KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018

Quy định về lễ quốc tang


Việc tổ chức lễ quốc tang được quy định tại Nghị định số 102/2012/NĐ-CP về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức. Dưới đây là một số nội dung:


Quy định về lễ quốc tang

Chức danh được tổ chức lễ quốc tang

Cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây khi từ trần được tổ chức lễ quốc tang:
- Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
- Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức lễ quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế.

Ban lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức lễ tang

Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Lễ tang Nhà nước, gồm từ 25 (hai mươi lăm) đến 30 (ba mươi) thành viên đại diện Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương, cơ quan nơi người từ trần đã hoặc đang công tác, đại diện lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần.
a) Ban Lễ tang Nhà nước có nhiệm vụ chỉ đạo việc tổ chức lễ quốc tang theo quy định tại Nghị định này;
b) Trưởng Ban Lễ tang Nhà nước là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Tổ chức lễ tang, gồm từ 15 (mười lăm) đến 20 (hai mươi) thành viên đại diện cho các Bộ, ban, ngành ở Trung ương, địa phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần và đại diện gia đình người từ trần,
a) Ban Tổ chức Lễ tang có nhiệm vụ giúp cho Ban Lễ tang Nhà nước trong việc điều hành các cơ quan là thành viên Ban Tổ chức Lễ tang, các cơ quan tham gia tổ chức lễ quốc tang theo quy định tại Nghị định này;
b) Trưởng Ban Tổ chức lễ tang là một Phó Thủ tướng Chính phủ.

Thời gian, nghi thức để tang

Thời gian tổ chức lễ quốc tang là 2 (hai) ngày. Trong thời gian này các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ, có dải băng tang (có kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài theo chiều dài của lá cờ và chỉ treo cờ đến 2/3 chiều cao của cột cờ, dùng băng vải đen buộc không để cờ bay), không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng.

Nơi tổ chức Lễ Quốc tang và nơi an táng

1. Lễ Quốc tang tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội (nếu tổ chức ở Hà Nội); Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 175 hoặc Nhà tang lễ số 25 Lê Quý Đôn, Quận 3, TP.HCM (nếu tổ chức ở TP.HCM).
2. An táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội; Nghĩa trang TP.HCM hoặc hỏa táng, điện táng, an táng tại quê hương hay nghĩa trang địa phương khác theo nguyện vọng của gia đình.

Lễ viếng

Ban Tổ chức Lễ tang sắp xếp các đoàn vào viếng theo đội hình như sau: 02 (hai) chiến sĩ khiêng vòng hoa đi đầu, tiếp theo là Trưởng đoàn, phía sau bên phải Trưởng đoàn là sĩ quan dẫn viếng, các thành viên trong đoàn viếng đi theo hai hàng dọc.
Ban Tổ chức Lễ tang tổ chức đón và xếp các đoàn đại biểu nước ngoài, các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và các cơ quan, cá nhân nước ngoài khác có nguyện vọng đến viếng và ghi sổ tang.
Sau khi viếng, Trưởng đoàn ghi sổ tang.
Trong quá trình viếng, Quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ”.
Khi chuyển linh cữu từ nhà tang lễ lên xe tang và từ xe tang vào phần mộ có 01 (một) sĩ quan mang ảnh, 01 (một) sĩ quan mang gối Huân chương và 01 (một) sĩ quan quấn cờ mang cờ đi trước linh cữu; đội công tác gồm 01 (một) sĩ quan và 12 (mười hai) chiến sĩ chuyển linh cữu từ nhà tang lễ lên xe tang, từ xe tang vào phần mộ.

Lễ đưa tang

Thành phần dự lễ đưa tang gồm: Ban lễ tang Nhà nước; Ban Tổ chức lễ tang; gia đình, người thân; đại diện các cơ quan, đơn vị và địa phương của người từ trần.
Khi chuyển linh cữu từ nhà tang lễ lên xe tang và từ xe tang vào phần mộ có 01 (một) sĩ quan mang ảnh, 01 (một) sĩ quan mang gối Huân chương và 01 (một) sĩ quan quấn cờ mang cờ đi trước linh cữu; đội công tác gồm 01 (một) sĩ quan và 12 (mười hai) chiến sĩ chuyển linh cữu từ nhà tang lễ lên xe tang, từ xe tang vào phần mộ; Trưởng ban, Phó Trưởng ban Lễ tang Nhà nước cùng khiêng linh cữu (phía đầu linh cữu); gia đình và các thành viên khác đi phía sau linh cữu.

Xây mộ và chi phí

1. Mộ xây bằng đá granite, có kích thước theo quy định hiện hành.
2. Chi phí xây mộ hoặc hỏa táng, điện táng và phục vụ lễ tang do ngân sách nhà nước cấp.

ĐẠI HỘI ĐỒNG LIÊN HIỆP QUỐC DÀNH MỘT PHÚT MẶC NIỆM CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG


Chiều ngày 21/9 (giờ New York), Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã dành một phút mặc niệm Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

ĐẠI HỘI ĐỒNG LIÊN HIỆP QUỐC DÀNH MỘT PHÚT MẶC NIỆM CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG
Đại diện các nước dành một phút mặc niệm cho Chủ tịch Trần Đại Quang.  (Ảnh: Reuters)
Phát biểu trước khi khai mạc phiên họp toàn thể thứ ba của Đại Hội đồng Liên Hợp quốc khóa 73, trước sự có mặt của đại diện 193 quốc gia thành viên Liên Hợp quốc, Chủ tịch Đại Hội đồng - bà Maria Fernanda Espinosa Garces đã thông báo về sự ra đi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, đồng thời gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình của Chủ tịch, Chính phủ và Nhân dân Việt Nam, đề nghị đại diện các nước tham dự phiên họp dành một phút mặc niệm cho Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Sau phút mặc niệm, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, Đại sứ Đặng Đình Quý đã phát biểu cảm ơn sự chia sẻ và cảm thông của bạn bè quốc tế đối với những đau thương và mất mát to lớn của nhân dân Việt Nam trước sự ra đi đột ngột của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Trước đó cùng ngày, người phát ngôn của Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Antonio Guterres đã ra tuyên bố bày tỏ sự đau buồn đối với sự ra đi của Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Trần Đại Quang.
Tuyên bố của người phát ngôn Liên Hợp quốc - ông Stephane Dujaric cho biết, Tổng Thư ký bày tỏ sự cảm thông và gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình của Chủ tịch Trần Đại Quang, Chính phủ và Nhân dân Việt Nam.
Tuyên bố có đoạn viết "là một người bạn của Liên Hợp quốc và là người đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam, Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ luôn được tưởng nhớ ở cả trong và ngoài nước"./.
Theo TTXVN

MỘT SỰ BỊA ĐẶT, DỐI TRÁ VÀ SỰ KHỐN NẠN TỘT CÙNG CỦA MỘT SỐ KẺ NGƯỜI VIỆT

Thông tin về Chủ tịch nước (CTN) Trần Đại Quang từ trần không có gì là “đột ngột”. Bởi, theo ông Nguyễn Quốc Triệu - Trưởng ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương chia sẻ - Chủ tịch nước Trần Đại Quang được phát hiện bị bệnh từ tháng 7/2017. Từ đó đến khi qua đời, ông đã trải qua 6 lần điều trị tại Nhật Bản. Ai thường xuyên theo dõi thời sự đều có thể cảm nhận được sự thay đổi hàng ngày về sức khỏe của Chủ tịch nước, bởi mới đây sau chuyến thăm một số nước Châu Phi trở về chẳng cần phải tinh ý người ta vẫn nhìn thấy “thần sắc” của Ông đã kém đi rất nhiều trên màn hình tivi… và sự ra đi của Ông như một điềm đã được báo trước.

MỘT SỰ BỊA ĐẶT, DỐI TRÁ VÀ SỰ KHỐN NẠN TỘT CÙNG CỦA MỘT SỐ KẺ NGƯỜI VIỆT

Nói cho cùng, “có sinh ắt có tử”, sống chết là quy luật của đất trời. Do đó, sự ra đi của Chủ tịch nước ở tuổi 62 dù có bất ngờ, bởi ông còn quá trẻ. Tuy nhiên, không bất ngờ ở chỗ ông mang trọng bệnh. “Sinh - Lão - Bệnh - Tử” đó là quy luật của tự nhiên, không ai có thể tránh khỏi được vòng luân hồi. Vì thế, có thể hiểu việc Chủ tịch nước ra đi rất đời thường cũng là chuyện bình thường của tạo hóa.

MỘT SỰ BỊA ĐẶT, DỐI TRÁ VÀ SỰ KHỐN NẠN TỘT CÙNG CỦA MỘT SỐ KẺ NGƯỜI VIỆT

Hiện nay, sự ra đi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang lúc này đang là đề tài rất “hot” trên mạng xã hội đối với người dân để tỏ lòng tiếc thương vị Chủ tịch nước đáng kính của mình, thì lại có những kẻ ba que chuyên có thói “bới bèo ra bọ, thích “vạch lá tìm sâu” kiếm cớ để “chọc ngoáy” nhằm bôi nhọ chế độ, nói xấu chính quyền, đó là điều dễ hiểu và biết trước… Chúng đang lợi dụng sự ra đi của CTN để thể hiện dã tâm thâm độc, đầy ác ý, một âm mưu chính trị đê hèn khi tung tin thất thiệt lúc này để gây nhiễu loạn thông tin, tạo sự “hoài nghi” trong dư luận xã hội về nguyên nhân cái chết của CTN là do “đầu độc”, sự ra đi của ông là do “đấu đá” nội bộ, tranh giành quyền lực… trong chính quyền, đó là cái chết oan uổng của một chính trị gia Cộng sản và rỏ nước mắt “cá Sấu”… tiếc thương nhằm kích động người dân…
Nghĩa tử là nghĩa tận, mang đậm nét nhân văn, truyền thống văn hóa hóa Việt, đó là đạo lý tốt đẹp muôn đời nay của dân tộc ta. Thế nhưng, lại có những kẻ “táng tận lương tâm” người Việt chúng lại dùng từ ngữ đê tiện nhất… để nhục mạ với người đã khuất, người thường đã không thể chấp nhận được, đây lại là Nguyên thủ Quốc gia, Chủ tịch nước... Một hành vi khốn nạn đến tột cùng của những kẻ bất lương, cần phải lên án mạnh mẽ.
Không những thế, cứ như thông lệ “cầm đèn chạy trước ô tô” Chúng lại le te “ăn ốc nói mò”, dự kiến nâng Ông nọ, nhấc Bà kia” vào cái chức Chủ tịch nước tới đây… nhằm chia rẽ nội bộ Đảng và chính quyền, Công an với Quân đội và chia rẽ lòng dân với Đảng. Vì thế, để thể hiện lòng tiếc thương trước sự ra đi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, người dân Việt chân chính, hãy biến đau thương thành hành động, sức mạnh, đề cao cảnh giác trước âm mưu đê tiện của các thế lực thù địch, những kẻ chống phá đất nước kiên quyết làm thất bại âm mưu của chúng.
Hãy để cho hương hồn Chủ tịch nước Trần Đại Quang - người con ưu tú của dân tộc, vị Đại tướng Công an nhân dân đáng kính - được yên giấc ngàn thu ở cõi vĩnh hằng, cho linh hồn ông được siêu thoát… Đừng vì mục đích chính trị đê hèn, để cố “bôi vẽ, bịa đặt” cái chết của Chủ tịch nước, đó là tội lỗi không thể tha thứ… Đừng tự biến mình thành kẻ vô lương tâm “ăn mày trên xác chết”, hành vi như vậy chẳng khác gì loài cầm thú, tội đồ của dân tộc.

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018

Sao bây giờ Đoan Trang mới lên án khuynh hướng bạo động?

Mới đây, cựu nhà báo Đoan Trang đăng bài viết “BẠO ĐỘNG – XU HƯỚNG NGUY HIỂM” trong đó lên án công an VN đã “cáo buộc vô căn cứ hoặc có tính chất thổi phồng...khuynh hướng đấu tranh bạo lực” của phong trào dân chủ trong nước khi làm việc với các cơ quan ngoại giao phương Tây; bào chữa rằng đó là “hệ quả tất yếu của cách hành xử tàn ác, vô pháp vô thiên của lực lượng bảo vệ đảng” đối với các cuộc biểu tình, phong trào phản đối “ vụ chặt cây ở Hà Nội, đến thảm họa Formosa, từ việc thông qua luật An ninh mạng đến chủ trương xây dựng đặc khu kinh tế”.
Nguyễn Quang A vận động gây quỹ ở cộng đồng cờ vàng cho VOICE


Đoan Trang và mẹ tham gia biểu tình chống Việt Nam cùng với cộng đồng cờ vàng ở Mỹ

Tiếp đến, cô này cho rằng xu hướng bạo động này là nguy hiểm vì “khiến tính chính danh của phong trào đấu tranh vì dân chủ-tự do cho Việt Nam bị xói mòn trong mắt đông đảo dân chúng”, “khiến phong trào đấu tranh vì dân chủ-tự do cho Việt Nam mất tính chính danh trước cộng đồng quốc tế” và “đẩy hàng trăm người nhiệt huyết vào tình cảnh phải chịu những bản án dài dằng dặc (hầu hết là 10 năm tù trở lên) trong câm lặng, không hề nhận được sự ủng hộ, xót thương của dư luận”. Khôi hài nhất là khi đề cập đến đại diện tiêu biểu của xu hướng bạo động này là băng đảng Đào Minh Quân và lên án sự ảo tưởng của đám a dua mà Đoan Trang vẫn dùng cụm từ “nhà đấu tranh”, thì Đoan Trang ra vẻ khách quan truyền đạt sự ngây thơ của “Một quan chức ở cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam” tỏ ra không biết gì về hoạt động của băng đảng này ở Mỹ cũng như ở VN và cho rằng Hoa Kỳ đã bang giao với Chính phủ VN thì đương nhiên không thể có sự yểm trợ với bất cứ “Chính phủ” nào khác đồng thời bao biện rằng “Đào Minh Quân là vấn đề đối với (chính quyền) Việt Nam, chứ với Mỹ thì không. Mỹ chẳng quan tâm ông ta là ai và cũng không có ý định tìm hiểu”.

Không một người dân có tư duy bình thường nào mà không thấy sự bao biện đến lố bịch, trơ trẽn của Đoan Trang cho chính sách hai mặt của Chính phủ Mỹ theo cách này, đừng nói gì đến việc Đoan Trang đang được xem là “thày dạy về kỹ năng truyền thông” cho các “nhà hoạt động dân chủ Việt Nam”.
Việc điều tra, xử lý băng đảng Đào Minh Quân diễn ra nhiều năm nay. Năm 2017, tổ chức này gây ra hàng loạt vụ khủng bố, hàng chục thành viên đã bị bắt, khởi tố và ngày 30/1/2018, Bộ Công an đã công bố trên Cổng thông tin điện tử về việc đưa tổ chức
“Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” vào danh sách tổ chức khủng bố cùng toàn bố số cầm đầu tổ chức là đối tượng khủng bố.

Đương nhiên trước khi công bố như thế này, Bộ Công an đã thông báo cho Văn phòng Interpol quốc tế về việc Chính phủ VN đang truy nã số cầm đầu tổ chức khủng bố đang là công dân mang quốc tịch Hoa Kỳ này, đồng nghĩa với việc tối thiểu cảnh sát Hoa Kỳ đã nhận được thông tin từ cơ quan chuyên trách này và có trách nhiệm phối hợp, giúp đỡ truy tìm.

Đó là kênh quốc tế. Còn quan hệ giữa hai nước thì có vô khối kênh ngoại giao, kênh an ninh quốc phòng như chính Đoan Trang phản ánh ngày mào đầu bài viết “Thời gian gần đây, Bộ Công an thỉnh thoảng lại tổ chức những buổi tiếp xúc với đại diện các cơ quan ngoại giao phương Tây tại Hà Nội, để trình ra hiện vật hoặc hình ảnh chụp lại những vũ khí, chất nổ mà (công an cáo buộc rằng) có những nhóm, những tổ chức đã sử dụng để tiến hành đấu tranh theo đường lối bạo động ở Việt Nam”. Không lẽ ĐSQ, Lãnh sự Hoa Kỳ lại làm ngơ trước “trao đổi” với đầy đủ hồ sơ, bằng chứng và đề xuất giúp đỡ truy bắt của phía công an VN, khủng bố đối với Chính phủ và nhân dân VN là “việc của phía VN” (theo lập luận của Đoan Trang)? Vậy quá trình hợp tác quốc tế giữa Chính phủ và công an VN hàng chục năm nay với Hoa Kỳ và đủ các loại liên minh quốc tế về chống khủng bố quốc tế mới là mối quan tâm của Hoa Kỳ, còn VN là “ngoại lệ” trong mắt họ?

Xin nói trắng phớ ra là từ Việt tân và hàng chục tổ chức kiểu Chính phủ tự do của Nguyễn Hữu Chánh mấy chục năm qua đã “khủng bố” VN bằng đủ mọi cách, đã được VN chứng minh là có sự giúp đỡ, huấn luyện, đào tạo, cung cấp vũ khí từ nhân viên Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Chỉ đến khi sạu vụ 11/9, Hoa Kỳ cần giương chiêu bài chống khủng bố để thao túng thế giới thì Việt tân và hàng chục tổ chức phản động người Việt lưu vong khác mới phải thay hình đổi lốt sang “đấu tranh ôn hòa, bất bạo động” để còn có cớ xin kinh phí từ Quỹ quốc gia dân chủ Mỹ NED hay cả tá tổ chức nhân quyền quốc tế của Mỹ, EU khác, chứ không chắc chắn chết đói, lấy gì mà “lật đổ chính phủ Việt Nam”?
Cái thái độ của nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ bao biện với Đoan Trang cho thấy họ xem các nhà zân chủ Việt Nam không khác nào con nít đang cần được họ dắt mũi để “đi đúng định hướng đấu tranh dân chủ cho VN …thân Mỹ” cả.
Bàn về cựu nhà báo Đoan Trang này, kể từ khi tham gia vào hội Người Việt yêu nước do Bùi Thanh Hiếu lập ra, thực chất là nhóm trá hình của Việt tân đầu tư, bị bắt cùng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, được nằm đồn công an 9 ngày và được thông não về Việt tân trá hình, đã sụt sùi khóc lóc xin khoan hồng trước chứng cứ nhận tiền của Việt tân qua Bùi Thanh Hiếu để in áo phục vụ biểu tình chống Trung Quốc, tức mới chập chững bước chân vào làng zân chủ này. Sau đó do lo sợ bị xử lý, Đoan Trang đã bỏ việc phóng viên chạy sang nương nhờ Trịnh Hội và VOICE, được “định hướng” đấu tranh lật đổ chính quyền bằng “thúc đẩy xã hội dân sự” sẽ nhận được sự bảo trợ công khai của Mỹ và phương Tây nên Đoan Trang mới theo khuynh hướng này hoàn toàn. Sau hơn hai năm “tu nghiệp” ở VOICE và Hoa Kỳ, Đoan Trang về nước tổ chức hàng loạt các cuộc biểu tình bảo vệ cây xanh, cách mạng cá, phản đối dự luật an ninh mạng và đặc khu theo đường lối “đấu tranh bất bạo động” này. Trước sự nổi lên của đám a dua trong nước chạy theo Đào Minh Quân và các băng đảng bạo động livestream, lực lượng theo con đường, khuynh hướng “thúc đẩy xã hội dân sự” của Đoan Trang lụi bại đến thảm hại. Bởi vậy, khuynh hướng này không chỉ là mối lo với Bộ Công an VN, mối lo với chính chính sách can thiệp của chính giới Hoa Kỳ (bởi không thể lớn tiếng bênh vực những kẻ bạo động được nữa đồng nghĩa với toàn bộ chính sách can thiệp lật đổ bằng biện pháp bất bạo động đổ bể) còn chính là mối lo cho phe cánh “thúc đẩy xã hội dân sự” của Đoan Trang và VOICE thì đúng hơn. Bằng chứng là các đồng đội của Đoan Trang như băng đảng Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Quang A …vẫn ngày ngày gây quỹ ủng hộ cho số biểu tình bạo động bị xử lý, vẫn gọi chúng là “nhà hoạt động”, vẫn lên tiếng phủ nhận tội trạng của chúng và đổ lỗi cho công an Việt Nam là nguyên nhân khiến dân chúng bạo động do bị cuốn theo đám Đàm Minh Quân kia.

Tóm tắt tiểu sử đồng chí Trần Đại Quang, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam


Họ và tên: TRẦN ĐẠI QUANG

Ngày, tháng, năm sinh: 12/10/1956

Quê quán: Xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Nơi đăng ký thường trú: Số 8, phố Ngụy Như Kon Tum, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Dân tộc: Kinh; Tôn giáo: Không

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tiến sĩ Luật học, Đại học An ninh

+ Học vị: Tiến sĩ; Học hàm: Giáo sư

+ Lý luận chính trị: Cao cấp

+ Ngoại ngữ: Cao học tiếng Trung

Nơi làm việc: Phủ Chủ tịch, Ba Đình, Hà Nội

Ngày vào Đảng: 26/7/1980; Ngày chính thức: 26/7-1981

Khen thưởng: Hai Huân chương Quân công hạng nhất, một Huân chương Quân công hạng nhì, hai Huân chương Chiến công hạng nhất, một Huân chương Chiến công hạng nhì, một Huân chương Chiến công hạng ba, một Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhì, hai Huân chương Tự do hạng nhất và hạng nhì của Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, hai Huân chương Hữu nghị hạng nhất của Quốc vương và Chính phủ Vương quốc Cam-pu-chia.

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII, XIV

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC:

Từ tháng 7/1972 đến tháng 10/1975: Học viên Trường Cảnh sát nhân dân Trung ương và Trường Cao đẳng Ngoại ngữ, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).

Từ tháng 10/1975 đến tháng 6/1987: Cán bộ Cục Bảo vệ chính trị I, sau tách thành Cục Bảo vệ chính trị II, giữ chức vụ Phó Trưởng phòng Trinh sát, Cục Bảo vệ chính trị II, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).

Từ tháng 6/1987 đến tháng 6/1990: Trưởng phòng Tham mưu và Trưởng phòng Trinh sát, Cục Bảo vệ chính trị II, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).

Từ tháng 6/1990 đến tháng 9/1996: Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).

Từ tháng 9/1996 đến tháng 10/2000: Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh, Bộ Công an; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Tổng cục An ninh, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục An ninh, Bí thư Đảng ủy Cục Tham mưu An ninh, Bộ Công an.

Từ tháng 10/2000 đến tháng 4/2006: Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an.

Từ tháng 4/2006 đến tháng 01/2011: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an.

Từ tháng 01/2011 đến tháng 8/2011: Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an.

Từ tháng 8/2011 đến tháng 3/2016: Ủy viên Bộ Chính trị (khóa XI, XII), Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an; Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nguyên; đại biểu Quốc hội khóa XIII; Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; Phó Trưởng Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương.

Từ tháng 4/2016 đến nay: Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương; đại biểu Quốc hội khóa XIII, khóa XIV.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời


Sau thời gian mắc bệnh hiểm nghèo, Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần lúc 10h05' sáng nay tại Hà Nội.

Ông Nguyễn Quốc Triệu - Trưởng ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cho biết, Chủ tịch nước mất tại bệnh viện Trung ương quân đội 108.

Theo thông báo của Ban bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, Chủ tịch nước Trần Đại Quang mắc bệnh hiểm nghèo, đã được các giáo sư, bác sĩ trong và ngoài nước hết lòng cứu chữa, lãnh đạo Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, tạo điều kiện nhưng không qua khỏi.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời
Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Ông Trần Đại Quang, 62 tuổi, quê ở xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. 

Tốt nghiệp Trường Cảnh sát nhân dân Trung ương và Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), ông từng trải qua nhiều vị trí trong ngành Công an.

Ông là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X; Ủy viên Bộ Chính trị (khóa XI, XII).

Ông làm Thứ trưởng Bộ Công an từ năm 2006 đến tháng 8/2011.

Từ tháng 8/2011 đến tháng 3/2016, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an; Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên; đại biểu Quốc hội khóa XIII; Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Phó Trưởng Tiểu ban bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương.

Từ tháng 4/2016 đến nay, ông là Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên; Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương; đại biểu Quốc hội khóa XIV.

KÊU GỌI CHỐNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, ÔNG TRUMP LỘ RÕ BẢN CHẤT

Trong bài phát biểu mới đây tại Liên Hợp Quốc, tổng thống Mỹ Donal Trump đã lớn tiếng phê phán, chỉ trích Chủ nghĩa xã hội. Ông cho rằng Chủ nghĩa xã hội là căn nguyên gây ra nghèo đói, bât công và tham nhũng. Ông chỉ trích chủ nghĩa xã hội ở Venezuela và ông kêu gọi cả thế giới chống lại chủ nghĩa xã hội


Nhiều người bảo rằng, không cần quá quan tâm đến những lời nói của ông Trump bởi ông này vốn bạo miệng, phát ngôn không thống nhất, phổi bò, thích gì nói nấy không suy nghĩ. Tuy nhiên, tôi nghĩ vấn đề không đơn giản như thế.

Ông Trump nói trước diễn đàn Liên Hợp Quốc không phải là với tư cách ông Trump mà với tư cách người đứng đầu nước Mỹ, tổng thống Mỹ.

Và chắc hẳn ông biết tại Liên hợp quốc đó, có đại diện của các nước XHCN, trong đó có Việt Nam.

Là một nước đi theo con đường XHCN, lời phát biểu của ông Trump không thể không khiến chúng ta suy nghĩ.

Ông kêu gọi chống CNXH có nghĩa rằng ông đã xem những nước XHCN như Việt Nam chúng ta là kẻ thù cần tiêu diệt, cần thay đổi chế độ XHCN ở Việt Nam. Điều này cho thấy rằng dù quan hệ Việt-Mỹ đang nở hoa, dù rằng nước Mỹ nói tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam nhưng đó chỉ là những câu từ về ngoại giao, ông tổng thống Mỹ đã công khai kêu gọi chống CNXH có nghĩa là mục tiêu thay đổi chế độ chính trị tại Việt Nam của họ là không hề thay đổi.

Thật ra điều này không bất ngờ, chỉ là thời điểm ông Trump nói ra mà thôi. Bởi dù ông Trump là ai thì ông vẫn là tổng thống Mỹ, ông vẫn phải theo sự chỉ đạo của các nhóm tài phiệt Mỹ và ông phải trung thành với hêj tư tưởng Mỹ.

Hệ tư tưởng Mỹ và hệ tư tưởng của các nước XHCN như Việt Nam là đối lập. Do sự khác biệt về ý thức hệ này cho nên nước Mỹ luôn mong muốn tiến hành thay đổi chế độ chính trị tại Việt Nam. Và nay ông Trump công khai điều đó.

Nói đến đây tôi lại nhớ đến lời phát biểu của ông tổng thống Mỹ tiền nhiệm Obama khi ông tuyên bố rằng nước Mỹ không bao giờ quên công lao của các bậc tiền nhân đã tiêu diệt chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa phát xít.

Rõ ràng là, mục tiêu thay đổi chế độ chính trị Việt Nam của các tổng thống Mỹ là nhất quán. Vì vậy, chả trách sao Việt Nam cứ phải cảnh giác với Mỹ, vừa chơi vừa phòng, bởi ông bạn Mỹ luôn lăm le muốn xơi tái Việt Nam.

Cảnh giác có bao giờ thừa đâu.

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

Cựu Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín bị khởi tố

Cựu Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín, cựu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và Phó Chánh Văn phòng UBND TP bị khởi tố.

Cựu Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín bị khởi tố

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiến hành điều tra, giải quyết các vụ án và hành vi vi phạm pháp luật khác của Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”) cùng một số tổ chức, cá nhân có liên quan tại TP Hồ Chí Minh và TP Đà Nẵng.

Quá trình điều tra sai phạm tại các dự án liên quan đến Phan Văn Anh Vũ tại TP Hồ Chí Minh, ngày 18/9/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành các biện pháp tố tụng:

1. Ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, quy định tại Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015, xảy ra tại TP Hồ Chí Minh;

2. Ra các quyết định khởi tố bị can, áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với các bị can về hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, quy định tại Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015, bao gồm:

(1) Ông Nguyễn Hữu Tín, sinh năm 1957, cựu Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh, hiện trú tại phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh.

(2) Ông Đào Anh Kiệt, sinh năm 1957, cựu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh, hiện trú tại phường 7, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh.

(3) Ông Lê Văn Thanh, sinh năm 1962, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh, hiện trú tại phường 4, quận 3, TP Hồ Chí Minh.

(4) Ông Nguyễn Thanh Chương, sinh năm 1974, Trưởng phòng Đô thị, Văn phòng Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh, hiện trú tại phường Đông Hưng Thuận, quận 12, TP Hồ Chí Minh.

Đồng thời, tiếp tục mở rộng điều tra sai phạm tại các dự án liên quan đến Phan Văn Anh Vũ tại TP Đà Nẵng, ngày 18/9/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành các biện pháp tố tụng đối với các cá nhân sau:

1. Ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với các bị can về hành vi “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”, quy định tại Điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015, bao gồm:

(1) Ông Đào Tấn Bằng, sinh năm 1975, nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân TP Đà Nẵng, nay là Bí thư Đảng ủy khối các Khu công nghiệp TP Đà Nẵng, hiện trú tại phường Thanh Bình, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng;

(2) Ông Nguyễn Viết Vĩnh, sinh năm 1978, nguyên Trưởng phòng Quản lý đô thị, Ủy ban nhân dân TP Đà Nẵng, nay là Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa, hiện trú tại phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng.

2. Ra quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và lệnh khám xét chỗ ở đối với các bị can về hành vi “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”, quy định tại Điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015, bao gồm:

(1) Nguyễn Văn Cán, sinh năm 1954, cựu Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân TP Đà Nẵng, hiện trú tại phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng;

(2) Phan Xuân Ít, sinh năm 1954, cựu Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân TP Đà Nẵng, hiện trú tại phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng.

Cùng ngày, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có các quyết định phê chuẩn các quyết định tố tụng nêu trên theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

Bình tĩnh, tỉnh táo, cảnh giác trước những cái nhìn lệch lạc về giáo dục Việt Nam


Những ngày qua, trong khi hàng triệu học sinh, sinh viên háo hức bước vào năm học mới 2018-2019, thì trên nhiều trang mạng xã hội, nhất là các trang mạng của những phần tử cơ hội và một số tờ báo điện tử nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam đã có những nhận định chủ quan, cái nhìn sai trái, ý kiến lệch lạc về giáo dục Việt Nam. Cần phải vạch rõ “chân tướng” đằng sau những luận điệu này.

Chuyện bé xé ra to, gắn vấn đề giáo dục với mưu đồ chính trị

Nguyên cớ khởi đầu từ một clip đăng trên trang mạng xã hội quay cảnh một người được cho là giáo viên tiểu học đang hướng dẫn phụ huynh cách dạy con lớp 1 đánh vần theo cuốn Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục (TV1 - CNGD) của một giáo sư. Một câu chuyện giảng dạy theo phương pháp mới tưởng như bình thường, nhưng nó bị đẩy lên quá mức làm “nóng” dư luận. Nhân cơ hội này, một số người vốn có cái nhìn định kiến, cực đoan và những kẻ có tư tưởng cơ hội chính trị, bất mãn, thù hằn với chế độ Việt Nam đã cố tình làm to chuyện, phức tạp hóa vấn đề, thậm chí gắn vấn đề giáo dục với vấn đề chính trị với những toan tính xấu.
Không chỉ đưa ra các nhận định đầy miệt thị, ác ý như: “Cải cách giáo dục của Việt Nam mấy chục năm nay thất bại vì tư duy tiểu nông, vì bóc ngắn cắn dài”“Giáo dục Việt Nam trong 30 năm qua không chỉ rối loạn bởi các đề án hoang tưởng tiêu tốn hàng ngàn tỷ đồng mà còn đối diện với cuộc khủng hoảng suy đồi đạo đức nghiêm trọng khiến niềm tin vào những gì được gọi là “cải cách” sụp đổ”; có người còn đưa ra cái gọi là “kiến nghị” rằng: “Nếu không làm được một bộ sách giáo khoa cho ra hồn, giải pháp khả thi là mua một bộ sách giáo khoa của Anh, Mỹ về cho các cháu học, cháu nào học được thì học mà không học được thì dịch ra tiếng Việt mà học”(!). Rồi một số người lại đề xuất cái gọi là “khuyến cáo”: “Những thiên thần vô tội không nên và không thể tiếp tục bị đem ra làm vật hy sinh cho các tranh cãi liên miên về cải cách giáo dục và chương trình sách giáo khoa hay các thử nghiệm cải cách thi cử”. Họ còn lên tiếng lu loa: “Ý thức hệ giáo điều trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường vẫn gây nên sự ngộ nhận chủ nghĩa xã hội là mục tiêu cải cách khiến cho mục đích giáo dục thiếu tính thực tế, sai với lẽ tự nhiên”(!)...
Trước đó, lợi dụng những sai phạm xảy ra ở Hội đồng thi Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ba tỉnh: Hà Giang, Sơn La và Hòa Bình, một số ý kiến cũng tỏ thái độ hằn học khi cho rằng “gian lận thi cử ở Hà Giang là bi kịch từ lỗi hệ thống”; “sự thối nát của nền giáo dục Việt có căn gốc từ thể chế chính trị”(!).
Những lời lẽ trên cần phải phê phán, bác bỏ vì nó đã được nhìn nhận qua “lăng kính màu đen”, đánh đồng hiện tượng với bản chất, lợi dụng vấn đề giáo dục để đan cài mục đích chính trị thiếu lành mạnh.
Về những sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia ở ba tỉnh nêu trên, ngay sau khi xảy ra vụ việc, những người gây ra sai phạm đã bị cơ quan chức năng khởi tố, bắt tạm giam vì đã phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ. Những bài thi, thí sinh được nâng điểm thi qua quá trình thẩm định chặt chẽ đã bị hạ điểm thi theo đúng quy chế. Có thể nói rằng, sự vào cuộc kịp thời, khẩn trương, quyết liệt của các cơ quan chức năng góp phần nhanh chóng làm sáng tỏ vụ việc để dư luận xã hội hiểu đúng tình hình; tin tưởng vào việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia ngày càng được bảo đảm nghiêm túc, chặt chẽ hơn.

Không thể phủ nhận những thành tựu và nỗ lực đổi mới của giáo dục Việt Nam


Có thể nói rằng, việc nhiều người dân cũng như dư luận xã hội quan tâm đến những đổi mới của lĩnh vực giáo dục nói chung, chương trình cải cách giáo dục và sách giáo khoa nói riêng, là điều bình thường, vì sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân. Người dân lo toan đến giáo dục là lo toan đến vận mệnh đất nước. Thế nhưng, cần tỉnh táo nhận diện, phân biệt đâu là những ý kiến thẳng thắn, tâm huyết, trách nhiệm, vì lợi ích chung; đâu là ý kiến đội danh “phản biện” mà “biện” thì ít, còn “phản” thì nhiều! Mặt khác, khi nhìn nhận, đánh giá về vấn đề giáo dục rất cần có thái độ thận trọng, khách quan và cái nhìn biện chứng, khoa học.

Bình tĩnh, tỉnh táo, cảnh giác trước những cái nhìn lệch lạc về giáo dục Việt Nam

Ví như khi nhận định về tài liệu TV1-CNGD, không nên và cũng không thể chỉ lấy một phương pháp đánh vần mới, không giống cách đánh vần truyền thống, rồi đưa ra hai thái cực, hoặc là phủ nhận hoàn toàn, hoặc là ủng hộ tuyệt đối. Về vấn đề này, đại diện Lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã khẳng định, tài liệu TV1-CNGD về cơ bản bảo đảm các yêu cầu về mục tiêu, chuẩn kiến thức kỹ năng của môn Tiếng Việt lớp 1 trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) cấp tiểu học. Tài liệu này là một trong những phương án để các địa phương lựa chọn nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 trong Chương trình GDPT hiện hành, nhất là với học sinh vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, sẽ không mở rộng triển khai chương trình để giữ ổn định cho đến khi thực hiện Chương trình GDPT mới được triển khai từ năm học 2019-2020.
Mặc dù cơ quan chức năng đã thông tin chính thức như vậy, nhưng một số người coi việc đánh vần “lạ” theo tài liệu TV1-CNGD như là cái cớ để “xới tung” một vấn đề không mới, nhưng lại ẩn chứa những dụng ý chính trị cũ rích khi cho rằng, giáo dục Việt Nam “rối rắm vì thiếu triết lý”, lại “không cải tiến được vì không có làn gió mới, máu mới vào nền giáo dục”, rồi từ đó phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp giáo dục, xuyên tạc bản chất của nền giáo dục cách mạng Việt Nam đã được bao thế hệ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục bền bỉ vun trồng, bồi đắp suốt 73 năm qua.
Thực tế, nền giáo dục Việt Nam luôn vận động theo sự phát triển của xã hội. Việt Nam đã tiến hành ba lần cải cách giáo dục (các năm 1950, 1956, 1981) cho phù hợp với từng thời kỳ lịch sử và đáp ứng với yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng. Hiện nay, sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, đang được triển khai tích cực với những bước đi, giải pháp phù hợp.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia giáo dục, kể từ khi thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Đảng từ năm 2013 đến nay, nhiều đổi mới trong ngành giáo dục có tín hiệu khả quan. Việc triển khai chương trình GDPT mới đang đi đúng lộ trình. Theo kế hoạch đề ra đến năm học 2019-2020, chương trình GDPT mới sẽ được triển khai ở bậc tiểu học, bắt đầu từ lớp 1. Đến nay, đã có 24 trường đại học thí điểm tự chủ. Một trong những thành tựu của ngành giáo dục thời gian qua là chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục được giữ vững, nổi bật là các đoàn học sinh Việt Nam tham dự Olympic quốc tế hằng năm đều đoạt giải cao. Trong tháng 7/2018 vừa qua, 100% thí sinh Việt Nam dự thi Olympic quốc tế các môn: Vật lý, Toán học, Hóa học, Sinh học đều đoạt huy chương (gồm 7 huy chương vàng, 6 huy chương bạc, 5 huy chương đồng), trong đó, Việt Nam là một trong 10 nước đoạt từ hai huy chương vàng trở lên và xếp thứ hạng cao tại cuộc thi Olympic Vật lý quốc tế; đặc biệt thí sinh Nguyễn Phương Thảo đạt tổng điểm cao nhất cuộc thi trên tổng số 261 thí sinh tại Olympic Sinh học quốc tế tổ chức ở Iran.
Theo báo cáo được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 15/3/2018, 7 trong số 10 hệ thống giáo dục hàng đầu thế giới đang nằm ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, trong đó sự phát triển thực sự ấn tượng thuộc về hệ thống giáo dục của Việt Nam và Trung Quốc. WB gọi Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia tiên phong trong đổi mới giáo dục. Đầu tháng 6/2018, QS (Quacquarelli Symonds) của Anh quốc - một trong những bảng xếp hạng có uy tín hàng đầu thế giới - đã công bố bảng xếp hạng tốp 1.000 trường đại học thế giới, trong đó lần đầu tiên Việt Nam có hai đại diện là Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Những kết quả này thêm một lần khẳng định quá trình đổi mới của giáo dục Việt Nam đang đi đúng hướng, được nhiều tổ chức quốc tế có uy tín ghi nhận. 

Nỗ lực vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng toàn diện giáo dục

Tất nhiên, nói thế không có nghĩa là giáo dục Việt Nam chỉ có những thành tựu, mà cũng đang phải vượt qua những thách thức không nhỏ. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo đã nhận thấy những bất cập, hạn chế của ngành giáo dục cần phải khắc phục, đó là: Chương trình học có môn còn quá tải; phương pháp dạy học còn thiên về truyền thụ kiến thức nên chưa phát huy được tính tích cực của người học; việc kiểm tra, thi cử còn nặng về điểm số dẫn tới áp lực cho học sinh; giáo dục đại học chưa đáp ứng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước…
Nhận thức sâu sắc vấn đề đó, những năm qua, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm từng bước khắc phục những tồn tại trong lĩnh vực giáo dục, tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo hướng chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức GD&ĐT; xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống GD&ĐT. Từ đầu năm 2018 đến nay, nhiều phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và kỳ họp của Quốc hội đã góp ý, thảo luận sôi nổi về việc sửa đổi Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học hiện hành để sớm thông qua vào kỳ họp gần nhất. Động thái này của Quốc hội cũng không ngoài mục đích tạo ra “cú hích” mới, động lực mới thúc đẩy sự phát triển giáo dục nước nhà trong thời gian tới.
Giáo dục liên quan đến mọi người, mọi nhà và ảnh hưởng mật thiết đến sự ổn định, phát triển của quốc gia. Do vậy, khi nhìn nhận, đánh giá về giáo dục rất cần phải được xem xét toàn diện, thấu đáo ở mọi khía cạnh, đặt trong mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa những thành quả đổi mới đã đạt được và những sức ỳ, lực cản trong lộ trình đổi mới cần phải khắc phục. Không nên lấy một vài cái sai đơn lẻ trong hoạt động giáo dục hay những vấn đề đang còn tranh luận để phủ nhận những nỗ lực đổi mới giáo dục cũng như những thành quả giáo dục của Việt Nam trong những năm qua. Vì điều đó làm tổn thương đến tình cảm, niềm tin, tinh thần nhiệt huyết, trách nhiệm cao cả của hơn 1,2 triệu giáo viên, giảng viên và hàng vạn cán bộ quản lý giáo dục đang lặng thầm cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”.
THIỆN VĂN

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2018

NHÂN VỤ TUYỆT THỰC CỦA TRẦN HUỲNH DUY THỨC, NHẬN DIỆN CHIÊU BÀI “TUYỆT THỰC” CỦA CÁC NHÀ "DÂN CHỦ"

Thời gian gần đây có một trong những chiêu bài mới được các nhà “dân chủ” sử dụng tương đối phổ biến đó là chiêu bài “phạm nhân quyệt thực”. Từ Nguyễn Văn Lý, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải, Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và gần đây nhất là Trần Huỳnh Duy Thức… đều sử dụng chiêu bài này nhằm tiếp tục chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Thực tế cho thấy chiêu bài này đã ít nhiều đánh lừa được nhận thức của một bộ phận người kể cả trong nước và quốc tế cũng như gây nên những tác động tiêu cực nhất định tới dư luận xã hội.


Điểm nổi bật là người sử dụng chiêu bài này thường là các nhà “dân chủ” tức số chống đối chính trị đang thụ án tù trong các trại giam của Việt Nam. Đây là các nhân vật đã tiến hành các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Đảng, Nhà nước sau đó bị các cơ quan chức năng Việt Nam khởi tố, truy tố, xét xử và phải chịu hình phạt tù. Điển hình như trong thời gian vừa qua, khởi xướng cho việc sử dụng chiêu bài này đó chính là Nguyễn Văn Lý, một linh mục chống đối trong đạo Thiên chúa đã bị các cơ quan chức năng xét xử về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Quá trình thụ án tại trại giam Nam Hà, Nguyễn Văn Lý đã từng tuyên bố “tuyệt thực”. 

Tiếp sau đó tới lượt một nhà “dân chủ” khác cũng đang thụ án tù vì tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” tuyên bố tuyệt thực đó là Cù Huy Hà Vũ. Và sau vụ “tuyệt thực” của Cù Huy Hà Vũ, như một hiệu ứng, chiêu bài này được một loạt các nhà “dân chủ” khác áp dụng như Lê Quốc Quân (đối tượng bị xét xử với tội danh “trốn thuế”), Trần Minh Nhật (đối tượng chống đối trong vụ án “Hồ Đức Hòa cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân); Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), một đối tượng từng bị Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2012 tuyên phạt 12 năm tù giam vì tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”… 

Gần đây nhất là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, đang thụ án tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” và Trần Huỳnh Duy Thức, đang thụ án tù về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” tuyên bố “tuyệt thực”
Lý do “tuyệt thực” của các nhà “dân chủ” thường rất phi lý như là “phản đối chế độ giam giữ hà khắc”, “phản đối các cơ quan chức năng không giải quyết đơn, thư, kiến nại”. Qua theo dõi cho thấy các Nhà “dân chủ” khi sử dụng “chiêu bài” tuyệt thực đều gắn liền với các lý do có vẻ rất “thuyết phục” như “phản đối chế độ giam giữ”, “phản đối cách ứng xử bất công của cán bộ quản giáo” hoặc là “phản đối các cơ quan chức năng không giải quyết đơn, thư, khiếu nại” của đối tượng. 
Cù Huy Hà Vũ tuyên bố “nhịn ăn” vào tháng 6/2013 là bởi vì theo Vũ “cán bộ quản giáo của trại giam số 5 đã đối xử hà khắc, có ý định sát hại Vũ?”.
Còn Nguyễn Văn Hải “tuyệt thực” vào tháng 7/2013 là để phản đối việc “Viện kiểm sát nhân dân Nghệ An không giải quyết đơn khiếu nại của Hải”.
Trần Huỳnh Duy Thức tuyên bố “tuyệt thực” để “phản đối Công an ép nhận tội”. Thực ra đây đều là các lý do không có thật, do các nhà “dân chủ” bịa đặt ra để làm “cái cớ” cho chiêu bài “tuyệt thực” nhằm đạt được những toan tính chính trị của mình.
Những thủ đoạn tiếp theo sẽ tiếp tục được Viễn làm rõ trong bài viết tiếp theo.