yêu của mình, dạy cho con biết trân trọng những giá trị tinh thần chứ không phải là vật chất, dạy cho con biết thế nào là giá trị thực sự của con người : Sự trung thực, Lòng trung thành, Sự tôn trọng và Tình yêu lao động.
- Ngày xưa bọn bố đã có thể tự chăm sóc bản thân mình từ bé, không ỷ lại ông bà hay người lớn, 10 tuổi đã biết làm hết những công việc trong nhà để đỡ đần ông bà và những người lớn, thậm chí nấu cơm, giặt đồ, chăn trâu, cắt cỏ, lấy rau ngoài đồng về cho lợn ăn...
- Ngày xưa, bọn bố chưa bao giờ có điện thoại di động, đầu DVD, trò chơi điện tử Play Station, máy tính, không biết thế nào là Internet, chat…
Nhưng bọn bố có những người bạn thực sự, là khi:
- Thường đến chơi nhà nhau mà chả cần phải có lời mời, đến nhà ai gặp gì ăn nấy.
- Ký ức của thế hệ ngày đó chỉ là những tấm ảnh đen trắng, nhưng đầy ánh sáng và rực rỡ, ai cũng trân trọng lật mở cuốn album gia đình với sự thích thú, tôn kính, trong cuốn album đó luôn lưu giữ chân dung của ông bà cụ kỵ các con…
- Thế hệ bố không bao giờ ném sách vào thùng rác, mà đứng chôn chân trong hàng để mua sách, rồi sau đó đọc chúng suốt ngày đêm.
- Bọn bố không bao giờ đưa cuộc sống riêng tư của thiên hạ ra để đàm tiếu, cũng như biết giữ bí mật cuộc sống của gia đình mình, không phải như những gì bây giờ đang xảy trên Facebook và Instagram….
- Thế hệ bố, có lẽ, là thế hệ cuối cùng mà con cái biết nghe lời cha mẹ.
- Thế hệ bố, có lẽ, là thế hệ đầu tiên biết lắng nghe con cái.
- Thế hệ bố là như thế đó, là “phiên bản giới hạn”, vậy nên các con hãy biết tận hưởng những ngày bên bố mẹ, hãy biết học hỏi và trân quý… Hãy tranh thủ thời gian quý giá thay vì smart phone, ipad, máy tính... để có thời gian chất lượng bên cha mẹ…Trước khi thế hệ này biến mất, nhé con.

Hình ảnh - Minh họa .

NƯỚC MỸ - VÌ SAO VẬY

Sự việc tiệc "Covid" của một nhóm sinh viên ở Mỹ đang làm rúng động truyền thông nước này?

Đây là bữa tiệc mà mọi người cố bị nhiễm Covid 19. Ai bị nhiễm nhanh sẽ được tiền!

NƯỚC MỸ - VÌ SAO VẬY
Điều đáng nói nước Mỹ hiện vẫn là ổ dịch lớn nhất thế giới với gần 124.000 người tử vong và vừa bùng dịch trở lại với ngày 02/7 là ngày có số người nhiễm mới cao nhất từ trước đến nay.

Đáng lý thà một vài người thiếu ý thức như trốn cách ly, thà một vài người biết mình bị nhiễm nhưng vẫn âm thầm hoạt động trong cộng đồng thì không nói. Đây hẳn một nhóm bạn trẻ tự mở tiệc để "mong nhiễm Covid - một cách mất trí"

Có một bình luận khiến ad phải suy nghĩ như thế này: "Đó là hậu quả của nền tự do dân chủ vô giới hạn của tư bản mà đặc biệt là Mỹ. Tất cả đặt tự do bản thân lên trên hết, chỉ biết nghĩ đến mình trong khi họ quên rằng bản chất nguồn gốc của loài người sơ khai là sống bầy đàn. Nghĩa là con người sống có tính cộng đồng, tự do cá nhân nhưng phải gắn với lợi ích tập thể. Tự do vô giới hạn kiểu Mỹ là chối bỏ đi tính cộng đồng từ bản chất loài người".

- Đáng suy ngẫm -

BỮA TIỆC BÀNG MÁU CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

   Đây là hình ảnh "bữa tiệc bằng máu của người Việt Nam" khi Chu Ân Lai, Thủ tướng Trung Quốc chiêu đãi Tổng thống Mỹ Nixon trong buổi dạ yến với món vịt quay tại Bắc Kinh tháng 2/1972.
BỮA TIỆC BÀNG MÁU CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
Sở dĩ nói thế là vì đây là cuộc gặp gỡ, thoả hiệp giữa hai nước lớn với nhau: Trung Quốc chỉ muốn giữ miền Bắc nước ta để làm phên dậu cho họ, như cái cách họ đã làm với Triều Tiên chứ không hề muốn chúng ta giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Họ im lặng để cho Mỹ ném bom tàn phá miền Bắc hòng gỡ thế thua trên chiến trường miền Nam. Mỹ muốn chiếm giữ miền Nam, đồng thời bảo vệ cho chế độ tay sai ngụy Sài Gòn. Đổi lại, Trung Quốc được bật đèn xanh để cướp quần đảo Hoàng Sa. Mỹ - Trung vì lợi ích đất nước họ nên đã thoả hiệp trên đôi vai của người Việt Nam!

Nói thế không có nghĩa là xới lại quá khứ, kích động hận thù mà là để chúng ta có cái nhìn toàn cảnh về thời và thế; về thời cơ, vận hội và thách thức! Hiện Mỹ và Việt Nam là bạn, đối tác toàn diện. Với Trung Quốc là quan hệ đối tác chiến lược; song, một khi lợi ích của Mỹ và Trung Quốc đạt được trên biển Đông thì liệu họ còn có cuộc dã tiệc thế này nữa không? Câu trả lời là có thể có. Việt Nam đã có vị thế rất vững vàng trên trường quốc tế, tuy nhiên nói gì đi nữa thì ta so với họ thì vẫn là nước nhỏ. Bởi vậy phải khôn khéo để vừa bảo đảm chủ quyền, vừa có môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế. Tự lực tự cường là chính trên tinh thần tranh thủ ủng hộ của quốc tế. Muốn hoà bình thì phải chuẩn bị tốt cho chiến tranh, thực túc binh cường. Không theo Tàu chống Mỹ, không theo Mỹ để chống Tàu. Bất kỳ nước nào tôn trọng độc lập, chủ quyền của ta thì đều có thể hợp tác phát triển.

Một đất nước hùng cường khi và chỉ khi đất nước đó đứng vững trên đôi chân của mình. Đừng mơ dựa vào Mỹ để lấy lại biển đảo của chúng ta, cũng đừng mơ dựa vào Tàu để bảo vệ đất nước. Đất nước Việt Nam phải do người Việt Nam xây dựng và bảo vệ chứ không mơ hồ ảo tưởng là dựa vào quốc gia khác để mình hùng cường. Ngoảnh mặt về Tàu e Mỹ giận, quay đầu về Mỹ sợ Tàu ghen!

Nói thế để biết chủ trương đa dạng hoá, đa phương hóa trong các mối quan hệ ngoại giao của Đảng là tinh anh. Không dùng đến chiến tranh mà vẫn bảo đảm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đó mới là cái dũng của kẻ cơ trí! Hợp tác nhưng phải đề phòng để đấu tranh. Lợi ích quốc gia là dĩ bất biến, linh động, sáng tạo trong các mối quan hệ là ứng vạn biến. Tin tưởng đất nước ta sẽ "cưỡi sấm lên trời" trong nay mai./.
---------
Lão chăn bò DVK-MNQ

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2020

“HÃY LÀM NHƯ VIỆT NAM”

    Thời báo Ấn Độ (Times of India) cho rằng Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc việc chống dịch Covid-19.

    Việt Nam đang được thế giới đánh giá cao khi ngăn chặn và kiểm soát đại dịch Covid-19 rất nhanh chóng và hiệu quả. Lợi thế này giúp Việt Nam hưởng lợi, nhanh chóng chuyển sang giai đoạn bình thường mới, thu hút dòng đầu tư khi các tập đoàn đa quốc gia đang sắp xếp lại các chuỗi cung ứng. Tờ Thời báo Ấn Độ (Times of India) (Ấn Độ) vừa có bài bình luận về những thành tựu rất đáng để học tập của Việt Nam trong nửa đầu năm 2020, một năm đặc biệt của thế giới.
“HÃY LÀM NHƯ VIỆT NAM”
    Trong bài bình luận, tờ nhật báo của Ấn Độ cho rằng Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc việc chống dịch Covid-19. Với dân số 97 triệu người và một đường biên giới tấp nập giao thương với Trung Quốc, nhưng tới lúc này, Việt Nam chỉ có hơn 350 ca nhiễm SARS-CoV-2 và không có bệnh nhân nào tử vong. Kiểm soát được dịch bệnh, Việt Nam đã có thể hưởng lợi từ việc sớm quay trở lại với trạng thái bình thường mới. Đó là thu hút các khoản đầu tư lớn của các tập đoàn đa quốc gia đang tìm đường sắp xếp lại chuỗi cung ứng. Lệnh phong tỏa, giãn cách xã hội ở Việt Nam ít tác động với việc kinh doanh hơn khi Chính phủ đã cho phép các nhà máy và doanh nghiệp hoạt động trở lại. Theo bài báo, ngay cả trước đại dịch Covid-19, Việt Nam đã là điểm sáng về thị phần xuất khẩu tại châu Á suốt 5 năm qua. Nhờ đó, tăng trưởng của nền kinh tế luôn ở mức 7%.

    Bài báo cho biết, trong khi các nền kinh tế khác được dự báo suy giảm mạnh trong năm 2020, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vẫn cho rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ ở mức 4,1%. Còn ngân hàng HSBC đã dùng cách chơi chữ với đặc sản Phở để phong cho Việt Nam danh hiệu ‘Hiện tượng Việt Nam’ (Pho’nomenal Vietnam - PV). Đó là cách để thế giới ghi nhận việc Việt Nam quản lý đại dịch và nền kinh tế tốt như thế nào.

    🛰 Tối đa hóa nguồn lực để chiến thắng Covid-19

    Tác giả Renuka Bisht nhận định rằng "chìa khóa" của Việt Nam trong cuộc chiến với Covid-19 và tăng trưởng kinh tế chính là quản lý tốt. ‘Không phải là Việt Nam không có những điểm yếu. Đất nước này cũng không phải gặp may. Bài học rút ra được là cách Việt Nam hạn chế những yếu kém của mình và tối đa hóa sức mạnh. Tận dụng tốt nhất những gì có trong tay để chiến thắng.” Bài báo viết.

    Trước hết là cuộc chiến với Covid-19, cơ sở vật chất y tế của Việt Nam không thể dồi dào và hiện đại như các nước láng giềng trong khu vực. Nếu đại dịch bùng nổ tới con số hàng trăm nghìn người nhiễm, chắc chắn hệ thống y tế ở đây cũng quá tải. Việt Nam chỉ có khoảng 8 bác sỹ trên 10.000 người dân, dù cao hơn so với Ấn Độ nhưng không thể so sánh với con số trung bình 22 bác sỹ ở Brazil hay 26 bác sỹ ở Mỹ. Vậy làm cách nào để một Việt Nam còn hạn chế về nguồn lực lại chuẩn bị và ngăn chặn tốt tới vậy?

    Đó là tuyên chiến với virus SARS-CoV-2, coi nó như kẻ thù – như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra từ tháng 1. Đó là huy động quân đội và các cơ quan nhà nước để giám sát, tìm kiếm và truy dấu những người nhiễm và đưa họ đi cách ly tập trung. Điều quan trọng là tổ chức bài bản và thực hiện nghiêm túc.

    Nhiều người nghi ngờ việc đất nước này có thể tạo nên kỳ tích như vậy. Nhưng sự thật là chính lòng yêu nước đã giúp huy động cả xã hội Việt Nam cùng chống dịch. Sẽ không có điều này nếu không có một bộ máy Chính phủ hiệu quả. Giờ đây, người Việt Nam không khỏi cảm thấy tự hào khi đất nước mình đã vượt qua cả thế giới trong kiểm soát Covid.

    🛰 Tận dụng thời cơ kinh tế

    Bài báo của Thời báo Ấn Độ cũng cho rằng, vượt qua đại dịch, Việt Nam còn lập nên thành tựu tiếp theo về quản lý kinh tế. Hà Nội tận dụng các gói kích thích kinh tế sau đại dịch Covid-19 để giải quyết các yếu kém về hạ tầng vốn cản trở hội nhập của doanh nghiệp nội địa với chuỗi giá trị toàn cầu. Từ các tuyến tàu điện đô thị tới cao tốc, các dự án lớn đang được đẩy nhanh tiến độ.

    Nhưng thành quả đáng chú ý nhất làm nên dấu ấn của Việt Nam là Hiệp định Thương mại tự do ký với Liên minh châu Âu (EU) - EVFTA được phê chuẩn tháng 6. Mặc dù để được hưởng lợi ích từ Hiệp định này, Việt Nam sẽ phải đối mặt với các rủi ro như bị đánh giá toàn bộ chuỗi cung ứng trước khi nhận được ưu đãi thuế bằng 0.

    Điều này là một thách thức bởi kinh tế Việt Nam vốn phụ thuộc nặng nề vào nguồn nguyên liệu của Trung Quốc. Nhưng giờ là lúc Việt Nam từ bỏ ‘lối chơi phòng thủ’, chấp nhận rủi ro để có thể vươn lên. “Để thay đổi tương lai, Hà Nội đang hành động bằng cách xây dựng các liên kết, lên kế hoạch cho sự thay đổi trong dài hạn. Với tầm nhìn như vậy, EVFTA chắc chắn là thành công vang dội”, tác giả Renuka Bisht phân tích./.
Phan Tùng/VOV- New Delhi

Ở NƯỚC TÔI, LÒNG TỐT SẼ LUÔN ĐƯỢC GHI NHẬN VÀ ĐỀN ĐÁP XỨNG ĐÁNG

   Sau sự việc cướp tiệm vàng tại Mễ Trì Thượng hôm trước, tấm gương nam sinh viên Phạm Quốc Huy, sẵn sàng xả thân để truy đuổi tên cướp đã khiến cư dân mạng vô cùng cảm phục.
Ở NƯỚC TÔI, LÒNG TỐT SẼ LUÔN ĐƯỢC GHI NHẬN VÀ ĐỀN ĐÁP XỨNG ĐÁNG
   Cùng với đó, Bộ Công an đã gửi thư khen ngợi và tuyên dương Huy là tấm gương tiêu biểu trong việc hỗ trợ lực lượng Công an giữ gìn trật tự xã hội. Không chỉ vậy, Lãnh đạo Bộ đã trực tiếp yêu cầu BV 198 miễn giảm toàn bộ chi phí trong quá trình điều trị cho Huy.
   Theo thông tin bên lề thì chủ tiệm vàng cũng đề nghị được thanh toán toàn bộ tiền viện phí cũng như chi phí phục hồi của Huy. Điều này cũng hợp lý vì thử hỏi mấy ai dám liều cả tính mạng của mình để giúp đỡ một người xa lạ đâu.
   Cuối cùng thì chúc Huy sớm bình phục, hoàn thành nốt chương trình học của mình và cảm ơn Huy đã mang đến xã hội này một điều tử tế, truyền cảm hứng cho rất nhiều bạn trẻ trong cả nước./.

VACCINE, NGHỊCH LÝ VIỆT NAM VÀ CHẠY ĐUA VỚI CÁC CƯỜNG QUỐC.

   Theo Global Health Security Index, Thái Lan là một cường quốc trong việc "ngăn chặn, phát hiện và ứng phó với dịch bệnh toàn cầu". Với vị trí thứ 6/195, Thái Lan chỉ xếp sau các siêu cường như Mỹ, Anh, Hà Lan, Úc. Tờ Bangkok Post tự hào rằng Thái Lan là một trong hai quốc gia khống chế dịch bệnh hàng đầu Đông Nam Á, bên cạnh đó là Singapore. Tính đến thời điểm hiện tại, quốc gia "Tây Lào" này có khoảng trên 3100 ca nhiễm, 58 ca tử vong.
VACCINE, NGHỊCH LÝ VIỆT NAM VÀ CHẠY ĐUA VỚI CÁC CƯỜNG QUỐC.
   Trong Đông Nam Á, Indonesia cũng là một quốc gia tham gia chạy đua trong việc sản xuất vaccine Covid-19. Cần phải biết rằng, Indonesia là quốc gia có tiềm lực lớn mạnh nhất Đông Nam Á về GDP. Quốc gia này nằm trong top 5 quốc gia sản xuất và xuất khẩu nhiều vaccine nhất trên thế giới.Tập đoàn Bio Farma của Indonesia có khả năng sản xuất hơn 2 tỷ liều vaccine mỗi năm và 2/3 số liều được dành cho xuất khẩu. Thậm chí lãnh đạo công ty này từng tuyên bố cứng rằng: "Chỉ riêng Bio Farma cũng có thể phục vụ nhu cầu vacccine trong toàn khu vực". Hiện nay, Indonesia có trên 56 ngàn ca nhiễm, gần 2900 ca tử vong.

   Ngoài ra, Malaysia và Singapore cũng tham gia vào nhiều liên minh sản xuất vaccine khác nhau. Và hai quốc gia này cũng được đánh giá rằng chống dịch ở mức tốt và rất tốt.

   Vậy Việt Nam ở đâu?

   Việt Nam cũng nằm trong danh sách các quốc gia được tổ chức này đánh giá, vị trí của Việt Nam là 50/195. Trong bảng phân tích về Việt Nam, nhóm chỉ số tốt nhất là nhóm liên quan đến hợp tác y tế quốc tế - được phân hạng 21/195. Còn nhóm chỉ số thấp nhất là nhóm chỉ số liên quan đến các yếu tố bên ngoài như chính trị, an ninh, cơ sở hạ tầng... - được phân hạng 105/195.

   Trong đó, Global Health Security Index đánh giá Việt Nam là quốc gia có mức độ rủi ro chính trị và an ninh cao (88/195). Các yếu tố như khả năng phục hồi kinh tế (129/195) cơ sở hạ tầng (124/195) và rủi ro y tế công cộng (112/195) đều ở mức rất thấp so với thế giới.

   Tức là chiếu theo đánh giá của Global Health Security Index, Việt Nam chắc chắn sẽ "toang" trước sức công phá của Covid-19.

   Nhưng sau tất cả, Việt Nam lại cho ra một đáp án hoàn toàn ngược lại với những dự báo, đánh giá của quốc tế. Việt Nam đã tạo nên một nghịch lý khiến cho dư luận, truyền thông, giới nghiên cứu quốc tế hoàn toàn bất ngờ.

   Đó là nghịch lý Việt Nam. Và điều hài hước ở chỗ, họ càng chứng minh nghịch lý Việt Nam, họ càng "vô nghiệm".

   Học giả Dhesegaan Bala Krishnan của Đại học Malaya, Malaysia phát triển trên tờ Nikkei Asian cho rằng: "Các nước phát triển coi các quốc gia Đông Nam Á chỉ là những kẻ hưởng lợi chứ không phải là những người đóng góp vào hệ thống y tế quốc tế. Nguyên nhân được chỉ ra rằng đa phần các quốc gia này có nền kinh tế hạn chế". Một số học giả phương Tây đánh giá rằng cuộc chiến chống Covid-19 tại khu vực Đông Nam Á hời hợt, qua loa như những "con vịt què" - từ lóng chỉ những hành động của các chính trị gia ở cuối nhiệm kỳ.

   "Nhưng sau tất cả, Đông Nam Á đang sẵn sàng chứng minh rằng những quan điểm đó là sai".

   Việt Nam là quốc gia duy nhất trên giới có GDP bình quân đầu người dưới 3000 USD có khả năng tự cung tự cấp vaccine. Theo VNExpress, Việt Nam đã loại trừ bệnh bại liệt vào năm 2000, uốn ván vào năm 2005. Năm 2013, một công ty thuộc sở hữu Nhà nước đã sản xuất một loạt vaccine chỉ trong vòng... 6 tháng để tham gia công cuộc ngăn chặn đại dịch Sởi. Và đến năm 2016, Việt Nam trở thành quốc gia châu Á thứ 4 sản xuất thành công vaccine Sởi-Rubella kết hợp. Tính đến hiện tại, Việt Nam tự chủ được 11/12 loại vaccine phục vụ chương trình "Tiêm chủng mở rộng" áp dụng cho toàn dân.

   Việt Nam đã phản ứng nhanh chóng với Covid-19 đến nỗi, trong khi hầu hết thế giới thờ ơ thì Việt Nam đã kích hoạt trung tâm ứng phó với dịch bệnh toàn cầu. Một số đơn vị "tin vịt" cho rằng Chính phủ Việt Nam tài trợ cho một nhóm hacker xâm nhập vào dữ liệu thông tin của Chính phủ Trung Quốc.

   Mới đây nhất, WHO đã gửi lời mời Việt Nam tham gia vào "Liên minh sản xuất vaccine chống Covid-19" do WHO đứng đầu. Gần thời điểm nhận được lời mời, Việt Nam công bố thử nghiệm vaccine thành công trên chuột, vượt tiến độ hai tháng và hoàn toàn khả năng cung ứng vaccine ra toàn cầu trong năm 2021. Tờ Nikkei Asian cho rằng, chính WHO là nguyên nhân dẫn đến việc các nước phát triển "lợi dụng" các nước nghèo trong ngành công nghiệp vaccine. WHO cung cấp các nghiên cứu, thử nghiệm, phân tích cho các thành viên trong tổ chức, các công ty dược phẩm của các nước phát triển lợi dụng điều này, thông qua chính trị và tài chính, các công ty này có thể tiếp cận với các số liệu, nghiên cứu sớm nhất có thể. Cộng thêm tiềm lực lớn, cơ sở nghiên cứu tốt, nhiều chuyên gia, họ có thể cho ra đời những liều vaccine sớm hơn dựa trên các đóng góp chung của các thành viên. Tuy nhiên, khi có thành phẩm vaccine, họ lại "bán ngược" cho các nước đang phát triển hoặc chưa có khả năng tự sản xuất với mức giá "khá chát". Điều đáng lên án ở đây, các công ty ở các quốc gia phát triển sẽ đăng ký bản quyền sở hữu độc quyền, không chia sẻ với bất cứ đơn vị hay quốc gia nào khác.

   Năm 2007, Indonesia "cấm cửa" một công ty sản xuất vaccine của Úc do công ty này đã nghiên cứu và cho ra đời vaccine H5N1 dựa trên các số liệu mà phía Indonesia cung cấp. Từ đó đến nay, đã có nhiều thời điểm, quốc gia vạn đảo này ngừng chia sẻ các thông tin, số liệu nghiên cứu với WHO. Năm 2009, các quốc gia phát triển đã tích trữ vaccine H1N1, bán cho các quốc gia đang phát triển với mức giá cao, từ chối yêu cầu "công bằng" từ WHO.

   Theo Tuổi Trẻ, vào năm 2000, Việt Nam chuyển giao miễn phí công nghệ sản xuất vaccine tả uống cho phía Hàn Quốc. Sau này, Viện Vaccine Hàn Quốc chuyển giao bản quyền cho phía Ấn Độ. Và từ đó, phía Ấn Độ sản xuất hàng loạt và thu lời hàng năm.

   Việt Nam nhận định rằng, phải sản xuất được vaccine bằng mọi giá. Đây không phải là "làm màu", "lấy le" hay "thể hiện trước các cường quốc". Mà đơn giản hơn, đây là một cuộc chiến để tồn tại.

   Vì "chẳng có bữa ăn nào là miễn phí".

   Lào, Campuchia và Myanmar là ba quốc gia Đông Nam Á "đứng ngoài" cuộc chạy đua vaccine Covid-19. Nhưng Việt Nam có vẻ như thực hiện đúng chính sách mà họ đã tuyên bố: "Không một ai bị bỏ lại". Tuyên bố đó không chỉ dành cho người dân trong nước mà còn áp dụng cho cả những bạn bè nước ngoài, như Campuchia, Lào hay Myanamar.

   Đại dịch chỉ kết thúc khi có vaccine và không ai dám chắc rằng, năm sau và những năm sau nữa, liệu có phát sinh một dịch bệnh mới hay không. Nhưng với tất cả những gì đã làm được, Việt Nam cho thấy rằng các bảng xếp hạng đều "chỉ để tham khảo".

   Chúng ta đã "thắng trận đấu" trong cuộc chiến với Covid-19, và chúng ta hoàn toàn có quyền mơ về một chiến thắng tiếp theo. Đó là sự ra đời của vaccine Covid-19 "Made in Vietnam".

   "Nếu bạn không làm điều gì đó để thắng trận. Theo tôi, bạn không phải là một người chơi giỏi" - Likkrit

   Đôi khi, cảm giác là một kẻ bị đánh giá thấp rồi chiến thắng, cũng thật hào hùng và vinh quang.


Minh họa: Novikov Aleksey/Shutterstock.

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2020

“CHÚNG TÔI KHÔNG THỂ LÙI VÌ PHÍA SAU LÀ NHÂN DÂN”

   Đêm tôn vinh bộ đội nơi tuyến đầu chống dịch COVID-19, nhân dân một lần nữa được thấy những câu chuyện xúc động như người chiến sĩ lập bàn thờ cha từ biên cương bởi cha mất không thể về chịu tang, những anh bộ đội hoãn cưới để lo chống dịch...
“CHÚNG TÔI KHÔNG THỂ LÙI VÌ PHÍA SAU LÀ NHÂN DÂN”
   Tối 30/6, tại Hà Nội, Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội, dưới sự chỉ đạo của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, đã tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật vinh quang trên tuyến đầu .
   Trong chương trình, công chúng được xem những hình ảnh xúc động và nghe những câu chuyện nghẹn ngào về bộ đội nơi tuyến đầu chống dịch COVID-19.
   Đó là câu chuyện về nỗ lực làm xuyên Tết, thâu đêm suốt sáng để cho ra đời bộ kit giúp ngăn ngừa dịch bệnh phát hiện SARS-COV-2 theo đặt hàng của Chính phủ trong vòng chưa đầy một tháng của các cán bộ nghiên cứu của Học viện Quân y, do Thượng tá, PGS.TS Hồ Văn Sơn chia sẻ.
   Giải thích về kì tích nghiên cứu bộ kit của Học viện Quân y, Thượng tá Hồ Văn Sơn nói: "Chúng tôi không thể lùi vì phía sau là nhân dân. Chúng tôi sẽ luôn sẵn sàng trả lời khi nhân dân gọi tên".
   Công chúng còn cay mắt khi được xem hình ảnh bàn thờ do một chiến sĩ lập vội ở nơi biên cương để chịu tang cha khi anh không thể về quê nhà bởi còn cùng đồng đội lo chống dịch.
   Còn câu chuyện hoãn cưới để lo chống dịch nơi biên giới của Thiếu úy, Bộ đội biên phòng tỉnh Hà Giang không chỉ khiến người người cảm động mà còn dâng trào niềm vui cùng cặp đôi này khi ngay trên sân khấu, họ bất ngờ nhận được giấy nghỉ phép một tháng để lo đám cưới.
   Cặp đôi còn được tặng phiếu nghỉ dưỡng tại Phú Quốc và cặp vé khứ hồi cho hai người từ hãng hàng không Vietjet Air. Không chỉ mình cặp đôi này nhận được món quà ý nghĩa, tổng cổng 48 cặp đôi hoãn cưới để lo chống dịch vừa qua đều được Vietjet Air tặng vé khứ hồi đi nghỉ dưỡng ở Phú Quốc.
   Đây là những cá nhân tiêu biểu trong số 100 tập thể, cá nhân công tác trong quân đội có những thành tựu nổi bật và nhiều đóng góp trong công tác phòng chống đại dịch COVID-19 được tôn vinh trong chương trình hôm nay. Các tập thể, cá nhân đã được trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
   Phát biểu chỉ đạo động viên chiến sĩ toàn quân tại chương trình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã ngợi ca truyền thống "vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hi sinh" của lực lượng bộ đội trong hơn 70 năm thành lập, đặc biệt là những hi sinh của bộ đội khi trở thành lực lượng tiên phong trong phòng, chống dịch COVID-19 vừa qua.
   Thay mặt Đảng, Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực, cố gắng của quân đội trong phòng, chống đại dịch COVID-19. Đặc biệt là lực lượng quân y, bộ đội biên phòng, các cán bộ, chiến sĩ ở khu cách ly, Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 Bộ Quốc phòng, nhất là 100 tập thể và cá nhân được tôn vinh trong chương trình.
   "Ngày trước, những người lính Cụ Hồ nghe theo tiếng gọi của Đảng, của non sông lên đường đánh giặc, thì ngày nay họ tiếp bước hiên ngang đến những "nơi đầu sóng, ngọn gió", bão lũ, thiên tai, dịch bệnh...để bảo vệ cuộc sống bình yên cho đất nước", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói.
   Nhắc lại những hình ảnh xúc động về người chiến sĩ chống dịch như nằm đất để nhường giường cho đồng bào, cho bạn bè quốc tế ở khu cách ly, ăn mì gói, cắm bạt nơi rừng sâu, đẫm mồ hôi nuôi quân, nuôi dân, vất vả, hiểm nguy trong các cơ sở điều trị, Chủ tịch Quốc hội một lần nữa ngợi ca tinh thần vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ của lực lượng bộ đội.
   Theo Chủ tịch Quốc hội, các tập thể, cá nhân được tôn vinh này không chỉ là điển hình của toàn quân trong công cuộc phòng, chống đại dịch, mà còn là tấm gương, là động lực để Nhân dân cả nước tiếp tục chung sức, đồng lòng quyết tâm thực hiện thắng lợi "nhiệm vụ kép" vừa phòng, chống dịch, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Theo TTO

LỢI DỤNG ĐAU THƯƠNG, MẤT MÁT CỦA NGƯỜI KHÁC ĐỂ XUYÊN TẠC, CHỐNG PHÁ LÀ BẤT NHÂN, BẤT NGHĨA

    Văn hóa người Việt xem “nghĩa tử là nghĩa tận” khi ứng xử với người đã mất, thế nhưng có những con “kền kền” đã cố tình lợi dụng thông tin việc con trai ông Lê Minh Trí – Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao qua đời do tai nạn giao thông để xuyên tạc với những chiêu trò hết sức bỉ ổi, là không thể chấp nhận được.
LỢI DỤNG ĐAU THƯƠNG, MẤT MÁT CỦA NGƯỜI KHÁC ĐỂ XUYÊN TẠC, CHỐNG PHÁ LÀ BẤT NHÂN, BẤT NGHĨA
    Như chúng ta đã biết, Viện trưởng Lê Minh Trí chính là người kí quyết định hủy bản án phúc thẩm, sơ thẩm để điều tra lại vụ án Hồ Duy Hải, chính vì thế, những con “kền kền” lại suy diễn, xuyên tạc rằng có điều bất thường, con trai bị ám sát dằn mặt và theo chỉ đạo của một nhóm thế lực ngầm nào đó…
    Có thể nói rằng, từ khi vụ án Hồ Duy Hải được yêu cầu điều tra lại từ tháng 12/2019 đến nay, đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận. Bởi suy cho cùng, mạng người nào cũng quý giá và nước mắt dành cho vụ án kéo dài suốt 12 năm đằng đẵng này đã quá nhiều rồi. Tuy nhiên, lại có những kẻ cơ hội lợi dụng sự việc này để vờ khóc lóc, kêu gào biến Hồ Duy Hải trở thành “con dê tế thần” nhằm công kích chính quyền. 12 năm không hề đồng cảm thương xót, bỗng một ngày dư luận quan tâm đến vụ án này thì nhảy vô gào khóc, kêu la như người thân ruột thịt của mình. Cứ nhìn cái cách chúng chầu chực hóng tin ở các phiên tòa mới thấy sự giả dối đội lớp lương thiện là như thế nào.
    Sự giả dối đạt đến đỉnh cao khi mới đây chúng lại vờ than khóc, đồng cảm với Viện trưởng Lê Minh Trí, rồi sau đó, quay ngoắt rì rầm vẽ ra một âm mưu nghe ghê rợn đó là con trai ông bị ám sát dằn mặt!
    Việc con trai mất vì tai nạn giao thông là một mất mát rất lớn, không thể có gì bù đắp được đối với gia đình Viện trưởng Lê Minh Trí. Càng đồng cảm với gia đình ông bao nhiêu thì càng căm phẫn lũ “kền kền” mang sự việc này ra để xuyên tạc chống phá nhằm trục lợi. Bởi nỗi đau của một gia đình đâu phải là thứ thông tin để mang đi rêu rao khắp mạng xã hội. Họ chưa đủ đáng thương hay sao mà đem nó thêu dệt thành một chuyện phe phái, ám sát để phục vụ mưu đồ cá nhân ích kỉ của mình. Nghĩa tử là nghĩa tận, chí ít giữa người và người dù không thân quen nhưng cũng không đến mức vô đạo đức như vậy.
    Trò bỉ ổi của đám kền kền ấy cho rằng con ông bị “ám sát” do kí quyết định điều tra lại vụ án Hồ Duy Hải. Nếu mà nói như vậy thì có lẽ không chỉ con vị Viện trưởng này mà con của những vị khác cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự. Bởi vì để ra được quyết định điều tra lại vụ án này không phải cá nhân Viện trưởng Lê Minh Trí có thể làm được, mà đó là sự bàn bạc thống nhất thông qua của cả một Viện kiểm sát. Nhất là một vụ án kéo dài suốt 12 năm trời như vậy, đưa ra một quyết định nào đó đâu phải là dễ dàng. Nó phải là sự thống nhất của cả một tập thể và Viện trưởng Lê Minh Trí chỉ là người kí tên trong quyết định đó trên cương vị là đứng đầu đơn vị mà thôi!
    Thêm nữa, dường như đám “kền kền” này chỉ mải mê gào thét khóc mướn rồi xem phim trinh thám nhiều quá nên mới nghĩ ra cái chuyện ám sát như vậy. Xin thưa rằng, ngoài đời không giống trong phim, giết người là đền tội chứ không phải là bị xử lý theo ý của đạo diễn. Mà lực lượng chức năng của Việt Nam cũng không phải “dạng vừa đâu”, biết bao nhiêu vụ trọng án, thảm sát đã được triệt phá. Ám sát mà họ nói cứ như trò bắn “pằng pằng” của trẻ con!
    Tóm lại, việc mượn mất mát đau thương của người khác để biến nó thành cái cơ hội để xuyên tạc, chống phá nhằm trục lợi là những kẻ bất nhân, bất nghĩa, là điều phải lên án, đáng bị nguyền rủa. Qua đây chúng ta lại nhận rõ hơn bộ mặt đạo đức giả của những con “kền kền” luôn miệng hô hào dân chủ.
    Hỡi những kẻ đang kêu gào tự do, dân chủ trước khi nói đến những điều tốt đẹp cho xã hội thì hãy chứng tỏ mình là người có nhận thức, có văn hóa, không trái với thuần phong mỹ tục, đạo lý làm người của dân tộc Việt Nam.

Thu An