KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2020

CHÚNG TÔI SẼ “THẢ”, NHƯNG THẢ RƠI TỰ DO Ở TẦNG 100

Mới đây thì trang của phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam đã đăng một dòng trạng thái phản đối án tử hình đối với các bị cáo vụ Đồng Tâm, phái đoàn cho rằng không nên dùng án tử hình dưới mọi hình thức và hoàn cảnh, vì đó là hình phạt vô nhân đạo. Nội dung như sau:


Tuyên bố của Người Phát ngôn về hai bản án tử hình: 
Ngày 14 tháng 9 năm 2020, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên án tử hình đối với các bị cáo Lê Đình Công và Lê Đình Chức vì liên quan đến cuộc đối đầu bi thảm giữa người dân và lực lượng an ninh tại xã Đồng Tâm ngày 9 tháng 1 năm 2020.
Liên minh châu Âu phản đối việc sử dụng hình phạt tử hình dưới mọi hình thức và trong mọi hoàn cảnh, đồng thời luôn kiên định kêu gọi xóa bỏ hình phạt này trên toàn cầu. Hình phạt tử hình là tàn nhẫn và vô nhân đạo, và việc bãi bỏ hình phạt này là cần thiết để bảo vệ quyền được sống của mỗi người. Ngày càng có sự đồng thuận cao trên thế giới phản đối việc sử dụng hình phạt tử hình. EU hối thúc Việt Nam thông qua việc tạm hoãn áp dụng án tử hình, coi đây là một bước đầu tiên hướng tới việc bãi bỏ.
Các báo cáo về những điều kiện và thủ tục tố tụng của phiên tòa làm dấy lên quan ngại sâu sắc về tính minh bạch và công bằng của phiên tòa này. EU và các nước thành viên ủng hộ mạnh mẽ sự tôn trọng pháp quyền và được hưởng đầy đủ quyền được xét xử công bằng, như quy định tại Điều 14 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là một bên ký kết.

RFA LẠI DIỄN VỞ KỊCH “DÂN OAN GIỮ ĐẤT”

Sau phiên tòa xét xử các bị cáo vụ án g.iết người và chống người thi hành công vụ ở Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội), đài RFA lại trơ trẽn tấu khúc du ca xuyên tạc phiên toà để bảo vệ cho đám thảo khấu vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng với bài viết mới toanh “dân oan không giết người để giữ đất”.


Xin hỏi RFA, đất nào đây mà giữ? 46 hay 59 ha đất nông nghiệp xứ Đồng Sênh, đó là cái bánh vẽ của bố con Lê Đình Kình bịa ra để lừa bịp dư luận và âm mưu chiếm đất hòng trục lợi. Đất đó là đất quốc phòng nhưng vì lòng tham mà cha con Kình - Công và cái tổ "đồng thuận" bất nhân sinh tà tâm, lập mưu chiếm đất của Nhà nước, của Quân đội chứ không phải "giữ đất" theo cái luận điệu xảo trá của bọn RFA.
Thế nên không bao giờ có khái niệm “dân oan” hay oan khuất gì đối với lũ thảo khấu Đồng Tâm cả. Có mà oan thị Mầu, mọi việc đã quá rõ ràng khi cả một nhóm thảo khấu tụ tập lập mưu với nhau chiếm đất để chia phần, bất tuân luật pháp gây rối, chống người thi hành công vụ và đặc biệt là phạm tội g.iết người. Ba cán bộ Công an đã hy sinh dưới bàn tay t.àn độc của bọn thảo khấu. Tội ác của chúng, trời không dung, đất không tha. Oan ức gì khi chính các bị cáo đã cúi đầu nhận tội trước phiên tòa và không một lời kêu oan. Hội Luật sư toàn thua và tuột xích đứng ra bào chữa thì bất lực, đuối lý do ngu dốt thì đã "nấm lưng, trắng bụng" giơ tay xin hàng.
Do vậy khuyên bọn RFA tụi bay đừng giả mù, giả điếc mà làm bừa, làm bậy nữa. Không có ai tin ngoài mấy đứa rận chủ tát nước theo mưa để kiếm "cơm bẩn" như chúng mày đâu. Giờ đây vở kịch đã hạ màn rồi, tội ác của bọn thảo khấu Đồng Tâm đã bị trừng trị thích đáng, thế nên sự xuyên tạc trơ trẽn của bọn mày chỉ rước nhục nhã về mình mà thôi./.

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2020

KHI PHÓNG VIÊN THỂ HIỆN “QUYỀN LỰC” QUÁ TRỚN

Trong những năm qua, việc đảm bảo quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận luôn được Đảng, Nhà nước ta xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị hàng đầu. Tầm quan trọng của nhiệm vụ này được thể hiện thông qua việc Quốc hội đã ban hành Luật Báo chí 2016 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2017) để quy định cụ thể về quyền tự do báo chí; quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; tổ chức và hoạt động báo chí; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí; công tác quản lý nhà nước về báo chí... 


Để thống nhất trong nhận thức và hành động trên cơ sở Luật Báo chí 2016, ngày 16/12/2016, Hội nhà báo Việt Nam đã tổ chức họp báo công bố 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với những phóng viên, nhà báo trong quá trình tác nghiệp.
Không phụ lòng tin của Đảng, Nhà nước và Nhân dân, các cơ quan báo chí đã có những đóng góp to lớn vào việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, duy trì và phát huy quyền làm chủ của người dân, đấu tranh lên án các hành vi vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, bên cạnh những phóng viên, nhá báo chân chính, có đạo đức nghề nghiệp, có tâm với sự phát triển của đất nước thì vẫn còn có một vài cá nhân lợi dụng danh nghĩa phóng viên báo chí để thể hiện “quyền lực” quá trớn, với nhiều mục đích không rõ ràng. Cụ thể, tại huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, trong ngày 20/08/2020 có 02 người lạ, tự xưng là phóng viên báo Điện tử tầm nhìn, ở Hà Nội đến Khu phố Đông Hòa, Thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên đến làm phóng sự điều tra về môi trường, qua đó lôi kéo, kích động tập hợp người dân. 
Đáng chú ý, trong thời điểm cả nước căng mình thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19, nhưng khi chính quyền địa phương đến yêu cầu xuất trình giấy tờ tùy thân và tiến hành khai báo y tế thì 02 người này không chấp hành, 02 người này cho rằng là phóng viên đã khai báo tại sân bay thì không cần phải khai báo khi đến địa phương. Phải mất hơn 03 giờ giải thích, vận động (từ 16h30 đến 19h30), chính quyền địa phương mới “đưa” được 02 người này về trụ sở UBND Thị trấn Củng Sơn để tiến hành khai báo y tế theo đúng quy định công tác phòng chống dịch Covid-19. 
Qua kiểm tra được biết 02 trường hợp trên là Mai Xuân Bắc và Nguyễn Ổi, cả 02 đều không có thẻ nhà báo mà chỉ có Giấy giới thiệu của Tổng biên tập báo Điện tử tầm nhìn. Mặc dù Giấy giới thiệu đến Huyện ủy, UBND huyện nhưng ông Mai Xuân Bắc và ông Nguyễn Ổi không đến cơ quan để làm việc mà lại vào Khu phố Đông Hòa, Thị trấn Củng Sơn để kích động, lôi kéo người dân tụ tập gây mất ANTT.
Qua sự việc ở Khu phố Đông Hòa, TT Củng Sơn, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên có thể nhận thấy “quyền lực” quá trớn của hai phóng viên Mai Xuân Bắc và Nguyễn Ổi, thể hiện ở ba vấn đề sau:
Thứ nhất: Xưng là phóng viên mà lại không xuất trình giấy tờ khi chính quyền địa phương kiểm tra, không chấp hành đúng quy định của pháp luật về phòng chống dịch bệnh, là người đến từ vùng có dịch nhưng không thực hiện khai báo y tế theo yêu cầu của công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Thứ hai: Lợi dụng danh nghĩa phóng viên để lôi kéo, kích động người dân, tập trung đông người gây mất ANTT, đặt biệt là trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.
Thứ ba: Căn cứ thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin truyền thông thì tôn chỉ, mục đích của báo Điện tử tầm nhìn là: Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực quản trị doanh nghiệp; thông tin tư vấn kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, phổ biến các kinh nghiệm làm giàu chân chính, góp phần vào sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và sự phát triển của đất nước Việt Nam. Như vậy trong mục đích hoạt động không có làm phóng sự điều tra về môi trường.
Với những việc làm trên, thiết nghĩ Luật Báo chí 2016 và 10 điều quy định về đạo đức nghề nghiệp củạ phóng viên, nhà báo có được 02 phóng viên Mai Xuân Bắc và Nguyễn Ổi thực hiện nghiêm túc chưa, hay họ đã tự cho mình cái “quyền lực” quá trớn để vì mục đích khác./.

OLYMPIA: NHÂN TÀI CHO NƯỚC ÚC HAY LÀ CÂU CHUYỆN Ở LẠI HAY VỀ NƯỚC CỐNG HIẾN.

Sau mỗi trận chung kết Đường lên đinh Olympia, câu nói được sử dụng nhiều nhất không phải là những lời chúc mừng dành cho đường kim vô địch, mà là câu nói: “Chúc mừng nước Úc có thêm một nhân tài” hoặc là: “Ở Việt Nam sẽ bị con ông cháu cha vùi dập”.
Nếu nhà vô địch của Đường lên đỉnh Olympia là một thiên tài, vậy thì Á quân, hai người đồng hạng Ba, có phải là nhân tài hay không? Rồi những nhà vô địch các cuộc thi Tuần, thi Quý, thi Tháng, có phải là nhân tài hay không? Mỗi năm, có khoảng gần 150 nhà “leo núi”, mà bất cứ một nhà leo núi nào cũng đều tài năng, giỏi giang tại ngôi trường của họ, và đa phần họ sẽ ở lại Việt Nam để học tập, làm việc và cống hiến. Chỉ một người ra đi thôi, mà họ đã bị quan cực độ, chửi bới Việt Nam rằng “để mất chất xám”, vậy hóa ra, cả Việt Nam chỉ có một nhân tài thôi à? 
Vậy, mỗi năm, có hàng trăm học sinh đạt các giải quốc gia và thế giới, mấy bạn đó có phải là nhân tài không? Rồi cũng có rất nhiều các thủ khoa cả đầu vào, đầu ra các trường đại học, mấy thủ khoa đó có phải là nhân tài hay không?
Việt Nam là một trong những quốc gia hiếm hoi trên thế giới sở hữu và làm chủ công nghệ 5G, có ai trong đội ngũ làm chủ công nghệ ấy là “nhà vô địch Olympia” hay không? Rồi đội ngũ tạo ra những chiếc điện thoại “Make in Vietnam” tại BKAV, Vsmart…, họ có phải là nhân tài hay không? 


Ít lâu nữa, vệ tinh siêu nhỏ NanoDragon do các kỹ sư Việt Nam chế tạo ngay tại Việt Nam sẽ bay lên vũ trụ. Đây là thành quả của các kỹ sư thuộc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam. NanoDragon thực thi nhiệm vụ thử nghiệm công nghệ điều khiển vệ tinh trên quỹ đạo và thu nhận tín hiệu nhận dạng tàu thủy - đây là hai nhiệm vụ do chính những người Việt nghiên cứu vận hành. Vậy chúng ta có thể gọi họ là nhân tài được không?
Cuối năm 2019, ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam đạt được một thành tựu rực rỡ, đó là việc nghiên cứu và chế tạo thành công radar cảnh giới bầu trời tầm trung chống máy bay tàng hình thế hệ thứ năm - loại máy bay hiện đại nhất hiện tại. Đây là loại radar “nội địa hóa” 100%, tất cả những người tham gia nghiên cứu và chế tạo đều là người Việt, được bảo mật tuyệt đối. Ngoài ra, trong những năm gần đây, các kỹ sư của Viettel đã chế tạo thành công nhiều loại UAV quân sự - thiết bị bay không người lái, dần từng bước loại bỏ các UAV “nhập ngoài” và thay bằng các UAV “nội địa”. Song song với đó, từ việc ở vị thế của “kẻ đi mua”, chúng ta trở thành một trong chín quốc gia có thể xuất khẩu thiết bị quân sự chất lượng cao. Từ “không biết làm ốc vít”, chúng ta chỉ làm tàu đổ bộ xuất ngoại, radar xuất ngoại, UAV… Vậy, những người làm ra những sản phẩm trên, có phải là nhân tài hay không? 
Rồi những người đang nghiên cứu vaccine Covid-19 ở các đơn vị nghiên cứu tại Việt Nam, có ai trong số họ là nhà vô địch Olympia hay không? Câu trả lời chắc chắn là không. Vậy họ có phải là nhân tài không? Chắc chắn là có. 
Rồi nếu bạn nào rảnh, lướt qua các trang thông tin của một số đơn vị nghiên cứu như VinAI Research, Vin Big Data, Viện Toán cao cấp, Viện Hàm lâm khoa học Việt Nam, Viện nghiên cứu và phát triển Viettel… sẽ thấy có rất nhiều những chuyên gia mang quốc tịch Việt Nam, gốc Việt và cả nước ngoài. Họ học MIT, Havard, Oxford, Stanford, Tokyo,... - những ngôi trường mà gần như chúng ta đều biết đến, chứ không phải là một trường hạng mấy bên Úc. Họ đều được “trải thảm đỏ” về Việt Nam, cống hiến và làm việc. Họ có phải là nhân tài hay không? 
Xem ra, định nghĩa về từ nhân tài của chúng ta nhỏ bé quá. 
Về cơ bản, việc “đi đi và không trở lại” của các du học sinh nói chung và các quán quân của Đường lên đỉnh Olympia là việc... bình thường. Mỗi người có một lựa chọn cho cuộc đời, chúng ta không thể thay họ lựa chọn được. Và tất nhiên, cũng không bao giờ được phê phán họ rằng: “Mày không về Việt Nam cống hiến thì mày là loại vất đi”. 
Có những ngành nghề đặc trưng chưa phát triển ở Việt Nam, như ngành AI chẳng hạn, chỉ mới vài năm nay, ngành AI ở Việt Nam mới thực sự bùng lên. Rồi như câu chuyện tiến sĩ Bùi Hải Hưng - VinAI trở về để đón “làn sóng” đó, chứ nếu như về cách đây chục năm, thì đúng là một nhân tài như tiến sĩ Hưng có khi chẳng có tác dụng gì thật. 
Yêu nước không có nghĩa là phải về nước cống hiến bằng mọi giá, chưa về không có nghĩa là không bao giờ về.
Cống hiến thì có thể bằng nhiều cách. Có khi là trợ giúp sinh viên Việt Nam sang bên nước bạn, gửi tiền về trợ giúp người thân. Rồi tuyên truyền về văn hóa Việt bên nước ngoài. Có khi, cống hiến chỉ đơn giản là việc sống yên ổn ở bên nước bạn, không chống phá Tổ Quốc, thi thoảng về Việt Nam xem Việt Nam đã làm được những gì, nhận xét về Việt Nam với con mắt công tâm. Chứ đừng có hằn học, vứt ánh nhìn về Tổ Quốc một cách đầy khinh bỉ, tỏ ra thượng đẳng, tự cho mình là “bề trên”, những gì mình tiếp xúc là “văn minh”, những gì ở Việt Nam là cỏ rác. 
Như câu chuyện giáo sư Ngô Bảo Châu chẳng hạn, chúng ta có những đại ngộ “chưa từng có” với ông như nhà chung cư cao cấp, xe hạng sang và chức vụ Viện trưởng viện Toán cao cấp. Đúng là để chiêu mộ nhân tài như ông thì cái giá đó tính ra vẫn chẳng là bao. Nhưng những gì giáo sư Châu làm được tại Việt Nam là gì? Một vài chuyến thiện nguyện, một vài lần về nước, nhưng lại đính kèm theo đó là hàng lô những bài viết, dòng trạng thái mà nếu nói nặng nề là vớ vẩn hết sức. Giáo sư từng châm chọc công cuộc chống dịch ở Việt Nam, nói những lời xúc phạm Bác Hồ và tướng Giáp,... Nhân tài thế này, thì hơi buồn thật.
Rồi như quán quân Olympia Lê Vũ Hoàng, “nhân tài” đó, đúng không? Nhưng “nhân tài” này từng ăn chặn tiền của một bạn sinh viên người Việt, bị Tòa án Úc cáo buộc tội “chiếm đoạt tài sản”. Vợ chồng của Lê Vũ Hoàng từng “thượng đẳng” nói với bạn sinh viên rằng: “Bọn chị có quốc tịch Úc thì du học sinh như em dám làm gì? Giỏi thì kiện đi xem có bị đuổi học không?”. Định nghĩa “nhân tài” xem ra không đúng lắm, nhất là trong trường hợp như thế này.
Người ta hay nói vui rằng: “Việt Nam vẫn đang để chất xám chảy đi”. Đúng là thế thật và chúng ta phải nhìn thẳng và rõ ràng. Nhưng, có những “chất xám chảy đi” thì vẫn có những “chất xám quay về” và “chất xám ở lại”. Nếu phần chảy đi nhiều hơn, thì Việt Nam sẽ đi lùi chứ không thể đi tiến như hiện tại. Các bạn du học sinh nói chung và các nhà quán quân nói riêng cần phải biết rằng, đừng có chăm chăm vào nhà nước, nếu các bạn tài năng, sẽ có hàng tá các đơn vị tư nhân, tập đoàn, viện nghiên cứu chào đón các bạn. Và thực tế đã chứng minh là như vậy. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nước ngoài cũng đang mở rộng hoạt động tại Việt Nam, như Trung tâm nghiên cứu trị giá 220 triệu USD của Samsung tại Tây Hồ, Trung tâm R&D của LG tại Hải Phòng trị giá trên 50 triệu USD… 
Đúng là khi học ở bên nước ngoài mấy năm giời, về Việt Nam có thể sẽ khiến các bạn bị “đứt gãy” về tâm lý, môi trường làm việc. Bản thân môi trường làm việc cũng rất quan trọng, từ một quốc gia khác trở về, môi trường khác, đồng nghiệp khác, cách ứng xử khác. Nói vui chứ riêng việc ăn sáng trước khi đi làm bằng bún riêu ở Việt Nam đã khác hẳn với việc ăn ngũ cốc ở nước ngoài rồi. Ngoài ra, đừng tự cho rằng là du học ở bên nước ngoài thì các bạn sẽ luôn luôn hơn các bạn sinh viên trong nước - đó là một sự nhầm lẫn khá là tai hại đấy. Chính một du học sinh trở về nước làm việc cho rằng, nhiều du học sinh ảo tưởng về bản thân, cho rằng những giá trị của họ hơn hẳn so với sinh viên trong nước, rồi gặp hiện tại phũ phàng rằng sinh viên Việt Nam giỏi chẳng kém.
Cứ mỗi đến mùa tốt nghiệp, là kiểu gì cũng có những trường hợp thủ khoa đầu ra về nhà chăn lợn. Cứ mỗi sau mùa Olympia, là lại bài ca nhai lại rằng nước Úc sẽ có thêm một nhân tài. Nói như vậy, có khác gì xúc phạm các du học sinh nói chung và các quán quân khi họ đang lựa chọn con đường tốt nhất cho họ, rồi khác gì việc lờ đi những nhân tài khác, đã, đang và sẽ cống hiến cho Việt Nam?
Thay vì nói vậy, hãy thẳng thắn chúc mừng quán quân kèm lời nhắn nhủ - với cả những du học sinh đang học tập, làm việc tại nước ngoài rằng: “Nếu có thể, hãy về Việt Nam thử sức. Dù là vài năm, mười năm, hai mươi năm hoặc lâu hơn nữa”.

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2020

LẠI LÀ NHỮNG TIẾNG KÊU GÀO LẠC LÕNG CỦA ĐÁM "DÂN CHỦ RỞM ĐỜI"

Sau khi toà sơ thẩm Toà án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt các bị cáo trong vụ án giết người và chống người thi hành công vụ xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, trên Internet xuất hiện cái gọi là “Kiến nghị phản đối bản án Đồng Tâm”, với những luận điệu kiểu như: “Hàng ngàn người ký tên kiến nghị phản đối bản án Đồng Tâm”; “dư luận phản đối mạnh mẽ trước bản án nặng nề”, “phản đối bản án bất công”, “phản ứng dư luận trước án tử hình trong vụ xử Đồng Tâm”… 


Chứng kiến những luận điệu này, bản thân tôi đang tự đặt ra câu hỏi, thế nào là bản án bất công? Dư luận nào đang phản đối bản án này, họ là ai? Vì sao các đối tượng trong vụ án đều đã cúi đầu nhận tội, xin hưởng lượng khoan hồng và pháp luật đã rất nhân văn, nhân đạo khi chuyển tội danh cho 19 bị cáo để giảm nhẹ hình phạt, vậy bất công chỗ nào, bản án nặng nề chỗ nào?...
Được nói lời sau cùng tại toà, từ Lê Đình Công, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh cho đến Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Quốc Tiến, Nguyễn Văn Tuyển… đều đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình, cúi đầu xin pháp luật cho hưởng lượng khoan hồng và xin lỗi gia đình 3 chiến sĩ Công an hy sinh. Vậy, xin hỏi bất công chỗ nào?
Lê Đình Chức khi nói lời sau cùng đã nói rằng: "Lời đầu tiên, bị cáo xin gửi lời xin lỗi đến gia đình ba chiến sĩ Công an hi sinh. Cho dù bị cáo sau này phải chết hay được trở về thì vẫn mong các gia đình tha thứ, để lương tâm bị cáo được thanh thản phần nào".
Còn Lê Đình Công thì nói rằng: "Về sự hi sinh của ba chiến sĩ Công an, bị cáo không hay biết gì. Sau khi biết tin, bị cáo vô cùng hối hận, đã thành khẩn, ăn năn hối lỗi về những sai lầm của mình. Bị cáo kính mong HĐXX cho hưởng sự khoan hồng”.
Bùi Viết Hiểu, một trong những người hoạt động tích cực nhất trong tổ Đồng Thuận thì cũng đã cúi đầu nhận tội và nói rằng: "Nhận thấy cáo buộc của Viện kiểm sát về mọi hành vi và sai phạm vừa qua của mình là rất đúng”. 
Những người bị tuyên phạt tử hình như Lê Đình Công, Lê Đình Chức hay những người cầm đầu, tích cực như Bùi Viết Hiểu đều đã cúi đầu nhận tội, thừa nhận cáo trạng là đúng, xin hưởng lượng khoan hồng. Vậy, xin hỏi những người vẽ ra cái “kiến nghị” kia, bất công chỗ nào? Bất công cái gì?...
Đặc biệt, tại phiên toà, một số bị cáo đã từ chối việc luật sư tiếp tục bào chữa cho mình. Lý do mà những bị cáo này đưa ra về việc từ chối luật sư tiếp tục bào chữa cho mình là bản cáo trạng, bản luận tội của Viện Kiểm sát đã đúng người, đúng tội, đúng sự thật nên họ không cần tiếp tục được bào chữa. Vậy, xin hỏi những ai đang rêu rao, và ký tên vào cái bản “kiến nghị” kia là bất công cái gì, bất công chỗ nào?
Tội ác của các đối tượng trong vụ án này, nhất là tội ác của Lê Đình Công, Lê Đình Chức là không thể tha thứ, pháp luật cần phải nghiêm trị để đảm bảo tính nghiêm minh. Với những bị cáo khác, nếu chiếu theo đúng những gì họ đã gây ra thì hình phạt cho họ đáng lẽ phải nghiêm khắc hơn, nhưng pháp luật đã cho họ hưởng những sự khoan hồng nhất định để họ có cơ hội làm lại cuộc đời. Đó là sự nhân văn, nhân đạo đối với những người ăn năn, hối lỗi.
Thật nực cười cho những ai đó đang rêu rao, gào thét về cái gọi là “Kiến nghị phản đối bản án Đồng Tâm” bởi đó là một trò hề lố bịch. Cũng xin được nói thêm rằng, nghe thấy vài nghìn người ký tên vào bản “kiến nghị” này so với hơn 90 triệu người dân Việt Nam thì chỉ là con số quá nhỏ bé nên đừng lấy gì làm to tát, ầm ĩ.

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2020

"NGOAN ĐỘT XUẤT, TỐT NHẤT THỜI"

Dạo này đi đâu cũng nghe người ta bàn tán chuyện nhân sự cấp ủy khóa mới. Ai cũng biết rằng, cùng với chuẩn bị văn kiện thì chuẩn bị nhân sự là hai nhiệm vụ quan trọng nhất đối với đại hội đảng các cấp. Nhưng trên thực tế, nhiều nơi chưa quan tâm đúng mức, nếu không nói là xem nhẹ, lơi lỏng việc chuẩn bị văn kiện bảo đảm chất lượng, mà chỉ nhăm nhăm, ngấm ngầm lo toan cái chuyện “ai vào, ai ra” cấp ủy khóa mới. Thậm chí, cũng chỉ vì mong muốn bằng mọi giá được “có chân” trong cấp ủy khóa mới mà thời nay còn nảy sinh một loại người cơ hội mới “ngoan đột xuất, tốt nhất thời”.

Gọi là “ngoan đột xuất, tốt nhất thời” vì trong cả nhiệm kỳ họ là người không nổi trội về chuyên môn, chẳng xuất sắc về năng lực, quan hệ ứng xử với mọi người có khi “nhất bên trọng, nhất bên khinh”, thậm chí nịnh trên, nạt dưới; nhưng từ khi biết mình có khả năng nằm trong (hoặc tiếp tục nằm trong) “tầm ngắm” của cấp ủy khóa mới, họ lươn lẹo hình thức ứng xử và chú tâm “đánh bóng” bề ngoài nhằm tạo ra “hình ảnh thân thiện” nhất thời đối với người khác.
Thực hiện phương châm ứng xử “gió chiều nào, che chiều ấy”, họ luôn nói năng, giao tiếp mềm mỏng, nhã nhặn, nhún nhường để hy vọng làm hài lòng tất cả mọi người trong cơ quan, đơn vị. Với cấp trên thì một mực “dạ, vâng”, thủ trưởng nói gì “em” cũng tuân lệnh, lãnh đạo bảo gì “em” cũng nghe theo. Với cấp dưới, làm việc gì họ cũng khen tốt, nói cái gì họ cũng bảo hay. Với đồng nghiệp thì họ rất niềm nở, mỗi khi mở miệng là “anh anh - chú chú”, “cậu cậu - tớ tớ” ngọt như mía lùi, nghe rất dễ xiêu lòng!
Nhưng “cao tay” hơn, có người còn âm thầm thực hiện cái gọi là chiến thuật “vây, lấn, tấn, diệt”; “bao vây” với tất cả những ai có thể mang lại lá phiếu, lợi ích cho mình, tìm mọi cách lân la, gần gũi, lôi kéo những người “đồng hương, đồng môn, đồng niên” và triệt để lợi dụng “nhóm lợi ích” để tạo ra vây cánh nhằm chiếm ưu thế áp đảo trong các cuộc bầu bán; tìm đủ thứ chiêu trò để tiếp cận, “lấn chiếm”, chi phối, mua chuộc tình cảm của người khác bằng cả lợi ích vật chất và tinh thần để “dụ dỗ” được càng nhiều người ủng hộ mình càng tốt. Thậm chí, họ kín đáo dùng đủ mọi mánh khóe để bôi nhọ, hạ thấp uy tín của những nhân sự vốn được coi là “đối phương, đối thủ” tiềm tàng hay trực tiếp của họ trong cuộc bầu cử. Mục đích của họ là ngấm ngầm “tấn công” nhằm làm giảm thiểu, suy yếu, tiêu hao những lá phiếu có thể dành cho nhân sự khác, cốt để “nâng mình, hạ người”, triệt hạ đối phương đến cùng.
Có một thực tế đáng buồn là không phải ai cũng phát hiện được những kẻ “ngoan đột xuất, tốt nhất thời” đó, vì loại người này bề ngoài lúc nào cũng tỏ ra xởi lởi, hào nhoáng, thân tình với người khác, nhưng thực chất họ là những “diễn viên siêu hạng” trong ứng xử, vì “cái ngoan” của họ là do tình thế bắt buộc “phải ngoan”, chứ cái ngoan đó không thực lòng, thực chất và “cái tốt” của họ là do hoàn cảnh đòi hỏi “phải tốt” giả vờ, chứ đâu phải cái tốt từ cái tâm, cái thiện chân chính. Như một con tắc kè đổi màu, những kẻ “ngoan đột xuất, tốt nhất thời” rất giỏi trong việc khéo léo che mắt thiên hạ, khi thì uốn éo “đóng rắn, giả lươn” không dễ ai hay; lúc lại ra vẻ ngây thơ “cưa sừng làm nghé” nhằm tạo thiện cảm với người tiếp xúc, trò chuyện. Cách “mị dân” siêu khéo của những kẻ “ngoan đột xuất, tốt nhất thời” khiến một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân viên cấp dưới dễ bị đánh lừa nên không phân biệt được đâu là bản chất, đâu là hiện tượng, từ đó nhẹ dạ, cả tin rồi hồn nhiên tiếp tay bầu họ vào cấp ủy khóa mới, trong khi lại vô tâm loại bỏ những nhân tố tích cực, tiến bộ khác.
Không phải ngẫu nhiên mà người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước ta từng cảnh báo rằng, đối với cơ quan chức năng và những người có trách nhiệm làm công tác nhân sự đại hội, khi giới thiệu, đề cử ai vào cấp ủy khóa mới thì phải rất tỉnh táo, tinh tường, chứ “đừng nhìn gà hóa cuốc”, “đừng thấy đỏ mà tưởng là chín”, đừng chỉ thấy “cái mã bên ngoài, nó che đậy cái sơ sài bên trong”. Những lời cảnh tỉnh đó như nhắc nhở chúng ta - những cán bộ, đảng viên khi dự đại hội đảng các cấp được vinh dự cầm lá phiếu bầu trên tay - phải rất đề cao cảnh giác với những người “ngoan đột xuất, tốt nhất thời”, kiên quyết ngăn ngừa, không để những kẻ cơ hội “siêu tinh vi” này “chui” vào cấp ủy các cấp, vì họ chính là mầm mống gây ra tai họa khôn lường cho Đảng, cho nước, cho dân./.

VỤ ĐỒNG TÂM

Sự việc ở Đồng Tâm đã khép và giờ là lúc mở ra những câu trả lời để những ai quan tâm lắng lại. Bài biên của Điền bộ Hoàng Hải, một chuyên gia về đất đai từng đi "gãi dái" dăm bận cùng bỉ nhân cho các doanh nghiệp BĐS, hehe.


1. Có tranh chấp đất đai không?
Không. Tranh chấp chỉ xảy ra khi một hoặc hai bên ngộ nhận về quyền của mình. Ở đây, tổ Đồng Thuận không hề có ý chứng minh về quyền sử dụng khi xảy ra xung đột, mà chỉ có ông Kình trình bày về ranh giới cái gọi là "đất nông nghiệp của nhân dân Đồng Tâm" khi có đoàn thanh tra về đất quốc phòng đến làm việc. Dân trong nghề chỉ cần nghe cách dùng từ là biết có dối trá hay không.
Pháp luật đất đai không có khái niệm "đất nông nghiệp của nhân dân xã A B C" nào đó. Luật đất đai 1993 đã quy định, đất nông nghiệp do các HTX nông nghiệp quản lý thì CHIA HẾT, chia đều cho nhân khẩu làm nông nghiệp. Nên khẳng định sau 15/10/1993, toàn lãnh thổ Việt Nam không còn sót một mét vuông đất nông nghiệp nào chưa có chủ .
Ông Kình rất biết điều này.
2. Điều cốt lõi tổ Đồng Thuận muốn ở đây là gì?
Toàn bộ 238ha đất thuộc địa bàn 3 xã Trần Phú, Mỹ Lương, Đồng Lạc (huyện Chương Mỹ) và xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức) đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thu hồi, giao cho quân đội từ năm 1980 để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Trong đó đất thuộc xã Đồng Tâm là 47,3ha. Chúng ta vẫn nghe về 59ha đất Đồng Sênh, là cách gọi quen miệng để chỉ về một vùng đất trước đây là của HTX đá vôi Đồng Tâm, năm 1980, HTX này giải thể nên đất được giao cho quốc phòng 47,3ha. Bản đồ được lập năm 1992 là để chuẩn bị ban hành luật đất đai 1993.
Khu 47,3ha này được chia làm 2 khu. Khu 1 (tạm gọi thế) gần sân bay Miếu Môn đã được quốc phòng quản lý chặt chẽ. Khu 2 gần thôn xóm hơn nên quốc phòng cho phép 14 hộ dân vào canh tác. Đơn của các hộ dân có chữ ký của ông Kình xác nhận với tư cách là Chủ tịch xã.
Năm 2014, quân chủng PKKQ (là chủ khu đất này) bàn giao 47,3ha này cho Viettel để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, 14 hộ dân kia được hỗ trợ một khoản tiền tương đối lớn.
Vấn đề xảy ra từ đây. Ông Kình đường đường là Chủ tịch xã, dòng họ ông ấy hùng cứ một phương có tính cường hào, lại chủ quan, kiêu mạn, mà không mượn một mét vuông nào trồng ngô, dựng chuồng trại... để đến bây giờ không được hưởng hỗ trợ một đồng nào (khoản hỗ trợ này khá lớn).
Sẵn trong lòng có sự yêng hùng, kiêu mạn của một dòng họ lớn, lại thất chí khi không trúng cử đảng ủy năm nào, ông Kình đã dựng lên màn kịch "chống tham nhũng" và lập ra tổ Đồng Thuận để chống đối, tung tin bịa đặt, hy vọng quá mù ra mưa, gây sức ép để Nhà nước miễn cưỡng chấp nhận đất đó là của cả xã và hỗ trợ cho tất cả dân Đồng Tâm, trong đó có gia đình ông ấy.
Thực ra chả ai tham nhũng ở đây cả, trừ ông ấy muốn tham nhũng không được mà thôi. Và cũng không bao giờ có chuyện Nhà nước chấp nhận một khu đất có chủ, nay công nhận quyền sử dụng cho một tập thể nhân dân được, vì đất đai Việt Nam được luật pháp chế tài nửa thế kỷ qua. Tuy phức tạp nhưng rành mạch và chặt chẽ.
3. Tại sao còn nhiều ý kiến trên mạng về một vấn đề rõ ràng?
3.1. Nghe nói, một số cá nhân viết bài chống đối về Đồng Tâm theo hướng gắp lửa bỏ tay người (ở đây là chính quyền), đều được trả công hàng tháng. Thông tin này cần kiểm chứng, tuy con số đó không lớn, chỉ đủ mua một tạ nhãn, nhưng cơ quan chức năng cũng không nên bỏ qua vì bài học Đồng Tâm chưa ráo mực.
3.2. Đất đai là một lĩnh vực phức tạp, không chỉ cần học và đọc mà nắm vững được. Vì vậy không loại trừ khả năng có một bộ phận ngu thật chứ không giả vờ, kể cả là luật sư.
3.3. Chúng ta, những người hiểu biết, hãy chung tay vì một xã hội công bằng, ổn định là KHÔNG SHARE các bài viết một tạ nhãn kia, chỉ cần vậy thôi là đóng góp cho đất nước rồi./.
Lê Hồng Tuân

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2020

HTX KỊCH KHUNG VÀ NHỮNG CÂU CHUYỆN KHÔI HÀI

Xoay quanh vụ việc Đồng Tâm đang được xét xử, những ngày gần đây có 2 câu chuyện, và cả 2 câu chuyện này đều hết sức đáng cười.
HTX KỊCH KHUNG VÀ NHỮNG CÂU CHUYỆN KHÔI HÀI
Câu chuyện thứ nhất là “Nòng súng của công an to bằng cổ tay!”

Trong phiên xét hỏi ngày 8/9, luật sư Hà Huy Sơn – người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhóm đối tượng ở Đồng Tâm có đặt một số câu hỏi cho bị cáo Bùi Viết Hiểu về sự việc xảy ra rạng sáng ngày 9/1/2020. Sau đó, một số bên như RFA, Viettan và nhiều trang facebook đã đăng lại để ‘mô tả’ sự ‘dã man’ của công an khi ‘tấn công người dân’, tóm tắt hỏi đáp như sau:

Hỏi: Sự việc xảy ra rạng sang ngày 9/1/2020 thì ông đang ở đâu?
Đáp: Tôi ở trong phòng ông Kình.
Hỏi: Ông có biết diễn biến sự việc không?
Đáp: Không, chỉ 3 hôm sau tôi mới biết là có công an chết!
Hỏi: Ông là người duy nhất ở cùng phòng ông Kình, ông có muốn kể lại diễn biến sự việc đã diễn ra hay không?
Đáp: Cáo trạng nêu không đúng, ông Kình bị bắn từ phía trước!
Hỏi: Ông Kình có cầm lựu đạn không?
Đáp: Con cháu không bao giờ giao lựu đạn cho ông!
Hỏi: Vậy ông Kình cầm gì?
Đáp: Ông Kình cầm gậy đinh ba, phải dựa vào tường!
Hỏi: Ông có thấy ông Kình cầm lựu đạn không?
Đáp: Không!
Hỏi: Tại sao ông có vết thương?
Đáp: Sau khi ông Kình bị chết và chó tha đi thì họ bắn vào chân tôi và bắn thẳng vào ngực tôi nhưng đạn sượt nên không vào tim tôi mà xuống sườn nên tôi không chết. Tôi bị thủng 3 lỗ hành tá tràng và 2 lỗ đại tràng.
Hỏi: Ông có thể mô tả loại sung gì không?
Đáp: Tôi chỉ thấy nòng sung to như cổ tay!
Hỏi: Kinh nghiệm đi bộ đội ông nghĩ đó là loại súng gì?
Đáp: Đây không phải là súng bộ binh mà là loại súng chạm nổ, chạm đâu nổ đấy để gây sát thương!

Qua câu chuyện thứ nhất này chúng ta thấy gì? Ngay từ đầu bị cáo Hiểu đã khẳng định không hề biết diễn biến sự việc xảy ra vào rạng sáng ngày 9/1, nhưng sau đó thì lại kể được rất chi tiết sự việc xảy ra và thậm chí còn kể rất phóng đại về câu chuyện. Bị cáo mô tả về 1 khẩu súng nòng to như cổ tay, chạm đâu nổ đấy, nhưng khi bắn vào bị cáo thì lại chỉ gây ‘thủng’ mấy lỗ ở hành tá tràng và đại tràng. Và có lẽ bị cáo đang cố ý mô tả công an với biên chế vũ khí của quân đội là mấy khẩu B41 hoặc là bị cáo xem Doraemon quá nhiều nên hoang tưởng về súng bắn không khí, trên thực tế thì biên chế của lực lượng công an không thể có loại súng nòng to chạm đâu nổ đấy như thế được!

Câu chuyện thứ 2 là cấu tạo hóa học của xăng là C6H14 và cái giếng trời ‘kín’:

Câu chuyện này được 1 ông luật sư tự nhận là đã từng làm ở Petrolimex hơn 20 năm và được 1 tay bán trà tên Hưng copy lại trên trang cá nhân. Nhưng có lẽ, ngay từ khi đọc đến công thức của xăng là C6H14 và cái giếng trời nhưng lại kín mít và chỉ có 1 lượng oxi nhất định để tạo nên phương trình cháy hết 570g xăng thì nhiều người giỏi hóa đã lắc đầu ngao ngán.

Quyết không để môn Hóa học và thầy cô dạy hóa bị làm nhục, nhiều bạn đã buộc phải lên tiếng:

Xăng (R95) có công thức CnH2n+2 (C7H16 đến C11H24), nếu dùng E5 thì nó là xăng thêm cồn etanol (C2H5OH), không có cái gì tên C6H14 ở đây! Khi cháy, xăng bay hơi từ 40o~70oC nên thứ bốc cháy là hơi xăng (vậy nên cách mà các nhà sản xuất moto hay oto hiệu năng cao thường làm sao để đầu kim phun xăng thật nhỏ và nhiều lỗ phun để nhiên liêu được phun tơi làm tăng hiệu quả đốt cháy). Đồng ý là xăng chỉ cháy khi bay và trộn với oxi, nhưng không khí nó có đứng yên bao giờ đâu, khối lượng mol của khí oxi là 32g/mol và nó nặng hơn không khí, khi cháy là lúc không khí nhiễu loạn, oxi, CO2, N2 nó loạn hết với nhau như cách mà ai đó tập xà đơn với UH-1 nên oxi vẫn có chỗ tác dụng với xăng tạo nên hiệu ứng cháy vô cùng rực rỡ.

Qua câu chuyện thứ 2 này, chúng ta thấy gì: Làm phản động cũng nên học tốt đều các môn, làm luật sư thì không nên đi bán xăng, bán trà thanh nhiệt cũng phải đi học hóa và mất nước có thể dẫn tới các vấn đề về não vì vậy hãy bổ sung 2 lít nước mỗi ngày nhé!

NHỮNG ĐÔI CÁNH THIÊN THẦN BAY VỀ MIỀN CỰC LẠC!

Đành rằng tri thức rất quí nhưng quí hơn tất cả là tính mạng, đặc biệt là với mạng sống trẻ thơ. Một lần nữa, xin được chia sẻ với gia đình và cầu mong những đôi cánh thiên thần bay về miền cực lạc!

Trong khi hơn 21 triệu học sinh nô nức đến trường chào năm học mới thì một sự kiện bi thương đã xảy ra tại Lào Cai.
NHỮNG ĐÔI CÁNH THIÊN THẦN BAY VỀ MIỀN CỰC LẠC!

Cổng điểm trường mầm non bản Phung, xã Khánh Yên Thượng (huyện Văn Bàn) bất ngờ đổ sập đã khiến 3 cháu nhỏ tử vong và 3 cháu khác bị thương.

Ngay trong ngày 7.9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới người thân các cháu không may thiệt mạng, thăm hỏi gia đình các học sinh bị thương đang được chữa trị. Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo các cơ sở y tế tập trung chữa trị tích cực, kịp thời cho các cháu bị thương.

Xin được gửi tới các con niềm tiếc thương vô hạn và chia sẻ với gia đình các phụ huynh sự mất mát to lớn không gì có thể bù đắp này.

Đã nhiều năm nay, tai nạn học đường luôn là mối lo nhức nhối. Năm nhiều, năm ít, hầu nhưng không năm nào là không xảy ra thương vong mà ở đây, nạn nhân đều là các con thơ tuổi đời non trẻ.

Những cái chết bi thương như tai nạn giao thông, đuối nước, ngã từ ban công, đổ cây… còn rất nhiều những vụ “lãng nhách” mà nếu có sự để tâm của người lớn, nó sẽ không xảy ra như rơi quạt trần, cánh cửa sổ hay vữa trần nhà…

Để ngăn chặn và hạn chế tối đa tai nạn học đường, cùng với việc xây dựng, sửa chữa trường lớp theo hướng kiên cố, theo tôi ngành giáo dục nên ngay lập tức yêu cầu tất cả các địa phương cho rà soát lại trường sở trên toàn quốc từ cánh cửa, bàn bảng, cánh quạt, trần nhà cho đến cây cối, ao chuôm, hè rãnh…

Nếu phát hiện hỏng hóc, có nguy cơ gây tai nạn, cần lập tức sửa chữa, thậm chí phong tỏa.

Xin đừng để phải ca tiếp bài ca “làm rõ nguyên nhân”, “xử lý trách nhiệm”, “rút kinh nghiệm sâu sắc”… để rồi những năm sau, lại lặp lại các ca khúc này.

Xin đừng để các con đến trường mà bố mẹ, ông bà nơm nớp nỗi lo cho đến khi con về đến nhà mới thở phào nhẹ nhõm.

Đành rằng tri thức rất quí nhưng quí hơn tất cả là tính mạng, đặc biệt là với mạng sống trẻ thơ.

Một lần nữa, xin được chia sẻ với gia đình và cầu mong những đôi cánh thiên thần bay về miền cực lạc!

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2020

Về Bích Thuỷ TV

Vụ việc xảy ra trên địa bàn phường An Phú, TP Thuận An, Bình Dương. Người mặc sắc phục công an xuất hiện trong video là một cán bộ thuộc Công an phường này.

Trưa 8/9, đơn vị nhận được tin báo của người dân về việc có một nhóm người tụ tập gây mất trật tự trên địa bàn. Thế nên trung úy N.H.P đã xuống hiện trường ghi nhận.
Về Bích Thuỷ TV

Lý do những người này xuất hiện ở địa bàn là vì có hai hộ dân xảy ra tranh chấp đất đai nên đến để can thiệp. Trung úy P phát hiện có người dùng flycam bay trên nhà người dân nên đề nghị ngưng, đồng thời thu giữ để lập biên bản. Tuy nhiên, chiếc flycam sau đó bị người quay mang đi giấu. Từ đó, xảy ra việc giằng co giữa hai bên. Hai thanh niên sau đó được xác định tên T. và Th. có hành vi cản trở nên bị lực lượng công an phường An Phú đưa về trụ sở làm việc.

Tại cơ quan công an, hai thanh niên nói họ chỉ là người dân chứ không phải là phóng viên báo chí như thông tin chia sẻ trên mạng xã hội. Và thông tin trên MXH là hoàn toàn bịa đặt.

Được biết Nguyễn Thị Bích Thuỷ (tên gọi khác: Bé Em) sinh năm 1981 trú tại ấp Hoà Hợp, Bảo Hoà, Xuân Lộc, Đồng Nai có fanpage “Bích Thuỷ TV”.

Năm 2011 Bích Thủy bị TAND tỉnh Đồng Nai tuyên 2 năm 6 tháng tù treo vì hành vi “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản“.

Năm 2015 Bích Thuỷ đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của một số hộ dân quận 2 hàng tỷ đồng. Và gây rối tại trụ sở Báo Công An.

Năm 2018 Bích Thuỷ cùng 1 số người đã tấn công người khác tại phường Nguyễn Cư Trinh Quận 1, và chống người thi hành công vụ.

Vừa qua cơ quan CA quận 1 đã có giấy triệu tập Bích Thuỷ liên quan tới việc tố cáo của công ty CPTM Bách Hoá Xanh về những thông tin bịa đặt, vô căn cứ, không được kiểm chứng mà Bích Thuỷ đã đăng tải.

Tiếp đó là hàng loạt các bài viết của Bích Thủy liên quan tới Lực lượng CSGT, CA các địa phương. Thường những bài viết của Bích Thuỷ là những thông tin một chiều có tính chất vu khống, bịa đặt. Sử dụng thủ đoạn ghi hình ảnh cắt, ghép làm thay đổi nội dung, tính chất sự việc. Rồi đăng tải lên fanpage và trang cá nhân của mình...

Do đó mọi người cần hiểu rõ bản chất, chân dung của Nguyễn Thị Bích Thuỷ và cảnh giác với những thông tin mà Thuỷ đăng tải.