KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2022

TỰ HÀO CHỨ!

Tôi được sinh ra vào năm Đinh Sửu (1937), dù muốn hay không cũng được coi là một trong hàng triệu “chứng nhân lịch sử”. Biết đâu, sau này lại chẳng một sử gia tìm đến năn nỉ, “Cụ ơi, cụ nói cho cháu biết về ngày gì gì đó, sự kiện gì gì đó…”. Tôi sẽ bảo, “Cứ uống nước đi, thong thả rồi lão sẽ kể cho mà nghe”.

Khi tôi sinh ra, thì đảng Cộng sản Đông Dương đã được 7 tuổi. Đương nhiên là tôi chẳng biết gì, nơi khai sinh của đảng Cộng sản ở đâu và vào ngày nào, khi lớn lên mới biết, sinh nhật của đảng này là ngày 3 tháng Hai, 1930. Trong gia đình nhà tôi có hai ông tôi gọi bằng chú, sau năm 1930, bỏ giàu sang phú quý để đi theo Cộng sản, sau đó thì cả hai người đều bị giặc Pháp bắn chết. Vậy đó, tôi chỉ biết Cộng sản qua hai ông chú họ của tôi.
Nhưng đến tháng Tám, 1945 thì tôi đã được thấy một ít sự kiện – Việt Minh phá kho thóc của Nhật, chia cho nông dân nghèo; gia đình một ông chú tôi giàu có đã nấu cháo đem ra ngoài đình “phát chẩn” cho người đói; người trong họ tôi cũng có gia đình chết vì đói, nhưng do ở xa lại có quá nhiều người đói, đã cố cưu mang song không xuể; trong “tuần lễ vàng” năm 1945, chính quyền cách mạng cần tiền để mua sắm vũ khí, thế là một ông chú họ khác tháo ngay chiếc nhẫn trên tay, bỏ vào thùng quyên góp. Cho đến nay, tôi vẫn thuộc lời kêu gọi đó:
“Vàng! Vàng! Vàng!
“Vàng là vũ khí tối tân
“Vàng nuôi bộ đội đánh tan quân thù
Hoặc,
“Đeo vòng chỉ tổ nặng tai
“Đeo kiềng nặng cổ hỡi ai có vàng.
Như vậy chỉ nội trong năm 1945, tôi đã được chứng kiến bốn sự kiện của đất nước. Cho đến khi quân Pháp trở lại xâm chiếm Đông Dương, với “chín năm kháng chiến trường kỳ” thì các sự kiện cứ chồng chất lên nhau. Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến là câu mà người dân nào cũng thuộc và làm theo. Nhỏ tuổi thì tham gia kháng chiến theo cách của người nhỏ, lớn làm theo cách của người lớn. Ai cũng có thể tham gia kháng chiến.
Điều ân hận đối với gia đình tôi là khi mẹ tôi qua đời vẫn còn mang trong người một mảnh đạn đại bác của Pháp bắn về làng. Một kỷ niệm sâu sắc, hơn cả những gì mà chị em tôi phải chịu đựng và đối phó.
Hết chín năm chống Pháp đến hai mươi năm chống Mỹ, thời khắc đó không chỉ còn là ký ức của người già chúng tôi nữa. Có biết bao bạn trẻ thời đó ngày nay đã thành ông, thành bà có rất nhiều kỷ niệm được ghi trong tâm khảm, hơn đứt người già chúng tôi, những người chưa từng trải qua bom đạn nơi chiến trường. Vì vậy tôi không kể tiếp nữa, làm vậy có khác nào “đánh trống qua cửa nhà sấm” đâu bạn nhỉ?
Hình trong bài: Tuần lễ vàng năm 1946 tại Hà Nội.

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2022

BẮT TẠM GIAM MỘT ĐỐI TƯỢNG TUYÊN TRUYỀN CHỐNG NHÀ NƯỚC

Công an thành phố Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự và ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam một đối tượng tuyên truyền chống nhà nước.

Ngày 21-5, Công an thành phố Hà Nội cho biết, Cơ quan An ninh điều tra, Công an thành phố Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự và ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam và Lệnh khám xét đối với Trương Văn Dũng, sinh năm 1958, trú tại phường Nam Đồng (Đống Đa, Hà Nội), để điều tra về tội Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, quy định tại Điều 88 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009.
Các Quyết định và Lệnh nêu trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội phê chuẩn.
Cơ quan An ninh điều tra, Công an thành phố Hà Nội đang tích cực điều tra, làm rõ hành vi phạm tội của Trương Văn Dũng để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

CHUYẾN CÔNG DU CỦA THỦ TƯỚNG 'TẠO ĐÀ QUAN HỆ VIỆT - MỸ'

Hơn 60 hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong 7 ngày công du Mỹ giúp quan hệ song phương có thêm đà tiến trong nhiều lĩnh vực, theo quan chức Mỹ và giới chuyên gia.
"Những chuyến thăm cấp cao luôn là dấu mốc ghi nhận và tạo đà quan trọng cho quan hệ hai nước", ông Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, chia sẻ với PV về ý nghĩa chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Mỹ, diễn ra ngày 11-17/5.

Trong chuyến thăm, làm việc đầu tiên tại Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiến hành hơn 60 hoạt động song phương và đa phương, trong đó có dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Mỹ, làm việc tại Liên Hợp Quốc và tiếp xúc với cộng đồng người Việt tại Mỹ.
Thủ tướng cũng đã gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó tổng thống Kamala Haris, Chủ tịch thường trực Thượng viện Patrick Leahy, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, các bộ trưởng quan trọng nhất trong nội các, giới học giả, các doanh nghiệp tập đoàn hàng đầu tại Mỹ.
"Đây là những tiếp xúc, trao đổi trực tiếp ở cấp cao nhất và toàn diện nhất giữa hai nước sau gần hai năm gián đoạn do dịch bệnh", Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc cho biết trong bài trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến đi của Thủ tướng được Bộ Ngoại giao công bố.
Lãnh đạo các bộ, ngành tháp tùng Thủ tướng đã có hơn 40 cuộc gặp, làm việc, tọa đàm với đối tác về các lĩnh vực kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, an ninh, quốc phòng, ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo...
Ông Phạm Quang Vinh nhận định chuyến công tác của Thủ tướng đã truyền tải rất rõ thông điệp "khát vọng của Việt Nam về hòa bình, phát triển, nâng cao vị thế" trong xuyên suốt cả ba nhóm hoạt động đa phương ASEAN - Mỹ, song phương Việt - Mỹ và gặp gỡ đại diện Liên Hợp Quốc.
Thông điệp của Việt Nam được các bên đánh giá cao, đồng thời "tạo ra đà phát triển mới" trong quan hệ giữa Việt Nam và các đối tác mà Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ trong thời gian công tác tại Mỹ, theo ông Vinh.
Trả lời tại buổi họp báo trực tuyến hôm 18/5, ông Daniel J. Kritenbrink, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Vụ Đông Á và Thái Bình Dương, cho biết phía Mỹ rất trân trọng Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ở mọi phiên họp trải rộng trên nhiều vấn đề, trong đó có mong muốn chống biến đổi khí hậu, chống Covid-19, những nguyên tắc các bên cùng chia sẻ về hàng hải và những vấn đề liên quan khác mà hai bên cùng quan tâm.
"Dù hội nghị cấp cao lần này được thiết kế chủ yếu nhằm kỷ niệm mối quan hệ đối tác then chốt với ASEAN, đây cũng là cơ hội quan trọng để nhấn mạnh và kỷ niệm mối quan hệ đối tác tuyệt vời của chúng tôi cùng nhiều nước tại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam", ông chia sẻ.
Nguyên Đại sứ Phạm Quang Vinh lưu ý chuyến thăm diễn ra trong giai đoạn đầu nhiệm kỳ Tổng thống Biden, trong bối cảnh chính quyền của ông đang muốn triển khai mạnh mẽ chiến lược mới tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó nhấn mạnh vai trò của ASEAN và quan hệ với các đối tác chủ chốt. Việt Nam cũng vừa tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 năm 2021, tạo ra những động lực và chủ trương mới cho định hướng phát triển trong nước lẫn hội nhập quốc tế.
Sự trùng khớp về giai đoạn triển khai chính sách giữa hai nước khiến chuyến thăm và làm việc tại Mỹ lần này của Thủ tướng Phạm Minh Chính càng thêm quan trọng. Chuỗi hoạt động của Thủ tướng cũng bao gồm nhiều cuộc tiếp xúc với hàng loạt thành viên nội các và nghị sĩ chủ chốt của Mỹ, góp phần cho nỗ lực tăng niềm tin và hiểu biết lẫn nhau giữa các bên.
Gregory Poling, chuyên gia về Đông Nam Á kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nhận định trong các phát biểu trước công chúng và cuộc tiếp xúc với quan chức cấp cao Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đều nêu bật thông điệp tập trung vào phát triển quan hệ kinh tế, hợp tác chống biến đổi khí hậu và khắc phục hậu quả chiến tranh.
Poling đánh giá Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cho thấy rõ rằng Việt Nam sẵn sàng củng cố quan hệ cùng Mỹ cả trong những vấn đề mới nổi.
"Tuy nhiên, Thủ tướng cũng thể hiện Việt Nam sẽ nhìn nhận loạt sáng kiến của Mỹ như Khung Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, hay cam kết đóng góp mạnh mẽ hơn cho mục tiêu chống biến đổi khí hậu, thông qua các hành động thực tế", ông phân tích. "Mỹ cần mang đến bàn đàm phán những nội dung đủ sức thuyết phục đối với Việt Nam. Cách truyền tải thông điệp rõ ràng như vậy rất quan trọng".
Một trong những hoạt động đầu tiên của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Mỹ là bài phát biểu trước giới nghiên cứu chính sách đối ngoại tại CSIS, trong đó Gregory Poling giữ vai trò điều phối viên.
Chia sẻ thêm về vai trò của sự kiện này, chuyên gia người Mỹ chỉ ra rằng Thủ tướng Phạm Minh Chính là lãnh đạo ASEAN duy nhất có bài phát biểu trước công chúng Mỹ trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Mỹ ở Washington.
"Bằng việc đồng ý phát biểu tại CSIS, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi tín hiệu rằng chính phủ Việt Nam coi trọng mối quan hệ và sẵn sàng làm sâu sắc hơn liên kết với cộng đồng tư vấn chính sách tại Mỹ", Poling chia sẻ
Cơ hội từ hợp tác ASEAN - Mỹ
Ngoài những hoạt động song phương của Thủ tướng Phạm Minh Chính, kết quả từ Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Mỹ cũng góp phần tạo thêm động lực phát triển cho quan hệ giữa Mỹ với Đông Nam Á nói chung và quan hệ Việt - Mỹ nói riêng, theo giới chuyên gia.
Derek Grossman, chuyên gia phân tích cấp cao của tổ chức tư vấn chính sách quốc phòng RAND ở Mỹ, lưu ý Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Mỹ diễn ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Biden trong giai đoạn đầu nhiệm kỳ đang phải ứng phó nhiều vấn đề cần ưu tiên, từ Covid-19, cải cách kinh tế đối nội đến khủng hoảng an ninh tại châu Âu và chiến sự Ukraine.
Washington đã công bố chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Tự do và Mở (FOIP) vào tháng 2, nhưng trụ cột Khung Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF) trong chiến lược này vẫn chưa được làm rõ. "Mỹ vẫn thiếu một chiến lược rộng hơn dành cho khu vực trên phương diện kinh tế", Grossman nhận định. "Chúng tôi vẫn đứng ngoài, trong khi khu vực đang chứng kiến nhiều diễn biến sôi động".
Murray Hiebert, chuyên gia cấp cao thuộc Chương trình Đông Nam Á của CSIS, đánh giá hội nghị thượng đỉnh tại Washington "là bước đầu khả quan" trong nỗ lực nâng mức ưu tiên cho ASEAN trong chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ. Tuy nhiên, cả Mỹ và ASEAN cần nỗ lực hơn nữa để "đảm bảo mối quan hệ đối tác có thể đạt đến những tầm cao mới" tương xứng với tiềm năng.
Trong tuyên bố chung về tầm nhìn sau hội nghị thượng đỉnh, ASEAN và Mỹ nhất trí nâng cấp quan hệ từ Đối tác chiến lược lên Đối tác chiến lược toàn diện. Theo ông Phạm Quang Vinh, đây có thể được xem là một trong những kết quả thành công nhất của sự kiện. Động thái cho thấy ASEAN đạt được đoàn kết nội khối về tầm nhìn quan hệ với Mỹ, mặt khác khẳng định cả ASEAN và Mỹ sẵn sàng xây dựng một tầm nhìn chung dành cho mối quan hệ chiến lược.
"Quyết định này cho thấy dù nhìn nhận hợp tác kinh tế với Mỹ chưa tương xứng với tiềm năng, ASEAN vẫn thống nhất nâng cấp quan hệ hai bên vì giá trị chiến lược của Mỹ, đảm bảo khu vực cân bằng và không ai độc tôn ảnh hưởng", ông Vinh nhấn mạnh.
Quá trình nâng cấp quan hệ ASEAN - Mỹ lên Đối tác chiến lược toàn diện phải chờ đến tháng 11, khi Tổng thống Biden dự kiến đến Đông Nam Á dự chuỗi hội nghị cấp cao của ASEAN. Triển khai mối quan hệ mới từ tầm nhìn đến hành động và sáng kiến thực tế cũng cần chờ thêm thời gian định hình, nguyên Đại sứ nhận định, nhưng cho rằng quan hệ ASEAN - Mỹ sôi động hơn và được nâng tầm chắc chắn sẽ tạo môi trường thuận lợi hơn cho hợp tác và phát triển với các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
"Việt Nam cần đón đầu những sáng kiến và khuôn khổ hợp tác thương mại - đầu tư sắp tới, chủ động xem xét những điểm phù hợp với lợi ích của mình, từ đó chuẩn bị cả nguồn lực và khung pháp lý trong nước để có thể chủ động tranh thủ nguồn lực bên ngoài", ông Vinh chia sẻ.

TÂY NINH: THIẾU TIỀN CHƠI GAME, 02 THANH NIÊN GIẢ DANH CÔNG AN ĐI KIỂM TRA TIỆM CẦM ĐỒ

Khoảng 11h 30 phút ngày 21/5/2022 Công an phường Hiệp Ninh, thành phố Tây Ninh nhận được tin báo của chủ tiệm cầm đồ Thành Đạt địa chỉ tại khu phố Hiệp Lễ, phường Hiệp Ninh, Tp. Tây Ninh, báo tin có 02 người đến kiểm tra cơ sở trong đó có 01 người mặc sắc phục Công an nhân dân và 01 người mặc đồ thường, có nhiều biểu hiện nghi vấn, nên báo tin cho Công an phường Hiệp Ninh đến kiểm tra mời 02 đối tượng trên về trụ sở Công an phường Hiệp Ninh làm việc.

Qua làm việc, 2 đối tượng khai nhận tên: Nguyễn Trần Minh Khang, sinh năm 2007, HKTT: ấp Ninh Hưng 1, xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh (đối tượng mặc trang phục Công an nhân dân) và Huỳnh Thanh Trọng, sinh năm 2005, HKTT: Khu phố Hiệp Bình, phường Hiệp Ninh, TP. Tây Ninh, Tây Ninh.
Các đối tượng cho biết: do thiếu tiền chơi game nên Khang đã nảy sinh ý định mua đồ Công an để đi kiểm tra các cơ sở thu tiền, sau khi mua đủ trang phục Công an. Vào ngày 21/5/2022 Khang mặc đồ Công an (hệ An ninh) đi cùng Trọng đến 03 hộ dân ở địa bàn xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh và kiểm tra lấy lý do thu tiền làm đường và Khang và Trọng đã thu được 200.000₫ (Hai trăm nghìn đồng) của 02 hộ dân. Đến 11h 30 phút Khang và Trọng đến dịch vụ cầm đồ Thành Đạt tại khu phố Hiệp Lễ, phường Hiệp Ninh kiểm tra các giấy tờ của dịch vụ cầm đồ và định thu tiền của tiệm cầm đồ thị bị phát hiện và bị bắt giữ.
Tang vật thu giữ: số tiền 477.000 đồng, 01 xe mô tô biển số: 70KA – 02016, 01 nón kê pi, 02 ve cánh hàm, 01 cặp cầu vai Trung úy, 01 áo Công an, 01 quần Công an, 03 đôi tất Công an, (Nón, áo, quần màu An ninh), 01 đôi giày màu đen, 6 biểu mẫu in biểu mẫu lệnh khám xét khẩn cấp.
Do 02 đối tượng Nguyễn Trần Minh Khang và Huỳnh Thanh Trọng đã thực hiện hành vi vi phạm trên địa bàn xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu, nên Công an phường Hiệp Ninh chuyển Công an xã Bàu Năng xử lý theo thẩm quyền.

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2022

NHỮNG TRÒ LỪA PHỈNH CHƯA DỪNG CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG CHỐNG ĐỐI

__________
Mặc dù Chính phủ Việt Nam đã có chỉ đạo các Bộ, ngành, UBND 04 tỉnh miền Trung và Công ty Formosa khắc phục, chi trả bồi thường, thiệt hại do sự cố môi trường biển năm 2016, thế nhưng các đối tượng trong tổ chức Việt Tân, cầm đầu là linh mục Nguyễn Văn Hùng tại Đào Viên, Đài Loan, Nancy Bùi (tức Triều Giang, quốc tịch Mỹ) và nguyên giám mục Nguyễn Thái Hợp, linh mục Nguyễn Hồng Lĩnh vẫn kêu gào, kích động để kiện Formosa tại Toà pháp viện Đài Loan thời gian qua.

Có thể nói, sau khi vận động, lừa phỉnh nhiều hộ dân ký đơn tập thể qua mạng internet, kêu gọi quyên tiền cho cái gọi là “Hội Công lý cho nạn nhân Formosa” do Việt Tân kích động để khiếu kiện thì đến nay chúng đã tiêu hết toàn bộ số tiền quyên góp và không dám công khai tài chính.

Ngay như Nguyễn Văn Hùng - Việt Tân tại Đài Loan cũng đã xuôi chiều đối với vụ kiện Formosa lên Toà án Đài Loan sau nhiều lần kích động, biểu tình, móc nối với số giám mục, linh mục cực đoan trong nước nhưng không mang lại lợi ích gì cho người dân. Giờ đây, chúng lại tiếp tục vẽ ra một chương trình vận động cho vụ kiện trở lại nhưng bản chất là tổ chức quyên góp tiền thông qua các chương trình bán vé, bán đồ áo, ca nhạc tại các nước. Rõ ràng sau khi trừ chi phí cho Luật sư tại Đài Loan, toàn bộ số tiền mà chúng quyên góp từ mọi miền, người dân lên tới hàng trăm tỷ đồng đã lọt vào tay số chống đối để tiêu xài cá nhân vô tội vạ.
Để níu kéo những gì vớt vát được, Nancy Bùi tiến hành phỏng vấn giám mục Nguyễn Thái Hợp đã nghỉ hưu để tiếp tục kêu gọi, vận động cho vụ kiện tại Đài Loan. Đáng cười là hiện nay ngay chính Nguyễn Văn Hùng cũng đã chán ngán với việc này và có sự ăn chia không rõ ràng giữa các thành viên trong Hội Công lý cho nạn nhân Formosa.
Câu chuyện tấu hài tiếp tục được các đối tượng xào nấu thông qua buổi quyên góp vào ngày 27/5/2022 sắp tới. Có lẽ việc kiện cáo này đã trở thành miếng mồi ngon cho các đối tượng chống phá Việt Nam trong và ngoài nước.
Thực tế thì 04 tỉnh miền Trung cơ bản đã chi trả đầy đủ số tiền cho các hộ dân, doanh nghiệp và các khu vực bị ảnh hưởng. Ngay tại Hà Tĩnh, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, hiện nay đã chi trả: Tổng quyết toán kinh phí hỗ trợ khẩn cấp theo Quyết định số 772/QĐ-TTg ngày 09/5/2016 và Quyết định số 1138/QĐ-TTg ngày 25/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ: 24.259 triệu đồng; Tổng quyết toán kinh phí hỗ trợ bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển theo Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 29/9/2016, Quyết định số 309/QĐ-TTg ngày 09/3/2017 và Văn bản số 1826/TTg-NN ngày 28/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ: 1.748 tỷ đồng.
Hiện nay, Công ty Formosa cũng đã hoàn thành khắc phục toàn bộ 53/53 vi phạm đã được chỉ ra, tiến hành nhiều biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật và có sự giám sát chặt chẽ của các Bộ, ngành, UBND tỉnh.
Đóng góp của Công ty Formosa vào nền kinh tế là quá rõ, nhất là sau khi 02 lò cao đi vào hoạt động đã nâng cao năng lực sản xuất của FHS. Theo đó, tính đến cuối năm 2021, FHS đã cán mốc doanh thu khoảng 5 tỷ USD, tăng 76% so với năm 2020, lợi nhuận ước tính cả năm đạt trên 1 tỷ USD. Đây là con số vượt mốc lợi nhuận cao nhất sau 5 năm FHS đi vào ổn định sản xuất. Chỉ trong vòng 1,5 tháng đầu năm 2022, Formosa Hà Tĩnh đã đóng góp cho Hà Tĩnh gần 472 triệu USD tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (trong đó chiếm hơn 70% là kim ngạch nhập khẩu) và đóng nộp ngân sách Nhà nước hơn 1.700 tỷ đồng; ủng hộ tiền công tác phòng, chống dịch Covid-19 cho địa phương hàng tỷ đồng.
Như vậy, rõ ràng việc kích động của Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Thái Hợp, Nancy Bùi và các đối tượng phản động Việt Tân liên quan vụ kiện tại Đài Loan là việc làm sai trái, cổ xuý các hoạt động chống đối vào trong nước, lừa phỉnh người dân để trục lợi từ những sự đóng góp của họ. Chúng ta cần nhìn rõ bản chất và lên án việc này bởi một khi cấu kết với Việt Tân khủng bố thì chúng đang đi ngược lại với lợi ích quốc gia, dân tộc để chống phá đất nước.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA CUỘC GẶP VỚI CỐ VẤN AN NINH HOA KỲ

Về đoạn clip nói chuyện bên lề của Thủ tướng Phạm Minh Chính với các quan chức Việt Nam trong chuyến thăm Mỹ đang lan tràn trên mạng
Hai đài Việt ngữ VOA (Hoa Kỳ) và RFA (Pháp) đang cho đăng trên trang mạng xã hội của họ đoạn clip được lấy từ trang youtube của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có nội dung về cuộc trò chuyện bên lề của Thủ tướng Phạm Minh Chính với các quan chức cấp cao phái đoàn Việt Nam trước cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken vài phút đồng hồ.

Đặc biệt là trên mạng xã hội facebook nhiều trang fb cá nhân đã đăng lại với những lời bình luận trái chiều cuộc trao đổi này. Vậy sự thật thì Thủ tướng đã trao đổi với thành viên cao cấp của phái đoàn những gì?
Trong phái đoàn Việt Nam của Thủ tướng gặp Ngoại trưởng Mỹ Blinken hôm 13/5 có Bộ trưởng Công an Tô Lâm, Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên, Thống đốc Ngân hàng Nguyễn Thị Hồng, Thứ trưởng Quốc phòng Phạm Hoài Nam, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Dũng.
Cuộc nói chuyện bên lề được cho là “tán gẫu” của Thủ tướng với các thành viên trong đoàn chủ yếu là nhận xét về các quan chức cấp cao Hoa Kỳ trong đó có nói đến hai nhân vật, thứ nhất là cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan, và cựu phó cố vấn an ninh quốc gia dưới thời Trump, Matt Pottinger.
Mở đầu đoạn Clip Thủ tướng dường như nhắc nhở các trợ lí của ông về tầm quan trọng của cuộc gặp sắp tới với cố vấn an ninh quốc gia Sullivan, ông chỉ thị phải dành nhiều thời gian để chuẩn bị cho cuộc gặp với ông Sullivan, vì theo Thủ tướng quan sát, trong buổi tiếp chiêu đãi các lãnh đạo Asean, ông Biden chỉ để mỗi Jake Sullivan dự.
Sau đó Thủ tướng bắt đầu trao đổi với Thứ trưởng Quốc phòng Phạm Hoài Nam khi ông này bước vào phòng họp. Thứ trưởng Phạm Hoài Nam nói: "chúng ta phải nêu quan điểm rõ ràng, và chính họ cũng phải ngại..”, Thủ tướng đồng quan điểm và nói “chúng ta nêu quan điểm rõ ràng, sòng phẳng, không có sợ gì”.
Ngay khi Bộ trưởng Công an Tô Lâm bước vào phòng, Thủ tướng có đùa, “đối tác của Đại tướng Tô Lâm vui lắm”, ý nói về ông Sullivan. Bộ trưởng Tô Lâm lập tức quay sang hỏi đại sứ Nguyễn Quốc Dũng, “có tay Matt Pottinger Phó cố vấn an ninh quốc gia giờ đi đầu rồi?”, ông Dũng trả lời Pottinger đã nghỉ và đi dạy trong các trường Đại học. Thủ tướng quay sang nói với Bộ trưởng Tô Lâm, qua TT Biden tiếp trong Nhà Trắng chỉ có mỗi Sullivan”. Bộ trưởng Tô Lâm nói tiếp: ông này có vợ quê gốc ở Trà Vinh. Bây giờ là học giả nhưng có thể quay lại bất kì lúc nào nếu phe Cộng Hòa nắm quyền, nhanh lắm.” Ở đây, Bộ trưởng Tô Lâm đã đưa ra một nhận định phổ biến trong giới nghiên cứu quan sát chính trường Mỹ về cuộc đấu tranh không hồi kết giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hoà cứ 4 năm một lần khi bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra.
Sau đó Thủ tướng và Bộ trưởng Công an tiếp tục ca ngợi Cố vấn an ninh Quốc gia Sullivan, Bộ trưởng Tô Lâm nhận xét “tay này rất trẻ và giỏi, sinh năm 1976”.
Thủ tướng có nhắc lại rằng trong cuộc chiêu đãi của Tổng thống Biden dành cho các lãnh đạo Asean, ông ngồi giữa ông Biden và ông Sullivan, Tổng thống ngồi nói chuyện với ông nhiều quá đến nỗi ông Sullivan phải nhắc khéo Tổng thống bằng một mảnh giấy.
Trên mạng xã hội hiện nay xuất hiện nhiều bình phẩm thiếu thiện chí về cuộc trao đổi này, họ cho rằng Thủ tướng dùng ngôn từ không đúng mực, và rằng để thấy các quan chức Việt Nam nghĩ gì về người Mỹ.
Qua cuộc nói chuyện cho thấy Thủ tướng và cộng sự của ông thể hiện bản lĩnh, đặc biệt Thủ tướng có những quan sát, nhận xét rất sắc sảo. Bộ trưởng Công an Tô Lâm và Thứ trưởng Quốc phòng Phạm Hoài Nam là những người am hiểu sâu về giới chức Mỹ và chính trường Hoa Kỳ.
Cũng như cha anh mình chắc chắn họ là một thế hệ “biết mình biết ta” trong cuộc chơi không dễ dàng gì với người Mỹ.

TRAO GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHO HAI CÔNG TRÌNH KHOA HỌC VỀ QUÂN SỰ

Hai công trình lĩnh vực quốc phòng do đội ngũ nhà khoa học tại Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel thực hiện được trao giải thưởng Hồ Chí Minh.
Giải thưởng được Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Quốc phòng tổ chức trao sáng 19/5. Giải thưởng được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao cho nhóm tác giả.

Đây là hai công trình được Hội đồng cấp Nhà nước xét và đề nghị trao giải trong số ba công trình được Bộ Quốc phòng xét chọn trong năm 2020. Trong đó có một cụm công trình thuộc lĩnh vực khoa học xã hội của Học viện Chính trị; hai công trình còn lại thuộc lĩnh vực quân sự, quốc phòng của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Theo Cục Khoa học Quân sự (Bộ Quốc phòng), hai công trình của Tập đoàn Viettel được thực hiện bởi đội ngũ 49 nhà khoa học, cán bộ trẻ, được đào tạo chuyên sâu. Hai công trình này đã được ghi nhận trên thế giới, đạt hai chứng nhận sáng chế quốc tế về công nghệ và được cấp bằng độc quyền; 8 sáng chế được cấp bằng độc quyền tại Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của khoa học và công nghệ nói chung và trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng nói riêng. Đây là chủ trương nhất quán, quốc sách hàng đầu và là một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nhất là trong giai đoạn mới.
Chúc mừng cá nhân, tổ chức khoa học có công trình được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước đánh giá, đây là công trình có giá trị to lớn, thể hiện trí tuệ và tài năng của các nhà khoa học quân sự. Giải thưởng là sự ghi nhận, đánh giá cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những chiến công thầm lặng của các nhà khoa học quân sự Việt Nam.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương tiếp tục quan tâm lãnh đạo, thực hiện tốt chính sách bồi dưỡng, trọng dụng cán bộ khoa học và công nghệ; tạo môi trường thuận lợi để cán bộ khoa học và công nghệ phát triển và hưởng lợi ích xứng đáng với giá trị lao động sáng tạo của mình. "Phải từng bước tự chủ công nghệ, từ nghiên cứu, thiết kế đến sản xuất để phát triển các sản phẩm khoa học công nghệ, quốc phòng; các loại vũ khí, trang thiết bị phù hợp với địa hình, tác chiến của quân đội ta", Chủ tịch nước nói.
Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ là giải thưởng Đảng và Nhà nước dành cho tác giả công trình, cụm công trình khoa học và công nghệ đặc biệt xuất sắc, có tính đột phá về khoa học và công nghệ, hiệu quả kinh tế - xã hội, có giá trị to lớn; góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Qua năm lần xét tặng giải thưởng vào các năm 1996, 2000, 2005, 2010 và 2015, đã có 17 công trình, cụm công trình của các tác giả thuộc Bộ Quốc phòng được nhận Giải thưởng cao quý này.
Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ đợt 6 được Bộ Khoa học và Công nghệ - Cơ quan Thường trực triển khai từ tháng 12/2020, Bộ Quốc phòng đã giao cho Cục Khoa học quân sự - Cơ quan Thường trực của Bộ Quốc phòng, phối hợp tổ chức xét tặng giải thưởng trong Bộ Quốc phòng./.

“NHỮNG NGÀY VIỆT NAM” TẠI THÀNH PHỐ SAINT PETERSBURG-NGA

Nhân kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính quyền thành phố St.Petersburg-LB Nga đã tổ chức “Những ngày Việt Nam” tại đây với nhiều hoạt động phong phú và hết sức ý nghĩa. Một trong số đó là thắp sáng cây cầu Cung Điện bằng đèn màu đỏ và vàng- màu cờ Tổ quốc của Việt Nam.

Vào lúc 22h15 tối 17/5, cây cầu Cung Điện nổi tiếng bắc qua sông Neva ở thành phố Saint.Petersburg-Nga đã được thắp sáng bằng 600 bóng đèn LED tiết kiệm điện với hai màu chủ đạo là đỏ và vàng- màu cờ của Việt Nam. Việc này sẽ tiếp tục cho đến tối 20/5.
Bác Hồ - Người đã dành trọn cuộc đời, tâm huyết của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Hình ảnh về một vị lãnh tụ vĩ đại, đáng kính sẽ mãi vĩnh hằng trong trái tim mỗi thế hệ người Việt Nam và cả bạn bè quốc tế đặc biệt trong đó có Liên Xô.

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2022

CON GÁI TỔNG THỐNG INDONESIA KỂ CHUYỆN “ĐÔI DÉP BÁC HỒ”

Đạo đức, phong cách và lối sống thanh tao, giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh giành được sự kính trọng lớn của các chính khách, nhà nghiên cứu, báo giới và người dân “quốc gia vạn đảo.”
Tại Indonesia, người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Hồ Chí Minh - hay còn được gọi bằng cái tên thân mật “Paman Ho (Bác Hồ)” - thường được nhắc đến với tư cách là người đặt nền móng cho mối quan hệ hữu nghị gắn bó hơn 65 năm qua giữa hai dân tộc.

Không chỉ vậy, đạo đức, phong cách, lối sống thanh tao, giản dị của Người cũng giành được sự kính trọng lớn của các chính khách, nhà nghiên cứu, báo giới và người dân “quốc gia vạn đảo.”
Rất nhiều lần, kỷ niệm về “Đôi dép Bác Hồ” đã được bà Megawati Sukarnoputri - Chủ tịch đảng Dân chủ Đấu tranh (PDI-P), nguyên Tổng thống thứ năm của Indonesia và là con gái của nhà lãnh đạo lập quốc Sukarno - kể lại trong các lễ kỷ niệm quan hệ hai nước, công bố sách về Tổng thống Sukarno, cũng như trong các buổi tiếp thân tình tại tư gia dành cho các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đoàn khách Việt Nam.
Trong một lần như vậy, câu chuyện “mắt thấy, tai nghe” hơn 60 năm trước trong chuyến thăm lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Indonesia vào ngày 27/2/1959 đã được “con gái người đọc tuyên ngôn độc lập Indonesia” thuật lại một cách chi tiết và đầy xúc động trong buổi tiếp đoàn cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia và phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Jakarta.
Nói về kỷ niệm trong thời khắc lịch sử đó, bà Megawati (thường được gọi thân mật là Mega) cho biết cha bà - Tổng thống đầu tiên của Indonesia Bung Karno (tên thân mật của Tổng thống Sukarno) - thường kể cho các con nghe về các đoàn khách nước ngoài đến thăm Indonesia.
Trước cuộc gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Bung Karno kể rằng Người là một nhà đấu tranh và cha mời Người đến Indonesia. Lúc đó, bà và các anh chị em trong nhà được yêu cầu cùng cha đón Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cung điện Độc lập và được dặn trước rằng “Người ăn mặc giản dị lắm. Người thường đi dép.”
Bà Mega kể lại: “Chúng tôi được cha dạy rằng khi có đoàn khách cấp cao đến, chúng tôi phải ăn mặc gọn gàng, quần áo truyền thống dân tộc và dĩ nhiên luôn phải đi giày đẹp. Bởi vậy khi nghe nói có vị Chủ tịch đi dép tôi luôn miệng hỏi: Tại sao ngài ấy lại đi dép? Như thế là không lịch sự vì cần phải đi giày. Bố tôi nói: Tí nữa con hãy hỏi Bác Hồ. Và chúng tôi đã gọi Người là Bác Hồ.”
Theo bà Mega, sau đó Bác Hồ đến và Người thật sự đã đi một đôi dép. Song bà ngay lập tức cảm thấy rất thiện cảm bởi vì cảm nhận được rất rõ rằng Bác Hồ rất yêu quý trẻ con.
“Tôi đã nhìn vào đôi chân của Người và thật sự là Người đã đi một đôi dép,” bà Mega kể và nhớ lại: “Sau khi mời Người ngồi vào phòng khách, cha tôi đã hỏi: ‘Con gái tôi hỏi tại sao Bác Hồ lại đi dép, tại sao không đi giày?’ Lúc đó, Người đã trả lời chúng tôi rằng ‘Sau này khi cuộc đấu tranh thắng lợi, Bác mới đi giày’.”
Theo bà Mega, “đó là một điều phi thường” và là “kỷ niệm đáng nhớ nhất” của bà trong cuộc gặp lịch sử vốn đã đặt nền tảng cho quan hệ hữu nghị bền chặt giữa hai nước láng giềng anh em.
Cho rằng cuộc gặp này là nơi Tổng thống Bung Karno và Chủ tịch Hồ Chí Minh thống nhất lý tưởng đấu tranh cho vận mệnh dân tộc, nữ Tổng thống đầu tiên của Indonesia cũng cho rằng câu trả lời giản dị của Người thể hiện “niềm tin vào nền độc lập của Việt Nam.”
Sinh ngày 23/1/1947, bà Megawati chính thức tham gia các hoạt động chính trị vào năm 1987 với tư cách đại biểu Hội đồng Hiệp thương nhân dân (MPR, Hạ viện) - cơ quan quyền lực tối cao của Indonesia. Bà được bầu và liên tục giữ chức Chủ tịch đảng Dân chủ Indonesia (PDI, được đổi tên thành PDI-P từ năm 1998).
Với uy tín chính trị cao của bà Megawati, PDI-P đã giành được số phiếu cao nhất trong cuộc bầu cử quốc hội tháng 8/1999. MPR đã bầu bà Megawati làm Phó Tổng thống vào ngày 21/10/1999 và Tổng thống vào ngày 23/7/2001.
Trong nhiệm kỳ kéo dài đến ngày 20/10/2004, nữ Tổng thống đầu tiên của Indonesia đã có hai chuyến thăm chính thức đến Việt Nam vào tháng 8/2001 và tháng 6/2003.
Mặc dù rất bận bịu, Chủ tịch của đảng PDI-P cầm quyền vẫn luôn dành tình cảm đặc biệt đối với Việt Nam và quan tâm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Indonesia-Việt Nam.
Nguyên Tổng thống Megawati Sukarnoputri thường xuyên tham gia và bảo trợ cho nhiều hoạt động kỷ niệm quan hệ hai nước, trong đó mới nhất là triển lãm ảnh kỷ niệm 60 năm chuyến thăm lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Indonesia được tổ chức vào tháng 11/2019 và kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Indonesia-Việt Nam vào tháng 12/2020 tại nhiều thành phố lớn của Indonesia./.

NGHĨ ĐỜI NÓ BẠC!

------------------------------
Chiều nay, thông tin đối tượng rân chủ Phạm Minh Vũ bị tai nạn cả gần 3 tuần nay đang sống thực vật, thập tử nhất sinh, được tiên lượng xấu được một số đối tượng phản động loan báo. Hiện chưa có thông tin chính thức về vụ việc này nhưng tất cả đều giật mình và nhận ra rằng, tài khoản Phạm Minh Vũ đúng là 3 tuần nay không đăng bài viết xuyên tạc nào nữa rồi.

Tròn 30 tuổi, có gần 10 năm đi theo tiếng gọi của Việt Tân, không nề hà vất vả, hiểm nguy, trở thành một đảng viên, cơ sở nội địa tích cực của Việt Tân. Vào tù ra tội cũng vì sự nghiệp “canh tân” đất nước của Việt Tân. Trở thành một cây bút chủ lực thường xuyên có các bài chống phá trên trang facebook cá nhân cũng như trang facebook của Việt Tân. Hồi đầu năm khi tuyển nam Việt Nam thắng Trung Quốc, Minh Vũ đã được cả cư dân mạng khen là ng.u khi “bắt” Thủ tướng nhà ta phải ngồi im không được ăn mừng chiến thắng. Mới hôm nào còn mạnh miệng mắng chửi quê hương, vậy mà giờ nằm im một chỗ đợi trời gọi dạ thì vâng.
Công lao của Phạm Minh Vũ với Việt Tân không nhỏ, thằng nhỏ luôn hết lòng vì Việt Tân. Vậy mà nếu như theo đúng thông tin trên thì Phạm Minh Vũ đã gặp tai nạn được 3 tuần rồi. Không 1 dòng tin loan báo. Không 1 lời hỏi thăm. Chắc chẳng được cái phong bì động viên gia đình thậm chí là sẽ xù tiền nhuận bút. Việt Tân đang thể hiện một sự đời bạc như vôi khi những con người gắn mình với thân đời phản động. Việt Tân đã hủy hoại 1 thanh niên trẻ, hủy hoại niềm hi vọng của 1 gia đình. Và giờ đây, khi Phạm Minh Vũ nằm im 1 chỗ thì cũng chỉ có vài kẻ đồng nghiệp phản động gửi lời tiếc thương.
Ngẫm đời phản động, nó bạc thật!