KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Tư, 17 tháng 11, 2021

KHI TRỨNG ĐÒI KHÔN HƠN VỊT!

Ngay sau khi Hà Nội ra chính sách "thí điểm cách ly F1 ở nhà", anh em báo chí, trong đó đi đầu là báo Tuổi trẻ lập tức chĩa vào đả kích chính sách này, cho rằng "mới mẻ gì mà thí điểm", cho rằng, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương đã làm từ lâu, việc gì Hà Nội phải thí điểm, rồi quay sang chê trách "Hà Nội chuyển động chậm" trong chống dịch.


Tất nhiên, việc anh em đem Hà Nội so với TP Hồ Chí Minh, Bình Dương là tôi đủ hiểu trình độ cũng như khả năng tư duy của anh em đến đâu rồi. Thưa các "chuyên gia chống dịch online", việc TP Hồ Chí Minh, Bình Dương phải cách ly F1, thậm chí cả F0 ở nhà là do dịch bệnh thời điểm đó đã lây nhiễm quá nhanh, các cơ sở thu dung, cách ly tập trung đã quá tải, người ta chẳng còn sức để cứu chữa F0 chứ đừng nói cách ly F1, F2. Trong một không khí vỡ trận như vậy, cho F0 hay F1 ở nhà điều trị, chỉ chữa trị ca F0 nặng là điều đương nhiên.
Trong khi đó, Hà Nội hiện nay với tâm thế khác. 100% người dân từ 18 tuổi đã được tiêm 1 mũi, gần 50% đã tiêm xong 2 mũi, số lượng ca nhiễm vẫn ở mức xung quanh 200 ca/1 ngày nên mọi vấn đề vẫn trong tầm kiểm soát, vẫn còn điều kiện để lựa chọn.
Cách ly F1 ở nhà thì cả người nhà và cơ sở cách ly đều đỡ vất vả, nhưng những người khổ nhất là cán bộ chính quyền tham gia chống dịch, bệnh viện. Vì sao ư, đơn giản vì ý thức của người dân còn hạn chế, nhiều người tự tin rằng mình tiêm 2 mũi nên không chịu cách ly theo quy định mà đi lại, tiếp xúc với người khác như bình thường, và rồi khi họ trở thành F0 thì kéo theo đó là cả một tá F0 khác. Không hiếm trường hợp như vậy đã xảy ra. Anh em hào sảng là minh chứng rõ nét nhất cho chủ nghĩa dân túy "tin vào ý thức người dân" để lại hậu quả như thế nào.
Chính vì vậy, phải thí điểm để đánh giá xem hiệu quả của chính sách cách ly F1 ở nhà như thế nào, có hiệu quả hay không, ý thức người dân có tốt không rồi mới nhân rộng mô hình này. Mọi chính sách chống dịch phải thận trọng, chặt chẽ, hiệu quả và quan trọng, phù hợp với tình hình địa phương nhất là giữ được tính mạng của nhân dân - chứ không phải là áp dụng máy móc từ tỉnh này sang tính khác.
Hà Nội từ trước đến nay vẫn luôn tuân thủ nguyên tắc trên và thực tế cho thấy, xét về tính phức tạp và mật độ dân cư, Hà Nội vẫn là địa phương làm tốt nhất liên quan đến việc phòng chống dịch.
Còn với anh em báo chí, mong anh em sống đúng với lương tâm nghề nghiệp, bỏ bớt tính cà khịa và chọc ngoáy, ngồi ngẫm nghĩ xem mình đóng góp gì cho đất nước rồi lên mới lên bài.

Thứ Ba, 16 tháng 11, 2021

TỔNG THỐNG CŨNG CHỈ LÀ "CÁI CẬU HỌC TRÒ"

Tổng thống Pu-tin đang chân bước vội vã trong điện Crem-li, chợt phát hiện cô giáo mình đang đứng đó, ông liền đến ngay trước mặt bắt tay chào hỏi cô, ôm lấy cô, thơm lên vầng trán cô, hôn bàn tay cô, chuyện trò thân mật với cô... Khung cảnh ấm áp làm sao!


Thì ra người đàn ông mạnh mẽ này cho dù quyền cao chức trọng đến mấy, cho dù là tổng thống của một nước lớn thì đã làm sao? Trước mặt cô giáo thì ông chẳng qua cũng chỉ là một “Cậu học trò nhỏ” năm xưa mà thôi, bản lĩnh ngày nay của ông cũng là nhờ công lao dạy bảo truyền bá kiến thức của các nhà giáo năm xưa.
Tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn là phẩm chất cần thiết và tối thiểu của bất cứ ai đã từng làm học trò.
Tổng thống Pu-tin có tài, trọng nghĩa hãy cố lên để dẫn dắt nhân dân nước Nga vĩ đại vượt qua mọi khó khăn, xây dựng đất nước cho dân giàu nước mạnh, phát triển bền vững!

CĂNG THẲNG MỸ - CAMPUCHIA LEO THANG

Ngày 12.11, tờ Khmer Times dẫn tuyên bố từ Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia chỉ trích Mỹ đang thực hiện “chiến dịch bôi nhọ”.
Chỉ trích được đưa ra sau khi Bộ Tài chính Mỹ cấm vận 2 quan chức quân đội Campuchia liên quan dự án xây dựng tại căn cứ hải quân Ream - được đặt tại tỉnh Sihanoukville (Campuchia) nằm bên bờ vịnh Thái Lan, tức phía nam Biển Đông.


Từ năm ngoái đến nay, Washington và Phnom Penh thường xuyên hục hặc xoay quanh vấn đề căn cứ Ream. Bởi tại căn cứ này, một số cơ sở do Mỹ tài trợ đã bị phá hủy, rồi một số cơ sở được xây mới mà theo Washington là do Trung Quốc đứng sau. Thậm chí, Mỹ còn khẳng định Bắc Kinh và Phnom Penh thỏa thuận cho quân đội Trung Quốc sử dụng Ream và quân đội Trung Quốc đã có mặt tại đây.
Dù Phnom Penh nhiều lần bác bỏ thông tin về thỏa thuận vừa nêu, đồng thời khẳng định sẽ không cho quân đội nước ngoài sử dụng Ream, tuy vậy, các cam kết của Phnom Penh vẫn không thể thuyết phục Washington.
Đến tháng 6 vừa qua, Washington được xem là có động thái đầu tiên trừng phạt Phnom Penh khi Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) sẽ ngừng tài trợ cho dự án bảo vệ rừng mang tên Greening Prey Lang dành cho Campuchia. Đến ngày 10.11, chính phủ Mỹ tuyên bố trừng phạt 2 quan chức trên với cáo buộc tham nhũng liên quan căn cứ hải quân Ream, dẫn đến Campuchia phản ứng như đã nói.
Với những diễn biến liên tục xảy ra, “hòn đá tảng” Ream trong quan hệ Mỹ - Campuchia có lẽ còn khiến căng thẳng giữa 2 nước chưa thể sớm lắng xuống.

VỚ VẨN & TỆ HẠI, ÔNG BỰC!

Xã hội đói khát thông tin đến mức đưa cả một hình ảnh riêng tư, bình thường lên thành chủ đề bàn luận và tranh cãi. Sự quan tâm ti tiện tiện đến mức rình rập phút hớ hênh lơ đãng của người khác để xoáy vào, luận bàn và áp thành đạo đức, tư cách để bêu riếu. Hành chính suy đồi đến mức đưa chuyện tào lao, vụn vặt ra làm lý do điều chỉnh cán bộ. Vậy thì thời gian nào, tư duy kiểu gì, nhiệt huyết ở đâu để dành cho công việc?


Ông Hạt trưởng trong hình không cần phải thanh minh giải thích với ai cả. Nhìn ảnh là biết quay, chụp lén. Quay, chụp được hình ảnh đó chỉ có thể là người trong cơ quan, ngay bên cạnh, đủ để nhân vật bị chụp không cần hoài nghi, đề phòng, hay phải giữ kẽ để có hình ảnh nghiêm ngắn. Có khi chỉ là thấy hay hay thì quay, thì chụp, kiểu thân thiết đùa nhau. Chỉ lớn chuyện khi hình ảnh được tung ra có dụng ý, nhằm tạo tai tiếng hại nhau. Nhân vật ngồi một mình, đọc một mình, ở phòng riêng, ngồi nằm kiểu gì kệ người ta. Tại sao phải quay chụp, phải bàn luận?
Trong vụ này, chỉ có duy nhất một việc đáng làm: đuổi cổ ngay kẻ cố ý quay phim, chụp ảnh tung lên mạng ra khỏi cơ quan. Vì lý do duy nhất: đó là kẻ tiểu nhân, đê tiện, chuyên rình rập. Loại người như thế chỉ phá hoại, chắc chắn không giành thì giờ, đầu óc cho công việc. Cùng cơ quan mà làm chuyện đó với tôi, thay vì giải thích, chắc chắn tôi cho kẻ tung lên mạng mấy bợp tai. Một nơi vẫn chấp nhận, nuôi dưỡng và hả hê với những chuyện như thế, nếu không dẹp được thì ta cũng chẳng cần ngồi lại hay phục vụ.
Người bình thường không ngồi trên đống rác với xung quanh toàn ruồi nhặng.

Thứ Hai, 15 tháng 11, 2021

TRÊN MẠNG CÓ NHỮNG LOẠI VIRUS CÒN NGUY HIỂM HƠN COVID...

Mấy năm nay, cả xã hội rối ren vì Covid-19 - 1 loại virus tuy nhỏ bé, mắt thường không nhìn thấy được nhưng nó hữu hình và chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát trong tương lai.
Tuy nhiên, có những loại virus nguy hiểm hơn thế, vô hình nhưng hàng ngày, hàng giờ vẫn đang xuất hiện và có tác động đến nhiều mặt trong cuộc sống - đó chính là những thứ "độc hại" lan truyền trong môi trường internet.


Chúng ta có thể thấy, nạn tin tặc ăn cắp dữ liệu người dùng, thông tin cá nhân nguy hại tới cỡ nào khi hàng ngàn tài khoản ngân hàng, nick cá nhân bị truy cập bất hợp pháp.
Chúng ta có thể thấy, nhiều bậc phụ huynh đang ngày càng khó kiểm soát việc con trẻ tiếp cận nội dung trên internet, đủ loại thượng vàng hạ cám được nhồi nhét vào chúng mà không qua bất kỳ bộ lọc nào.
Vậy nên, 1 công cụ có thể giải quyết tất cả những vấn đề trên là thật sự cần thiết trong mỗi gia đình, nó như 1 liều vaccine chống lại virus trên không gian mạng.
Và F-safe của FPT Internet chính là 1 công cụ như vậy. Ngoài bảo mật thông tin cá nhân, F-safe còn giúp cha mẹ kiểm soát hoạt động của con trên mạng, tránh cho chúng khỏi những nguồn thông tin độc hại khi chưa đủ khả năng nhận biết đúng sai,
Tìm cách chủ động bảo vệ luôn tốt hơn là cấm đoán trẻ, bởi thời đại này, không được sử dụng internet cũng là 1 thiệt thòi lớn cho con bạn!!!

CÁI KẾT XỨNG ĐÁNG CHO KẺ CHỐNG PHÁ NHÀ NƯỚC!

Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa tuyên phạt Nguyễn Trí Gioãn 7 năm tù về tội “Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.


Kết thúc phiên tòa hình sự sơ thẩm ngày 15-11, Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa tuyên phạt Nguyễn Trí Gioãn, sinh năm 1979, trú tại phường Cam Thuận, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa theo khoản 1, điều 117 Bộ luật Hình sự.
Ngoài hình phạt 7 năm tù, án sơ thẩm còn áp dụng hình phạt bổ sung bằng biện pháp quản chế Nguyễn Trí Gioãn tại nơi cư trú trong 3 năm, kể từ khi chấp hành xong hình phạt tù.
Theo Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa, sau một thời gian theo dõi các bài viết, hình ảnh xuyên tạc, phỉ báng, lăng mạ chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trên một số trang mạng phản động, tháng 2-2018, Nguyễn Trí Gioãn lập Facebook cá nhân, kết bạn với nhiều đối tượng phản động.
Nguyễn Trí Gioãn đã đăng tải, chia sẻ các bài viết và nhiều hình ảnh tự sáng tác, sưu tầm hoặc từ bạn bè cùng các trang web có nội dung chống phá, xuyên tạc, bôi nhọ, phỉ báng Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Không dừng lại ở đó, tháng 6-2018, Gioãn còn tham gia tụ tập đông người, biểu tình trái pháp luật tại TP Hồ Chí Minh để phản đối dự thảo Luật Đặc khu kinh tế, nên bị Công an phường Tân Tạo, quận Bình Tân xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng.
Tháng 8-2018, Công an TP Cam Ranh triệu tập để làm rõ một số hành vi phạm pháp, Gioãn thừa nhận hành vi sai trái, cam kết gỡ bỏ các bài viết có nội dung phản động, không tái phạm, xin sửa chữa lỗi lầm, không xử lý hình sự.
Mặc dù sau đó không đăng tải bài viết mới, nhưng Gioãn không gỡ bỏ các bài viết có nội dung phản động như đã cam kết, tạo điều kiện cho nhiều người khác tiếp tục theo dõi, chia sẻ, bình luận xuyên tạc sự thật.
Đến cuối năm 2019, Gioãn lập thêm tài khoản Facebook cá nhân khác để đăng tải, phát tán, chia sẻ bài viết cùng nhiều hình ảnh cắt ghép có nội dung phản động, xuyên tạc lịch sử, đả kích, bôi nhọ, lăng mạ hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Kết quả điều tra cho thấy, các bài viết, hình ảnh có nội dung phản động đã được Nguyễn Trí Gioãn đăng tải trên 2 tài khoản Facebook cá nhân, có 320 lượt bày tỏ cảm xúc, 85 lượt chia sẻ bài viết, 882 lượt bình luận.

HIÊN NGANG NHỮNG NGƯỜI LÍNH NHÀ GIÀN DK1

Một năm có 365 ngày cũng là ngần ấy thời gian những người lính nhà giàn DK1 phải đối mặt với gió biển rát mặt và cái nắng “cháy da cháy thịt” nên ai cũng đen với màu da “bánh mật”. Dù vậy, các chiến sĩ vẫn kiên cường bám biển, vững tay súng canh những cột mốc chủ quyền thiêng liêng phía ngàn khơi xa nhất của Tổ quốc Việt Nam.


Thiếu thốn và khắc nghiệt không bao giờ lung lay được ý chí, nghị lực, tình yêu biển, đảo và có lẽ chỉ có biển cả mới hiểu hết được nỗi nhọc nhằn gian lao của lính DK1.
Đã có những người lính vĩnh viễn nằm lại biển khơi và cũng không biết bao nhiêu lần đương đầu với những cơn sóng dữ, nhưng với những người lính nhà giàn DK1 họ hiểu rằng: ở đâu gian khổ khó khăn, ở đó vinh quang và kiêu hãnh nhất.

BÁO CHÍ... PHẢN CÁCH MẠNG LÀ GÌ?

Anthony Tran - đây là cái tên được tìm kiếm nhiều nhất trong sáng nay tại Việt Nam. Anh này là ai? Thị trưởng trẻ nhất trong lịch sử tại một thành phố Maribyrnong, thuộc bang Victoria, Úc. Đẹp trai, cao to, tài năng, phong thái chững chạc là những gì mà truyền thông Việt đang gán cho anh này.


Và còn điều gì nữa? Maribyrnong là một trong những thành phố đầu tiên tại Úc đưa ra một nghị quyết phổ biến việc treo cờ vàng VNCH. Bên cạnh đó, thành phố này đã tiền lệ về việc hạn chế phổ biến lá cờ đỏ sao vàng chính thức của Việt Nam ngày nay. Lá cờ vàng VNCH đã trở thành một lá cờ được treo chính thức tại thành phố này trong hơn 6 năm qua. Theo SBS - một tờ báo "lề trái", Đại sứ quán Việt Nam tại Úc nhiều lần gửi công văn yêu cầu chính phủ Úc can thiệp, vì chỉ có lá cờ đỏ sao vàng là lá cờ duy nhất hợp pháp và đại diện cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
Maribyrnong cũng là một trong những thành phố diễn ra nhiều cuộc biểu tình chống phá Việt Nam nhất tại Úc vào mỗi dịp đặc biệt. Năm 2015, để thị uy vụ việc chính quyền thành phố Maribyrnong cho phép treo cờ vàng công khai, những người Việt Nam tị nạn tại Úc đã biểu tình ngay trước Đại sứ quán Việt Nam tại Canberra. Hồi ấy, thị trưởng của thành phố này cũng là một người gốc Việt.
Trong tuyên bố kêu gọi bầu cử, Anthony Tran cho biết anh là một người ủng hộ những người Việt Nam tự do tị nạn. Sau khi trúng cử, anh sẽ cố gắng hoàn thành công trình Bảo tàng Người Việt tự do tại Úc. Công trình này có biểu tượng là con thuyền với lá cờ vàng VNCH, lên án chế độ Việt Nam và kêu gọi người Việt “đi ra nước ngoài tìm với tự do dân chủ”.
Anthony Tran là một “hạt giống” của chương trình đào tạo DILP, một chương trình lãnh đạo của các phe phái chống phá Việt Nam. DILP luôn sử dụng lá cờ vàng ba sọc đỏ trong mọi chương trình hành động, giới thiệu, truyền thông. Mới đây trên trang Instagram chính thức, DILP cũng kêu gọi bầu chọn cho các ứng cử viên- trong đó có Anthony Tran.
Thật lạ kỳ là đi đâu, từ VOV đến VTV, đến VnExpress, Zing cũng lên những bài viết ca ngợi, tung hô vị thị trưởng này, rồi xài nhiều mỹ từ ca ngợi. Rồi nhiều dân mạng “tự hào”, khen nức nở là soái ca ngôn tình, tài năng…
Những cơ quan báo chí hàng đầu, với mạng lưới thông tin rộng khắp, lại chẳng hề tra cứu thông tin, dễ dàng đăng bài và duyệt bài. Không ngờ rằng có ngày, báo chí và truyền thông mạng Việt Nam lại quảng bá cho một người vốn có tư tưởng thù địch, chống phá Việt Nam lên trang nhất.
Bộ Thông tin và Truyền thông ở đâu? Ban Tuyên giáo ở đâu? Cục Báo chí đang làm cái gì và có biết đến những thông tin này không?

Chủ Nhật, 14 tháng 11, 2021

NHÂN QUYỀN" KHÔNG PHẢI LÀ THỨ ĐEM RA ĐỂ MUA BÁN

*******
Dùng "nhân quyền" để ra điều kiện trong quan hệ ngoại giao, "nhân quyền" để đổi chác, ràng buộc các điều kiện kinh tế... đó là những điều đang đi ngược lại với xu thế "hòa bình, ổn định, hợp tác" giữa các quốc gia dân tộc. Một số cá nhân, tổ chức, nhà nước tự cho mình quyền được phán xét, quyền đưa ra quyết định nên đã sẵn sàng bất chấp mọi điều ước quốc tế, hệ thống pháp luật quốc gia để vu khống Việt Nam vi phạm, bóp nghẹt quyền con người.


Vừa qua, truyền thông của BBC, RFA, VOA, số cá nhân chống đối chính trị lại loan báo thông tin, tuyên truyền vu vạ Việt Nam trong việc bắt, xét xử một số đối tượng vi phạm pháp luật như Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Thị Đoan Trang... tất cả những thông tin đi đến qui kết cho rằng Việt Nam vi phạm quyền được biểu đạt thông tin mà theo qui định của Hiến pháp 2013 cho phép. Trong đó, PGĐ phân ban Châu Á của HRW (Robertson) qui kết rằng: "Việt Nam chà đạp nhân quyền khi bắt giữ những nhà hoạt động với những cáo buộc ngụy tạo rồi thẩm vấn khắc nghiệt họ suốt nhiều tháng trời mà không có luật sư bào chữa". Mặc dù thiếu nguồn thông tin chính thống nhưng ông này lại đưa ra lập lập có vẻ quyết đoán, tuy nhiên, những nguồn thông tin với dữ liệu mơ hồ, thiếu chính xác đã gây ra nhiều mối lo ngại về việc đánh giá sai tình hình nhân quyền của Việt Nam.
Vu cáo Việt Nam chà đạp nhân quyền với một quan điểm áp đặt, chỉ trích mang tính một chiều đã gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Phải khẳng định rằng, đối với các đối tượng mà ông Robertson liệt kê trên họ là người hiểu biết, có năng lực hành vi rõ ràng, do đó không có lý do gì để cố tình vi phạm các điều luật đã qui định trong bộ luật hình sự. Nhà nước Việt Nam rất tôn trọng quyền con người và đa phần các quốc gia trên thế giới cũng ghi nhận điều đó. Những nỗ lực xây dựng một đất nước bình đẳng về quyền con người đã trở thành một điểm sáng, một bước tiến lớn của Việt Nam, mang hình ảnh đẹp của mình đi khắp thế giới và có nhiều sự ghi nhận về những cố gắng đó. Vậy thì? Thử hỏi tại sao từ những góc nhìn, định kiến cá nhân lại đi qui kết cho Việt Nam là vi phạm nhân quyền ?
Tại thành phố Glasgow, xứ Scotland thuộc Vương Quốc Anh trong khuôn khổ hội nghị Liên Hiệp Quốc về khí hậu COP26 vừa qua ông Phạm Minh Chính cũng đã khẳng định sẵn sàng đối thoại với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới về vấn đề nhân quyền. Và những gì nhà nước Việt Nam đang nỗ lực đó chính là xây dựng một Việt Nam ấm no, hạnh phúc, quyền con người được đảm bảo. Vì lẽ đó, mọi thông tin tuyên truyền vu cáo Việt Nam vi phạm quyền con người là lập luận mơ hồ, sai trái.

TIỀN NHIỀU ĐỂ LÀM GÌ KHI MÀ TỔ QUỐC LUÔN LÀ TRÊN HẾT

Nếu có trong tay khoảng 6000 tỷ, tương đương khoảng 260 triệu đô la Mỹ và đổi lại, đối phương muốn các bạn ngừng công việc hiện tại mà các bạn đã làm trong khoảng 30 năm trước đó. Các bạn có đồng ý không?


Tháng 7/1946, công văn mật của Sở tình báo Paris cho biết Ngân hàng Đông Dương đã chấp nhận “lobby” cho Chủ tịch Hồ Chí Minh khoảng 30 tỷ Francs Pháp, đổi lại. Họ yêu cầu Chủ tịch Hồ Chí Minh từ bỏ các hoạt động đòi độc lập cho phía Việt Nam. Nói về khoản tiền ấy đơn giản thế này, nếu nhận lời, Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ trở thành một trong những người giàu nhất Đông Dương thời đó. Công tử Bạc Liêu ư? Có lẽ cũng bình thường thôi.
Cũng trong chuyến công du đó, tình báo Pháp cho biết sẵn sàng phá rối các hoạt động của Bác tại Paris và khu vực lân cận. Thậm chí, họ sẵn sàng chuẩn bị cho một chuyến mưu sát Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua một nhóm cực đoan là Trotcyste. Nhóm này sẽ thực hiện một vụ ném bom trên đường di chuyển của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vừa gây sức ép bằng túi tiền không đáy, vừa gây sức ép về mặt tính mạng. Có lẽ là với nhiều người, nhận xừ nó 6000 tỷ rồi ăn chơi hết đời là xong, khỏi lo chuyện thiên hạ làm gì. Nhưng, sự tầm thường của nhiều người con người lại là một sự vĩ đại của một con người khác.
Bác tránh việc bị ám sát ngầm bằng việc làm việc hết công suất và nỗ lực tham gia rất nhiều các hoạt động tiếp xúc công cộng, tiếp xúc với các lãnh đạo, giới chức không chỉ của Pháp mà còn của các quốc gia khác. Trong khoảng 100 ngày ở Pháp, Bác đã tham gia 400 cuộc họp, hội đàm, làm việc với các bên. Mật vụ Pháp băn khoăn không biết nên làm gì, phá rối hay ném bom thì đều đụng phải “khách VIP”.
Trong cuộc tiếp xúc với cộng đồng người Việt tại Pháp, Bác nói: “Tổ Quốc trên hết. Dân tộc trên hết”, thể hiện sự kiên định với lý tưởng độc lập dân tộc cho người dân và đất nước Việt Nam.
Và câu nói đó, như là một lời đáp với Ngân hàng Đông Dương và các mật thám Pháp. Vì đằng sau của Bác, là một nỗi khát khao về một sự độc lập dân tộc cho Việt Nam, là hàng chục triệu người dân Việt Nam, nỗi khát khao đó lớn hơn bất cứ một khoản tiền nào, bất cứ một khó khăn, khát khao đó lớn hơn cả tính mạng.
Như người ta vẫn hay thường nói, sau này là lịch sử.