KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2022

LỜI THỀ CÁ TRÊ....

Từng tuyên bố không quay về Việt Nam nhưng lại biểu diễn hết mình tại Đà Lạt?
Danh ca gửi lời tri ân người hâm mộ cũng như mảnh đất Đà Lạt. "Cảm ơn Đà Lạt đã cưu mang tôi 60 năm trước. Chính tại nơi này tôi được gặp định mệnh của đời mình. Tôi không bao giờ quên rằng tôi đã một lần là người của Đà Lạt", Khánh Ly chia sẻ trong đêm nhạc.
Danh ca cũng gửi lời xin lỗi khán giả vì ở tuổi 77, giọng hát lẫn phong độ của bà không được như thời hoàng kim.

Trong thời gian sống và biểu diễn tại Mỹ, Khánh Ly thường xuyên tham gia nhiều chương trình ca nhạc chống Việt Nam của số văn nghệ sĩ phản động tại hải ngoại, tham gia nhiều cuộc biểu tình của những hội đoàn cực đoan. Cô còn là thành viên tích cực vận động quyên góp tiền giúp đỡ lính Việt Nam cộng hòa, thực hiện nhiều chương trình ca nhạc, CD, VCD, điện ảnh, viết báo chống Cộng.
Thề là vậy, nhưng giờ về Việt Nam hát và... phiêu đến thế. Đúng là... lời thề cá trê mà.

NHỮNG NGƯỜI KHÔNG MUỐN ĐẤT NƯỚC PHÁT TRIỂN

Bên trên là tuyến đường Phạm Văn Đồng, TP Hà Nội. Trong quá khứ, đây từng là một tuyến đường đau khổ theo nhiều nghĩa. Thường xuyên ùn tắc vì là con đường lớn hướng thẳng vào cầu Thăng Long, vừa là tuyến nhiều bụi bặm vì có nhiều công trình được xây dựng hai bên đường và mặt đường xuống cấp, vừa là tuyến đường nổi tiếng về vấn nạn “mận dai” cạnh những gốc cây “được đánh số”.

Còn bên dưới là một nhóm người từng tham gia biểu tình phản đối việc chặt, di dời cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng vào mùa hè năm 2017. Năm ấy, Hà Nội tiến hành chặt, di dời khoảng 1300 cây xanh trên tuyến đường “đau khổ” này nhằm mục đích tôn tạo, xây dựng, mở rộng đường Phạm Văn Đồng mới có hai tầng. Con đường mới bao gồm 2 tầng, tầng trên nối từ Mai Dịch đến Nam Thăng Long còn tầng dưới có quy mô 12 làn, mở rộng từ 56m lên 93m - trở thành tuyến đường nội đô đẹp, rộng vào hàng bậc nhất Hà Nội. Từ một con đường tràn ngập nạn "mận dai", trở thành con đường được check-in sống ảo thường xuyên, không còn những "gốc cây đánh số" mà thanh vì đó là những mảng xanh nối liền tầng lớp.
Hồi năm 2017, quyết định chặt, di dời cây mở rộng đường Phạm Văn Đồng và vấp phải sự phản đối cực kỳ quyết liệt, trong đó có những người tự nhân/được coi là tri thức và rất đông sinh viên. Thậm chí, việc phản đối này còn leo thang đến biểu tình có quy mô lớn. Một tổ chức tên là Green Trees còn kêu gọi sinh viên, người lao động ký tên vào một thỉnh nguyện thư gửi đến đại sứ quán của một số quốc gia phương Tây yêu cầu can thiệp (?), có đơn thư thu được gần 40 ngàn chữ ký trực tuyến. Rồi có người phản đối một cách “nghệ thuật” bằng việc mặc áo dài, ngón tay sơn đỏ rồi ôm cây khóc nước mắt ngắn dài… Có nhà báo còn khẳng định rằng Hà Nội không cần con đường nào đến 6 làn đường mỗi bên, không cần phải mở rộng Phạm Văn Đồng và vì thế nhất định phải giữ lại những hàng cây xà cừ hàng chục năm tuổi.
Luận điểm bảo vệ môi trường nghe có vẻ đúng đắn? Đúng không? Việc giữ lại hàng cây xanh xà cừ nhiều năm tuổi là cần thiết? Đúng không? Vậy thì việc mở rộng đường có cần thiết không, nhất là với một con đường mở rộng gần như gấp đôi về chiều ngang và thêm hẳn một làn trên cao như Phạm Văn Đồng? Việc nối thông từ Mai Dịch đến Nam Thăng Long, thông Vành đai 3, giảm ùn tắc giao thông có cần thiết không? Hoặc nói đơn giản hơn, làm đẹp bộ mặt đô thị, đường rộng rãi hơn, người dân đi lại thuận tiện hơn có cần thiết không?
Đôi khi, phải biết chấp nhận buông bỏ cái lợi ích nhỏ để hướng đến lợi ích lớn hơn và luận điểm bảo vệ môi trường không phải lúc nào cũng phù hợp và đúng đắn. Chắc là các bạn biết về Greta Thunberg rồi, khi cô mong muốn thế giới phải bảo vệ môi trường theo cái cách của cô - nhưng, cô không thể mang những cái cách đó đến châu Phi, Nam Mỹ hay Châu Á, nơi mà phần đông dân số không thể có đời sống như người dân Thụy Điển.
Cứ nhìn phương Tây thế này thế nọ, nhưng các đô thị phương Tây được hình thành từ bây giờ cũng là nhờ đã đốn hạ hàng trăm ngàn, hàng triệu cái cây. Chẳng qua, là họ làm sớm hơn chúng ta và chúng ta không biết đến những gì họ làm mà thôi. Tự nhiên mà hình thành New York, London, Paris, Rome đấy à? Những người đã từng phá hàng triệu cái cây quay ra bảo với chúng ta cần phải bảo vệ môi trường, nghe có tiêu chuẩn kép không?
Rồi còn chưa kể một đống người tiêu chuẩn kép. Kiểu như muốn đường rộng nhưng không cho mở đường, muốn quy hoạch tốt nhưng không chấp nhận phá bỏ những cái thừa thãi…
Đúng 5 năm từ ngày mà những cuộc biểu tình phản đối chặt cây ấy diễn ra, có lẽ những người tham gia biểu tình ngày ấy…đã lãng quên những việc họ đã làm. Vì nếu mà họ nhớ lại và nhìn cung đường Phạm Văn Đồng hiện tại, có lẽ họ sẽ phải phải ái ngại nhiều điều.

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2022

NÓNG: VIỆT NAM ĐÃ GHI NHẬN CA NHIỄM BIẾN THỂ PHỤ BA.5

GS, TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, qua xét nghiệm tại các bệnh viện, hiện Việt Nam đã ghi nhận ca nhiễm biến thể phụ BA.5 - biến thể được cho là có sự lây nhiễm rất cao. Nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 tại Việt Nam hoàn toàn có thể xảy ra.

Theo GS, TS Phan Trọng Lân, hiện các nước châu Âu lo ngại bùng phát đợt dịch mới. Tại khu vực châu Phi có sự gia tăng các số mắc, tử vong. Khu vực Tây Thái Bình dương có sự gia tăng ca tử vong.
“Điều đó cho thấy tính chưa ổn định của dịch Covid-19. Đặc biệt, việc một số nước hiện nay ghi nhận sự xâm nhập của biến thể BA.4, BA.5 làm gia tăng số ca nhiễm mới. Quan ngại nhất của sự bùng phát dịch là sự quá tải chăm sóc y tế”, ông Lân nói.
Ông Lân cho biết, về tính lây lan, hiện các nước đang tiếp tục đánh giá. Tuy nhiên, một số đánh giá nhỏ lẻ ban đầu cho thấy chủng BA.4, BA.5 có sự lây lan nhanh hơn so với chủng BA.1, BA.2.
Số ca nhiễm tại Việt Nam giảm mạnh trong 2 tháng qua với hơn 130 nghìn ca mắc, 63 ca tử vong. Tỷ lệ chết trên số ca mắc thấp, khoảng 0,05%.
Trong đó, khu vực phía bắc ghi nhận hơn 106 nghìn ca mắc, cao gấp 10 lần miền nam và đứng thứ 3 là miền trung 8.890 ca mắc.
Theo ông Lân, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định thế giới vẫn trong giai đoạn đại dịch, dịch có thể diễn biến phức tạp gia tăng trở lại. Omicron là biến thể phổ biến nhưng chưa phải cuối cùng.
Tại Việt Nam hiện ghi nhận chủ yếu lưu hành chủng BA.2 - chủng có biểu hiện lâm sàng nhẹ. Tuy nhiên, qua tăng cường hệ thống giám sát trọng điểm nơi có nguy cơ cao để lấy mẫu giải trình tự gene phát hiện Việt Nam có xâm nhập chủng biến thể Omicron với nhánh phụ là BA.5.
“Khi có sự xâm nhập của chủng mới, nguy cơ chủng này có thể lấn lướt chủng cũ BA.1, BA.2”, ông Lân nhấn mạnh.
Vì thế, ông Lân cho rằng, các địa phương cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tiêm vaccine tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh và tiếp tục truyền thông để người dân luôn có ý thức phòng, chống dịch.
Tối qua, ngay trong buổi lưu diễn đầu tiên tại Đà Lạt, Khánh Ly đã khiến dư luận không khỏi bức xúc khi lựa chọn ca khúc Gia Tài Của Mẹ - nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với đoạn “20 năm nội chiến từng ngày” để biểu diễn trước sự chứng kiến của hàng nghìn khán giả.
Nội chiến - một cụm từ đánh tráo khái niệm mà Mỹ và đám phản động hải ngoại vẫn hay sử dụng để làm "tầm thường hóa" cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta, để che mờ đi hành động xâm lược của Mỹ và các nước đồng minh ở Việt Nam trong suốt hơn 20 năm. Vậy mà ngay tại Việt Nam, sau hơn 47 năm lại bị một ca sỹ hải ngoại vừa chân ướt chân ráo ca ngay sau khi trở về nước và được cấp phép biểu diễn. Sẽ ra sao khi trong các buổi lưu diễn tiếp theo trên khắp cả nước, Khánh Ly tiếp tục ca đi ca lại bài hát xuyên tạc như vậy. Đó là điều không thể chấp nhận.

Vẫn biết chủ đề của buổi lưu diễn là nhạc Trịnh, nhưng Trịnh Công Sơn có phải chỉ có 1,2 ca khúc đâu, tại sao lại cứ nhằm những vấn đề như vậy mà hát. Khánh Ly trở về Việt Nam thì hãy tập trung hát những ca khúc đúng nghĩa nghệ thuật và đừng đụng chạm gì đến lịch sử. Nhà nước đã tạo điều kiện cho bà về, gác lại quá khứ, chấp nhận cho bà về kiếm tiền thì hãy trân trọng chứ đừng có bấm "ngựa quen đường cũ" và cố tuyên truyền chính trị cho người dân.
Để có ngày hôm nay, biết bao liệt sĩ đã phải nằm xuống và hòa xương máu mình vào đất. Hãy biết trân trọng lịch sử của dân tộc, đừng đi ngược lại với lợi ích của đất nước, để rồi phải trả giá đắt đó.

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2022

Quên mình cứu người, anh dũng hy sinh!
Khoảng 6g45 phút sáng 26.6 tại bãi biển Phú Quốc, Trung tá QNCN Bùi Văn Nhiên, công tác tại Phòng Chính trị, Nhà máy Z195, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng nghe tiếng kêu cứu của người đang bị nước cuốn ra xa. Anh lập tức lao xuống biển cùng nhân viên cứu hộ tại khu vực để cứu người. Nạn nhân là cháu Nguyễn Nhân Phúc, sinh năm 2009.

Sau khi cứu được cháu bé vào bờ an toàn, đồng chí Nhiên có biểu hiện đuối sức và được đồng đội đưa vào bệnh viện Dương Đông cấp cứu. Tuy nhiên đồng chí đã không qua khỏi.


Một tấm áo xanh đã ngã xuống, quên mình để một cuộc đời ở lại. Cảm phục trước sự hy sinh của Trung tá QNCN Bùi Văn Nhiên, gia đình cháu bé gặp nạn đã gửi tâm thư đến gia đình, đơn vị đồng chí Nhiên.
Trong trái tim những người chứng kiến tại hiện trường mãi ghi nhớ khoảnh khắc anh dũng của đồng chí Nhiên...

CHƯA BAO GIỜ DÒNG MÁU VIỆT LẠI CÓ GIÁ TRỊ NHƯ THẾ

Mẹ Andy Huỳnh nói trong buổi concert kêu gọi từ thiện, quyên góp cho Andy Huỳnh: "Con tôi mang dòng máu Việt 100%. Nên CSVN phải có trách nhiệm với cháu. Đừng ác độc như thế". Đây là 1 trong những luận điệu mà gia đình Andy Huynh đang dùng để gây áp lực đến chính quyền VN yêu cầu Nga thả người.


Gia đình Andy Huỳnh (từ bên trái sang là chị, mẹ và chú ruột) khóc lóc buồn bã tại buổi concert tại Garden Grove. Người thân Andy Huynh từng khuyên can anh này đừng sang nhưng vì "tự do, dân chủ", không muốn ng Ukraine phải tị nạn như những người miền Nam Việt Nam nên anh bất chấp tất cả và đi chiến đấu.
Nguồn: SBTN và Người Việt

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2022

EU BẮT ĐẦU RƠI VÀO KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ !

Theo Reuter, Chính phủ nước EU đầu tiên đã sụp đổ sau chiến sự sự kiện Ukraine: Bulgari. Chính phủ Bulgari đã bị quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm, toàn bộ nội các, gồm cả Thủ tướng Kiril Petkov, sẽ phải từ chức và chính phủ mới sẽ được thành lập, hoặc cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra.
Ông Petkov, 42 tuổi, tốt nghiệp Đại học Harvard. Chính phủ của ông có lập trường thân phương Tây và chống Nga kịch liệt, đã từ chối thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng rúp, trong khi nước này phụ thuộc hoàn toàn vào Nga về khí đốt. Hậu quả là lạm phát tăng lên mức kỉ lục 15,6%, cao nhất trong 24 năm. Trước đó, ông Petkov cũng sa thải bộ trưởng quốc phòng vì từ chối lên án chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga nhằm vào Ukraine.

Sự kiện này xảy ra ngay sau khi các cuộc biểu tình xảy ra ở hàng loạt các quốc gia Châu Âu như Bỉ, Anh, Pháp,... thu hút hàng chục nghìn người tham gia. Những bất ổn, rạn nứt xuất hiện ngày càng nhiều sau khi cuộc chiến Nga và Ukraina nổ ra, nhất là sau các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU nhằm vào Nga.
Nếu giá dầu và tỉ lệ lạm phát tiếp tục tăng cao như hiện nay, hiện tượng domino chắc chắn sẽ xảy ra, không chỉ Bulgary mà sẽ là hàng loạt các quốc gia khác ở Eu. Đúng là "chưa được vạ mà má đã sưng".
P/s: Tổng thống Nga nói cấm sai , Châu Âu sống nhờ vào việc mua tài nguyên giá rẻ của Nga, nhưng lại có tư tưởng bài Nga. Giờ là lúc phải trả giá

MÂU THUẪN ÂM Ỉ TRONG LÒNG NATO BẮT ĐẦU BÙNG NỔ?!

Theo đài RT, một cuộc biểu tình lớn do công đoàn tổ chức, với sự tham gia của 70.000 đến 80.000 người, đã xảy ra trên nhiều đường phố ở Brussels, Bỉ vào ngày 20-6.
Hàng chục ngàn người dân đổ xuống chật kín các con phố. Hàng loạt chuyến bay tại sân bay Brussels phải hủy bỏ khi phần lớn nhân viên an ninh của sân bay cũng đình công để tham gia cuộc biểu tình. Các tuyến giao thông công cộng xung quanh thành phố cũng bị đình trệ.
Những người biểu tình yêu cầu chính phủ Bỉ tăng lương và cắt giảm thuế, họ yêu cầu các nhà lãnh đạo “chi tiền để trả lương cho người dân chứ không phải để mua vũ khí”.

Bên cạnh sự tức giận trước việc chi phí sinh hoạt ngày càng tăng cao, nhiều người biểu tình còn lên án liên minh quân sự NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) do Mỹ dẫn đầu và sự can dự của khối này vào cuộc xung đột Nga-Ukraine.
“NATO hãy ngừng lại đi” - đoàn người biểu tình hô vang.
Theo những người biểu tình, tình hình kinh tế khó khăn ở thời điểm hiện tại là do các lệnh trừng phạt của EU (Liên minh châu Âu) nhắm vào Nga cũng như do việc NATO viện trợ vũ khí cho Ukraine.

CẢNH SÁT PCCC CÕNG CỤ BÀ 85 TUỔI THOÁT KHỎI ĐÁM CHÁY LÚC RẠNG SÁNG

Rạng sáng nay 24-6, ngọn lửa bùng lên dữ dội tại lầu 1 căn nhà trên đường Điện Biên Phủ, quận 3, TP.HCM khiến hai người mắc kẹt. Lực lượng PCCC nhanh chóng có mặt cứu người ra ngoài an toàn và dập tắt đám cháy.

Thông tin ban đầu, khoảng 4h18 ngày 24-6, đám cháy xuất phát từ lầu 1 của căn nhà 2 lầu nằm trên đường Điện Biên Phủ, phường 4, quận 3, TP.HCM. Lúc này người dân xung quanh hô hoán tìm cách dập lửa nhưng bất thành.
Nhận tin báo, Đội cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ Công an quận 3 và Đội cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ khu vực 1 (PC07) Công an TP.HCM điều nhiều xe chữa cháy cùng hàng chục cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường.
Nắm tình hình trong nhà còn người mắc kẹt nên cảnh sát PCCC đã bắc thang lên lầu 2 tìm kiếm người. Đồng thời lực lượng bên dưới phá cửa cuốn, phun nước xối xả vào đám cháy.
Ít phút sau, lực lượng PCCC đã cứu và đưa hai người xuống đất an toàn là bà Nguyễn Thị Vân (85 tuổi) và chị Lê Thị Tuyết Nhung (30 tuổi). Đám cháy cũng được dập tắt hoàn toàn.
Hiện cả hai đang được chăm sóc y tế tại Bệnh viện Bình Dân. Vụ cháy thiêu rụi một số vật dụng sinh hoạt trong nhà.

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2022

PHÁT NGÔN ĐANH THÉP CỦA CHIẾN SĨ CÁCH MẠNG TRONG BỨC ẢNH NỔI TIẾNG "NỤ CƯỜI CHIẾN THẮNG"

Người con gái cách mạng trong bức ảnh nổi tiếng "Nụ cười chiến thắng" là Bà Võ Thị Thắng, sinh ra tại xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Năm 9 tuổi, bà bắt đầu bước chân vào con đường cách mạng bằng việc tham gia đưa thư, mang cơm cho cán bộ trong hầm bí mật. Năm 13 tuổi, bà thi đậu vào trường công lập Gia Long Sài Gòn (nay là trường Nguyễn Thị Minh Khai); 16 tuổi là thành viên Mặt trận dân tộc giải phóng huyện Bến Lức - Long An và khi 17 tuổi, được tổ chức điều về Sài Gòn hoạt động trong phong trào thanh niên - sinh viên - học sinh.

Tháng 7/1968, Võ Thị Thắng được giao nhiệm vũ ám s*t Trần Văn Đỗ, người được cho là “mật vụ chỉ điểm” tại quận 6. Trong khi thực hiện, không may mắn, Võ Thị Thắng bị địch bắt, tù đày và tra t*n dã man. Tuy nhiên chừng đó vẫn không đủ làm người con gái ở lứa tuổi xuân thì ấy mất đi ý chí đấu tranh và khí tiết của người chiến sĩ cách mạng.
Ngày 2/8/1968, Võ Thị Thắng được đưa ra trước tòa án quân sự mặt trận 3 vùng chiến thuật của chính quyền Sài Gòn. Khi ấy một thành viên trong hội đồng xét xử đã vội hả hả tự đắc: “Vậy là cuộc đời cô nữ sinh kể từ đây chôn vùi trong khám tối”. Nhưng ngay lập tức, Thắng đã đanh thép vặn lại: “Liệu chính quyền các ông có tồn tại đến 20 năm để bỏ tù tôi không?”. Thực tế đã chứng minh lời nói của bà. Ngày 7/3/1974, Võ Thị Thắng và nhiều chiến sĩ cách mạng khác đã được trả tự do theo