KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Ba, 30 tháng 11, 2021

THÔNG TIN CHÍNH THỨC VỤ VIỆC: QUÂN NHÂN NGUYỄN VĂN THIÊN TỬ VONG

Đồng chí Nguyễn Văn Thiên sinh ngày 10/10/1998; nhập ngũ: tháng 02/2020; cấp bậc: Binh nhất; chức vụ: Chiến sỹ; đơn vị: Trung đội Thông tin, Tiểu đoàn BB50, Trung đoàn BB991; quê quán: Xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi; trú quán: Thôn 2, xã Nghĩa An, huyện KBang, tỉnh Gia Lai.


Diễn biến vụ việc như sau:
Khoảng 20 giờ 15 phút ngày 29 tháng 11 năm 2021, đồng chí Thiên đi tắm tại nhà tắm của đơn vị, bị đột quỵ và té ngã, sau đó đồng chí Thiên đi về phòng nằm nghỉ; đến khoảng 21 giờ 15 phút cùng ngày, đồng chí Nguyễn Đình Tâm, chiến sỹ Trung đội Thông tin, cùng đơn vị, ở cùng phòng với đồng chí Thiên phát hiện đồng chí Thiên có hiện tượng co giật, khó thở, đồng chí Tâm đã kịp thời báo cáo với cán bộ Tiểu đoàn; đơn vị tiến hành sơ cứu ban đầu và đưa đồng chí Thiên đến Trung tâm Trung tâm Y tế huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai để cấp cứu. Các y, bác sĩ Trung tâm y tế đã tận tình cứu chữa, nhưng bệnh nặng, không qua khỏi, đến khoảng 22 giờ cùng ngày, đồng chí Thiên tử vong.
Khi sự việc xảy ra, đơn vị đã thông báo cho gia đình đồng chí Thiên, đồng thời Bộ CHQS tỉnh đã kịp thời phối hợp với Cơ quan Điều tra Hình sự Khu vực 5/Quân khu 5; Viện Kiểm sát quân sự Khu vực 52; Trung tâm Y tế huyện Đức Cơ; Cơ quan Pháp y tỉnh Gia Lai và ông Nguyễn Văn Lâm là cha đẻ của đồng chí Thiên, ông Nguyễn Văn Thành Nghĩa là chú ruột của đồng chí Thiên, ông Phạm Việt Dũng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Nghĩa An, huyện Kbang, tiến hành khám nghiệm tử thi theo quy định của pháp luật.
Trước khi tiến hành khám nghiệm tử thi đồng chí Thiên, cơ quan Pháp y đã giải thích và được sự đồng ý, nhất trí của gia đình. Quá trình khám nghiệm được tiến hành công khai dưới sự chứng kiến của các thành phần nêu trên. Sau khi khám nghiệm, cơ quan pháp luật đã thông qua biên bản, tất cả cùng nghe, công nhận đúng và đồng ý ký tên chịu trách nhiệm trước pháp luật. Theo nhận định ban đầu của cơ quan pháp luật: Nguyên nhân đồng chí Thiên chết là do đột quỵ, té ngã, xuất huyết não, nhồi máu phổi.
Theo nguyện vọng của gia đình, đơn vị đã phối hợp với địa phương đưa thi thể đồng chí Thiên về đến Thôn 2, xã Nghĩa An, huyện Kbang lúc 12 giờ 25 phút, ngày 30 tháng 11 năm 2021 để làm thủ tục mai táng.
Việc đồng chí Thiên tử vong là sự rủi ro đáng tiếc, là tổn thất lớn của đơn vị và gia đình; bạn bè, người thân xót xa và đau lòng trước sự ra đi của đồng chí Thiên - người quân nhân trẻ tuổi nhưng có trách nhiệm với Tổ quốc. Thông tin đồng chí Thiên tử vong do bị đánh đang lan truyền trên mạng xã hội là sai sự thật. Những dấu vết trên thi thể đồng chí Thiên được chụp lại và lan truyền là dấu vết do té ngã và vết mổ khám nghiệm tử thi theo quy định của pháp luật.
​Việc lan truyền một số hình ảnh và thông tin về trường hợp tử vong của đồng chí Thiên trên mạng xã hội vừa rồi là sai sự thật, khơi thêm nỗi đau mất mát không gì bù đắp được của gia đình đồng chí Thiên, làm ảnh hưởng đến bản chất, truyền thống của quân đội và gây hoài nghi, tạo dư luận xấu trong xã hội.
​Xin gửi đến gia đình đồng chí lời chia buồn sâu sắc nhất! Mong đồng chí yên nghỉ nơi cõi vĩnh hằng!
​Quân đội nhân dân Việt Nam là một tập thể đoàn kết, trên dưới một lòng để cùng nhau giữ gìn, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Nhân dân. “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, quân nhân tử vong khi thực hiện nghĩa vụ quân sự là nỗi đau chung của toàn quân. Các thế lực thù địch đã lợi dụng sự việc này để quy chụp, đánh vào điểm yếu là tính hiếu kỳ và cảm tính của một số người; từ đó “đánh phá” Quân đội, hạ uy tín của Đảng, Nhà nước và Quân đội.
​Thông tin vụ việc đã được gia đình, Quân đội và pháp luật làm rõ. Đồng chí Thiên đã qua đời, em cần được an nghỉ giấc ngàn thu. Cố tình kích động, khoét sâu vào nỗi đau của gia đình và kích động nhân tâm là hành vi tội ác. Những kẻ cố tình xuyên tạc, bôi nhọ và “đánh phá” Quân đội chắc chắn sẽ thất bại. Những ai chưa tỏ tường vụ việc nhưng lại làm thám tử điều tra online chắc chắn sẽ phải chịu xử lý nghiêm minh của pháp luật.
​Vụ việc rất đau lòng, mong mọi người tỉnh táo, không chia sẻ, bình luận, đăng tin bài lệch lạc, không kiểm chứng. Hãy tin tưởng ở cơ quan chức năng; mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

KHÔNG CẦN BỊT MẮT TÔI...!

Người con gái đang độ xuân thì, đã vĩnh viễn ra đi cho bao mùa hoa lê-ki-ma nở, cuộc đời của chị đã hóa thành bất tử. Chị là Võ Thị Sáu - Nữ anh hùng huyền thoại vùng Đất Đỏ.


Tháng 2/1950, sau khi ném lựu đạn ám sát tên Cai tổng và gây thương tích cho 20 tên lính Pháp, chị bị bắt, giam tại khám Chí Hòa. Đến tháng 4/1951, thực dân Pháp đưa chị ra xét xử, kết án tử hình và đày ra Nhà tù Côn Đảo. Rạng sáng ngày 23/1/1952, địch đưa chị đi xử bắn.
Đối mặt cái chết, điều khiến người con gái Đất Đỏ ân hận nhất là chưa diệt hết bọn thực dân và tay sai cướp nước. Chuyện kể rằng, khi ra đến pháp trường, chị kiên quyết không quỳ xuống, yêu cầu không bịt mắt, chị khảng khái nói:
- Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn thấy đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người. Đả đảo thực dân Pháp! Việt Nam độc lập muôn năm! Hồ Chủ tịch muôn năm!
Ngày 2/8/1993, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Võ Thị Sáu.

NGHỆ THUẬT “ĐỔ LỖI CHÍNH QUYỀN”

Phải nói rằng, hành động đổ lỗi cho chính quyền đã trở thành nghệ thuật của anh em dân chủ. Lũ lụt, thiên tai xảy ra – lỗi ở chính quyền, dịch bệnh ít – chính quyền giấu dịch, dịch bệnh nhiều – chính sách chống dịch sai lầm. Và những người nhập cư trái phép vào Anh bị thiệt mạng, cũng là lỗi ở chính quyền.


Là lãnh đạo, ai chẳng mong người dân của mình có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nhưng một quốc gia 100 triệu dân, mới bước qua cuộc chiến tranh có hơn 30 năm, việc người dân phải ra nước ngoài để kiếm tiền, nâng cao thu nhập là điều bình thường, tại sao lại coi là “thất bại của chính quyền” cơ chứ. Họ ra đi, không phải vì chế độ chèn ép, hay đàn áp gì, mà đó là để có mức lương cao hơn, có nhiều điều kiện để phát triển hơn. Và đó là điều bình thường trong một thế giới phẳng hiện nay.
Mỹ, dù là quốc gia giàu có, bỏ ra hàng trăm tỷ USD để tiến hành một cuộc chiến tranh phi nghĩa, nhưng vẫn có hàng chục triệu người sống ở mức nghèo khổ, vô gia cứ, thất nghiệp, phải sống lang thang ngoài đường phố. Liệu có nhà dân chủ nào có cho rằng đó là sự thất bại của chế độ tư bản hay vi phạm nhân quyền hay không?

Thứ Hai, 29 tháng 11, 2021

CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI CÓ NHƯ NHỮNG GÌ LINH MỤC ĐẶNG HỮU NAM PHÁT BIỂU?

Linh mục Đặng Hữu Nam tiếp tục thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng khi cho rằng “Chế độ độc tài tồn tại nhờ 3 việc: khủng bố, dối trá và mua chuộc”. Bàn về vấn đề độc tài hay độc đảng để nói về sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, đây không phải là lần đầu tiên Cha Anton đăng đàn phát biểu trên không gian mạng để phản ánh về vấn đề này và điểm chung cho các lần phát biểu đó của Cha vẫn là cái nhìn thiếu thiện cảm, hằn học mà Cha Anton thể hiện đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, đối với chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Vậy thực tế việc “chế độ độc tài tồn tại nhờ 3 việc: khủng bố, dối trá và mua chuộc” mà Cha Anton đề cập để nói về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam có đúng như thực tế hay không?


Vấn đề một đảng hay nhiều đảng lãnh đạo, cầm quyền không phải là vấn đề mới và vấn đề này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Về khách quan, vấn đề này phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước, mỗi đảng khi lên lãnh đạo, cầm quyền. Về chủ quan, nó phụ thuộc tương quan so sánh lực lượng giữa các giai cấp, các bộ phận trong một xã hội, mà mỗi nước có thể có một đảng hoặc nhiều đảng. Đảng là tổ chức chính trị của giai cấp, mang tính chất giai cấp, là sự liên kết tự nguyện của những người cùng chí hướng và cùng quyền lợi. Bản chất của đảng chính trị chính là bản chất giai cấp mà nó đại diện. Lịch sử hiện đại đã chứng minh rằng, trình độ dân chủ và sự phát triển của đất nước không tỷ lệ thuận với sự gia tăng của số lượng đảng phái chính trị.
Trong xã hội có sự phân chia giai cấp, mỗi giai cấp khác nhau có đảng khác nhau, thậm chí trong cùng một giai cấp cũng có thể có nhiều đảng khác nhau. Những đảng của cùng một giai cấp sẽ có cùng bản chất của giai cấp, có lợi ích gắn liền với giai cấp sinh ra nó, chúng chỉ khác nhau về hình thức tổ chức, phương thức hoạt động và những mục tiêu cụ thể mà không đối lập về bản chất. Những đảng của các giai cấp khác nhau hoặc đối lập nhau thì không thể khác nhau về tôn chỉ, mục đích, phương cách hoạt động, nguyên tắc tổ chức mà còn đối lập về bản chất của đảng. Như vậy, sự đa đang cũng có nhiều sắc thái khác nhau. Có hiện tượng đa đang nhưng vẫn nhất nguyên chính trị, có hiện tượng đa đang đồng thời là đa nguyên chính trị.
Cho đến nay chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh điều này. Bởi đất nước có dân chủ hay phát triển nó không phụ thuộc vào chế độ một đảng hay đa đảng mà phụ thuộc vào đảng cầm quyền đó có mang bản chất cách mạng, tiên phong hay không, có bảo vệ quyền và lợi ích cho đa số nhân dân lao động hay chỉ cho một bộ phận thiểu số người trong xã hội đó.
Thực tiễn cho thấy dân chủ, phát triển của một nước không tỷ lệ thuận với số lượng các đảng mà quốc gia đó có. Vì thực tiễn nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay, đa đảng nhưng vẫn mất dân chủ, vẫn là những nước nghèo, kém phát triển. Trong khi, nhiều quốc gia chỉ có một đảng lãnh đạo, nhưng dân chủ được bảo đảm, kinh tế-xã hội phát triển, đời sống nhân dân được bảo đảm, nhân dân cảm thấy hạnh phúc, ấm no và có vị thế lớn trên thế giới. Vấn đề thuộc về bản chất của các đảng, lợi ích xã hội mà nó đại diện, bảo vệ; uy tín và năng lực tập hợp, liên kết, lãnh đạo các lực lượng xã hội cùng thực hiện mục tiêu chung của quốc gia - dân tộc. Nếu một đảng chỉ phục vụ cho lợi ích riêng của đảng mình, giai cấp mình thì đảng đó khó có thể được các giai tầng khác chấp thuận làm lực lượng lãnh đạo xã hội, lãnh đạo đất nước. Một đảng đại diện cho lợi ích của giai cấp, của nhân dân và dân tộc, vì dân vì nước mà hành động, chắc chắn sẽ được nhân dân suy tôn, ủy thác làm lãnh đạo. Điều đó là bằng chứng hùng hồn, là minh chứng khẳng định đa nguyên, đa đảng không phải là cứu cánh cho dân chủ và sự phát triển.
Điển hình như hiện nay, Ác-mê-ni-a có khoảng 40 đảng, Hà Lan có 25 đảng, Na Uy có 23 đảng.... nhưng rõ ràng chúng ta không thể kết luận Ác-mê-ni-a dân chủ hơn Hà Lan hay Na Uy. Trên thế giới hiện nay có khoảng hơn 30 quốc gia, vùng lãnh thổ theo chế độ một đảng như:Ắng-ti-goa, Ả Rập Xêút, Baren, Béc-mu-đa, Bê-nanh, Bôxnia, Bốt-xoa-na, Cuba, Cômô, Fiji, Găm-bi-a, Gana, Ghi-nê Bít-xao, Haiti, Hôn-đu-rát, Bờ Biển Ngà, Gia-mai-ca, Lào, Libi, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Mô-na-cô, Mô-dăm-bích, Ma-đa-gát-xca, Mông Cổ, Nam-mi-bi-a, Ru-an-đa, Xô-ma-li-a, Ta-gi-ki-xtan, Tô-gô, Tri-ni-đát, Tô-ba-gô và Việt Nam. Trong các nước trên theo chế độ một đảng, chỉ có 03 nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Lào, Việt Nam do Đảng Cộng sản giữ vai trò cầm quyền. Điều đó cho thấy rắng, chế độ chính trị do một đảng cầm quyền không phải là đặc điểm chỉ có ở các nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo và không phải các nước theo chế độ một đảng không bảo đảm dân chủ, đất nước không phát triển.
Ngay trong chủ nghĩa tư bản, có những thời kỳ một số quốc gia và vùng lãnh thổ theo chế độ một đảng duy nhất cầm quyền vẫn bảo đảm dân chủ và phát triển mạnh mẽ. Điển hình như vào cuối những năm 1980, Singapore, Hàn Quốc hay Đài Loan... vẫn theo chế độ một đảng duy nhất cầm quyền nhưng đất nước vẫn phát triển mạnh mẽ và ngược lại ở một số quốc gia đa đảng vẫn không thực hiện tốt dân chủ. Đồng thời, trong hệ thống chính trị đa đảng, tại một giai đoạn chính trị nhất định cũng chỉ có một đảng thực chất cầm quyền và thậm chí ngay cả trường hợp khi liên minh đảng cầm quyền để thành lập chính phủ,đảng nào chiếm số ghế nhiều hơn trong nghị viện sẽ có quyền quyết định trong các chính sách phát triển của đất nước. Ở một số quốc gia khác (điển hình là Mỹ), mặc dù có nhiều đảng nhưng chỉ có hai đảng luân phiên cầm quyền là Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ. Những đảng này đại diện cho giai cấp tư sản thì tất yếu phải hướng đến phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản chứ không thể là một “chính quyền của tất cả mọi người” như những gì mà Mỹ và các nước đồng minh đã truyền bá.
Đó chỉ là một số điểm để cho thấy những gì mà Cha Anton Đặng Hữu Nam nó hoàn toàn không đúng với thực tế đang diễn ra, đặc biệt là thực tiễn ở Việt Nam chúng ta. Vậy nên việc Cha bị một số cộng đoàn, tín hữu và dư luận lên tiếng sau những phát biểu trên cũng là điều dễ hiểu.

Sự cay cú của những kẻ “lưu manh chính trị”

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của đất nước, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Thông qua hoạt động này, chúng ta đẩy lùi các những hoạt động chống phá của các đối tượng “lưu manh chính trị”, giữ vững hoà bình, ổn định của đất nước, tạo sự đồng thuận trong dư luận, củng cố khối đại đoàn kết để xây dựng và phát triển đất nước.



Trong những năm qua, các đối tượng chống đối, cơ hội chính trị ra sức tấn công, chống phá Việt Nam trên lĩnh vực tư tưởng. Lợi dụng sự phát triển của mạng xã hội, những kẻ này đã phát tán nhiều thông tin, tài liệu có nội dung sai trái. Mục đích của chúng là tạo sự lung lay về tư tưởng, từ đó gieo rắc những nhận thức sai lầm, tạo ra sự “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” từ bên trong nội bộ. Trong cuộc chiến này, không có chỗ cho sự thoả hiệp. Nếu chúng ta chấp nhận những quan điểm, ý kiến sai trái của các đối tượng xấu tung ra đồng nghĩa với việc chúng ta từ bỏ con đường mà chúng ta đang đi.
Để đạt được mục đích, các đối tượng xấu không từ bất cứ thủ đoạn gì. Trong đó, thủ đoạn thường thấy là phát tán tin giả, tin xuyên tạc, tin vô căn cứ, tin thiếu kiểm chứng, thổi phồng sai phạm để hù doạ người dân. Gần đây, lợi dụng sự kiện 20/11 – Ngày nhà giáo Việt Nam – các đối tượng “lưu manh chính trị” cũng ra sức chọc ngoáy, tấn công. Trên trang facebook cá nhân có tên “Thach Vu”, đối tượng này rêu rao: “Mừng NGÀY NHÀ GIÁO hầu hết các trường nay giao thêm trọng trách cho thầy cô: Phải lên mạng xã hội làm dư luận viên, ăn nói tục tĩu, bảo vệ Đảng”. Hay như đối tượng “trở cờ” Mạc Văn Trang, dù có nhiều năm công tác trong lĩnh vực giáo dục nhưng cũng hồ đồ đưa ra quan điểm: “Hậu 20/11, khuyên các Giáo viên: chớ có làm dư luận viên”…
Thứ nhất, việc bảo vệ nền tảng tư tưởng, đạo đức là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của tất cả các tầng lớp nhân dân. Trong đó, tiên phong là đội ngũ cán bộ, đảng viên. Là bộ phận tri thức trong xã hội, mỗi giáo viên có trách nhiệm chỉ ra cái tốt, cái đúng đắn, vạch trần những xấu xa, tiêu cực để góp phần vào sự phát triển của xã hội. Thời gian qua, cuộc chiến của chúng ta đã đạt được những kết quả tích cực. Chúng ta bảo vệ những điều đúng đắn bằng những lập luận, chứng cứ khoa học. Chúng ta kịp thời vạch trần, phản bác, bẻ gãy những quan điểm sai trái, thù địch mà nhóm “lưu manh chính trị” tung ra bằng những thông tin xác thực. Trong khi các “con buôn dân chủ” vu khống người khác “ăn nói tục tĩu” thì thực tế, chính các đối tượng này mới là những người vô văn hoá, sẵn sàng sử dụng những từ ngữ phản cảm. Hãy nhìn vào những Cấn Thị Thêu, Trần Thị Nga,…, những người “cùng phe” với đám “dân chủ” để thấy rõ “văn hoá” chửi bới, thô thiển của họ.
Nói thẳng, việc giáo viên hay bất kỳ ai trong xã hội tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng và đấu tranh, phản bác các thông tin sai trái, thù địch, chống “diễn biến hòa bình” trên mạng xã hội cũng là điều phù hợp. Nó thể hiện tình cảm của mọi người với đất nước. Một thực tế khá hài hước đang diễn ra, một mặt, các “nhà bình loạn” tự tung hô, cho mình là người đấu tranh vì tự do, nhân chủ, nhân quyền. Vậy nhưng ngược lại, khi người khác thể hiện quan điểm cá nhân, phản bác những luận điệu sai trái được các “nhà dân chủ” đưa ra thì họ lại quay ngược lại chì chiết, chặn họng.
Khi cuộc chiến chống “diễn biến hoà bình” càng mạnh mẽ thì “đất diễn” của những “con buôn dân chủ” sẽ bị thu hẹp, thậm chí dẹp bỏ. Tại Việt Nam, “dân chủ” đã trở thành một nghề để kiếm cơm. Khi không thể chống phá chế độ, khi những màn kịch “dân chủ” không còn chỗ diễn, khi những chiêu bài chống phá bị vạch trần thì cũng có nghĩa các “con buôn dân chủ” mất đi giá trị sử dụng. Chính vì vậy, các đối tượng xấu hết sức cay cú, ra sức “đâm bị thóc, chọc bị gạo”, thậm chí là phỉ báng, xúc phạm người khác.
Thực sự nực cười, những kẻ trở cờ, cơ hội, “lưu manh chính trị”, chống phá đất nước lại lên mặt dạy đời người khác. Những phần tử xấu chỉ là một bộ phận thiểu số trong xã hội, dù có được chống lưng, giúp sức bởi bất cứ thế lực nào thì cũng không thể phá hoại nền hoà bình của dân tộc.

Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2021

YÊU QUÁ VIỆT NAM

Mới đây, một cô gái ngoại quốc đã chia sẻ về câu chuyện chính mình trải qua khi đang sống tại Việt Nam, từ đó giải thích vì sao lại yêu mến nơi đây đến vậy.


Theo đó, cô đã kể lại câu chuyện tuần trước khi đang đi trên phố Hai Bà Trưng, Hà Nội thì bất ngờ xe máy bị hỏng. Khi đó trời đã tối và xung quanh không có hàng sửa xe nào. Song thật may mắn là cô được nhiều người Việt giúp đỡ một cách nhiệt tình.
------------------
“Tuần trước, mình đang ở Hai Bà Trưng, Hà Nội và xe máy của mình bị hỏng, chỉ có 1 mình ở đó. Và lúc đó đã 7 giờ tối rồi mà xe máy dừng lại khi đang lái nên mình tìm một quán trà đá và hỏi chủ có một chỗ sửa xe nào gần đó để giúp mình sửa xe hay không.
Đã có một số người đàn ông đang uống trà và họ nghe nói là xe của mình có vấn đề nên đã đến xem. Lúc đầu có 2 anh, sau đó có 3 và cuối cùng là 5 anh đang nói chuyện về xe máy và cố gắng sửa tạm cho mình về nhà.
Họ đã dành gần 30 phút để sửa xe của mình. Mình đã phải chụp một bức ảnh vì nghĩ các anh rất ngọt ngào, giúp mình như vậy. Mình cảm ơn các anh nhiều và định mời các anh bia nhưng các anh cười và nói là không cần đâu.
Nhờ họ mà mình đã về đến nhà được và mình rất biết ơn họ đã giúp. Hà Nội là một thành phố lớn nhưng mỗi lần mình gặp vấn đề thì luôn có người giúp. Tại các thành phố lớn khác ở châu Âu hay châu Mỹ mình từng đến rồi, bình thường họ không giúp người lạ như thế này. Chỉ ở Việt Nam thôi. Đó là một trong những lý do mình yêu thích Việt Nam như vậy.” – cô gái nói trong clip.
---------------------
Chỉ ít lâu sau khi đăng tải, đoạn clip này của cô đã nhận được sự quan tâm đông đảo của mọi người. Rất nhiều ý kiến bày tỏ sự tự hào và vui mừng khi những người nước ngoài ở Việt Nam có được trải nghiệm sống tuyệt vời, đồng thời chứng minh rằng người Việt Nam vô cùng mến khách.

NGƯỜI PHÁP, NGƯỜI MỸ VIẾT VỀ BÁC HỒ

Tuần báo "Đây Paris" ra ngày 18-6-1946 đã có một trong những bài viết sớm nhất, tương đối đầy đủ nhất về Bác Hồ của chúng ta:
... Chủ tịch nước Việt Nam là một người giản dị quá đỗi. Quanh năm ông chỉ mặc một bộ quần áo kaki giản dị ! khi những người cộng tác xung quanh nhắc với ông rằng: với địa vị này... ông nên mặc trang trọng hơn, thì ông chỉ mỉm cười trả lời: “Chúng ta tưởng rằng chúng ta được quý trọng vì có áo đẹp mặc, trong khi bao nhiêu đồng bào mình trần đang rét run trong thành phố và các vùng quê”.


Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, là một đức tính rõ rệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hành hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu gương dè xẻn gạo cho đồng bào, mong mọi người cùng làm để giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông.
Trong những ngày thường, ông dùng cơm ở Bắc Bộ phủ, ngồi chung hết thảy với mọi người. Người ta thấy quây quần xung quanh bàn ăn: các bộ trưởng, các thư ký và cả những cậu thiếu niên phục vụ bàn giấy. Với đức tính giản dị, khi ngồi ăn với mọi người ông không làm ai phải giữ kẽ nhiều quá, mà trái lại, lúc nào cũng thân mật, vui vẻ, gây cho bữa ăn một vẻ gia đình.
Tính giản dị và thân mật của ông còn biểu hiện qua những bài diễn văn: Không bao giờ ông tỏ vẻ thông thái, vốn rất rộng của ông (Ông thông thạo bảy thứ tiếng khác nhau và nói được rất nhiều tiếng thổ âm...) trái lại, ông chỉ dùng những câu từ nôm na, thường dùng khiến cho một người dù quê mùa chất phác nghe cũng hiểu ngay được... Tất cả đức tính Hồ Chí Minh luôn thể hiện trong từng hành động tưởng như bé nhỏ đó...
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất ghét lối nói khoa trương, văn vẻ. Mỗi bài diễn văn của ông là một bài học nhỏ kết luận bằng một ý kiến đạo đức. Bởi những ý tưởng hết sức giản đơn ấy mà bài diễn văn của ông có một tiếng vang lớn trong giới trí thức và dân chúng”.
Hai mươi năm lăm sau bài viết trên, năm 1971- sau khi Bác đã mất, một người Mỹ - nhà báo, nhà văn (Đâyvít Hanbơcstơn) trong cuốn sách “Hồ” của mình, do Nhà xuất bản 'Răngđôm Haosơ - Niu Yoóc" đã viết:
“…Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật kỳ lạ của thời đại này, hơi giống Găngđi, hơi giống Lênin, nhưng hoàn toàn Việt Nam. Có lẽ hơn bất kỳ một người nào khác của thế kỳ này, đối với dân tộc của ông, và đối với cả thế giới ông là hiện thân của một cuộc cách mạng. Thế nhưng, với hầu hết người dân Việt Nam, ông là biểu tượng của cuộc sống, hy vọng, đấu tranh, hy sinh và thắng lợi của họ. Ông là một người Việt Nam lịch sự, khiêm tốn, nói năng hòa nhã, không màng địa vị, luôn luôn mặc quần áo đơn giản nhất – cách ăn mặc của ông không khác mấy so với người nông dân nghèo nhất – một phong cách mà phương Tây đã chế giễu ông trong nhiều năm, cười ông thiếu nghi thức quyền lực, không có đồng phục, không theo thời trang. Cho đến một ngày họ mới tỉnh ngộ và nhận thấy chính cái tính giản dị ấy, cái khả năng hòa mình vào nhân dân ấy là cơ sở cho sự thành công của ông...
Tính giản dị của ông Hồ là một sức mạnh. Địa vị càng cao sang, ông càng giản dị và trong sạch. Hình như ông luôn luôn giữ được những giá trị vĩnh cửu của Việt Nam: kính già, yêu trẻ, ghét tiền của.
Ông Hồ không tìm kiếm cho mình những cái trang sức quyền lực vì ông tự tin ở mình và ở mối quan hệ của ông với nhân dân, với lịch sử đến nỗi không cần những pho tượng, những cái đầu, những pho sách, những tấm ảnh để chứng tỏ điều đó cho mình và cho thiên hạ biết. Việc ông từ chối sự sùng bái cá nhân là đặc biệt đáng chú ý trong một xã hội kém phát triển…”
(Trích -117 Chuyện kể về Hồ Chí Minh - Ban Tuyên giáo TW, Nxb. CTQG - 2007).

BẪY ĐẠO ĐỨC

"Nếu vợ và mẹ đều bị rơi xuống sông, thì bạn sẽ cứu ai trước?"
1. Không nên cứu, mà hãy táng vào mồm đứa nào hỏi bạn câu đó. Vì nó chỉ muốn làm nhục bạn thôi, chứ nó đâu cần biết câu trả lời!!!
Táng nó xong rồi nhớ mắng thêm: "Sao mẹ mày không rơi xuống sông, mà mày cầu cho mẹ tao té sông hả mày???"
Bởi vì: Nếu bạn trả lời là cứu vợ trước -> A ha đứa bất hiếu!
Nếu bạn trả lời cứu mẹ trước -> A ha thằng mất dạy vô cảm, ai yêu phải mày đúng là khổ một đời làm dâu làm vợ thằng ích kỷ!
Câu trả lời nào cũng vi phạm đạo đức làm người! Vậy rõ ràng, kẻ hỏi bạn câu này chỉ muốn bạn rơi vào "bẫy đạo đức", chứ nó đâu thực sự cần quan tâm bạn sẽ cứu ai?


2. Bạn không cần băn khoăn tìm câu trả lời cho vấn đề đó! Bởi vì tất cả mọi nhân viên cứu hộ, cứu nạn trên đời này đều có một nguyên tắc:
- Cứu người gần nhất trước!
- Cứu người dễ cứu nhất, thuận tiện để cứu nhất!
- Mọi sinh mệnh đều đáng giá như nhau!
Nghĩa là khi rơi xuống nước, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu đã biến mất!
Trên máy bay, áo phao cấp cứu của khoang thương gia, VIP cũng như của ghế 0 đồng giá rẻ.
Nếu cứu nạn, người gần nhất được cứu trước, người dễ cứu nhất và tốn ít thời gian nhất để cứu sẽ được ưu tiên cứu trước. (Không bao giờ có chuyện, xuồng cứu hộ bỏ mặc 10 người chấp chới ở gần để bơi ra cứu 1 người ở xa trước!).
Vì thế, nếu trong thực tế, ai ở gần hơn sẽ được cứu trước. Và người trả lời câu hỏi ấy, không phải bạn! Bạn chỉ cần hành động theo lương tri và trực cảm thôi. Mặc mẹ những kẻ ôm áo phao đạo đức đứng trên bờ!
3. Nhưng nếu bạn không đấm được người hỏi, chỉ vì...
Người yêu bạn hỏi câu ấy! Cô í, thật xui xẻo, đã hỏi bạn: Nếu em và mẹ anh rơi xuống sông, thì anh cứu ai???
Cô ấy lấy một thứ giả định tàn nhẫn để bắt bạn phải chứng tỏ tình yêu?
Chia buồn với bạn! Việc duy nhất bạn phải làm không phải là trả lời câu hỏi ấy, mà là chia tay với cô gái ngu ngốc ấy!
Hãy nhớ lại mệnh đề duy nhất đúng: Kẻ đưa ra câu hỏi ấy, đâu phải vì muốn nghe câu trả lời của bạn? Mà họ chỉ đang muốn đẩy bạn vào một tình cảnh trớ trêu!
Đáng sợ hơn, đó là một người con gái mà mô thức tư duy trong đầu cô ấy, rút cuộc, hóa ra chỉ là: "Em và mẹ anh, anh chọn ai?"

Thứ Năm, 25 tháng 11, 2021

NHỮNG NGƯỜI VIỆT ĐÃ VỊ THA NHƯ THẾ NÀO?

Người lính Hoa Kỳ trong bức ảnh trên là Dewey Wayne Waddell. Anh bị lực lượng phòng không miền Bắc Việt Nam bắn hạ vào vào 05/07/1967. Lần bị bắn hạ ấy cũng là lần thứ 47 anh tham gia vào một nhiệm vụ không kích tại chiến trường Việt Nam. Không ai tính được là trong mấy chục lần không kích trước đây, bao nhiêu người Việt đã ngã xuống, bao nhiêu gia đình đã mất đi người thân, bao nhiêu nhà cửa, công trình đã bị phá hủy…


Dewey Wayne Waddell cho biết khi bị bắn hạ, anh chỉ kịp bung dù ra và lát sau đã rơi xuống mặt đất. Nhiều người dân thấy anh, họ nhìn phi công này với ánh mắt căm thù và oán hận. Dewey Wayne Waddell tiến lộ với tờ TIME rằng những người dân Việt Nam mà anh ta gặp đều muốn giết anh ta. “Nhưng thật may là họ không giết tôi, họ chỉ muốn bắt tôi” - phi công này cho biết.
Một viên phi công khác giấu tên cũng trả lời trên tờ TIME, cho biết khi anh được đưa về Hanoi Hilton, nhiều người Việt Nam nhìn anh với gương mặt bực tức và oán hận. Nhưng họ không làm gì cả, chỉ nhìn chiếc xe đi qua.
William Reeder Jr, một phi công khác bị bắn hạ tại chiến trường Việt Nam cho biết không có bất cứ lòng tốt nào được thể hiện từ những người bắt giữ anh - những người lính cộng sản, trừ một vài lần anh được hút thuốc. Anh này cũng kể lại về một số lòng tốt của người dân nơi anh đi qua, họ biết anh là phi công Mỹ, người thân của họ đã ngã xuống vì máy bay Mỹ, họ nhìn anh với một cái nhìn đầy ám thị. Và chỉ nhìn thôi.
Đại tá Will Gideon, cựu Chỉ huy trưởng Phi đội Tiếp tế Không vận 437, cũng bị bắn rơi vào một phi vụ vào năm 1966. Vị đại tá này bị ngất xỉu, khi thức giấc, anh này thấy chân trái của mình được bó bột, còn vai và đầu được băng gạc. Với lòng kiêu hãnh của một tù binh, Gideon đã quyết định từ chối các bữa ăn không đầy đủ từ phía quân đội Bắc Việt, có lẽ anh này lo sợ về một tình huống ám sát. Nhưng sau đó, Gideon quyết định nghe theo lời của một sĩ quan khác là Browning, ăn một bát cơm và rồi một bát nữa, chẳng có chuyện gì xảy ra cả.
Một phi công nổi tiếng sau này là John McCain đã nhảy dù xuống hồ Trúc Bạch sau khi bị bắn hạ trên bầu trời Hà Nội. Rất đông thanh niên Việt Nam đã nhảy xuống cứu ông và đưa ông ra khỏi đám đông đang rất thù hằn và kích động. Sau này, một số nguồn tin dẫn lời John McCain cho biết là người dân nhìn ông như muốn lao vào ông "ăn thua đủ", nhưng họ không có hành động gì cả.
Hơn 6,1 triệu tấn bom đạn đã được “trải thảm” xuống Việt Nam, nhiều gấp 3 lần số bom đạn tại Thế chiến 2, hơn 76 triệu lít hóa học diệt cỏ được “tưới” xuống các cánh rừng, cánh đồng ở Việt Nam nhằm làm lộ diện các con đường hành quân và phá hoại mùa mạng. Hơn 200 ngàn dân thường thương vong, khoảng 100 ngàn gia đình mất nhà cửa hoặc hư hại do những thiết bị bay từ không quân Hoa Kỳ.
Với những con số ấy, đủ để minh chứng cho hai thứ gọi là “tội ác” và chính thứ tội ác đó tạo ra một lòng căm thù trong những người Việt. Nhưng sự căm thù ấy, được trả lại bằng hai chữ “chiến đấu”, bằng lực lượng phòng không - không quân, bằng tên lửa, bằng máy bay, bằng cao xạ hoặc AK… Chứ không phải bằng lao vào hành hung, đánh đập hay giết hại những “giặc lái”.
Will Gideon nhiều lần từng trả lời truyền thông Hoa Kỳ rằng ông bị thẩm vấn, bắt giam, tra khảo. Ngoài ra, vấn đề ăn uống cũng khá phức tạp. Theo chính sách từ phía ta, khẩu phần ăn của lính Mỹ bị bắt giam tương đương với khẩu phần của các sĩ quan quân đội cao cấp, phía ta cũng nhờ Đại sứ quán Pháp kết nối với phía Mỹ nhằm hỗ trợ đồ ăn, lương thực, liên lạc với gia đình lính Mỹ. Nói tóm lại, một tù binh Mỹ có suất ăn ngang với một gia đình ở Hà Nội, thậm chí có nhiều đồ ăn ngoại mà chỉ có những người giàu có mới được nếm thử. Vào mỗi ngày lễ đặc biệt của người Mỹ, phía ta đều tổ chức cho họ. Vì họ, ngoài tư cách là tù binh, là cũng là một trong những chiến lược ngoại giao của phía ta.
Về cuối đời, Will Gideon có trả lời rằng ông không có ác cảm với những người Bắc Việt - những người từng giam giữ ông và thậm chí có những cái nhìn thiện cảm hơn về họ. Và nhiều người cũng như Will Gideon, nhiều người phi công Mỹ quay trở lại Việt Nam, gặp những người lính Bắc Việt xưa cũ.
“Nếu tôi là họ, có người thân, bạn bè chết vì bom đạn như họ, tôi không dám chắc là sẽ hành động bình tĩnh được như họ”
Sĩ quan Robert P.Chenoweth cho biết ông ở Hà Nội vào đúng những ngày Điện Biên Phủ trên không, ai cũng lo lắng là sẽ bị bom đạn đánh trúng. Những người lính Mỹ nghĩ rằng những người quản giáo Việt Nam sẽ bỏ họ mà đi lánh nạn nhưng mà không. Những người quản giáo Việt Nam vẫn ở lại, còn nói rằng sẽ tặng ông một chiếc ấm tích vào ngày mà ông được trở về Mỹ. Sĩ quan này cho biết cũng từ lúc ấy, ông nhận ra được chính nghĩa từ những người Việt Nam.

Một cô gái móc trộm túi lính Mỹ tại Sài Gòn thời chế độ VNCH.

Bí thư thứ nhất Lê Duẩn phát biểu tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội chung cả nước, ngày 25 tháng 6 năm 1976:


“Ở miền Nam, những người trước đây nhờ chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ mà có một mức sống vật chất vượt xa khả năng của nền kinh tế trong nước và kết quả lao động của bản thân họ, nên hiểu rằng đó là một cuộc sống phồn vinh giả tạo, đổi bằng đ.au kh.ổ, c.hết c.hóc của hàng triệu đồng bào, bằng sự triệt phá biết bao xóm làng, thị trấn, bằng sự sa đọa của biết bao thanh niên, bằng sự chà đạp nhân phẩm của biết bao phụ nữ ở các vùng tạm bị chiếm, và bằng nhục mất nước.
Họ nên hiểu rằng lối sống chạy theo những nhu cầu giả tạo theo kiểu "xã hội tiêu thụ", đua đòi theo những thị hiếu tầm thường, hoàn toàn trái với cuộc sống hạnh phúc văn minh chân chính. Những đồng bào ấy ngày nay có thể và cần trở lại với thực tế, trở về với cuộc sống của dân tộc, sống bằng kết quả lao động của mình. Đó là con đường để tiến tới một cuộc đời tươi vui, đẹp đẽ, có ý nghĩa, có phẩm giá, có hạnh phúc thật sự và lâu bền cho chính mình và con cháu mình.”