KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2021

YÊU QUÁ VIỆT NAM

Mới đây, một cô gái ngoại quốc đã chia sẻ về câu chuyện chính mình trải qua khi đang sống tại Việt Nam, từ đó giải thích vì sao lại yêu mến nơi đây đến vậy.


Theo đó, cô đã kể lại câu chuyện tuần trước khi đang đi trên phố Hai Bà Trưng, Hà Nội thì bất ngờ xe máy bị hỏng. Khi đó trời đã tối và xung quanh không có hàng sửa xe nào. Song thật may mắn là cô được nhiều người Việt giúp đỡ một cách nhiệt tình.
------------------
“Tuần trước, mình đang ở Hai Bà Trưng, Hà Nội và xe máy của mình bị hỏng, chỉ có 1 mình ở đó. Và lúc đó đã 7 giờ tối rồi mà xe máy dừng lại khi đang lái nên mình tìm một quán trà đá và hỏi chủ có một chỗ sửa xe nào gần đó để giúp mình sửa xe hay không.
Đã có một số người đàn ông đang uống trà và họ nghe nói là xe của mình có vấn đề nên đã đến xem. Lúc đầu có 2 anh, sau đó có 3 và cuối cùng là 5 anh đang nói chuyện về xe máy và cố gắng sửa tạm cho mình về nhà.
Họ đã dành gần 30 phút để sửa xe của mình. Mình đã phải chụp một bức ảnh vì nghĩ các anh rất ngọt ngào, giúp mình như vậy. Mình cảm ơn các anh nhiều và định mời các anh bia nhưng các anh cười và nói là không cần đâu.
Nhờ họ mà mình đã về đến nhà được và mình rất biết ơn họ đã giúp. Hà Nội là một thành phố lớn nhưng mỗi lần mình gặp vấn đề thì luôn có người giúp. Tại các thành phố lớn khác ở châu Âu hay châu Mỹ mình từng đến rồi, bình thường họ không giúp người lạ như thế này. Chỉ ở Việt Nam thôi. Đó là một trong những lý do mình yêu thích Việt Nam như vậy.” – cô gái nói trong clip.
---------------------
Chỉ ít lâu sau khi đăng tải, đoạn clip này của cô đã nhận được sự quan tâm đông đảo của mọi người. Rất nhiều ý kiến bày tỏ sự tự hào và vui mừng khi những người nước ngoài ở Việt Nam có được trải nghiệm sống tuyệt vời, đồng thời chứng minh rằng người Việt Nam vô cùng mến khách.

NGƯỜI PHÁP, NGƯỜI MỸ VIẾT VỀ BÁC HỒ

Tuần báo "Đây Paris" ra ngày 18-6-1946 đã có một trong những bài viết sớm nhất, tương đối đầy đủ nhất về Bác Hồ của chúng ta:
... Chủ tịch nước Việt Nam là một người giản dị quá đỗi. Quanh năm ông chỉ mặc một bộ quần áo kaki giản dị ! khi những người cộng tác xung quanh nhắc với ông rằng: với địa vị này... ông nên mặc trang trọng hơn, thì ông chỉ mỉm cười trả lời: “Chúng ta tưởng rằng chúng ta được quý trọng vì có áo đẹp mặc, trong khi bao nhiêu đồng bào mình trần đang rét run trong thành phố và các vùng quê”.


Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, là một đức tính rõ rệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hành hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu gương dè xẻn gạo cho đồng bào, mong mọi người cùng làm để giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông.
Trong những ngày thường, ông dùng cơm ở Bắc Bộ phủ, ngồi chung hết thảy với mọi người. Người ta thấy quây quần xung quanh bàn ăn: các bộ trưởng, các thư ký và cả những cậu thiếu niên phục vụ bàn giấy. Với đức tính giản dị, khi ngồi ăn với mọi người ông không làm ai phải giữ kẽ nhiều quá, mà trái lại, lúc nào cũng thân mật, vui vẻ, gây cho bữa ăn một vẻ gia đình.
Tính giản dị và thân mật của ông còn biểu hiện qua những bài diễn văn: Không bao giờ ông tỏ vẻ thông thái, vốn rất rộng của ông (Ông thông thạo bảy thứ tiếng khác nhau và nói được rất nhiều tiếng thổ âm...) trái lại, ông chỉ dùng những câu từ nôm na, thường dùng khiến cho một người dù quê mùa chất phác nghe cũng hiểu ngay được... Tất cả đức tính Hồ Chí Minh luôn thể hiện trong từng hành động tưởng như bé nhỏ đó...
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất ghét lối nói khoa trương, văn vẻ. Mỗi bài diễn văn của ông là một bài học nhỏ kết luận bằng một ý kiến đạo đức. Bởi những ý tưởng hết sức giản đơn ấy mà bài diễn văn của ông có một tiếng vang lớn trong giới trí thức và dân chúng”.
Hai mươi năm lăm sau bài viết trên, năm 1971- sau khi Bác đã mất, một người Mỹ - nhà báo, nhà văn (Đâyvít Hanbơcstơn) trong cuốn sách “Hồ” của mình, do Nhà xuất bản 'Răngđôm Haosơ - Niu Yoóc" đã viết:
“…Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật kỳ lạ của thời đại này, hơi giống Găngđi, hơi giống Lênin, nhưng hoàn toàn Việt Nam. Có lẽ hơn bất kỳ một người nào khác của thế kỳ này, đối với dân tộc của ông, và đối với cả thế giới ông là hiện thân của một cuộc cách mạng. Thế nhưng, với hầu hết người dân Việt Nam, ông là biểu tượng của cuộc sống, hy vọng, đấu tranh, hy sinh và thắng lợi của họ. Ông là một người Việt Nam lịch sự, khiêm tốn, nói năng hòa nhã, không màng địa vị, luôn luôn mặc quần áo đơn giản nhất – cách ăn mặc của ông không khác mấy so với người nông dân nghèo nhất – một phong cách mà phương Tây đã chế giễu ông trong nhiều năm, cười ông thiếu nghi thức quyền lực, không có đồng phục, không theo thời trang. Cho đến một ngày họ mới tỉnh ngộ và nhận thấy chính cái tính giản dị ấy, cái khả năng hòa mình vào nhân dân ấy là cơ sở cho sự thành công của ông...
Tính giản dị của ông Hồ là một sức mạnh. Địa vị càng cao sang, ông càng giản dị và trong sạch. Hình như ông luôn luôn giữ được những giá trị vĩnh cửu của Việt Nam: kính già, yêu trẻ, ghét tiền của.
Ông Hồ không tìm kiếm cho mình những cái trang sức quyền lực vì ông tự tin ở mình và ở mối quan hệ của ông với nhân dân, với lịch sử đến nỗi không cần những pho tượng, những cái đầu, những pho sách, những tấm ảnh để chứng tỏ điều đó cho mình và cho thiên hạ biết. Việc ông từ chối sự sùng bái cá nhân là đặc biệt đáng chú ý trong một xã hội kém phát triển…”
(Trích -117 Chuyện kể về Hồ Chí Minh - Ban Tuyên giáo TW, Nxb. CTQG - 2007).

BẪY ĐẠO ĐỨC

"Nếu vợ và mẹ đều bị rơi xuống sông, thì bạn sẽ cứu ai trước?"
1. Không nên cứu, mà hãy táng vào mồm đứa nào hỏi bạn câu đó. Vì nó chỉ muốn làm nhục bạn thôi, chứ nó đâu cần biết câu trả lời!!!
Táng nó xong rồi nhớ mắng thêm: "Sao mẹ mày không rơi xuống sông, mà mày cầu cho mẹ tao té sông hả mày???"
Bởi vì: Nếu bạn trả lời là cứu vợ trước -> A ha đứa bất hiếu!
Nếu bạn trả lời cứu mẹ trước -> A ha thằng mất dạy vô cảm, ai yêu phải mày đúng là khổ một đời làm dâu làm vợ thằng ích kỷ!
Câu trả lời nào cũng vi phạm đạo đức làm người! Vậy rõ ràng, kẻ hỏi bạn câu này chỉ muốn bạn rơi vào "bẫy đạo đức", chứ nó đâu thực sự cần quan tâm bạn sẽ cứu ai?


2. Bạn không cần băn khoăn tìm câu trả lời cho vấn đề đó! Bởi vì tất cả mọi nhân viên cứu hộ, cứu nạn trên đời này đều có một nguyên tắc:
- Cứu người gần nhất trước!
- Cứu người dễ cứu nhất, thuận tiện để cứu nhất!
- Mọi sinh mệnh đều đáng giá như nhau!
Nghĩa là khi rơi xuống nước, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu đã biến mất!
Trên máy bay, áo phao cấp cứu của khoang thương gia, VIP cũng như của ghế 0 đồng giá rẻ.
Nếu cứu nạn, người gần nhất được cứu trước, người dễ cứu nhất và tốn ít thời gian nhất để cứu sẽ được ưu tiên cứu trước. (Không bao giờ có chuyện, xuồng cứu hộ bỏ mặc 10 người chấp chới ở gần để bơi ra cứu 1 người ở xa trước!).
Vì thế, nếu trong thực tế, ai ở gần hơn sẽ được cứu trước. Và người trả lời câu hỏi ấy, không phải bạn! Bạn chỉ cần hành động theo lương tri và trực cảm thôi. Mặc mẹ những kẻ ôm áo phao đạo đức đứng trên bờ!
3. Nhưng nếu bạn không đấm được người hỏi, chỉ vì...
Người yêu bạn hỏi câu ấy! Cô í, thật xui xẻo, đã hỏi bạn: Nếu em và mẹ anh rơi xuống sông, thì anh cứu ai???
Cô ấy lấy một thứ giả định tàn nhẫn để bắt bạn phải chứng tỏ tình yêu?
Chia buồn với bạn! Việc duy nhất bạn phải làm không phải là trả lời câu hỏi ấy, mà là chia tay với cô gái ngu ngốc ấy!
Hãy nhớ lại mệnh đề duy nhất đúng: Kẻ đưa ra câu hỏi ấy, đâu phải vì muốn nghe câu trả lời của bạn? Mà họ chỉ đang muốn đẩy bạn vào một tình cảnh trớ trêu!
Đáng sợ hơn, đó là một người con gái mà mô thức tư duy trong đầu cô ấy, rút cuộc, hóa ra chỉ là: "Em và mẹ anh, anh chọn ai?"

Thứ Năm, 25 tháng 11, 2021

NHỮNG NGƯỜI VIỆT ĐÃ VỊ THA NHƯ THẾ NÀO?

Người lính Hoa Kỳ trong bức ảnh trên là Dewey Wayne Waddell. Anh bị lực lượng phòng không miền Bắc Việt Nam bắn hạ vào vào 05/07/1967. Lần bị bắn hạ ấy cũng là lần thứ 47 anh tham gia vào một nhiệm vụ không kích tại chiến trường Việt Nam. Không ai tính được là trong mấy chục lần không kích trước đây, bao nhiêu người Việt đã ngã xuống, bao nhiêu gia đình đã mất đi người thân, bao nhiêu nhà cửa, công trình đã bị phá hủy…


Dewey Wayne Waddell cho biết khi bị bắn hạ, anh chỉ kịp bung dù ra và lát sau đã rơi xuống mặt đất. Nhiều người dân thấy anh, họ nhìn phi công này với ánh mắt căm thù và oán hận. Dewey Wayne Waddell tiến lộ với tờ TIME rằng những người dân Việt Nam mà anh ta gặp đều muốn giết anh ta. “Nhưng thật may là họ không giết tôi, họ chỉ muốn bắt tôi” - phi công này cho biết.
Một viên phi công khác giấu tên cũng trả lời trên tờ TIME, cho biết khi anh được đưa về Hanoi Hilton, nhiều người Việt Nam nhìn anh với gương mặt bực tức và oán hận. Nhưng họ không làm gì cả, chỉ nhìn chiếc xe đi qua.
William Reeder Jr, một phi công khác bị bắn hạ tại chiến trường Việt Nam cho biết không có bất cứ lòng tốt nào được thể hiện từ những người bắt giữ anh - những người lính cộng sản, trừ một vài lần anh được hút thuốc. Anh này cũng kể lại về một số lòng tốt của người dân nơi anh đi qua, họ biết anh là phi công Mỹ, người thân của họ đã ngã xuống vì máy bay Mỹ, họ nhìn anh với một cái nhìn đầy ám thị. Và chỉ nhìn thôi.
Đại tá Will Gideon, cựu Chỉ huy trưởng Phi đội Tiếp tế Không vận 437, cũng bị bắn rơi vào một phi vụ vào năm 1966. Vị đại tá này bị ngất xỉu, khi thức giấc, anh này thấy chân trái của mình được bó bột, còn vai và đầu được băng gạc. Với lòng kiêu hãnh của một tù binh, Gideon đã quyết định từ chối các bữa ăn không đầy đủ từ phía quân đội Bắc Việt, có lẽ anh này lo sợ về một tình huống ám sát. Nhưng sau đó, Gideon quyết định nghe theo lời của một sĩ quan khác là Browning, ăn một bát cơm và rồi một bát nữa, chẳng có chuyện gì xảy ra cả.
Một phi công nổi tiếng sau này là John McCain đã nhảy dù xuống hồ Trúc Bạch sau khi bị bắn hạ trên bầu trời Hà Nội. Rất đông thanh niên Việt Nam đã nhảy xuống cứu ông và đưa ông ra khỏi đám đông đang rất thù hằn và kích động. Sau này, một số nguồn tin dẫn lời John McCain cho biết là người dân nhìn ông như muốn lao vào ông "ăn thua đủ", nhưng họ không có hành động gì cả.
Hơn 6,1 triệu tấn bom đạn đã được “trải thảm” xuống Việt Nam, nhiều gấp 3 lần số bom đạn tại Thế chiến 2, hơn 76 triệu lít hóa học diệt cỏ được “tưới” xuống các cánh rừng, cánh đồng ở Việt Nam nhằm làm lộ diện các con đường hành quân và phá hoại mùa mạng. Hơn 200 ngàn dân thường thương vong, khoảng 100 ngàn gia đình mất nhà cửa hoặc hư hại do những thiết bị bay từ không quân Hoa Kỳ.
Với những con số ấy, đủ để minh chứng cho hai thứ gọi là “tội ác” và chính thứ tội ác đó tạo ra một lòng căm thù trong những người Việt. Nhưng sự căm thù ấy, được trả lại bằng hai chữ “chiến đấu”, bằng lực lượng phòng không - không quân, bằng tên lửa, bằng máy bay, bằng cao xạ hoặc AK… Chứ không phải bằng lao vào hành hung, đánh đập hay giết hại những “giặc lái”.
Will Gideon nhiều lần từng trả lời truyền thông Hoa Kỳ rằng ông bị thẩm vấn, bắt giam, tra khảo. Ngoài ra, vấn đề ăn uống cũng khá phức tạp. Theo chính sách từ phía ta, khẩu phần ăn của lính Mỹ bị bắt giam tương đương với khẩu phần của các sĩ quan quân đội cao cấp, phía ta cũng nhờ Đại sứ quán Pháp kết nối với phía Mỹ nhằm hỗ trợ đồ ăn, lương thực, liên lạc với gia đình lính Mỹ. Nói tóm lại, một tù binh Mỹ có suất ăn ngang với một gia đình ở Hà Nội, thậm chí có nhiều đồ ăn ngoại mà chỉ có những người giàu có mới được nếm thử. Vào mỗi ngày lễ đặc biệt của người Mỹ, phía ta đều tổ chức cho họ. Vì họ, ngoài tư cách là tù binh, là cũng là một trong những chiến lược ngoại giao của phía ta.
Về cuối đời, Will Gideon có trả lời rằng ông không có ác cảm với những người Bắc Việt - những người từng giam giữ ông và thậm chí có những cái nhìn thiện cảm hơn về họ. Và nhiều người cũng như Will Gideon, nhiều người phi công Mỹ quay trở lại Việt Nam, gặp những người lính Bắc Việt xưa cũ.
“Nếu tôi là họ, có người thân, bạn bè chết vì bom đạn như họ, tôi không dám chắc là sẽ hành động bình tĩnh được như họ”
Sĩ quan Robert P.Chenoweth cho biết ông ở Hà Nội vào đúng những ngày Điện Biên Phủ trên không, ai cũng lo lắng là sẽ bị bom đạn đánh trúng. Những người lính Mỹ nghĩ rằng những người quản giáo Việt Nam sẽ bỏ họ mà đi lánh nạn nhưng mà không. Những người quản giáo Việt Nam vẫn ở lại, còn nói rằng sẽ tặng ông một chiếc ấm tích vào ngày mà ông được trở về Mỹ. Sĩ quan này cho biết cũng từ lúc ấy, ông nhận ra được chính nghĩa từ những người Việt Nam.

Một cô gái móc trộm túi lính Mỹ tại Sài Gòn thời chế độ VNCH.

Bí thư thứ nhất Lê Duẩn phát biểu tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội chung cả nước, ngày 25 tháng 6 năm 1976:


“Ở miền Nam, những người trước đây nhờ chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ mà có một mức sống vật chất vượt xa khả năng của nền kinh tế trong nước và kết quả lao động của bản thân họ, nên hiểu rằng đó là một cuộc sống phồn vinh giả tạo, đổi bằng đ.au kh.ổ, c.hết c.hóc của hàng triệu đồng bào, bằng sự triệt phá biết bao xóm làng, thị trấn, bằng sự sa đọa của biết bao thanh niên, bằng sự chà đạp nhân phẩm của biết bao phụ nữ ở các vùng tạm bị chiếm, và bằng nhục mất nước.
Họ nên hiểu rằng lối sống chạy theo những nhu cầu giả tạo theo kiểu "xã hội tiêu thụ", đua đòi theo những thị hiếu tầm thường, hoàn toàn trái với cuộc sống hạnh phúc văn minh chân chính. Những đồng bào ấy ngày nay có thể và cần trở lại với thực tế, trở về với cuộc sống của dân tộc, sống bằng kết quả lao động của mình. Đó là con đường để tiến tới một cuộc đời tươi vui, đẹp đẽ, có ý nghĩa, có phẩm giá, có hạnh phúc thật sự và lâu bền cho chính mình và con cháu mình.”

Thứ Tư, 24 tháng 11, 2021

NGUYỄN VĂN ĐÀI KIẾM SỐNG BÊN TRỜI TÂY!

Trong khi nhiều nhà rân chủ khi được xuất khẩu ra nước ngoài thì bị sốc về văn hóa, sốc về trình độ, sốc về sự thật dân chủ nhân quyền mà từ đó đau khổ, chán ghét thậm chí là lên án cuộc sống phương Tây thì Nguyễn Văn Đài lại tỏ ra thích nghi khá nhanh với cuộc sống tại Đức. Khi lần lượt đưa hết đội ngũ tổ chức Hội Anh em dân chủ ở trong nước vào tù, Nguyễn Văn Đài đã tìm cách để được diện tha bổng, xin tị nạn xuất khẩu ra nước ngoài. Để rồi, tiếp tục gây dựng lại Hội anh em dân chủ tại đây, biến nó thành công cụ chống phá, công cụ kiếm tiền của y, biến một tổ chức phản động trong nước thành một tổ chức phản động lưu vong.


Trần Thu Hà, một cộng sự khá thân thiết của Nguyễn Văn Đài khi ở trong nước, dành cả tuổi thanh xuân và cuộc đời để cống hiến cho sự nghiệp của Đài. Vào tù ra nước ngoài cùng với Đài trong cùng dịp nhưng chưa đầy nửa năm sống tại Đức, Thu Hà đã phải lẳng lặng về Việt Nam. Nhưng đi thì dễ chứ về thì khó, Thu Hà buộc phải quay lại Đức. Hà chua xót tâm sự rằng: "đừng dựa vào thế lực từ bên ngoài nào, người Việt hải ngoại hay áp lực quốc tế chỉ có tác nhân trợ lực". Cũng từ đây mâu thuẫn giữa Hà và Đài bộc lộ, Đài chữa thẹn bằng cách tung tin Hà bị tâm thần trong khi Hà cũng không ngân ngại vạch bộ mặt thật của Đài trước cư dân mạng: "Tôi đã im lặng trong một thời gian khá dài, điều này đã tạo cơ hội cho những kẻ xấu cố tình (mà tôi sẽ nêu cụ thể ở đây là ls Nguyễn Văn Ðài) phao tin đồn nhảm rằng tôi bị tâm thần, cố tình hạ uy tín của tôi để nhằm bảo vệ mình, mặc dù tôi đã cảnh cáo vài lần là phải đính chính thông tin". Thế là hết đời 1 thiếu nữ cả tin.
Vừa qua, Đài sang Anh nhằm tiếp tục phát triển tổ chức tại đây. Nghe Đài khoe ở đây, Hội Anh em dân chủ cũng được sáu chục mống. Đài cũng khoe 1 cô bé trẻ đẹp, non (nớt) là thành viên mới nhất của Đài. Nhìn cô gái xinh đẹp về hình thức nhưng đang dần tối rầm về nội dung mà tôi lại thấy buồn cho cô gái ấy. Ánh mắt khao khát đầy tự hào của vị Chủ tịt đang đắm đuối nhìn hội viên, nghĩ cách khai thác hết tiềm năng, cái tay muốn chạm vào cái tay mà tôi chỉ nghĩ rằng: Âu cũng là xong một kiếp người.
Và phải công nhận, Đài đúng là một trí thức phản động khi thích nghi khá nhanh, biết kiếm tiền (có lẽ cả tình) khá nhạy ở bên trời Tây.

Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”

Ngày 24-11-1946: Đại hội Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được khai mạc trọng thể tại Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội, với sự tham gia của hơn 200 đại biểu. Trong diễn văn khai mạc Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra luận điểm: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Người chỉ rõ: Nhiệm vụ của văn hóa mới là phải lấy hạnh phúc của đồng bào, sự nghiệp đấu tranh của dân tộc làm nội dung phản ánh, đồng thời phải tiếp thu những kinh nghiệm của văn hóa xưa và nay để xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam với ba tính chất: dân tộc, khoa học, đại chúng. Người nêu rõ vị trí, ảnh hưởng của văn hóa nghệ thuật trong việc giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng con người Việt Nam yêu nước, độc lập, tự cường, tự chủ.
Cách đây 75 năm, kể từ Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, dưới ngọn cờ của Đảng, Nhân dân ta kế thừa, phát triển và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, không ngừng sáng tạo những giá trị văn hóa mới thấm đẫm tinh thần yêu nước và lý tưởng xã hội chủ nghĩa phù hợp với đất nước và tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, đưa đất nước vững bước trong xu thế phát triển của nhân loại tiến bộ. Đó là sức mạnh hiện thực của văn hóa Việt Nam.
Cùng với chính trị và kinh tế, văn hóa Việt Nam giữ một vai trò và vị trí trọng yếu trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, hiện nay sau hơn ba thập kỷ đổi mới toàn diện, đồng bộ, đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Yêu cầu to lớn và nhiệm vụ nặng nề đó đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục hoạch định phương hướng vừa mang ý nghĩa chiến lược vừa có ý nghĩa cấp bách nhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngang tầm công cuộc phát triển đất nước nhanh và bền vững, trong tầm nhìn tới năm 2045.


Việt Nam đi từ chủ nghĩa yêu nước, là văn hóa, trên nền tảng chính trị Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nghĩa là văn hóa, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do đó, hiển nhiên là chúng ta cần xây dựng và phát triển một chiến lược về văn hóa của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trước mắt với tầm nhìn tới năm 2030 và 2045. Nói một cách khái quát, đó là văn hóa của sự phát triển mạnh mẽ và bền vững, với khát vọng Việt Nam xã hội chủ nghĩa độc lập và hùng cường.
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội Việt Nam, là mục tiêu, là động lực phát triển của lịch sử Việt Nam. Cụ thể là, cái nền tảng, cái mục tiêu, cái động lực đối với Việt Nam suốt từ thời cổ đại, đó chính là: Nghĩa đồng bào, vì nước quên mình, trừ bạo an dân, tinh thần đoàn kết rộng rãi…
Vũ khí tinh thần ấy, vũ khí văn hóa cơ bản nhất ấy được hun đúc và tiếp tục được lưu truyền và ngày càng trở thành hùng khí quật khởi đặc biệt ở vào những bước ngoặt lịch sử dân tộc, để Việt Nam ta ngày càng có vị trí quan trọng trên trường quốc tế.
Đồng hành với lịch sử dân tộc, sự vận động của văn hóa Việt Nam ngày càng sinh động với sự lan tỏa, thăng hoa rộng lớn, với chiều sâu thẳm tạo dựng nên gương mặt Việt Nam, với trí tuệ, khí phách, cốt cách, phong thái và bản lĩnh Việt Nam không thể trộn lẫn trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập toàn cầu.
Rõ ràng, văn hóa không chỉ là nền tảng tinh thần mà còn là một động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, một mục tiêu phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, mang bản sắc dân tộc được Đảng và nhân dân ta xác định là một trong các đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đó chính là quá trình xử lý một cách khoa học với các mối quan hệ giữa truyền thống văn hóa và tính hiện đại của văn hóa, giữa văn hóa dân tộc và văn hóa thời đại nhằm xây dựng một nền văn hóa Việt Nam vừa mang bản sắc dân tộc vừa ngang tầm với thời đại, là một nhân tố bảo đảm cho cuộc hội nhập thế giới của đất nước một cách toàn diện, hiệu quả.

Thứ Ba, 23 tháng 11, 2021

GIẢI MẬT VỀ ĐIỆP VIÊN H3 NGƯỜI KHIẾN CIA KINH NGẠC

Với hơn 20 năm sống trong lòng địch, 16 năm sống trong sào huyệt của Quân đội ngụy Việt Nam Cộng hòa, Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Minh, người mang bí số H3 của Phòng Tình báo B2, đã thể hiện bản lĩnh kiên cường và mưu trí “siêu việt”. Giữa “biển giáo, rừng gươm”, một mình hoạt động đơn tuyến, ông đã tạo nên “tấm bình phong” an toàn ngay giữa sào huyệt của địch để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà cách mạng giao phó.


Đại tá Nguyễn Văn Minh sinh năm 1933, tại Hưng Yên, trong một gia đình thợ thủ công. Lớn lên, ông vào Sài Gòn làm công nhân và tham gia hoạt động bí mật trong Mặt trận Liên Việt. Năm 1959, ông được Quận ủy Thủ Đức cử làm nhiệm vụ lọt vào quân đội ngụy quyền Sài Gòn. Năm 1963, lợi dụng sự kiện chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm bị lật đổ, các phe phái ngụy quân, ngụy quyền chèn ép nhau để tranh quyền, đoạt lợi, ông tìm cách vào được hàng ngũ kẻ thù với chức danh nhân viên văn thư của Văn phòng Tổng tham mưu trưởng Nguyễn Hữu Có. Không lâu sau đó, Nguyễn Cao Kỳ lật đổ Nguyễn Hữu Có, nhưng với vỏ bọc là một nhân viên quân sự mẫn cán, tận tụy với công việc, được nhiều người quý mến nên ông được tiếp tục tin dùng. Từ đó, ông trở thành một trong 4 nhân viên văn thư bảo mật của Văn phòng Tổng tham mưu trưởng.
Công việc hằng ngày của ông là tiếp nhận và lưu trữ công văn đi, đến giữa Văn phòng Tổng tham mưu trưởng với các cơ quan, đơn vị trong quân đội ngụy, đặc biệt là trao đổi công văn với Phủ Tổng thống, với các cơ quan Bộ Quốc phòng, các quân đoàn, quân khu. Công việc này tạo cơ hội cho ông tiếp cận nhiều tài liệu tối mật của địch. Chính vì đặc thù công việc nên ông luôn bị các cơ quan mật vụ, an ninh của địch để ý, theo dõi. Để tránh bị lộ và che mắt kẻ thù, ông khéo léo nhận về mình nhiều phần việc nhưng không sao chụp tài liệu mà rèn luyện ghi nhớ toàn bộ các công văn được tiếp cận hằng ngày. Đến đêm, ông thức trắng để viết lại nội dung công văn trong ngày, chuyển ra ngoài cho tổ chức. Các ý đồ lớn của địch, như kế hoạch bình định nông thôn, kế hoạch lấn chiếm, xóa các vùng giải phóng… đều được ông báo cáo chính xác.
Đầu năm 1975, ông đã báo cáo về căn cứ một tin quan trọng có tính quyết định là: Mỹ không đưa quân trở lại nếu ta đánh lớn vào giải phóng Sài Gòn. Thông tin này đã giúp Bộ Chính trị có thêm cơ sở quyết định mở cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 trong thời gian ngắn nhất để giải phóng miền Nam, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân giành thắng lợi trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Đặc biệt, trong ngày 30/4/1975, khi Quân Giải phóng đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu ngụy, chính ông đã động viên các viên chức trong văn phòng của tướng Cao Văn Viên gìn giữ, niêm phong kho tàng, hồ sơ, bảo toàn tài liệu, máy móc trong văn phòng để bàn giao cho Quân Giải phóng.
Đại tá Nguyễn Văn Minh - H3 - đã trở thành một trong những điệp viên huyền thoại, khiến kẻ thù kinh ngạc về bản lĩnh, trí tuệ và tinh thần “thép” của ông. Năm 1999, ông được Đảng và Nhà nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT TỐC ĐỘ CAO CỦA MỸ ĐỘI VỐN GẦN 44 TỈ USD

Theo The Times, chính quyền bang California đang phải đối mặt với khoản chi gần 1 tỷ đô bổ sung cho nguồn vốn thiếu hụt trong năm 2021 theo đề xuất từ ​​các nhà thầu của **dự án đường sắt cao tốc** **dài gần 200km (tổng chiều dài dự án trong giai đoạn 1 là 840km và hơn 1300km trong giai đoạn 2)** nối 2 thành phố lớn là San Francisco và Los Angeles. Được biết, suốt 8 năm qua, Cơ quan Đường sắt Cao tốc của bang California hầu hết đã chấp thuận phê duyệt khoản tiền bổ sung cho các mức tăng như vậy.


Chi phí dự án tiếp tục tăng - và khả năng cao sẽ lại xảy ra các vấn đề tương tự trong vài năm tới - đang làm khó khăn thêm điều kiện tài chính vốn đã rất eo hẹp của dự án **gần 100 tỷ USD** này.
Tiểu bang đã chi một khoản ngân sách **22,8 tỷ đô la** để xây dựng một phần phân đoạn từ Bakersfield đến Merced. Ban đầu, việc xây dựng hệ thống tàu cao tốc từ Los Angeles đến San Francisco **được chốt ở mức 33 tỷ USD**. Nhưng chi phí tăng cao có thể sẽ khiến chính quyền bang California sa lầy hơn vào những khoản bù vốn khổng lồ tương tự trong tương lai.
Các nhà thầu xây dựng các hạng mục như cầu cạn, cầu vượt trong các gói thầu đã đệ trình hàng chục khiếu nại mới trong năm nay về sự chậm trễ trong biệc phố trí vốn xây dựng và việc thay đổi thiết kế của dự án, khẳng định đó là lỗi của cơ quan có thẩm quyền. Cũng theo đó, **nguyên nhân của sự chậm trễ này được cho là sự thay đổi thiết kế của dự án so với bản kế hoạch được phê duyệt ban đầu, sự chậm chạp trong công tác di dời hạ tầng kỹ thuật và công tác giải phóng mặt bằng**.
Vào tháng 6 năm 2021, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã khôi phục khoản tài trợ 929 triệu đô la cho đường sắt cao tốc của California. Việc cựu Tổng thống Donald Trump cắt vốn vào năm 2019 đã khiến nguồn tài trợ cho dự án gặp khó khăn dẫn đến sự chậm trễ kéo dài và chi phí gia tăng.
Tổng thống kế nhiệm thuộc đảng Dân Chủ là Joe Biden thì ngược lại, ông đã có những hành động ủng hộ mạnh mẽ việc phát triển hệ thống đường sắt cao tốc và đã thề đảm bảo Hoa Kỳ “có hệ thống đường sắt sạch nhất, an toàn nhất và nhanh nhất trên thế giới”.
Dự án đường sắt cao tốc của California cũng là dự án đường sắt tốc độ cao đầu tiên của Hoa Kỳ và hiện đang được đặt mục tiêu hoàn thành vào những năm 2030. **Tổng chi phí ước tính củ dự án là 80 tỷ USD vào năm 2020 nhưng cuối cùng có thể lên tới 99,8 tỷ USD tại thời điểm hoàn thành**.
Chính quyền bang California cho biết tàu sẽ đi từ San Francisco đến lưu vực thành phố Los Angeles với tốc độ có thể hơn 322 km/h khi đi vào hoạt động full công suất vào năm 2033.
Dự án này hiện **đang được xây dựng trên một phân đoạn dài khoảng 175km đầu tiên** ở vùng Thung lũng Trung tâm của California với 35 vị trí việc công trường đang hoạt động. Cơ quan chức năng cho biết họ dự kiến ​​sẽ có các chuyến tàu thử nghiệm trên mặt đất vào năm 2025-2026 và phục vụ hành khách vào năm 2029.

MẠNG XÃ HỘI VÀ CUỘC CHIẾN TRUYỀN THÔNG!

Chỉ trong 2 ngày 22 và 23/11, báo Thanh niên online– một trong những tờ báo điện tử lớn nhất VN đã đăng liên tiếp 5 bài chỉ nói về một vấn đề: kiện bà Phương Hằng. Cùng với báo Thanh niên, nhiều tờ báo khác cũng lên tiếng về vấn đề này. Ở góc độ cá nhân, 2 nhà báo kỳ cựu “có tiếng” là Nguyễn Đức Hiển và Hàn Ni đã liên tục sử dụng trang cá nhân để tuyên chiến với bà Nguyễn Phương Hằng.


Một điều chưa từng có trong lịch sử. Một bên streamer triệu view và một bên là các nhà báo kỳ cựu. Nếu trước đây, chẳng có ai, kể cả quan chức, dám công khai tuyên chiến với nhà báo – quyền lực thứ 4 trong xã hội hiện nay. Báo chí giữ vai trò chi phối lĩnh vực truyền thông, khiến không ít doanh nhân, thậm chí là quan chức phải kiêng nể nhiều phần, có những nhà báo đã dùng sức mạnh của mình đến mức: “Bắt phong trần, phải phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao”. Nhà báo, không đơn thuần là cây bút mà còn là đầu mối quan hệ, giải quyết công việc nhạy cảm; lại là vũ khí, để nhóm lợi ích này đánh nhóm lợi ích kia. Và truyền thông bẩn được cơ hội phát triển như nấm mọc sau mưa.
Nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông xã hội và sự suy giảm uy tín của phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là báo điện tử, nhiều người đã không tin vào tính khách quan, công bằng của báo chí, nhất là báo điện tử. Nhiều nhà báo kiêm KOLs trên mạng như Trương Châu Hữu Danh, Trương Duy Nhất, Bạch Hoàn,… bị bắt giữ và lộ ra hàng loạt những khuất tất, niềm tin đối với nhà báo đang ít dần lên, thay vì đó, người ta đặt niềm tin hơn vào những người như bà Phương Hằng. Người ta thích nghe một cô doanh nhân, dù chữ nghĩa không nhiều lên livestream, thay vì bỏ thời gian để đọc những bài viết được gọt dũa, biên tập kỹ càng.
Một cuộc chiến thực sự đang nổ ra - cuộc chiến giữa truyền thông xã hội và truyền thông đại chúng. Và phần thắng sẽ thuộc về ai mà dư luận tin rằng họ chiến đấu vì công lý và lẽ phải.