KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2022

TẠM DỪNG LÀ ĐÚNG!

Ngày 7/5, Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội đã yêu cầu tạm dừng Triển lãm Hội hoạ Điện Biện Phủ (dự kiến khai mạc chiều 7/5/2022 tại Hà Nội) để thẩm định một số bức tranh trong triển lãm. Theo báo Tuổi trẻ, một trong các nội dung thẩm định có liên quan đến bức tranh dưới đây, do có những ý kiến cho rằng bức tranh chính của triển lãm Điện Biên Phủ vẽ "lá cờ bị rách quá" và anh bộ đội không đẹp, "không đúng về giải phẫu".

Sau quyết định trên, một số nghệ sĩ cho rằng Sở Văn hoá – Thể thao Hà Nội đã quá cứng nhắc, rập khuôn và không hiểu hết được giá trị nghệ thuật của bức tranh, có anh nhà báo còn phát biểu "thật quá kinh ngạc vì mức độ tối tăm của một số người!".
Còn phía cá nhân, với tư cách là cựu chiến binh, tôi nghĩ rằng, quyết định của Sở Văn hoá – Thể thao Hà Nội là hợp lý. Trước hết, về hình ảnh người lính trong bức tranh, thần thái toát lên là gì? Có nét nào gợi lên sự bất khuất, kiên định, dũng cảm của người lính không, hay chỉ gây tiếng cười cho người xem (nhiều người so sanh hình ảnh người lính với hình ảnh Zoobie trong phim phương Tây). Kể cả minh tinh điện ảnh thì trong 1 loạt các khoảnh khắc vẫn có những khung hình rất xấu. Nhưng khi đã vẽ ra, thì việc lựa chọn khung hình nào để vẽ sẽ là đại diện thần thái cho cả bức ảnh, huống gì đây là khuôn mặt, thần thái của cả 1 chiến dịch. Người chiến sỹ có thể gầy gò, ốm yếu, nhưng ánh mắt, khuôn mặt phải toát lên thần thái. Đây là điều mà người hoạ sỹ chưa làm được.
Về hình ảnh lá cờ, đồng ý rằng, trong chiến tranh, lá cờ có thể bị rách nát, bị đạn bắn hay ám mùi thuốc súng. Nhưng rách theo kiểu tan nát như thế này thì thực sự là quá lố và phi thực tế rồi. Video cắm cờ trên hầm Đờ Cát là được dàn dựng sau này, nhưng hãy nhìn video cờ quân Giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc lập hay hình ảnh người lính Hồng quân cắm cờ trên nóc toà nhà Quốc hội Đức năm 1945 để xem liệu sự sáng tạo của người nghệ sĩ có quá lố bịch hay không.
Nghệ thuật có thể sáng tạo, có thể đi theo hướng “hiện thực hoá”. Nhưng không có nghĩa là anh sáng tạo một cách lố lăng, phi thực tế, nhất là những tác phẩm về lịch sử. Chúng ta không tô hồng, không hình tượng hoá lịch sử, nhưng xin hãy TÔN TRỌNG LỊCH SỬ.

TẦM CỦA LÃNH TỤ - ỨNG XỬ NGOẠI GIAO

Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Trung Quốc, Mao Trạch Đông nói: Các đồng chí cứ yên tâm đánh Mỹ đi, miền Bắc cứ để chúng tôi giữ cho, chúng tôi sẽ cho vài nghìn quân thậm chí cả triệu quân sang giữ miền Bắc, các đồng chí cứ yên tâm vào Nam đánh Mỹ.
Bác Hồ chỉ cười nhẹ và dĩ nhiên Người không chấp nhận lời đề nghị đó, Mao lại nói: Vậy thì chúng tôi sẽ cấp cho vài nghìn xe tải để các đồng chí chở súng đạn vào Nam!

Bác Hồ nhận ngay nhưng Bác cũng nói luôn với Mao: Tôi nhận xe chứ không nhận người lái, lái xe sẽ do bộ đội Việt Nam lái, Mao cay nhưng đành chịu vì sĩ diện bởi đã nói rồi, phải cho xe.
Khi ra về người phụ tá hỏi Bác, tại sao Bác không nhận quân của họ như vậy chúng ta sẽ yên tâm hơn để đánh Mỹ?
Bác cười và nói “Chúng ta nhận súng, đạn, xe sau này chúng ta sẽ trả, đất nước thống nhất, giàu mạnh sẽ trả bằng tiền, nhưng nếu nhận người sinh mạng thì có trả được bằng tiền hay không?
* Bài học sâu sắc của Bác: Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, điều mấu chốt để xây dựng nền móng hòa bình chính là đường lối của người lãnh đạo. Phải biết nói không, biết từ chối và biết chỉ nên nhận điều gì.

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2022

VIỆT NAM NGÀY VỀ!

Nhìn hình ảnh anh ca sỹ hải ngoại Đan Nguyên tươi cười khi quay trở về Việt Nam, chụp ảnh đăng face tưng bừng, nhiều người quên mất một ca sỹ Đan Nguyên thường xuyên hát các bài hát chống phá, đả kích chính quyền và chế độ cộng sản ở Việt Nam. Anh ta cũng chính là người thể hiện ca khúc “Anh là ai” mà đám chống Cộng thường xuyên đăng tải trên các trang web của mình với những ngôn ngữ sặc mùi chống Cộng vài năm trước:“Xin hỏi anh ở đâu?Ngăn bước tôi chống giặc Tàu ngoại xâm.Xin hỏi anh ở đâu? Sao mắng tôi bằng giọng nói dân tôi?”

Nhắc lại chuyện cũ ở đây không phải tôi đề nghị chính quyền ngăn cho anh ca sỹ này trở lại Việt Nam mà muốn nói ở điểm, Việt Nam hiện nay đã rất khác trong còn mắt Việt kiều, nhất là những người từng ngày đêm chống phá điên cuồng trước đây. Trong bối cảnh đất nước mở cửa, mở rộng quan hệ đối ngoại, quảng bá hình ảnh của mình ra bên ngoài thế giới, thông tin về Việt Nam đã trở nên đa chiều, dễ tiếp cận hơn. Người Việt ở hải ngoại không chỉ nghe thông tin về Việt Nam qua đài báo phản động như Việt Tân, BBC, RFA,… mà còn qua nhiều kênh chính thống nữa. Và nhiều người nhận ra, hoá ra Việt Nam và chính quyền cộng sản không như những gì mà mấy trang phản động thường xuyên bêu rếu.
Thời gian qua, người Việt ở hải ngoại, nhất là những người rời đất nước sau 1975, từng có thời gian chống Cộng đã quay trở lại Việt Nam rất nhiều. Trong đó, có nhiều người mà chúng ta đều biết tên như Chế Linh, Thanh Tuyền, Giao Linh, Phương Dung, Khánh Ly, Tuấn Ngọc, Lệ Thu,… và giờ là Đan Nguyên . Họ trở về, mang theo cái nhìn khác về Việt Nam, nhiều người đã ở lại sinh sống, làm việc đến lúc nhắm mắt xuôi tay. Và tất nhiên, chính quyền chẳng bao giờ ngăn cấm những ai có lòng hướng về quê hương.
Quê hướng, Đất Mẹ luôn là cái nôi nuôi dưỡng, chở che và giang cánh tay đón những đứa con trở về!

THỦ TƯỚNG ĐỨC NHẮC TỚI VIỆT NAM NHƯ MỘT QUỐC GIA CÓ ẢNH HƯỞNG

Phát biểu tại một diễn đàn về kinh tế-chính trị, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã nhắc tới Việt Nam cùng với Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Indonesia khi đề cập tới sự trỗi dậy của châu Á.
Phát biểu tại Hamburg nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Câu lạc bộ Hải ngoại Hamburg (một diễn đàn có uy tín về kinh tế và chính trị) ngày 7/5, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhắc tới Việt Nam và một số nước khác có ảnh hưởng và muốn có tiếng nói trên thế giới trong thế kỷ 21.

Theo Thủ tướng Scholz, mục tiêu trọng tâm nhiệm kỳ Chủ tịch Nhóm Các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) của Đức là đạt được tiến bộ đáng kể hướng tới một câu lạc bộ khí hậu quốc tế, trong đó tất cả các quốc gia có thể tham gia với cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định.
Ông kêu gọi các nước cùng tham gia bởi nếu không có sự hợp tác giữa các nước phát thải, các nước mới nổi và đang phát triển, thế giới sẽ không đạt được tiến bộ về bảo vệ khí hậu.
Để đạt được điều này, thế giới cần hợp tác nhiều hơn, có nhiều liên minh hơn và hợp tác toàn cầu hơn nữa.
Ông nhấn mạnh, điều này càng đúng khi đề cập tới sự trỗi dậy của châu Á và sự xuất hiện của một thế giới đa cực.
Thế giới lưỡng cực thời Chiến tranh Lạnh cuối cùng đã là lịch sử và sẽ không bị thay thế bởi một thế giới lưỡng cực mới giữa Mỹ và Trung Quốc.
Ông nói: "Trong thế kỷ 21, có quá nhiều tác nhân muốn có tiếng nói và có ảnh hưởng. Chẳng hạn trong số đó như Ấn Độ và Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia và Việt Nam, song cũng có những nước đông dân ở châu Phi và Nam Mỹ."
Thủ tướng Đức cho rằng trên khắp thế giới, hàng chục triệu người đang kiên quyết nắm bắt thời cơ và vận hội mới mà toàn cầu hóa đang mang lại cho họ.
Nói rõ hơn là họ đi theo con đường riêng mà không đợi ai. Ông cũng cho rằng châu Âu cần phải bảo vệ lợi ích của mình bằng việc trở nên mạnh mẽ hơn trong thế giới đa cực, trong đó điều tiên quyết là một châu Âu có chủ quyền; một châu Âu - cùng với Mỹ và các nền dân chủ khác, đảm bảo rằng nền dân chủ có triển vọng trong thế giới đa cực./.

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2022

BỊ THƯƠNG GÃY CHÂN, TRINH SÁT HÌNH SỰ VẪN KIÊN QUYẾT KHỐNG CHẾ ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ

Chiều 4/5, Thiếu tướng Đinh Thanh Nhàn, Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã đến Bệnh viện 30-4 (Bộ Công an) thăm hỏi, tặng quà Trung tá Nguyễn Văn Trưởng, đồng thời chuyển phần quà và gửi lời hỏi thăm đến Đại úy Nguyễn Việt Dũng (hiện đang điều trị tại nhà). Đây là hai cán bộ trinh sát thuộc Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an vừa qua đã lập thành tích xuất sắc trong thi hành nhiệm vụ bắt giữ đối tượng truy nã. Thiếu tướng Đinh Thanh Nhàn đã động viên và mong các trinh sát sớm bình phục, tiếp tục trở lại công tác.

Trước đó, thực hiện kế hoạch xác minh, truy bắt đối tượng truy nã của Cục Cảnh sát hình sự, trong đó có đối tượng bị truy nã Vũ Hữu Tấn (SN 1986, ngụ huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh) can tội “Cố ý gây thương tích” với án phạt 4 năm tù nhưng không chấp hành, bỏ trốn. Ngày 1/5, tổ công tác gồm hai trinh sát là Trung tá Nguyễn Văn Trưởng và Đại úy Nguyễn Việt Dũng (cán bộ trinh sát Cục Cảnh sát hình sự) đã tổ chức truy bắt đối tượng Tấn tại huyện Hóc Môn.
Khoảng 15h cùng ngày, hai trinh sát phát hiện và đeo bám đối tượng có ngoại hình giống đối tượng Tấn đang chạy xe máy Honda Wave BS: 59Y1-143.96 trên đường Kênh 1, xã Tân Thới Nhì. Khi đến đường Kênh 2, hai trinh sát xác định đúng là đối tượng truy nã Tấn nên áp sát để khống chế bắt giữ.
Biết bị Công an tìm ra mình, đối tượng Tấn quyết liệt vùng dậy bỏ chạy, chống đối và đạp ngã xe máy mà đối tượng sử dụng vào người Trung tá Nguyễn Văn Trưởng. Bị chống trả quyết liệt và cú đạp ngã xe của đối tượng bất ngờ, cổ chân phải của Trung tá Nguyễn Văn Trưởng bị gãy gập đau đớn và Đại úy Nguyễn Việt Dũng cũng bị thương ở bàn tay phải và chân.
Dù đối tượng Tấn rất to khỏe và chống trả vô cùng quyết liệt, nhưng với tinh thần kiên quyết không để đối tượng chạy thoát, hai cán bộ trinh sát dù bị thương tích nặng vẫn lao lên và quật ngã Tấn, khóa tay trái của đối tượng vào còng số 8...
Khi phát hiện Trung tá Nguyễn Văn Trưởng đã bị gãy chân, đối tượng Tấn càng giằng co, chống cự hết sức để hòng cố chạy thoát, kéo lê Trung tá Nguyễn Văn Trưởng trên một đoạn đường. Dù vậy, với sự quả cảm, kiên cường, Trung tá Nguyễn Văn Trưởng tay vẫn giữ chặt còng số 8 đã khóa vào tay trái đối tượng, cương quyết không để đối tượng chạy thoát. Trung tá Nguyễn Văn Trưởng đã tiếp tục khóa được còng số 8 vào tay phải và cùng Đại úy Nguyễn Việt Dũng khống chế thành công đối tượng.
Ngay sau đó lực lượng Công an xã Tân Thới Nhì đã kịp thời có mặt hỗ trợ và phối hợp đưa hai trinh sát dũng cảm đến Bệnh viện Xuyên Á, huyện Củ Chi cấp cứu. Đại úy Nguyễn Việt Dũng sau khi được sơ cứu đã trở về điều trị tại nhà, còn Trung tá Nguyễn Văn Trưởng được chuyển đến Bệnh viện 30-4 để tiếp tục điều trị thương tích.
Dù ngày nghỉ lễ nhưng các trinh sát hình sự vẫn triển khai công tác xác minh truy bắt đối tượng truy nã. Quá trình bắt giữ dù bị đối tượng chống trả quyết liệt, bị thương, đặc biệt là Trung tá Nguyễn Văn Trưởng bị gãy chân, bị kéo lê trên đường, nhưng anh cùng đồng đội đã xả thân, quyết liệt, dũng cảm bắt giữ bằng được đối tượng. Hành động dũng cảm thể hiện tinh thần kiên quyết tấn công tội phạm của các trinh sát hình sự được nhân dân hết lòng khen ngợi.

VIỆT NAM BỎ KHAI BÁO Y TẾ

Theo Bộ Y tế, hiện nay dịch Covid-19 tại nước ta đã được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc với số ca nhiễm, tử vong giảm rõ rệt (dưới 10 ca tử vong/ngày).

Tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng Covid-19 cao trên phạm vi toàn quốc (trên 96% ở nhóm trên 12 tuổi và đang triển khai tiêm vắc xin cho nhóm từ 5 đến 11 tuổi); vắc xin dự phòng Covid-19 vẫn có hiệu quả với các biến thể virus SARS-CoV-2 hiện đang lưu hành.
Căn cứ tình hình, khả năng đáp ứng dịch Covid-19, Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh thành chỉ đạo các cơ quan liên quan tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế nội địa (di chuyển nội địa, nơi công cộng, nhà hàng...) kể từ 00 giờ 00 phút ngày 30/4/2022.
Bộ Y tế yêu cầu tiếp tục duy trì các hoạt động giám sát, phát hiện sớm và điều tra, xử lý ổ dịch Covid-19 kịp thời, hiệu quả theo đúng hướng dẫn, chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 và các Bộ, ngành.
Đồng thời, các tỉnh, thành cần chủ động cập nhật các tài liệu truyền thông, khuyến cáo phòng, chống dịch Covid-19 phù hợp với tình hình hiện nay và chủ động đưa tin kịp thời.
Trước đó, ngày 26/4, Bộ Y tế cũng đã có công văn về việc tạm dừng áp dụng khai báo y tế tại cửa khẩu đối với người nhập cảnh kể từ 00 giờ 00 phút ngày 27/4/2022.
Tại Việt Nam, khai báo y tế là một trong 5 giải pháp phòng chống dịch đơn giản, hiệu quả theo Thông điệp 5K (khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, khai báo y tế, không tụ tập). Nhiều quốc gia cũng áp dụng biện pháp khai báo y tế này.
Tuy nhiên trong bối cảnh hiện tại, nhiều chuyên gia lên tiếng về việc nên rút gọn 5K xuống còn Khẩu trang và Khử khuẩn là phù hợp.

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2022

63/63 tỉnh uỷ, thành uỷ nhất trí lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trong đó đã có 5 tỉnh, thành trực thuộc Trung ương lập Ban Chỉ đạo.
Tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc sáng 4/5 và dự kiến kéo dài đến 10/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, thực hiện Chương trình công tác năm 2022 và Kết luận tại phiên họp thứ 21 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác này, Bộ Chính trị giao Ban Nội chính Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan khẩn trương, nghiêm túc nghiên cứu, xây dựng Đề án thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tuy chưa chính thức có chủ trương chung nhưng đến nay đã có 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Ban Chỉ đạo để tham mưu cho tỉnh uỷ, thành uỷ lãnh đạo, chỉ đạo công tác này gồm: Hà Nội, Thái Bình, Sóc Trăng, An Giang, Khánh Hoà.
Qua góp ý xây dựng Đề án, đã có tất cả 63/63 tỉnh uỷ, thành uỷ nhất trí với chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Đề án có sự kế thừa kết quả sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 10-KL/TW của Bộ Chính trị khoá XII về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Bộ Chính trị khoá XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng; tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013-2020 và xuất phát từ những yêu cầu đặt ra đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong tình hình mới.
Ban Nội chính Trung ương tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý của các chuyên gia, các cán bộ có kinh nghiệm thực tiễn về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; gửi xin ý kiến các ban, bộ, ngành, địa phương và các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để tiếp thu, hoàn thiện Đề án.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, Đề án đã trình bày đầy đủ, đúng đắn, có cơ sở lý luận và thực tiễn về sự cần thiết, căn cứ và nguyên tắc thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cũng đã dự thảo các văn bản liên quan.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương nghiên cứu, xem xét, cho ý kiến và quyết định về những kiến nghị, đề xuất nêu trong Tờ trình của Bộ Chính trị, nhất là về chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhằm góp phần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, theo tinh thần mà Tổng Bí thư đã nhiều lần nói là: "Trên dưới đồng lòng, dọc ngang sáng suốt!".

HÒA GIẢI DÂN TỘC: KHÔNG AI CẤM MÌNH YÊU NƯỚC MÌNH

Cựu Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn nói với đoàn Việt Kiều Little Saigon tại nghĩa trang Bình An vào năm 2014 - một nghĩa trang mà phần lớn những người nằm xuống ở đây là lính VNCH: “Bia mộ vẫn còn nguyên phiên hiệu, đơn vị…Những ngôi mộ thế này xây từ ngày xưa có ai phá đâu. Chân lý ở đâu, sự thật ở chỗ nào khi các anh cứ hô hào, kêu gọi chống cộng, nói rằng cộng sản không làm gì cho nghĩa trang. Trong khi đồng đội quý vị nằm đây, một cent quý vị cũng không đóng góp. Nếu đất nước không có đại đoàn kết thì những ngôi mộ kia có còn những tấm bia nguyên vẹn như vậy không ?”

Hành động tôn tạo, dựng mộ, làm đường, từ một nghĩa trang vô chủ thành một nghĩa trang nhân dân, nghi ngút khói hương, có phải là một hành động hòa giải dân tộc hay không? Một bên thì ra sức làm, một bên chỉ ra sức phá hoại và không chấp nhận sự thực.
Từ năm 2014 đến nay, năm nào cũng có những đoàn Việt Kiều đi thăm Trường Sa, từ người từ phía bên kia, đến những thế hệ trẻ hơn sinh ra ở nước ngoài lần đầu bước chân về quê hương... được thực tế trải nghiệm cuộc sống trên đảo, được chứng kiến vùng trời biển Tổ Quốc vững chãi như thế nào. Thiếu úy VNCH Nguyễn Ngọc Lập đứng chào Quốc kỳ, nói rưng rưng: “Cám ơn những người như các anh đã bảo vệ Tổ Quốc. Chúng tôi hổ thẹn với các anh vì đã tin những thông tin xuyên tạc từ bên đó”. Bác David Nguyễn - một thành viên chống phá từng có nhiều liên hệ với Việt Tân cũng rơi nước mắt khi chứng kiến cảnh lá cờ đỏ sao vàng ở giữa biển khơi.
Nếu không phải là hòa giải dân tộc, liệu có những sự việc này diễn ra hay không? Liệu đoàn người Việt Kiều - có không ít thành viên ở phía bên kia, có được ra thăm Trường Sa, chứng kiến hình hài Tổ Quốc giữa biển hay không? Một bên thì giữ gìn từng tấc đất tấc vàng, một bên thì luôn hô hào: “Bán đất cho Trung Quốc”, ngày đêm vu oan giá họa đổ cho cộng sản bán biển, bán đảo, hèn với “tàu lạ” ác với dân.
SEA Games 31 sắp diễn ra, một nguồn lực lớn đóng góp cho thể thao nước nhà đến từ khối VĐV Việt Kiều. Các VĐV Việt Kiều được tạo điều kiện về nước thi đấu trong màu áo đỏ, họ trực tiếp mang lại thành tích và vinh quang cho đất nước. Có những người đã chọn sống, làm việc, gắn bó tại Việt Nam từ rất lâu, đặt nền tảng cho các môn thể thao mới. Trong bóng rổ có anh em Tâm Đinh - Sang Đinh, Đặng Quý Kiệt (Chris Dierker), Dương Vĩnh Luân (Justin Young), Khoa Trần… Mới đây là chị em Trương Thảo My, Trương Thảo Vy hay Mailee Jones - tên thật là Mai. Trong quần vợt có Daniel Nguyễn, Savana Lý Nguyễn…
Hòa hợp dân tộc là gì? Là những người có dòng máu Việt cùng nhau chiến đấu trong màu áo đỏ, mang lại vinh quang cho nước nhà, cùng nắm tay đưa Việt Nam ra quốc tế. Chứ không phải là hành động mang lá cờ vàng ba sọc đỏ vào trong sân vận động nơi mà tuyển Việt Nam thi đấu tại Úc và Nhật. Lại còn hô hào biểu tình nơi đội tuyển thi đấu và đóng quân, đó là hòa giải dân tộc à?
Nhiều người cứ mang những tâm lý định kiến chống Cộng cực đoan, chống đến lú luôn cả suy nghĩ. Họ yêu cầu hòa giải dân tộc, nhưng bên cạnh đó họ đòi hỏi những gì? Công nhận cuộc chiến tại Việt Nam là “nội chiến”, đòi chế độ thương binh - liệt sĩ cho những người lính VNCH, đòi Việt Nam phải bỏ đi ngày 30/04, phá gỡ các bảo tàng chiến tranh,… Đâu có được, hòa giải dân tộc phải dựa trên sự tôn trọng sự thực lịch sử. Hòa giải dân tộc không cần phải đạp đổ đi quá khứ.
Biết bao nhiêu ca sĩ hải ngoại từng vẫy cờ vàng ba sọc, hát nhạc chống Cộng nhưng vẫn được về nước biểu diễn trước khán giả đại chúng. Bao nhiêu minh chứng rõ như đêm rằm mà sao các vị không chịu nhận ra? Biết bao nhiêu năm để đất nước có được vị thế như ngày hôm nay, thì các vị cứ liên tục dùng chiêu bài dân chủ, nhân quyền, rồi biểu tình vận động nước ngoài trừng phạt Việt Nam, gây khó khăn cho chính đồng bào mình.
Phó Tổng thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ: “Những người anh em ở phía bên kia đã làm được và chúng ta phải chấp nhận đó là lịch sử. Đất nước đã thống nhất rồi. Nước Việt Nam có mất cho Tây, cho Tàu đâu mà nói phục quốc?”.
Hòa giải dân tộc, hòa với người muốn hòa, cùng gác lại bắt tay. Không hòa với những người không chịu chấp nhận quá khứ, xuyên tạc và bôi xấu đất nước, giữ khư khư thù hằn!

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2022

THỦ TƯỚNG NHẬT BẢN THĂM VIỆT NAM: CHÂN THÀNH, TÌNH CẢM, TIN CẬY

Tối 30/4, ngay sau khi Thủ tướng Nhật Bản đến Thủ đô Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp gỡ thân mật với Thủ tướng Kishida Fumio.
Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giới thiệu với Thủ tướng Kishida về văn hóa Việt Nam qua nghệ thuật thư pháp; đồng thời Thủ tướng Phạm Minh Chính mời nghệ nhân thư pháp viết tặng Thủ tướng Kishida 3 chữ "Chân thành, Tình cảm, Tin cậy" bằng tiếng Việt và tiếng Nhật (Kanji), đây cũng chính là phương châm mới trong quan hệ hai nước Việt Nam-Nhật Bản đã được 2 Thủ tướng nhất trí tại chuyến thăm Nhật Bản tháng 11/2021 của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Thủ tướng Kishida cho biết người Nhật cũng rất coi trọng văn hóa thư pháp; cho rằng những điểm đồng về văn hóa là nền tảng quan trọng góp phần củng cố tình hữu nghị bền chặt giữa hai nước, hai dân tộc; bày tỏ cảm ơn tình cảm hết sức chân thành của Thủ tướng Phạm Minh Chính qua món quà ý nghĩa và độc đáo này.
Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản đang tiếp tục phát triển tốt đẹp, hiệu quả trên nhiều lĩnh vực. Hai bên đang tích cực chuẩn bị các hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2023.
Dự kiến, trong khuôn khổ chuyến thăm, cùng với hội đàm với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio sẽ vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; chào xã giao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; hội kiến Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; dự Hội nghị hợp tác đổi mới công nghiệp và chuyển đổi số.
Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio nhằm đưa quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đi vào chiều sâu, thúc đẩy triển khai kết quả chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Phạm Minh Chính; tăng cường sự tin cậy chính trị Việt Nam-Nhật Bản và quan hệ tốt đẹp giữa lãnh đạo cấp cao hai nước trên cơ sở "tình cảm, chân thành, tin cậy"; tăng cường hợp tác thực chất trên các lĩnh vực, đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của nhân dân hai nước./.

CHÁU BÉ ĐUỐI NƯỚC ĐƯỢC XE ĐẶC CHỦNG CỦA CSGT ĐƯA ĐI CẤP CỨU KỊP THỜI

Trên mạng xã hội đang lan truyền câu chuyện và những hình ảnh cảm động khi người dân và 2 cán bộ Công an TP Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa) sử dụng xe đặc chủng đưa một cháu bé bị đuối nước khi tắm ở biển Sầm Sơn đi cấp cứu kịp thời.
Theo đó, khoảng 15h ngày 30/4/, tại bãi tắm D, phường Quảng Cư, TP Sầm Sơn có 1 bé trai tầm 6 tuổi (ở Nghệ An) bị đuối nước trong khi tắm biển.

Lúc này anh Nghệ Xuân Dung, ở huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định và một số người khác đang tắm gần đó đã nhanh chóng tiếp cận và cứu được cháu bé đưa vào bờ.
Ngay sau đó, anh Dung đã bế cháu bé chạy nhanh lên đường Hồ Xuân Hương để đưa cháu đi cấp cứu. Thời điểm này, tại đường Hồ Xuân Hương và các tuyến đường ở TP Sầm Sơn rất đông người và phương tiện lưu thông, gây khó khăn cho việc đưa cháu bé đến bệnh viện cấp cứu.
Đang loay hoay tìm phương tiện thì 2 cán bộ Công an TP Sầm Sơn đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát bảo đảm trật tự ATGT gần đó là Thiếu tá Nguyễn Minh Phong, Phó đội trưởng Đội CSGT, trật tự và đồng chí Đại úy Ngô Văn Sáu - Đội CSGT, trật tự (Công an TP Sầm Sơn) lập tức tiếp cận và phối hợp với người dân tìm cách cứu cháu bé.
Trước tình huống nguy cấp, Thiếu tá Nguyễn Minh Phong đã phân công Đại úy Ngô Văn Sáu dùng xe moto đặc chủng mà các anh đang thực hiện nhiệm vụ để chở cháu bé và anh Dung đến Bệnh viện Đa khoa TP Sầm Sơn để các y, bác sĩ cấp cứu cho cháu bé.
Với sự hỗ trợ của phương tiện “còi hú" trên xe mở đường, các anh đã nhanh chóng đưa cháu bé vào bệnh viện cấp cứu một cách nhanh chóng.
Sau khi được các y, bác sĩ cấp cứu kịp thời, cháu bé đã thoát khỏi nguy kịch. Hiện nay sức khoẻ cháu bé đã ổn định.
Chia sẻ về sự việc trên, Thiếu tá Nguyễn Minh Phong, Phó đội trưởng Đội CSGT, trật tự, Công an TP Sầm Sơn cho biết: Khi phát hiện sự việc, tôi nghĩ nếu đợi xe cứu thương, hoặc đi taxi thì sẽ rất lâu vì trong ngày 30/4 người và phương tiện trên các tuyến đường rất đông sẽ rất khăn cho việc di chuyển, nên đã sử dụng phương tiện tuần tra, sử dụng “hú còi” dẹp đường đưa cháu bé đi cấp cứu một cách nhanh nhất. Rất may là cháu bé được cấp cứu kịp thời và đã vượt qua được nguy hiểm.