KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2020

NGUYỄN DUY KẺ PHỦ NHẬN LỊCH SỬ

Năm 1978, Nguyễn Duy đã sáng tác bài thơ Ánh trăng. Bài thơ ca ngợi vầng trăng tri kỉ của tuổi thơ, của người lính một thời trận mạc, đồng thời gợi nhắc mọi người biết sống ân nghĩa thủy chung, giữ tròn đạo lí tốt đẹp. Bài thơ này sau đó được đưa vào chương trình SGK Văn lớp 12, thậm chí xuất hiện trong nhiều kỳ thi khác nhau. Tôi vẫn nhớ như in mấy câu thơ:
Hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, văn bản cho biết 'VTV1HD DOI DIEN CHONG SU LANG QUEN 20:23 VIVgo VIV go'
Từ hồi về thành phố/ quen ánh điện cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ/ như người dưng qua đường…
Trăng cứ tròn vành vạnh/kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc/đủ cho ta giật mình

Đáng buồn là hơn 40 năm sau, chính anh ta lại lên sóng trên một chương trình truyền hình, với tiêu đề “Chống sự lãng quên”, với tư cách là một kẻ phủ nhận lịch sử, phủ nhận công lao của các anh hùng dân tộc, xuyên tạc sự ngã xuống của nữ anh hùng Võ Thị Sáu. Ngoài Nguyễn Duy, hàng loạt cái tên đã được nhắc tới trong chương trình này như Nguyễn Đình Cống (một giáo sư, nhà giáo ưu tú tại ĐH Xây dựng), Nguyên Ngọc,… Đây là những kẻ tiêu biểu cho sự phủ nhận lịch sử, những kẻ đã hưởng lợi từ chế độ đến khi cuối đời lại quay sang chống phá, phủ nhận tất cả.

Cuộc đời là một chuỗi những vòng tròn nhân quả. Anh sống tốt, cuộc đời sẽ không bạc đãi anh, nhưng anh sống thiếu đạo đức, thiếu nhân cách, thì kết cục của anh sẽ không thoát khỏi sự phỉ báng của dân tộc, của lịch sử đâu./.

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2020

THU HỒI BẢN ĐỒ VIỆT NAM KHÔNG CÓ HOÀNG SA, TRƯỜNG SA LỌT VÀO HỘI THẢO ĐIỆN

Chiều 25/8, Ban Tổ chức chương trình xin lỗi về sự cố tài liệu ở hội thảo "Phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam" tổ chức sáng cùng ngày.
THU HỒI BẢN ĐỒ VIỆT NAM KHÔNG CÓ HOÀNG SA, TRƯỜNG SA LỌT VÀO HỘI THẢO ĐIỆN
Toàn bộ tài liệu sai sót về bản đồ được lập tức thu hồi. Ban tổ chức cũng đã làm việc với cơ quan chức năng của Hà Nội về sự cố không mong muốn.


Tuần lễ Năng lượng tái tạo 2020 với tiêu đề "Đột phá để phục hồi và phát triển xanh vì cuộc sống an lành" do Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam cùng Liên hiệp Các hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam và các đối tác tổ chức.

Trong một số tài liệu phát cho các đại biểu, phóng viên báo chí tham dự Toạ đàm Phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam có in hình bản đồ Việt Nam nhưng không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trang 9 báo cáo tóm tắt “Tiếp cận năng lượng và các giá trị cho người dân khu vực chưa có điện tại Việt Nam” có in hình bản đồ Việt Nam nhưng không có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Ngoài ra tại hành lang khách sạn, các tấm banner lớn có in hình bản đồ Việt Nam nhưng cũng không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đáng nói khi phát hiện sai sót, anh V. chủ động gặp Ban Tổ chức để trao đổi song không được tiếp nhận một cách cầu thị.

Theo Luật sư Hoàng Tùng (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) chủ quyền biển đảo là vấn đề chưa bao giờ hết sự quan tâm từ nhà nước cũng như người dân Việt Nam. Tuy vậy, thời gian gần đây có nhiều hành vi có thể là vô ý hay cố ý khi xuất bản, phát hành các ấn phẩm như sách, giáo trình, bản đồ… lại thiếu hình ảnh hai quần đảo lớn là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa hoặc lại có hình ảnh “bản đồ hình lưỡi bò”. Đây là hành vi vi phạm các quy định về cung ứng, đo đạc bản đồ.

Hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 nghị định 173/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ với mức phạt từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thu hồi sản phẩm và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Cũng theo ông Tùng, cơ quan có thẩm quyền cần thanh tra, rà soát các trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có liên quan trong việc xuất bản và cung ứng cuốn sách sai lệch nêu trên. Trường hợp cá nhân nào có hành vi thiếu trách nhiệm trong công vụ của mình dẫn đến sai lầm nêu trên thì sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.

“Các cơ quan, ban ngành tại chính các địa phương cụ thể cũng cần phải thắt chặt công tác quản lý liên quan đến vấn đề in ấn, xuất bản sách, tài liệu,… cần phải chú ý đến vấn đề chủ quyền biển đảo, biên giới quốc gia, chủ quyền dân tộc”./.

SẮP XÉT XỬ VỤ ÁN GIẾT NGƯỜI Ở ĐỒNG TÂM

29 bị can trong vụ án tấn công cảnh sát ở Đồng Tâm khiến ba chiến sĩ hy sinh sẽ hầu tòa ngày 07/9 về các tội Giết người và Chống người thi hành công vụ.

Ông Trương Việt Toàn, Phó Chánh án TAND Hà Nội, Chủ toạ phiên Tòa, cho biết hơn 30 luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo. Phiên toà dự kiến diễn ra 10 ngày.
SẮP XÉT XỬ VỤ ÁN GIẾT NGƯỜI Ở ĐỒNG TÂM

Theo cáo trạng của VKSND Hà Nội ra ngày 24/6, khu đất ở cánh đồng Sênh (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức) là đất quốc phòng. Tuy nhiên, từ năm 2013, ông Lê Đình Kình cùng con trai Lê Đình Công lập "Tổ Đồng thuận", lôi kéo người dân xã Đồng Tâm "đấu tranh giữ đất", mục đích để chia nhau.

Tháng 11/2019, biết tin Công an Hà Nội phối hợp Quân chủng Phòng không - Không quân (Bộ Quốc phòng) triển khai bảo vệ lực lượng thi công xây dựng tường rào Sân bay Miếu Môn trên đất đồng Sênh, ông Kình cùng các bị can mua 10 quả lựu đạn, làm 85 chai bom xăng, 10 tuýp sắt có gắn dao bầu và liềm... Họ quay video phát trực tiếp lên mạng xã hội, tuyên bố sẽ tiêu diệt từ 300 đến 500 người nếu công an tiến vào Đồng Tâm.

Khoảng 3h ngày 09/01, khi Công an triển khai lực lượng ở Đồng Tâm, họ dùng Facebook phát trực tiếp thông báo kêu gọi dân làng cùng chống đối. Nhiều bị can trèo lên mái nhà ông Kình bắn pháo, ném "bom xăng", dao phóng lợn về phía cảnh sát, đánh kẻng báo động... Cảnh sát dùng loa kêu gọi nhóm này chấm dứt hành vi, song bất thành.

Cáo trạng xác định, lực lượng thi hành công vụ sau đó trấn áp, bắt giữ các nghi phạm để đảm bảo tính mạng, tài sản của người dân.

Đại tá Nguyễn Huy Thịnh (48 tuổi, Phó Trung đoàn trưởng E22, Bộ Tư lệnh cảnh sát cơ động), Đại uý Phạm Công Huy (28 tuổi, Phòng Cảnh sát PCCC và cứu hộ cứu nạn) và Thượng uý Dương Đức Hoàng Quân (27 tuổi, Bộ Tư lệnh cảnh sát cơ động) tiến vào nhà bị can Hợi, Chức nhưng bị tấn công bằng dao phóng lợn, "bom xăng". Khi ba chiến sĩ di chuyển qua các cửa sổ thì bị chọc dao, gây bỏng khiến rơi xuống hố sâu 4 mét giữa hai căn nhà, hy sinh.

Tổ công tác khác áp sát phòng ngủ tầng một nhà ông Kình bị ném tuýp sắt gắn dao bầu và một quả lựu đạn nhưng không phát nổ. Cảnh sát phá khóa cửa ngách, phát hiện ông Kình đang cầm một quả lựu đạn và hô hào chống đối nên nổ súng.
Đối tượng Kình cùng con trai Lê Đình Công và Bùi Văn Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển, Nguyễn Quốc Tiến giữ vai trò chủ mưu; vừa chỉ đạo các bị can khác vừa trực tiếp thực hiện hành vi giết người. Những bị can còn lại tham gia với vai trò đồng phạm giúp sức.

25 người bị truy tố về tội Giết người với khung hình phạt từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. 4 người bị truy tố về tội Chống người thi hành công vụ, khung hình phạt 2-7 năm tù./.

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2020

VIỆT NAM KHÔNG BAO GIỜ BỊ "LÔI KÉO" ĐỂ CHỐNG LẠI AI!

“Trong vấn đề Biển Đông, Việt Nam không bao giờ bị lôi kéo để chống lại ai. Chúng ta bảo vệ chủ quyền lãnh hải trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế. Khi quốc gia nào có lập trường, quan điểm phù hợp thì chúng ta hoan nghênh”, Đại sứ Nguyễn Phú Bình, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết như vậy.
VIỆT NAM KHÔNG BAO GIỜ BỊ "LÔI KÉO" ĐỂ CHỐNG LẠI AI!
Mới đây, phía Mỹ đã bác bỏ toàn bộ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông. Có ý kiến cho rằng đây là điều thuận lợi cho các nước trong khu vực, trong đó có nước ta trong vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo, ông nghĩ sao?

- Tôi nghĩ, đối với Mỹ bao giờ họ cũng tuyên bố dựa trên lợi ích của họ, khi nào họ thấy lợi ích của mình bị đụng chạm thì họ lên tiếng. Trước đây, có lúc giữa Việt Nam và Trung Quốc căng thẳng trên Biển Đông, lúc đó Mỹ có những tuyên bố mang tính trung lập.

Những tuyên bố của Mỹ về vấn đề Biển Đông chủ yếu họ khẳng định về tự do hàng hải. Còn như tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vừa qua, cho thấy đây là lần đầu tiên Mỹ khẳng định rõ những yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông đều bị bác bỏ. Ví dụ như vấn đề đường 9 đoạn mà Trung Quốc nêu ở Biển Đông (còn gọi là đường lưỡi bò), Mỹ khẳng định điều này là phi lý; chuyện Tòa trọng tài thường trực ra phán quyết xung quanh việc Philippines kiện Trung Quốc (năm 2016) về tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, Mỹ công nhận phán quyết của Tòa trọng tài.

Liên quan khu vực bãi Tư Chính (Việt Nam) rồi vùng biển liên quan đến Philippines, Malaysia trước đây Trung Quốc nhận là của họ thì nay Mỹ khẳng định là phi lý.

Có thể thấy đây là lần đầu tiên Mỹ không tuyên bố kiểu chung chung về vấn đề Biển Đông theo kiểu tự do hàng hải nữa mà tuyên bố thẳng thừng, cụ thể để bác các yêu sách phi lý do Trung Quốc đưa ra.

Theo ông, việc Mỹ bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông có sự trùng hợp với quan điểm của chúng ta và các nước ASEAN trong bảo vệ chủ quyền lãnh hải?

- Mới đây, cũng có ý kiến cho rằng việc Mỹ xây dựng quan hệ tốt đẹp với Việt Nam là có mục đích "ly gián quan hệ Trung - Việt", cũng như nhằm lôi kéo Việt Nam về phía mình...

Tuy nhiên điều mà thế giới cũng thấy rõ không ai lôi kéo được Việt Nam cả. Chúng ta bảo vệ chủ quyền lãnh hải trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, đảm bảo hòa bình, ổn định trong khu vực. Khi quốc gia nào có lập trường, quan điểm phù hợp với chúng ta thì chúng ta hoan nghênh. Điều gì gây ảnh hưởng đến chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam thì chúng ta phản đối.

Trường hợp Việt Nam, Mỹ hay các quốc gia khác đưa ra lập trường trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế thì lẽ đương nhiên nó có sự tương đồng, mặc dù lợi ích mỗi bên có thể khác nhau.

Phía Trung Quốc không nên đặt vấn đề Mỹ làm thế này, thế kia để lôi kéo Việt Nam. Chúng ta không bị lôi kéo để chống ai mà chỉ bảo vệ chủ quyền trên cơ sở hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế.

Nếu như Mỹ không có những tuyên bố cứng rắn, hành động mạnh để kiềm chế sự ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông thì vai trò, uy tín của cường quốc số 1 sẽ bị giảm sút?

- Đúng như vậy. Lâu nay Trung Quốc cứ nói đến chuyện đàm phán, rồi nói tình hình Biển Đông ổn định, tuy nhiên sự thực không hề ổn định. Phía Trung Quốc gây ra chuyện này, chuyện kia, tuyên bố và hành động bất chấp luật pháp quốc tế. Ví dụ, trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, Việt Nam có đầy đủ thẩm quyền thực hiện các hoạt động kinh tế mà không quốc gia nào có quyền ngăn cản, quấy nhiễu, thế nhưng Trung Quốc cho các tàu ra gây khó khăn, họ tìm cách ngăn cản hoạt động của chúng ta.

Không chỉ vậy, Trung Quốc còn cho các tàu hải cảnh hoặc tàu có vũ trang, giả dạng tàu đánh cá ngăn cản, đe doạ và dùng vũ lực, thậm chí cố tình đâm chìm tàu cá của ta, xâm hại tính mạng của ngư dân ta...; họ ngăn chặn quyết liệt các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của ta, kể cả ở những khu vực nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Chúng ta muốn Biển Đông luôn luôn hòa bình, ổn định. Nếu như Trung Quốc đưa tàu chiến vào tập trận, Mỹ cũng đưa tàu chiến, máy bay vào tập trận ở Biển Đông thì tình hình sẽ bất ổn. Trung Quốc phản đối Mỹ nhưng họ vẫn đưa lực lượng quân sự vào, rõ ràng như vậy cũng gây mất ổn định. Chúng ta mong muốn hòa bình, ổn định trong khu vực, chúng ta ủng hộ những hoạt động giúp cân bằng ổn định tình hình, giữ hòa bình khu vực này./.

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2020

LÝ DO CỐ VẤN LÊ ĐỨC THỌ KHÔNG NHẬN GIẢI THƯỞNG NOBEL HÒA BÌNH.

"Bây giờ tôi nói về Giải thưởng Nobel. Chúng tôi biết, Giải thưởng Nobel là một giải thưởng lớn với thế giới. Từ xưa đến nay có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nhưng tại sao tôi không nhận? Tôi không phải có khó khăn như bà nói đâu. Chỉ một điều là ai làm cho hòa bình? Bà biết rằng đây là giải thưởng Nobel cho hòa bình.

Mỹ tiến hành xâm lược đất nước tôi 20 năm. Người chống Mỹ và làm cho Mỹ thất bại, giành độc lập đưa hòa bình cho đất nước và cho cả khu vực này là chúng tôi. Người làm hòa bình là chúng tôi chứ không phải Mỹ.
Hình ảnh có thể có: 1 người
Trong thư gửi Ủy ban Giải Nobel, tôi đã phân tích kỹ Mỹ tiến hành chiến tranh như thế nào? Nhưng Ủy ban Giải đã đặt ngang bằng kẻ xâm lược và người bị xâm lược, giữa kẻ gây chiến tranh và người tạo (làm) hòa bình. Coi chúng tôi cũng như Mỹ. Điều đó là sai lầm và tôi không thể chấp nhận như vậy. Vì vậy tôi đã không nhận Giải thưởng Nobel!"
...
Trích cuộc phỏng vấn Cố vấn Lê Đức Thọ của phóng viên hãng tin UPI (Mỹ) Synvana Foa ngày 15/3/1985. Cố vấn Lê Đức Thọ và Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger là hai nhân vật chủ chốt của quá trình đàm phán đi đến Hiệp định Paris về Việt Nam (ký ngày 27/01/1973). Ủy ban Giải thưởng Nobel hòa bình đã quyết định trao tặng cho cả hai giải Nobel hòa bình trong năm đó. Tuy nhiên, chỉ có ông Henry Kissinger là nhận huy chương và tiền thưởng, Cố vấn Lê Đức Thọ đã từ chối giải thưởng. Tuy nhiên, lịch sử giải Nobel vẫn ghi nhận ông là người đầu tiên ở châu Á đạt giải Nobel hòa bình./.
Nguồn: tổng hợp.

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

CẦN GÌ PHẢI TRANH CÔNG VỚI AI?

Vụ việc giải cứu cháu bé bị bỏ rơi ở Gia Lâm, đáng nhẽ có một cái kết rất đẹp, nhưng sau đó, đã bị một số kẻ lợi dụng, biến nó trở thành thành cơ hội để bôi xấu lực lượng công an, ngay sau ngày 19/8. Số là, trên trang fanpage có tên “Công an thành phố Hà Nội” có đăng thông tin, “công an huyện Gia Lâm đã giải cứu thành công một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trong khe tường”, sau đó nhiều thông tin cho rằng, không phải là lực lượng công an mà là người dân đã đục tường từ trước, cứu cháu bé, sau đó lực lượng công an mới có mắt, đưa cháu bé đến bệnh viện. Từ thông tin trên, các anh chị dân chủ, đài báo phản động như “buồn ngủ gặp chiếu manh”, liên tục đưa các bài viết bôi xấu lực lượng công an, cho rằng công an “cướp công” người dân, thậm chí ví họ là “lý thông” thời hiện đại.
CẦN GÌ PHẢI TRANH CÔNG VỚI AI?

Tôi thấy, việc cho rằng, lực lượng công an “cướp công” người dân là rất nực cười, bởi lẽ, những chiến sỹ, cán bộ đó chẳng phải tranh công với cả. Vụ việc ở Gia Lâm chỉ là 1 trong số hàng trăm vụ việc mà lực lượng công an phải giải quyết trong 1 ngày, nếu không có vụ việc này, thành tích lực lượng công an không tăng thêm mấy phần, vì đó là công việc hàng ngày, là trách nhiệm của họ. Chúng ta đã từng nghe tới biết bao câu chuyện người lính cứu hỏa chẳng màng tính mạng lao vào đám lửa cứu người, hay những người lính dùng thân mình che chắn cho người dân trước các tình huống nguy hiểm,…vậy thì họ thiết gì vài lời khen ngợi hay tung hô trên mạng. Những người lính, đến tính mạng còn không màng thì cần gì tranh công đục tường, cứu người với người dân. Những từ ngữ thóa mạ, ví họ là “Lý Thông cướp công Thạch Sanh” liệu có quá tàn nhẫn, vô lương tâm hay không.

Chỉ có một điểm sai duy nhất, là người đăng tải thông tin, chưa nắm rõ tình hình, chưa phản ánh đúng câu chuyện mà thôi. Nhưng cũng là điều dễ hiểu, khi họ không được chứng kiến vụ việc, chỉ là nghe kể hoặc thông qua các nguồn tin trên mạng xã hội mà thôi. Và tôi biết, sau khi các thông tin trên được dư luận phản ánh, họ đã chỉnh sửa nội dung đăng tải.

Biết bao chiến công thì mấy anh “đạo đức mạng” chẳng bao giờ màng tới, chỉ khi có một chút sơ hở, thiếu sót là một đám lao vào tấn công những người lính đang ngày đêm bảo vệ họ. Liệu đó có phải là tính cách, lương tri của con người hay không...

TỰ TÔN DÂN TỘC – VẮC XIN CHỐNG NHỤC

1. TA CÓ LỊCH SỬ: Đâu phải quốc gia nào trên thế giới cũng có lịch sử hàng ngàn năm. Các nước càng phát triển thì lịch sử càng ngắn ngủi vài trăm năm. Vì đi sau nên đi nhanh. Vì tàn nhẫn nên đi rất nhanh. Vì sao tàn nhẫn tự ngẫm mà hiểu. Ai là người phát động các cuộc chiến tranh thế giới? Chế độ nào vì lợi ích kinh tế mà hiện nay đã và đang can thiệp vào quân sự rất nhiều nước trên thế giới và gây ra bao đau thương? Tôi không cổ súy, không phê phán, không thù hận. Tôi chỉ nêu lên sự thật và tôi chấp nhận sự thật như là một quy luật trong tiến trình sinh và diệt của loài người.
TỰ TÔN DÂN TỘC – VẮC XIN CHỐNG NHỤC

2. TA CÓ NỀN VĂN HÓA ĐẬM ĐÀ HỒN VIỆT: Ta hấp thu được cái tinh hoa của nền văn minh của người Hoa – một trong những nền văn minh vĩ đại của thế giới. Ta nêm nếm vào đấy tâm hồn Việt, ta lại thêm chút văn hóa Phương Tây trong sự giao thoa từ những thế kỷ 17, 18 cho đến tận ngày hôm nay. Ta hình thành nên một hình hài, một tính cách, một dáng hình xứ sở mang tên Việt Nam. Ta có quyền tự hào không? Có ai thấy mâm cỗ cúng ông bà chứa bao nhiêu triết lý và nghĩa tình chưa? Có ai thấy mái ngói rêu phong chứa bao câu chuyện thời gian chưa? Có ai thấy cây đa, giếng nước, mái đình đậm hồn người Việt chưa? Có ai đi xa không nhớ rau muống chấm tương cà ( trừ bọn tẩy não mất dạy) không? Có ai nghe câu “quê hương là chùm khế ngọt” mà không thấy thương không? 200 quốc gia trên thế giới có mấy quốc gia có được nền văn hóa ngàn năm, vừa trong sáng vừa mạnh mẽ như thế? Có đáng để tự hào không?


3. TA CÓ NGÔN NGỮ RIÊNG: Những quốc gia càng non trẻ thì không có chữ viết riêng đã đành, những quốc gia vì bị xâm lược mà mất luôn tiếng nói thì nhiều vô kể. Ngôn ngữ nhân tạo Esperanto được sáng tạo từ thế kỷ 19 vì một động cơ trong sáng là ngôn ngữ kết nối toàn cầu nhưng nó đã chết như nó phải thế. Vì một ngôn ngữ không thể sống nếu thiếu LỊCH SỬ và VĂN HÓA. Người ta không thể ẩn dụ trên nó, trêu ghẹo bằng nó, nhớ nhung về nó. Nên nó chết, mặc dù được đánh giá là khoa học và logic! Các nhà khoa học ước tính hơn 50% ngôn ngữ được sử dụng hôm nay có thể sẽ tuyệt chủng vào năm 2100. Tôi không hy vọng Tiếng Việt là một trong số đó. Nhưng nhìn vào thế hệ hôm nay, tôi không khỏi đau xót hoài nghi!?

4. TA CÓ NỀN ẨM THỰC ĐỘC ĐÁO: Chẳng cần tìm dữ liệu ta cũng có thể tự hào có nền ẩm thực độc đáo và vang danh thế giới giữa các nền ẩm thực Hoa, Nhật, Hàn, Ấn, Trung, Thái ở châu Á. Châu Âu thì có Ý, Pháp. Có ai trả lời cho tôi món ăn Mỹ là gì không? KFC? Gà rán? Cocacola? Có ai đưa cho tôi món nào mà đọc lên là tôi reo “A, ẩm thực Úc đây rồi” không? Có ai cho tôi biết món nào của Canada mà cả thế giới biết đến? Châu Úc, châu Mỹ, châu Phi, châu Âu? Tôi không có ý hạ thấp các nước để nâng quan điểm. Nhưng lại một lần nữa, sự thật vẫn là sự thật!

5. TA CÓ TRANG PHỤC DÂN TỘC: Có bao nhiêu quốc gia trên thế giới có trang phục truyền thống? Và bao nhiêu trong số đó được đem đi thi các cuộc thi sắc đẹp lớn nhỏ, giành biết bao giải thưởng, được biết bao người trên thế giới tôn vinh? Người phụ nữ Việt duyên dáng biết mấy trong bộ áo dài! Nhưng lại chỉ có người Việt là hạ thấp nó, hắt hủi nó, so sánh nó, tàn nhẫn với nó. Với quan điểm của một người mộ điệu thời trang như Son, áo dài thật sự rất thời trang, mãi mãi không lỗi thời, phù hợp với nhiều ngữ cảnh. Sexy một cách kín đáo, vừa đủ hờ hững để khêu gợi, lại dư kín đáo để trang nhã. Không phô trương, nhưng không mờ nhạt, không rực rỡ, nhưng đầy tôn nghiêm! Có đáng để gìn giữ và tự hào không?

6. TA CÓ TÌNH THƯƠNG NGƯỜI NGHÈO KHỔ: Việt Nam là một trong những nước xóa đói giảm nghèo nhanh nhất thế giới. Sở dĩ ta làm được vậy là vì trong mỗi tâm hồn Việt Nam đều có tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách. Có một ngàn ta cũng sẵn sàng cho đi chín trăm đồng. Tâm hồn Việt chính là giúp người hoạn nạn không tiếc, là thương người như thể thương thân, là một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. Nhưng ơ kìa! Đâu rồi những nắm gạo cứu đói chắt chiu những năm vừa độc lập 1945 đầy khốn khổ? Năm mà cả nước ta chỉ hơn 25 triệu dân mà hơn 2 triệu đồng bào chết đói! Những hồn ma đói rét đã tan ra trên mảnh đất bom đạn này, để ngày hôm nay ta có được cơm ngon canh ngọt. Ta ăn tôm hùm ngà voi. Ta miệng nào hưởng lạc thú trên đời, miệng nào chửi xa xôi?

7. TA CÓ SỰ CẦN MẪN: Tôi thường chọn một góc, ngồi ngắm nhìn những cô, chú cần mẫn chất đầy đồ trên xe đạp, xe máy, xe bò mang ra chợ bán. Họ cần mẫn từng bước gõ nhịp trên đường dưới màn mưa không mệt mỏi. Không phải để đổi lấy những chuyến du lịch, những cuộc tình đại gia mỹ nhân, mà là đơn giản một bữa ăn đạm bạc bên gia đình! Có gì đáng ngưỡng mộ hơn thế? Rồi nhìn những cô, những chú kỳ kèo từng ngàn Việt Nam đồng giữa chợ đời, những đứa trẻ cong chân đạp những vòng xe giữa nắng trưa … mà nụ cười trắng xóa cả khuôn mặt đen nhẻm, lấm lem mồ hôi! Một sự xúc động tận sâu thẳm tim tôi dâng lên từ từ, và tôi tự hỏi tại sao họ lại có thể cần mẫn như thế? Ai đã dạy họ điều đó? Hay trong máu của mỗi đồng bào tôi ngàn xưa đã có? Trong cuộc đời mình, tôi đã thấy không ít những bạn Tây ngày đêm đàn đúm ca hát, uống cocktail đến quên lối về, lười lao động, thất bại trên chính nước sở tại. Dĩ nhiên tôi không phiến diện. Tôi chỉ nói một phần sự thật. Một phần của sự thật không phải là sự thật. Nhưng bao nhiêu kẻ có thể dùng mắt để thấy trọn vẹn?

8. TA CÓ TRÍ ÓC THÔNG MINH: Ta học dưới mưa bom lửa đạn, ta bơi sang sông đến trường, ta lội bùn những ngày đường bùn đất đỏ. Ta từ thời xưa đã thi Hội, thi Đình. Dân tộc ta lại có truyền thống tôn sư trọng đạo “một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Kìa Văn Miếu còn đó! Giải thưởng này kia làm sao ta sánh được những nước lớn có điều kiện học tập tốt hơn ta và đi trước ta cả trăm năm? Ta chưa có giải Nobel văn học nhưng kho tàng văn hóa dân gian, thơ ca, tài liệu lịch sử, các tài liệu khoa học cũng đồ sộ đâu kém! Ta chưa có giải Nobel y học nhưng nền y tế trong nước cũng đã và đang từng ngày cố gắng hiện đại hóa. Dưới áp lực kinh tế thị trường cạnh tranh công bằng, các trường đại học công và bệnh viện công cũng đã phải tự mình trang bị kiến thức và trang thiết bị hiện đại. Thông minh là thế nhưng không hiểu được thời cuộc, không có lòng tự tôn dân tộc thì mãi mãi chẳng thể phát huy được, nước Việt đến khi nào sánh với năm châu như lời Bác Hồ dặn dò?

9. TA CÓ CHÍNH QUYỀN CHĂM LO CHO DÂN: Nghe tôi phát biểu câu này chắc các bạn tưởng đang đọc báo của Tuyên giáo Trung ương hoặc của đứa nào từ hành tinh khác xuống. Vâng, là tôi, một công dân Việt Nam thầm lặng phát biểu đấy. Chính quyền ta có quan tâm đến đời sống của người dân không khi có bất kỳ tình huống nào người Việt bị nạn ở nước ngoài chính phủ đều đưa bàn tay cứu giúp đầu tiên? Chính quyền có chăm lo cho dân không khi vùng nào bị thiên tai, lũ lụt cũng có cán bộ chăm lo, có kinh phí tài trợ khắc phục sau bão lũ? Các bạn nói chính quyền tham nhũng? Vậy tôi hỏi chính mỗi người có trung thực thời gian, tiền bạc, nguồn lực của tập thể, tổ chức nơi mỗi người công tác chưa? Chính quyền là ai? Là chính các bạn, là lớn lên từ các bạn, là trưởng thành từ các bạn. Các bạn đã tử tế chưa để đòi hỏi chính quyền – những người đại diện cho các bạn tử tế?

10. TA CHỈ THIẾU TỰ TÔN: Khi một người Mỹ nói với tôi rằng: có phải nhờ nước tôi mà nước bạn được khai phóng không? Tôi đã nén nỗi đau mà nói bạn: Thưa ông, đất nước cũng giống như một con người, cần có thời gian để trưởng thành. Ông có một đứa bạn lâu ngày đóng cửa không ra đường, ông sẽ dí súng vào nó bảo: mày mở cửa ra chơi với tao hoặc là chết hay là ông sẽ đưa cho nó một cây bút để nó tự học, tự trưởng thành và tự chịu trách nhiệm với cuộc đời của nó? Ông lặng im! Nhưng điều tôi thắc mắc hơn là trong số 97 triệu người Việt Nam hôm nay ai là người sẽ hỏi được người Mỹ câu hỏi ấy giữa sự tự ti và đớn hèn mà lịch sử không thể giải thích nổi hiện nay? Tôi để câu hỏi dở dang cho các bạn!


Mượn hai câu thơ của Chế Lan Viên để kết thúc bài:
“Quanh Hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê
Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ”
Từ thời truyền thuyết Lạc Long Quân, Âu Cơ sinh ra “đồng bào” ta trong bọc trứng. Đến truyền thuyết Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc Ân xâm lược. Rồi đến khi thật sự mất nước vào tay Triệu Đà. Đến khi Ngô Quyền giành lại tự chủ cho dân tộc với chiến thắng Bạch Đằng lừng danh. Rồi giặc phương Bắc bao phen lăm le bờ cõi. Rồi trở thành nạn nhân thê thảm nhất của chiến tranh thế giới thứ 2. Mãi đến 1975 mùa xuân mới về trên đất nước. Mà mãi đến năm 1979 vẫn còn chiến tranh biên giới. Các chiến sĩ hiện tại vẫn ngày đêm canh giữ Hoàng Sa, Trường Sa. Rồi từ khi Nhà nước đi sai đường lối đến năm 1986 Nhà nước chính thức nhận sai lầm và thay đổi cơ chế kinh tế thị trường sang quá độ lên Xã hội chủ nghĩa. Bao nhiêu là nước mắt, bao nhiêu là nỗ lực, bao nhiêu là hy sinh, bao nhiêu là giọt máu đã rơi để có mảnh đất hình chữ S chỗ cong chỗ lồi, chỗ rộng chỗ hẹp! Để ta có được tiếng nói là tiếng Việt thật sự trong sáng và đẹp đẽ vô cùng, có được nền ẩm thực Việt lừng danh thế giới, có được lịch sử dù đau thương vẫn đáng tự hào!
Vậy mà thế hệ hôm nay nhìn vào đấy là không biết ơn! Ngoái đầu lại lịch sử mà không biết nhục! Nghe theo lời gian tặc, ghét đi người trung quân. Lòng người li tán, dân trí thấp hèn, a dua chửi mà không tìm hiểu cội nguồn, tham sống sợ chết, bần tiện hơn thời nào hết!!!

----------------------------------
Trăm năm nữa, còn ai nhớ, ai quên?
Ngàn năm nữa có ai nói tiếng Việt ăn rau muống chấm tương cà với lòng tự tôn dân tộc?

KHÔNG QUAN TÂM HAY “PHI CHÍNH TRỊ”?

Trong những năm qua, tờ báo “Tuổi trẻ” có rất nhiều sai phạm trong hoạt động, đã vài lần đình bản một thời gian, kiểm điểm, xem trách nhiệm của Tổng Biên tập; nhiều lần Báo phải đính chính, xin lỗi độc giả...
Hình ảnh có thể có: 1 người
Nhưng sau đâu lại hoàn đó. Từ năm 2014 đến nay báo có nhiều bài đăng theo tôi là không theo định hướng tư tưởng; nhiều bài lấy thông tin không chính thống, nguồn tin từ nước ngoài không qua kiểm định; có bài đăng không theo quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng; đánh nhoà ranh giới đấu tranh giai cấp, mục tiêu, lý tưởng đấu tranh của dân tộc ta, lẫn lộn ta- bạn- thù...


Đã có rất nhiều thông tin phản ánh trong xã hội và trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội... Song, Ban Tuyên giáo TƯ, Bộ TT&TT chưa nhận thấy trách nhiệm định hướng, quản lý Nhà nước của mình, không hề có động thái nhắc nhở, chấn chỉnh... tờ báo trên.

Ngày hôm qua, ngày 19/8, nhân kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám thành công. Chúng ta thấy trên tất cả các phương tiện thông tin, truyền thông, các báo, truyền hình đều rực đỏ, dành phần lớn thời lượng để tuyên truyền, tôn vinh, tự hào về trang sử cách mạng hào hùng của dân tộc ta...

Riêng báo Tuổi trẻ, không biết là không quan tâm, quên hay cố ý không hề đả động gì đến ngày truyền thống vĩ đại này. Báo lại dành một phần lớn dung lượng trên trang 1 nói về cách “trị tin nhắn, cuộc gọi rác”... Có người nói rằng Tổng Biên tập, Ban Biên tập báo không quan tâm, hoặc quên...

Riêng theo cá nhân tôi: Đây là biểu hiện “phi chính trị” của Báo Tuổi trẻ?!

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2020

“TÔI NÓI ĐỒNG BÀO NGHE RÕ KHÔNG ?”

Trong thời khắc rất đổi thiêng liêng của buổi sáng ngày 02-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời, đại diện cho toàn thể nhân dân Việt Nam đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước quốc dân đồng bào và toàn thế giới khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam), nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, Người đã hỏi hàng vạn nhân dân đang dự buổi công bố Tuyên ngôn độc lập là: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”.

Dù không nằm trong nội dung bản Tuyên ngôn, nhưng câu hỏi rất đổi mộc mạc, giản dị ấy vừa thể hiện sự gần gũi của vị Chủ tịch Nước đối với nhân dân, vừa thể hiện tính nhân văn cao cả của một nhà văn hóa kiệt xuất, một nhân cách lớn của lãnh tụ hết lòng vì nước, vì nhân dân.

Câu nói nổi tiếng ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện tấm lòng trân trọng của Người đối với toàn thể nhân dân, bởi theo Người, trên đời này không có gì quý bằng nhân dân, không có gì to lớn mạnh mẽ bằng nhân dân, không có gì thay thế được nhân dân. Chính vì vậy, suốt đời Bác luôn lấy mục tiêu phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân làm lẽ sống. Không ai khác, chính Bác đã thể hiện rất rõ nét về quan điểm tư tưởng và tấm gương đạo đức của Người về suốt đời gắn bó với nhân dân, không những tự mình giữ mực thước trong mối quan hệ với nhân dân, mà Bác còn nhắc nhở, dạy bảo, cổ súy cho cả hệ thống chính trị và nhân dân chú trọng làm thật tốt mối quan hệ máu thịt này.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có Chính phủ, thì nhân dân không ai dẫn đường. Vậy nên Chính phủ với nhân dân phải đoàn kết thành một khối. Ngày nay chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc ấm no, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” .

Hai tiếng đồng bào Bác sử dụng ở thời khắc lịch sử thiêng liêng ấy còn có ý nghĩa chính trị lớn lao biết bao, khi cuối bản Tuyên ngôn độc lập, Người lại tiếp tục dõng dạc tuyên bố: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và thật sự đã trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Truyền thống dân tộc Việt Nam qua 4000 năm lịch sử đã khẳng định khí phách hiên ngang của con Lạc, cháu Hồng không một kẻ thù nào có thể khuất phục, ý chí về “các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” đã được Bác Hồ chú tâm căn dặn, và điều này đã trở thành chân lý bất biến rằng: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”, đó còn là sự tiếp nối khẳng định truyền thống Việt Nam bằng câu ca dao: “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương – Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Đồng bào (cùng một bọc) hai tiếng thiêng liêng ấy cũng đã được Bác Hồ và Đảng ta trân trọng đặt ra trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trước đây, để kêu gọi đồng bào hai miền Nam Bắc chung sức, chung lòng đánh thắng quân xâm lược bảo vệ đất nước. Tiếng gọi đồng bào thiết tha của Đảng và Bác Hồ đã được nhân dân hai miền đáp ứng hết lòng, nhân dân đã không tiếc máu xương, của cải để chi viện sức người, sức của giúp đỡ nhau làm nên những chiến thắng vang dội năm châu, chấn động địa cầu như Chiến thắng Điện Biên phủ (7/1954) tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Bắc, chiến thắng của Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (4/1975), giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Khi nghĩ và trải lòng mình về đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ, mà Chính phủ là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Chính phủ chỉ có một mục đích là: hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”.
Hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản
Chặng đường 75 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng, phát triển và trưởng thành của cách mạng, của đất nước ta, dân tộc ta đã và đang khẳng định tầm vóc của mình trước thế giới, chúng ta đang và sẽ tiếp tục hiên ngang, hãnh diện sánh vai cùng các nước trên khắp châu lục, hội nhập ngày càng sâu vào quá trình tham gia xây dựng một thế giới đương đại vì hòa bình, hạnh phúc, tiến bộ và no ấm của toàn nhân loại.

Sự nghiệp đổi mới đất nước đã trải qua hơn 30 năm. Đất nước ta đã, đang tiếp tục đối mặt với những khó khăn, thách thức, nhưng cũng có nhiều vận hội mới, thời cơ mới mà chúng ta đã tỉnh táo, tranh thủ nắm bắt, vận dụng mềm dẻo sáng tạo vào điều kiện thực tế cụ thể của nước nhà. Theo đó chúng ta đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý giá của quá trình hội nhập, làm cho đất nước phát triển không ngừng. Tuy nhiên, nhiều yêu tố bất ổn vẫn tiềm ẩn khó lường, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân ta hết sức cảnh giác, nhất là những vấn đề nhạy cảm liên quan đến sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của mỗi người Việt Nam hôm nay dù làm gì, ở đâu, khi nghĩ về đất nước mình, trước hết hãy nhớ rằng chúng ta là… đồng bào!.

MỘT PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CHỐNG PHÁ NGUY HIỂM

Là một phương thức hoạt động chống phá nguy hiểm nhưng “bất bạo động” lại thường được ngụy trang dưới danh nghĩa phản kháng “ôn hòa”, “dân sự”. Vì vậy, việc nhận diện đúng bản chất của phương thức “bất bạo động” không chỉ góp phần thống nhất nhận thức mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch, phản động, từ đó chủ động trong việc triển khai các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn.
Không có mô tả ảnh.
Thực tiễn các cuộc “cách mạng màu” ở một số nước không gian hậu Xô viết như: Gruzia (2003), Ucraina (2004), Kưrgưstan (2005)...; “Cách mạng hoa nhài” (“Mùa xuân Ả Rập”) ở một số nước Bắc Phi, Trung Đông cuối năm 2010, đầu năm 2011; “Cách mạng ô dù” ở Hồng Kông năm 2014; các cuộc biểu tình phản đối Dự luật Dẫn độ ở Hồng Kông, Trung Quốc năm 2019… cho thấy vai trò đặc biệt to lớn của “bất bạo động”.

Được sự hậu thuẫn của các thế lực thù địch bên ngoài, các lực lượng đối lập, phần tử chống đối chính phủ tại các quốc gia này triệt để lợi dụng sự khủng hoảng, tình trạng mất ổn định chính trị, xã hội trong nước, thông qua hô hào sử dụng “bất bạo động” đã kích động, lôi kéo được hàng vạn người dân xuống đường biểu tình, bạo loạn, lật đổ chính phủ cầm quyền tại các nước này.

“Bất bạo động” được hình thành và phát triển mạnh mẽ trong những năm đầu của thế kỷ XX. Trên thế giới, Mahatma Gandhi được xem là người đầu tiên áp dụng phương thức đấu tranh này để giải phóng dân tộc Ấn Độ khỏi sự đô hộ của Anh. Đấu tranh “bất bạo động” cũng được biết đến từ cuộc nổi dậy của sắc dân da đen ở Mỹ đòi quyền bình đẳng, chống lại nạn kỳ thị, phân biệt chủng tộc, được lãnh đạo bởi mục sư Martin Luther King.

Ở nước ta, thuật ngữ “bất bạo động” được xuất hiện vào khoảng thập niên đầu của thế kỷ XX. Những tư tưởng ban đầu của phương pháp đấu tranh “bất bạo động” đã được nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh tiến hành để đấu tranh chống lại thực dân Pháp xâm lược với phong trào Duy Tân. Phương thức hoạt động của phong trào là “bất bạo động”, công khai hoạt động nhằm khai hóa dân tộc, cải cách trên mọi lĩnh vực, khuyến khích giáo dục bỏ lối học từ chương, phát động phong trào học Quốc ngữ, mở mang công thương nghiệp, chấn hưng công nghiệp, bỏ mê tín dị đoan… Khẩu hiệu của phong trào lúc bấy giờ là “chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh”.

Tư tưởng ban đầu là như vậy, tuy nhiên gần đây, đặc biệt là sau khi hàng loạt các cuộc “cách mạng sắc màu” nổ ra tại một số nước không gian hậu Xô viết, với kịch bản được các thế lực thù địch áp dụng nhằm hậu thuẫn cho các lực lượng đối lập lật đổ chính quyền đương nhiệm tại các quốc gia này thì phương thức “bất bạo động” đã và đang được các thế lực thù địch, phản động triệt để sử dụng để chống phá Việt Nam với mục đích cuối cùng là lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ XHCN ở nước ta.

Vậy, “bất bạo động” là gì? Có thể hiểu, “bất bạo động” là thuật ngữ dùng để chỉ một phương thức hoạt động chống đối của các thế lực thù địch, phản động không sử dụng vũ khí, súng đạn mà sử dụng các thủ đoạn “bất hợp tác”, “bất phục tùng”, “bất tuân dân sự” kết hợp với sử dụng áp lực của quần chúng để gây áp lực với Đảng, Chính phủ, từ đó làm suy yếu, tiến tới lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng cầm quyền và chính phủ, nhà nước đương nhiệm ở các quốc gia.

Có thể nhận diện phương thức “bất bạo động” với những đặc trưng cơ bản sau:

Một là, “bất bạo động” là phương thức hoạt động không sử dụng vũ khí, súng, đạn mà sử dụng áp lực của quần chúng, từng bước làm suy yếu, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cầm quyền và chính phủ, nhà nước đương nhiệm ở các quốc gia. Khác với phương thức bạo lực, vũ trang, “bất bạo động” là phương thức hoạt động chống đối không sử dụng vũ trang mà chủ yếu tập trung vào việc sử dụng sức mạnh của quần chúng để chống đối chính quyền, trên cơ sở hô hào, kích động quần chúng tẩy chay, bất hợp tác với chính quyền; kích động công nhân đình công, bãi công; lôi kéo, lừa bịp, kích động các giai tầng xã hội xuống đường tuần hành, biểu tình, gây áp lực với Đảng, Nhà nước, đòi thực hiện các yêu sách như: đòi Đảng cầm quyền từ bỏ vai trò lãnh đạo; đòi cải cách chính trị; phi chính trị hóa lực lượng vũ trang… từ đó làm suy yếu, tiến tới vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo của Đảng cầm quyền, chính quyền đương nhiệm, lập nên chính quyền mới thân với các thế lực thù địch nước ngoài.

Hai là, tẩy chay, bất hợp tác với chính quyền, đưa chính quyền vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” là những nội dung cơ bản của phương thức “bất bạo động”. Thực tiễn các cuộc “cách mạng màu” diễn ra tại một số nước trên thế giới thời gian qua cho thấy, những nội dung chính được các lực lượng đối lập, chống đối sử dụng trong đấu tranh “bất bạo động” là: (1) Bất tuân dân sự: Tức là người tham gia phương thức này có thể từ chối thực hiện những việc mà họ vẫn thường làm, hoặc bắt buộc phải làm theo yêu cầu của luật pháp (tẩy chay bầu cử, biểu tình, đình công, bãi thị, bãi khóa…). (2) Hành động một cách có chủ đích: Tức là người tham gia có thể thực hiện những việc mà họ thường không làm hoặc không được trông đợi sẽ làm, hoặc bị cấm thực hiện (tập hợp lực lượng, rải truyền đơn, kích động quần chúng xuống đường, chiếm trụ sở, bắt giữ cán bộ; tạo sự kiện, lấy cớ cho các tổ chức quốc tế, các nước phương Tây can thiệp...). (3) Thuyết phục và thương lượng: Đưa ra các điều kiện phù hợp với tình hình, từ thấp đến cao, đẩy chính quyền vào thế buộc phải dùng vũ lực, gây đổ máu, tạo cớ bên ngoài can thiệp buộc chính quyền phải nhượng bộ.

Nói cách khác, tẩy chay, bất hợp tác với chính quyền được thực hiện trong phương thức “bất bạo động” chủ yếu là tẩy chay, bất hợp tác về kinh tế (không tuân theo các quy định, luật lệ, pháp luật của nhà nước về kinh tế, công nhân đình công, doanh nghiệp dừng sản xuất, bãi thị đồng loạt, rút tiền khỏi ngân hàng, từ chối trả các lệ phí, từ chối nhận tiền của nhà nước…); bất hợp tác về chính trị (công khai từ chối ủng hộ nhà nước; viết và phát biểu kêu gọi chống đối; tẩy chay bầu cử; ngồi ăn vạ; bất hợp tác về tư pháp, phản ứng; cản trở các hệ thống thông tin và tin tức…); bất hợp tác xã hội (tẩy chay giao tiếp; sinh viên biểu tình, bất phục tùng dân sự, rút lui khỏi các định chế xã hội; ở nhà, tạo khu an toàn, tiêu thổ tập thể...)…

Ba là, đình công, biểu tình, tuần hành chống đối chính quyền là hình thức chủ yếu, đặc trưng chính của “bất bạo động”. Mục tiêu chính của các thế lực thù địch, phản động trong thực hiện phương thức “bất bạo động” là bằng những “chiến thuật” hòa bình trong đấu tranh chính trị để lật đổ chính quyền. Do đó, đình công, biểu tình, tuần hành là hình thức được chúng xác định mang lại hiệu quả cao nhất, ít thiệt hại nhất. Đồng thời, sử dụng các hình thức này, trong trường hợp chính quyền sử dụng vũ lực để đàn áp thì đó sẽ là điều kiện thuận lợi, là “cái cớ” để các thế lực thù địch bên ngoài lợi dụng can thiệp, gây sức ép, thậm chí sử dụng sức mạnh quân sự để tấn công.

Bốn là, “bất bạo động” đến một mức độ nhất định có thể chuyển thành “bạo động” khi có điều kiện, thời cơ. Về hình thức, “bất bạo động” được thể hiện thông qua các biện pháp “ôn hòa”, “dân sự”. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, không phải bất cứ lúc nào, trong trường hợp nào “bất bạo động” cũng đều là ôn hòa, phi bạo lực. Khi “bất bạo động” đến một mức độ nhất định có thể chuyển thành “bạo động”. Nói cách khác, ranh giới giữa “bất bạo động” và “bạo động” là khá mong manh, có thể chuyển hóa cho nhau rất nhanh chóng.

Ở Việt Nam, thời gian gần đây được sự hậu thuẫn của các thế lực thù địch nước ngoài, các tổ chức phản động lưu vong, số đối tượng chống đối cực đoan trong nước đang ra sức hô hào, tuyên truyền rộng rãi về phương thức “bất bạo động” trên các trang mạng xã hội; mở các lớp huấn luyện, đào tạo về “bất bạo động” cho số đối tượng chống đối, phản động; triệt để lợi dụng các vụ việc, sự kiện chính trị, xã hội phức tạp, nhạy cảm để lôi kéo, kích động, thu hút quần chúng tham gia vào các hoạt động trái pháp luật…

Các cuộc biểu tình phản đối Công ty Formosa Hà Tĩnh gây ô nhiễm môi trường xảy ra tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình năm 2016, 2017; các cuộc biểu tình phản đối Luật An ninh mạng và dự thảo Luật Đặc khu tại Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh… năm 2018… là những vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự mang bóng dáng của “bất bạo động”.

Có thể thấy rằng, “bất bạo động” là một phương thức hoạt động với những thủ đoạn “mềm dẻo” không bộc lộ trực tiếp và lộ liễu tính thách thức về chính trị và sự đối kháng với chính quyền. Điều này không chỉ giúp các đối tượng tránh được sự trấn áp của chính quyền mà còn gây ra nhiều khó khăn đối với công tác phát hiện, đấu tranh của lực lượng chức năng.

Nguy hiểm hơn nữa là nó có khả năng gây ra mơ hồ, ngộ nhận trong một bộ phận quần chúng và sự “ủng hộ” trong dư luận quốc tế và trong nước, dễ lừa bịp, lôi kéo sự tham gia của các tầng lớp xã hội, đặc biệt là đối với thanh niên, sinh viên, trí thức, văn nghệ sĩ, thậm chí kể cả cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị. Vì vậy, việc nhận diện bản chất của “bất bạo động” có ý nghĩa hết sức quan trọng…