KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2021

UY TÍN VÀ VỊ THẾ CỦA VIỆT NAM

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng chia sẻ với báo chí nhiều kết quả ấn tượng từ chuyến công tác tại Anh và Pháp của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Mở ra nhiều cơ hội tăng cường hợp tác với các nước
* Hội nghị COP 26 là một trong những nội dung quan trọng trong chuyến công du lần này của Thủ tướng. Vậy Thứ trưởng có thể khái quát lại kết quả cũng như ý nghĩa dự Hội nghị COP 26 của đoàn Việt Nam do Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu?
- Hội nghị đã thu hút sự tham gia của gần 200 quốc gia thành viên trong đó có 120 Nguyên thủ và Thủ tướng các nước cùng khoảng 36 ngàn đại biểu. Chính vì vậy, việc Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn Việt Nam tham gia hội nghị mang nhiều ý nghĩa quan trọng và đạt được nhiều kết quả thiết thực.


Đây là bước triển khai cụ thể ở cấp cao chủ trương, đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII về “tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế” và Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về “đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030”.
Với việc tham gia đóng góp tại hội nghị, chúng ta đã tái khẳng định thông điệp mạnh mẽ tới tất cả bạn bè quốc tế về một Việt Nam trách nhiệm, chủ động, tích cực trong tham gia xử lý một trong những thách thức chung toàn cầu lớn nhất và được quan tâm cao nhất hiện nay là biến đổi khí hậu. Qua đó thể hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Thông qua sự tham gia chủ động, tích cực với những thông điệp sâu sắc thể hiện trong các phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại hội nghị, đặc biệt là cam kết liên quan đến việc đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, tham gia cam kết giảm phát thải metan toàn cầu và Tuyên bố Glasgow các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất, cộng đồng quốc tế thấy rõ hơn chủ trương, quyết tâm, nỗ lực và cam kết chính trị của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trong tiếp xúc song phương nhân dịp hội nghị, lãnh đạo các nước chia sẻ những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu cũng như những khó khăn, thách thức chúng ta đang gặp phải. Lãnh đạo các nước cũng coi Việt Nam là hình mẫu về một nước đang phát triển còn nhiều khó khăn nhưng đã có những đóng góp đi đầu về ứng phó biến đổi khí hậu.
Các đề xuất của Thủ tướng được các nước hoan nghênh, ủng hộ. Điều này mở ra nhiều cơ hội để chúng ta tăng cường hợp tác với các nước, các đối tác về tài chính, chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực để hỗ trợ các nỗ lực của ta nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.
Nhân dịp tham dự COP26, Thủ tướng và đoàn Việt Nam đã có hơn 20 cuộc gặp, tiếp xúc song phương với lãnh đạo cấp cao các nước ở tất cả các châu lục, trong đó có các đối tác chiến lược, đối tác lớn và lãnh đạo các tổ chức tài chính quốc tế, năng lượng mới, môi trường...
Qua đó thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác, đưa quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, hiệu quả, góp phần tích cực củng cố cục diện đối ngoại vững chắc và thuận lợi để giữ vững hòa bình, ổn định và phát triển đất nước.
Đây cũng là dịp chúng ta triển khai ngoại giao vắc xin, ngoại giao y tế, vận động thu hút nguồn lực bao gồm cả tài chính, công nghệ, góp phần tích cực phục vụ phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
* Vậy kết quả ngoại giao vắc xin và hợp tác y tế qua chuyến đi lần này đạt được là gì, thưa ông?
- Các nước chia sẻ khó khăn của Việt Nam và đáp ứng tích cực đề nghị của ta. Cụ thể, Pháp công bố viện trợ thêm gần 1,4 triệu liều vắc xin chống Covid-19 qua kênh song phương và cơ chế COVAX, nâng tổng số liều vắc xin Pháp hỗ trợ cho Việt Nam lên hơn 2 triệu liều.
Anh khẳng định sẽ giúp Việt Nam nâng cao năng lực y tế, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin Covid-19.
Công ty trong nước và Công ty AstraZeneca ký hợp đồng mua 25 triệu liều, nâng tổng số thoả thuận lên hơn 55 triệu liều và cam kết trong tháng 11 và tháng 12/2021 toàn bộ số vắc xin sẽ được đưa về Việt Nam, kịp thời thực hiện nhanh chóng mục tiêu tiêm vắc xin toàn dân của Chính phủ.
Các nước coi trọng vai trò, vị thế của Việt Nam
* Còn hoạt động song phương tại Anh và chuyến thăm chính thức tại Pháp của Thủ tướng đạt những kết quả nổi bật nào, thưa Thứ trưởng?
- Anh và Pháp đều là hai nước lớn trên thế giới, là Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, thành viên Nhóm G-7 và là đối tác chiến lược của Việt Nam. Pháp sẽ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên EU trong nửa đầu năm 2022. Cả hai nước đang điều chỉnh chính sách hướng đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó coi trọng ASEAN và Việt Nam. Trong bối cảnh đó, chuyến thăm làm việc tại Anh và thăm chính thức Pháp đạt được nhiều mục tiêu quan trọng, kết quả thực chất và có ý nghĩa chiến lược.
Cả hai nước dành cho Thủ tướng và đoàn sự đón tiếp hết sức trọng thị và nồng hậu. Mặc dù phải tập trung cao cho Hội nghị COP26, tiếp đón hàng trăm nguyên thủ nhưng cả Hoàng gia và Chính phủ Anh đều coi trọng sự tham dự của Việt Nam.
Thủ tướng Boris Johnson, Thái tử Charles, Thủ hiến ba vùng Scotland, Wales và Bắc Ireland" đều dành thời gian, kể cả ngày nghỉ để hội kiến và tiếp xúc riêng với Thủ tướng. Pháp dành cho Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn Việt Nam các nghi lễ hơn cả thông lệ, trọng thị và rất thân tình: cả Tổng thống, Thủ tướng hội đàm và chiêu đãi trọng thể, Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Thượng viện đều hội kiến với Thủ tướng Việt Nam.
Trong các cuộc hội đàm, hội kiến, lãnh đạo các nước bày tỏ coi trọng vai trò, vị thế của Việt Nam, thống nhất những định hướng lớn, giao cho các Bộ, ngành triển khai các biện pháp hợp tác cụ thể nhằm tăng cường lòng tin chiến lược, quyết tâm đưa các khuôn khổ hợp tác với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực tiếp tục đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả hơn nữa.
Bàn về các vấn đề đa phương, Lãnh đạo Anh, Pháp chia sẻ và ủng hộ Việt Nam trong các vấn đề quốc tế như ứng phó biến đổi khí hậu, an ninh an toàn, tự do hàng hải, hàng không trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).
* Ông có thể nêu một vài con số cụ thể đạt được từ chuyến công tác của Thủ tướng?
- Kết quả ấn tượng của các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư trong chuyến đi là với sự chứng kiến của Thủ tướng, gần 60 bản ghi nhớ hợp tác đã được doanh nghiệp Việt Nam và các nước thỏa thuận, tổng giá trị đầu tư cam kết lên đến hơn 30 tỷ USD, tập trung trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, kinh tế số, chuyển đổi số, môi trường, phát triển cơ sở hạ tầng, quy hoạch, công nghiệp hàng không vũ trụ, y tế và phòng chống dịch, giáo dục, nông nghiệp, du lịch… là những định hướng ưu tiên thu hút đầu tư của Việt Nam.
Gần 450 doanh nghiệp hàng đầu của Anh, Pháp và châu Âu tham dự trực tiếp và trực tuyến 2 diễn đàn doanh nghiệp ở Anh và Pháp bày tỏ được khích lệ bởi thông điệp của Thủ tướng là Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, đồng hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư, kinh doanh dài hạn ở Việt Nam.
Ngoài ra, Thủ tướng đã có gần 40 cuộc tiếp xúc, trao đổi với hơn 60 lãnh đạo các tập đoàn, ngân hàng, trường đại học hàng đầu của Anh, Pháp và Châu Âu. Lãnh đạo các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Y tế cũng đã làm việc riêng với khoảng gần 50 tập đoàn, doanh nghiệp lớn để trao đổi về các dự án đầu tư cụ thể và phương hướng hợp tác trong thời gian tới.

GIÁO SƯ TRẦN VĂN KHÊ: "NGÀI CHƠI VỚI AI MÀ KHÔNG BIẾT MỘT ÁNG VĂN NÀO CỦA NƯỚC VIỆT?"

Giáo sư Trần Văn Khê được mời dự buổi sinh hoạt của Hội Truyền bá Tanka Nhật Bản, tổ chức tại Paris (Pháp). Tham dự hầu hết là người Nhật và người Pháp, duy chỉ mình ông là người Việt. Diễn giả hôm đó là một cựu Thủy sư Đề đốc người Pháp đã mở đầu bài thuyết trình bằng câu:
“Thưa quý vị, tôi là thủy sư đề đốc đã sống ở Việt Nam 20 năm mà không thấy một áng văn nào đáng kể.. Nhưng khi sang nước Nhật, chỉ trong vòng một, hai năm mà tôi đã thấy một rừng văn học, trong đó Tanka là một đóa hoa tuyệt đẹp, chỉ cần nói một ngọn núi, một con sông mà tả được bao nhiêu tình cảm với chỉ 31 âm tiết. Chỉ hai điều này thôi, các nước khác không dễ có được…’".


GS Trần Văn Khê: ngài chơi với ai mà không biết một áng văn nào của nước Việt ? Lời phát biểu đã chạm đến lòng tự trọng dân tộc của Giáo sư Trần Văn Khê. Khi đến phần giao lưu, ông xin phép đuợc bày tỏ:
“Thưa Ông Thủy sư Đề đốc, ông nói rằng ông đã ở Việt Nam cả 20 năm mà không thấy áng văn nào đáng kể... Tôi là người Việt, khi nghe câu đó tôi đã rất ngạc nhiên. Chẳng biết khi ngài qua Việt Nam, ngài chơi với ai mà chẳng biết một áng văn nào của nước Việt?
Có lẽ ngài chỉ chơi với những người quan tâm đến chuyện ăn uống, chơi bời, hút xách… Phải chi ngài chơi với giáo sư Emile Gaspardone thì ngài sẽ biết đến một thư mục gồm 1300 sách báo về văn chương Việt Nam mà giáo sư đã in trên Tạp chí Viễn Đông Bác cổ của Pháp. Hay nếu ngài gặp ông Maurice Durand thì sẽ có dịp đọc qua hàng ngàn câu ca dao Việt Nam mà ông ấy đã cất công sưu tập… Nếu ngài làm bạn với những người như thế, ngài sẽ biết rằng nước tôi không chỉ có một, mà có đến hàng vạn áng văn kiệt tác…
Ngài nói trong thơ Tanka, chỉ cần một ngọn núi, một con sông mà tả được bao nhiêu tình cảm. Tôi chỉ là nhà nghiên cứu âm nhạc nhưng với kiến thức văn chương học thời trung học cũng đủ để trả lời ngài:
Việt Nam có câu: “Đêm qua mận mới hỏi đào/Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?”. Trai gái thường mượn hoa lá để bày tỏ tình cảm. Còn về số âm tiết, tôi nhớ sử Việt Nam chép rằng ông Mạc Đĩnh Chi thời nhà Trần đi sứ sang nhà Nguyên (Trung Quốc) gặp lúc bà phi của vua Nguyên vừa từ trần. Nhà Nguyên muốn thử tài sứ giả nước Việt nên mời đọc điếu văn. Mở bài điếu văn ra chỉ có 4 chữ “nhất”. Mạc Đĩnh Chi không hốt hoảng mà ứng tác đọc liền:
...
“Thanh thiên nhất đóa vân
Hồng lô nhất điểm tuyết
Thượng uyển nhất chi hoa
Dao trì nhất phiến nguyệt
Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết!”
(Nghĩa là:
Một đám mây giữa trời xanh
Một bông tuyết trong lò lửa
Một bông hoa giữa vườn thượng uyển
Một vầng trăng trên mặt nước ao
Than ôi! Mây tán, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết!)
- tất cả chỉ 29 âm chứ không cần đến 31 âm”.
...
Khi giáo sư Khê dịch và giải nghĩa những câu thơ này thì khán giả vỗ tay nhiệt liệt.
Ông thủy sư đề đốc đỏ mặt: “Tôi chỉ biết ông là một nhà âm nhạc nhưng khi nghe ông dẫn giải, tôi biết mình đã sai khi vô tình làm tổn thương giá trị văn chương của dân tộc Việt Nam, tôi xin thành thật xin lỗi ông và xin lỗi cả dân tộc Việt Nam".
Kết thúc buổi nói chuyện, ông Thủy sư lại đến gặp riêng Giáo sư và ngỏ ý mời ông đến nhà dùng cơm để được nghe nhiều hơn về văn hóa Việt Nam. Giáo sư tế nhị từ chối, còn nói người Việt không mạo muội đến dùng cơm ở nhà người lạ. Vị Thủy sư Đề đốc nói: "Vậy là ông chưa tha thứ cho tôi". Giáo sư lại nói: "Có một câu mà tôi không thể dùng tiếng Pháp mà phải dùng tiếng Anh. Đó là: I forgive, but I cannot yet forget (Tạm dịch: Tôi tha thứ, nhưng tôi chưa thể quên)".
* Hồi ký Hội Truyền bá Tanka Nhật Bản tại Paris vào năm 1964.

Thứ Năm, 4 tháng 11, 2021

GÓC ẢO TƯỞNG SỨC MẠNH!!!!

Bài hát "Tiến quân ca" hay vẫn được gọi là Quốc ca bị BH Media nhận vơ bản quyền trên Youtube


----------
BH Media đã đăng ký ca khúc "Tiến quân ca" - Quốc ca đã được gia đình nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng cho nhân dân và Tổ quốc nhưng lại bị BH Media xác nhận sở hữu bản quyền. Ngoài ra, một video của VTV là Lễ tang Tổng bí thư Lê Khả Phiêu và video Quốc tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát sóng trên VTV1 cũng bị BH Media

KHÔNG CHỈ GHEN TỊ VÌ BỮA ĂN!

Mạng xã hội được phen xôn xao trước những hình ảnh Bộ trưởng Bộ Công an đang thưởng thức bữa tối tại nhà hàng của thánh rắc muối Nusret Gökçe trong chuyến công du đi thăm Pháp cùng đoàn Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ngay lập tức, những kẻ rân chủ, phản động nước ngoài chê bai nêu lên giá tiền đắt đỏ này tại nhà hàng này.
Xét về góc độ ẩm thực học, tâm lý học và tuyến nước bọt học thì đây là sự phản ứng có điều kiện một cách hết sức bình thường đặc biệt đối với không ít kẻ 3///, rân chủ sống bằng tiền viện trợ của người dân Việt làm nail ở nước ngoài, dù sống bên đó khá lâu nhưng chưa từng biết tới mùi hương của miếng thịt bò tại nhà hàng này chứ đừng nói là được thưởng thức.


Xét về độ cay cú thì đây cũng là một phản ứng hết sức cay cú khi Bộ trưởng Tô Lâm thảnh thơi đi ăn tối tại một nhà hàng Châu Âu trong khi đám rân chủ, hội kh.ủng bố Việt Tân đang ra rả cái mồm kêu gọi mọi người ký thỉnh nguyện thư đề nghị EU trừng phạt Bộ trưởng Tô Lâm vì khiến Nhà nước Việt Nam mất khá nhiều tiền nuôi báo cô nhiều anh em rân chủ khi bế khá nhiều đứa vào tù. Xa hơn chút nữa, trước đây, đám 3/// hải ngoại nói phét thành thần rằng Bộ trưởng Tô Lâm sẽ không dám xuất ngoại vì những lời lẽ nói rằng ông có liên quan đến việc vận động Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú, không biết nể mắt Đức hay các nước EU. Thế mà giờ ông ngồi đây, vui vẻ cùng quan khách nước Pháp, ăn miếng thịt bò thượng hạng để một lũ người ghen tức cứ ngồi ngắm như chó xem tát ao mà thôi.
Xét về góc độ chính trị - ngoại giao, thì đây là bữa cơm thân mật mà quan chức nước Pháp dành cho vị Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam. Bởi thể, 1 bữa ăn có thể đắt với cá nhân nhưng trong quan hệ ngoại giao thì nó là sự giao lưu, giao thương có giá trị gấp nhiều lần. Các chương trình ngoại giao luôn được tính toán tỉ mỉ, lên kế hoạch chi tiết cho nên các bạn bớt chút thời gian ngó lơ miếng thịt bò thì có thể thấy đội ngũ mật vụ xung quanh đứng khá đông. Nói thật, ăn kiểu 1 mình ăn mà cả đám người đứng nhìn thì cũng không ngon miệng cho lắm. Nhưng thôi thì mình cũng ghi nhận cái thịnh tình, chẳng biết Bộ trưởng có vì thế mà truyền lại cho cảnh sát Pháp cái bài vận động người phạm tội ra đầu thú hay không?
Cho nên, đám rân chủ cứ mặc sức mà ghen!

Thứ Tư, 3 tháng 11, 2021

NGƯỜI VIỆT NAM KHÔNG BIẾT QUỲ GỐI

Đồng chí Đỗ Sĩ Họa sinh năm 1946 là dân tộc Kinh, quê ở xã Hồng Vân, huyện Ân Thi, tỉnh Hải Hưng. Khi hy sinh đồng chí là phó đồn trưởng Đồn 209 Công an nhân dân vũ trang tỉnh Quảng Ninh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Đ/c Đỗ Sĩ Họa đã từng tham gia chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị, lập công xuất sắc được tặng thưởng Huân chương Chiến công.Tuy từng bị thương khi chiến đấu, sức khỏe giảm sút nhưng đồng chí vẫn tình nguyện lên bảo vệ biên giới phía Bắc ..
Ngày 17 tháng 2 năm 1979 quân xâm lược Trung Quốc ồ ạt tấn công, lúc này đồng chí đồn trưởng đang đi công tác xa. Đồng chí Đỗ Sĩ Họa đã khẩn trương triển khai đội hình chiến đấu theo phương án, trực tiếp phụ trách hướng chính diện. Đồn và các chốt bị pháo và cối của địch bắn cấp tập.
Ở vị trí chỉ huy, đồng chí Đỗ Sĩ Họa bình tĩnh quan sát địch. Khi địch ngừng bắn pháo để bộ binh xông lên, đồng chí đã dũng cảm, mưu trí chỉ huy đơn vị bẻ gãy nhiều đợt tấn công của địch, diệt và làm bị thương nhiều tên. Phát hiện hỏa lực lợi hại của ta ở Đồi Quế, địch dùng chiến thuật biển người ào lên. Các chiến sĩ chốt trên Đồi Quế ngoan cường chiến đấu, diệt nhiều tên địch. Nhưng vì lực lượng quá chênh lệch, Đồi Quế đã bị địch chiếm giữ.
Quyết giành lại, đồng chí Đỗ Sĩ Họa đã tổ chức lực lượng tấn công địch, chiếm lại được Đồi Quế. Địch vừa ào lên hết đợt này đến đợt khác, vừa kêu gọi ta đầu hàng .
Đồng chí Đỗ Sĩ Họa trả lời :
“Người Việt Nam không biết quỳ gối ! Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết".
Đi tới từng ụ súng, đồng chí động viên chiến sĩ quyết tâm chiến đấu bảo vệ đồn, bảo vệ Tổ quốc. Nhìn người chỉ huy mặt bê bết máu, ánh mắt rực lửa căm thù, các chiến sĩ vô cùng xúc động, tin tưởng. Noi gương người chỉ huy, cả đơn vị ngoan cường chiến đấu, tiêu diệt 227 tên địch, giữ vững trận địa. Đồng chí Đỗ Sĩ Họa bị thương lần thứ nhất, lần thứ hai, lần thứ ba cho đến lúc anh dũng hy sinh cũng không rời trận địa.
Đồn 209 được đề nghị tuyên dương Đơn vị Anh hùng. Đồng chí được truy tặng cấp hàm thượng úy và 1 Huân chương Quân công hạng Ba. Ngày 19 tháng 12 năm 1979, liệt sĩ Đỗ Sĩ Họa được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

ÈO ƠI

Lúc đảo chính, bằng những viên đạn lạnh tanh, chúng khiến anh em Diệm - Nhu máu me be bét và xanh cỏ. Chúng rêu rao dân miền Nam ăn mừng vì thoát khỏi ách gia đình trị, độc tài, quyền thần của gia đình họ Ngô.


Sau khi bại trận vào ngày 30/4, lũ này bắt đầu khóc lóc, sụt sùi, ỉ ôi, thương tiếc, chúng lập bàn thờ Diệm và đặt bánh gato màu trắng sữa xịn xinh.
Ngẫm, cuộc đời nó có lắm cái tréo ngoe. Tôi thật
Nguồn: vấn đề đa chiều

Thứ Ba, 2 tháng 11, 2021

HAI CHIẾN SỸ CÔNG AN THỊ XÃ AYUN PA (GIA LAI) NHẶT ĐƯỢC BALO CHỨA HƠN 500 TRIỆU ĐỒNG TRẢ LẠI CHO NGƯỜI ĐÁNH RƠI

Sáng ngày 02/11/2021, đ/c Trần Văn Lợi - Đội trưởng Đội Hỗ trợ tư pháp cử 2 chiến sỹ Phạm Hoài Nam và Ksor Vi trên đường đi làm nhiệm vụ. Khi đi đến đường Nguyễn Huệ (đoạn gần UBND Thị xã Ayun Pa), thì nhặt được 1 chiếc balo, mở ra thấy tiền nên đã báo cáo chỉ huy đội và mang về giao cho Trực ban CATX. Tiến hành kiểm tra phát hiện có số tiền lớn nên Đội điều tra đã báo cáo Lãnh đạo CATX chỉ đạo mời người dân chứng kiến để kiểm kê số tiền đồng thời thông báo để truy tìm người bị mất. Qua kiểm tra trong balo có 505.000.000đ, đã lập biên bản niêm phong và cất giữ theo quy định.


Đến khoảng 11h00’ cùng ngày, Công an phường Đoàn Kết có báo cáo về việc công dân ở huyện Phú Thiện đến trình báo bị mất tiền sau khi đi rút tại Ngân hàng Nông nghiệp Thị xã Ayun Pa và nhờ tìm giúp. Người đến báo mất là anh V. D. D (sinh năm 1986, thường trú tại thôn Thống Nhất, xã Ia Peng, huyện Phú Thiện).
Chiều ngày 02/11, sau khi xác minh thông tin từ ngân hàng và người dân, Công an Thị xã Ayun Pa đã trao trả lại số tiền trên cho anh V. D. D tại trụ sở Công an phường Đoàn Kết, Thị xã Ayun Pa.
Nhận lại số tiền, anh D đã vô cùng xúc động, cảm kích đồng thời cảm ơn Công an Thị xã, 2 chiến sỹ Nam và Vi đã trao trả lại số tiền trên cho anh.

SỰ HY SINH ĐÁNG GIÁ BAO NHIÊU?

Bức ảnh đi kèm dòng viết này được chụp vào 08/12/1967 tại Bù Đốp, tỉnh Bình Phước - trước đây là Bố Đức, tỉnh Phước Long cũ. Theo như ghi chú của bức ảnh trên Flickr hay Getty Images, người lính này đang hút điếu thuốc của chỉ huy Sư đoàn 1 Bộ binh Hoa Kỳ, lúc ấy anh mới chỉ 15 tuổi và là một chiến sĩ Việt Cộng. Số phận của anh lính này không được tiết lộ rõ ràng hơn, đồng nghĩa với việc nhiều khả năng anh đã ra đi ngay sau bức ảnh được chụp. Trong cuộc chiến thống nhất, có rất nhiều chiến sĩ đã tham gia Giải phóng quân và hy sinh ở độ tuổi như anh ấy. Hãy nghĩ đơn giản thế này, ở độ tuổi 15 như họ, chúng ta đang là những con người như thế nào?


Độ tuổi trung bình của lính Mỹ tại chiến trường Việt Nam là bao nhiêu? Đáp án là 19. Độ tuổi trung bình của lính Mỹ tại Thế chiến 2 là bao nhiêu? Con số này là 26. Theo US Wings, có tới 61% lính Mỹ thiệt mạng ở độ tuổi dưới 21, có tới 11.645/58.148 lính Mỹ thiệt mạng ở độ tuổi dưới 20. Cũng một số nguồn khác cho rằng độ tuổi trung bình của lính Mỹ tại Việt Nam là khoảng giữa 21 và 22. Gần 2,7 triệu quân nhân Mỹ, phần lớn trong số đó rất trẻ phải sang Việt Nam, 1/10 trong số phải hứng chịu thương vong, người ta vẫn thường gọi thế hệ lính Mỹ trở về từ chiến trường Việt Nam là “một thế hệ lạc lõng” vì bị vướng “Vietnam Flashback” - hay còn gọi là hội chứng Việt Nam.
19 - cũng chính là tên của một bài hát nói về cuộc chiến Việt Nam của nghệ sĩ Anh Quốc Paul Hardcastle. Bài hát đã đứng đầu bảng xếp hạng tại Anh trong 5 tuần, trở thành đĩa đơn bán chạy nhất tại 13 quốc gia vào năm 1985.
Vậy, độ tuổi trung bình của người lính tham chiến tại chiến trường miền Nam Việt Nam là bao nhiêu? Không có một con số thống kê cụ thể. Nhưng nhiều khả năng con số này thấp con số thống kê của lính Mỹ.
Vào độ tuổi 19, 20, chúng ta là những con người như thế nào? Vào độ tuổi 19, 20 của những người lính Việt Cộng, họ là những con người như thế nào? Liệu khi nộp đơn tình nguyện xin ra trận, họ có run sợ không? Có sợ phải tạm biệt gia đình, người yêu, người vợ hay không? Điều gì khiến họ vượt lên trên nỗi sợ như vậy?
Trong chiến tranh thống nhất Tổ Quốc, chúng ta ghi nhận rất nhiều trường hợp cố tình khai tăng tuổi để tham gia quân đội. Từ năm 1970 đến giai đoạn Mùa hè đỏ lửa 1972 và Xuân 1975, có nhiều sinh viên ưu tú từ các trường đại học, cao đẳng ghi danh và chiến đấu. Chỉ riêng 1970 - 1972, có tới 10.000 sinh viên ưu tú tại Hà Nội trở thành chiến sĩ. Đó là tinh thần quyết tử vì Tổ Quốc mà không phải quốc gia nào cũng có được, nhưng cũng là một điều luyến tiếc vì chúng ta đã mất đi nhiều người trong một thế hệ rất tài năng mà nếu họ có thể theo học và ra trường, họ sẽ là nguồn nhân lực chất lượng cao trong công cuộc phát triển đất nước. Cần nhớ rằng, vào thời điểm ấy, không phải ai cũng được đi học và chỉ có số ít người được học tới trình độ đại học, cao đẳng.
Hôm trước, mình được một bạn đọc từ nhóm GenZ thích lịch sử gửi cho một tâm sự rằng: “Khi đọc Mãi Mãi Tuổi 20 của anh Nguyễn Văn Thạc, tự nhiên em thấy rằng cuộc đời của chúng em còn dễ dàng chán so với họ, chỉ biết ăn chơi ngủ trưa, học tập và hờn dỗi… Khi đọc những cuốn sách ấy của anh Thạc và chị Trâm, em mới biết là cùng ở độ tuổi như em, các anh chị ấy phải đối diện với mưa bom bão đạn của kẻ thù, nay sống mai có thể hy sinh. Sau đó em xem Mùi Cỏ Cháy, rồi mới hiểu rõ hơn là lịch sử không đơn giản như những thống kê trong sách giáo khoa, chiến tranh khắc nghiệt và dữ dội hơn nhiều”.
Một bức ảnh khác chụp từ trận đèo An Khê 1972, hơn 20 thi thể chiến sĩ Việt Cộng được xếp hàng một hàng dài trên cầu gỗ, họ bị phanh thây, cởi hết quần áo, được chụp lại và bêu trên đó nhiều ngày để thị uy trước người dân. Một phần những chiến sĩ đó đều đã từng là những sinh viên từ miền Bắc, một số khác là từ Quảng Nam, Quảng Ngãi. Năm 2020, người ta tìm thấy 19 phần hài cốt liệt sĩ ở An Khê, tỉnh Gia Lai, có chiến sĩ quấn dây điện quanh bụng để chiến đấu đến lúc chết, người ta tìm thấy những quyển sách/vở bị mục nát, những cái bút, dũa đánh răng.
Không biết những người lính trẻ ấy đã ghi lại những gì, chỉ biết là những dòng viết đã hòa cùng với đất mẹ.
Những con người ở độ tuổi 15 hay 19, 20 hoặc hơn nữa ở thời buổi hòa bình này, cũng được đánh đổi từ những con người ở độ tuổi 15, hay 19, 20 hoặc hơn nữa của những lớp người trong quá khứ.
Sự hy sinh luôn là vô giá, tuổi trẻ ở thời kỳ nào cũng đều hãy sống và cống hiến hết mình!

Thứ Hai, 1 tháng 11, 2021

HIỆN THỰC HÓA CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ BẢO VỆ TỔ QUỐC "TỪ SỚM, TỪ XA"

Từ năm 2014, Việt Nam bắt đầu tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc từ năm 2014. Đến nay, Việt Nam đã cử 56 sỹ quan tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc theo hình thức cá nhân và 189 cán bộ, nhân viên thuộc đội hình Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1, 2 và 3.


Với những đóng góp thực tiễn ở các phái bộ cũng như trong các hoạt động cụ thể của Liên hợp quốc, lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam đã và đang giúp nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, góp phần hiện thực hóa chủ trương của Đảng về bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa ngay trong thời bình.
Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc đã và đang thúc đẩy, tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam với các nước, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế, giúp "chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; phát hiện sớm và xử lý kịp thời những nhân tố bất lợi" như khẳng định của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Ban Chấp hành Trung ương đánh giá kết quả tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc của Quân đội Việt Nam trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.

HACKER MŨ CỐI!

Khi nhắc tới giới hacker thì cơ bản chúng ta đều đến biết đến hacker mũ đen và hacker mũ trắng với những mục đích hoạt động hack khác nhau. Nhưng vừa qua, quá trình truy tìm ai là người đứng sau việc đổi tên của những RFA, BBC, VOA…nó khó như trả lời câu hỏi “ai đã đặt tên cho dòng sông”. Để rồi, người ta dựng lên một hình tượng mới trong làng hacker là hacker mũ cối có sở thích bôi cao sao vàng.
Trong RFA, BBC, VOA thì có vẻ như RFA, nạn nhân đầu tiên của hacker mũ cối là tỏ ra cay cú hơn nhiều trong khi BBC, VOA học thuộc lòng câu “tiên trách kỷ, hậu trách nhân” của người Việt Nam nên không bảo mật được thì im ỉm cho qua. Tuy nhiên, với RFA đã có hàng loạt bài từ nói gần nói xa để thể hiện thái độ hằn học với cư dân mạng Việt Nam khi hả hê trước sự việc hay cố tình gắn sự việc trên có sự hậu thuẫn của chính quyền Việt Nam.


Có một điều kỳ lạ đó là những ngày bình thường, RFA ra rả kêu Việt Nam không có tự do Internet, người dân Việt Nam chỉ mua Iphone về để chụp ảnh và chơi trò rắn cắn đuôi thì RFA liên tiếp đăng tải những bình luận, những cái ném ha ha đầy sôi động. Chẳng hiểu lúc đó cư dân mạng Việt Nam lấy mạng đâu ra.
Cái ngày Luật An ninh mạng được Quốc hội Việt Nam thông qua và có hiệu lực thì RFA là một trong cái mồm góp to nhất coi đây như công cụ thắt chặt kiểm soát người dùng của Chính phủ Việt Nam. Nhưng cũng trong sự việc đổi tên lần này, chính RFA lại trích luật An ninh mạng Việt Nam ra để yêu cầu Chính phủ Việt Nam phải bảo vệ kẻ suốt ngày kích động nhằm lật đổ Chính phủ Việt Nam. Câu chuyên không biết xếp vào bi hay hài?
Và rồi, RFA lên cái giọng dọa dẫm Chính phủ Việt Nam một cách bố đời như không ít kẻ ở Việt Nam, tỏ ra trí thức, có tiền nhưng cứ lơ ngơ là lại đi hỏi người khác “mày có biết bố mày là ai không?”
Được Chính phủ Mỹ bảo kê nên to giọng gớm! Trước khi cứ đổ vấy linh tinh, RFA nên suy ngẫm lại xem hành động trên có phải là một phản ứng chính đáng của cư dân mạng Việt Nam trước sự xuyên tạc, chống phá Việt Nam của RFA hay không?