KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2022

TÌNH NGHĨA ANH EM, CÓ CHẮC BỀN LÂU

Bộ trưởng Kinh tế Đức Habeck chỉ trích Mỹ cùng nhiều nước cung cấp khí đốt với giá "trên trời", cho thấy họ đang hưởng lợi từ x.ung đ.ột Ukraine.
"Một số quốc gia, trong đó có cả những nước thân thiện, đôi khi hưởng lợi từ mức giá khí đốt cao ngất ngưởng. Tất nhiên, điều đó kéo theo các vấn đề chúng ta phải bàn tới", Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck nói trong cuộc phỏng vấn được đăng trên tờ NOZ.

Bộ trưởng Đức kêu gọi sự đoàn kết hơn nữa từ Mỹ trong việc hỗ trợ các đồng minh châu Âu đang đối mặt áp lực về năng lượng.
"Mỹ đã liên lạc với chúng tôi khi giá dầu tăng và kết quả là nguồn dự trữ dầu ở nhiều nước châu Âu đã được khai thác. Tôi nghĩ sự đoàn kết như vậy cũng sẽ giúp kiềm chế giá khí đốt", ông Habeck nói.
Đức là quốc gia vốn phụ thuộc nhiều vào khí đốt từ Moskva, gần đây chuyển sang nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) với giá đắt hơn. Nước này và các quốc gia châu Âu đã tìm tới Mỹ, đang là bên cung cấp 45% lượng LNG nhập khẩu của châu Âu, tăng so với mức 28% từ năm ngoái.
Nhà Trắng chưa phản hồi về phát ngôn của Bộ trưởng Đức.

CHỊU THUA TRƯỚC MỘT LY ĐEN ĐÁ

Dù đã sống ở Việt Nam lâu, nhiều người nước ngoài vẫn không quen nổi cách uống cà phê sữa hoặc đen đá.
Florian đã sống ở Việt Nam hơn 30 năm. Florian nói mỗi ngày anh uống ít nhất 2 cốc cà phê nhưng là latte hoặc cappuccino. Cà phê sữa hoặc đen đá ở Việt Nam khá "nặng đô" nên không phải lựa chọn với Florian. Florian nhận xét cà phê sữa đá của Việt Nam thực sự khác biệt so với những loại cà phê anh đã thưởng thức ở các nước khác. Dù được pha với sữa, nó vẫn quá mạnh để thưởng thức.

Mark đang tận hưởng kỳ nghỉ tại Việt Nam. Anh từng tới đây nhiều lần và cũng học được thói quen uống cà phê cả ngày của người Việt. Tuy nhiên, cũng như Florian, cà phê kiểu truyền thống ở Việt Nam là thứ Mark thường "không dám đụng vào". Anh chia sẻ: "Cà phê của các bạn rất ngon. Một cốc cà phê sữa vào buổi sáng đủ giúp tôi tỉnh cả ngày. Nếu uống vào buổi tối, tôi sẽ mất ngủ nguyên đêm. Ngay cả buổi chiều, tôi cũng không dám đụng đến cà phê sữa vì sợ tối mất ngủ".
"Nỗi sợ" trước độ mạnh của cà phê Việt Nam đã được nhiều người nước ngoài xác nhận. Một số người không thích cà phê nhẹ nhàng kiểu cappuccino hay latte nhưng lại sợ độ mạnh của cà phê truyền thống Việt Nam. Do đó, họ chọn cách đổ thêm nước vào để làm loãng cà phê đi.
Grant Wilson (đến từ Australia), phát hiện ra một loại cà phê nhẹ nhàng hơn là bạc xỉu. Ông cho biết mình thích bạc xỉu vì lượng cà phê vừa đủ, có vị thơm của cốt dừa (tùy quán).
Rẻ và ngon là nhận xét chung của nhiều người nước ngoài về cà phê ở Việt Nam. Một ly cappuccino ở Mỹ giá khoảng hơn 100.000 đồng. Tại Việt Nam, họ có thể thưởng thức một ly ngon không kém với giá chưa tới một nửa.
Vừa tới Việt Nam lần đầu để thăm quê vợ nhưng Emilio đã yêu cà phê Việt Nam từ lâu. Anh cho biết mỗi sáng, vợ đều pha cho mình một ly cà phê sữa Việt Nam. Du khách người Mỹ này nói một ly cà phê Việt Nam giúp tinh thần anh bừng tỉnh và hưng phấn mỗi sáng. "Tôi chỉ có thể uống được cà phê sữa Việt Nam. Tôi không uống nổi cà phê đen như người Việt", anh nói.
Mat, người đã sống ở Việt Nam 3 năm, cũng có cho mình 2-3 quán "ruột". Chất lượng của các quán hầu như đều tốt. Cà phê ngon, rẻ nhưng mạnh nên thỉnh thoảng Mat mới dám uống cà phê sữa.

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2022

"BÁC CHÚC CÁC CHÚ THẤT NGHIỆP!"

Hôm nay (04/10), Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy kỷ niệm 61 năm Ngày truyền thống. Và đây cũng là kỷ niệm 21 năm "Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy".
Nhớ lại câu chuyện vào dịp Tết Dương lịch năm 1955, Bác Hồ đến thăm đơn vị chữa cháy đang làm nhiệm vụ. Tại đây Bác ân cần bắt tay từng người và có lời chúc: “Nhân dịp năm mới, Bác chúc các chú thất nghiệp”. Lời chúc vui vẻ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy vừa là lời động viên cũng là nhiệm vụ mà Người tin tưởng giao cho lực lượng Công an trong công tác phòng cháy chữa cháy.

Khắc ghi lời căn dặn quý báu của Bác Hồ, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy luôn thường trực trong tim 6 điều Bác dạy Công an nhân dân, 4 điều Bác Hồ dạy lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy; coi đó là mục tiêu, phương hướng, kim chỉ nam cho mọi hành động thực hiện nhiệm vụ quan trọng của mình.
Ngày nay, tiếp bước truyền thống của các thế hệ cha anh đi trước, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ không ngừng phấn đấu, rèn luyện và xây dựng lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ chính quy, chuyên nghiệp và từng bước hiện đại để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Xứng đáng với niềm tin yêu, gửi trọn tình cảm của nhân dân đối với lực lượng Phòng cháy chữa cháy.
Nhân ngày truyền thống, xin chúc các đồng chí luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và "mong các đồng chí thất nghiệp" như lời chúc vui của Bác!

QUÊ QUÁ VỊT TÂN ƠI

Mới đây, Tổ chức ph.ản độ.ng Việt Tân đã bị hớ khi tung tin cho rằng ông Nguyễn Phú Trường - con trai của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhờ quyền lực của cha mình để được bổ nhiệm giữ chức Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Ban Tuyên giáo Trung ương.

Thế nhưng đang buồn cho đám Việt Tân, ông Nguyễn Phú Trường chỉ trùng họ, trùng tên đệm với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chứ chẳng hề có quan hệ cha con nào ở đây cả.
Cụ thể: Ông Nguyễn Phú Trường – cái ông sinh ngày 5/3/1978, quê quán: xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Tp. Hà Nội trong khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lại có quê quán tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Tp. Hà Nội.
Có lẽ do sướng quá hóa lú nên Việt Tân lại nhận thêm một lần bẽ mặt, nhục nhã khi vồ phải tin rởm. Phải chăng với Việt Tân, khi sinh ra là con của lãnh đạo thì không được phép làm nhà nước?

YÊN NGHỈ EM NHÉ

Ngày 3-10, ông Trần Thanh Tâm - Chủ tịch UBND xã Phù Hóa, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) - cho biết địa phương vừa tổ chức lễ biểu dương, tặng giấy khen cho các cá nhân có tinh thần trách nhiệm trong công tác cứu hộ cứu nạn, chia buồn cùng thân nhân gia đình nam sinh LTVH.

Trước đó, chiều ngày 6-9, khi đang tắm trên sông Gianh đoạn qua bến Cửa Nghè, thôn Trường Long, xã Phù Hóa, huyện Quảng Trạch, em H cùng nhóm bạn đã phát hiện 2 em nhỏ bị đ.uối n.ước , sóng cuốn ra xa. Không chút ngần ngại, H đã l.ao mình vào dòng nước x.iết để cứu người.
Tuy nhiên, do đ.uối sức H chỉ đẩy được 2 em vào gần bờ, còn mình thì bị c.uốn trôi theo cơn sóng mạnh và qua đời sau đó. Các em bị đ.uối n.ước sau đó được người dân gần đó kịp thời đưa vào bờ an toàn.

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2022

THỦ TƯỚNG: VIỆT NAM ỦNG HỘ NHÂN DÂN CUBA 5.000 TẤN GẠO

Sáng 29/9, tại Văn phòng Chính phủ, sau lễ đón chính thức, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Cuba Manuel Marrero Cruz.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, hai bên đã tổ chức các cuộc điện đàm, hội đàm trực tuyến thường xuyên giữa lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội hai nước, cũng như chuyến thăm Cuba của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (tháng 9/2021), phản ánh mối quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao các bước phát triển mới về quan hệ hợp tác hai nước thời gian qua, nhất là về nông nghiệp, đầu tư, y tế, cũng như hiệu quả hoạt động của các cơ chế hợp tác song phương. Thủ tướng cảm ơn sự hỗ trợ và hợp tác kịp thời, hiệu quả của Cuba đối với Việt Nam trong ứng phó với đại dịch.
Thủ tướng Cuba Manuel Marrero Cruz vui mừng và xúc động lần đầu tiên được thăm chính thức Việt Nam trên cương vị mới; bày tỏ ngưỡng mộ lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, sự kính trọng sâu sắc đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và khâm phục thành tựu của Việt Nam trong hơn 35 năm đổi mới, nhất là trong việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19, phục hồi nhanh và phát triển KTXH.
Cuba luôn coi trọng, mong muốn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt và hợp tác toàn diện với Việt Nam.
Hai Thủ tướng nhất trí trong thời gian tới hai bên sẽ tiếp tục duy trì đối thoại, trao đổi đoàn cấp cao, giữa các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hợp tác song phương thông qua các cơ chế Hội thảo lý luận giữa hai Đảng, Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế và KHCN...
Thủ tướng Phạm Minh Chính thông báo quyết định của Đảng, Nhà nước Việt Nam ủng hộ nhân dân Cuba 5.000 tấn gạo để góp phần khắc phục những khó khăn KTXH gần đây, thể hiện sự tương trợ anh em truyền thống giữa hai nước.
Thủ tướng Cuba Manuel Marrero Cruz trân trọng cảm ơn tình đoàn kết và sự hỗ trợ chí tình, chí nghĩa của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam luôn dành cho Cuba, gần đây nhất là tình cảm, hỗ trợ và động viên sau sự cố cháy nổ kho nhiên liệu tại tỉnh Matanzas ngày 5/8, cũng như viện trợ gạo thiết thực lần này.
Hai Thủ tướng cũng đã trao đổi các biện pháp nhằm tăng cường hợp tác thực chất, hiệu quả trong lĩnh vực chính trị-ngoại giao, an ninh-quốc phòng, thương mại-đầu tư, y tế, giáo dục-đào tạo, y tế, dược phẩm... đáp ứng mục tiêu trọng tâm đưa quan hệ kinh tế ngang tầm quan hệ chính trị tốt đẹp. Đặc biệt, về tăng cường hợp tác an ninh lương thực, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong việc phát triển nông nghiệp như một trụ đỡ của nền kinh tế.
Hai bên cũng thỏa thuận về duy ổn định quan hệ thương mại song phương, tạo điều kiện để doanh nghiệp hai bên kinh doanh, đầu tư thuận lợi trong các lĩnh vực phát triển hạ tầng khu công nghiệp và hạ tầng du lịch, sản xuất vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, năng lượng tái tạo, và mở rộng sang các lĩnh vực tiềm năng khác.
Chia sẻ kinh nghiệm về đường lối, chính sách phát triển KTXH, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giới thiệu những vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập sâu rộng, ứng phó với các thách thức kinh tế toàn cầu.
Về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, hai Thủ tướng nhất trí tiếp tục tham vấn, phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phương; chia sẻ lập trường ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Cuba bày tỏ coi trọng vai trò trung tâm và mong muốn tăng cường quan hệ với ASEAN, thể hiện qua việc tham gia Hiệp ước Thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á. Việt Nam khẳng định lại lập trường nhất quán yêu cầu dỡ bỏ các lệnh cấm vận kinh tế và tài chính đơn phương chống Cuba.
Thủ tướng Cuba cảm ơn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho Thủ tướng và Đoàn cấp cao Chính phủ Cuba sự tiếp đón trọng thị, thân tình và chu đáo; trân trọng mời Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức Cuba trong thời gian tới. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cảm ơn và vui vẻ nhận lời mời.

NGHỀ GIÁO BẠC NHƯ VÔI

Nói vui một chút, thế hệ 8x và 9x đời đầu có lẽ một thế hệ "lớn lên bằng roi vọt". Vì nếu được hỏi rằng, liệu anh chị đã từng bị thầy cô giáo đánh đòn hay chưa? Hẳn là phần đông sẽ trả lời là “có”.
Nghề giáo là một nghề cao quý, là một nghề được tưởng thưởng và coi trọng trong xã hội, đó là vì sao chúng ta có hẳn một ngày lễ dành cho các thầy cô giáo, có hẳn một truyền thống “tôn sư trọng đạo”... Nhưng khi đọc bài báo về việc một cô giáo bị một học sinh thách thức rằng sẽ kiện cho cô giáo nghỉ dậy nếu cô giáo dám động vào người nam sinh này… Điều này thoạt chừng khiến chúng ta cảm thấy gai người đau lòng, nhưng quả thực là nó không hiếm trong xã hội hiện nay.

Mình thường hay tâm sự với cô giáo dạy Lịch sử của mình hồi cấp ba, cô kể rằng nhiều khi không dám trách mắng học sinh, không dám phạt, không dám to tiếng vì học sinh rất là quái và phụ huynh thì cực chiều. Có hôm cô thấy một học sinh trong lớp đi xe Air Blade không đội mỹ bảo hiểm, cô có gọi điện về cho bố mẹ thì nhận được câu nói là “Trời thì nắng, nhà lại xa nên chúng tôi mua cho cháu con xe đi lại. Cô giáo chỉ đứng trên bục giảng thôi, đừng nên lo chuyện ở ngoài”. Cô vừa bực, vừa tức nhưng chẳng nói thêm được gì.
Một chuyện khác, khi cô phạt một nam sinh đứng góc lớp vì tội không soạn bài trước khi lên lớp. Hôm sau, cô nhận được cuộc gọi từ bố mẹ nam sinh này và cô bị mắng rằng chỉ là một giáo viên dạy môn phụ mà bắt phạt như vậy sẽ ảnh hưởng tâm lý đến kỳ thi THPT sắp tới của con họ…
Nói không ngoa, rằng có một bộ phận lứa tuổi học sinh hiện nay như “cậu ông giời”, được nuôi dưỡng bằng những bố mẹ “con tôi ở nhà ngoan lắm”. Ví dụ như một trường hợp vào năm 2019, một phụ huynh xông vào hành hung cô giáo mầm non vì họ “nghĩ” rằng con của họ bị cô giáo đánh. Nhưng sau khi rà soát thì không ghi nhận cô giáo đánh đứa bé, người bé cũng chẳng hề có dấu vết gì của việc bị bạo lực, phụ huynh cũng chẳng thèm xin lỗi và âm thầm rút hồ sơ còn nhà trường thì hạ thi đua của cô giáo… Hay như một trường hợp khác, học sinh rút điện thoại ra quay phim các bạn nữ vào giờ khai giảng bị thầy giáo nhắc, học sinh này liên đợi thầy giáo tan tiết học và “úp” thầy giáo ngay tại hàng lang.. Khi bị triệu tập đến trường, phụ huynh của em này có hàm ý đổ lỗi cho thầy đã gây ra điều gì đó khiến cháu “bộc phát”...
Đôi khi, thật khó hiểu cho một xã hội mà anh công an muốn cứu người thì phải cẩn thận nhờ người dân quay chụp, làm chứng để khỏi bị vu cho là gây ra tai nạn. Rồi các bác sĩ đang khám bệnh cấp cứu thì bị tấn công, bị chém, bị đe dọa, bị bắt là phải làm cái này cái kia… Hay những giáo viên bất lực vì phải đối diện với những học sinh ngổ ngáo được phụ huynh nâng đỡ, che chở…
Hồi xưa, học sinh sợ giáo viên như sợ chúa sơn lâm, giáo viên chỉ điện về nhà thôi là tối đó lãnh đủ. Nhưng ngày nay thì gió đổi chiều, khi những người giáo viên uy quyền phải chịu trước “quyền lực đen” của đám học sinh được phụ huynh chiều chuộng…
Thương con là điều tốt, nhưng nuông chiều con lại là một thảm họa. Rất nhiều gia đình dường như lãng quên đi trách nhiệm rèn luyện, chỉ bảo, uốn nắn con cái... Nhiều khi cứ nghĩ rằng vứt cho con cái điện thoại, mua cho con chiếc xe máy là thương con và họ chắc là chẳng dành nổi vài phút để nghĩ rằng, liệu làm như vậy có đúng không?
Giáo viên vẫn luôn là một nghề cao quý nhưng đôi khi cũng rất bạc...
Có lần, mình khuyên với cô là cô chỉ tập trung vào dạy thôi và kệ những đứa ngáo ngơ đi, nhưng cô bảo lại là: "Lương tâm làm nghề mười mấy năm, biết rằng chúng nó ngỗ nghịch nhưng làm sao mà mặc kệ được"...

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2022

TÙ BINH MÀ CỨ NGHĨ ĐI AN DƯỠNG À CHỜI!!!

ANDY HUYNH TỐ CÁO NƯỚC TRONG NHÀ TÙ CỦA NGA KHÔNG SẠCH SẼ NÊN ĐANG BỊ DỊ ỨNG CẤP ĐỘ 2
Andy Huynh tố cáo quân đội Nga không tạo điều kiện tốt nhất cho anh sinh sống trong nhà tù. Tuy không phải chịu tra tấn, nhưng điều kiện nhà tù của Nga thực sự tồi tệ. Trong đó đáng chú ý là vấn đề nước tắm, có vẻ như nước tắm lấy trực tiếp từ sông, không có xà bông, dầu gội đầu và các dung dịch vệ sinh cơ thể. Nước không được xử lý sạch sẽ khi đưa đến cho tù nhân tắm và đồ tù nhân cũng được giặt với nguồn nước không đảm bảo.

Andy nhiều lần lên tiếng nhưng các chỉ huy Nga phớt lờ và anh cho biết họ thừa hiểu những gì mình nói nhưng không thèm hỗ trợ.
Sau khi trở về, Andy Huynh cho biết anh bị dị ứng cấp độ 2, đang phải điều trị tương đối tốn kém.

ĐỪNG VÌ MỘT SỰ VIỆC CÁ BIỆT MÀ PHỦ NHẬN CÔNG LAO CỦA CẢ LỰC LƯỢNG

Trước những thông tin xấu, độc trên mạng xã hội, rất cần sự chung sức của cộng đồng mạng khi tiếp cận, nhận diện với tinh thần trách nhiệm, sự tỉnh táo, khách quan như một lời tri ân đối với những đóng góp, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ công an đã ngã xuống để Nhân dân có cuộc sống bình yên và hạnh phúc.

Thời gian gần đây, sự việc liên quan đến vụ việc ở Sóc Trăng 02 đồng chí Cảnh sát giao thông, trật tự có hành vi đánh 02 thanh niên điều khiển xe mô tô trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu đã làm dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
Bên cạnh những ý kiến có góc nhìn khách quan, đánh giá đúng phạm vi nội dung, bản chất mang tính cá biệt của sự việc, thì xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều, mang tính mổ xẻ, suy diễn, dẫn dắt người đọc rồi quy chụp cho bản chất của cả lực lượng Công an nhân dân. Nhiều ý kiến cố tình sâu chuỗi, liệt kê các sai phạm đơn lẻ của một số cá nhân vi phạm đã bị trả giá trước pháp luật, cho rằng sự việc mang tính hệ thống.
Liên quan đến nội dung này, chúng ta cũng có thể nhận thấy nhiều tin, bài được đăng tải, chia sẻ trên các Fanpage, Group Facebook phản động do số đối tượng khủng bố, phản động lưu vong tạo nên. Chúng tự cho mình cái quyền phán xét Tổ quốc, kêu gào kích động những người thiếu hiểu biết, vô cảm trong cuộc sống, lợi dụng vụ việc cá biệt này để đánh phá ngành Công an với những luận điệu rằng "tiền thuế nuôi công an vô ích", "công an đập dân"… ở hải ngoại lan về trong nước để chống phá.
Trước những luận điệu tuyên truyền, kích động nêu trên của các thế lực thù địch, đa phần cộng đồng mạng Việt Nam cảnh giác, tỉnh táo, không bị dẫn dắt, không hùa theo bình luận, cổ xuý cho quan điểm sai trái. Tuy nhiên, vẫn còn một số bộ phận người dùng mạng xã hội bị tiêm nhiễm, nghe, tin theo, rồi bình luận chia sẻ những hình ảnh, lời lẽ thiếu thiện cảm, sai sự thật về lực lượng Công an nhân dân.
Chúng ta thấy rằng, mọi sự so sánh đều rất khập khiễng khi không cùng hệ quy chiếu phù hợp và phải khẳng định rằng đất nước nào cũng có mặt ưu việt, có mặt còn hạn chế. Nhiều người trong chúng ta còn nhớ hình ảnh cảnh sát Mỹ đè chết người da đen khi anh ta hoàn toàn không có khả năng chống cự, hay vụ cảnh sát bắn chết một thanh niên da màu ở ngoại ô thành phố Minneapolis - Mỹ do rút nhầm súng, thay vì súng điện,... Cũng như các nước khác, tại Việt Nam ở một số lĩnh vực, cũng có lúc có sự việc cá biệt, con người cá biệt, dù đã có nhiều biện pháp lãnh đạo, quản lý, nhưng vẫn cố tình tái phạm, bất chấp quy định của ngành; lờ đi sự nhắc nhở của tổ chức, khuyên bảo của đồng đội mà vượt qua lằn ranh đỏ của pháp luật, quay lưng với ngành với Đảng và Nhân dân đó chính là những thành phần cá biệt cần phải nghiêm trị. Tuy nhiên, điều quan trọng là cái tốt, cái tích cực chiếm phần nhiều, còn cái xấu, tiêu cực chiếm phần ít và dần bị triệt tiêu.
Quay lại với sự việc của 02 cán bộ CSGT Sóc Trăng, thì đây chỉ là sự việc cá biệt, vi phạm điều lệ ngành đã bị xử lý, một hành động không đẹp giữa muôn vàn điều tốt đẹp chứ không như những luận điệu xuyên tạc, đả kích trên mạng xã hội. Vì thế mỗi người dân, thay vì bỉ bôi công kích hùa theo các chiêu trò bẩn của các thế lực phản động nhằm hạ bệ ngành Công an, với âm mưu làm suy yếu cánh tay đắc lực của Đảng, lực lượng ưu tú của Nhân dân, hãy nên góp ý với tinh thần xây dựng, tuyên truyền những việc làm tốt để động viên họ phát huy hơn nữa lòng dũng cảm của mình vì sự bình yên của Tổ quốc.
Trong hơn 77 năm song hành cùng đất nước, đã xuất hiện hàng vạn tấm gương cán bộ, chiến sĩ công an dũng cảm, ngày đêm tận tụy, hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của Nhân dân. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, đã có trên 14.000 cán bộ chiến sĩ công an anh dũng hy sinh, hơn 20.000 đồng chí bị thương tại các chiến trường.
Ngày nay, trên mặt trận đấu tranh phòng, chống tội phạm đầy cam go, quyết liệt, máu của cán bộ, chiến sĩ công an vẫn đổ, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an đã anh dũng hy sinh, hàng nghìn đồng chí bị thương trong khi làm nhiệm vụ. Xung quanh ta, hàng ngày vẫn thường xuyên chứng kiến sự hy sinh của các anh, đó là người chiến sĩ công an hy sinh trong quá trình truy đuổi tội phạm ma túy, là người chiến sĩ phải điều trị phơi nhiễm do bị thương khi khống chế đối tượng nhiễm HIV/AIDS, là đồng chí cảnh sát giao thông bị quái xế tông trực diện trên đường chạy trốn; các anh vẫn luôn song hành cùng đồng bào khắc phục hậu quả của thiên tai, bão lũ gây ra... Chúng ta cứ ngỡ danh từ “hy sinh” chỉ dành cho thời chiến, nhưng hôm nay đây, ngay giữa thời bình, sự sống vẫn cúi đầu mặc niệm trước những hy sinh cho bình yên cuộc sống. Mỗi thành tích, mỗi chiến công, mỗi gương người tốt, việc tốt, mỗi sự cố gắng tận tụy của cán bộ, chiến sĩ công an đã góp phần giữ vững hòa bình, ổn định đất nước, giữ nghiêm kỷ cương, phép nước; bảo vệ tài sản, tính mạng và cuộc sống bình yên, hạnh phúc của Nhân dân.
Trước những thông tin xấu, độc trên mạng xã hội, rất cần sự chung sức của cộng đồng mạng khi tiếp cận, nhận diện với tinh thần trách nhiệm, sự tỉnh táo, khách quan như một lời tri ân đối với những đóng góp, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ công an đã ngã xuống cho chúng ta có cuộc sống bình yên và hạnh phúc./.

NGƯỜI HÀN QUỐC XUYÊN TẠC TRẮNG TRỢN LỊCH SỬ VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO?

Trong tập 8 bộ phim Little Women, một nhân vật trong phim đề cập đến sự thiện chiến của quân đội Hàn Quốc trong cuộc chiến tại Việt Nam. Nhân vật này cho biết vào năm 1967, một đội quân thiện chiến của người Hàn Quốc được tuyển chọn và đưa đến Việt Nam. Trong một trận thắng, một người lính Hàn có thể tiêu diệt 20 người lính Việt Nam và có những người lính Hàn Quốc có tiêu diệt 100 lính Việt Nam (?)

Chiếu theo mốc thời gian nói trong phim và những gì lịch sử Hàn Quốc từng đề cập, có khả năng bộ phim lấy tình tiết từ trận Trà Bình Đông - còn phía Việt Nam gọi là trận Quang Thạnh, nơi mà “rồng xanh bị xé xác, mãnh hổ bị phanh thây”, trận này khiến quân đội Hàn Quốc đóng tại nhiều cứ điểm gần Trà Bình Đông phải rút lui, các hoạt động càn quét phải tạm dừng cho tới giữa năm 1968 sau sự kiện Tết Mậu Thân khi quân ta yếu thế hơn trên chiến trường.
Còn với nhiều người Hàn Quốc, họ nói rằng đây là một trận đấu “2400 lính Việt Cộng phải chịu thua trước 249 lính Hàn Quốc”, “chỉ có 15 lính Hàn Quốc thiệt mạng khi đối đầu với 2 trung đoàn lính Việt Cộng”, “200 lính Hàn có khả năng tác chiến như một đội quân 5000 lính”...
Trên Youtube, những người Hàn Quốc yêu cầu những người dân Việt Nam phải cám ơn những binh lính Hàn Quốc, phải đúc tượng và treo tấm ảnh của những người lính Rồng Xanh - Mãnh Hổ, phải tôn thờ những chiến binh Đại Hàn… Liệu những người Hàn Quốc có biết rằng những chiến công mà binh lính Hàn Quốc khi tham chiến tại Việt Nam lại là những “chiến công tưởng tượng”, được thêu dệt và bịa đặt hay không?
Năm 1966, quân đội Hàn Quốc tham gia chiến dịch “Hành quân Van Buren” tại Phú Yên và chúng tự khai rằng đã tiêu diệt khoảng trên 900 lính Việt Cộng. Nhưng, hơn 900 lính Việt Cộng thiệt mạng đó hóa ra lại đến từ khoảng 22 vụ thảm sát khiến 925 người dân Việt Mạng thiệt mạng, trong đó vụ có thảm sát Hòn Đình (Đông Hòa, Phú Yên) khiến 65 người thiệt mạng… Còn nữa, trong năm 1966, một loạt các chiến dịch “tìm diệt” của quân Hàn Quốc tại Quảng Ngãi, Quảng Nam đã diễn ra chúng báo cáo rằng có hàng trăm lính Việt Cộng bị tiêu diệt, nhưng quãng thời gian này cũng là quãng thời gian ác mộng của những người dân hai tỉnh này khi một loạt các vụ thảm sát diễn ra. Mình được nghe câu nói của một bác nông dân sống ở Bình Sơn mô tả về sự dã man của quân lính Hàn Quốc: “Cứ quân Đại Hàn đi đến đâu, bia mộ của dân thường mọc lên đến đó”.
Một sự kiện vô lý khác là những người Hàn Quốc tuyên truyền về cuộc hành quân Operation Hoang Dieu 101 diễn ra cuối 1970 và đầu năm 1971 của lính Hàn đã khiến hơn 5000 lính Việt Công bị tiêu diệt. Nhưng trong trang niêm yết của Lực lượng Delta thuộc Thủy quân lục chiến - đơn vị phối hợp cùng quân đội Hàn Quốc, chiến dịch này chỉ khiến ~375 lính Việt Cộng thiệt mạng. Tức là phía Hàn Quốc đã thổi phồng lên gấp gần 20 lần số liệu thương vong.
Trong tập 5 của bộ phim Litte Women, phim tái hiện lại một góc của Bảo tàng tưởng niệm chiến tranh Hàn Quốc ở Seoul về cuộc chiến của lính Hàn tại Việt Nam. Phim ca ngợi chủ nghĩa anh hùng của binh lính Hàn Quốc tại Việt Nam, những người xuất thân khó khăn nhưng đến một quốc gia xa xôi để chiến đấu vì công lý, chiến đấu vì Tổ Quốc, chưa hết, phim đề cao một tướng Hàn Quốc là “anh hùng chiến tranh Việt Nam”...
White Badge, một trong những bộ phim chính luận xuất sắc nhất lịch sử Hàn Quốc cũng có đề tài về cuộc chiến tại Việt Nam. Phim nói về một nhà báo và góc nhìn của những người lính tham chiến tại Việt Nam. Trong phim có phân cảnh quân Đại Hàn càn quét dân làng, bắt và hành hạ một người phụ nữ có bầu không vũ khí, người phụ nữ này nói: “Tao sẽ đẻ con và tao sẽ mang còn vào rừng, con tao sẽ chiến đấu đến khi lũ chúng mày cút khỏi Việt Nam”... Khi ra mắt và cả khi đạt giải thưởng Rồng Xanh, bộ phim cũng chịu sự phản đối gay gắt bởi những người cựu binh Hàn Quốc từng tham chiến ở Việt Nam. Đại diện của một nhóm cựu chiến binh còn cho rằng tình tiết phim xuyên tạc và bộ đội Hàn Quốc “không giết bất cứ một dân thường” nào trong chiến tranh Việt Nam…
Lịch đã qua và đôi khi nó đau thương khiến người ta không muốn nhớ lại… Lịch sử được phản ánh ở trong những chuyến thăm của những người Hàn Quốc đến Việt Nam trong phong trào “xin lỗi Việt Nam”, lịch sử tồn tại trong hơn 20 bia đá, tượng đài khắc ghi hàng chục ngàn những dân thường Việt Nam bị thảm sát bởi những người lính Hàn Quốc, lịch sử được đúc kết trong bức tượng Pieta Việt Nam tại Jeju…
Bao nhiêu sinh mạng vô tội của người Việt Nam đã mất đi, cuộc chiến giành độc lập thống nhất của người Việt Nam gặp khó khăn hơn rất nhiều bởi những người lính Hàn Quốc…. Người Hàn thu được rất nhiều ngoại tệ từ cuộc chiến còn người Việt Nam lại mất đi rất nhiều nước mắt…
Những vết sẹo vẫn đang âm ỉ đợi lành, chỉ xin đừng làm nó rách ra thêm lần nữa!