KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Ba, 19 tháng 10, 2021

CỤM NHÀ GIÀN DK1: SỐNG VÀ CHIẾN ĐẤU NHƯ NHỮNG ĐÓA HOA!

“Vietnam: A bird sitting on a tree is never afraid of the branch breaking, because her trust is not on the branch but on it’s own wings. Always believe in yourself”. Dịch nôm na có nghĩa là: “Việt Nam như là một con chim đậu trên cành cây và không bao giờ sợ cành gãy. Bởi vì niềm tin của con chim ấy không nằm ở cành cây mà nằm ở đôi cánh. Hãy luôn luôn tin tưởng chính bản thân mình”.
Đó là dòng viết của độc giả Philippines trên diễn đàn quân sự Asean Military Forum, kèm theo bức ảnh chụp nhà giàn DK của Việt Nam tại Biển Đông. Những dòng viết ấy được đăng tải vào thời điểm tháng 6 vừa qua. Và ở cùng mốc thời gian 9 năm về trước, bãi cạn Scarborough - tên tiếng Việt là Hoàng Nham, đã bị mất về phía tay Trung Quốc sau một lần Philippines hành động hồn nhiên ngây thơ khi rút lực lượng tự vệ tại nơi này.


“Tại sao chính phủ Philippines không xây dựng những nhà giàn như Việt Nam tại Hoàng Nham, họ đã xây dựng những nhà giàn từ hơn 30 năm về trước và những công trình này đang giúp Việt Nam bảo vệ vùng biển của họ” - tài khoản Raymon Aquino.
“Chúng ta không những đã chậm trễ 30 năm mà sẽ còn lâu hơn nữa, chúng ta không biết chắc rằng bao nhiêu lâu nữa, Scarborough mới về lại với Philippines” - tài khoản Ylana Sapphire
“Người Việt đi sau chúng ta từ rất lâu. Nhưng họ lại vượt lên trước. Họ nghèo hơn chúng ta rất nhiều, họ xây những căn nhà giữa biển (nhà giàn DK), họ bồi lấp căn cứ tại đất của chúng ta (ý nói các đảo tại Trường Sa), họ mua tàu ngầm… Với ngân sách quốc phòng tương đương Việt Nam, chúng ta có một đội tàu có thể giao chiến sòng phẳng với tàu đánh cá Việt Nam” - tài khoản Delfin Guelan
Cụm nhà giàn DK là một trong những công trình vĩ đại nhất của nước từ sau giải phóng đến năm 2000, cùng với nhà máy thủy điện Sơn La và đường dây 500kV Bắc Nam. Điều khiến cụm nhà giàn DK vĩ đại không nằm ở quy mô, mà nằm ở ý nghĩa to lớn về an ninh, quốc phòng, bảo vệ tài nguyên biển đảo Tổ Quốc.
Ngay đến cả Trung Quốc, một quốc gia với tiềm lực mạnh hơn, kinh tế mạnh hơn, khoa học kỹ thuật nổi trội hơn, cũng không nghĩ rằng một dự án như nhà giàn DK có thể được thực hiện. Họ cũng không nghĩ rằng Việt Nam dám làm, dám thực hiện một dự án đầy tính mạo hiểm như vậy giữa lúc bộn bề khó khăn. Năm 1988, sau Hải chiến Trường Sa, Trung Quốc tăng cường sự hiện diện tại thềm lục địa Tây Nam của Việt Nam. Trung Quốc không loại trừ việc lấn lướt xuống phía Nam và Tây Nam Biển Đông vì ưu thế gần như tuyệt đối về hải quân của khu vực. Ngày 17/10/1988, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã ký Quyết định số 19/NQ-TW về việc tiến hành xây dựng các công trình trên tất cả các bãi đá ngầm với tên gọi “Trạm dịch vụ Kinh tế - Khoa học kỹ thuật”, gọi tắt là công trình DK1.
Cùng thời điểm đó, khi biết Việt Nam đưa ra quyết định như vậy. Các nước Đông Nam Á đều thấy khá lạ lùng, họ cho rằng đây là một dự án “dở hơi” của người Việt. Vì lúc ấy Việt Nam đang là quốc gia hạ cấp ở một khu vực vùng trũng của thế giới. Để triển khai các cụm nhà giàn như vậy là một điều phi lý và chưa từng có tiền lệ trên thế giới. Họ nghĩ rằng Việt Nam đang lãng phí lớn cho một dự án đầy mạo hiểm và không khả thi. Có quá nhiều lý do khiến họ không tin vào hiệu quả của một dự án như vậy: kĩ thuật, thiên tai, chi phí xây dựng - duy trì và cả áp lực từ Trung Quốc.
Nhưng chỉ trong 9 tháng từ khi có quyết định, khoảng giữa tháng 6/1989, nhà giàn đầu tiên đã được hình thành. Trong tháng 6 năm đó, ta hoàn tất 3 nhà giàn DK1 trong sự ngỡ ngàng của hải quân các quốc gia trong khu vực. Cùng với hệ thống nhà giàn được hình thành, con đường từ đất liền ra Trường Sa được rút ngắn lại, ngư dân có thêm một “cột mốc” xác định chủ quyền Việt Nam giữa biển cả.
Khi nhận thấy Việt Nam đã xây dựng thành công cụm nhà giàn DK, người Philippines đã nhận thấy rõ tác động to lớn của những công trình như vậy tại vùng thềm lục địa, hải đảo. Và họ còn tham vọng hơn khi muốn xây dựng một ngọn hải đăng lớn cùng một công trình nghiên cứu, quân sự, hỗ trợ ngư dân tại bãi cạn Scarborough. Jose T. Almonte, từng là Tổng Giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia trong Nội các của Tổng thống Philippines Fidel V. Ramos, đã đề xuất xây dựng một cụm công trình như vậy với sự trợ giúp của Liên Hợp Quốc và Mỹ. Nhưng phía Mỹ và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Boutros Boutros-Ghali lại không muốn làm “mích lòng” Trung Quốc, vì thế dự án này mãi mãi trôi vào quên lãng và chỉ còn xuất hiện trong tiềm thức nuối tiếc của người dân Philippines. Trên thực tế, những thành phần của cụm công trình này đã được hình thành, nhưng chúng chưa bao giờ được đưa ra bãi cạn.
“Giá như, nếu Philippines xây được ngọn hải đăng ấy, thì một khi ngọn hải đăng này bị tấn công, sẽ kích hoạt được điều khoản phòng thủ chung với Mỹ” - Carlyle Thayer, vị giáo sư khá có tiếng về các vấn đề Biển Đông của Học viện Quốc phòng Úc. Học giả Richard Heydarian, Đại học De ​​La Salle ở Manila cho biết giá như Mỹ không bỏ rơi Philippines ngay từ đầu và hỗ trợ Philippines xây dựng những công trình trên biển, thì cục điện Biển Đông có thể đã rất khác.
Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines đã nghỉ hưu Antonio T. Carpio phát biểu trên tờ Philippine Daily Inquirer cho biết Philippines có “bằng chứng lịch sử về việc kiểm soát bãi cạn Scarborough. Nhưng trên thực tế, mặc dù hải quân Philippines từng kiểm soát khu vực này, nhưng chẳng có một tư liệu, công trình… nào cho thấy hải quân Philippines từng “thừa kế” hay “hiện diện” tại đây cả. Đó là vì sao từng có một giai đoạn người Philippines lấy những mảng rác từ Biển Đông để châm chọc hải quân Philippines: “Họ chỉ để lại rác mà thôi”.
Với cụm nhà giàn DK1,Việt Nam đã chứng minh cho thế giới thấy sự hiện diện của hải quân nhân dân Việt Nam tại đây và chỉ có Việt Nam mà thôi. Hơn 33 năm trôi qua, những công trình này đã vượt qua bao nhiêu gian khó, mưa bão, sự đe dọa của kẻ thù, biết bao nhiêu thế hệ, đang và sẽ chiến đấu, sống, làm việc để duy trì hình hài Tổ Quốc giữa biển. Những công trình trình ấy đứng vững chãi giữa biển khơi, như những đóa hoa giữa biển cả bao la!

PHÁT HIỆN THÊM 1 ẤN PHẨM XUYÊN TẠC LỊCH SỬ VIỆT NAM VÀ LẦN NÀY LÀ ĐẾN TỪ HÀN QUỐC

Lùm xùm về bộ phim Vương Bài xuyên tạc lịch sử chiến tranh miền Bắc Việt Nam trôi qua chưa lâu thì mới đây cộng đồng mạng lại khai quật được thêm 1 ấn phẩm khác cũng có xu hướng này nhưng điểm khác là nó đến từ Nam Triều Tiên.
Cụ thể thì Shin Min Ah đang được giới trẻ Việt Nam hết sức yêu thích sau hoàng loạt thành công của những bộ phim như "Bạn gái tôi là Hồ Ly" hay Hometown Cha Cha Cha. Tuy nhiên mới đây lùm xùm nữ diễn viên từng góp mặt trong MV Kpop mang tên Do you know với nhiều cảnh xuyên tạc lịch sử Việt Nam được cư dân mạng "đào" lại.


MV Do you know thuộc album Let me love của nam ca sĩ Jo Sung Mo, phát hành năm 2000. Trong MV, Shin Min Ah hóa thân thành cô gái Việt Nam trong thời chiến tranh, mặc áo dài trắng ngồi trò chuyện thân thiết với lính Hàn Quốc. Quân đội Hàn Quốc có mặt tại đây với nhiệm vụ chống lại “quân địch” là một nhóm người địa phương được tạo hình bặm trợn, đội mũ tai bèo, mặc áo bà ba nâu sồng, đeo khăn rằn, dùng súng AK... Ngay lập tức, dân mạng nhận ra “quân địch” trong MV Do you know chính là quân đội Việt Nam.
Ngoài ra, trong MV này còn có nhiều tình tiết khác xuyên tạc về lịch sử chiến tranh Việt Nam… Đặc biệt, cuối MV còn có cảnh “cô gái Việt Nam" Shin Min Ah hào hứng chỉ điểm cho quân Hàn Quốc căn cứ của quân Việt Nam. Hành động này bị dân mạng cho là báng bổ nghiêm trọng hình tượng người phụ nữ Việt Nam.
Lấy bối cảnh chiến tranh Việt Nam, tuy nhiên, câu chuyện trên lại hoàn toàn xuyên tạc lịch sử và đề cao vai trò của binh lính Hàn tại cuộc chiến, trong khi phía này là lính đánh thuê cho quân đội Mỹ lúc bấy giờ.
Thôi thì xinh mấy, cute mấy mà góp phần xuyên tạc lịch sử nước tôi thì cũng tiễn khách và xin phép được tặng các bạn 1 nút đuýt lai

CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC 1979 QUA LỜI KỂ CỦA BÀ NGUYỄN THỊ BÌNH

" Sòng phẳng với lịch sử không phải kích động hận thù"
Chiến tranh biên giới phía Bắc là một câu chuyện buồn trong lịch sử, một câu chuyện buồn trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Dẫu vậy, nó vẫn là lịch sử.


Và đã là lịch sử thì phải nhìn nhận nó với sự thật đầy đủ. Sẽ không thể không nhắc đến ngày 17.2.1979, ngày mà cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đã nổ ra; ngày mà hàng ngàn con em chúng ta đã hy sinh để bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Nhắc để dân ta nhớ, biết ơn và tôn vinh những chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh để bảo vệ biên cương tổ quốc, như chúng ta đã và sẽ vẫn tôn vinh bao nhiêu anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Không những dân ta cần hiểu, mà nhân dân Trung Quốc cũng như nhân dân các nước cũng phải hiểu đúng: đâu là sự thật, đâu là lẽ phải và coi đó là bài học. Không thể quên lãng nó.
Nhiều người dân Trung Quốc đã hiểu sai cơ bản về cuộc chiến tranh biên giới đó. Nhưng tính chính nghĩa của Việt Nam trong cuộc chiến đó là sự thật không thể chối cãi. Có thể nào nghĩ rằng Việt Nam vừa ra khỏi cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt kéo dài 30 năm, đang tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh và đứng trước vô vàn khó khăn lại có thể khiêu khích Trung Quốc, một nước lớn, một nước XHCN đã ủng hộ và giúp đỡ mình trong cuộc chiến tranh cứu nước vừa qua? Thực tế là quân dân Việt Nam khi đó đã phải chống lại một cuộc chiến tranh biên giới to lớn để bảo vệ biên cương tổ quốc.
Theo tôi, không chỉ đưa vào sách giáo khoa những sự thật lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa mà ngay cả cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc cũng cần được nhắc đến đầy đủ. Con em chúng ta cần biết và có quyền biết lịch sử, biết những gì mà ông cha đã làm, để tự hào và tiếp nối truyền thống.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng: ta tôn trọng lịch sử, sòng phẳng với lịch sử không có nghĩa là chúng ta kích động hận thù. Chúng ta biết sự thật, để hiểu đâu là lẽ phải và để rút ra bài học cho các mối quan hệ quốc tế trong bối cảnh phức tạp ngày nay.
Tôi ủng hộ con đường ngoại giao khôn ngoan, mềm mỏng, tôn trọng các nguyên tắc quốc tế. Kinh nghiệm trong đấu tranh, né tránh hay im lặng đều không có lợi, vì như vậy chúng ta không làm rõ được sự thật, phải trái, đúng sai, có khi còn khuyến khích đối phương, khiến họ cho rằng ta yếu thế và ngày càng lấn tới. Tuy nhiên không bình tĩnh cân nhắc trong ứng xử cũng sẽ khiến cho tình hình thêm phức tạp, không có lợi cho sự nghiệp.
Vậy bài học rút ra từ quá khứ mất mát của chúng ta là gì đây?
Việt Nam là một dân tộc hòa hiếu. Xưa đến nay, ta rất chú trọng xây dựng quan hệ láng giềng tốt với Trung Quốc dù trong lịch sử hai nước đã có bao lần xung đột. Trong tình hình hiện nay, chúng ta cần một môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước và cần những bạn bè tốt để hợp tác nên Việt Nam càng coi trọng quan hệ hữu nghị với Trung Quốc – một nước lớn đang có những bước phát triển thần kỳ.
Nhưng như bất cứ dân tộc nào, chủ quyền quốc gia đối với Việt Nam là thiêng liêng và chúng ta sẽ kiên quyết bảo vệ bằng mọi giá, đồng thời chúng ta chủ trương mọi tranh chấp lãnh thổ được giải quyết bằng phương pháp hòa bình, có sự tôn trọng lẫn nhau.
Trong đấu tranh, chúng ta đã làm đúng theo lời dạy của Bác Hồ: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, luôn giữ vững lập trường nguyên tắc độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, nhưng vẫn linh hoạt, mềm dẻo trong sách lược.
Tôi tin vào sức mạnh của chính nghĩa, của lẽ phải, tin vào sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân và tin ở sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới. Ta cần hành động theo tinh thần đó.
Nhưng tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng sẽ khó để bảo vệ chủ quyền nếu đất nước không có nội lực, không có nền tảng vững chắc về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng với đoàn kết dân tộc mạnh mẽ.
Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất mà chúng ta cần phấn đấu.

Thứ Hai, 18 tháng 10, 2021

MỘT NHÂN CÁCH LỚN

Khi đồng chí ấy là ủy viên Trung ương Đảng mà vẫn rụt rè gửi người bạn học tập hồ sơ xin việc cho con, dù bằng cấp, trình độ đào tạo của con mình hoàn toàn đầy đủ. Rồi ngay cả khi con không được tiếp nhận, ông vẫn khiêm nhường cảm ơn, thậm chí cáo lỗi với người bạn được nhờ.


Khi đồng chí ấy là Ủy viên BCT, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhưng về thăm ngôi trường cấp 3 Nguyễn Gia Thiều, ông vẫn xin được đứng vào hàng sau khi chụp ảnh, nhường ghế ngồi hàng đầu cho các thầy cô, bạn học lớn tuổi hơn.
Khi đồng chí ấy là người đứng đầu Thủ đô vẫn lặng lẽ một mình đi xe máy về thăm Trường Đại học Tổng hợp trong sự ngỡ ngàng của cô thầy bè bạn. Không xe đưa rước, không trống dong cờ mở, không võng lọng nghênh ngang, chỉ là một người đàn ông cao tuổi tự đi xe về trường.
Khi đồng chí ấy là Chủ tịch Quốc hội, tứ trụ triều đình, đám cưới con gái ông ấy hầu như không ai biết. Sau đó một số bạn bè thân lắm mới nhận được thiệp báo hỷ mà thôi.
Và khi đồng chí ấy là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, đi dự gặp mặt lớp cũ ông ấy đã nói: Xin cho em, cho tôi bỏ mọi chức tước bên ngoài căn phòng này. Em đến đây mãi mãi là học trò của các thầy các cô ngày nào. Tôi đến đây mãi mãi là bạn học của các bạn... Chức tước như phù vân!
Hôm vừa rồi lại có bạn đồng nghiệp nói về chị N, con ông ấy, hỏi mãi mới ra, chị ấy giờ cũng chỉ là cán bộ bình thường ở một tạp chí.
Đấy chẳng phải đâu xa, đồng chí ấy là một vị quan đương chức đang hiển hiện trước mắt chúng ta. Một người đàn ông gần 80 tuổi có gương mặt hiền hòa, mái tóc trắng tinh thường mặc chiếc áo rét màu cánh gián đã cũ rất nhiều năm.
Bạn có biết, người đàn ông đang được nhắc đến đã, đang là:
- Ủy viên Trung ương Đảng 6 khóa (hơn 26 năm); Đại biểu Quốc hội 4 khóa (hơn 18 năm); Ủy viên BCT 5 khóa (hơn 22 năm); Đảm nhiệm 3 chức vụ cao nhất trong "Trong cơ quan quyền lực nước nhà”. Thế nhưng...
- Đồng chí ấy vẫn đang sử dụng xe công vụ là một chiếc Toyota Crown 1998 có tuổi đời đã hơn 20 năm. Phu nhân của ông ấy vẫn đi một chiếc xe Cub bình thường; các con ông ấy đều là những công chức nhỏ bé.
Nếu chúng ta để ý, có lẽ ngoài dịp thực hiện nghi lễ, hay gặp đoàn lãnh đạo cấp cao, ông ấy mới mặc vest. Còn lại với những hoạt động bình thường ông chỉ mặc những bộ quần áo giản dị, có những chiếc áo cũ đến sờn vai. Một cuộc sống giản dị xuất phát từ đạo đức của con người biết giữ gìn sự liêm sỉ cá nhân, hòa chung với cuộc sống của quần chúng nhân dân.
Đồng chí là Nguyễn Phú Trọng - Một con người, một nhân cách lớn, có Tầm, có Tâm và có đạo đức.
Ông chính là một "vị quan" biết con đường để tu dưỡng của mình, vì đạo đức của vị quan đứng đầu bộ máy ảnh hưởng lên cuộc đời, sự nghiệp của nhiều người khác. Người làm quan mà lòng tham không kiềm chế được thì ảnh hưởng của họ sẽ đè lên công chúng vô cùng lớn và còn gây hại tới tiềm lực quốc gia.
Hội tụ trong Ông một con người bình dị, nhưng cả một nhân cách lớn.

TRUY TỐ BỊ CAN PHẠM THỊ ĐOAN TRANG VỀ TỘI TUYÊN TRUYỀN CHỐNG NHÀ NƯỚC

Ngày 18-10, theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đã ban hành cáo trạng truy tố bà Phạm Thị Đoan Trang về tội "tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quy định tại điều 88 Bộ luật hình sự 1999".
Bà Trang bị Cơ quan an ninh điều tra Công an TP Hà Nội phối hợp một số đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an và Công an TP.HCM thi hành lệnh bắt tạm giam, khám xét khẩn cấp từ hồi tháng 10-2020.
Bà Đoan Trang được biết đến là blogger, từng làm việc cho nhiều tờ báo.


Cáo trạng và hồ sơ vụ án đã được chuyển sang Tòa án nhân dân TP Hà Nội. Dự kiến phiên tòa sẽ được mở vào ngày 4-11, do thẩm phán Chử Phương Ngọc làm chủ tọa.
Theo cáo trạng, từ ngày 16-11-2017 đến 5-12-2018, bà Đoan Trang có hành vi làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, bài viết có nội dung nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Viện kiểm sát còn quy kết bị can Đoan Trang đã trả lời phỏng vấn trên truyền thông nước ngoài với nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước cũng như "phỉ báng chính quyền nhân dân".
Cụ thể, bà Đoan Trang có hành vi tàng trữ các tài liệu: "Báo cáo tóm tắt về thảm họa môi trường biển Việt Nam"; "Đánh giá chung về tình hình nhân quyền tại Việt Nam"; "Báo cáo đánh giá về luật tôn giáo và tín ngưỡng năm 2016 liên quan đến việc thực hiện quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam".
Theo kết luận của Viện kiểm sát, các tài liệu trên có nội dung tuyên truyền "luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân, tuyên truyền thông tin xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Quá trình làm việc với cơ quan công an, bị can Đoan Trang xác nhận mình là tác giả của báo cáo nghiên cứu về luật tín ngưỡng, tôn giáo. Bị can Đoan Trang cùng nhóm tác giả viết báo cáo này bằng tiếng Anh, sau đó dịch ra tiếng Việt và đăng tải trên trang điện tử do mình lập ra.
Viện kiểm sát cáo buộc bị can Đoan Trang đã có hành vi trả lời phỏng vấn đài nước ngoài BBC News tiếng Việt và Đài Á Châu tự do (RFA). Trong các bài phỏng vấn này, bà Trang có phát ngôn "tuyên truyền các nội dung thông tin xuyên tạc đường lối chính sách của Nhà nước".
"Phạm Thị Đoan Trang phải chịu trách nhiệm hình sự vì nhiều lần thực hiện hành vi làm ra, tàng trữ và lưu hành các tài liệu có nội dung nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", cáo trạng nêu.

Chủ Nhật, 17 tháng 10, 2021

MỘT SỐ TIKTOKER: HÃY NGỪNG XUYÊN TẠC VÀ BÓP MÉO TRUYỆN CỔ TÍCH!

Tấm Cám là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng nhất Việt Nam, được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, được chuyển thể sang phim truyền hình, điện ảnh, âm nhạc, hoạt hình… Bài hát “Bống Bống Bang Bang” của bộ phim Tấm Cám còn là một trong những MV dành cho trẻ em được xem nhiều nhất châu Á và thế giới. Tấm Cám đi vào đời sống Việt Nam, là một bài học của người xưa về việc “ở hiền gặp lành”, sống lương thiện và tu dưỡng đạo đức. Bên cạnh đó còn mang những khát vọng về giai cấp, sự vươn lên, pháp luật, đạo đức và màu sắc văn hóa dân tộc, tín ngưỡng.


Nhưng, có nhiều Tiktoker, chắc do thiếu content, lại bật “mode xét lại” và họ bắt đầu ca tụng, tẩy trắng cho Cám và dì ghẻ, nói Tấm ác độc, vu cho truyện Tấm Cám có một kết thúc “man di” và “thiếu đạo đức”. Một số Tiktoker lậm “ngôn tình” quá đà bắt đầu “ship” linh tinh, từ ship Tấm với Cám, ship vua với mẹ Cám rồi còn cả chuyện tình tay ba, tay bốn.
Trước tiên, nói về truyện cổ tích, là những câu chuyện do dân gian sáng tác, mang màu sắc huyền ảo, phiêu lưu, có tính chất thể hiện tín ngưỡng và văn hóa lâu đời. Các truyện cổ tích thường được sáng tác ở một thời điểm không thể xác định cụ thể, nhưng chắc chắn là rất xa hiện tại, có khi là cách hàng ngàn năm. Hồi ấy, bối cảnh lịch sử - xã hội, thói quen, phong tục, cách sống cũng khác hiện tại, chúng ta không thể đem những nét hiện đại rồi phê phán truyện cổ tích là “man di”, “mọi rợ” hay “thiếu đạo đức” được.
Nếu bạn đọc và hiểu rõ về những thể loại tương tự ở các quốc gia khác như thần thoại Hy Lạp, thần thoại Bắc u, cổ tích Trung Quốc, cổ tích Thái Lan… thì bạn sẽ rất bất ngờ trước những tính tiết rất… vớ vẩn, vi phạm luân thường đạo lý xã hội hiện đại. Như loạn luân, giao phối với động vật, với người thân chung dòng máu, hoặc một số chi tiết mà thời nay hẳn sẽ được quy là mê tín, dị đoan...
Tiếp nữa, cái kết trong truyện Tấm Cám vốn có nhiều dị bản. Một trong những dị bản nổi tiếng nhất và được biết đến nhiều nhất là Cám bị Tấm sai người rót nước sôi, rồi làm mắm cho mẹ Cám ăn, mẹ Cám ăn một hồi thấy đầu lâu của con rồi lăn ra chết. Một dị bản khác “bớt dã man” hơn là mẹ Cám chết ức khi biết con mình bị rót nước sôi. Một phiên bản lành hơn thì chỉ được ghi tóm tắt là “bị vua trị tội” hoặc “bị sét đánh chết trên đường”. Với mục đích giảng dạy, làm bài học cho thiếu nhi, đoạn kết của Tấm Cám được điều chỉnh cho nhẹ nhàng hơn, còn khi lớn lên hoặc phục vụ nghiên cứu, cái kết được cho là “gốc” vẫn được giữ. Chứ không phải là “tư liệu” cho một bộ phận Tiktoker lên án, chửi bới người xưa. Nếu đúng như tiêu chí của các Tiktoker, chắc chắn là thần thoại Hy Lạp, các phần truyện gốc của Truyện cổ Grimm hay Liêu Trai Chí Dị chắc phải bị đình bản, cấm tuyên truyền mất.
Thứ ba, xét thẳng về mặt cốt truyện, Tấm bị mẹ con nhà Cám hại rất nhiều lần, từ những việc đơn giản bị hớt mất tép, hại chết cá bống, rồi phải nhặt thóc và gạo rồi nặng hơn như lừa nhặt cau rồi chết, hóa thân thành chim thì bị Cám làm thịt, hóa thành xoan đào thì bị đốt, hóa thành khung cửi thì vẫn bị đốt… Với tất cả những gì mẹ con Cám đã làm, thì một cái kết phải chết dã man là điều dĩ nhiên phải xảy ra. Còn bạn nào bảo sao không mách vua quan, thì nên nhớ đây là truyện cổ tích của người xưa, không phải phim gia đình.
Thứ tư, có bất công cho Cám và mẹ Cám khi Tấm được ông Bụt giúp đỡ nhiều lần không? Xin trả lời: Không. Hình ảnh Bụt là một nhân vật xuất hiện nhiều trong chuyện cổ của Việt Nam, đóng vai trò là người giúp đỡ, hỗ trợ những người tốt. Hình ảnh Bụt như muốn nói rằng con người hãy sống lương thiện thì sẽ được phù hộ hoặc hỗ trợ. Ngược lại, sống ác thì phải bị trừng trị, bị phạt. Bụt giúp Tấm đơn giản là vì cô ấy lương thiện, chịu nhiều bất công, lại mồ côi cha, phải phục vụ mẹ con nhà Cám, bị hãm hại quá nhiều lần. Bụt - theo một số nhà phê bình, cũng chính là hiện thân của luật pháp hoặc mong muốn về công lý, đối xử công bằng trong xã hội phong kiến.
Thứ năm, Cám chỉ là người bị hại, chủ mưu là mẹ Cám? Đúng, mẹ Cám là chủ mưu của những tội ác. Nhưng Cám lại chính là người thực thi những âm mưu của mẹ Cám. Phải chịu tội là đúng, oan ức cái gì? Chính Cám là người trực tiếp thực hiện các hành vi hãm hại Tấm, mỗi lần thấy Tấm hóa thân là một lần Cám thấy bực tức và muốn Tấm ra đi mãi mãi. Đó không phải là một tâm thế của người bị hại hay chịu phụ thuộc. Cái kết gốc của Tấm Cám đúng là có hơi hướng kinh dị, nhưng đó vừa là một lời răn đe “ác giả, ác báo” của người xưa.
Thứ sáu, Cám chỉ vì tình yêu với vua? Các bạn đừng quá cuồng ngôn tình mà áp đặt vào truyện cổ tích. Nhân vật Tấm được khắc họa là một người hiền lành, khi trở thành vợ vua đã bỏ qua cho mẹ con Cám, về nhà thắp hương cho cha, bị hành hạ dẫn đến hóa thân nhưng vẫn quyến luyến bên vua âm thầm, còn Cám thì luôn được khắc họa là một người “tham phú phụ bần”, vì danh vọng, vị thế mà nhẫn tâm hãm hại luôn chị mình. Tình tiết “tình yêu của Cám” với vua rất vô lý, khiên cưỡng và không hề được thể hiện trong truyện cổ tích. Còn “tình yêu của Tấm với vua” được cho biết rõ qua một số chi tiết như vua “tâm trạng không vui khi hay tin Tấm ngã xuống ao”, rồi vua bảo chim vàng anh bay vào tay áo, nằm dưới gốc xoan đào, rồi vua nhớ Tấm và nhận ra trầu của Tấm...
Tấm Cám không chỉ dừng lại ở một câu chuyện, mà nó còn mang những hàm nghĩa rất sâu xa về văn hóa, tín ngưỡng, về lối sống, đạo đức, niềm tin, đối nhân xử thế của người Việt hồi xưa. Ai cũng có quyền nghiên cứu, tìm tòi, khám phá thêm những góc nhìn từ những câu chuyện cổ tích, nhưng, những thứ đó phải dựa trên một sự hiểu biết, phân tích, đánh giá trung thực, tôn trọn, hiểu biết.
Làm ơn, các bạn Tiktoker, có vô vàn những nội dung mà các bạn có thể làm, có thể biến tấu. Chỉ mong là các bạn đừng biến tấu, xuyên tạc, bôi đen những giá trị tốt đẹp của dân tộc, như trước đó là “xuyên tạc lịch sử” qua lời hát “nội chiến” và giờ là truyện cổ tích.

HÃY TỰ HÀO LÀ NGƯỜI CỘNG SẢN

Trên mạng xã hội, các thế lực thù địch ra rả tuyên truyền, xuyên tạc rằng cộng sản thế nọ, thế kia. Nào là độc ác, độc tài, không có tự do ngôn luận, không có tự do dân chủ. Xin thưa, chúng chỉ là những con vẹt, những con vẹt không hơn không kém vì bản thân chúng chỉ là loài nhai lại, nhại lại chứ không hề có một chút hiểu biết nào về cộng sản.


Để tôi nói cho mà nghe:
- Những người cộng sản Việt Nam, trước tiên họ đấu tranh cho một Việt Nam hòa bình, tự do và toàn vẹn lãnh thổ. Sau gần 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng đến nay họ vẫn làm tốt điều ấy.
- Những người cộng sản họ không đứng ngoài dân tộc, họ chỉ là giai cấp tiên phong đoàn kết với các giai tầng khác để xây dựng một đất nước hòa bình, dân chủ, công bằng và văn minh. Minh chứng cho điều ấy, Việt Nam hiện nay đã và sẽ là một nền kinh tế phát triển năng động hấp dẫn nhất thế giới.
- Những người cộng sản họ đấu tranh cho một xã hội công bằng, phấn đấu không còn áp bức, bóc lột giữa người với người, giữa giai cấp này với giai cấp khác, con người sống với nhau tình nghĩa hơn, nhân văn hơn, yêu thương nhau hơn và được chia sẻ đều lợi ích theo sự đóng góp của mỗi người, một dẫn chứng rất cụ thể là trong khó khăn, dịch bệnh họ đã thể hiện rõ bản lĩnh và làm rất tốt điều đó.
- Những người cộng sản họ đấu tranh để 54 dân tộc luôn chung sống vui vẻ, hòa đồng, đều chung sức đồng lòng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, không có một dân tộc nào là thượng đẳng, mọi người không phân biệt đều có khả năng, có cơ hội, có môi trường tốt nhất để khẳng định mình.
- Những người cộng sản đấu tranh để xây dựng một đất nước có nền văn hóa được kết hợp từ những giá trị nền tảng của truyền thống và tiếp thu những tinh thúy của nhân loại để làm giàu thêm bản sắc văn hóa của dân tộc.
- Những người cộng sản là những người yêu hòa bình, họ mong muốn một thế giới hòa bình, không còn chiến tranh, chết chóc. Nhưng họ cũng là những người vô cùng dũng cảm sẵn sàng chết để giành lại hòa bình cho đất nước, quê hương của họ.
..........
Còn rất nhiều những điều tốt đẹp về những người cộng sản mà chưa thể kể hết. Nhưng tựu chung lại đó là, nếu bạn là một người cộng sản thì hãy tự hào về điều đó. Những ai chưa là cộng sản thì hãy phấn đấu vì điều đó vì lý tưởng cộng sản luôn đẹp. Hướng tới cái đẹp là quy luật tất yếu và nó là chân lý của cuộc đời mỗi con người./.

LÊ QUỐC NAM NGÔI SAO HẠNG Z

Cũng mang danh là nghệ sũy, thỉnh thoảng có tham gia diễn hài, nhìn có vẻ chân chất, thật thà, lễ độ... Ai dè, cũng gừng, cũng mất nết, nhồm nhoàm, vớ var vớ vẫn. Mang tiếng làm diễn viên mà không hiểu nghệ thuật, không hiểu thế nào là mạch nguồn cảm xúc, là ý nghĩa biểu trưng, ẩn dụ, so sánh... Đã không biết gì lại còn hay nói chữ, dám cả gan xúc phạm biết bao nhiêu tiền bối, nổi tiếng trong diễn đàn thi, ca,nhạc, họa và có công lao, đã gắn liền với những bước đi thăng trầm của lịch sử, của cách mạng, của dân tộc, đất nước như nhạc sỹ Trần Hoàn, Xuân Hồng, Trịnh Công Sơn, nhà thơ Viễn Phương, Hàn Mạc Tử...


lê quốc nam, đừng để người ta nói già không nên nết, muốn tăng tương tác, tạo scandal để tai tiếng thì cũng đừng mất dạy với tiền nhân như thế.


Bài học nhãn tiền, nguy cơ "phong sát" (hay còn gọi là cấm sóng) hiện hữu đối với những vụ lùm xùm từ thiện, đang được điều tra của HL 14 tỏi, Mr Đờm, Tiên Lux, MC lệ... chưa đủ để ông tỉnh táo. Hạn tới rồi, tin tôi đi.

Thứ Năm, 14 tháng 10, 2021

TÔ VĨNH DIỆN - ANH HÙNG LẤY THÂN CHÈN PHÁO

Tô Vĩnh Diện Sinh năm 1924, quê ở thôn Dược Khê, xã Nông Trường, huyện Nông Cống (nay thuộc huyện Triệu Sơn), tỉnh Thanh Hóa, thuộc đời thứ 15, phân ngành 2, chi 4 họ Tô làng Bao Hàm, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Năm 1946, khi Pháp nổ súng tái chiếm Đông Dương, Ông tham gia và dần trở thành chỉ huy dân quân ở địa phương.


Ngày 01/2/1954, đơn vị trên đường kéo pháo ra, đến một con dốc cao và hẹp ở gần Bản Chuối, Tô Vĩnh Diện cùng một pháo thủ phụ trách điều khiển càng pháo để chỉnh hướng cho một đơn vị bộ đội kéo dây tời giữ pháo, ngoài ra còn có 2 chiến sĩ phụ trách chèn bán pháo. Bất ngờ quân Pháp bắn pháo từ Mường Thanh lên. Đơn vị kéo giữ pháo nằm rạp xuống, đồng thời dây tời bị đứt. Lực giữ pháo yếu đi và khẩu pháo lăn qua chèn. Pháo thủ Lê Văn Chi lái càng phía ngoài bị càng pháo bị hất xuống vực và pháo trôi dần về phía vực sâu. Ông lập tức bỏ càng pháo phía trong, chuyển sang càng pháo phía ngoài, cố gắng đẩy hướng càng pháo đâm vào vách núi. Tuy cản được pháo lăn xuống vực, nhưng đồng chí cũng bị bánh xe của khẩu pháo nặng hơn 2 tấn đè lên người trọng thương. Giây cuối cùng khi được đồng đội đưa ra để đi cấp cứu, đồng chí vẫn còn hỏi “Pháo có việc gì không” trước khi hy sinh.
Ngày 7/5/1955, Tô Vĩnh Diện được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trao tặng Huân chương quân công hạng nhì, Huân chương chiến công hạng nhất và được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1956. Ngày 01/10/2012, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1426/QĐ-TTg công nhận pháo cao xạ 37mm số hiệu 510681 là Bảo vật quốc gia.

Bức ảnh định mệnh!

Trên fb Yến Trần, một dân chủ chính hiệu và may mắn đã đăng bức ảnh khá đặc biệt mà tôi tạm gọi là "bức ảnh định mệnh". 10 người trong bức ảnh thì có 6 người đã bị bắt vì các hành vi liên quan đến chống Đảng, Nhà nước. Sơ sơ có thể kể đến các cái tên như Phạm Thành, Lê Dũng Vova, Trịnh Khiêm,... 4 anh em còn lại thì đang ngấp nghé cửa trại.


Thế mới thấy, thời gian qua, anh em dân chủ tổn thất như thế nào, cứ gọi là rụng như sung. Dân chủ giờ phải coi là nghề nguy hiểm, không còn dễ kiếm ăn như ngày xưa, cái thủa mà còn được Mỹ và các nước phương Tây chống lưng và anh em được coi như một đồ vật để trao đổi lợi ích. Nhưng đến giờ, khi nước Mỹ vẫn đang vật lộn với Covid, chính sách xoay trục trong quan hệ ngoại giao mà Việt Nam là mắt xích quan trọng thì anh em lại trở thành đồ thừa không hơn không kém.
Biết là đi lầm đường, chọn nhầm nghề là dở rồi nhưng quay lại vẫn kịp đấy anh em à. Bỏ đi mà làm người.
P/s: Được cái anh em khôn phết, chụp ảnh chung còn post lên mạng. Anh em an ninh đỡ phải tốn công xác minh.