KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2022

ANH VỀ ĐỒNG THÁP THĂM EM NÈ, BẢY ƠI!

Nhân ngày giỗ của anh hùng phi công huyền thoại Nguyễn Văn Bảy ( A ):
ANH VỀ ĐỒNG THÁP THĂM EM NÈ, BẢY ƠI!
Tôi may mắn được gặp nhiều lần ông Bảy phi công huyền thoại, học bổ túc văn hoá 7 ngày xong 7 lớp để rồi trở thành phi công lái tiêm kích MIG.17 xuất sắc nhất của không quân nhân dân Việt Nam , bắn rơi 7 máy bay Mỹ hiện đại và là một trong ba phi công đầu tiên của quân chủng được Bác Hồ phong tặng danh hiệu AHLLVTND vào tháng 1/1967. Viết và kể về ông đã nhiều, nhưng mỗi khi nhắc tới ông, tôi lại nhớ tới hình ảnh khó quên: một ông già Nam bộ, đầu vấn khăn rằn, mình trần, miệng hút thuốc rê, tay cầm ly rượu đế khề khà kể chuyện rượt đuổi, đánh quần vòng kiểu "du kích chiến, nắm thắt lưng địch mà đánh" với lũ con ma thần sấm bằng MIG.17 trên bầu trời miền Bắc .

Hôm nay là ngày giỗ năm thứ 3 của ông Bảy phi công huyền thoại. Trong đoàn người về Lai Vung ( Đồng tháp ) hôm nay dự đám giỗ ông Bảy có một người tuổi đã cao, đi lại phải chống gậy và có người dìu. Ở tuổi 95 của ông, không phải ai cũng được mạnh khỏe và minh mẫn giống như ông. Ông là đại tá tình báo, AHLLVTND Nguyễn Văn Tàu ( tức Tư Cang ). Ông ngồi xe ô tô từ tp.Hồ Chí Minh xuống Lai vung gần 4h rồi từ thị trấn, đi thêm gần chục cây số nữa mới tới mộ của ông Bảy ở vườn nhà, quả thực là khá vất vả với ông. Ông bảo , tao ráng đám giỗ năm nay của ổng xuống đốt cho người em kết nghĩa cây nhang, mới đây mà đã 3 năm ổng đi xa rồi, lẹ ghê ta ?
Hẳn phải là người rất nặng nợ và ân nghĩa với ông Bảy lắm thì ông già 95 tuổi này mới lặn lội để đến dự đám giỗ . Ông kể, tháng 8 năm 2019 do tụi nhỏ sắp đặt, tao ghé tới thăm ổng ở căn nhà trong khu vực sân bay do 2 cậu con trai cai quản ( vợ chồng ông Bảy về quê làm ruộng, đào ao nuôi cá ) nhân dịp ổng lên thành phố. Bữa đó 2 người mới lần đầu gặp mặt nhau ngoài đời, người này nói người kia tui gặp anh hoài trên ti vi ? Bữa đó tụi nhỏ tới chơi nguyên nhà đông lắm, rần rần, không đủ chỗ mà ngồi. Cuộc gặp mặt rất vui, nhớ hoài ổng kể chuyện tiếu lâm vui lắm. Tụi tao bắt tay kết nghĩa anh em, người này 84 tuổi, người kia 92 ( ông Bảy nhỏ hơn ông Tư 8 tuổi ). Ông Bảy uống rượu khỏe lắm, uống rượu đế toàn dùng ly cối, ly uống bia. Thiết tưởng có người bạn già tâm giao tuổi xế chiều, từ nay mỗi lần ổng lên thành phố tụi tao sẽ gặp nhau kể chuyện đời, chuyện người, rồi tao sẽ đưa ổng về Long Phước quê tao, cái xã anh hùng cũng có địa đạo đánh giặc và có 4 người được tuyên dương AHLLVTND qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nhớ mãi cái bắt tay rất chặt của ổng, cái ôm của người anh em khi chia tay rồi ổng bảo, hồi nào anh Tư thu xếp về Lai vung với tui, tui bắt con cá lóc trong ao nhà, nấu tô canh chua cho anh ăn, ngắm ao sen nở hoa để nhớ tới Bác Hồ, người tôi chịu ơn trong cuộc đời này. Vậy mà, ông Tư nghẹn ngào rồi tiếp, chỉ hơn một tháng sau ngày gặp nhau, ổng đã đột ngột bỏ tui rồi ra đi trong sự ngỡ ngàng, ổng đã kịp đưa tui về Lai vung đâu , đã kịp nấu cho tui tô canh chua cá lóc Nam bộ đâu và cũng lỡ hẹn đưa tui về Sa đéc thắp cho thân phụ của Bác nén nhang ?
Hôm nay ông Tư lặn lội xuống đây thắp cho người em kết nghĩa của mình , một người phi công anh hùng huyền thoại nén nhang để rồi chứng kiến căn nhà nhỏ của người nông dân Nam bộ dám cưỡi MIG.17 bắn hạ con ma, thần sấm Mỹ trên bầu trời miền Bắc.
Ông Tư nói với tôi, trong cuộc đời của ông rất may mắn được làm bạn tâm giao với 2 con người anh hùng là Phạm Xuân Ẩn và Nguyễn Văn Bảy , những người không chỉ dành được sự kính phục và yêu mến của nhân dân mà còn được sự ngưỡng mộ và trân trọng của kẻ thù ở bên kia chiến tuyến sau khi chiến tranh khép lại. Chính họ là những cầu nối cho tình hữu nghị giữa 2 dân tộc Việt, Mỹ.
Cái quý nhất của đời người không phải là tiền bạc và danh vọng, những thứ ấy là phù du. Quý nhất của đời người là danh dự, là sự dấn thân hy sinh bảo vệ Tổ quốc. Ông Tư Cang ngước nhìn hồi lâu hình ảnh ông Bảy trên bàn thờ, bên cạnh bằng phong tặng danh hiệu AHLLVTND cho ông Bảy và các huân chương chiến công đều do Bác Hồ ký đã quay sang tôi nói : mấy ai ở đất nước này được vinh dự to lớn như thế với những chiến công của mình , thật không hổ thẹn người lính bộ đội cụ Hồ của Nam bộ thành đồng.
Nấm mộ nhỏ khiêm nhường của ông Nguyễn Văn Bảy trong khu vườn nhà bên rặng tre xanh đã chứa đựng trong đó một nhân cách lớn của người anh hùng yêu nước thương dân, một thế hệ vàng của dân tộc thời đại Hồ Chí Minh bảo vệ và thống nhất đất nước.
Ông Tư Cang đã rớm lệ đốt nén nhang cho ông Bảy rồi khẽ nói : Bảy ơi, anh đã về Lai vung với em rồi đây, hôm nay em về để anh rót ly rượu đế quê nhà cho em thỏa chí tang bồng nghen.
Tôi rất xúc động trước tình cảm mà ông Tư Cang dành cho ông Bảy hôm nay. Họ là những người anh hùng huyền thoại của đất nước này, bình dị, yêu nước thương dân, những người anh hùng sống mãi trong lòng dân !

LẠI CÓ BIỂU TÌNH LỚN NỔ RA Ở QUỐC GIA CHÂU ÂU

Một cuộc biểu tình lớn của những người ủng hộ phe đối lập đã diễn ra ở Kisinev-thủ đô của nước cộng hòa Moldova để phản đối chính quyền do giá lương thực tăng, thuế năng lượng cao.
Cuộc biểu tình phản đối lớn đã bắt đầu ở thủ đô Moldova trước tòa nhà văn phòng tổng thống. Những người biểu tình yêu cầu lãnh đạo đất nước từ chức và bầu cử quốc hội mới.
Trước đó, một cuộc biểu tình của hàng nghìn người đã được đảng đối lập Shor ở Moldova và những người cộng sản (PCRM) thông báo. Lý do không hài lòng với chính quyền là do giá lương thực tăng, thuế năng lượng cao…

Giao thông ở ngoại vi các con phố nơi đặt quốc hội và dinh tổng thống của đất nước bị phong tỏa. Cảnh sát giữ trật tự, không can thiệp vào hành động của những người biểu tình. Trước đó, các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Moldova đã xảy ra vào tháng 5.
Những người biểu tình tỏ ra phẫn nộ trước mức tăng giá chưa từng có đối với khí đốt, các nguồn năng lượng khác và thực phẩm, cũng như lạm phát cao và mức sống giảm, cáo buộc chính quyền đã không thể đối phó với cuộc khủng hoảng trong nước, dẫn đến mức lạm phát kỷ lục trong 20 năm qua, vào giữa mùa Hè lên tới 33,5%. Giới lãnh đạo nước này bị chỉ trích vì không sẵn sàng đàm phán giá khí đốt có lợi hơn với Nga./.

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2022

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: MỘT NGƯỜI BẠN "XA LẠ" CỦA VIỆT NAM

Người trong ảnh là Cựu Tổng thống Tanzania Julius Nyerere - người mà phần đông người Việt Nam không hề biết hoặc nghe đến.
Ông chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các phong trào đấu tranh của người dân Việt Nam, nhiều lần hùng biện tại các diễn đàn các quốc gia châu Phi bày tỏ thái độ ủng hộ Việt Nam vô điều kiện trong tiến trình thống nhất đất nước.

Ông là một người bạn của chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh đạo Ấn Độ Mahatma Gandhi. Tư tưởng đấu tranh của ông chịu ảnh hưởng phần nào từ hai nhà lãnh đạo trên, đề cao tinh thần dân tộc, chống chủ nghĩa đế quốc…
Thế giới biết đến Nelson Mandela như là vị lãnh đạo châu Phi nổi tiếng nhất đấu tranh cho phân biệt chủng tộc. Nhưng trước khi Nelson Mandela trở nên nổi danh thì Julius Nyerere đã bền bỉ đấu tranh cho quyền lợi của người dân châu Phi, chống chế độ thuộc địa - nô lệ, kêu gọi các quốc gia bình đẳng… trong bao nhiêu năm trước đó rồi.
Vào những năm 70 của thế kỷ trước, vì ngưỡng mộ sự đấu tranh kiên cường của người Việt Nam, ông đã kêu gọi nhân dân Tanzania viện trợ 1,3 triệu đô la và hơn 40.000 hộp thịt đến cho Việt Nam…Cần biết rằng, GDP của Tanzania khi ấy chỉ rơi vào khoảng 4 - 4,5 triệu USD.
Khoản viện trợ ấy có thể không so được với với khoản tiền mà Liên Xô, Trung Quốc, Thụy Điển... viện trợ cho Việt Nam, nhưng với những gì mà Tanzania có lúc ấy, đó là mà khoản tiền rất lớn, lớn hơn bất cứ một quốc gia châu Phi nào khác.
Có thể nói, Julius Nyerere là một người "xa lạ" với chúng ta. Từ lịch sử, báo chí và truyền thông dường như không biết gì đến sự tồn tại của người đàn ông này và những gì ông đã giúp người dân Việt Nam...
Lịch sử Việt Nam dường như có một "khoảng trống" về những con người như Julius Nyerere... Khoảng trống đó thực sự đã khiến cho chúng ta quên đi những người bạn nghĩa tình, chí nghĩa trong quá khứ, những người bạn có "một cân khoai thì sẽ cho Việt Nam một củ khoai"...
Cám ơn ông Julius Nyerere - một người bạn "xa lạ" của Việt Nam.

VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN TIÊN PHONG ĐẠT CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA LIÊN HỢP QUỐC

Là thành viên tích cực và chủ động, Việt Nam đã đưa ra những cam kết mạnh mẽ trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.
Bên cạnh về đích sớm nhất 5 trong tổng số 8 Mục tiêu thiên niên kỷ (MDGs), Việt Nam đã xây dựng được Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 với 17 mục tiêu phát triển bền vững và 115 mục tiêu cụ thể phù hợp với điều kiện và ưu tiên phát triển của đất nước. Việt Nam đang trở thành hình mẫu trong việc tiên phong cam kết và thực hiện các mục tiêu phát triển của Liên Hợp Quốc, được quốc tế đánh giá cao.
Anh A Thoát, dân tộc Xơ đăng ở làng Tê Pen, xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã không quản ngại vượt hàng chục km đường rừng, đưa cô con gái nhỏ của mình tới Trạm Y tế xã để xét nghiệm COVID-19.
Anh A Thoát nói: "Sáng nay, tôi định đưa con đi học song cũng thấy cô giáo bảo nghỉ. Để đề phòng thì dẫn bé lên đây để làm test nhanh trước. Đến trạm xá, chúng tôi thấy cán bộ ở đây rất nhiệt tình hướng dẫn nên cũng vui lòng".
Nếu như nhiều năm trước đây, người dân Xơ đăng như A Thoát sẽ dùng các biện pháp dân gian như là mời thầy cúng đuổi ma, chữa trị bệnh tại nhà thì giờ nhận thức của anh cùng hầu hết người dân trong làng đã thay đổi. Nếu có bệnh thì đều đến y tế xã hoặc được các nhân viên y tế đến khám tận nhà.
Chị Y Nít, một người dân trong xã Đăk Trăm chia sẻ: "Tôi và bà con dân làng đến Trạm Y tế thì được bác sỹ tận tình khám chữa bệnh. Nghe theo hướng dẫn của y bác sỹ, nhà nào cũng ăn chín, uống sôi, nhà cửa vệ sinh sạch sẽ. Đề phòng dịch bệnh, mình với dân làng ra đường đều đeo khẩu trang. Ai thấy sốt, ho người mệt mỏi là báo ngay với cán bộ y tế".

Kon Tum có mạng lưới y tế cơ sở rộng khắp và hiệu quả với 10 trung tâm y tế huyện, 99 trạm y tế xã, phường, thị trấn. Nhờ có sự tận tình của đội ngũ y tế mà hiểu biết của người dân được nâng cao tới 99%, từ đó tăng tỷ lệ người dân tộc thiểu số được khám chữa bệnh, giảm tỷ lệ người bệnh tử vong do mê tín, đạt được các tiêu chí về phát triển y tế cộng đồng theo tiêu chuẩn mà Liên hợp quốc đề ra.
Kon Tum chỉ là một trong số rất nhiều tỉnh thành đã đạt được mục tiêu chăm sóc sức khỏe y tế, đặc biệt cho các đối tượng vùng dân tộc thiểu số. Mục tiêu này nằm trong số những mục tiêu thiên niên kỷ mà Việt Nam đã cam kết thực hiện với Liên Hợp quốc.
Phó giáo sư Phan Lê Thu Hằng, Giám đốc ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống y tế tuyến cơ sở, Bộ y tế cho biết: "Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế đánh giá Việt Nam là một trong những hình mẫu hình lý tưởng thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ về y tế. Với chiến lược phòng bệnh hơn chữa bệnh, chúng ta có sự nỗ lực của hệ thống chính trị, sự ủng hộ của cộng đồng và có hệ thống mạng lưới y tế cơ sở, hệ thống y tế dự phòng rộng khắp và có hiệu quả".
Theo Báo cáo của Liên Hợp Quốc, Việt Nam là một trong số ít các nước hoàn thành sớm các mục tiêu thiên niên kỷ bao gồm xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ cũng như những tiêu chuẩn về chăm sóc y tế cộng đồng. Việt Nam cũng đang tiệm cận các mục tiêu còn lại. Trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030, Việt Nam đã đưa lộ trình thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững và 115 mục tiêu cụ thể phù hợp với điều kiện và ưu tiên phát triển của đất nước.
Việt Nam cũng đã phê chuẩn Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, cam kết thực hiện Khung giảm thiểu rủi ro thiên tai 2015-2030 và đang thực hiện Đóng góp quốc gia tự quyết định với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính 8% vào năm 2030, hoặc giảm 25% với sự hỗ trợ quốc tế.
Ông Kamal Malhotra, người từng đảm nhiệm vị trí Điều phối viên thường trú của LHQ tại Việt Nam giai đoạn 2018-2022, nhận định: "Nếu chúng ta nói về những kết quả trong 10 năm trở lại đây, Việt Nam có thể tự hào khi đứng trong hàng ngũ đứng đầu thực hiện các Mục tiêu của Liên Hợp quốc và thậm chí Việt Nam luôn đi đầu trong nhiều mục tiêu, trong đó có Sáng kiến thống nhất hành động của Liên Hợp quốc – Một Liên Hợp quốc. Việt Nam cam kết mạnh mẽ để không ai bị bỏ lại phía sau cũng như các các mục tiêu phát triển bền vững. Tôi hi vọng điều này sẽ được duy trì và tạo động lực cho nhiều hoạt động sau này".
Với vai trò tiên phong trong thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ và Mục tiêu phát triển bền vững của LHQ, Việt Nam được đánh giá là đối tác quan trọng của tổ chức lớn nhất hành tinh này, đúng như nhận định của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Atonio Guteres: "Việt Nam luôn là đối tác mạnh nhất của LHQ kể từ khi gia nhập năm 1977. Vai trò đầu tầu của các bạn trong việc đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ là nền tảng vững chắc giúp các bạn triển khai Chương trình phát triển bền vững 2030. Tầm nhìn và khát vọng của các mục tiêu phát triển bền vững sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết khi chúng ta phục hồi sau đại dịch Covid-19. Việt Nam đã và đang có những đóng góp quan trọng trong việc ủng hộ hòa bình bền vững".
Những kết quả trong 45 năm gia nhập Liên hợp quốc cho thấy Việt Nam đã thực sự chuyển mình, từ thành viên tham dự để trở thành đối tác mạnh mẽ, tin cậy của Liên hợp quốc vì hòa bình và phát triển bền vững trên toàn thế giới./.

ĐẠP XE Ở CAO TỐC CHO Ô TÔ.. HÀNG CHỤC CUA-RƠ CẢM TỬ BỊ BỚ

Với anh em lái xe đi qua cao tốc, ngoài phải né Trâu & Bò thả rông thì nay còn phải đối mặt với một cơn ác mộng khác kinh hoàng không kém, đó là các cua-rơ cảm tử đạp xe thể dục.

Nhóm này thường đi thành bầy và có đặc điểm rất thích chạy vào những tuyến đường cao tốc chỉ dành riêng cho ô tô. Đường cho 2 bánh không mịn bằng nên các anh không thích, đã thế lại còn rất thích dàn hàng 2 - hàng 3 tâm sự tuổi hồng. Ở trên đường cao tốc này ô tô toàn đóng 100km/h, tông vào lại kêu tại số.
Và vào sáng nay, hàng chục cua-rơ đã bị các đồng chí CSGT bớ và những hình ảnh này đang gây nức lòng người hâm mộ =))

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2022

NHỚ VỀ THỜI “TIẾNG HÁT ÁT TIẾNG BOM”

Em cô gái Trường Sơn
Hát trong chiều lộng gió
Như cây rừng khẽ thở
Quyện vào mỗi con tim.
Giữa khoảng lặng im lìm
Hố bom và tiếng hát
Nắng chiều hôm như nhạt
Hòa tan vào mắt em.
Khi bình minh vén rèm
Xua màn đêm tăm tối
Em cùng bao đồng đội
Đưa đường cho xe qua.
Niềm tin như sao sa
Tổ quốc là trên hết
Giữa mưa bom… cái c.h.ế.t

Em coi nhẹ như không.
Dẫu tan cả cõi lòng
Hiến thanh xuân mãi mãi.
Tổ quốc tôi vĩ đại
Cho một lần sinh ra
Viết tiếp những lời ca
Những người đi giữ nước./.

CẢM ƠN EM! MONG EM AN NGHỈ!

Vào ngày 19/8, Đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người Bệnh viện Chợ Rẫy nhận được thông tin tình nguyện hiến tạng từ mẹ của một bệnh nhân nữ, 25 tuổi, bị tai nạn sinh hoạt, té chấn thương sọ não nặng, chết não.

Mẹ đã nén nỗi đau để hỗ trợ cho con gái mình thực hiện điều ước muốn cuối cùng là có thể chia sẻ những phần cơ thể còn có chức năng của mình để cứu cho những người mắc các bệnh hiểm nghèo. Cô gái đã thể hiện điều ước muốn đó qua thẻ đăng ký hiến tạng với trung tâm điều phối Quốc gia vào tháng 7/2020.
Cô đã mong muốn có thể chia sẻ được tối đa những phần cơ thể có được cho nhiều người bệnh. Nhưng điều đáng tiếc là người bệnh bị suy phổi đã ở xa tận miền Bắc, thời gian thiếu máu của phổi không bảo đảm được khi di chuyển đoạn đường xa. Các bác sĩ chỉ nhận được 1 quả tim, 1 lá gan, 2 quả thận và 2 giác mạc để ghép cho 6 người bệnh.
Đặc biệt, trong số những người bệnh này có 1 bé trai 15 tuổi được nhận 1 quả thận để ghép, đến nay, bé đã khỏe và được xuất viện. Bệnh nhân ghép thận người lớn, hai người bệnh ghép giác mạc đã tái khám với kết quả rất tốt và bệnh nhân ghép tim chuẩn bị xuất viện. Riêng người bệnh ghép gan do tình trạng bệnh nặng nên hiện vẫn đang được theo dõi và điều trị tích cực.
Sự ra đi của cô gái ấy là điều đáng tiếc, nhưng tấm lòng của cô thật đáng trân trọng!

BỨC ĐIỆN CUỐI CÙNG

“...Chúng tôi đã chiến đấu hết đạn. Xin vĩnh biệt các đồng chí”.
Trong hàng triệu bức điện mật xuyên suốt từ thời chiến đến thời bình, phần lớn các bức điện nhằm duy trì thông tin liên lạc, chỉ đạo, chỉ huy của lãnh đạo. Nhưng cũng có những bức điện mật là lời chào, lời từ biệt gửi tới đồng đội; phản ánh sự khốc liệt của những năm tháng chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Một trong số đó là bức điện mật cuối cùng của chiến sĩ cơ yếu đồn Pha Long, với những lời từ biệt đồng đội “...Chúng tôi đã chiến đấu hết đạn. Xin vĩnh biệt các đồng chí”.

Trong lịch sử đấu tranh cách mạng, đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân ta, Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc đã dành sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn cho Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi đất nước Việt Nam được thống nhất, Trung Quốc đã tăng cường các hoạt động tuyên truyền, kích động tâm lý thù hằn dân tộc, khiêu khích vũ trang, xâm lấn đất đai… gây nên tình hình căng thẳng, phức tạp giữa hai nước, mà đỉnh điểm là cuộc tiến công của quân Trung Quốc vào biên giới phía Bắc Việt Nam (tháng 2/1979).
Trước tình hình đó, Đảng, Nhà nước Việt Nam kiên trì chủ trương giải quyết tình hình nói trên bằng giải pháp hòa bình, đồng thời khẩn trương tăng cường lực lượng, đẩy mạnh xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trên phạm vi cả nước.
Trong những ngày cuối năm 1978 đầu năm 1979, theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Tư lệnh, phụ trách cơ yếu các đơn vị đã nhanh chóng rà soát, bổ sung tiếp vào kế hoạch bảo đảm liên lạc qua kỹ thuật mật mã trong chiến đấu. Các đơn vị đã cử cán bộ cơ yếu xuống các đồn biên phòng kiểm tra, giúp đỡ cơ yếu đồn thực hiện kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu theo phương án đã quy định của cấp trên. Các quy ước liên lạc trong tình huống khẩn cấp đã được các đồn thực tập liên lạc thử về tỉnh và vượt cấp về Bộ Tư lệnh.
Ngày 17/2/1979, hàng chục vạn quân Trung Quốc đồng loạt vượt biên giới Trung Quốc - Việt Nam, tiến công nhiều mục tiêu trên toàn tuyến biên giới phía Bắc nhằm nhanh chóng đánh chiếm một số thị xã, đường tiếp tế của Việt Nam từ phía sau lên. Hướng tiến công chủ yếu là Lạng Sơn, Cao Bằng, hướng quan trọng là Lào Cai, hướng phối hợp là Phong Thổ, Lai Châu, hướng nghi binh để thu hút lực lượng của Việt Nam là Hà Tuyên và Quảng Ninh.
Cách đánh chủ yếu của Trung Quốc là sử dụng lực lượng áp đảo bất ngờ tiến công đồng loạt, tập trung vào hướng chính diện kết hợp với vu hồi, thọc sâu, bao vây, chia cắt lực lượng ta, đặc biệt là sử dụng pháo binh gây sát thương lớn cho bộ đội và dân thường Việt Nam.
Tại Lào Cai, Trung Quốc dùng 2 trung đoàn bộ binh bất ngờ tấn công đồn Pha Long, nhằm triển khai ý đồ chiến thuật cắt rời mảnh đất hình tam giác này ra khỏi thế trận liên hoàn toàn tỉnh Hoàng Liên Sơn.
Đồn Pha Long rơi vào thế cô lập, bị bao vây. Với tinh thần cách mạng, các chiến sĩ đã chiến đấu phòng ngự trong suốt 4 ngày đêm chống trả số lính thiện chiến, có sự yểm trợ của pháo binh và đông gấp nhiều lần bên ta.
9 giờ ngày 18/2/1979 địch tập trung lực lượng lớn tiếp tục áp sát đồn, kêu gọi chiến sĩ ta đầu hàng. Cán bộ chiến sĩ đồn Pha Long vẫn bình tĩnh ngoan cường nổ súng vào đầu quân xâm lược. Những lúc ác liệt đó, chiến sĩ Nguyễn Duy Mạc, nhân viên Cơ yếu Đồn Biên phòng Pha Long (Hoàng Liên Sơn) vẫn liên tục một tiếng, rồi ba mươi phút một lần mã điện báo cáo về Tỉnh và Bộ Tư lệnh. Quyết tâm chiến đấu của cán bộ chiến sĩ đồn Pha Long đã được chiến sĩ Mạc chuyển đi ngay trưa 18/2/1979: “Đồn Pha Long bị bao vây, địch đã chiếm hết các chốt của ta, lực lượng thương vong nhiều. Nhưng anh em chúng tôi còn lại kiên quyết không rời vị trí chiến đấu. Dù còn một người cũng chiến đấu”.
11 giờ 20 ngày 18/2/1979, bộ phận cơ yếu tỉnh bộ Công an vũ trang Hoàng Liên Sơn đã cấp tốc chuyền ngay mệnh lệnh chiến đấu của Ban chỉ huy Tỉnh cho đồn Pha Long và đại đội 3 cơ sở biên phòng: “Đại đội 3 chi viện ngay cho đồn Pha Long để cùng phối hợp chiến đấu. Các đồng chí hãy nêu cao khí phách anh hùng dù hy sinh cũng phải chiến đấu đến cùng, kiên quyết không đầu hàng địch, không để địch bắt sống”.
Tiếp đó, Phòng Cơ yếu cũng mã ngay chỉ thị khẩn cấp của Bộ Tư lệnh cho Trung đoàn 16 cơ động biên phòng: “Điều ngay tiểu đoàn một ở Mường Khương triển khai cùng tác chiến với đồn Pha Long. Cho một đại đội khác tìm đường từ Xi Ma Cai lên Pha Long cùng chiến đấu. Nhận chỉ thị này thực hiện ngay không được chậm”.
Thời điểm ấy, Đồn trưởng Pha Long đi công tác xa, việc chỉ huy do thượng úy Trần Ngọc, Chính trị viên kiêm Bí thư Chi bộ Đồn. Mặc dù, trước đó đã được chi viện tăng cường, nhưng do bị vây đánh suốt mấy ngày liền, lương thực, đạn dược cạn dần, thương vong ngày càng cao...
Đến sáng 19/2/1979, quân Trung Quốc đông gấp nhiều lần. Trước nguy cơ Đồn bị rơi vào tay địch, Phòng Cơ yếu đã điện chỉ đạo cho cơ yếu đồn Pha Long: “Tình hình không bảo đảm an toàn tài liệu thì báo cáo Ban chỉ huy đồn tìm cách bảo vệ hoặc xử lý ngay”.
11 giờ ngày 19/2/1979, Cơ yếu đồn Pha Long đã mã bức điện cuối cùng của Ban Chỉ huy Đồn báo cáo Bộ Tư lệnh và Ban chỉ huy tỉnh: “Một Sư đoàn địch đang vây hãm đồn. Chúng tôi đã chiến đấu hết đạn. Xin vĩnh biệt các đồng chí”.
Được lệnh của Ban chỉ huy Đồn, chiến sĩ Nguyễn Duy Mạc đã hủy toàn bộ tài liệu, phương tiện kỹ thuật mật mã, tiếp tục phối hợp cùng các đồng chí còn lại bàn phương án tác chiến.
Chiến tranh đã qua đi nhưng kí ức về một thời bom đạn vẫn còn đó. Càng thấm thía, biết ơn sâu sắc đối với lớp lớp thế hệ cha anh đi trước đã hy sinh xương máu trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, các cán bộ, chiến sĩ, nhân viên ngành Cơ yếu sẽ tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang “Trung thành, Tận tụy, Đoàn kết, Kỷ luật, Sáng tạo”, quyết tâm thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng ngành Cơ yếu Việt Nam chính quy, tiến thẳng lên hiện đạ

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2022

NỮ HOÀNG ANH ELIZABETH II VÀ NHỮNG CHIẾC HUÂN CHƯƠNG GÂY RA ĐAU THƯƠNG CHO NHÂN DÂN VIỆT NAM.

Huân chương mà các các bạn thấy trong ảnh có tên là “The Vietnam Medal”, tạm gọi là Huân chương Việt Nam. Được Nữ hoàng Anh, đại diện cho Hoàng gia Anh phong tặng, vinh danh cho những binh lính, sĩ quan Úc, New Zealand trực tiếp tham chiến tại Việt Nam trong giai đoạn (1964 - 1973).

Mặt trước của tấm huân chương khắc khuôn mặt của Nữ hoàng Anh Elizabeth II kèm theo dòng chữ “ELIZABETH II DEI GRATIA REGINA F.D”. Còn mặt sau mô tả một người đàn ông có hành động đẩy 2 quả cầu sang hai bên, có mục đích mô tả cuộc chiến tại Việt Nam như là một cuộc chiến ý thức hệ và còn một mục đích khác được cách học giả nhận định rằng mang hàm nghĩa “chia tách hai phần Việt Nam”. Điều đáng chú ý hơn nữa là phần dây đeo chính giữa xuất hiện “cờ vàng ba sọc đỏ”- lá cờ của VNCH. Theo Bảo tàng Victoria tại Melbourne cho biết huân chương này được Nữ hoàng Anh phê duyệt sau đề xuất của Toàn quyền Úc, New Zealand và chính bà là người xác nhận thiết kế này sau nhiều lần chỉnh sửa.
Ngoài The Vietnam Medal, còn một huân chương khác cũng có những thiết kế tương tự, đó là The Vietnam Logistic and Support Medal (tạm dịch là Huân chương hỗ trợ và hậu cần Việt Nam). Trong khi The Vietnam Medal được trao cho những người trực tiếp tham chiến tại Việt Nam thì The Vietnam Logistic and Support Medal được trao cho những người gián tiếp tham chiến (hỗ trợ các máy bay không kích Việt Nam từ Thái Lan, hỗ trợ tiếp liệu, đo đạc bản đồ…)
Đây là một trong những huy chương gây tranh cãi nhất trong lịch sử Hoàng gia Anh trong thế kỷ 20. Vì lần đầu tiên, một lá cờ không thuộc các quốc gia mà Nữ hoàng Anh làm nguyên thủ hoặc một quốc gia từng là thuộc địa của Anh xuất hiện trên huân chương có khuôn mặt của Nữ hoàng Anh. Và huân chương lại được trao cho các cá nhân chiến đấu không liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của Vương quốc Anh hoặc trong khối…
Huân chương này được đề xuất trao tặng vào khoảng 1963 - 1965, cùng thời điểm này, phong trào phản chiến manh nha và phát triển tại nhiều quốc gia. Thành viên The Beatles là John Lennon đã nhiều lần công khai việc phản đối chiến tranh và mong Vương quốc Anh không tham gia hoặc liên quan dù là nhỏ nhất đến cuộc chiến này. Tuy nhiên, sau khi Chính phủ Anh có những động thái ủng hộ các nước tham chiến và Hoàng gia Anh có động thái vinh danh những người lính Úc, New Zealand tham chiến tại Việt Nam thì John Lennon đã có động thái trả lại huy chương MBE từng được Nữ hoàng Anh phong tặng và đặt lại một bức thư ngắn gọn gửi lại bà: “Nữ hoàng của tôi! Tôi xin được trả lại huân chương MBE của tôi để phản đối việc Vương quốc Anh tham gia vào vụ Nigeria-Biafra, chống lại việc chúng tôi lên án Hoa Kỳ ở Việt Nam…”
Bên cạnh đó, nhiều cuộc biểu tình, phản đối đã diễn ra nhằm không đồng tình với việc Nữ hoàng Anh tham gia vinh danh các binh lính tham chiến tại Việt Nam, một trong số đó là sự kiện một nhóm người tại Anh đã chặn xe của Nữ hoàng Anh khi bà đi xe từ ga xe lửa về cung điện vào năm 1966 được đưa tin bởi The New York Times.
Ngoài ra, một số huân chương, danh hiệu, sắc phong… khác cũng được Nữ hoàng Anh trao tặng cho binh lính Úc, New Zealand đã tham chiến tại Việt Nam. Theo Tiểu đoàn 5, Trung đoàn Bộ binh Hoàng Gia Úc đã được trao tặng nhiều danh hiệu, huân huy chương. Ví dụ như Lệnh Phục vụ Xuất sắc DSO, Huân chương Thập Tự, Huân chương Thập Tự Bay, Huân chương Đế chế Anh, Huân chương Việt Nam… hoặc thấp hơn như Huy chương Lá Sồi Bạc. Tất cả các huân huy chương đều được Nữ hoàng Anh trao tặng cùng với rất nhiều giấy khen, bằng khen thông qua Toàn quyền Úc, New Zealand. Đáng chú ý, các cá nhân tham gia vụ thảm sát dân thường tại Núi Đất hoặc Bình Ba (đều thuộc Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng nhận được các danh hiệu, huân huy chương liên quan. Trong trận Núi Đất, nhiều binh sĩ Úc đã “bắn nhầm cò hơn bỏ lỡ” và khiến nhiều người dân thiệt mạng và việc bắn nhầm này diễn ra không phải chỉ là một vài lần. Các bằng chứng bị che giấu tinh vi như mang thi thể bỏ ngoài biển, mang súng đặt vào thi thể để chứng minh đây là “quân du kích Việt Công”... Mãi sau này, theo lời tố giác của nhiều sĩ quan Úc, vụ việc mới phát lộ ra.
Theo danh sách Bộ Văn hóa và Di sản New Zealand cung cấp, Nữ hoàng Anh đã trao các Huân chương Đế chế Anh hoặc các huân, huy chương, bằng khen hoàng gia khác cho hàng trăm cá nhân, binh lính nước này vì chiến đấu, phục vụ trong cuộc chiến ở Việt Nam. Các huân chương này được cấp, công nhận và trao tặng hoàn toàn thuộc thẩm quyền của Hoàng gia, đứng đầu là Nữ hoàng Anh, được trao tặng và vinh danh không liên quan đến các huân huy chương khác thuộc các Chính phủ Úc, New Zealand.
Công bố SR 1968/141 của David Thomson vào năm 1968, Cựu Bộ trưởng BQP New Zealand thừa lệnh trực tiếp từ Nữ hoàng Anh trao thưởng những thứ trên cho binh lính sĩ quan tham chiến tại Việt Nam với mục đích tuyên dương sự dũng cảm của họ khi tham gia các nhiệm vụ tại Việt Nam, chiến đấu cho sự sự huy hoàng cho Đế chế Anh.
Với một số cá nhân nhận các huân chương cao cấp như CBE, Nữ hoàng Anh thường sẽ là trực tiếp trao thưởng hoặc ủy quyền cho con trai. Tuy nhiên, do cuộc chiến tranh Việt Nam bị phản đối quá mạnh mẽ ở phương Tây và ngay tại những nước này và vì một số lý do khác, nên Nữ hoàng Anh và Hoàng gia Anh không trực tiếp tham gia trao giải, chỉ gửi ủy quyền thông qua Toàn quyền tại các nước này Nhưng trong mỗi văn bản, giấy khen, lời vinh danh đều phải bao gồm dòng chữ “By Her Majesty's Command” - thừa lệnh của Bệ Hạ (Nữ hoàng Anh).
Nữ hoàng Anh có ủng hộ Pháp đánh Việt Nam không? Dĩ nhiên đây là một thông tin chưa được chứng minh bằng các nguồn tài liệu xác thực.
Nhưng, Nữ hoàng Anh có động viên, ủng hộ các lực lượng tham chiến, gây đau thương và tàn sát người Việt Nam hay không? Thì chắc hẳn đọc bài viết này, các bạn dư sức có câu trả lời rồi.

VIỆT NAM - THIÊN ĐƯỜNG CỦA ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ

Tạp chí du lịch Canada The Travel mới đây đã xếp Việt Nam vào danh sách những điểm đến tuyệt vời có chi phí hợp lý của thế giới, bên cạnh Lào và Indonesia.
Theo đó, Việt Nam là một trong những quốc gia mà du khách phải bỏ ra chi phí ít nhất trong chuyến đi nhưng lại có "trải nghiệm phiêu lưu thực sự".

"Trải dài trên biển Đông, Việt Nam dường như có tất cả, từ những thành phố nhộn nhịp, sôi động cho đến cảnh quan nguyên sơ của rừng rậm nhiệt đới và hang động", The Travel đánh giá.
Tạp chí nổi tiếng gợi ý du khách nước ngoài thong dong tản bộ trên những con phố nhỏ rợp bóng đèn lồng ở Hội An. Tới Di sản Thế giới được UNESCO công nhận này của Việt Nam, du khách còn có thể đặt may những trang phục truyền thống như áo dài với giá chỉ dưới 30 USD (khoảng 700 nghìn đồng).
Ngoài ra, khám phá một trong những kỳ quan thế giới khác như Vịnh Hạ Long cũng là một lựa chọn không thể bỏ qua. Giá một tour trọn gói bao gồm chi phí đi lại từ Hà Nội, ngủ qua đêm trên du thuyền và ăn uống mà du khách phải bỏ ra khi tới đây chỉ khoảng 125 USD (gần 3 triệu đồng).
Nếu là một người yêu thích ẩm thực đường phố và có thời gian lưu trú tại Hà Nội, du khách sẽ chỉ mất chưa tới 2 USD (gần 50 nghìn đồng) để thưởng thức một trong những đặc sản của Việt Nam như bánh mỳ, bún chả hay phở.
Cà phê trứng với hương vị hết sức đặc biệt cũng là món đồ uống chắc chắn nên thử khi tới Hà Nội bên cạnh cà phê sữa đá. Giá cho mỗi phần cũng chỉ dao động khoảng dưới 1 USD (khoảng 23 nghìn đồng).
The Travel cũng khuyến nghị du khách nên khám phá Việt Nam bằng xe khách hoặc tàu hỏa với giá vé rẻ.
Tạp chí chia sẻ thêm rằng nếu du khách không ngại di chuyển chậm trên đường dài, thì xe buýt và xe lửa trên khắp Việt Nam là những phương tiện di chuyển có giá cả phải chăng nhất trên thế giới, giúp bạn dễ dàng khám phá trọn vẹn đất nước xinh đẹp này.