KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2022

"NGHĨA VỤ MỘT NGƯỜI DÂN LÀ PHẢI YÊU TỔ QUỐC"

Đó là lời của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong bài “Hãy yêu thương nhau và cùng nhau đoàn kết”, Người viết tại Quảng Châu, Trung Quốc, đăng trên Báo Thanh niên, ngày 23-8-1925. Đây là giai đoạn phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân đang diễn ra mạnh mẽ, rộng khắp trên thế giới cũng như ở Đông Dương.

Lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã trải qua những chặng đường đầy gian lao thử thách, nhưng vẫn trường tồn và phát triển bởi đã rèn đúc nên bản lĩnh vững vàng, mang đậm tính cách và khí phách của dân tộc, hình thành và hun đúc nên truyền thống yêu nước Việt Nam. Truyền thống đó đã thấm sâu vào mỗi người dân, tạo nên tâm hồn, bản lĩnh và trí tuệ của các thế hệ người Việt và sức mạnh to lớn của dân tộc để chiến đấu, chiến thắng thiên tai, địch họa. Lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc đã tập hợp, quy tụ người Việt Nam không phân biệt đàn ông, đàn bà, già, trẻ, đảng phái, tôn giáo, dân tộc… đoàn kết, đấu tranh chống thực dân, đế quốc xâm lược, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.
Học tập và làm theo lời của Người, cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn mài sắc lý tưởng chiến đấu, yêu nước, yêu chế độ, trung thành vô hạn với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân; đề cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng, ý chí vượt qua khó khăn, gian khổ, hiểm nguy; gan dạ, dũng cảm, kiên cường, mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu và công tác; đoàn kết nội bộ tốt, tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn, gắn bó máu thịt với nhân dân; đề cao tính kỷ luật tự giác, nghiêm minh, tinh thần quốc tế cao cả... Phẩm chất, truyền thống tốt đẹp ấy phản ánh bản chất cách mạng và là sức mạnh nội sinh được tích hợp ở một trình độ cao trong quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của quân đội ta, dưới sự lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, xứng đáng với tên gọi Bộ đội Cụ Hồ, với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2022

Gửi cha Nguyễn Đình Thục,

Ngày đó, khi hay tin dự án kinh tế lớn về xứ Bình Thuận, cha là người quyết liệt kêu gọi chúng con bằng mọi giá phải chống chính quyền, ngăn cản dự án khu công nghiệp WHA về làng đến cùng.

Những hôm sau đó, cả trên facebook và những lần cha về xứ quê hương Bình Thuận, cha đều hùng hồn tuyên bố chúng con phải đứng lên, ngăn cản, chống trả đến cùng, cha bảo ai không nghe cha là hèn nhát, nhu nhược, cha nói rằng tất cả cha làm là vì lợi ích chúng con.
Để rồi...

13/7/2022, khi đám chúng con nghe theo lời cha, lấy cả xăng, gạch, đá chọi vào Công an thì tàn cuộc, cha đến vỗ về và nói cha đang bận đi lễ.
30/11/2022, khi chúng con bị bắt, bị xét xử, đứng trước vành móng ngựa thì cha cũng lại ăn mặc đẹp đẽ, bận đi lễ quan thầy, vui vẻ với các ngài.
Dù rằng, có thể cha không đi lễ lần này thì đi lễ lần khác, nhưng lúc khó khăn nhất cha lại đã không lựa chọn chúng con.
Đau xót, ngu muội tin theo cha, trái đắng chúng con chịu, có lẽ đến đây đã hiểu được "tấm lòng" cha và hối hận vì đã đặt niềm tin sai người.
Một con chiên ngu dại.

Lời tâm sự sâu sắc của 1 con dân Việt Nam gửi tới những người bạn nước Mỹ

:
"Lời từ trái tim!
Hỡi các bạn cờ vàng 3 sọc, hiện nay các bạn không phải là công dân Việt Nam, vì vậy vấn đề của Việt Nam không phải là vấn đề của các bạn. Các bạn có bao đồng quá không khi mà lúc nào cũng chõ cái mõm vào VN như bầy ch#ó tru trăng vậy?.

Các bạn rảnh quá sao các bạn không ủ mưu tính kế tìm cách đảo chính Chính quyền liên bang Bông Kỳ để lên cầm quyền thống trị 'Mí', soán ngôi Bi Trắng (anh em không cùng cha nhưng khác mẹ của Bi Đen) đưa Đờ Mờ Quân lên làm Tổng thống Mí, lật đổ Oa-sinh-tơn biến Cali thành thủ đô của Mí?.
Những việc ý nghĩa và thiết thực như vậy, sao các bạn không làm???
Còn cái chuyện Phục Cuốc ý, nó vô nghĩa lắm các bạn, 3004 đời sau của đám ngụy già hiện tại cũng không chắc đã làm nổi đâu, nên bớt làm việc vô nghĩa lại mà hãy tập trung làm điều cần thiết, ý nghĩa, và thiết thực nhé.
Mãi iu các bạn"

KHÔNG SỢ KẺ THÙ, CHỈ SỢ BỊ LÃNG QUÊN

Và chúng ta đã lãng quên nhanh như thế nào? Các bạn đã nghe đến Thượng tướng Nguyễn Thành Cung (Năm Cung) chưa? Một vị tướng đi lên từ chiến trận, tham gia du kích từ tuổi 15, tham chiến Mậu Thân 68, Xuân Hè 72, Xuân 1975, chống Khmer Đỏ xâm lược. Hay bác Vũ Oanh - tham gia Việt Minh, trực tiếp làm việc với Bác và đại tướng Võ Nguyên Giáp, chiến đấu qua 3 cuộc chiến, là một trong những người đứng đầu cải cách 1986?

Hai người họ mất trong 2 ngày liên tiếp là ngày 30/11 và 01/12/2022, nhưng bao nhiêu người trong chúng ta biết?
Trong sách giáo khoa, chúng ta được học về những chiến thắng và chiến công. Nhưng bên ngoài những điều đó, chúng ta không được học về những vết thương thời hậu chiến mà không phải do bom đạn gây ra, không được học về những ám ảnh của những cựu chiến binh khi tái hòa nhập với cuộc sống thường nhật, không được học về những trải nghiệm đứng trước những ngôi mộ của đồng đội trong khi bản thân còn sống… Mà có được học, thì cũng chẳng có từ ngữ nào có thể mô tả được.
Chiến tranh liệu đã kết thúc hay chưa? Về mặt lịch sử và bối cảnh thì có, nhưng với rất nhiều cựu chiến binh, chiến tranh chưa bao giờ kết thúc… Hàng triệu cựu chiến binh vẫn còn sống, hàng chục ngàn gia đình vẫn đang đợi hài cốt người thân trở về, bom mìn vẫn còn rải rác ở nhiều nơi… Người Việt Nam đã không còn những cảm nhận về chiến tranh nữa, nhưng nhiều người sống giữa chúng ta, vẫn chịu đựng, cảm thấy, nghe thấy và thậm chí là mơ thấy những ám ảnh chiến tranh.
“Tôi không bao giờ nói về chiến tranh. Không ai hỏi. Mọi người không muốn nghe về nó” - đó là lời tâm sự của cựu chiến binh Phạm Vĩnh Cát, một quân y trong quân Giải phóng, người đã cứu hàng trăm người trong Mậu Thân 1968. Mậu Thân 1968 quá quyết liệt, số người thiệt mạng rất lớn, điều kiện thiếu thốn khiến rất nhiều chiến sĩ thiệt mạng…Đã mấy chục năm trôi qua, nhưng bác vẫn không thể quên khung cảnh những đồng đội đã hy sinh ở ngay trong vòng tay của bác. Không có niềm đau đau nào lớn hơn việc động đội ở trước mắt mà không cứu được.
Bác Phạm Văn Tam, một cựu chiến binh đã 84 tuổi, vung cành cây mô tả lớp ngụy trang khi tấn công cứ điểm địch. Bác vừa cười vừa làm động tác tiến công: “Đạn bay tứ phía. Chúng tôi an ủi với nhau rằng không cần phải tránh đạn. Đạn sẽ tự tránh”. Bác làm những động tác rất mau lẹ vì lâu lắm rồi, mới có người quan tâm đến những trải nghiệm chiến tranh đã từ mấy chục năm trước của bác.
Cựu chiến binh Nguyễn Mạnh Hiệp đã biến ngôi nhà đơn giản thành một “phòng lưu trữ ký ức chiến tranh”, nơi đây có trang phục của bác và đồng đội, những tấm ảnh chiến trường và với thủ trưởng, huân huy chương đủ loại, máy liên lạc vô tuyến cũ, đôi dép nhựa màu đen, mũ sắt của quân địch, chiếc chăn bông hồi còn nằm co ro tại hang động ở trên dãy Trường… Nhưng căn phòng ấy dường như chỉ có một mình bác”vừa làm chủ, vừa là khách”, thi thoảng sẽ có một vài đồng đội đến thăm thú, con cháu của bác không hề hứng thú với những thứ này, chúng còn bảo rằng những kỷ vật ấy là “đống đồ cũ”.
“Giới trẻ Việt Nam không muốn tìm hiểu về chiến tranh. Thật khó để chúng ta nói về nó” - Cựu chiến binh Nguyễn Mạnh Hiệp.
Lịch sử dường như đã bị lãng quên quá nhanh chóng, có quá nhiều điều khiến cho chúng ta còn quên nhanh hơn. Ví như câu chuyện những thương binh giả cùng với những chiếc xe ba gác đang tung hoành đường phố Hà Nội, hình ảnh đó khiến những người cựu chiến binh chân chính bị tổn thương. Như câu chuyện của cựu chiến binh Phạm Văn Long, bác bị đứa cháu đang học tiểu học hỏi rằng có phải là bạn của một “thương binh” tụt quần đòi nợ ở gần nhà hay không, vì thấy mặc đồ có màu giống nhau. Những người thương binh chân chính sẽ không giờ làm những chuyện như vậy, nhưng nhiều người không biết chuyện đó, họ đánh đồng và chỉ trích.
Tại một trung tâm hỗ trợ thương binh ở Duy Tiên, có những con người mười tám, đôi mươi đã phải chịu thương tật nên đến 97%, họ chưa yêu ai hoặc đã có người yêu nhưng phải bỏ dở những tình yêu ấy, họ không lập gia đình, sống ở trung tâm này đã mấy chục năm… Cuộc sống cứ lặng lẽ trôi với những người như họ. Một bữa cơm giữa những con người đã từng vào sinh ra tử sao mà nhẹ nhàng, những câu chuyện có khi cũng chỉ lặp lại giữa những con người già mà trí nhớ đã bị đứt thành từng phân đoạn.
“Những người lính già ấy, nói về chiến tranh với một vẻ đầy bình thản. Nhưng họ chua chát khi nói về sự lãng quên. Chính bản thân họ, sau bao nhiêu năm, cũng không cưỡng lại được sự phai mờ của ký ức. Họ sợ sự quên ấy, chứ không sợ kẻ thù…”
Vậy thì chúng ta, một thế hệ không trải qua chiến tranh và chẳng có kẻ thù, liệu có lãng quên hay không?

BÁO CHÍ ĐANG VÔ ƠN VỚI LỊCH SỬ NHƯ THẾ NÀO?

Hôm nay là ngày mất của vị tướng được đích thân tướng Giáp đánh giá là “vị tướng đánh trận giỏi nhất Việt Nam”, một huyền thoại tác chiến liên binh chủng của Quân đội Nhân dân Việt Nam, người bắt sống Christian de Castries và Dương Văn Minh, vực dậy quân ta sau những khó khăn của Mậu Thân 1968, đánh bại vị tướng giỏi nhất của VNCH là Ngô Quang Trưởng ở Huế - Đà Nẵng, dẫn đầu một cánh quân giải phóng năm 1975, đồng thời tham mưu “cân” một lúc cả quân đội Khmer Đỏ ở phía Nam và Trung Quốc ở phía Bắc…

Đó là chính là tướng Lê Trọng Tấn. Nhưng bao nhiêu người trong chúng ta đọc được một bài báo về tướng Tấn vào những ngày này? Cách đây ít hôm, thượng tướng Năm Cung và bác Vũ Oanh mất, cũng chỉ có lẻ tẻ một vài bài đăng ở mục tin buồn… Những tờ báo, tạp chí lớn nhất nước như Tuổi Trẻ, VnExpress, Tiền Phong, Thanh Niên, Zing… hoàn toàn không đưa bất cứ mẩu tin gì.
Có một cựu chiến binh bình luận rằng: “Chỉ còn những người lính của chúng ta viếng thăm và nhớ về anh Tấn chứ họ cũng quên rồi”.
Xa hơn, vào ngày Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất, cũng không có mấy bài báo viết về sự kiện này. Báo chí tập trung hết bút mực viết về một Youtuber bị tai nạn thiệt mạng, bố cả một ca sĩ hải ngoại bị mất… Vào ngày Việt Nam chính thức hất cẳng Pháp ra khỏi Đông Dương, thì báo chí đồng loạt đăng lên trang nhất thông tin về một cá nhân từng chống phá Việt Nam, tài trợ Việt Tân rồi sau đó lẳng lặng xóa bài trong im lặng.
Khoảng 2 tuần trước, một số tờ báo lên tiếng ủng hộ cho việc đập phá tòa nhà lịch sử Cục Tác chiến - một tòa nhà có rất nhiều giá trị về mặt lịch sử, là nhân chứng của những trận chiến thống nhất đất nước. Tờ Tuổi Trẻ còn chỉ nói rằng tòa nhà Cục Tác chiến là “do Pháp xây” còn tờ Tờ Tiền Phong thì xài cụm từ “kiến trúc Pháp” và không hề đả động gì đến toàn bộ những yếu tố lịch sử mà tòa nhà này lưu giữ… Rất nhiều những tướng lĩnh tướng Hoàng Kiền, tướng Nguyễn Như Huyền,, cựu chiến binh, người thân của tướng Cao Văn Khánh… cho rằng nên cẩn trọng, nghiên cứu kỹ, không nên đập bỏ một công trình lịch sử chứng kiến những chiến thắng gắn liền với tướng Văn Tiến Dũng và tướng Võ Nguyên Giáp…
Nhiều người trong số họ gửi kiến nghị đến các tờ báo yêu cầu đưa thông tin trung thực, khách quan, cần tham khảo thêm từ những con người “đã sống qua những năm tháng lịch sử”, nhưng bất lực. Thiếu tướng Hoàng Kiền và đồng đội đành phải viết tâm thư lên… mạng xã hội! Mà mấy dòng viết trên mạng xã hội của những con người đã già theo năm tháng làm sao mà "viral" bằng những bài viết trên báo chí được?
Nhiều tờ báo, nhà báo chăm chăm vào kích động, tung tin gây mâu thuẫn, không hề có tính phản biện, viết lên mạng xã hội dắt mũi độc giả. Đến như việc các chiến sĩ hy sinh, một số tờ báo còn ghi là “thiệt mạng” nữa cơ mà… Hay như một số tờ báo từng ca ngợi một thị trường chống Cộng cực đoan, bú mớm lấy hai từ "gốc Việt". Độc giả nhận thấy đấy, lên tiếng rồi, nhưng bất lực...!
Chúng ta có ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, nhưng bao nhiêu tờ báo, tạp chí, cơ quan còn giữ được tính “cách mạng” ở trong đó?

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2022

ĐIỀU DIỆU KỲ ĐẾN MUỘN VỚI NGƯỜI VỢ LIỆT SỸ CÔNG AN


Thiếu phụ ấy còn trẻ lắm. Chồng chị là cán bộ Công an xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân, Hà Nam hy sinh năm 2020 khi hai vợ chồng chưa kịp nhìn thấy đứa con chào đời. Vượt qua nỗi mất mát quá lớn, chị gượng dậy, quyết tâm một mình sinh con cho anh...
Hai thiên thần nhỏ ra đời như một món quà mà cuộc sống mang đến, xoa dịu nỗi đau hằn sâu trong tim chị và bố mẹ, người thân. Tôi đến thăm mẹ con chị, trào nước mắt vì cảm phục nghị lực của người vợ trẻ, mừng lòng trước những điều kì diệu được viết nên và sẽ còn lại mãi.

1. Cửa bật mở trước căn hộ chung cư nhỏ xinh của mẹ con chị Trần Thị Quyên ở quận Long Biên, Hà Nội. Ùa vào trong tôi là cảm giác ấm áp và thiêng liêng. Trên bàn thờ, di ảnh liệt sĩ Nguyễn Tuấn Minh trong bộ lễ phục Công an nhân dân, gương mặt trẻ trung và hồn hậu.
Hai con của anh, bé Nguyễn Trần Minh Khang, Nguyễn Trần Diệu Linh đã được gần 7 tháng tuổi đang ê a ngóng chuyện dưới ghế sofa. Choán hết không gian nhỏ xinh đó là đồ đạc, đồ chơi của hai bé. Chị Quyên vẫn thường lặng lẽ suốt hai năm qua. Lặng lẽ khóc khi nghĩ đến chồng, rồi lại lặng lẽ mỉm cười khi ôm hai con vào lòng âu yếm.
Chị Trần Thị Quyên quê ở thị trấn Lương Tài, Bắc Ninh. Chị và anh Minh cùng sinh năm 1990, gặp nhau tại Hà Nội. Tình yêu đẹp nảy nở giữa hai người và một đám cưới hạnh phúc đã diễn ra vào năm 2016. Thời điểm đó, Thượng úy Nguyễn Tuấn Minh đang công tác ở Công an huyện Lý Nhân, Hà Nam, còn vợ anh lại làm việc tại Hà Nội nên hai vợ chồng sống xa nhau. Căn nhà trọ của hai vợ chồng ở phố Minh Khai, Hà Nội chỉ có tiếng anh Minh vào dịp cuối tuần.
Ba năm sau đó, đôi vợ chồng trẻ vẫn đôi người đôi nơi, niềm mong mỏi có con vẫn mãi chưa thành hiện thực. Năm 2019, vợ chồng chị đã đến bệnh viện nhờ hỗ trợ sinh sản và gửi phôi ở bệnh viện, dự định khi nhà cửa ổn định thì họ sẽ sinh con. Cũng năm đó, anh chị phấn đấu mua được căn hộ chung cư ở quận Long Biên. Tết năm 2020, họ được đón tết ở nhà mới.
Sau 7 năm công tác tại Công an huyện Lý Nhân, Thượng úy Nguyễn Tuấn Minh là 1 trong 12 cán bộ, chiến sĩ của Công an huyện tình nguyện viết đơn tăng cường cho lực lượng Công an xã. Từ ngày 15/9/2020, anh về công tác tại Công an xã Đạo Lý - một địa bàn phức tạp của huyện. Vừa chân ướt chân ráo về xã, anh đã cùng anh em Công an xã căng mình thu thập dữ liệu công dân góp phần triển khai xây dựng dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Công việc bộn bề, anh năng nổ cùng đồng đội làm việc từ sáng tới khuya, bám trụ dài ngày tại trụ sở. Hai vợ chồng có khi hơn 1 tháng không gặp nhau. Thời điểm đó, anh Minh dự định khi hoàn thành đợt thu thập dữ liệu công dân sẽ xin nghỉ phép để đưa vợ vào viện đặt phôi. Nhưng chưa kịp thực hiện thì anh Minh đã mãi mãi ra đi, khiến dự định của vợ chồng anh thành dang dở.
Chị Quyên không thể quên được buổi chiều ngày 10/11/2020. Khoảng 15 giờ, chị đang trong giờ làm thì nhận được cuộc gọi của một cán bộ Công an huyện Lý Nhân - là đồng đội của anh Minh. "Quyên ơi… Minh… mất rồi", câu nói đứt quãng và nghẹn ngào trong nước mắt khiến tai chị ù đi, một ý nghĩ vụt qua đầu, rằng đó có thể chỉ là một câu nói đùa. Nhưng sự níu kéo giả định ấy không được lâu, chị có linh tính xấu khi gọi điện cho bố mẹ chồng mà không ai nhấc máy. Đó là điều bất thường, bởi từ trước đến nay, chưa khi nào bố mẹ chồng chị bỏ lỡ cuộc gọi nào của con dâu. Hoang mang, hớt hải, rụng rời, chị cứ thế đi đôi dép lê, lao ra đường, bắt xe về Hà Nam.
"Anh ấy đi mà không kịp nói với mình câu nào. Mình thương chồng đến thắt ruột. Mới về xã được gần 2 tháng, anh ấy đã hy sinh, khi tròn 30 tuổi. Cuộc sống vợ chồng mấy năm qua, ngày xa nhau nhiều hơn ngày gần nhau. Và giờ đây lại xa nhau mãi mãi. Ai ngờ đâu anh ấy chỉ được đón cái tết đầu tiên, cũng là cái tết cuối cùng trong căn nhà mới", chị Quyên nghẹn ngào, câu nói phát ra đầy khó nhọc.
2. "Anh Minh đã ra đi mãi mãi, đó là sự thật đau đớn và khốc liệt, dù mình không muốn tin, không muốn nghĩ đến thì vẫn phải đối diện và chấp nhận. Anh ấy mất đi mà căn nhà nhỏ vẫn chưa có tiếng khóc trẻ thơ, chưa một lần được bồng bế con trên tay. Nên dù khó khăn, vất vả đến mấy mình cũng sẽ cố gắng thực hiện tâm nguyện của chồng, sẽ sinh cho anh ấy và gia đình những đứa con", đó là suy nghĩ thường trực trong đầu chị Quyên.
Một thời gian sau, khi cú sốc qua đi, dần bình tâm lại, chị quyết định vào bệnh viện đặt phôi để sinh con.
Chị thưa chuyện với bố mẹ hai bên, cả nhà đều thương chị lỡ dở khi còn quá trẻ. Ai cũng khuyên chị phải cân nhắc cho kĩ. Trong hoàn cảnh ấy, sinh con và nuôi con một mình sẽ rất vất vả, chị sẽ phải làm tròn vai cả bố cả mẹ để nuôi nấng con cái. Nhưng chị Quyên lúc đó chỉ có một ý nghĩ là ươm lên những mầm sống, là sợi dây kết nối thiêng liêng giữa hai vợ chồng. Nghĩ thế và chị làm thế, rắn rỏi và can đảm.
Ngày 26/8/2021, chị Quyên vào viện. Cuộc chuyển phôi thành công, chị mang thai đôi. Bên nội bên ngoại ai cũng mừng và hồi hộp, lo lắng, dồn sức chăm chút cho ba mẹ con. Thời gian đầu bị nghén, chị không thiết ăn uống gì, chỉ ăn được mì tôm. Sau ba tháng đầu kiêng khem, chị đi làm trở lại.
"Mình có cảm giác anh ấy luôn dõi theo mẹ con, phù hộ cho ba mẹ con luôn bình an. Suốt thai kì mình rất khỏe mạnh, đi làm đến tận ngày sinh" - dù mang thai đôi rất nặng nề, chị nói vẫn luôn cố gắng lạc quan, mạnh mẽ, bình tâm vì các con. Và trong suốt thai kì, hình ảnh người chồng luôn trong tâm trí chị, cho chị nhiều động lực.
Thời kì dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, chị bị nhiễm virus lúc đang mang bầu 7 tháng, khi chưa tiêm vaccine. Lúc ấy, cả nhà đều lo lắng cho ba mẹ con chị. Nhưng rồi mọi diễn biến cũng đến nhẹ nhàng mà không có vấn đề gì nghiêm trọng. Ngày 27/4/2022, khi thai 37 tuần thì bác sĩ chỉ định mổ. Ông bà nội ngoại túc trực ở bệnh viện, mong ngóng và cầu chúc cho chị được mẹ tròn con vuông. Hai bé sinh đôi một gái một trai ra đời, đều nặng 3kg, bụ bẫm và khỏe mạnh.
Có một kỉ niệm thót tim mà đến bây giờ chị vẫn không thể quên. Đó là khi mới sinh con ra thì bé gái bị sặc khi đang nằm trong nôi. Người mẹ sau sinh rất yếu, tay còn gắn kim truyền, nhưng khi nhìn thấy cơ thể con tím tái, chị quên cả bản thân mình, lao đến bên con, cuống quýt gọi bác sĩ. Người mẹ nào cũng luôn có những dự cảm đặc biệt về con mình, trong hoàn cảnh của chị, thì sự lo lắng sẽ lớn gấp đôi. Thật may, các bác sĩ đã xử lý kịp thời, em bé thoát phút nguy hiểm.
Những tháng ngày chị Quyên ở cữ, ông bà nội ngoại, họ hàng cùng tập trung chăm sóc mẹ con chị. Sau khi anh Minh hy sinh, mẹ anh - bà Trần Thị Mai Liên phát hiện bệnh phải điều trị kéo dài. Hai cháu nội ra đời như nguồn động viên to lớn để bà vượt qua bệnh tật. Ông bà nội tuần nào cũng từ Hà Nam lên thăm hai cháu. Lúc nào ôm hai cháu trong lòng, nước mắt ông bà cũng tuôn rơi.
Các con nay đã gần 7 tháng, ăn ngoan ngủ ngoan. Căn hộ nhỏ lúc nào cũng rộn rã, vang lên tiếng cười, tiếng ê a ngóng chuyện của hai bé. Chị tất bật chăm con nhưng vẫn tranh thủ làm việc online; nỗi buồn dần nén lại, cất sâu trong đáy lòng. Tháng 9 âm vừa qua, ba mẹ con về quê nội cả tuần để làm giỗ cho bố Minh. Họ hàng ai cũng xuýt xoa hai đứa trẻ giống bố kháu khỉnh và đáng yêu vô cùng.
"Hai năm qua, chưa một ngày nào hình ảnh anh Minh mờ đi trong tâm trí mình. Có lúc mình chỉ nghĩ rằng anh ấy đang đi công tác xa. Mình sẽ cố gắng nuôi dạy con thật tốt để xứng đáng với sự hy sinh của anh ấy". Nước mắt người mẹ tuôn rơi, hai con nhỏ ngây thơ cứ nhìn mẹ cười và hóng chuyện, khiến tôi cũng không kìm lòng được. Tôi cảm phục tình yêu mà chị dành cho chồng, sự hy sinh thầm lặng, sự dũng cảm khi quyết định một mình sinh con và nuôi con. Còn cả một chặng dài phía trước, chỉ mong hai con của liệt sĩ Minh khôn lớn, trưởng thành, để viết tiếp những điều dang dở mà người cha chưa kịp thực hiện.
Khoảng 13h15 ngày 10/11/2020, tại xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam xảy ra vụ đánh nhau giữa anh Nguyễn Văn Hưng và một số đối tượng tại xưởng may của anh Hưng. Ngay khi nhận được tin báo của quần chúng nhân dân, Công an xã Đạo Lý đã báo cáo lãnh đạo Công an huyện Lý Nhân, đồng thời cử Thượng úy Nguyễn Tuấn Minh và đồng chí Nguyễn Văn Huynh - công an viên trực tiếp xuống hiện trường nắm tình hình, giải quyết vụ việc.
Khi xuống hiện trường, xác định nhóm đối tượng này sử dụng hung khí đánh nhau, anh Minh đã yêu cầu các đối tượng về trụ sở Công an xã làm việc để giải quyết theo quy định của pháp luật, nhưng các đối tượng không chấp hành. Đối tượng Nguyễn Văn Côn đã tấn công làm anh Minh trọng thương. Sau khi được đưa đi cấp cứu, đến khoảng 15h cùng ngày, anh Minh đã hy sinh tại Bệnh viện huyện Lý Nhân do bị vỡ lá lách trái gây mất máu, dẫn đến tử vong.

THUA TỪ KHÁN GIẢ.

Sốt 2 ngày liền nên bỏ mất một vài trận. Tối qua dậy được, chỉ để xem hai trận vòng 1/8. Giờ lướt FB mới thấy nản. Viết cái status vẻn vẹn vài dòng: "Xem Nhật đá WC và xem Việt Nam đá với Borussia Dortmund thì tin chắc, nếu vào được WC, Việt Nam cũng không phải chỉ để lót đường", tôi không nghĩ nhận được nhiều cmt tiêu cực vậy. Hầu hết đều đánh giá là stt lạc quan tếu, hoặc cố ý xỏ xiên. Việt Nam mà vào đá WC thì có nước đem rổ đi mà đựng bàn thua!

Tôi không nghĩ vậy. Thực tế là Nhật, Hàn hay Úc - những đội tranh vòng loại châu Á với Việt Nam, vào WC tất thảy đều chiếu dưới. Cứ nhìn bảng thống kê, nhất là tỉ lệ kiểm soát bóng thì biết. Nhưng họ đều đả bại hoặc tranh chấp quyết liệt với các đội "ông lớn" và tiễn nhiều "ứng cử viên vô địch" về nước sớm. Đây là vấn đề kỹ thuật lẫn chiến thuật - nhiều thứ lắm - chứ không thể mặc định cứ đội mạnh là sẽ thắng. Nó cũng giống như Việt Nam đá với Dotrmund thôi. Dĩ nhiên thắng 1 trận giao hữu, không ai nói Việt Nam chắc chắn mạnh hơn Dortmund cả. Và trên thực tế, thả 32 đội dự WC, kể cả đội tuyển Đức đá với Dortmund, cũng chưa chắc đã có nổi 1/2 số đội tuyển kia có thể thắng Dortmund. Câu trả lời là những thay đổi từ giữa hiệp I. Xem thì biết.
Một lý do khác được đưa ra: các đội tuyển mạnh chủ quan khinh địch, hầu hết đều "thả" vì họ đã chắc suất. "Cứ vô vòng đối đầu trực tiếp đi rồi biết". Lập luận này nghe không vô. Ai chứ Đức thì chẳng có chuyện chủ quan trong bóng đá đâu. WC 2018, họ cũng bị loại ngay từ vòng bảng, họ chưa hề quên điều đó. Tây Ban Nha thì càng không "nhường chân" khi họ đã chắc suất, vì họ đâu đã chắc suất? Vào trận cuối, họ mới 4 điểm, chỉ hơn mỗi Nhật - kẻ đối đầu trực tiếp. Họ không điên để nhường và thua nhẹ nhàng... 2-1 để suýt nữa phải rời cuộc chơi.
Ứng cử viên vô địch không có nghĩa là không thể thua bét nhè, đội lót đường không có nghĩa là hết vòng bảng thì chắc chắn thành khán giả. Bóng đá là thế. Nhưng đáng buồn, khán giả Việt Nam không nghĩ thế. Cứ nhắc đến Việt Nam là bỉ bôi, là mặc định thất bại, là "kẻ ăn may vùng trũng", là "làng mù thằng chột làm vua" khu vực Đông Nam Á. Người Việt thiếu niềm tin, thiếu khát vọng, không cho bóng đá nước nhà một cơ hội phát triển nào cả, ngay từ trong ý nghĩ.
Nguy hiểm là ở chỗ, tâm lý nhược tiểu và tư duy thất bại ấy có thể cũng đã len rất sâu vào trong não trạng của chính giới làm bóng đá. Người Việt chỉ nghĩ đến bóng đá ở kết quả, thắng hoặc thua, chủ yếu để... cá độ. Chúng ta thủ tiêu mơ ước trong chính mình và cố chặn hết mọi mơ ước của người khác. Bóng đá Việt Nam thua ngay từ khán giả.
Rào cản phát triển, bi kịch lớn nhất của bóng đá Việt là phần đông khán giả vẫn mang năng tâm lý thủ bại nhưng ai cũng thích làm trọng tài trước những trận đấu chưa diễn ra và thích làm HLV trưởng hướng dẫn đội bóng sau trận đấu!
Tất nhiên, chưa đá thì chưa có tỷ số, nói gì cũng vô ích. Vì thế, WC 2022 chưa kết thúc, tôi đã nóng lòng chờ WC 2026 ở Mỹ, Mexico và Canada. Đó là cơ hội gần nhất cho tuyển Việt Nam vẽ nên và chứng tỏ mơ ước của mình. Tất nhiên, phải giành vé tham dự cái đã.

LŨ HỢM!

Trong thông cáo ngày 02/12/2022, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố đưa Việt Nam vào 'Danh sách Theo dõi Đặc biệt' (Special Watch List). Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng chính quyền Việt Nam đã "sách nhiễu, hành hung, bắt người, truy tố, theo dõi, từ chối hoặc không trả lời yêu cầu đăng ký và các yêu cầu xin phép khác của các tổ chức tôn giáo độc lập". Cụ thể, phía Hoa Kỳ cáo buộc giới chức Việt Nam bắt giữ và xét xử bốn người của Tịnh Thất Bồng Lai - một tổ chức tôn giáo độc lập ở Long An.

Nghĩ mà ló chán. Để minh chứng cho việc Việt Nam đàn áp tôn giáo, Hoa Kỳ cứ đưa ra chứng cứ Việt Nam ngăn cản mấy tôn giáo lớn, như đạo Tin lành chẳng hạn cho nó ra tấm ra món, Đằng này, lại lấy một một thầy ông nội không rõ tôn giáo gì ra để chỉ trích Việt Nam kể ra oan cho chúng tôi quá. Mà chính Lê Tùng Vân, đứng trước toà khẳng định, "tôi không theo tôn giáo nào" vậy thì chính quyền lấy cớ gì đi đàn áp tôn giáo. Thế thì oan cho chúng tôi quá.
Quả này sướng nhất anh zai Lê Tùng Vân. Quả này chắc suất đi Mỹ để quảng bá tôn giáo "Loan-luan" của mình rồi. Anh em Cali chuẩn bị tiền bạc, cắp cặp mà theo thầy nhé. Nhớ học hết bài không kẻo không tu thành chánh quả đâu

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2022

BÀI HỌC VỀ “NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ” CỦA SRI LANKA

Qua các sự kiện ở Sri Lanka cho thấy, sự sụp đổ của quốc gia này có rất nhiều nguyên nhân. Ở đây chỉ nói đến một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến "khủng hoảng kinh tế" khiến bùng nổ bạo loạn và lật đổ tổng thống cùng chính phủ đương nhiệm.
Chính phủ vừa sụp đổ của Sri Lanka là những người ủng hộ nhiệt tình đến mức mù quáng đối ói với chương trình nông nghiệp hữu cơ, lệnh cấm phân bón và các “ý tưởng xanh” khác của Hoa Kỳ và EU. Từ tháng 4/2021, chính phủ Sri Lanka đã cấm nhập khẩu phân bón vào nước này.

Kết quả là, sản lượng thu hoạch gạo "hữu cơ" trong mùa vụ 2021/2022 thấp hơn mức trung bình tới 40-45% và giá gạo tăng thêm 50%. Đất nước này từ một nước xuất khẩu gạo đã lập tức trở thành một nước nhập khẩu, và ngân sách phải gánh thêm hàng trăm triệu đô la. Năng suất chè, ngô, đuông dừa và hevea (cao su), tức là hầu hết các sản phẩm xuất khẩu, đều giảm mạnh, nhờ “công nghệ hữu cơ” của phương Tây.
Vào tháng 11/2021, nhìn thấy hậu quả có thể xảy ra, chính phủ Sri Lanka đã vội hủy bỏ quyết định cấm nhập khẩu phân bón. Nhưng đã quá muộn - chính sách năng lượng “tiên tiến” của Châu Âu đã khiến giá khí đốt tự nhiên và phân bón, những thứ cần thiết để sản xuất, tăng vọt ngoài khả năng.
Vào ngày 12/4/2022, Sri Lanka tuyên bố vỡ nợ. Đất nước này gặp các vấn đề về điện, nhiên liệu, thực phẩm và thuốc men, do đó người dân đã xuống đường tổ chức các cuộc biểu tình lớn. Vào ngày 1/6/2022, Sri Lanka đã kêu gọi cộng đồng quốc tế viện trợ lương thực để tránh một thảm họa nhân đạo.
Vào ngày 30/6/2022, dù mới gây khó dễ cho Nga với chính sách phong tỏa của phương Tây, tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa đã muối mặt gửi lời kêu gọi đến tổng thống Nga Vladimir Putin đề nghị cung cấp dầu. Vào ngày 6/7/2022, Putin đã thể hiện thiện chí khi nói chuyện qua điện thoại với Rajapaksa về vấn đề viện trợ ngũ cốc và nhiên liệu. Nhưng đã quá muộn. Đám đông dân chúng “bần cùng sinh đạo tặc” xông vào phủ tổng thống.
Bài học của Sri Lanka là một minh chứng rõ nét về chương trình “nghị sự xanh” mờ mịt đến ngu ngốc của Liên minh Châu Âu, bị trầm trọng hơn bởi sự thiếu hụt nguồn năng lượng do hậu quả của chứng sợ Nga đến phi lý, khiến lệ thuộc vào Mỹ - kẻ mà ai cũng biết sẽ phủi tay ngạo nghễ khi có việc xảy ra!
Bài học Sri Lanka cũng đang hiển hiện ở châu Âu, và có vẻ cũng đã quá muộn. Không biết Việt Nam ta có rút ra được gì từ bài học thực tiễn đó?

HAI CHỮ "VIỆT NAM" ĐƯỢC TRÂN QUÝ NHƯ THẾ NÀO?

Trước khi có phái đoàn Việt Nam sang, các phái đoàn Liên Hợp Quốc thường bị các phe phái ở Trung Phi kiểm soát rất chặt chẽ. Tuy nhiên, khi thấy lá cờ đỏ sao vàng và hai chữ “Việt Nam” trên ngực, họ đều vẫn tay cho qua và cười rất tươi. Điều này làm các phái đoàn khác kinh ngạc và từ đó, các sĩ quan Việt Nam thường được giao nhiệm vụ dẫn đoàn… Các xe của Liên Hợp Quốc “tranh thủ” gắn hai chữ “Việt Nam” lên xe để di chuyển thoải mái hơn.

Trung tướng Traore Daniel Sidiki của Trung Phi là một người thần tượng tướng Giáp. Vị tướng này chia sẻ với các chiến sĩ Việt Nam rằng những người dân Trung Phi coi Việt Nam là hình mẫu phấn đấu. Cá nhân ông rất khâm phục hành trình chiến đấu của người Việt Nam, tìm đọc về chủ tịch Hồ Chí Minh, ông nói rằng Việt Nam đã có một hành trình gian khổ mà không phải quốc gia nào cũng làm được. Chính những thế hệ đi trước của Trung Phi đã lấy Việt Nam làm cảm hứng và độc lập vào năm 1960…
Trung tá Vũ Văn Hiệp, một chiến sĩ mũ nồi xanh ở Trung Phi nói rằng khi biết anh là người Việt Nam, người dân ở đây liền đáp lại bằng những nụ cười trong khi trước đó còn là thái độ đề phòng. Anh cho biết: “Họ thấy mình là người Việt nên họ sẽ hợp tác với mình hơn” vì họ biết bộ đội Việt Nam là chính nghĩa, nước Việt Nam kiên cường…
Khi gặp các chiến sĩ Việt Nam dẫn đoàn, bất kể phe phái nào cũng đều rất vui, hô vang tên “Việt Nam - Hồ Chí Minh”, họ giữ các chiến sĩ Việt Nam ở lại chơi, nói về việc Việt Nam đã tồn tại trong trái tim của họ như thế nào… Họ nói về các cuộc kháng chiến, họ nói về người Việt Nam bất khuất một cách rất mê say. Có chiến sĩ của chúng ta còn nói đùa: “Họ biết về lịch sử Việt Nam nhiều khi còn hơn cả chúng tôi”. Những điều này gây ngạc nhiên với các phái đoàn khác tại Liên Hợp Quốc, ngay cả các quốc gia lớn cũng không có được một vị trí trang trọng đến như vậy.
Tại sao một quốc gia nhỏ bé như Việt Nam lại nổi tiếng ở những nơi xa xôi, hẻo lánh như thế này?
Trung tá Vũ Thị Kim Oanh trong một lần tuần tra ở Durubi gặp các anh cảnh sát bản địa ở đây. Chị đang bối rối thì các anh chỉ vào chữ “Việt Nam” trên áo chị, từ đó, cuộc nói chuyện trở thành một buổi hàn huyên… Các anh cảnh sát xem phim Việt Nam rất nhiều, họ quý mến Việt Nam, họ ấn tượng với sự can trường của người dân Việt Nam, họ nói rằng người Việt Nam đã có hòa bình đích thực và họ cũng muốn như Việt Nam… Nghe những lời các anh chia sẻ, Trung tá Oanh rưng rưng cảm động. Sau đó, chị còn gặp nhiều người làng bản địa mà ai ai cũng biết về Việt Nam, ai ai cũng có thể hô vang tên: “Hồ Chí Minh”...
Không phải ngẫu nhiên mà trong quá khứ, các quốc gia châu Phi có hẳn một ngày dành cho Việt Nam, không phải tự dưng mà mới đây, hầu hết châu Phi đều nhất loạt bầu Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc…
Có điều gì tự hào hơn khi biết rằng hai từ “Việt Nam” - “Hồ Chí Minh” lại được nâng niu, coi trọng đến như thế?