KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2022

PHÁT NGÔN ĐANH THÉP CỦA CHIẾN SĨ CÁCH MẠNG TRONG BỨC ẢNH NỔI TIẾNG "NỤ CƯỜI CHIẾN THẮNG"

Người con gái cách mạng trong bức ảnh nổi tiếng "Nụ cười chiến thắng" là Bà Võ Thị Thắng, sinh ra tại xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Năm 9 tuổi, bà bắt đầu bước chân vào con đường cách mạng bằng việc tham gia đưa thư, mang cơm cho cán bộ trong hầm bí mật. Năm 13 tuổi, bà thi đậu vào trường công lập Gia Long Sài Gòn (nay là trường Nguyễn Thị Minh Khai); 16 tuổi là thành viên Mặt trận dân tộc giải phóng huyện Bến Lức - Long An và khi 17 tuổi, được tổ chức điều về Sài Gòn hoạt động trong phong trào thanh niên - sinh viên - học sinh.

Tháng 7/1968, Võ Thị Thắng được giao nhiệm vũ ám s*t Trần Văn Đỗ, người được cho là “mật vụ chỉ điểm” tại quận 6. Trong khi thực hiện, không may mắn, Võ Thị Thắng bị địch bắt, tù đày và tra t*n dã man. Tuy nhiên chừng đó vẫn không đủ làm người con gái ở lứa tuổi xuân thì ấy mất đi ý chí đấu tranh và khí tiết của người chiến sĩ cách mạng.
Ngày 2/8/1968, Võ Thị Thắng được đưa ra trước tòa án quân sự mặt trận 3 vùng chiến thuật của chính quyền Sài Gòn. Khi ấy một thành viên trong hội đồng xét xử đã vội hả hả tự đắc: “Vậy là cuộc đời cô nữ sinh kể từ đây chôn vùi trong khám tối”. Nhưng ngay lập tức, Thắng đã đanh thép vặn lại: “Liệu chính quyền các ông có tồn tại đến 20 năm để bỏ tù tôi không?”. Thực tế đã chứng minh lời nói của bà. Ngày 7/3/1974, Võ Thị Thắng và nhiều chiến sĩ cách mạng khác đã được trả tự do theo

MINH CHỨNG SỐNG ĐỘNG VỀ MỐI QUAN HỆ GẮN BÓ SẮT SON VIỆT NAM – CAMPUCHIA

Sáng 20/6, tại khu vực biên giới giữa huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước và huyện Memot, tỉnh Tbong Khmum, Campuchia Thủ tướng Hun Sen đã chủ trì lễ đón Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang dự các hoạt động kỷ niệm bên phía Campuchia.

Tại Lễ kỷ niệm lần thứ 45 năm “Hành trình hướng tới lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot” của Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Lễ kỷ niệm có ý nghĩa hết sức quan trọng kỷ niệm 45 năm bắt đầu hành trình đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot của Thủ tướng Hun Sen, đưa đất nước Campuchia hồi sinh, thể hiện sự hợp tác và đoàn kết đặc biệt giữa hai nước, lại càng có ý nghĩa hơn khi diễn ra trong bối cảnh hai nước đang kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (24/6/1967-25/6/2022) và Campuchia vừa tổ chức thành công cuộc bầu cử Hội đồng xã phường khoá V ngày 5/6/2022.
Lên án thảm họa diệt chủng mà người dân Campuchia phải gánh chịu và những tội ác xâm lược tàn bạo của bè lũ Pol Pot đối với nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam đã chia sẻ khó khăn, hết lòng giúp để xây dựng lực lượng cho cách mạng Campuchia; đồng thời hỗ trợ và phối hợp với lực lượng nổi dậy Campuchia đấu tranh chống lại tập đoàn phản động Pol Pot.
Đáp lời kêu gọi của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, sau khi thực hiện quyền tự vệ chính đáng, chặn đứng hành động gây chiến tranh xâm chiếm biên giới Tây Nam Việt Nam của tập đoàn phản động Pol Pot, Việt Nam đã giúp lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia giải phóng dân tộc khỏi nạn diệt chủng, khôi phục, xây dựng lại đất nước.
Đến năm 1989, theo thoả thuận giữa hai Nhà nước, Việt Nam rút hết quân tình nguyện về trong niềm tự hào, vinh quang, với những tình cảm lưu luyến, thắm thiết nghĩa tình của nhân dân Campuchia anh em, hoàn thành nghĩa vụ quốc tế cao cả, vẻ vang, trong sáng, hiếm có trong lịch sử quan hệ quốc tế.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Nhân dịp kỷ niệm sự kiện đặc biệt trọng đại này, chúng ta thành kính tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn và sự hy sinh anh dũng của những người con ưu tú của cả hai dân tộc trong cuộc đấu tranh cao cả đó, đặc biệt là các anh hùng liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, các cựu cán bộ, chuyên gia, đội ngũ cựu Quân tình nguyện Việt Nam, đã kề vai sát cánh với những người con anh hùng của đất nước Campuchia anh em không tiếc máu xương, hy sinh thân mình để đánh đổ chế độ diệt chủng, hội sinh đất nước Campuchia, vun đắp cho tình đoàn kết, gắn bó, hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai dân tộc Việt Nam - Campuchia, khẳng định chính nghĩa và đóng góp vào những lý tưởng cao đẹp của các lực lượng tiến bộ trên thế giới.
Theo Thủ tướng, kỷ niệm 45 năm “Hành trình hướng tới lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot” không chỉ nhắc nhở chúng ta ghi nhớ dấu mốc lịch sử về sự khởi nguồn của cuộc đấu tranh vì lương tâm, phẩm giá con người, vì chính nghĩa lật đổ chế độ diệt chủng tàn bạo mà còn là minh chứng sống động về mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết, thủy chung, gắn bó sắt son giữa hai dân tộc Việt Nam – Campuchia.
Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ sự cảm ơn chân thành và sâu sắc về sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu mà các thế hệ lãnh đạo và nhân dân Campuchia đã dành cho nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Hun Sen cảm ơn Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã nhận lời mờ tham dự lễ kỷ niệm, phía Việt Nam đã hỗ trợ, phối hợp phía Campuchia tổ chức sự kiện quan trọng này.
Ông nêu rõ, phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tổng kết một cách minh bạch, rõ ràng về hành trình lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot, hồi sinh đất nước của cá nhân ông và nhân dân Campuchia, cũng như về quan hệ giữa hai nước trong lịch sử.
Thủ tướng Hun Sen cho biết khi đó ông có 4 lựa chọn: Một là sử dụng lực lượng mà ông đang chỉ huy để khởi nghĩa vũ trang, nhưng nếu lựa chọn phương án này, lực lượng mà ông chỉ huy sẽ sớm bị tiêu diệt trong bể máu.
Lựa chọn thứ hai là sang Việt Nam. Lựa chọn thứ ba là không làm gì, để mặc chế độ diệt chủng Pol Pot tiếp tục gây tội ác; và lựa chọn thứ tư là tự sát. Thủ tướng Hun Sen từng kể lại rằng khi ấy “chẳng còn gì ngoài hai bàn tay trắng và ngồi chờ cái chết”.
Trong thời khắc gian nan đó, Thủ tướng Hun Sen cùng một số cán bộ yêu nước của Campuchia, đã quyết định sang Việt Nam bày tỏ ý nguyện của nhân dân Campuchia mong muốn nhận được sự giúp đỡ từ Việt Nam. Như ông từng phát biểu, căn cứ vào tình hình chính trị trong nước và quốc tế lúc đó, không còn con đường nào khác.
Thủ tướng Hun Sen nhấn mạnh lịch sử đã chứng minh nếu không có “hành trình lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot” bắt đầu vào ngày 20/6/1977 và những sự kiện tiếp theo thì Campuchia không thể có ngày hôm nay.
Ông một lần nữa khẳng định rằng hành động của Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, các chiến sỹ quân tình nguyện Việt Nam đã tham gia cùng Campuchia trong sự nghiệp giải phóng đất nước, cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot, hồi sinh và phát triển đất nước.
Thủ tướng Hun Sen cũng bày tỏ tự hào đã có nhiều đóng góp cho quan hệ 45 năm qua giữa Việt Nam và Campuchia; trong đó có việc cùng nhau từng bước hoàn thành việc phân giới cắm mốc biên giới, đưa những vùng biên giới từng bị chiến tranh tàn phá thành khu vực hoà bình, ổn định và hợp tác toàn diện.
Hai Thủ tướng bày tỏ vui mừng khi cùng với sự vươn lên mạnh mẽ, không ngừng của đất nước Chùa Tháp, tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống và quan hệ hợp tác toàn diện tốt đẹp giữa Việt Nam và Campuchia tiếp tục được củng cố và phát triển trên nhiều lĩnh vực, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, góp phần quan trọng vào hòa bình, ổn định, phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Hai Thủ tướng khẳng định coi trọng mối quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”, mong muốn không ngừng củng cố và tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, cùng nhau thắt chặt, làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đoàn kết hữu nghị truyền thống quý báu giữa hai dân tộc “mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững”.
* Nhân dịp tham dự Lễ kỷ niệm tại Campuchia, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cùng Thủ tướng Hun Sen tham quan một số hình ảnh và hạng mục công trình khu vực lịch sử quân sự Techo Koh Thmar X16 tại huyện Memot, tỉnh Tbong Khmum của Campuchia; đồng thời cùng trồng cây lưu niệm, cắt băng khánh thành và thăm quan Nhà Hữu nghị Campuchia - Việt Nam.
Thủ tướng Hun Sen nhấn mạnh lễ khánh thành Toà nhà Hữu nghị do Bộ Quốc phòng Việt Nam hỗ trợ Bộ Quốc phòng Campuchia nhân dịp này có ý nghĩa thiết thực chào mừng kỷ niệm lần thứ 45 năm hành trình lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot và kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Campuchia; góp phần nâng cao hiệu quả hợp tác, xây dựng biên giới Campuchia-Việt Nam hoà bình, ổn định và bền vững./.

MỘT BÀI HỌC LỊCH SỬ VỀ SỰ THỰC, MỘT BÀI HỌC CẦN ĐƯỢC GHI NHỚ!

Người phụ nữ bé nhỏ ấy là To Thi Nau (có thể là Tô Thị Nâu), một liên lạc viên quân Giải phóng, đã hỗ trợ đưa một tiểu đội quân Giải phóng thoát đi an toàn nhưng cô ấy không di tản thành công và bị bắt lại. Còn những người đi bên cạnh là các binh lính thuộc lực lượng SAS - lực lượng đặc nhiệm khét tiếng thế giới, thuộc quân đội Úc. Nếu ai từng chơi các các game bắn súng, chắc là biết đến SAS rồi.
Người phụ nữ ấy phải chịu đựng những gì?

Hai người lính đặc nhiệm SAS bắt cô ấy, trói cô ấy ra giật cánh khuỷu, ép cô ấy ngửa mặt lên trời và phủ một chiếc khăn ướt lên mặt cô ấy. Và khi cô ấy hít vào, chiếc khăn ướt đó bịt đường thở của cô ấy, khi thở ra, chiếc khăn mắc nghẹn khiến cô ấy thở rất khó nhọc. Đau đớn hơn, mỗi khi cô ấy tìm cách thở ra, họ lại xối nước cô ấy từ trên cao, khiến cô ấy mắc nghẹn và ho sằng sặc.
Đám lính ấy cứ làm như vậy trong nửa giờ đồng hồ. Một tiểu đội lính Úc thay phiên nhau làm như vậy và chúng cười phá lên giữa rừng núi. Cô ấy im lặng và chỉ cố tìm cách để thở.
Rồi, đám lính này nói với thông dịch viên rằng: “Hãy khai ra nếu móng tay của mày sẽ bị rút hết, tụi tao sẽ bịt lại các lỗ trên người mày - bao gồm mũi, tai và vùng kín. Và tụi tao sẵn sàng làm những thứ hơn cả những gì mày có tưởng tượng ra”.
Và những chi tiết trên bị Chính phủ Úc và quân đội Úc che giấu suốt bao nhiêu năm. Bao nhiêu cuộc điều tra, bao nhiêu phiên điều trần đều phủ nhận tội ác với cô gái To Thi Nau ấy. Thủ tướng Úc John Gorton cho rằng cô gái To Thi Nau đã diễn cảnh “tra tấn”, quần áo ướt cũng là diễn (?), nghị trường nước cười nhạo cô gái này và phủ nhận mọi cáo buộc.
Cho đến một ngày ở tháng 4/2010, Peter Barham - cựu lính SAS, thông dịch viên và người có mặt trực tiếp vào hôm cô gái To Thi Nau bị tra tấn ấy, quyết định đưa toàn bộ diễn biến buổi tra tấn hôm đó ra với truyền thông.
Peter Barham: “Tôi đã bị gương mặt cô ấy ám ảnh trong 44 năm. Đã đến lúc sự thực trở về với sự thực”. Trước đó, Chính phủ Úc, Bộ Quốc phòng Úc đã gây sức ép bắt buộc Peter Barham phải im lặng, đổi lại Peter Barham được trở về úc, phục vụ trong quân đội, có một vị trí tốt. Nhưng sau đó, do quá ám ảnh, ông đã từ chức và trở thành một người nghiện rượu trong những thập kỷ tiếp theo…
Chuẩn tướng Oliver Jackson, người chịu trách nhiệm tại Núi Đất (Bà Rịa - Vũng Tàu) của quân đội Úc đã ra lệnh điều tra vụ tra tấn này xem có thực hay không. Nhưng quyết định nhanh chóng bị lãng quên vì VNCH khi ấy không phê duyệt Công ước Genève về đối xử nhân đạo với tù binh nên VNCH có quyền “hạ sát bất cứ ai nếu thấy cần thiết”... Điều tra cũng không giải quyết được gì cả và cũng không cần thiết. Vì mọi tội ác đều sẽ được coi như chưa từng tồn tại…
“Chiến tranh bóp chết những người đàn ông trẻ tuổi. Và ăn mòn linh hồn của những người còn sống như tôi" - Peter Barham
Peter Barham đã tìm kiếm thông tin về cô gái này trong suốt 4 tháng sau đó khi anh này vẫn còn ở Núi Đất và trong 44 năm sau, ông ấy vẫn khao khát tìm kiếm thông tin về To Thi Nau - nhưng chưa bao giờ được hồi đáp.
Lịch sử là những thứ tồn tại và không tồn tại. Có biết bao nhiêu điều mà sách giáo khoa, báo chí, truyền thông… không bao giờ ghi lại, nói đến hoặc bàn tán. Lịch sử ở trong những người còn sống và nhiều khi, có những sự thực lịch sử đã tan biến theo những con người ấy…
Rồi sẽ đến một ngày, những câu chuyện lịch sử ấy dần nhạt phai, dần nhẹ đi...
Xin mượn tâm sự của Peter Barham để kết thúc: "Tôi đã rất vui vì đã đưa ra sự thực. Tôi dường như đã không sống trong 44 năm qua” - Peter Barham.
Còn chúng ta, những thế hệ sau mấy chục năm chiến tranh ấy, nghĩ gì về những gì mà thế hệ trước đã trải qua?

ĐÌNH CÔNG, PHẢN ĐỐI VÌ CHI PHÍ SINH HOẠT TĂNG CAO

80.000 NGƯỜI BỈ ĐÌNH CÔNG, PHẢN ĐỐI VÌ CHI PHÍ SINH HOẠT TĂNG CAO, YÊU CẦU EU ĐÀM PHÁN VỚI PUTIN VÀ NGỪNG CAN THIỆP VÀO UKRAINE!
Ngày 20/06, các công đoàn tại Bỉ cho biết đã có tới 80k người Bỉ xuống đường phản đối chi phí giá sinh hoạt tăng cao. Sân bay Brussels và các phương tiện công cộng ngừng trệ vì không có người làm. Có nhiều người biểu tình Bỉ yêu cầu Chính phủ Bỉ thúc giục EU ngừng can thiệp vào Ukraine, hãy đàm phán với Putin. Các cuộc biểu tình tương tự cũng diễn ra tại Đức, Pháp, Italia... Nội bộ EU đang ngày càng chia rẽ. Cũng có làn sóng đổ lỗi cho Putin đã gây ra lạm phát cao tại EU trong thời gian vừa qua.

Hiện tại, lạm phát chạm mức 9% vào tháng 6 ở Bỉ, trong 10 năm gần đây, lạm phát chưa bao giờ quá mức 2%/1 năm tại quốc gia này.

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2022

Nhà nước sẽ định giá sách giáo khoa

Sách giáo khoa sẽ được bổ sung vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, khi sửa đổi Luật giá, theo Nghị quyết của Quốc hội.
Nghị quyết kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV được thông qua chiều 16/6 nêu rõ trước mắt, Chính phủ chỉ đạo các bộ liên quan có biện pháp hạ giá sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội; tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ hoặc trợ giá sách giáo khoa với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, miền núi, vùng cao, đồng bào dân tộc thiểu số. Các đơn vị nghiêm túc thực hiện đúng quy định về tài liệu tham khảo, chống lãng phí.
Giải thích nội dung này, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, mục tiêu điều tiết về giá sách giáo khoa theo quy định hiện hành không thực sự hiệu quả, đòi hỏi có giải pháp phù hợp nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu về an sinh xã hội và công bằng giữa các nhà xuất bản. "Sửa đổi Luật giá là vấn đề cần đặt ra", ông Cường nói.
Theo quy định tại Luật giá năm 2012, sách giáo khoa không thuộc danh mục mặt hàng do Nhà nước định giá, mà do doanh nghiệp kê khai giá với Bộ Tài chính. Các nhà xuất bản tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn, phù hợp của phương án giá sách đã kê khai.

Hiện có 7 nhà xuất bản đăng ký bổ sung chức năng xuất bản sách giáo khoa (trong đó có NXB Giáo dục Việt Nam). Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc các nhà xuất bản kê khai giá như hiện nay có thể dẫn đến hiện tượng giá cao, thấp khác nhau. Trong khi đó, sách giáo khoa thuộc nhóm vật tư giáo dục thiết yếu của học sinh; ảnh hưởng đến an sinh xã hội, đặc biệt là người dân vùng khó khăn.
Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị Bộ Tài chính và Chính phủ xem xét đưa sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá để trình Quốc hội quyết định. Khi đó, Nhà nước quy định mức trần giá sách giáo khoa trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chí tiêu chuẩn bộ sách và đơn giá hiện hành để đảm bảo các nhà xuất bản vẫn bù đắp được chi phí, có lợi nhuận hợp lý và giá sách phù hợp với khả năng chi trả của người dân.


Theo nghị quyết kỳ họp, Chính phủ cần tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đại học; triển khai có hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018; đổi mới căn bản và toàn diện phương pháp dạy và học, đặc biệt là môn Lịch sử. Quốc hội yêu cầu nghiên cứu tiếp thu ý kiến cử tri, nhân dân và đại biểu về môn Lịch sử là bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông.
Quốc hội yêu cầu Chính phủ tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình chống Covid-19; thực hiện ngay chi trả hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ y tế tham gia chóng dịch. "Cần sớm có biện pháp ổn định tổ chức bộ máy và tâm lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong ngành y tế từ trung ương đến địa phương trong bối cảnh có nhiều trường hợp bị xử lý kỷ luật, hình sự. Chính phủ tháo gỡ các vướng mắc, bất cập để triển khai đấu thầu, mua sắm thuốc, trang thiết bị vật tư y tế", nghị quyết nêu.
Nhiều vấn đề khác cũng được nêu trong nghị quyết của Quốc hội, như Chính phủ có giải pháp giảm số người rút bảo hiểm xã hội một lần; mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội; đẩy mạnh mở rộng diện tham gia bảo hiểm y tế; rút kinh nghiệm việc triển khai dự án đường Hồ Chí Minh; đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các dự án thành phần đã được bố trí vốn...
Sau 19 ngày làm việc, kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đã kết thúc, thông qua 5 luật; 17 nghị quyết; cho ý kiến về 6 dự án luật.

Quốc hội đề nghị xử lý quy hoạch treo, không để khiếu nại kéo dài

Quốc hội yêu cầu Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền xử lý các tồn tại do ảnh hưởng của quy hoạch treo, không để xảy ra tình trạng khiếu nại kéo dài.
Chiều 16/6, với 95% đại biểu tán thành, Quốc hội thông qua nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021-2030.
Chính phủ được yêu cầu khắc phục căn bản tình trạng các dự án treo do quy hoạch có nguyên nhân chủ quan; bảo đảm các quyền lợi của người dân về đất đai, tài sản và an sinh xã hội...
Quốc hội yêu cầu Chính phủ quy định chi tiết quy trình lập quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng và tỉnh; quy định các loại sơ đồ, bản đồ kèm theo hồ sơ khi quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành được xem xét, quyết định áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với gói thầu tư vấn để lập quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh mà đến thời điểm nghị quyết này có hiệu lực chưa lựa chọn được nhà thầu. Trình tự, thủ tục chỉ định thầu được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Người có thẩm quyền quyết định lựa chọn nhà thầu phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình, đảm bảo công khai, chất lượng, hiệu quả và phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác quy hoạch.


Quốc hội giao Chính phủ hoàn thành Quy hoạch tổng thể quốc gia và các quy hoạch ngành hạ tầng quan trọng trong năm 2022; phấn đấu cơ bản hoàn thành các quy hoạch ngành quốc gia còn lại, quy hoạch vùng và tỉnh trong năm 2022 trên cơ sở đảm bảo chất lượng.
Tiến độ lập quy hoạch thời kỳ 2021-2030 rất chậm so với yêu cầu, đến nay vẫn còn 104/111 quy hoạch chưa hoàn thành việc lập, phê duyệt, ảnh hưởng đến thực hiện các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
Do tiến độ lập quy hoạch chậm nên phải tiếp tục kéo dài thời hạn và điều chỉnh các quy hoạch hiện hành thời kỳ 2011-2020.
Nghị quyết có hiệu lực từ 16/6/2022.

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2022

ĐỘI CÔNG BINH SỐ 1 VỚI TRỌNG TRÁCH TÁI THIẾT HÒA BÌNH TẠI CHÂU PHI

Vượt qua những khó khăn, trở ngại, Đội Công binh số 1 Cục Gìn giữ hòa bình (GGHB) Việt Nam đã đến Abyei, châu Phi an toàn. Những hoạt động của Đội sẽ góp phần cung cấp các hoạt động hỗ trợ nhân đạo, giúp các phái bộ GGHB Liên Hợp quốc (LHQ) thực hiện nhiệm vụ gìn giữ và tái thiết hòa bình, đem lại cuộc sống bình an cho người dân các quốc gia châu Phi.

Thăm hỏi 18 gia đình khó khăn, làm tốt chính sách hậu phương Quân đội
Trung tá Nguyễn Quang Tuyển, Bí thư Đảng ủy Đội Công binh số 1 cho biết, để ổn định tư tưởng cho cán bộ, nhân viên Đội Công binh số 1 Việt Nam lên đường thực hiện nhiệm vụ GGHB LHQ, ngoài việc bảo đảm đúng đủ, kịp thời các chế độ chính sách cho cán bộ, nhân viên trong đơn vị theo quy định, Đội Công binh còn chủ động rà soát, tổ chức thăm hỏi những gia đình có điều kiện hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình có thân nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
Qua rà soát đơn vị đã phối hợp với các cơ quan chức năng của Cục GGHB Việt Nam, cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức thăm hỏi 18 gia đình có điều kiện hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình có thân nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
Ít ai biết rằng, những người lính lên đường làm nhiệm vụ tại LHQ với cờ hoa rực rỡ nhưng ở phía trước, nhiệm vụ của người lính công binh rất vất vả, sau lưng họ là gia đình với nhiều lo toan, kinh tế khó khăn, có thể không gặp được người thân vì bệnh trở nặng. Nhưng vì nhiệm vụ, các anh chị vẫn quyết tâm lên đường, hoàn thành sứ mệnh GGHB LHQ.
Cuộc hành quân qua 6 quốc gia, vượt 10 nghìn km
Ngày 12/6/2022, Đội Công binh số 1 đã lên đường làm nhiệm vụ tại Phái bộ GGHB LHQ ở Abyei (Phái bộ UNISFA), khu vực Abyei, châu Phi. Vào lúc 14 giờ (giờ địa phương) ngày 15/6/2022 chuyến Trực thăng thứ 9 đã đưa những thành viên cuối cùng thuộc Thê đội 2 Đội Công binh số 1 từ Kadougli (Sudan) về đến sân bay Dã chiến của Phái bộ Abyei, kết thúc 4 ngày đêm hành quân của 156 cán bộ, nhân viên Đội Công binh số 1 tham gia sứ mệnh GGHB LHQ.
Trung tá Tuyến cho biết, đây là một cuộc hành quân lớn nhất, với quãng đường hành quân dài nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam qua 6 quốc gia và vùng lãnh thổ đã vượt qua hơn 10 nghìn km. Quá trình di chuyển, Thê đội phải di chuyển bằng cả đường bộ và đường hàng không, đội hình hành quân liên tục thay đổi do khả năng vận chuyển của từng loại phương tiện. Đặc biệt, khi di chuyển bằng đường hàng không, Đội Công binh số 1 đã phải đi trên 3 loại máy bay.
Từ Sân bay quốc tế Nội Bài đến Entebbe (Uganda) toàn đội và hành lý di chuyển bằng chuyên cơ thương mại của hãng hàng không Ethiopian Airlines, quá cảnh tại New Delhi (Ấn Độ) và Addis Ababa (Ethiopian). Sau đó, Đội di chuyển đến Entebbe (Uganda). Tại đây, toàn đội đã lưu trú để làm thẻ ID của LHQ, nhận thêm vật chất hậu cần và làm các thủ tục hành chính cho hai chặng đường tiếp theo.
Đặc biệt là tại Entebbe (Uganda), Đội đã vinh dự được đón Ngài Thiếu tướng Benjamin Olufemi Sawyerr, Tư lệnh Phái bộ UNISFA tới thăm, gặp gỡ, động viên, thể hiện sự quan tâm của Tư lệnh Phái bộ cũng như những tình cảm đặc biệt với Quân đội nhân dân Việt Nam.
Sáng 14/6, toàn đội chia thành 3 bộ phận để hành quân trên 3 chuyến máy bay cánh cứng từ Entebbe (Uganda) đến Kadougli (Sudan). Trong nhật ký hành trình của Đội ghi rõ, khi tới Kadougli (Sudan), do thời tiết tại Abyei có mưa rất to nên toàn đội đã phải nghỉ lại Kadougli (Sudan) một đêm. Sáng ngày 15/6, toàn đội hình tiếp tục 9 chuyến hành quân bằng máy bay trực thăng của LHQ, hạ cánh an toàn xuống Abyei. Hình ảnh Bộ đội Việt Nam, Bộ đội Cụ Hồ, đi đến đâu cũng được nhân dân các nước chào đón bằng những nụ cười, những cái vẫy chào nồng nhiệt.
Trước đó, ngày 5/5, các thành viên Đoàn tiền trạm (gồm 28 người) Đội Công binh số 1 đã triển khai thành công đến Phái bộ UNISFA, an toàn về người và trang thiết bị, sau hành trình 3 ngày hành quân từ Việt Nam đến Phái bộ.
Đội Công binh số 1 của Việt Nam với biên chế 184 người (trong đó có 21 nữ quân nhân) sẽ góp phần cung cấp các hoạt động hỗ trợ nhân đạo, giúp các phái bộ GGHB LHQ thực hiện nhiệm vụ gìn giữ và tái thiết hòa bình, đem lại cuộc sống bình an cho người dân các quốc gia châu Phi.
Đội Công binh số 1 của Việt Nam được biên chế 112 phương tiện khác nhau, bao gồm các phương tiện cải hoán và nhập khẩu nguyên chiếc theo yêu cầu của LHQ. Ngoài các phương tiện và máy móc, Đội Công binh số 1 còn được biên chế 62 container để chứa hàng hóa trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của đội tại Phái bộ.
Các nhiệm vụ chính của Đội công binh số 1 tại Phái bộ UNISFA bao gồm: Khảo sát, bảo dưỡng, sửa chữa và nâng cấp các tuyến đường vận tải, đường băng dã chiến, các tuyến đường kết nối các căn cứ, xây dựng bãi đỗ trực thăng; kiểm tra, khắc phục sự cố giao thông, đảm bảo thông tuyến cho các đoàn xe của LHQ và vận tải cứu trợ; sửa chữa, nâng cấp căn cứ LHQ; phục hồi và sửa chữa các cấu trúc khu vực trú ẩn an toàn của các căn cứ, hệ thống hào bảo vệ, đê chắn đạn...
Đơn vị cũng làm nhiệm vụ hỗ trợ nhân đạo cộng đồng địa phương (xây dựng nhà cộng đồng, trường học, các cơ sở công cộng…) và thực hiện các nhiệm vụ do lãnh đạo Bộ Quốc phòng và Cục GGHB Việt Nam giao.
Tập huấn chẩn đoán và điều trị bệnh đậu mùa khỉ
Trước tình hình dịch bệnh đậu mùa khỉ (Monkeypox) đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có các nước châu Phi, nơi được xem là quê hương của căn bệnh này, dưới sự chỉ đạo của Thiếu tá Lê Việt Anh, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4, bệnh viện đã khẩn trương tổ chức buổi huấn luyện và cập nhật kiến thức cho các bệnh viện cấp 1 tại phái bộ với chủ đề “Tình hình dịch tễ, chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh đậu mùa khỉ”.
Mục đích của buổi huấn luyện là nhằm kịp thời trang bị những kiến thức căn bản, những kỹ năng dịch tễ cần thiết cho đội ngũ nhân viên y tế tuyến đầu, từ đó giúp cho hệ thống y tế trong toàn phái bộ có sự nhất quán, đồng bộ, chủ động sẵn sàng ứng phó khi dịch bệnh có nguy cơ lây lan sang khu vực phái bộ đang đóng quân.

ĐOÀN TÀU "CÂU VIEW"

Tàu Cát Linh - Hà Đông phải được đánh giá là mỏ "câu view" của anh em báo chí. Nhờ đoàn tàu này, trong mấy năm giời, anh em báo chí kiếm được mấy triệu view, đẩy rank tờ báo lên TOP, mà trong đó, Tuổi trẻ, Thanh niên và VTC phải gọi là "những ngòi bút đi đầu".
Thực tế này tiếp tục được giữ vững dù tàu Cát Linh - Hà Đông đã chạy được nửa năm, với lượng khách ngày càng đông, và cũng là địa điểm check-in quen thuộc của giới trẻ, trong khi người anh em cùng cha khác ông nội của nó - tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên chưa biết đến Tết Công-gô nào anh em Sài Thành mới được chứng kiến hình ảnh đoàn tàu "made in Japan" lăn bánh.

Nếu ai còn nhớ, tàu Cát Linh - Hà Đông bắt đầu chạy tính phí từ ngày 21/11/2021, tức là chỉ có hơn 1 tháng trong năm 2021, chưa kể đúng lúc dịch bệnh Hà Nội đang cực kỳ căng thẳng. Với doanh thu 5 tỷ đồng, trong bối cảnh đó cũng phải coi là khá khả quan. Vậy mà anh em nhà báo chẳng cần phân tích, lập luận nhiều, đánh ngay quả tít: Cả năm thu 5 tỷ, lỗ dồn 160 tỷ. Tức là lấy cái lỗ của 5 năm, và so với doanh thu của hơn 1 tháng. Quả nhiên là cao thủ kinh tế học.
Đó còn chưa kể, ít có nước nào lại đem phương tiện công cộng ra để tính lãi lỗ, vì bản chất, phương tiện công cộng hoạt động để giảm mục tiêu ùn tắc, và hầu hết là được Nhà nước trợ giá. Thế mới có chuyện tại sao các hãng xe bus chạy năm nào cũng lỗ mà vẫn duy trì hoạt động cũng như anh em có thể đi khắp Hà Nội với chiếc vé trị giá 7.000 đồng trên tay. So với xe ôm, taxi, quả là một trời một vực.
Ngày xưa đọc báo để thông minh, giờ phải thông minh rồi mới nên đọc báo, quả đúng là như vậy.

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2022

CHỦ SALON TÓC MẶC TRANG PHỤC CAND LIVESTREAM TRÊN TIKTOK ĐỂ CÂU VIEW VÀ CÁI KẾT....

Công an quận Đống Đa (Hà Nội) ngày 16/6 cho biết đã lập hồ sơ xử lý trường hợp chị T.D.H (SN 1989), trú tại Láng Thượng, Đống Đa về hành vi sử dụng trái phép trang phục CAND.
Trước đó, qua công tác nắm tình hình trên không gian mạng, Công an TP Hà Nội phát hiện một tài khoản Tiktok đăng tải clip 1 cô gái trẻ mặc trang phục CAND thu hút nhiều sự chú ý. Qua xác minh, người phụ nữ trong clip là T.D.H, chủ một Salon tóc và không công tác trong lực lượng Công an.

Ngày 14/6, Công an phường Láng Thượng đã phối hợp Đội An ninh Công an quận Đống Đa mời chị H đến trụ sở để làm rõ sự việc. Tại Cơ quan Công an, chị H khai nhận đã sử dụng bộ trang phục trên để livestream (phát trực tiếp) trên Tiktok vào hai ngày 7/6 và 9/6 để thu hút sự chú ý của mọi người.
Công an quận Đống Đa đã lập hồ sơ xử lý chị H về hành vi sử dụng trái phép trang phục CAND theo quy định tại Điều 20, Nghị định số 144 ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ANTT, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó, số tiền chị H phải nộp phạt là 1 triệu đồng (Nghị định quy định mức phạt từ 500.000 đồng đến 1,5 triệu đồng).

HƠN CẢ SỰ VĨ ĐẠI

Người trong ảnh mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Mít. Mẹ đã mất chồng, sáu con trai, một con dâu và cháu nội cho cuộc trường chinh kháng chiến vĩ đại của dân tộc.
Con thứ tư của mẹ, anh Nguyễn Năng Phàn, sau một nhiệm vụ, anh bị địch bắt, anh nhất quyết không hé răng nửa chữ. Anh bị phân xác ra làm nhiều mảnh và vứt ở ngoài đường. Lòng mẹ như đứt ra từng khúc khi không thể đưa anh về chôn cất, vì tụi nó sẽ đến và gây khó dễ, ngôi nhà của mẹ sẽ không che chở cho bộ đội được nữa.

Con gái út của mẹ Mít tên là Nguyễn Thị Tiếp là người hy sinh tiếp theo. Năm 19 tuổi, cô gái Nguyễn Thị Tiếp trở thành một o du kích. Trong một lần tiếp tế cho bộ đội, o Tiếp bị giặc phát hiện, chúng cưỡng bức o, buộc dây xích vào người rồi kéo đi học đường. Mẹ Mít nhìn con gái bị hành hạ, mẹ vẫn phải lặng im và khóc thầm lặng lẽ.
Con trai và con dâu thứ sáu của mẹ Mít tiếp tục hy sinh. Lần này thì mẹ không được khóc nữa vì mẹ còn phải dành sức nuôi hai đứa cháu nhỏ. Khi nhận giấy báo tử của con trai thứ sáu, tóc mẹ bạc trắng chỉ sau một đêm...
Trong khi chồng con vắng nhà tham gia chiến đấu, người mẹ chỉ cao hơn 1,4m và nặng khoảng 35kg hồi ấy đã canh tác hai mẫu ruộng bằng bàn tay và tấm lưng trần để hỗ trợ bộ đội. Đêm về, mẹ thức đào hầm. Mẹ bị chúng bắt và tra tấn. Mẹ thầm nghĩ rằng: “Mẹ không thể gục xuống khi đất nước chưa về một mối và còn rất nhiều người đang chiến đấu.
Con trai thứ ba của mẹ là anh Nguyễn Văn Ban cũng tham gia chiến đấu và bị tra tấn nát bấy hết da thịt. Con trai anh Nguyễn Văn Ban là chiến sĩ Nguyễn Năng Thành cùng gia nhập quân Giải phóng. Anh Thành cũng hy sinh…
Sau ngày Giải phóng, mẹ đứng lặng nhìn bàn thờ và khóc: “Các con hy sinh vì đất nước, mẹ tự hào bao nhiêu thì mẹ cũng đau khổ bấy nhiêu. Bao công lao nuôi nấng con khôn lớn mà đến lúc con chết mẹ cũng không được nhìn mặt lần cuối”.
Chồng và những người con của mẹ Mít hy sinh, có người còn chưa tìm được thi hài, có người còn không có lấy ảnh thờ mặt thật… Nỗi đau một mình mẹ chịu, khuôn mặt con một mình mẹ nhớ.
Những năm cuối đời, mẹ có một ước nguyện là tìm được thi hài người con út Nguyễn Thành đã hy sinh ở chiến khu Ba Lòng, Đakrông, Quảng Trị. Gia đình, đồng đội đã cố gắng hết sức nhưng cho đến khi mẹ mất, ước nguyện này vẫn không thể thành.
Di nguyện của mẹ Mít là sau khi mất, được thờ cùng chồng và các con tại chính ngôi nhà của mẹ. Mẹ Mít và hàng chục ngàn mẹ Việt Nam anh hùng, họ là minh chứng rằng dân tộc Việt Nam đã tồn tại những điều hơn cả sự vĩ đại….
Nhiều người cứ bảo rằng, tại sao cứ phải nhắc lại lịch sử làm gì? Tại sao không để vết thương qua mau?
Nhưng, vết thương bình thường còn để lại sẹo trên da thịt nữa là vết thương trong lòng. Trị những vết sẹo, người ta có thể bôi nghệ hay thẩm mỹ để lành. Còn những vết thương trong lòng thì không có thứ gì xóa tan được, chúng âm thầm tồn tại trong trái tim những người còn sống, chúng để lại một “vết sẹo” không bao giờ lành trong tâm trí, chúng khắc ghi một thời khói lửa bão tố không gì mô tả được…
Nhắc lại những vết thương ấy, để tránh vô vàn những vết thương khác có thể sẽ đến thế hệ chúng ta và con cháu chúng ta. Nhắc lại những vết thương ấy để trân trọng và chống lãng quên.
Chúng ta, những người không chịu những vết thương ấy, thì không bao giờ hiểu được.