KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2020

ĐẤT NƯỚC SẼ KHÔNG BAO GIỜ QUÊN

Một trong những người học trò xuất sắc nhất của lãnh tụ Hồ Chí Minh, mà tên tuổi luôn luôn được gắn với Bác, chính là Đại tướng - Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam Võ Nguyên Giáp. Suốt đời vì nước, vì dân; thực hiện lời dạy của Bác Hồ đặt lợi ích của toàn dân lên trên hết, không bao giờ bợn chút cá nhân, Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ trường tồn trong lòng nhân dân.
ĐẤT NƯỚC SẼ KHÔNG BAO GIỜ QUÊN
Với các lực lượng vũ trang, không bao giờ quên người Anh Cả của toàn quân, từ 69 năm trước trong khu rừng Trần Hưng Đạo đã đứng lên thành lập đơn vị đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, để rồi sau đó trực tiếp cầm quân đánh thắng tất cả các đạo quân xâm lược, từ chiến thắng Điện Biên Phủ tháng 5/1954 đến giải phóng quần đảo Trường Sa ngay nửa tháng trước ngày giải phóng Sài Gòn, thu cả non sông về một mối, để cho quân dân ta ngày nay tiếp tục nắm chắc tay súng, bảo vệ hòa bình, gìn giữ di sản toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Các lực lượng an ninh ta ngày nay không bao giờ quên những bài học quý báu lãnh đạo đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng những ngày đầu thành lập nước, khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra sức bảo vệ cách mạng chống thù trong giặc ngoài, trước khi nước ta phải bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc.

Giai cấp công nhân Việt Nam không bao giờ quên nhà báo trẻ Võ Nguyên Giáp từ những năm 30 của thế kỷ trước đã đạp xe đạp một mạch từ Hà Nội ra vùng mỏ Quảng Ninh để điều tra, viết bài ủng hộ công nhân mỏ than đình công chống bóc lột của chủ mỏ.

Giai cấp nông dân Việt Nam không thể nào quên cuốn sách “Vấn đề dân cày” mà Đại tướng viết chung với đồng chí Trường Chinh với bút danh Vân Đình và Qua Ninh, một cuốn sách nghiên cứu sâu về tình cảnh dân cày và hoàn cảnh ruộng đất lúc ấy, đưa ra giải pháp phải thực hiện chế độ người cày có ruộng. Đến thời hòa bình lập lại, sau những năm 1950, tuy còn bộn bề công tác quân sự, nhưng Đại tướng vẫn suy nghĩ nhiều đến nông dân, nông nghiệp và đã đề xuất những chương trình đưa khoa học, kỹ thuật vào nông nghiệp để nâng cao năng suất, cải thiện đời sống của nông dân.

Ngư dân Việt Nam không thể nào quên những năm 1977, sau khi đi thăm các đảo Côn Lôn, Thổ Chu, Cô Tô và hai tỉnh duyên hải Phú Yên-Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Võ Nguyên Giáp đã triệu tập hội nghị lần thứ nhất về biển, đề xuất một chiến lược về khoa học biển và kinh tế biển, đồng thời từ những chuyến đi thực tế, xây dựng được một kế hoạch đổi mới cơ chế kinh tế, không để ngư dân làm ăn đơn độc, riêng lẻ gặp khó khăn không biết gỡ, lần đầu tiên đưa ra đường lối cơ cấu một nền kinh tế nhiều thành phần, không chỉ có quốc doanh mà còn có kinh tế hợp tác xã và kinh tế tư nhân.

Đồng bào các dân tộc thiểu số trong nước không thể nào quên những kỷ niệm Đại tướng cùng với Bác Hồ và các lãnh tụ đã sống trong sự đùm bọc thân thương của đồng bào, không thể nào quên "Anh Văn", nói sõi tiếng dân tộc của đồng bào, đã viết Việt Minh ngũ tự kinh giải thích bằng văn thơ tiếng dân tộc nhiệm vụ cứu nước trong thời kỳ cách mạng còn đang trong trứng nước. Đồng bào Cao Bằng không thể quên lời chân thành của Đại tướng nói: “Cao Bằng là quê hương thứ hai của tôi”. Đồng bào Điện Biên ở khu di tích Mường Phăng mãi mãi gọi ngọn đồi chỉ huy sở của Chiến dịch Điện Biên là “Đồi Đại tướng”.

Các nhà trí thức Việt Nam không thể quên những hoạt động của Đại tướng khi được phân công phụ trách khoa học kỹ thuật, đã thành lập nhóm nghiên cứu về cách mạng khoa học kỹ thuật thế giới và thực trạng công nghệ hiện có ở Việt Nam, để đưa lực lượng khoa học trong nước gắn với lực lượng sản xuất, thành một động lực mới đẩy mạnh kinh tế quốc dân, hiện đại hóa nông nghiệp, và trên cơ sở ấy thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp.

Thanh niên và sinh viên, học sinh toàn quốc không thể nào quên những suy nghĩ của Đại tướng đề xuất về một chiến lược đổi mới giáo dục, đã in thành sách “Mấy vấn đề về khoa học và giáo dục”. Đại tướng cũng là người đã đề ra sáng kiến lập ra giải thưởng Vifotec để khen thưởng những sáng tạo thành công của giới trẻ ở các ngành công nghệ và kỹ thuật.

Các doanh nhân Việt Nam không thể nào quên Đại tướng đã mệnh danh các doanh nhân hiện nay như những “chiến sỹ trên thương trường” và đã cổ vũ lấy ngày 13/10 làm Ngày Doanh nhân Việt Nam để khích lệ tinh thần dân tộc ở các doanh nhân Việt Nam khi hội nhập với thế giới.

Bà con kiều bào ta ở nước ngoài không thể nào quên tấm gương suốt đời vì nước của Đại tướng, không thể nào quên tư tưởng coi kiều bào như một bộ phận không thể tách rời với đất nước và tình cảm thân thiết với các cháu từ nước ngoài về dự trại hè trong nước đã đến thăm Đại tướng trong chuyến trở về dự trại hè đầu tiên.

Bạn bè quốc tế, kể cả những người có liên quan đến chiến tranh Việt Nam trước đây, những người từng ở phía bên kia chiến tuyến cũng ngả mũ kính trọng và không thể quên nhân cách chính trị và nhân cách văn hóa của vị nhân tướng Việt Nam, vị tướng của Hòa bình, đã tranh đấu cho Hòa bình, Tự do và tình Hữu nghị giữa các dân tộc. Tình cảm bền chặt của những Patti, Thomas, Mac Shin, Clinton (ở Bắc Mỹ), của Fidel Castro (ở Trung Mỹ), của Hugo Chavez và nhiều nguyên thủ ở Nam Mỹ và châu Phi từ tình cảm gắn bó với Đại tướng đã trở thành những nhịp cầu liên kết toàn thế giới với Việt Nam. Với nhân dân thế giới Đại tướng Võ Nguyên Giáp mãi mãi là vị tướng của Hoà bình.

ĐẠI đoàn kết nhân dân là sức mạnh.
TƯỚNG và quân lớn mạnh bởi kết đoàn.
VÕ học trí cao anh tài cứu quốc.
NGUYÊN khí thịnh suy vận nước là đây.
GIÁP trận chiến công vang kháp toàn cầu.
KÍNH già thương trẻ sáng ngời đạo đức.
YÊU mến vì dân suốt đời tận tụy
TRƯỜNG kỳ kháng chiến sử ghi huyền thoại.
THỌ với non sông mãi lưu danh.

(Tác giả: Trường Sa)

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2020

CHU HÙNG ĐANG LÀM MÉO MÓ VÀ BÔI BẨN HÌNH ẢNH NSƯT

Chu Hùng được biết đến là một diễn viên mới nổi trong làng điện ảnh nước nhà. Với gương mặt tướng dữ, ông thường được các đạo diễn chọn vào đóng các vai xã hội đen, giang hồ, tội phạm trong suốt hầu hết sự nghiệp của mình như Bắc đại bàng trong phim Cảnh sát hình sự, vai Quang - người đứng sau Lão Phật Gia chỉ huy cả một đường dây tội phạm xuyên biên giới trong “Bí mật tam giác vàng” và mới nhất là Thế Chột trong phim “Người phán xử”. Chính vì tài năng, sự đóng góp của ông cho nền điện ảnh nước nhà mà ông đã được trao danh hiệu NSƯT.
CHU HÙNG ĐANG LÀM MÉO MÓ VÀ BÔI BẨN HÌNH ẢNH NSƯT

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, lại thấy một diễn viên Chu Hùng đang từng ngày làm méo mó hình ảnh của bản thân hay nhìn nhận theo một góc độ khác thì hình ảnh của ông đang bị lợi dụng. Đóng vai giang hồ nhưng chính ông cũng chơi rất thân với giới giang hồ, đặc biệt là số giang hồ mạng đang nổi lên.
CHU HÙNG ĐANG LÀM MÉO MÓ VÀ BÔI BẨN HÌNH ẢNH NSƯT
Ông thường xuyên xuất hiện trong các video giang hồ mạng tiếp đón, giao du với nhau, ông nhiệt tình tham gia, tư vấn về nghệ thuật cho bộ phim Chạm mặt giang hồ của những Phú Lê, Đường Nhuệ đầy tính bạo lực, vô pháp vô thiên. Và trong 1, 2 năm đổ lại đây thì hình ảnh của ông cũng xuất hiện đầy rẫy trong cái nhóm hội những người yêu áo lính nhưng chỉ là lính ngụy. Hội nhóm này xuất hiện tự phát từ một vài cá nhân nhưng chừng nửa năm nay thì cũng đã biết làm MV với những bài nhạc vàng mà theo tôi được biết có sự tư vấn, hỗ trợ của diễn viên Chu Hùng.

Là một diễn viên nổi tiếng có ảnh hưởng, là một NSƯT nhưng diễn viên Chu Hùng lại không dùng hình ảnh cá nhân của mình để lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Bài viết này không có ý định đả phá hay chê bai, tôi muốn qua lời góp ý nhỏ, diễn viên Chu Hùng có thể chỉnh trang lại hình ảnh cá nhân của mình sao cho xứng với một NSƯT.

Là diễn viên, mình nhập vai chứ đừng để vai nó nhập mình. Không loại trừ khả năng các thế lực phản động đã mua chuộc lão để "diễn" các vai "lính ngụy" thời bình với âm mưu bình thường hóa các hình ảnh phản động thù địch, tiến tới hợp thức hóa bọn ngụy quyền SG xưa và qua đó từng bước thực hiện cuộc diễn biến hòa bình tại Việt Nam.
(St)

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2020

LẠI LÀ ĐÁM KỀN KỀN TRƯƠNG CHÂU HỮU DANH

Cái tên Trương Châu Hữu Danh hiện không lạ gì trong cộng đồng mạng, được ví von như đám lưu manh mượn danh “nhà dân chủ”. Hễ ở đâu chúng ngửi thấy “mùi lạ” là rình mò, bu đến như đám kền kền ngửi thấy mùi xác thối. Ngày 06/7/2020, Trương Châu Hữu Danh đã đăng trên mạng xã hội Facebook bài viết “Tình cha” với nội dung chỉ dài 263 chữ nhưng có tới 1,6 ngàn lượt chia sẻ, 1,5 ngàn lượt bình luận và hơn 9 ngàn lượt like.
LẠI LÀ ĐÁM KỀN KỀN TRƯƠNG CHÂU HỮU DANH
Chỉ với thông tin đồng chí Lương Minh Sơn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phú Yên, sau khi hoàn thành việc khám sức khỏe theo kế hoạch của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Phú Yên, ngày 14/6/2020 đồng chí Lương Minh Sơn đi chuyến bay VN1660 từ TP Hồ Chí Minh về thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên và được xe của Tỉnh ủy đưa đón tại sân bay. Nhưng Trương Châu Hữu Danh đã sử dụng ngòi bút của “nhà báo mạng”, dẫn dắt “đám cừu mạng” thành câu chuyện “ăn trên ngồi trốc” của “trọc phú đáng ghét”.

Đám kền kền đã cố tình bẻ lái các quy định của pháp luật để dẫn dắt dư luận theo hướng một chiều, phản cảm. Theo Điều 7, Nghị định số 04/2019/NĐ-CP, ngày 11/01/2019 của Chính phủ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô thì chức danh Phó Bí thư Tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương được sử dụng xe ô tô đưa đón từ nơi ở đến cơ quan và đi công tác; Điều 14, Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT, ngày 29/3/2019 của Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam thì chức danh Phó Bí thư tỉnh ủy, thành thành ủy trực thuộc Trung ương được xem xét cấp thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn; xe ô tô mang biển kiểm soát 78A-001.14 do Tỉnh ủy Phú Yên bố trí phục vụ đưa đón đồng chí Lương Minh Sơn đã được Cảng vụ hàng không miền Trung cấp thẻ kiểm soát an ninh hàng không, được ra vào khu vực hạn chế Sân bay Tuy Hòa. Vì vậy, đồng chí Lương Minh Sơn được xe cơ quan đưa đón tại sân bay là hoàn toàn đúng quy định pháp luật.
LẠI LÀ ĐÁM KỀN KỀN TRƯƠNG CHÂU HỮU DANH
Nhân tiện Trương Châu Hữu Danh “bẻ lái”, lên giọng dạy đời về tình cha con, tình ông cháu và rao giảng về tính Đảng, quy định 19 điều cấm và 27 biểu hiện suy thoái. Trong khi Trương Châu Hữu Danh là cây bút thất nghiệp, chuyên hành nghề chém gió cầu danh hão trên mạng xã hội.

Có “kệch cỡm” không khi chúng ta nhìn ở góc độ tình người thì một người cha, người ông cho con, cháu mình đi nhờ xe trong hoàn cảnh này? Nếu cho mình là một nhà báo, anh phải tôn trọng sự thật. Nếu là một Facebooker, anh phải tôn trọng cộng đồng mạng. Nếu là một con người, anh phải có đạo đức, triết lý làm người. Nhưng tiếc thay, Trương Châu Hữu Danh chỉ là một kẻ hữu danh vô thực, mượn luật pháp, đạo lý, lý tưởng để kích động, chống phá.

Nhân đây, nhắc với Trương Châu Hữu Danh và đám “bạn hữu” trên mạng xã hội về Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, nặng hơn nữa là Bộ luật hình sự. Mọi hành vi thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân đều bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật.
Thanh Tú

Ảnh 1: bài viết "Tình cha".
Ảnh 2: Trương Châu Hữu Danh diễn trò vụ án HDH.

ĐẠO LÀM QUAN!

   Dư luận đang ồn ào chuyện vị quan tỉnh nọ cho xe công vụ vào tận cầu thang sân bay đón người thân, dù lối ra sảnh chỉ cách chưa đầy 100m... Hình như xã hội bây giờ đã "sinh ra" một bộ phận "quan lại" có tư tưởng coi mình là "bề trên" là "thượng đẳng" so với quần chúng nhân dân. So sánh với các lãnh đạo thời kỳ chiến tranh cách mạng thì xa xôi quá, chỉ xin các vị hãy nhìn vào một người đương chức quan to, rất to ở đất nước mình. Nhìn để học ông ấy mà sống cho ra... đạo làm quan.
ĐẠO LÀM QUAN!
Khi ông ấy là Uỷ viên trung ương Đảng mà vẫn rụt rè gửi người bạn học tập hồ sơ xin việc cho con, dù bằng cấp, trình độ đào tạo của con mình hoàn toàn đầy đủ. Rồi ngay cả khi con không được tiếp nhận, ông vẫn khiêm nhường cảm ơn, thậm chí cáo lỗi với người bạn được nhờ.

Khi ông ấy là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhưng về thăm ngôi trường cấp 3 Nguyễn Gia Thiều, ông vẫn xin được đứng sau khi chụp ảnh, nhường ghế ngồi hàng đầu cho các thầy cô, bạn học lớn tuổi hơn.

Khi ông ấy là người đứng đầu Thủ đô vẫn lặng lẽ một mình đi xe máy về thăm Trường Đại học Tổng hợp trong sự ngỡ ngàng của cô thầy, bè bạn. Không xe đưa rước, không trống rong cờ mở, không võng lọng nghênh ngang, chỉ là một người đàn ông cao tuổi tự đi xe về trường.

Khi ông ấy là Chủ tịch Quốc hội, tứ trụ triều đình, đám cưới con gái ông ấy hầu như không ai biết. Sau đó một số bạn bè thân lắm mới nhận được thiếp báo hỷ mà thôi.

Khi ông ấy là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, đi dự gặp mặt lớp cũ ông ấy đã nói: Xin cho em, cho tôi bỏ mọi chức tước bên ngoài căn phòng này. Em đến đây mãi mãi là học trò của các thầy các cô ngày nào. Tôi đến đây mãi mãi là bạn học của các bạn... Chức tước như phù vân!

Đấy chẳng phải đâu xa, ông ấy là một vị quan đương chức đang hiển hiện trước mắt chúng ta. Một người đàn ông gần 80 tuổi có gương mặt hiền hòa, mái tóc trắng tinh thường mặc chiếc áo rét màu cánh gián đã cũ rất nhiều năm.

Các quan chức bây giờ hãy nhìn ông ấy mà soi lại bản thân mình. Cảnh giới cao nhất của đạo làm quan không phải là lên xe xuống ngựa, trống giong cờ mở, kính gửi kính thưa, một vâng hai dạ... mà chính là xóa nhòa khoảng cách với nhân dân. Nghĩ cho cùng núi cao phải có đất bồi, núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu?

Ông ấy chính là một "vị quan" biết con đường để tu dưỡng của mình, vì đạo đức của ông quan ảnh hưởng lên cuộc đời của nhiều người khác. Dẫu ở thời đại nào, triều đại nào đi chăng nữa người ta cũng luôn mong có những người quan tốt để cho dân nương nhờ. Khi người làm quan mà đạt được đạo thì lòng họ thư thái, hạnh phúc muôn vàn...

Ông ấy là một vị quan tốt!

Hoàng Trường Giang

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2020

BA ĐỐI TƯỢNG PHẠM TỘI LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN BỊ PHẠT TỪ 6-7 NĂM TÙ

Sáng 6/7/2020, Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử 3 bị cáo phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, theo khoản 2, điều 109, Bộ luật Hình sự.
BA ĐỐI TƯỢNG PHẠM TỘI LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN BỊ PHẠT TỪ 6-7 NĂM TÙ
Các bị cáo: Đặng Toàn Trung, sinh năm 1952, trú tại thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, nghề nghiệp lao động tự do, bị tuyên phạt 7 năm tù; Trần Thị Ánh Hoa, sinh năm 1963, trú tại phường Xuân Hòa, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, nghề nghiệp lao công bị tuyên phạt 6 năm tù; Đặng Quang Khánh, sinh năm 1962, trú tại phường Đa Kao, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, nghề nghiệp bảo vệ khách sạn, bị tuyên phạt 6 năm tù.

Sau khi chấp hành án, cả 3 bị cáo tiếp tục được giao cho chính quyền địa phương quản chế trong thời gian 3 năm.

Trong ảnh (hàng đầu): Các bị cáo Hoa, Trung, Khánh. Chu Quốc Hùng-TTXVN

SỰ THẬT VỀ TÀI KHOẢN CÓ TÊN “Jonathan Galindo” VÀ SỰ CHỦ QUAN CỦA MỘT SỐ NGƯỜI DÙNG MẠNG INTERNET

Những ngày qua, trên mạng lan truyền thông tin về 1 tài khoản có tên Jonathan Galindo, với những câu chuyện li kì, có hơi hướng rùng rợn. Lời đồn đại cho rằng nếu được tài khoản này gửi lời mời kết bạn, bạn sẽ nhận được một tin nhắn mà sau khi nhấp vào link trong tin, bạn sẽ làm lộ địa chỉ IP thiết bị của mình. Tài khoản này sẽ tìm được thông tin, địa chỉ của bạn. Sau đó tài khoản này sẽ đưa ra 2 lựa chọn, 1 là bạn làm theo thử thách, hoặc gia đình bạn sẽ bị ám sát.
SỰ THẬT VỀ TÀI KHOẢN CÓ TÊN “Jonathan Galindo” VÀ SỰ CHỦ QUAN CỦA MỘT SỐ NGƯỜI DÙNG MẠNG INTERNET

Những câu chuyện tưởng chừng vô hại và khó tin như thế này đã làm ảnh hưởng tới cuộc sống của rất nhiều người trên thế giới, đặc biệt là các bạn trẻ. Theo một số trang báo mạng, rất nhiều người đã làm theo các thử thách nguy hiểm, và thậm chí đã mất mạng khi tham gia. Đây là những nguy hiểm ngoài đời thực từ môi trường ảo. Nhiều bạn trẻ không hề được trang bị những kĩ năng để phản ứng đúng cách với những tình huống như vậy.

Chúng ta cũng chưa quên ở thời kỳ đầu khi mạng internet bắt đầu phổ biết tại Việt Nam, những dòng tin lan truyền như “bạn phải gửi tin nhắn này cho 10 người nếu không sẽ gặp xui xẻo”, hay “nếu bạn không làm điều này điều kia, bạn sẽ có hậu quả không tốt”, hoặc thậm chí “share hình ảnh cái thìa này để được điểm cao trong kì thi học kì?!!”. Tất cả những dòng tin như vậy đã được chia sẻ liên tục trong một thời gian rất dài, chỉ bởi chúng ta sợ 1 điều gì đó sẽ xảy ra.

Mạng là ảo, nhưng nỗi sợ là thật, cho dù đó là những nỗi sợ vu vơ, không căn cứ. Chúng ta nên tự trang bị những kiến thức nhất định cho bản thân khi tham gia môi trường ảo. Vẫn là không ấn vào link lạ, không kết bạn với người lạ, không công khai quá nhiều thông tin cá nhân trên mạng, không để lộ vị trí, địa chỉ của bản thân… Những điều tưởng như đơn giản này lại giúp giữ an toàn cho bạn khi online.

Ở thời đại này, thông tin cá nhân của mỗi người được lưu giữ ở khắp các tài khoản khác nhau trên mạng. Dấu vân tay, nhận diện khuôn mặt, thói quen, hành vi, sở thích, vị trí… đều có thể bị rao bán bất kì lúc nào cho kẻ xấu sử dụng. Vì thế, hãy tự nâng cấp sự bảo mật cho bản thân, để có thể được an toàn cả trên mạng và cuộc sống thực.
CRE: VTV

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2020

MỘT THẾ HỆ SẮP VÀ ĐÃ DẦN DẦN BIẾN MẤT!

"Một hôm, cậu con trai hỏi bố của mình:
MỘT THẾ HỆ SẮP VÀ ĐÃ DẦN DẦN BIẾN MẤT!
“Bố ơi, con không hiểu ngày xưa bố và mọi người sống như thế nào khi không có Internet. không có máy tính, không có tivi, không có điều hòa, không có điện thoại di động? “
Người bố trả lời:
“Thì cũng giống như thế hệ ngày nay thôi con: sống mà không biết đến xã hội bên ngoài, không có lòng trắc ẩn, không có danh dự, không có sự tôn trọng, không biết xấu hổ, không khiêm tốn và không thích đọc sách…”.
“Thế hệ bố, và thế hệ trước, sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1945-1985 thật là may mắn, khi:
- Ai cũng không ngại đi học một mình từ sau ngày đầu tiên đến trường.
- Sau giờ học, ai cũng được chơi đến tận tối mịt.
- Không ai ôm tivi, điện thoại, iPad từ giờ này qua giờ khác. Và ai cũng có những người bạn thực sự chứ không phải với những người bạn từ Internet.
- Nếu như khát, bọn bố uống luôn nước ở bất cứ đâu được cho là sạch, chứ không phải nước đóng chai.
- Bọn bố ít bị ốm, dù rằng hay ăn chung uống chung, như 4 đứa cùng uống chung 1 gáo nước. Nếu có ốm thì ông bà chữa bệnh cho bằng các loại thuốc rẻ tiền từ thầy lang hoặc trong nước sản xuất, hay là bằng các bài thuốc dân gian.
- Bọn bố không bị béo phì, dù rằng ngày nào cũng chén căng cơm, rau và bất cứ thứ gì có thể ăn được...
- Bọn bố chơi bằng các đồ chơi tự làm lấy như đất sét, lá cây, que củi thậm chí là mảnh vỏ chai... và chia sẻ đồ chơi, sách truyện với nhau.
- Ngày xưa, các gia đình hầu hết là không giàu có. Nhưng các ông bố bà mẹ đã tặng cho con cái tình yêu của mình, dạy cho con biết trân trọng những giá trị tinh thần chứ không phải là vật chất, dạy cho con biết thế nào là giá trị thực sự của con người : Sự trung thực, Lòng trung thành, Sự tôn trọng và Tình yêu lao động.
- Ngày xưa bọn bố đã có thể tự chăm sóc bản thân mình từ bé, không ỷ lại ông bà hay người lớn, 10 tuổi đã biết làm hết những công việc trong nhà để đỡ đần ông bà và những người lớn, thậm chí nấu cơm, giặt đồ, chăn trâu, cắt cỏ, lấy rau ngoài đồng về cho lợn ăn...
- Ngày xưa, bọn bố chưa bao giờ có điện thoại di động, đầu DVD, trò chơi điện tử Play Station, máy tính, không biết thế nào là Internet, chat…
Nhưng bọn bố có những người bạn thực sự, là khi:
- Thường đến chơi nhà nhau mà chả cần phải có lời mời, đến nhà ai gặp gì ăn nấy.
- Ký ức của thế hệ ngày đó chỉ là những tấm ảnh đen trắng, nhưng đầy ánh sáng và rực rỡ, ai cũng trân trọng lật mở cuốn album gia đình với sự thích thú, tôn kính, trong cuốn album đó luôn lưu giữ chân dung của ông bà cụ kỵ các con…
- Thế hệ bố không bao giờ ném sách vào thùng rác, mà đứng chôn chân trong hàng để mua sách, rồi sau đó đọc chúng suốt ngày đêm.
- Bọn bố không bao giờ đưa cuộc sống riêng tư của thiên hạ ra để đàm tiếu, cũng như biết giữ bí mật cuộc sống của gia đình mình, không phải như những gì bây giờ đang xảy trên Facebook và Instagram….
- Thế hệ bố, có lẽ, là thế hệ cuối cùng mà con cái biết nghe lời cha mẹ.
- Thế hệ bố, có lẽ, là thế hệ đầu tiên biết lắng nghe con cái.
- Thế hệ bố là như thế đó, là “phiên bản giới hạn”, vậy nên các con hãy biết tận hưởng những ngày bên bố mẹ, hãy biết học hỏi và trân quý… Hãy tranh thủ thời gian quý giá thay vì smart phone, ipad, máy tính... để có thời gian chất lượng bên cha mẹ…Trước khi thế hệ này biến mất, nhé con.

Hình ảnh - Minh họa .

NƯỚC MỸ - VÌ SAO VẬY

Sự việc tiệc "Covid" của một nhóm sinh viên ở Mỹ đang làm rúng động truyền thông nước này?

Đây là bữa tiệc mà mọi người cố bị nhiễm Covid 19. Ai bị nhiễm nhanh sẽ được tiền!

NƯỚC MỸ - VÌ SAO VẬY
Điều đáng nói nước Mỹ hiện vẫn là ổ dịch lớn nhất thế giới với gần 124.000 người tử vong và vừa bùng dịch trở lại với ngày 02/7 là ngày có số người nhiễm mới cao nhất từ trước đến nay.

Đáng lý thà một vài người thiếu ý thức như trốn cách ly, thà một vài người biết mình bị nhiễm nhưng vẫn âm thầm hoạt động trong cộng đồng thì không nói. Đây hẳn một nhóm bạn trẻ tự mở tiệc để "mong nhiễm Covid - một cách mất trí"

Có một bình luận khiến ad phải suy nghĩ như thế này: "Đó là hậu quả của nền tự do dân chủ vô giới hạn của tư bản mà đặc biệt là Mỹ. Tất cả đặt tự do bản thân lên trên hết, chỉ biết nghĩ đến mình trong khi họ quên rằng bản chất nguồn gốc của loài người sơ khai là sống bầy đàn. Nghĩa là con người sống có tính cộng đồng, tự do cá nhân nhưng phải gắn với lợi ích tập thể. Tự do vô giới hạn kiểu Mỹ là chối bỏ đi tính cộng đồng từ bản chất loài người".

- Đáng suy ngẫm -

BỮA TIỆC BÀNG MÁU CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

   Đây là hình ảnh "bữa tiệc bằng máu của người Việt Nam" khi Chu Ân Lai, Thủ tướng Trung Quốc chiêu đãi Tổng thống Mỹ Nixon trong buổi dạ yến với món vịt quay tại Bắc Kinh tháng 2/1972.
BỮA TIỆC BÀNG MÁU CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
Sở dĩ nói thế là vì đây là cuộc gặp gỡ, thoả hiệp giữa hai nước lớn với nhau: Trung Quốc chỉ muốn giữ miền Bắc nước ta để làm phên dậu cho họ, như cái cách họ đã làm với Triều Tiên chứ không hề muốn chúng ta giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Họ im lặng để cho Mỹ ném bom tàn phá miền Bắc hòng gỡ thế thua trên chiến trường miền Nam. Mỹ muốn chiếm giữ miền Nam, đồng thời bảo vệ cho chế độ tay sai ngụy Sài Gòn. Đổi lại, Trung Quốc được bật đèn xanh để cướp quần đảo Hoàng Sa. Mỹ - Trung vì lợi ích đất nước họ nên đã thoả hiệp trên đôi vai của người Việt Nam!

Nói thế không có nghĩa là xới lại quá khứ, kích động hận thù mà là để chúng ta có cái nhìn toàn cảnh về thời và thế; về thời cơ, vận hội và thách thức! Hiện Mỹ và Việt Nam là bạn, đối tác toàn diện. Với Trung Quốc là quan hệ đối tác chiến lược; song, một khi lợi ích của Mỹ và Trung Quốc đạt được trên biển Đông thì liệu họ còn có cuộc dã tiệc thế này nữa không? Câu trả lời là có thể có. Việt Nam đã có vị thế rất vững vàng trên trường quốc tế, tuy nhiên nói gì đi nữa thì ta so với họ thì vẫn là nước nhỏ. Bởi vậy phải khôn khéo để vừa bảo đảm chủ quyền, vừa có môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế. Tự lực tự cường là chính trên tinh thần tranh thủ ủng hộ của quốc tế. Muốn hoà bình thì phải chuẩn bị tốt cho chiến tranh, thực túc binh cường. Không theo Tàu chống Mỹ, không theo Mỹ để chống Tàu. Bất kỳ nước nào tôn trọng độc lập, chủ quyền của ta thì đều có thể hợp tác phát triển.

Một đất nước hùng cường khi và chỉ khi đất nước đó đứng vững trên đôi chân của mình. Đừng mơ dựa vào Mỹ để lấy lại biển đảo của chúng ta, cũng đừng mơ dựa vào Tàu để bảo vệ đất nước. Đất nước Việt Nam phải do người Việt Nam xây dựng và bảo vệ chứ không mơ hồ ảo tưởng là dựa vào quốc gia khác để mình hùng cường. Ngoảnh mặt về Tàu e Mỹ giận, quay đầu về Mỹ sợ Tàu ghen!

Nói thế để biết chủ trương đa dạng hoá, đa phương hóa trong các mối quan hệ ngoại giao của Đảng là tinh anh. Không dùng đến chiến tranh mà vẫn bảo đảm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đó mới là cái dũng của kẻ cơ trí! Hợp tác nhưng phải đề phòng để đấu tranh. Lợi ích quốc gia là dĩ bất biến, linh động, sáng tạo trong các mối quan hệ là ứng vạn biến. Tin tưởng đất nước ta sẽ "cưỡi sấm lên trời" trong nay mai./.
---------
Lão chăn bò DVK-MNQ

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2020

“HÃY LÀM NHƯ VIỆT NAM”

    Thời báo Ấn Độ (Times of India) cho rằng Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc việc chống dịch Covid-19.

    Việt Nam đang được thế giới đánh giá cao khi ngăn chặn và kiểm soát đại dịch Covid-19 rất nhanh chóng và hiệu quả. Lợi thế này giúp Việt Nam hưởng lợi, nhanh chóng chuyển sang giai đoạn bình thường mới, thu hút dòng đầu tư khi các tập đoàn đa quốc gia đang sắp xếp lại các chuỗi cung ứng. Tờ Thời báo Ấn Độ (Times of India) (Ấn Độ) vừa có bài bình luận về những thành tựu rất đáng để học tập của Việt Nam trong nửa đầu năm 2020, một năm đặc biệt của thế giới.
“HÃY LÀM NHƯ VIỆT NAM”
    Trong bài bình luận, tờ nhật báo của Ấn Độ cho rằng Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc việc chống dịch Covid-19. Với dân số 97 triệu người và một đường biên giới tấp nập giao thương với Trung Quốc, nhưng tới lúc này, Việt Nam chỉ có hơn 350 ca nhiễm SARS-CoV-2 và không có bệnh nhân nào tử vong. Kiểm soát được dịch bệnh, Việt Nam đã có thể hưởng lợi từ việc sớm quay trở lại với trạng thái bình thường mới. Đó là thu hút các khoản đầu tư lớn của các tập đoàn đa quốc gia đang tìm đường sắp xếp lại chuỗi cung ứng. Lệnh phong tỏa, giãn cách xã hội ở Việt Nam ít tác động với việc kinh doanh hơn khi Chính phủ đã cho phép các nhà máy và doanh nghiệp hoạt động trở lại. Theo bài báo, ngay cả trước đại dịch Covid-19, Việt Nam đã là điểm sáng về thị phần xuất khẩu tại châu Á suốt 5 năm qua. Nhờ đó, tăng trưởng của nền kinh tế luôn ở mức 7%.

    Bài báo cho biết, trong khi các nền kinh tế khác được dự báo suy giảm mạnh trong năm 2020, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vẫn cho rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ ở mức 4,1%. Còn ngân hàng HSBC đã dùng cách chơi chữ với đặc sản Phở để phong cho Việt Nam danh hiệu ‘Hiện tượng Việt Nam’ (Pho’nomenal Vietnam - PV). Đó là cách để thế giới ghi nhận việc Việt Nam quản lý đại dịch và nền kinh tế tốt như thế nào.

    🛰 Tối đa hóa nguồn lực để chiến thắng Covid-19

    Tác giả Renuka Bisht nhận định rằng "chìa khóa" của Việt Nam trong cuộc chiến với Covid-19 và tăng trưởng kinh tế chính là quản lý tốt. ‘Không phải là Việt Nam không có những điểm yếu. Đất nước này cũng không phải gặp may. Bài học rút ra được là cách Việt Nam hạn chế những yếu kém của mình và tối đa hóa sức mạnh. Tận dụng tốt nhất những gì có trong tay để chiến thắng.” Bài báo viết.

    Trước hết là cuộc chiến với Covid-19, cơ sở vật chất y tế của Việt Nam không thể dồi dào và hiện đại như các nước láng giềng trong khu vực. Nếu đại dịch bùng nổ tới con số hàng trăm nghìn người nhiễm, chắc chắn hệ thống y tế ở đây cũng quá tải. Việt Nam chỉ có khoảng 8 bác sỹ trên 10.000 người dân, dù cao hơn so với Ấn Độ nhưng không thể so sánh với con số trung bình 22 bác sỹ ở Brazil hay 26 bác sỹ ở Mỹ. Vậy làm cách nào để một Việt Nam còn hạn chế về nguồn lực lại chuẩn bị và ngăn chặn tốt tới vậy?

    Đó là tuyên chiến với virus SARS-CoV-2, coi nó như kẻ thù – như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra từ tháng 1. Đó là huy động quân đội và các cơ quan nhà nước để giám sát, tìm kiếm và truy dấu những người nhiễm và đưa họ đi cách ly tập trung. Điều quan trọng là tổ chức bài bản và thực hiện nghiêm túc.

    Nhiều người nghi ngờ việc đất nước này có thể tạo nên kỳ tích như vậy. Nhưng sự thật là chính lòng yêu nước đã giúp huy động cả xã hội Việt Nam cùng chống dịch. Sẽ không có điều này nếu không có một bộ máy Chính phủ hiệu quả. Giờ đây, người Việt Nam không khỏi cảm thấy tự hào khi đất nước mình đã vượt qua cả thế giới trong kiểm soát Covid.

    🛰 Tận dụng thời cơ kinh tế

    Bài báo của Thời báo Ấn Độ cũng cho rằng, vượt qua đại dịch, Việt Nam còn lập nên thành tựu tiếp theo về quản lý kinh tế. Hà Nội tận dụng các gói kích thích kinh tế sau đại dịch Covid-19 để giải quyết các yếu kém về hạ tầng vốn cản trở hội nhập của doanh nghiệp nội địa với chuỗi giá trị toàn cầu. Từ các tuyến tàu điện đô thị tới cao tốc, các dự án lớn đang được đẩy nhanh tiến độ.

    Nhưng thành quả đáng chú ý nhất làm nên dấu ấn của Việt Nam là Hiệp định Thương mại tự do ký với Liên minh châu Âu (EU) - EVFTA được phê chuẩn tháng 6. Mặc dù để được hưởng lợi ích từ Hiệp định này, Việt Nam sẽ phải đối mặt với các rủi ro như bị đánh giá toàn bộ chuỗi cung ứng trước khi nhận được ưu đãi thuế bằng 0.

    Điều này là một thách thức bởi kinh tế Việt Nam vốn phụ thuộc nặng nề vào nguồn nguyên liệu của Trung Quốc. Nhưng giờ là lúc Việt Nam từ bỏ ‘lối chơi phòng thủ’, chấp nhận rủi ro để có thể vươn lên. “Để thay đổi tương lai, Hà Nội đang hành động bằng cách xây dựng các liên kết, lên kế hoạch cho sự thay đổi trong dài hạn. Với tầm nhìn như vậy, EVFTA chắc chắn là thành công vang dội”, tác giả Renuka Bisht phân tích./.
Phan Tùng/VOV- New Delhi