KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2022

NHỚ VỀ THỜI “TIẾNG HÁT ÁT TIẾNG BOM”

Em cô gái Trường Sơn
Hát trong chiều lộng gió
Như cây rừng khẽ thở
Quyện vào mỗi con tim.
Giữa khoảng lặng im lìm
Hố bom và tiếng hát
Nắng chiều hôm như nhạt
Hòa tan vào mắt em.
Khi bình minh vén rèm
Xua màn đêm tăm tối
Em cùng bao đồng đội
Đưa đường cho xe qua.
Niềm tin như sao sa
Tổ quốc là trên hết
Giữa mưa bom… cái c.h.ế.t

Em coi nhẹ như không.
Dẫu tan cả cõi lòng
Hiến thanh xuân mãi mãi.
Tổ quốc tôi vĩ đại
Cho một lần sinh ra
Viết tiếp những lời ca
Những người đi giữ nước./.

CẢM ƠN EM! MONG EM AN NGHỈ!

Vào ngày 19/8, Đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người Bệnh viện Chợ Rẫy nhận được thông tin tình nguyện hiến tạng từ mẹ của một bệnh nhân nữ, 25 tuổi, bị tai nạn sinh hoạt, té chấn thương sọ não nặng, chết não.

Mẹ đã nén nỗi đau để hỗ trợ cho con gái mình thực hiện điều ước muốn cuối cùng là có thể chia sẻ những phần cơ thể còn có chức năng của mình để cứu cho những người mắc các bệnh hiểm nghèo. Cô gái đã thể hiện điều ước muốn đó qua thẻ đăng ký hiến tạng với trung tâm điều phối Quốc gia vào tháng 7/2020.
Cô đã mong muốn có thể chia sẻ được tối đa những phần cơ thể có được cho nhiều người bệnh. Nhưng điều đáng tiếc là người bệnh bị suy phổi đã ở xa tận miền Bắc, thời gian thiếu máu của phổi không bảo đảm được khi di chuyển đoạn đường xa. Các bác sĩ chỉ nhận được 1 quả tim, 1 lá gan, 2 quả thận và 2 giác mạc để ghép cho 6 người bệnh.
Đặc biệt, trong số những người bệnh này có 1 bé trai 15 tuổi được nhận 1 quả thận để ghép, đến nay, bé đã khỏe và được xuất viện. Bệnh nhân ghép thận người lớn, hai người bệnh ghép giác mạc đã tái khám với kết quả rất tốt và bệnh nhân ghép tim chuẩn bị xuất viện. Riêng người bệnh ghép gan do tình trạng bệnh nặng nên hiện vẫn đang được theo dõi và điều trị tích cực.
Sự ra đi của cô gái ấy là điều đáng tiếc, nhưng tấm lòng của cô thật đáng trân trọng!

BỨC ĐIỆN CUỐI CÙNG

“...Chúng tôi đã chiến đấu hết đạn. Xin vĩnh biệt các đồng chí”.
Trong hàng triệu bức điện mật xuyên suốt từ thời chiến đến thời bình, phần lớn các bức điện nhằm duy trì thông tin liên lạc, chỉ đạo, chỉ huy của lãnh đạo. Nhưng cũng có những bức điện mật là lời chào, lời từ biệt gửi tới đồng đội; phản ánh sự khốc liệt của những năm tháng chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Một trong số đó là bức điện mật cuối cùng của chiến sĩ cơ yếu đồn Pha Long, với những lời từ biệt đồng đội “...Chúng tôi đã chiến đấu hết đạn. Xin vĩnh biệt các đồng chí”.

Trong lịch sử đấu tranh cách mạng, đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân ta, Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc đã dành sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn cho Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi đất nước Việt Nam được thống nhất, Trung Quốc đã tăng cường các hoạt động tuyên truyền, kích động tâm lý thù hằn dân tộc, khiêu khích vũ trang, xâm lấn đất đai… gây nên tình hình căng thẳng, phức tạp giữa hai nước, mà đỉnh điểm là cuộc tiến công của quân Trung Quốc vào biên giới phía Bắc Việt Nam (tháng 2/1979).
Trước tình hình đó, Đảng, Nhà nước Việt Nam kiên trì chủ trương giải quyết tình hình nói trên bằng giải pháp hòa bình, đồng thời khẩn trương tăng cường lực lượng, đẩy mạnh xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trên phạm vi cả nước.
Trong những ngày cuối năm 1978 đầu năm 1979, theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Tư lệnh, phụ trách cơ yếu các đơn vị đã nhanh chóng rà soát, bổ sung tiếp vào kế hoạch bảo đảm liên lạc qua kỹ thuật mật mã trong chiến đấu. Các đơn vị đã cử cán bộ cơ yếu xuống các đồn biên phòng kiểm tra, giúp đỡ cơ yếu đồn thực hiện kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu theo phương án đã quy định của cấp trên. Các quy ước liên lạc trong tình huống khẩn cấp đã được các đồn thực tập liên lạc thử về tỉnh và vượt cấp về Bộ Tư lệnh.
Ngày 17/2/1979, hàng chục vạn quân Trung Quốc đồng loạt vượt biên giới Trung Quốc - Việt Nam, tiến công nhiều mục tiêu trên toàn tuyến biên giới phía Bắc nhằm nhanh chóng đánh chiếm một số thị xã, đường tiếp tế của Việt Nam từ phía sau lên. Hướng tiến công chủ yếu là Lạng Sơn, Cao Bằng, hướng quan trọng là Lào Cai, hướng phối hợp là Phong Thổ, Lai Châu, hướng nghi binh để thu hút lực lượng của Việt Nam là Hà Tuyên và Quảng Ninh.
Cách đánh chủ yếu của Trung Quốc là sử dụng lực lượng áp đảo bất ngờ tiến công đồng loạt, tập trung vào hướng chính diện kết hợp với vu hồi, thọc sâu, bao vây, chia cắt lực lượng ta, đặc biệt là sử dụng pháo binh gây sát thương lớn cho bộ đội và dân thường Việt Nam.
Tại Lào Cai, Trung Quốc dùng 2 trung đoàn bộ binh bất ngờ tấn công đồn Pha Long, nhằm triển khai ý đồ chiến thuật cắt rời mảnh đất hình tam giác này ra khỏi thế trận liên hoàn toàn tỉnh Hoàng Liên Sơn.
Đồn Pha Long rơi vào thế cô lập, bị bao vây. Với tinh thần cách mạng, các chiến sĩ đã chiến đấu phòng ngự trong suốt 4 ngày đêm chống trả số lính thiện chiến, có sự yểm trợ của pháo binh và đông gấp nhiều lần bên ta.
9 giờ ngày 18/2/1979 địch tập trung lực lượng lớn tiếp tục áp sát đồn, kêu gọi chiến sĩ ta đầu hàng. Cán bộ chiến sĩ đồn Pha Long vẫn bình tĩnh ngoan cường nổ súng vào đầu quân xâm lược. Những lúc ác liệt đó, chiến sĩ Nguyễn Duy Mạc, nhân viên Cơ yếu Đồn Biên phòng Pha Long (Hoàng Liên Sơn) vẫn liên tục một tiếng, rồi ba mươi phút một lần mã điện báo cáo về Tỉnh và Bộ Tư lệnh. Quyết tâm chiến đấu của cán bộ chiến sĩ đồn Pha Long đã được chiến sĩ Mạc chuyển đi ngay trưa 18/2/1979: “Đồn Pha Long bị bao vây, địch đã chiếm hết các chốt của ta, lực lượng thương vong nhiều. Nhưng anh em chúng tôi còn lại kiên quyết không rời vị trí chiến đấu. Dù còn một người cũng chiến đấu”.
11 giờ 20 ngày 18/2/1979, bộ phận cơ yếu tỉnh bộ Công an vũ trang Hoàng Liên Sơn đã cấp tốc chuyền ngay mệnh lệnh chiến đấu của Ban chỉ huy Tỉnh cho đồn Pha Long và đại đội 3 cơ sở biên phòng: “Đại đội 3 chi viện ngay cho đồn Pha Long để cùng phối hợp chiến đấu. Các đồng chí hãy nêu cao khí phách anh hùng dù hy sinh cũng phải chiến đấu đến cùng, kiên quyết không đầu hàng địch, không để địch bắt sống”.
Tiếp đó, Phòng Cơ yếu cũng mã ngay chỉ thị khẩn cấp của Bộ Tư lệnh cho Trung đoàn 16 cơ động biên phòng: “Điều ngay tiểu đoàn một ở Mường Khương triển khai cùng tác chiến với đồn Pha Long. Cho một đại đội khác tìm đường từ Xi Ma Cai lên Pha Long cùng chiến đấu. Nhận chỉ thị này thực hiện ngay không được chậm”.
Thời điểm ấy, Đồn trưởng Pha Long đi công tác xa, việc chỉ huy do thượng úy Trần Ngọc, Chính trị viên kiêm Bí thư Chi bộ Đồn. Mặc dù, trước đó đã được chi viện tăng cường, nhưng do bị vây đánh suốt mấy ngày liền, lương thực, đạn dược cạn dần, thương vong ngày càng cao...
Đến sáng 19/2/1979, quân Trung Quốc đông gấp nhiều lần. Trước nguy cơ Đồn bị rơi vào tay địch, Phòng Cơ yếu đã điện chỉ đạo cho cơ yếu đồn Pha Long: “Tình hình không bảo đảm an toàn tài liệu thì báo cáo Ban chỉ huy đồn tìm cách bảo vệ hoặc xử lý ngay”.
11 giờ ngày 19/2/1979, Cơ yếu đồn Pha Long đã mã bức điện cuối cùng của Ban Chỉ huy Đồn báo cáo Bộ Tư lệnh và Ban chỉ huy tỉnh: “Một Sư đoàn địch đang vây hãm đồn. Chúng tôi đã chiến đấu hết đạn. Xin vĩnh biệt các đồng chí”.
Được lệnh của Ban chỉ huy Đồn, chiến sĩ Nguyễn Duy Mạc đã hủy toàn bộ tài liệu, phương tiện kỹ thuật mật mã, tiếp tục phối hợp cùng các đồng chí còn lại bàn phương án tác chiến.
Chiến tranh đã qua đi nhưng kí ức về một thời bom đạn vẫn còn đó. Càng thấm thía, biết ơn sâu sắc đối với lớp lớp thế hệ cha anh đi trước đã hy sinh xương máu trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, các cán bộ, chiến sĩ, nhân viên ngành Cơ yếu sẽ tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang “Trung thành, Tận tụy, Đoàn kết, Kỷ luật, Sáng tạo”, quyết tâm thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng ngành Cơ yếu Việt Nam chính quy, tiến thẳng lên hiện đạ

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2022

NỮ HOÀNG ANH ELIZABETH II VÀ NHỮNG CHIẾC HUÂN CHƯƠNG GÂY RA ĐAU THƯƠNG CHO NHÂN DÂN VIỆT NAM.

Huân chương mà các các bạn thấy trong ảnh có tên là “The Vietnam Medal”, tạm gọi là Huân chương Việt Nam. Được Nữ hoàng Anh, đại diện cho Hoàng gia Anh phong tặng, vinh danh cho những binh lính, sĩ quan Úc, New Zealand trực tiếp tham chiến tại Việt Nam trong giai đoạn (1964 - 1973).

Mặt trước của tấm huân chương khắc khuôn mặt của Nữ hoàng Anh Elizabeth II kèm theo dòng chữ “ELIZABETH II DEI GRATIA REGINA F.D”. Còn mặt sau mô tả một người đàn ông có hành động đẩy 2 quả cầu sang hai bên, có mục đích mô tả cuộc chiến tại Việt Nam như là một cuộc chiến ý thức hệ và còn một mục đích khác được cách học giả nhận định rằng mang hàm nghĩa “chia tách hai phần Việt Nam”. Điều đáng chú ý hơn nữa là phần dây đeo chính giữa xuất hiện “cờ vàng ba sọc đỏ”- lá cờ của VNCH. Theo Bảo tàng Victoria tại Melbourne cho biết huân chương này được Nữ hoàng Anh phê duyệt sau đề xuất của Toàn quyền Úc, New Zealand và chính bà là người xác nhận thiết kế này sau nhiều lần chỉnh sửa.
Ngoài The Vietnam Medal, còn một huân chương khác cũng có những thiết kế tương tự, đó là The Vietnam Logistic and Support Medal (tạm dịch là Huân chương hỗ trợ và hậu cần Việt Nam). Trong khi The Vietnam Medal được trao cho những người trực tiếp tham chiến tại Việt Nam thì The Vietnam Logistic and Support Medal được trao cho những người gián tiếp tham chiến (hỗ trợ các máy bay không kích Việt Nam từ Thái Lan, hỗ trợ tiếp liệu, đo đạc bản đồ…)
Đây là một trong những huy chương gây tranh cãi nhất trong lịch sử Hoàng gia Anh trong thế kỷ 20. Vì lần đầu tiên, một lá cờ không thuộc các quốc gia mà Nữ hoàng Anh làm nguyên thủ hoặc một quốc gia từng là thuộc địa của Anh xuất hiện trên huân chương có khuôn mặt của Nữ hoàng Anh. Và huân chương lại được trao cho các cá nhân chiến đấu không liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của Vương quốc Anh hoặc trong khối…
Huân chương này được đề xuất trao tặng vào khoảng 1963 - 1965, cùng thời điểm này, phong trào phản chiến manh nha và phát triển tại nhiều quốc gia. Thành viên The Beatles là John Lennon đã nhiều lần công khai việc phản đối chiến tranh và mong Vương quốc Anh không tham gia hoặc liên quan dù là nhỏ nhất đến cuộc chiến này. Tuy nhiên, sau khi Chính phủ Anh có những động thái ủng hộ các nước tham chiến và Hoàng gia Anh có động thái vinh danh những người lính Úc, New Zealand tham chiến tại Việt Nam thì John Lennon đã có động thái trả lại huy chương MBE từng được Nữ hoàng Anh phong tặng và đặt lại một bức thư ngắn gọn gửi lại bà: “Nữ hoàng của tôi! Tôi xin được trả lại huân chương MBE của tôi để phản đối việc Vương quốc Anh tham gia vào vụ Nigeria-Biafra, chống lại việc chúng tôi lên án Hoa Kỳ ở Việt Nam…”
Bên cạnh đó, nhiều cuộc biểu tình, phản đối đã diễn ra nhằm không đồng tình với việc Nữ hoàng Anh tham gia vinh danh các binh lính tham chiến tại Việt Nam, một trong số đó là sự kiện một nhóm người tại Anh đã chặn xe của Nữ hoàng Anh khi bà đi xe từ ga xe lửa về cung điện vào năm 1966 được đưa tin bởi The New York Times.
Ngoài ra, một số huân chương, danh hiệu, sắc phong… khác cũng được Nữ hoàng Anh trao tặng cho binh lính Úc, New Zealand đã tham chiến tại Việt Nam. Theo Tiểu đoàn 5, Trung đoàn Bộ binh Hoàng Gia Úc đã được trao tặng nhiều danh hiệu, huân huy chương. Ví dụ như Lệnh Phục vụ Xuất sắc DSO, Huân chương Thập Tự, Huân chương Thập Tự Bay, Huân chương Đế chế Anh, Huân chương Việt Nam… hoặc thấp hơn như Huy chương Lá Sồi Bạc. Tất cả các huân huy chương đều được Nữ hoàng Anh trao tặng cùng với rất nhiều giấy khen, bằng khen thông qua Toàn quyền Úc, New Zealand. Đáng chú ý, các cá nhân tham gia vụ thảm sát dân thường tại Núi Đất hoặc Bình Ba (đều thuộc Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng nhận được các danh hiệu, huân huy chương liên quan. Trong trận Núi Đất, nhiều binh sĩ Úc đã “bắn nhầm cò hơn bỏ lỡ” và khiến nhiều người dân thiệt mạng và việc bắn nhầm này diễn ra không phải chỉ là một vài lần. Các bằng chứng bị che giấu tinh vi như mang thi thể bỏ ngoài biển, mang súng đặt vào thi thể để chứng minh đây là “quân du kích Việt Công”... Mãi sau này, theo lời tố giác của nhiều sĩ quan Úc, vụ việc mới phát lộ ra.
Theo danh sách Bộ Văn hóa và Di sản New Zealand cung cấp, Nữ hoàng Anh đã trao các Huân chương Đế chế Anh hoặc các huân, huy chương, bằng khen hoàng gia khác cho hàng trăm cá nhân, binh lính nước này vì chiến đấu, phục vụ trong cuộc chiến ở Việt Nam. Các huân chương này được cấp, công nhận và trao tặng hoàn toàn thuộc thẩm quyền của Hoàng gia, đứng đầu là Nữ hoàng Anh, được trao tặng và vinh danh không liên quan đến các huân huy chương khác thuộc các Chính phủ Úc, New Zealand.
Công bố SR 1968/141 của David Thomson vào năm 1968, Cựu Bộ trưởng BQP New Zealand thừa lệnh trực tiếp từ Nữ hoàng Anh trao thưởng những thứ trên cho binh lính sĩ quan tham chiến tại Việt Nam với mục đích tuyên dương sự dũng cảm của họ khi tham gia các nhiệm vụ tại Việt Nam, chiến đấu cho sự sự huy hoàng cho Đế chế Anh.
Với một số cá nhân nhận các huân chương cao cấp như CBE, Nữ hoàng Anh thường sẽ là trực tiếp trao thưởng hoặc ủy quyền cho con trai. Tuy nhiên, do cuộc chiến tranh Việt Nam bị phản đối quá mạnh mẽ ở phương Tây và ngay tại những nước này và vì một số lý do khác, nên Nữ hoàng Anh và Hoàng gia Anh không trực tiếp tham gia trao giải, chỉ gửi ủy quyền thông qua Toàn quyền tại các nước này Nhưng trong mỗi văn bản, giấy khen, lời vinh danh đều phải bao gồm dòng chữ “By Her Majesty's Command” - thừa lệnh của Bệ Hạ (Nữ hoàng Anh).
Nữ hoàng Anh có ủng hộ Pháp đánh Việt Nam không? Dĩ nhiên đây là một thông tin chưa được chứng minh bằng các nguồn tài liệu xác thực.
Nhưng, Nữ hoàng Anh có động viên, ủng hộ các lực lượng tham chiến, gây đau thương và tàn sát người Việt Nam hay không? Thì chắc hẳn đọc bài viết này, các bạn dư sức có câu trả lời rồi.

VIỆT NAM - THIÊN ĐƯỜNG CỦA ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ

Tạp chí du lịch Canada The Travel mới đây đã xếp Việt Nam vào danh sách những điểm đến tuyệt vời có chi phí hợp lý của thế giới, bên cạnh Lào và Indonesia.
Theo đó, Việt Nam là một trong những quốc gia mà du khách phải bỏ ra chi phí ít nhất trong chuyến đi nhưng lại có "trải nghiệm phiêu lưu thực sự".

"Trải dài trên biển Đông, Việt Nam dường như có tất cả, từ những thành phố nhộn nhịp, sôi động cho đến cảnh quan nguyên sơ của rừng rậm nhiệt đới và hang động", The Travel đánh giá.
Tạp chí nổi tiếng gợi ý du khách nước ngoài thong dong tản bộ trên những con phố nhỏ rợp bóng đèn lồng ở Hội An. Tới Di sản Thế giới được UNESCO công nhận này của Việt Nam, du khách còn có thể đặt may những trang phục truyền thống như áo dài với giá chỉ dưới 30 USD (khoảng 700 nghìn đồng).
Ngoài ra, khám phá một trong những kỳ quan thế giới khác như Vịnh Hạ Long cũng là một lựa chọn không thể bỏ qua. Giá một tour trọn gói bao gồm chi phí đi lại từ Hà Nội, ngủ qua đêm trên du thuyền và ăn uống mà du khách phải bỏ ra khi tới đây chỉ khoảng 125 USD (gần 3 triệu đồng).
Nếu là một người yêu thích ẩm thực đường phố và có thời gian lưu trú tại Hà Nội, du khách sẽ chỉ mất chưa tới 2 USD (gần 50 nghìn đồng) để thưởng thức một trong những đặc sản của Việt Nam như bánh mỳ, bún chả hay phở.
Cà phê trứng với hương vị hết sức đặc biệt cũng là món đồ uống chắc chắn nên thử khi tới Hà Nội bên cạnh cà phê sữa đá. Giá cho mỗi phần cũng chỉ dao động khoảng dưới 1 USD (khoảng 23 nghìn đồng).
The Travel cũng khuyến nghị du khách nên khám phá Việt Nam bằng xe khách hoặc tàu hỏa với giá vé rẻ.
Tạp chí chia sẻ thêm rằng nếu du khách không ngại di chuyển chậm trên đường dài, thì xe buýt và xe lửa trên khắp Việt Nam là những phương tiện di chuyển có giá cả phải chăng nhất trên thế giới, giúp bạn dễ dàng khám phá trọn vẹn đất nước xinh đẹp này.

HẠNH PHÚC" CỦA MỘT TANG GIA

Đám tang nữ hoàng Anh. Cháu dâu cười vẫy tay chào phóng viên như minh tinh hạng A, người dân xung quanh xem như trẩy hội.
Còn Hong Kong xa xôi - vùng lãnh thổ thuộc địa cũ của Anh, nhiều bạn trẻ ôm di ảnh nữ hoàng khóc lóc thảm thiết.

Cách đó mấy nghìn cây số, anh em báo chí quốc gia chả liên quan gì thì ngày đêm lo lắng cho đàn ngựa, đàn chó, bầy ong của nữ hoàng. Không biết sau khi "Người" mất thì chúng sẽ sống sao, ai là người chăm sóc!
Đúng là mả cha không khóc lại đi khóc tổ mối!

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2022

CHẠM ĐẾN THINH KHÔNG

“Đây là bức tượng chiến tranh nghệ thuật và ấn tượng nhất mà tôi từng xem. Bức tượng ấy miêu tả một người phụ nữ Việt Nam để ngực trần, tà áo tung bay, hai cánh giơ thẳng lên trời che chở cho những người già và trẻ em và những vết máu rỉ từ thân thể của người phụ nữ ấy”

Đó là bức tượng Thảm sát Kim Tài, Bình Định.
Thảm sát Kim Tài diễn ra vào 09/01/1966, 43 người Việt Nam tại làng Kim Tài, An Nhơn bị quân đội Hàn Quốc dồn vào một ngôi nhà. Tại ngôi nhà này, quân đội Hàn Quốc dòng súng bắn thẳng vào nhà, ném những mồi lửa vào. Cuối cùng để kết thúc "cuộc vui", những lựu đạn sẽ được ném vào, ngôi nhà nát vụn, thân thể của những nạn nhân trộn lẫn vào nhau... Vụ việc được phanh phui ra khi có một số nạn nhân được che chở còn sống và chạy thoát ra từ một đường hầm bên trong.
Khi biết tôi đến từ Hàn Quốc, họ có vẻ như không chào đón. Nếu tôi là họ, có thể sẽ không dừng lại ở việc “không chào đón” mà có thể sẽ nghiêm trọng hơn, một quả trứng thối chẳng hạn.
Tôi băn khoăn một điều là, bức tượng đó vẫn tồn tại, tấm bia ghi những nạn nhân vẫn còn đó và được dọn dẹp hàng ngày. Nhưng, người Việt Nam lại không yêu cầu điều tra hay bồi thường gì. Thật là lạ và tôi xem danh sách, có tới 7 đứa trẻ dưới 10 tuổi.
Những người Hàn Quốc chúng tôi không biết gì việc có hay không bồi thường, chúng tôi quen với việc yêu cầu người Nhật và phần lớn chúng tôi không biết về việc phải bồi thường cho quốc gia nào khác. Chúng tôi đúng là nạn nhân nhưng cũng là kẻ thủ ác ư?
Bức tượng ấy ghi: “Chứng tích thù hận” và người phụ nữ - nhân vật chính của bức tượng quay mặt về phía Hàn Quốc. Lòng căm thù ở ngôi làng này vẫn còn u ám và hướng về quê hương tôi hàng ngày… Một lòng căm thù không phát tiết, chỉ âm thầm, một lòng căm thù khiến tôi có chút cảm thấy hổ thẹn khi chính tôi đã từng biểu tình trước Đại sứ quán Nhật Bản yêu cầu bồi thường cho phụ nữ Hàn Quốc…
Tôi nhớ đến ở Itaewon có một con đường là Quy Nhon-gil và Yongsan-gu cũng kết nghĩa “chị em” với Quy Nhơn… Tôi rời khỏi bức tượng căm thù với những ánh mắt không mấy thân thiện và nghĩ rằng, tôi nhất định sẽ đến Quy Nhon-gil và Yongsan-gu…
Tôi gửi lại Hoa Hướng Dương ở nơi những nạn nhân nằm xuống… Một ngày nào đó những đóa hoa sẽ khô héo dần, tan thành cát bụi, bay lên thinh không, vuốt ve bàn tay của người phụ nữ kia… Những người bị thảm sát đã chết trong bom đạn, đen tối và tôi mong rằng những cánh hoa Hướng Dương sẽ đưa dẫn lỗi họ về với ánh sáng, niềm tin, sự siêu thoát…
Giá như, có thêm nhiều người Hàn Quốc nữa biết về những sự kiện mà quân đội chúng tôi đã gây ra tại Việt Nam, giá như nhiều người chúng tôi đồng cảm với các bạn hơn và rất nhiều những giá như khác, giá như tôi được cúi đầu dưới bức tượng…
Các bạn không yêu cầu chúng tôi đền bù bất cứ điều gì nên làm gì, chúng tôi cảm thấy không xứng đáng và hổ thẹn.

VIỆT NAM - THIÊN ĐƯỜNG CỦA ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ

Tạp chí du lịch Canada The Travel mới đây đã xếp Việt Nam vào danh sách những điểm đến tuyệt vời có chi phí hợp lý của thế giới, bên cạnh Lào và Indonesia.
Theo đó, Việt Nam là một trong những quốc gia mà du khách phải bỏ ra chi phí ít nhất trong chuyến đi nhưng lại có "trải nghiệm phiêu lưu thực sự".

"Trải dài trên biển Đông, Việt Nam dường như có tất cả, từ những thành phố nhộn nhịp, sôi động cho đến cảnh quan nguyên sơ của rừng rậm nhiệt đới và hang động", The Travel đánh giá.
Tạp chí nổi tiếng gợi ý du khách nước ngoài thong dong tản bộ trên những con phố nhỏ rợp bóng đèn lồng ở Hội An. Tới Di sản Thế giới được UNESCO công nhận này của Việt Nam, du khách còn có thể đặt may những trang phục truyền thống như áo dài với giá chỉ dưới 30 USD (khoảng 700 nghìn đồng).
Ngoài ra, khám phá một trong những kỳ quan thế giới khác như Vịnh Hạ Long cũng là một lựa chọn không thể bỏ qua. Giá một tour trọn gói bao gồm chi phí đi lại từ Hà Nội, ngủ qua đêm trên du thuyền và ăn uống mà du khách phải bỏ ra khi tới đây chỉ khoảng 125 USD (gần 3 triệu đồng).
Nếu là một người yêu thích ẩm thực đường phố và có thời gian lưu trú tại Hà Nội, du khách sẽ chỉ mất chưa tới 2 USD (gần 50 nghìn đồng) để thưởng thức một trong những đặc sản của Việt Nam như bánh mỳ, bún chả hay phở.
Cà phê trứng với hương vị hết sức đặc biệt cũng là món đồ uống chắc chắn nên thử khi tới Hà Nội bên cạnh cà phê sữa đá. Giá cho mỗi phần cũng chỉ dao động khoảng dưới 1 USD (khoảng 23 nghìn đồng).
The Travel cũng khuyến nghị du khách nên khám phá Việt Nam bằng xe khách hoặc tàu hỏa với giá vé rẻ.
Tạp chí chia sẻ thêm rằng nếu du khách không ngại di chuyển chậm trên đường dài, thì xe buýt và xe lửa trên khắp Việt Nam là những phương tiện di chuyển có giá cả phải chăng nhất trên thế giới, giúp bạn dễ dàng khám phá trọn vẹn đất nước xinh đẹp này.

ĐÂU MỚI LÀ NỮ HOÀNG?

Trong khi nhiều bạn trẻ Việt quay sang tiếc thương cho bà Nữ hoàng Anh vừa quy tiên hạc gá cách đây cả vạn cây số, thì ở Việt Nam có hàng trăm ngàn nữ hoàng mà chưa hề thấy các bạn tỏ lòng kính trọng, thương xót. Đó là những bà mẹ Việt Nam anh hùng, những người đã hi sinh máu thịt của mình cho nền hòa bình, độc lập của dân tộc.

Như tấm gương của mẹ Nguyễn Thị Thứ, người mẹ có nhiều con cháu hy sinh nhất trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Nuôi con cháu trong cảnh lận đận, đói nghèo nhưng khi Tổ quốc cần, mẹ Thứ động viên, tiễn các con ra chiến trường. Mẹ Thứ có 12 người con (11 trai và 1 gái) thì 9 con trai hy sinh. Con đầu và cũng là con gái duy nhất - bà Lê Thị Trị là thương binh, cũng được trao tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng khi có chồng và 2 con gái là liệt sĩ. Như vậy gia đình mẹ Thứ có 12 liệt sĩ.
Hiếm có người mẹ nào trên thế giới này mang nhiều nỗi đau và sự hy sinh cho Tổ quốc như mẹ Thứ. Trong chống Pháp và Mỹ, mẹ Thứ lần lượt nhận 9 giấy báo tử của 9 con trai và nhận tin con rể cùng 2 cháu ngoại hy sinh.
Sự mất mát, hy sinh của gia đình mẹ Thứ không có bút mực nào diễn tả hết. Năm 1998 khi một đoàn khách nước ngoài về thăm mẹ Thứ, một nhà báo, cựu chiến binh người Hàn Quốc đã hỏi mẹ: “Thưa bà, với quan niệm người Á Đông, con cái là phúc lộc, là tài sản. Khi người con thứ tư, thứ năm tử trận, tại sao bà vẫn tiếp tục động viên những người con khác ra mặt trận”?
Mẹ Thứ điềm tĩnh trả lời: “Ở nước tôi, Cụ Hồ đã dạy là “Không có gì quý hơn độc lập tự do” nên cứ là người Việt Nam, trong đó có các con, các cháu tôi đều sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để giành lấy độc lập, tự do. Nếu còn chiến tranh, các con tôi, rồi cháu tôi vẫn sẽ tiếp tục ra trận để giành độc lập, tự do, bình yên mà hôm nay chúng tôi đang hưởng”.
Đây, nữ hoàng của dân tộc Việt Nam là như thế. Và các mẹ xứng đáng là Nữ hoàng của nhân dân các nước thứ 3, các nước bị các nước dân tộc “thượng đẳng” áp bức, bóc lột suốt hàng trăm năm.

CÁI KẾT CỦA MỘT NỤ CƯỜI

Bùi Tuấn Lâm khi nghe lệnh bắt, anh cười và tự tin, nói rằng: các ông có đủ chứng cứ bắt tôi không, hay bắt tôi do tôi rắc muối vào thịt bò?
Sau đó, cơ quan điều tra đọc sơ qua các chứng cứ, biên bản, giấy tờ, bằng chứng thu thập được là hắn ta có liên quan, trao đổi, nhận tiền từ Việt Tân, NoU, Nguyễn Lân Thắng, Thúy Hạnh... Hắn ta không còn cười nữa.

Vợ hắn nói: sao anh không nói với em, sao anh lại làm vậy? Con cái ở nhà mình em sao cáng được? Hắn bắt đầu cúi người xuống và dặn vợ điều gì đó. Vợ hắn khóc và lặng người đi. Vợ hắn cố gắng nói nhẹ rằng anh tha cho chồng em đi, chồng em lỡ dại chứ ảnh hiền lắm...
Sau đó, công an tách hắn và vợ ra khỏi nhau. Hắn mặt nhẵn người lại, không cười, không tự tin thêm nữa khi hắn hỏi cán bộ: liệu em đi tù mấy năm? Anh cán bộ trả lời: có thể là 7 - 8 năm.
Đằng sau nụ cười ban đầu có thể là một cái án tù rất dài khiến những tên tội phạm không dám nở nụ cười thêm nữa.