Thứ Hai, 9 tháng 5, 2022

TẠM DỪNG LÀ ĐÚNG!

Ngày 7/5, Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội đã yêu cầu tạm dừng Triển lãm Hội hoạ Điện Biện Phủ (dự kiến khai mạc chiều 7/5/2022 tại Hà Nội) để thẩm định một số bức tranh trong triển lãm. Theo báo Tuổi trẻ, một trong các nội dung thẩm định có liên quan đến bức tranh dưới đây, do có những ý kiến cho rằng bức tranh chính của triển lãm Điện Biên Phủ vẽ "lá cờ bị rách quá" và anh bộ đội không đẹp, "không đúng về giải phẫu".

Sau quyết định trên, một số nghệ sĩ cho rằng Sở Văn hoá – Thể thao Hà Nội đã quá cứng nhắc, rập khuôn và không hiểu hết được giá trị nghệ thuật của bức tranh, có anh nhà báo còn phát biểu "thật quá kinh ngạc vì mức độ tối tăm của một số người!".
Còn phía cá nhân, với tư cách là cựu chiến binh, tôi nghĩ rằng, quyết định của Sở Văn hoá – Thể thao Hà Nội là hợp lý. Trước hết, về hình ảnh người lính trong bức tranh, thần thái toát lên là gì? Có nét nào gợi lên sự bất khuất, kiên định, dũng cảm của người lính không, hay chỉ gây tiếng cười cho người xem (nhiều người so sanh hình ảnh người lính với hình ảnh Zoobie trong phim phương Tây). Kể cả minh tinh điện ảnh thì trong 1 loạt các khoảnh khắc vẫn có những khung hình rất xấu. Nhưng khi đã vẽ ra, thì việc lựa chọn khung hình nào để vẽ sẽ là đại diện thần thái cho cả bức ảnh, huống gì đây là khuôn mặt, thần thái của cả 1 chiến dịch. Người chiến sỹ có thể gầy gò, ốm yếu, nhưng ánh mắt, khuôn mặt phải toát lên thần thái. Đây là điều mà người hoạ sỹ chưa làm được.
Về hình ảnh lá cờ, đồng ý rằng, trong chiến tranh, lá cờ có thể bị rách nát, bị đạn bắn hay ám mùi thuốc súng. Nhưng rách theo kiểu tan nát như thế này thì thực sự là quá lố và phi thực tế rồi. Video cắm cờ trên hầm Đờ Cát là được dàn dựng sau này, nhưng hãy nhìn video cờ quân Giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc lập hay hình ảnh người lính Hồng quân cắm cờ trên nóc toà nhà Quốc hội Đức năm 1945 để xem liệu sự sáng tạo của người nghệ sĩ có quá lố bịch hay không.
Nghệ thuật có thể sáng tạo, có thể đi theo hướng “hiện thực hoá”. Nhưng không có nghĩa là anh sáng tạo một cách lố lăng, phi thực tế, nhất là những tác phẩm về lịch sử. Chúng ta không tô hồng, không hình tượng hoá lịch sử, nhưng xin hãy TÔN TRỌNG LỊCH SỬ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét