KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2022

VIẾT CHO MỘT THẾ HỆ SỢ MẤT NƯỚC HƠN LÀ SỢ MẤT ĐI THỜI SINH VIÊN TUỔI TRẺ!

- Các cậu có tiếc cuộc sống thời sinh viên không?
- Đúng ra là chúng em cũng hơi tiếc. Nhưng sẽ còn tiếc hơn nếu như trong đội ngũ của những người ra trận hôm nay lại không có mặt chúng em…

Đây là một trong những phân cảnh xúc động nhất trong Mùi Cỏ Cháy, về thế hệ sinh viên ra đi với lời “chưa đánh thắng giặc, chưa về Bách Khoa” vào mùa hè 1972. Một thế hệ mà chính những người còn sống còn phải nói lại là: “Vinh quang rất nhiều, đau thương cũng nhiều và những tiếc nuối, day dứt cũng không phải là ít”.
Trên blog cá nhân, cựu binh Francis Bailly từng tham chiến ở Việt Nam có chia sẻ hai tấm ảnh mà anh này tìm thấy từ thi thể của một người lính Giải phóng vào năm 1970. Một tấm là chân dung của người lính giải phóng đã hy sinh, một tấm còn lại là người vợ hoặc là người yêu của người lính này… Cựu binh này cho biết theo giấy tờ mang theo bên người thì người lính Giải phóng này nằm lại khi chưa được 20 tuổi, trước khi chết, người lính này cố lấy những tấm ảnh này ra để nhìn lần cuối. Làm mình nhớ đến đoạn văn: “Một thời khói lửa, một thời của những những chàng trai 18 - 20 cũng đã bắt đầu biết đến chữ "yêu", nhưng họ đã giấu kín chữ "yêu" đó dưới đáy balo của mình. Vì những tuổi 20 đó đã hóa thân thành dáng hình đất nước…”
Dạo trước, mình đọc được một bài chia sẻ trong Cháo Hành Miễn Phí, về một bạn sinh viên Bách Khoa vô tình đi chung với một bác vốn là cựu sinh viên Bách Khoa. Bác tham chiến ở Thành cổ Quảng Trị, sau đó là Quảng Nam… Chuyến đi vài cây số giữa hai người xuất phát từ chung một mái trường, nhưng cách nhau nhiều thế hệ, hai con người, hai góc nhìn về lịch sử, một người chiến đấu để lấy lại hòa bình, một người đã được thừa hưởng sự hòa bình… Hai con người đều có một thời tuổi tuổi trẻ, nhưng ngã rẽ của họ khác nhau… Nhưng dù ngã rẽ nào, đều cũng sẽ cống hiến hết mình cho đất nước.
Thành cổ Quảng Trị và mùa hè năm 1972 đã lấy đi của chúng ta một lớp người trẻ, tài năng và đầy hoài bão… Hơn 10 ngàn sinh viên đã tuyên thệ lên đường chiến đấu và đa phần những con người ấy đã không hẹn ngày trở về, họ hy sinh tại mặt trận miền Trung, phía Nam, Lào… Đặc biệt là 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị. Ngày nay, vào được các trường đại học có thể không cần quá giỏi, nhưng vào mấy chục năm trước, hầu như đều phải thực sự tài năng, mới có thể vào được những ngôi trường thời ấy.
Có lớp học hơn 70 người chỉ có 5 người trở về và cả 5 người này đều không lành lặn… Có nhóm bạn thân học cùng hứa sẽ trở về Hà Nội, đặt mục tiêu trở thành những nghiên cứu sinh đi học tập Liên Xô nhưng không một ai trở về. Có 10 sinh viên trong một căn phòng ký túc xá cùng nhau ra đi nhưng ngày về lại là 9 cái giấy báo tử, 1 người may mắn còn sống thì mất đi cánh tay phải khiến ước mơ “vẽ kỹ thuật” không thể thực hiện được nữa.
Đúng như tiêu đề cuốn sách “Mãi Mãi Tuổi 20” của Nguyễn Văn Thạc, phần nhiều trong số những người chiến đấu vì Tổ Quốc đều dừng lại ở một độ tuổi rất trẻ, họ thậm chí chưa bao giờ có nhiều thời gian sống cho chính họ vì họ chỉ luôn nghĩ đến chuyện sống vì Tổ Quốc…
Có một lời nhắc với thế hệ chúng ta, rằng mỗi người trong chúng ta hiện nay đều có cơ hội để được sống trọn vẹn tuổi trẻ. Được yêu, được sống, được là chính mình… Rất nhiều trong số họ, tuổi trẻ của họ là những dang dở, trầm mặc và anh hùng. Họ đối diện với bom đạn, với B-52… Vậy với chúng ta, làm thế nào sự hy sinh của họ không uổng phí?
Đời người có bao nhiêu? Thanh xuân là gì? Tuổi trẻ chẳng bao giờ hữu hạn. Nhưng, ở bất cứ lứa tuổi nào, ở bất cứ thế hệ nào, hãy sống sao cho thật sự đáng giá. Giá như có một điều ước, thực lòng mong họ có hai lần tuổi trẻ, một lần tuổi trẻ đã vì đất nước, một lần nữa để họ có thể sống cho riêng mình.

MỘT QUỐC GIA ĐÁNH MẤT VĂN HÓA, LỊCH SỬ THÌ CHẲNG CÓ QUÁ KHỨ VÀ CŨNG KHÔNG CÒN TƯƠNG LAI

Việt âm thi tập là một trong những quốc bảo văn thơ Việt Nam thời phong kiến, được Nhà sử học Phan Phu Tiên và Thị Ngự sử Chu Xa biên soạn, sưu tầm. Đây là một trong 25 tư liệu quý giá đã bị mất, thất lạc tại Viện nghiên cứu Hán Nôm. Một số quyển trong Toàn Việt thi lục được nhà bác học Lê Quý Đôn biên soạn cũng “không cánh mà bay” - đây là bộ sách văn hiến dân tộc, là một kho báu quốc gia, chất chứa tinh hoa văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến XVI. Chúng ta sẽ ăn nói ra sao với thế hệ sau khi không thể gìn giữ được tinh hoa văn hóa từ cha ông? Trong một nhóm chơi truyện tranh, có người bình luận rằng một người chơi truyện tranh cũng có ý thức giữ gìn tài sản hơn là những người có chuyên môn, lại còn là tài sản quốc gia, có giá trị rất lớn.

Một tài liệu vô giá khác là Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi, có ghi chép chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa - Trường Sa cũng biến mất trong kho nghiên cứu của viện. Nếu một ngày nào đó diễn ra tranh chấp chủ quyền, chẳng lẽ Việt Nam lại mang ra những tài liệu được sao chép, scan, photocopy ra hay sao? Như vậy thì khác gì trò cười trên bàn đàm phán quốc tế. Người ta sẽ đặt ra câu hỏi là cả một quốc gia mà không có tài liệu gốc, khác gì bịa đặt về chủ quyền?
Chiều nay, đạo diễn Nguyễn Thanh Vân cho biết hơn 300 phim lưu trữ tại Hãng phim truyện Việt Nam đã mất khả năng sử dụng, hỏng hóc không thể khôi phục. Trong đó có những bộ phim có giá trị lịch sử, văn hóa, thời kỳ như Mùi cỏ cháy, Sống cùng lịch sử, Sóng ở đáy sông… Tuy đã được lưu trữ số hóa, nhưng 300 phim lưu trữ này có giá trị lớn về mặt nghiên cứu, là nguồn chứng minh sự phát triển của phim ảnh Việt Nam, tài sản lưu trữ quốc gia, là minh chứng công sức của biết bao nhiêu nghệ sĩ tài năng.
Tài liệu văn hóa, lịch sử của Việt Nam đã ít do chiến tranh, loạn lạc. Giờ đây đã hòa bình rồi, hiện đại, đất nước khá hơn mà còn bị mất mát đi thì không còn gì để diễn ra nữa. Và đây mới chỉ là ở Viện nghiên cứu Hán Nôm thôi, liệu ở các viện, trường, trung tâm nghiên cứu khác có diễn ra thực trạng như thế này hay không? Hay là có những không bị khui ra rồi những tài liệu quốc gia cứ âm thầm biến mất.
Mới đây, ĐH Tôn Đức Thắng lại ghép hình lính Mỹ vào trong một tài liệu giảng dạy về Quân đội Nhân dân Việt Nam, ĐH Kinh doanh Công nghệ Hà Nội đưa cờ Trung Quốc và lính Trung Quốc vào phông chào mừng ngày 22/12. Đây có lẽ không phải chỉ là sự cẩu thả đơn thuần mà có lẽ là sự thiếu hiểu biết, hời hợt và đối phó cho qua. Là hệ quả của sự xem nhẹ lịch sử!
Có bình luận tại một hội nhóm rằng: “Những gì mà họ làm mấy hôm nay đang biến Việt Nam thành một quốc gia không văn hóa, không lịch sử và không có tương lai”. Bình luận trên thì hơi quá, nhưng, khi nhìn vào trường hợp nhiều người muốn biến Lịch sử thành môn học tự chọn hoặc ghép Lịch sử vào môn học khác và những gì gần đây… Phải chăng là có những con người đang muốn Việt Nam trở thành một quốc gia không có quá khứ cũng chẳng có tương lai?

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI: TỪ VINFUTURE, CÁC NHÀ KHOA HỌC THẾ GIỚI ĐÃ HIỂU HƠN VỀ MỘT VIỆT NAM ĐANG MẠNH MẼ VƯƠN RA QUỐC TẾ


Tối 20/12, hàng trăm đại biểu, nhà khoa học có mặt tại Nhà hát lớn Hà Nội vinh danh chủ nhân Giải thưởng Khoa học công nghệ VinFuture mùa 2 với các nghiên cứu có tầm tác động toàn cầu.

Với chủ đề "Hồi sinh và tái thiết", VinFuture 2022 vinh danh 4 công trình khoa học có tầm ảnh hưởng lớn đến đời sống của hàng triệu người trong và sau đại dịch. Trong đó, 1 giải thưởng chính trị giá 3 triệu USD và 3 giải đặc biệt trị giá 500.000 USD.
Tham dự và phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, điều khác biệt của Giải thưởng VinFuture 2022 so với mùa giải trước là sự thoải mái, an toàn khi Covid-19 gần như đã được kiểm soát hoàn toàn ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Điều này có được là nhờ sự đóng góp quan trọng của các công trình nghiên cứu sản xuất vaccine phòng chống Covid-19.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng: "Nếu bảo vệ sức khỏe là thách thức của nhân loại năm 2021, thì tái thiết và hồi sinh là vấn đề cấp thiết mà thế giới phải đối mặt năm 2022 và trong tương lai".

INDONESIA BẮN 21 PHÁT ĐẠI BÁC CHÀO ĐÓN CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN XUÂN PHÚC

10h sáng 22-12, Tổng thống Indonesia Joko Widodo chủ trì lễ đón long trọng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Dinh Tổng thống ở thành phố Bogor, cách trung tâm thủ đô Jakarta khoảng 60km.
Trước đó, từ 7h giờ sáng, 20 thiếu niên Indonesia trong trang phục truyền thống cầm quốc kỳ hai nước chờ đợi ở Dinh Tổng thống, trong khi đội tiêu binh đã trong tư thế sẵn sàng.

Tổng thống Indonesia đã dành cho Chủ tịch nước Việt Nam sự đón tiếp chân tình, trọng thị, cởi mở, thiết thực và thắm tình hữu nghị.
Một trong những điểm nhấn đặc biệt của lễ đón theo nghi thức cao nhất là màn diễu binh trước đoàn xe hộ tống Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến Dinh Tổng thống và loạt đại bác chào mừng.
Tổng thống Joko Widodo ra tận cửa xe chào đón và mời Chủ tịch nước bước lên bục danh dự. Quân nhạc cử quốc thiều Việt Nam và Indonesia. 21 tiếng đại bác vang lên hùng tráng chào mừng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.
Sau lễ đón, nguyên thủ hai nước bước vào bên trong Dinh Tổng thống, giới thiệu quan chức cấp cao hai bên, trước khi tiến vào phòng hội đàm. Lãnh đạo hai nước sẽ chứng kiến lễ ký kết văn kiện hợp tác của một số bộ ngành và gặp gỡ báo chí để thông tin về kết quả hội đàm.
Indonesia là thành viên duy nhất của ASEAN nằm trong Nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20), trong khi vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao ở khu vực và toàn cầu.
Do đó, cuộc gặp giữa hai nguyên thủ lần này được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều kết quả thực chất trên nhiều lĩnh vực. Nói như Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Tạ Văn Thông, hai nước có nhiều lợi ích tương đồng và sự hội tụ các lợi ích chiến lược.

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2022

VẬN NƯỚC ĐANG LÊN GIỮA TÂM BÃO CHÍNH TRƯỜNG THẾ GIỚI

Hình ảnh Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula Von der Leyen đón Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Lễ khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN- EU.

Không cần phải phân tích hay chỉ ra những đối sách của Việt Nam trên trường quốc tế trong thời gian qua thì các bạn cũng đã biết cái tầm của nước ta rồi chứ! Tuy chưa phải là nước lớn nhưng uy tín khỏi phải bàn.
Phương Tây hiện vẫn đang âm thầm chống phá Việt Nam nhưng cũng không thể phủ nhận được việc phải bắt tay hợp tác với các quốc gia theo CNCS như Việt Nam để làm ăn và tranh giành quyền ảnh hưởng ở Đông Nam Á, muốn lôi kéo Việt Nam ngả về phe họ, đặc biệt Việt Nam lại gần ông Trung Quốc có cùng ý thức hệ cộng sản. Nhưng với một quốc gia có cả bầu trời kinh nghiệm về ngoại giao như Việt Nam thì tất cả đã được các Cụ ở trên nắm trong lòng bàn tay, dù Tây hay Tàu các Cụ đã tính hết rồi. Việc bây giờ là duy trì ổn định chính trị và phát triển kinh tế đất nước, do vậy chủ trương nhất quán của chúng ta là luôn giữ vững quan điểm ngoại giao hoà bình, thêm bạn bớt thù, "không chọn bên mà chỉ chọn lẽ phải", tôn trọng chủ quyền và lãnh thổ của nhau. Với đường lối này dĩ nhiên mấy ông Tây vẫn a cay nhưng biết làm sao được, thôi thì chịu khó bắt tay hợp tác để cùng có lợi.
Còn dăm ba "cậu vàng" ở đâu đó vẫn cứ ẳng, cơ mà chỉ là công cụ giải trí cho khán giả Việt thôi

NHẬN THỨC, Ý THỨC KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh tấm pano được cho là đặt trong khuôn viên trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội nhưng có hình nền quốc kỳ Trung Quốc gây xôn xao dư luận.
Nơi treo phông nền trên là cơ sở 2 trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội cơ sở TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Qua xác minh ban đầu, xác định 1 người ở Khoa Giáo dục, quốc phòng và an ninh và một người ở Phòng Quản trị đã tự ý làm nên và nghĩ đó là chuyện nhỏ. Sự việc được sinh viên chụp lại đưa lên mạng xã hội. Ngay sau khi xác định tính chất nghiêm trọng của vụ việc nhà trường đã họp kỷ luật 2 cán bộ trên với hình thức trước mắt tạm đình chỉ công tác để xem xét mức độ kỷ luật.

CẨU THẢ HAY BÔI NHẾCH?

Môn điền kinh Đại hội thể thao toàn quốc 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình gặp phải sự cố "vô tiền khoáng hậu". Ở vòng chạy cuối cùng nội dung marathon, cổ động viên đã vào phía bên trong sân để đón VĐV tại vạch đích nhưng... không thấy vạch đích đâu.


Thậm chí, các nhà báo, cổ động viên đi vòng vèo để hỏi thăm, thậm chí phải gọi điện thoại cho thành viên ban tổ chức.
Không chỉ người ngoài cuộc, mà chính các VĐV tham dự cuộc đua cũng bối rối như nhà vô địch 42km nữ - Lê Thị Tuyết (Phú Yên) sau khi đã cán đích vẫn chạy tiếp. Phải đến khi một thành viên của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam chạy theo hô rất to, Tuyết mới biết mình đã về đích rồi.
Chưa kể, các điều kiện cần thiết để tổ chức một cuộc đua như: bàn tiếp nước, bàn y tế hỗ trợ cho các VĐV, thiết bị tính giờ điện tử được gắn vào số đeo của VĐV... ở Đại hội thể thao toàn quốc này cũng... không có nốt!
Phải chắp tay xin các anh chị ban tổ chức. Đến cái giải bóng bàn ở tổ dân phố tôi còn không bôi nhếch như Đại hội thể thao toàn quốc này.

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2022

THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH ĐẾN DỰ VÀ CHỈ ĐẠO HỘI NGHỊ CÔNG AN TOÀN QUỐC

Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 78 có nhiệm vụ đánh giá tình hình, kết quả các mặt công tác Công an năm 2022; đánh giá kết quả bước đầu triển khai thực hiện Nghị quyết số 12 của Bộ Chính trị...
Sáng 19/12, Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 78 đã khai mạc tại Hà Nội để tổng kết tình hình, kết quả công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo hội nghị. Đại tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Hoà Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TAND Tối cao; Lê Minh Trí, Uỷ viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện KSND Tối cao; Bùi Thanh Sơn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ ngoại giao; Hồ Đức Phớc, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính; Nguyễn Mạnh Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Trung tướng Lê Tấn Tới, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, Uỷ ban MTTQ Việt Nam.
Về phía Bộ Công an có các đồng chí trong Đảng uỷ Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an; nguyên lãnh đạo Bộ Công an; thủ trưởng các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an.
Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Tô Lâm nêu rõ, Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 78 diễn ra trong bối cảnh toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đang tiếp tục nỗ lực phấn đấu, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ XIII. Năm 2022, dịch COVID 19 được kiểm soát, các hoạt động kinh tế - xã hội được khởi sắc, phục hồi trên tất cả các lĩnh vực, nhiều sự kiện lớn quan trọng của đất nước được diễn ra. Tuy nhiên, tình hình trong nước, thế giới cũng có những chuyển biến phức tạp, nước ta vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ban ngành, địa phương và Nhân dân, lực lượng CAND đã thể hiện quyết tâm chính trị rất cao, nỗ lực rất lớn, hành động quyết liệt, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ công tác đã đề ra, tạo dấu ấn nổi bật so với những năm trước đây.
Bộ trưởng Tô Lâm chia sẻ về những khó khăn, thách thức, thời cơ, thuận lợi về tình hình thế giới, trong nước năm 2023 sẽ ảnh hưởng, tác động đến nhiệm vụ của lực lượng Công an trong công tác bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Đồng chí Bộ trưởng cho biết, Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 78 có nhiệm vụ đánh giá tình hình, kết quả các mặt công tác Công an năm 2022; nhìn nhận, đánh giá các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản; công tác xây dựng Công an xã, thị trấn; đánh giá kết quả bước đầu triển khai thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16/3/2022 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; thảo luận phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2023 và thời gian tới; tổng kết phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” năm 2022 trong toàn lực lượng CAND.
ồng chí Bộ trưởng yêu cầu các đại biểu tập trung trí tuệ nghiên cứu, thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ công tác trong năm 2023…
Hội nghị diễn ra trong 2 ngày 19 và 20/12/2022. Báo CAND sẽ tiếp tục cập nhật nội dung hội nghị.

TỪ THIỆN 4.0

Có cô diễn viên hài Thúy Nga từ hải ngoại về Việt Nam chia sẻ video cô về nước làm từ thiện.

Đại khái là Việt Nam có rất nhiều hoàn cảnh sống khó khăn, thương quá. Rồi người ta quay cái video cô ta gặp gỡ một bà cụ có hoàn cảnh khó khăn ở Cam Ranh. Vì mưu sinh, bà cụ phải hàng ngày ra chợ cá để xin, hoặc lượm cá mang về ăn.

Tìm hiểu được thông tin, cô danh hài quyết định giúp đỡ.
Không biết cô ấy thương cảm được bao phần thật, nhưng việc một người mang mác là diễn viên hài có thể nói ra được những câu đại khái như:
- “Cá này chỉ ngày xưa để nấu cho heo ăn thôi”.
- Rồi “Gia đình có khó khăn thiệt không mà phải đi làm như vậy?”.
- “Rồi có đi vô chợ thịt xin thịt nữa không?”
- “Tính ra bà đâu có tốn tiền chợ mỗi ngày đâu”...
Đắng lòng nhất là cô ta nói bà cụ (người không hề tàn tật) rằng: “Ngày nào cũng lết vô trong chợ để xin cá”, nghe sao mà nó xót xa.
Rồi cô ta cũng hào phóng cho bà cụ 200k.
Ở ngoài điện thoại máy quay tới tấp, chớp nháy.
Rồi câu chuyện về một nữ danh hài hải ngoại giầu lòng nhân ái được chia sẻ rần rần...
Chúng tôi chợt nhớ tới câu chuyện của ông cháu Nờ Ô Nô, khi đi từ thiện cũng láo lếu: "Bà già nghèo khổ trong đêm đông cô đơn".
Đời nó buồn cười vậy đó...

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2022

BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG - TIẾNG CHUÔNG CẢNH TỈNH, CẢNH BÁO KHÔNG ĐƯỢC CHỦ QUAN

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng – nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng, Nhà nước, chế độ và lợi ích quốc gia - dân tộc Việt Nam. Đảng ta xác định: “Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam”. Đây vừa là vấn đề có tính nguyên tắc, vừa là vấn đề có tính quy luật của nhận thức, vận dụng, bảo vệ và phát triển sáng tạo giá trị khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên con đường đi lên CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN của nhân dân ta. Đồng thời, khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là “gốc dễ”, cội nguồn và là nguyên nhân sâu xa quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Thế nhưng, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị, các phần tử bất mãn trong và ngoài nước lại không nghĩ như thế; họ đã và đang dùng mọi thủ đoạn, sử dụng “trăm phương, nghìn kế” để bôi nhọ, xuyên tạc, phủ nhận bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, thậm chí đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin; vu cáo, buộc tội, quy kết Đảng ta bảo thủ, trì trệ, sai lầm mang tính hệ thống; lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động là “kéo lùi lịch sử”, “làm cho Việt Nam tụt hậu”, v.v... Ở ngoài nước, các thế lực thù địch triệt để khai thác, sử dụng không gian mạng với “các chiêu trò phản cảm” để công kích, bôi nhọ, phủ định sạch trơn giá trị, bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, hạt nhân hệ tư tưởng vô sản. Điều dễ nhận diện nhất là các thế lực thù địch, phản động ngoài việc cố tình “hạ bệ” chủ nghĩa Mác - Lênin, đang tấn công vào tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm hạ thấp giá trị, ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh, cho rằng Hồ Chí Minh “sao chép tư tưởng của C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin” và tư tưởng của các bậc tiền bối; “Hồ Chí Minh không có tư tưởng riêng” hoặc có thì đó là tư tưởng dân tộc hẹp hòi, không có hệ thống; thậm chí có một số người đã “tuyệt đối hóa” vai trò tư tưởng Hồ Chí Minh, kiến nghị với Đảng ta nâng tầm tư tưởng Hồ Chí Minh thành chủ nghĩa Hồ Chí Minh. Theo họ, cách làm này là để nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc; thậm chí đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin, là “con đường tẩy sạch chủ nghĩa Mác - Lênin ra khỏi đời sống tinh thần xã hội Việt Nam” mà thực chất là phủ nhận cả chủ nghĩa Mác - Lênin lẫn tư tưởng Hồ Chí Minh, dọn đường cho ý thức hệ tư sản tràn vào Việt Nam.
Từ đó, họ phủ nhận tính hợp pháp, tính chính danh, chính đáng của Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, các văn kiện của Đảng; phủ nhận vai trò cầm quyền, lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cho rằng Đảng ta cầm quyền, lãnh đạo là không hợp hiến bởi do nội bộ Đảng tự bầu cho nhau chứ không phải nhân dân bỏ phiếu, tín nhiệm, bầu lên; con đường đi lên CNXH của Việt Nam là “vết xe đổ của Liên Xô”, là hết sức sai lầm, đã và đang cản trở lịch sử, vi phạm quy luật khách quan nên tất yếu Đảng sẽ thất bại, v.v... Ở trong nước, một số người thiếu thiện chí, có có quan điểm đối lập với Đảng, Nhà nước ta, đã ngụy tạo bằng cách viết “tâm thư”, “kiến nghị” gửi đến Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Chấp hành Trung ương Đảng, kiến nghị Đảng bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, chỉ giữ lại tư tưởng Hồ Chí Minh. Nguyên cớ, lý do họ đưa ra thì nhiều, song chủ yếu là do chủ nghĩa Mác - Lênin là “học thuyết ngoại lai”, “không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam”; từ đó thừa nhận hệ tu tưởng tư sản là “mốt”, “hợp thời”, cần đưa vào Việt Nam. Họ cho rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin quá cũ, lỗi thời; đã là của quá khứ nên rất lạc hậu, không phù hợp với diễn tiến của thời đại cách mang công nghiệp 4.0 nên cần dứt khoát loại bỏ. Họ cho rằng, C. Mác và V.I. Lênin sống ở thời đại khác, cách chúng ta hàng thế kỷ và không có học thuyết, lý luận nào sống mãi nên không thể lấy quan điểm của người “đã chết” để làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của “những người đang sống”, không thể lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm phương châm chỉ đạo hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam thời nay. Hơn thế, họ còn cho rằng, chủ nghĩa Mác – Lênin chẳng qua chỉ là “sự sao chụp phép biện chứng của Hêghen, chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc” và “quan điểm của chủ nghĩa dân túy ở Nga”… Chúng đã quy kết, vu cáo Đảng ta cản trở tiến bộ xã hội, đòi thay thế chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh bằng hệ tư tưởng tư sản và cho rằng: Thời nay, xây dựng chủ nghĩa tư bản là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn bởi tính ưu việt của nó, nhất là nền công nghiệp tiên tiến đã được kiểm nghiệm trên thực tế, qua nhiều thế kỷ. Điều đáng tiếc, cần phê phán là, một số cán bộ, đảng viên và một bộ phận nhân dân có nhận thức mơ hồ, không phân biệt đúng, sai về bản chất, tính chất của thời đại, mối quan hệ biện chứng giữa nội dung thời đại với nội dung của từng giai đoạn, nhất là giai đoạn hiện nay đã tán đồng, tán dương các quan điểm sai trái ấy, ngộ nhận “sự tốt đẹp của chủ nghĩa tư bản, của phương Tây”.
Tình hình trên cho thấy, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng dù bước đầu đã đạt được một số kết quả quan trọng, song đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi chúng ta phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh, chống đến cùng hệ quan điểm sai trái để bảo vệ mục tiêu, lý tưởng, con đường đi lên CNXH mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng có thành công hay không, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc có đạt được hay không; bảo vệ nền tảng tưởng của Đảng, bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân có đạt được hiệu quả hay không, tất cả phụ thuộc vào kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; trong đó thắng lợi của cuộc chiến đấu chống “giặc ngoại xâm và giặc nội xâm” do Đảng lãnh đạo và cả hệ thống chính trị Việt Nam đang vào cuộc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Sự cảnh báo, cảnh tỉnh về mối đe dọa, các nguy cơ đối với dân tộc không thể xem thường/.