KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Hai, 7 tháng 12, 2020

TÔ ĐẸP HÌNH ẢNH BỘ ĐỘI CỤ HỒ

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Quân chính toàn quân năm 2020 diễn ra hôm qua (7-12), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bí thư Quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao sự nỗ lực phấn đấu của toàn quân đã vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành toàn diện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2020; trong đó, nhiều nhiệm vụ hoàn thành tốt, một số nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc.


Đặc biệt, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khen ngợi quân đội đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trong phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; cán bộ, chiến sĩ không quản ngại khó khăn, gian khổ, xung kích vào những nơi nguy hiểm. Nhiều cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ, xứng đáng là Quân đội của dân, do dân, vì dân, đã tô đẹp thêm hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ.
Có thể nói, năm 2020 là một năm thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách từ thiên tai, dịch bệnh... Song càng trong gian khó, phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ lại càng tỏa sáng; càng trong nguy nan, cán bộ, chiến sĩ quân đội càng thực hiện xuất sắc lời dạy của Bác Hồ: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. 
Thực tiễn năm 2020 cho thấy, với sự nỗ lực phấn đấu khắc phục mọi khó khăn, thử thách, toàn quân đã hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ được giao, chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của quân đội ngày càng được nâng cao, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, trong một năm đất nước ta phải hứng chịu tác động khắc nghiệt từ những hiện tượng thời tiết cực đoan, Bộ đội Cụ Hồ tiếp tục là lực lượng nòng cốt, xung kích đi đầu, tham gia tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả bão, lũ, sạt lở đất... bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân. Trên trận tuyến chống “giặc” Covid-19, quân đội đã chủ động, tích cực tổ chức lực lượng, phương tiện tham gia “chiến đấu” với dịch bệnh từ tuyến đầu là các khu cách ly tập trung, các đường mòn, lối mở ở biên giới; bộ đội không quản hiểm nguy, xông pha vào những khu vực là tâm dịch để khử trùng, dập dịch... Qua đó, hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ càng thêm tỏa sáng.
Phát huy những kết quả đã đạt được, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, trước mắt là nhiệm vụ năm 2021, đòi hỏi mỗi cơ quan, đơn vị trong toàn quân phải tiếp thu, lĩnh hội đầy đủ, sâu sắc tinh thần và những nội dung cơ bản từ Hội nghị Quân chính toàn quân năm 2020 và những yêu cầu của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bí thư Quân ủy Trung ương; đồng thời tổ chức hội nghị quân chính ở cấp mình bảo đảm nghiêm túc, thực chất, hiệu quả, qua đó đánh giá trung thực, toàn diện những kết quả đã đạt được, xác định cụ thể phương hướng nhiệm vụ trong năm 2021 và có biện pháp sát, đúng, có quyết tâm chính trị cao trong tổ chức thực hiện. 
Để mỗi cơ quan, đơn vị và toàn quân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2021, một trong những yêu cầu tiên quyết đối với cấp ủy, chỉ huy các cấp là phải tiếp tục đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền, qua đó xây dựng cho cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có niềm tin sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng, nhận thức đúng nhiệm vụ, đoàn kết, gắn bó, có ý chí khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, quyết tâm thực hiện và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước, nhân dân và danh xưng cao quý "Bộ đội Cụ Hồ"...

BẠN TỐT SẼ MỜI NHAU ĐI TIÊM VACCINE CHỨ QUA RỒI CÁI THỜI MỜI NHAU ĐI ĂN PHỞ

Vaccine COVID-19 của Công ty Nanogen phối hợp cùng Học viện Quân y nghiên cứu dự kiến có giá tương đương và thấp hơn mức của thế giới.
Theo Chánh Văn phòng Chương trình Quốc gia nghiên cứu và phát triển vaccine, Công ty Nanogen dự kiến giá dành cho các mũi của đơn vị này chỉ khoản 5 USD, tương đương với 2 bát phở bò + thêm đĩa quẩy và đôi cốc trà đá.

Với liệu trình tiêm 2 lần thì tổng vệ sinh mỗi người sẽ chỉ phải bỏ ra hơn 200 cành để bảo vệ bản thân trước cơn bão đại dịch. Có thể nói đây là 1 cái giá rất ok nếu như so với 25 USD của Đức, 39 USD của Mỹ và 74 USD cũng là của Mỹ nhưng là 1 công ty khác phát triển.
Ngày 10/12 tới, vaccine COVID-19 của Nanogen sẽ vào giai đoạn 2, tuyển tình nguyện viên tiêm thử nghiệm. 
Mong rằng vaccine của chúng ta sẽ thành công để một dịp nào đó chúng ta sẽ rủ nhau đi tiêm thay vì rủ nhau đi ăn phở hay đi nhậu...

TRÁNG SĨ HỒ LEMAN – NHÀ TÌNH BÁO LẬP DỊ

Từ cuối năm 1994, tôi được giao gặp, phỏng vấn nhiều tướng lĩnh, cán bộ cao cấp ngành An ninh để thực hiện bộ sách “Những kỷ niệm sâu sắc trong đời Công an” cho NXB Công an Nhân dân. Khá nhiều lần, thiếu tướng Vũ Huỳnh, tức Huỳnh Anh, nguyên Trưởng Ban An ninh khu 6 thời chống Mỹ, nguyên Trưởng Ty Công an tỉnh Thuận Hải ngay sau giải phóng đã dặn tôi: “Cố gắng tìm hiểu viết về anh Nguyễn Đình Ngọc. Hiếm có người thứ hai như thế. Vì nhiệm vụ tình báo mà du học một hơi 10 năm bên Pháp, lấy luôn 3 bằng kỹ sư, 2 bằng tiến sĩ. Anh từng là thành viên của Viện Khoa học cao cấp Pháp, là bạn với nhà toán học nổi tiếng thế giới A.Grothendeck, người từng đoạt giải Fields. Kiến thức của anh ấy ngang tầm một bác học”.

Rồi ông cho số điện thoại, viết cả thư tay giới thiệu để tôi tiện liên lạc.
Với cả công việc lẫn sự say mê, dĩ nhiên không đời nào tôi chịu bỏ qua một nhân vật như thế. Tôi nghe theo ông Chín, nhiều lần xin gặp nhưng lần nào Thiếu tướng Nguyễn Đình Ngọc cũng từ chối. Ông nói như ra lệnh: “Cậu không viết gì về tôi cả”! Ngược lại, đặt câu hỏi thì ông sẽ trả lời, giải thích cặn kẽ. Ông bảo: “Điều gì cũng phải biết cho rõ ràng. Biết không phải để viết. Biết để... hiểu. Nhắc lại nhé: không viết!”.
Rồi cuối cùng thì cả ba tập của bộ “Những kỷ niệm sâu sắc trong đời Công an” đều không có trang nào về nhà khoa học – nhà tình báo tài ba ấy cả. Tôi không được viết, tác giả khác cũng không. 
Đầu năm 1997, tôi chuyển công tác sang Tạp chí Văn hóa – Văn nghệ Công an, việc chính là lo làm trang trong nước cho tờ chuyên đề An ninh Thế giới. Cả tòa soạn phía Nam khi đó chỉ chưa đầy chục người, mình tôi là phóng viên, kiêm luôn biên tập viên, sửa morat, thức đêm lòi mắt với dao mổ và bút kim 2B để montage báo thủ công. Báo chưa có trụ sở, phải thuê 4 phòng của Cục Viễn Thông tin học - Bộ Nội Vụ (V17) ở số 47 C Phạm Viết Chánh, Q.I, TP Hồ Chí Minh làm tòa soạn. 
Trừ khi đi công tác, thời gian còn lại tôi ở lại báo gần như cả ngày lẫn đêm. Không khó để nhận ra, ngoài 4 phòng tòa soạn báo ở tầng trệt, còn có một căn phòng khác trên lầu 2 trụ sở cũng thường sáng đèn chong đêm. Đó là phòng làm việc của Cục trưởng V17, thiếu tướng Nguyễn Đình Ngọc. Biết ông khó tính, tôi lấy cớ: “Thấy chú còn thức, con mang lên cho chú... tờ báo vừa in”. Tất nhiên, ông biết ngay: “Cậu muốn hỏi cái gì?”. Quá biết tính ông, tôi nêu ngày vấn đề đã sắp sẵn và khoanh tay, giỏng tai lắng nghe. Luôn kết thúc bằng câu: “Giờ thì rõ rồi chứ” và không định nấn ná, ông lại dặn: “Hiểu rồi thì về... ngủ. Nhớ là không viết gì, không được nhắc đến tôi đâu nhé!”.
Làm báo cả đời, tôi thấy ông là vị tướng Công an duy nhất không chấp nhận đưa tên mình lên mặt báo hay bất kỳ trang viết ở đâu khác. Ông giữ thói quen đã thành cố hữu. Bởi xuất thân, ông là một nhà tình báo; một điệp viên ẩn mình rất kín trong vỏ bọc một nhà khoa học lẫy lừng. 
Nguyễn Đình Ngọc sinh ngày 13-8-1932. Bố ông là vị bác sĩ nổi tiếng ương ngạnh, độc lập Nguyễn Đình Diệp. Chính quyền thuộc Pháp không ưa, đã “đày” bác sĩ Diệp lên tận Sơn La làm việc. Bà Lê Thị Khoa, vợ ông phải tằn tiện, chịu khó lắm mới cùng chồng nuôi được 4 người con nheo nhóc. Nguyễn Đình Ngọc là con cả, được ăn học đàng hoàng. 
Sau Cách Mạng tháng 8, bác sĩ Diệp trở thành Quân y xá trưởng của tỉnh Phúc Yên đóng góp vào cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ bằng tri thức khoa học. Tháng 12 -1947, thất bại nặng trong chiến dịch Thu Đông, quân Pháp từ Bắc Cạn, Chợ Đầu... phải rút chạy qua Thái Nguyên, về Phúc Yên, từ đó chạy về Hà Nội. Trên đường rút chạy, chúng đã bắt toàn bộ gia đình bác sĩ Diệp tại thôn Cầu Vây, xã Đỗ Tân, sau đó giải bác sĩ Diệp và con trai lớn Nguyễn Đình Ngọc về Hà Nội. Đến Đáp Cầu, hai cha con bị giam tách ra. Người cha chỉ còn kịp dặn con: “Con hãy cố học và giúp người khác học, dân mình khổ trước hết vì giặc dốt”. Đêm đó, bác sĩ Diệp bị địch giết. Nguyễn Đình Ngọc chỉ nghe có một tiếng súng nổ và không bao giờ còn gặp lại người cha nữa. 
Không lâu sau đó, mẹ anh cũng mang được hai người em quay lại Hà Nội đang bị tạm chiếm. Nguyễn Đình Sơn, người em thứ 3, không may đã mất vì bạo bệnh tại Phúc Yên vào mùa hè 1947. Khó khăn chồng chất, người mẹ vẫn bằng mọi giá thực hiện di nguyện của chồng, nuôi hai con trai Ngọc và Kim ăn học. Em gái út của anh khi đó mới 1 tuổi. 
Anh em Nguyễn Đình Ngọc đều học rất giỏi. Ngọc đặc biệt thích và giỏi môn Toán. Những cuốn sách toán bằng tiếng Pháp của Lebossé đã được cậu bé 15 tuổi lôi ra làm đi làm lại đến nát nhừ. Anh gần như trở thành “thầy phụ đạo Toán” cho tất cả bạn bè cùng lớp. 18 tuổi Nguyễn Đình Ngọc đỗ tú tài, vào Đại học Khoa học. Một năm sau, anh lấy xong chứng chỉ Toán đại cương. Ở tuổi 20, anh đồng lúc lấy thêm 2 chứng chỉ Vật lý đại cương và Cơ học ứng dụng - một thành tích đáng nể. 
Nhiệt huyết và tài năng, Nguyễn Đình Ngọc đã lọt vào mắt xanh của Giám đốc Công an Liên khu 4 Nguyễn Hữu Khiếu, được chọn và thuyết phục trở thành một chiến sĩ tình báo Cách mạng. Đến cuối năm 1953, khi Pháp đang bắt đầu sa lầy ở Điện Biên Phủ thì Nguyễn Đình Ngọc cũng hoàn thành xong một khóa huấn luyện ngắn về tình báo. Anh được đưa trở lại Hà Nội còn bị tạm chiếm với chỉ thị: “Cố gắng lọt vào xã hội thượng lưu Sài Gòn, đợi liên lạc mang lệnh hành động đến”. Nguyễn Đình Ngọc đã cắt đôi cái dây đồng hồ anh đang đeo để lại làm tín vật v2 đánh đường từ chiến khu (ở Thanh Hóa) về hà Nội để từ đó tìm đường vào Sài Gòn. 
Đi đến Nam Định, Ngọc đã bị Phòng Nhì Pháp bắt giam vì bị nghi ngờ về thành hoạt động. Anh một mực khai thầy giáo, bị lao nên phải vào Hà Nội chữa chạy. Địch kiểm tra, xác nhận anh đang bị lao phổi thật nên để cho đi. Tháng 7-1954, Nguyễn Đình Ngọc đã hòa vào đoàn người di tản vào đến Sài Gòn. Gia đình người yêu đã đính ước của anh đã vào Nam trước 3 tháng. Ngọc đã vừa dạy kèm để kiếm tiền tiếp tục việc học và lấy vợ vào cuối tháng 10 - 1955. Chỉ một tháng sau, Ngọc đã tìm được học bổng du học Pháp để học kỹ sư Khí tượng. Vợ anh đi sau 2 tháng. Đến cuối năm 1956, tại Paris, con trai anh chào đời. Sinh con xong không lâu, vợ anh phải đi làm thêm để có tiền trang trải. 
Cùng lúc với việc học kỹ sư Khí tượng, anh cũng học thêm và chuẩn bị luận án tiến sĩ Địa Vật lý. Hoàn tất, anh chuyển sang vừa học kỹ sư Đóng tàu vừa làm luận án Tiến sĩ Khoa học về Toán với giáo sư hướng dẫn lừng danh Charles Ehresmann ở Đại học Sorbonne (Paris). Đến năm 1963, anh hoàn tất cả hai chương trình khoa học. Vẫn chưa có ai bắt liên lạc, Nguyễn Đình Ngọc lại... học tiếp, ngành kỹ sư Viễn thông, và được nhận vào làm giáo sư Đại học Rennes, cách Paris hơn 300 km. 
Thành công vượt bậc trong khoa học, nhưng với đời sống, Nguyễn Đình Ngọc lại luôn lúng túng, được nhìn nhận như một tay lập dị. Người thấp, nhỏ, anh vẫn mặc cái áo vest dài gần đến đầu gối do bạn cho, đi đôi giày bạn tặng quá rộng đã mòn vẹt... Mùa đông, anh xỏ một lúc 2 tất mỗi bên. Tất bên nào cũng... thủng 2 lỗ ngay ngón chân cái. Tuy nhiên, anh lộn trái chiếc này và mang phải chiếc kia nên không ngón chân nào phải lòi ra.
Một phần cách sống không tươm tất cho lắm là do anh muốn và cần phải tiết kiệm. Sống ở Paris, dạy đại học ở Rennes, vị giáo sư người Việt luôn di chuyển bằng xe lửa vào ban đêm và ngồi ở ga đợi trời sáng để lên lớp. Dạy xong là ra ga về thẳng, cũng vào ban đêm, để ngủ trên tàu, không tốn tiền thuê khách sạn. Mỗi ngày Nguyễn Đình Ngọc chỉ ăn một bữa. Bữa ăn định lượng nhiều gấp 3 lần bữa của người bình thường. Thịt, trứng, rau, đậu, thậm chí cả mì... ông cho hết vào một nồi, lấy thìa xúc ăn, khỏi bày biện mâm bát gì hết. "Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an", còn Nguyễn Đình Ngọc, một nhà tình báo thì "thực bất tri kỳ vị". Là ông muốn thế, tự bắt mình phải thế để tiết kiệm thời gian, dù thực ra, ông là bậc thầy tinh tế trong nhiều mặt.
Về trí tuệ, ông lại là một con người khác, kiên định, bác lãm và cầu toàn. Giáo sư Toán học Hoàng Xuân Sính kể, GS Nguyễn Đình Ngọc từng đánh rớt... tất cả sinh viên môn Toán đại cương trong một kỳ thi ở Trường Rennes vì cho rằng không ai đáp ứng được đòi hỏi (quá cao) của thầy. “Hiệu trưởng đề nghị anh chấm lại, anh cương quyết giữ điểm đã cho; cuối cùng người ta phải mời một giáo sư khác chấm để còn có sinh viên đỗ”.
Tham gia hội nghị khoa học quốc tế, ông nổi tiếng vì... “xin được là xin”. Ở đâu, khi nào ông cũng xách lỉnh kỉnh hàng chục giỏ, tập vừa xin được – tất cả đều là tham luận hoặc tài liệu khoa học, “vì đất nước đang cần, sẽ cần”. Tiến sĩ Nguyễn Văn Thống, học trò và cấp dưới của ông ở V17 kể: có lần, sau một Hội nghị khoa học quốc tế về Viễn thông, đoàn Việt Nam được Ban tổ chức Hội nghị mời tham gia một hội chợ triễn lãm về rượu vang và fromage. Khách được mời dùng thử tùy thích. Hàng trăm loại, đoàn Việt Nam không ai biết nên dùng loại nào trước, loại nào sau. Hỏi, không ai biết. GS Nguyễn Đình Ngọc bèn giữ các cô chiêu đãi viên mang khay fromage đi mời lại, chỉ vào từng loại, từng biểu tượng trên lá cờ giải thích cho cả đoàn cặn kẽ từ lịch sử, xuất xứ, hương vị, cách dùng, loại nào dùng kèm với rượu vang nào..., tỉ mỉ và tinh tế còn hơn một chuyên gia ẩm thực thượng thừa. Hóa ra, ông biết tuốt. 
Giữa kinh đô ánh sáng đầy những tranh cãi chính trị, nhà tình báo Việt Cộng bỏ ngoài tai mọi tranh luận bộc lộ chính kiến, không về phe nào cả. Phái thân Cộng đã từng đánh giá ông là “một tay phản động có cỡ” vì thấy ông nghiên cứu “Tư bản luận” của Mác một cách nghiêm túc nhưng lại hay có nhận xét giễu cợt mọi phía. Thật ra, ông chỉ ham học. Không biết là học, và học rất nhanh. Mê âm nhạc nhưng không hiểu lời Opera, ông đã bỏ 3 tháng trời học và trở nên thành thạo tiếng Đức chỉ để sau đó lùng kiếm và mua được từ chợ trời những đĩa ghi các bản nhạc với lời tiếng Đức như mong muốn. 
Sống chẵn 10 năm ở Paris, đến cuối năm 1965, vợ ông đã... phát hiện ra vai trò của chồng, khi ông thường đi đi lại lại giữa Paris và Genève để nhận chỉ thị của cấp trên. Nơi gặp gỡ là một biệt thự nhỏ bên hồ Leman. Người gặp, giao chỉ thị chính là ông Chín Huỳnh. Trong một lần gặp, Nguyễn Đình Ngọc đã sốt ruột hỏi về nhiệm vụ cụ thể. Ông Chín Huỳnh, một cựu thủ khoa Quốc học Huế cười: “Khi nào đến lúc, khắc biết. Nhiệm vụ của cậu bây giờ chính là trèo lên thật cao trong khoa học”. Ông Chín Huỳnh gọi anh là “Tráng sĩ Hồ Leman”, làm một bài thơ cùng tên bằng chữ Hán tặng. Nguyễn Đình Ngọc thì tự đặt cho mình bí danh hoạt động là Diệp Sơn - ghép giữa tên người cha đã truyền cho anh lửa tri thức và lòng yêu nước với tên người em thứ ba đoản mệnh.
Tháng 2 năm 1966, ông về nước, vợ con ở lại Pháp. Trở lại, ông làm giáo sư dạy ở Trường Đại học Khoa học Sài Gòn. Căn hộ ông thuê ở đường Công Lý (nay là Nguyễn Văn Trỗi) luôn có... 7 ổ khóa chạy dọc cánh cửa chỉ cần hích vai đẩy nhẹ là bung, dù trong nhà chẳng có tài sản gì, ngoài sách và rất nhiều đôi tất thủng lạc màu. Khi ông ra dạy Đại học Huế thì phái viên của cấp trên, bí danh Phương Lan (nhưng là một người đàn ông trung niên làm văn thư ở Đại học Huế) mang theo một nửa chiếc dây đồng hồ tín vật đến bắt liên lạc. 
Sau lần gặp đó, Nguyễn Đình Ngọc thường xuyên ra Huế dạy hơn... Lập dị, nhưng ông thường xuyên giao du với những nhân vật tai to mặt lớn, chóp bu của chế độ, trong đó có Phó đề đốc Hải quân Nghiêm Văn Phú (chồng của em vợ ông)… 
Đầu năm 1970, GS Nguyễn Đình Ngọc đã lấy được và chuyển toàn bộ kế hoạch, bản đồ chiến lệ trước về cho Trung ương Cục miền Nam biết, kịp thời sơ tán an toàn, tránh được cuộc hành quân Snuol của Mỹ - VNCH đánh vào căn cứ Trung ương Cục miền Nam đóng ở Svayrieng, Campuchia. Hai tháng sau, ông đã báo trước được 48 giờ kế hoạch đảo chính của Lon Nol - Sirik Matak lật đổ Sihanouk, nhận định chính xác Lon Non sẽ trở mặt, không để yên cho cơ quan đầu não của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đóng “nhờ” trên đất Campuchia. Nhờ đó, phía Cách Mạng đã kịp thời sơ tán trước đại sứ quán, hủy tài liệu, sơ tán căn cứ Trung ương Cục và các đường dây vận chuyển kinh tài, vũ khí cung cấp cho miền Nam qua ngõ cảng Sihanoukville, tránh được vô vàn tổn thất. 
Lẽ tất nhiên, phía CIA và Phủ đặc ủy tình báo Trung ương Việt Nam Cộng Hòa đều không mù. Ngay từ đầu, lối sống của “giáo sư lập dị”, chỉ hoàn toàn chú tâm vào chuyên môn đã khiến ông bị đặt vào vòng nghi ngờ, theo dõi. Ngày 2-9-1969, Hồ Chủ tịch qua đời. Đầu giờ họp của Ban Toán, Đại học Khoa học vào ngày sau đó, ông bỗng đứng lên, nghiêm nghị: “Một vĩ nhân vừa qua đời, đề nghị Ban ta đứng lên, một phút mặc niệm!”. Mọi người đều làm theo. Sự việc lan nhanh khiến một lần nữa, những dấu hỏi về ông lại rộ lên. Nhưng cuối cùng, lời giải thích là: “Giáo sư lập dị” có tỏ thái độ khuynh tả thì cũng bình thường! Vốn dĩ, ông ấy có giống ai bao giờ?”.
Đến tháng 4 - 1975, sau nhiều theo dõi, phân tích, vai trò tình báo của ông đã bị địch khẳng định. Ông không bỏ chạy, vẫn kịp báo trước 24 giờ cho Bộ Chỉ huy tối cao Chiến dịch Hồ Chí Minh rằng quân đội Mỹ sẽ không quay trở lại giúp Sài Gòn khi ta tổng tiến công. Lệnh bắt ông phía VNCH đã không kịp thực hiện...
Ngày 30-4-1975, ông ung dung ngồi ở cơ sở Đại học Khoa học tại Thủ Đức, chờ quân Cách Mạng vào tiếp quản. Giữ vai trò giáo sư “công chức lưu dung” đến hết niên khóa 1977, ông khiến nhiều người ngỡ ngàng khi xuất hiện trên đường phố trong bộ quân phục sĩ quan an ninh, quân hàm Trung tá.
Trước khi về hưu vào năm 2002, ông được phong quân hàm Thiếu tướng, Cục trưởng Cục Viễn thông tin học, Bộ Công an, Phó ban chỉ đạo Công nghệ thông tin Nhà nước…. Ở cương vị nào, ông cũng vẫn sống với thói quen trong vỏ bọc khi còn hoạt động tình báo. Từ TP Hồ Chí Minh ông đi xe xuyên đêm ra giúp Ninh Thuận lắp đặt đài Vibra. Sáng, đến Cá Ná, ông tạt vào hiện trường làm việc luôn. Chính quyền, Công an tỉnh bày tiệc tiếp đón, chiêu đãi ở Phan Rang, cách 30 km, chờ mãi không thấy ông ra, phải dọn đi. Tướng Nguyễn Đình Ngọc làm việc xong, từ Cà Ná quay về luôn, chẳng màng gì việc quan chức địa phương đang chờ đón tiếp! 
Ngày 7-5-2006, ông ra đi thanh thản. Chỉ sự nghiệp và tài năng lẫy lừng của vị tướng tình báo, huyền thoại, giáo sư lập dị là vẫn ở lại và sống mãi. Và đến lúc đó, tôi mới hiểu vì sao ông không bao giờ cho viết về bản thân, nhất là quãng thời gian làm một điệp viên ẩn dưới vỏ bọc một nhà khoa học. Gần như nửa đời sau, ông sống độc thân, với công việc, tại Việt Nam. Vợ con ông vẫn định cư tại Pháp. Ông không muốn đề cập gì những câu chuyện cũ, con người cũ, bởi điều đó có thể gây liên lụy cho vợ con, bạn bè, đồng nghiệp và các mối quan hệ khác ở xứ người.
Mất chẵn 25 năm từ khi có dự định, tôi mới có thể viết một chân dung vắn tắt về ông. Ngắn thôi, nhưng vẫn phải tự cắt bỏ và bị cắt bỏ nhiều chi tiết, chủ yếu để “đẽo chân cho vừa giày”, khớp với dung lượng một trang báo trên số đặc san ANTG nhân kỷ niệm 74 năm ngày ra số báo CAND đầu tiên (1-11). Nói chung, nghề tình báo thì không bao giờ có thể hiện ra nguyên vẹn. Chân dung mọi nhà tình báo luôn bị cắt gọt. Trang viết trên tờ báo của ngành Công an thì cũng không khác gì nghề tình báo, luôn bị cắt gọt, kể cả khi ta viết về chân dung một vị tướng Công an, một huyền thoại tình báo, một nhà khoa học lẫy lừng...

LỰC LƯỢNG ĐẶC CÔNG VÀ CUỘC CHIẾN BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC 1979

Sáng 17/02/1979 Trung Quốc đồng loạt nổ súng tấn công 6 tỉnh biên giới với Việt Nam. Tình hình vô cùng căng thẳng, các quân đoàn chủ lực, tinh nhuệ của ta đều đang tham chiến truy kích Pôn Pốt tại Campuchia chưa thể về chi viện kịp.
Ngay đêm 20/02/1979 một đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô do Đại tướng Obaturov dẫn đầu đáp xuống sân bay Nội Bài và nhanh chóng trao đổi với các tướng lĩnh Việt Nam để nhận định tình hình, đối phó kịp thời.


Tổng Bí thư Lê Duẩn đồng ý với ý kiến của các chuyên gia Liên Xô về việc mở một cuộc không vận lớn chưa từng có để chuyển quân từ K ra Bắc chiến đấu. Kế hoạch nhanh chóng được triển khai với sự giúp đỡ của Liên Xô. Đã có 805 chuyến bay vận chuyển quân sự chở 8.900 lượt quân (cùng 1.000 tấn hàng) để điều chỉnh bố trí lại thế trận của Bộ Quốc phòng.
Riêng với đặc công - lực lượng tinh nhuệ - đi trực thăng UH-1, CH-47, Mi-8, Mi-6 của trung đoàn 917. Trung đoàn 916 chở quân từ các nơi về sân bay Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Đà Nẵng. Sau đó, bộ đội hành quân ra Bắc bằng máy bay của trung đoàn không quân 918 và phi đội máy bay AN-12 do các phi công Liên Xô lái.
Cũng trong thời gian này, phi đội 10 máy bay tiêm kích F-5 của trung đoàn không quân 935, 10 máy bay ném bom A-37 của trung đoàn không quân 937 từ miền Nam đã tập kết ở sân bay Nội Bài.
Với sự giúp đỡ của Liên Xô các quân đoàn chủ lực, tinh nhuệ của ta đang tham chiến ở Campuchia đã được nhanh chóng chuyển ra chi viện cho miền Bắc. Bộ Quốc phòng lệnh cho Bộ Tư lệnh Đặc công khẩn trương điều động Tiểu đoàn đặc công 27 và Tiểu đoàn 198 quay trở về nước, ra miền Bắc nhận nhiệm vụ mới, tiếp tục điều động Tiểu đoàn đặc công 45 phối thuộc cho Bộ Tư lệnh Quân khu 1 tham gia chiến đấu.
Các đơn vị đặc công di chuyển bằng trực thăng đến vị trí tập kết, Trung Quốc tấn công ta rạng sáng 17/2 thì ngay đêm đó tiểu đoàn Đặc công đã nhận lệnh cơ động ra miền Bắc để chiến đấu. Khí thế ngùn ngụt, ai cũng sẵn sàng cao độ cầm súng chiến đấu. Đến hôm 20/2 tiểu đoàn đặc công triển khai hầm hào, công sự chiến đấu, sau đó tổ chức đánh 2 trận gồm phục kích 1 trận, tập kích 1 trận.
Đặc biệt vào hôm 10/3 lực lượng Đặc công mật phục, tới khi đoàn xe hàng chục chiếc chở quân và đạn tên lửa H12 của quân Trung Quốc lọt vào tầm bắn, lệnh công kích phát ra, lính đặc công tiểu đoàn 45 đồng loạt khai hỏa bằng súng AK, B41, lựu đạn, thủ pháo và cối 82 ly. Cả đoàn xe cơ giới gần 20 chiếc của đối phương bị đánh tan tác, gần 200 tên bị tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu.
Ngay lúc đó phát hiện có lực lượng địch đóng chốt tại khu vực đồi Thiên Văn, Yên Ngựa bỏ chạy leo lên đồi cao nhìn xuống nơi đồng bọn bị tập kích, nắm đúng thời cơ, trung đội trưởng cối 82 ly ra lệnh đánh. Hàng chục quả đạn đã được tính toán kĩ lưỡng phần tử bắn nối đuôi nhau giội lửa xuống đầu địch, tiêu diệt hơn 100 tên nữa. Đây thực sự là một trận xuất sắc của đặc công tiểu đoàn 45. Tất cả trận đánh chỉ diễn ra trên 20 phút. Sau đó, tiểu đoàn đặc công 45 còn tổ chức nhiều đợt truy kích giặc khi chúng đang rút chạy./.

BỨC ẢNH FAKE VÀ TRÒ BẨN CỦA MẤY ANH DÂN CHỦ!

Tối qua, trên fb cá nhân của mình, anh dân chủ Nguyễn Lân Thắng chia sẻ bài viết của trang Dân biểu với hình ảnh “Phiếu quản lý người bệnh tâm thần”, trong đó, ghi người bệnh ở Chu Ngọc Anh, ở địa chỉ Thái Hòa, Ba Đình với chuẩn đoán Tâm thần phân liệt”. Đính kèm bức ảnh là dòng trạng thái ghi “Chủ tịt Thủ đô tôi bị tâm thần là có thật ạ. Dấu mộc đỏ nhé, đứa nào nói fake tau vả vỡ mồm…”. Hình ảnh này sau đó được nhiều đối tượng chia sẻ, với những lời lẽ miệt thị ác ý.


Qua kiểm tra trên google hình ảnh, hóa ra, đây là bức ảnh fake thật, đã được chỉnh sửa với ý đồ bôi nhọ tân chủ tịch Hà Nội. Bức ảnh gốc “Phiếu quản lý người bệnh tâm thần” trên là của bệnh nhân Lưu Văn Minh, do báo Pháp luật đăng tải ngày 27/6/2014 trên bài viết “Kẻ chém nữ y tá đang ngủ: Bị tâm thần vẫn nói tiếng Anh vanh vách”. Nếu so sánh tên người ký, số chứng thực, ngày tháng chứng thực đều hoàn toàn giống nhau, chỉ khác phần họ tên và địa chỉ của người bệnh. Rõ ràng, bức ảnh bị phát tán trên mạng đã được chỉnh sửa qua phần mềm, với mục đích nhằm bôi nhọ ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch TP Hà Nội hiện nay.


Tôi biết rằng, ngay trước Đại hội, mấy anh chống phá luôn nghĩ ra mấy trò bẩn nhằm xuyên tạc, bôi nhọ cán bộ lãnh đạo cấp cao, nhưng trò dùng phần mềm chỉnh sửa để tạo ra ảnh fake thế này thì đúng là quá bẩn rồi. Vậy mà mở mồm mấy anh lại giở giọng đạo đức, bàn chuyện chống tham nhũng, tiêu cực, đưa đất nước phát triển… thì đúng là giả nhân giả nghĩa lắm.
Nói chúng, mấy anh mà hay nói đạo lý thì sống chán lắm

Thứ Năm, 3 tháng 12, 2020

NHỮNG BÀI HỌC TỪ CHÚ SÁU NAM

100 năm ngày sinh Đại tướng Lê Đức Anh (1-12-1920): 
NHỮNG BÀI HỌC TỪ CHÚ SÁU NAM
_________________
Tôi thật may mắn được làm việc với nguyên Chủ tịch nước - Đại tướng Lê Đức Anh (Sáu Nam) trong giai đoạn ở Campuchia và sau này khi ông trở về Hà Nội. Đến khi ông nghỉ công tác, tôi vẫn thường xuyên gặp ông.

Từ khi còn là cán bộ cấp úy cho đến khi đã trưởng thành, đối với tôi, những gì làm được đều có dấu ấn sự chỉ bảo của ông và những gì chưa làm được đều được ông uốn nắn nghiêm khắc, dạy dỗ tận tình. 
Xin ghi lại vài mẩu chuyện nhỏ để nhớ về một vị tướng lỗi lạc, một nhà lãnh đạo quốc gia tầm cỡ, một "người thầy chỉ lối" của nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam.

Bài học vỡ lòng trên đất bạn Campuchia
Năm 1984, sang công tác ở chiến trường Campuchia, gần một năm trời tôi không dám đến gặp ông vì giai đoạn này ông rất bận rộn, phần nữa để gặp tư lệnh chiến trường không phải ai cứ muốn là được. Đến tết năm 1985, tôi mới dám vào gặp để chúc tết ông.
Rất vui khi thấy tôi khỏe mạnh và chững chạc hơn, ông cười hỏi: "Công việc của cháu thế nào?" (đây luôn là câu hỏi đầu tiên của ông mỗi lần gặp tôi). 
"Thưa chú, cháu chưa được phân công việc cụ thể nào, mới chỉ được giao nghiên cứu, tìm hiểu và tập huấn thêm để chuẩn bị vào công việc". Khi trả lời câu này, tôi rất bối rối và xấu hổ khi phải thú nhận với ông dù đã lên mặt trận gần một năm nhưng vẫn chưa làm được việc gì. Ông hỏi: "Nghiên cứu cái gì, học cái gì?". 

Tôi thú thực đang đọc một số tài liệu của đơn vị nhưng chủ yếu là học tiếng Khmer và sách về lịch sử, Phật giáo Campuchia, có thời gian thì đi thăm chùa chiền và giao tiếp với người dân, sư sãi vì họ rất giỏi về ngôn ngữ và văn hóa.
Tôi tưởng ông không hài lòng, không ngờ ông nói: "Công việc của cháu là phải biết về văn hóa, lịch sử, xã hội nước bạn, phải biết quý trọng, yêu mến đất nước con người của bạn thì mới giúp bạn tốt được. Việc học tiếng Khmer, đọc sách, đi thăm chùa chiền… không thừa đâu. Cứ lo học, tìm hiểu, tận dụng hết thời gian, đừng để lãng phí".
Với riêng tôi, buổi gặp đầu tiên với tư lệnh chiến trường trên đất nước Campuchia không chỉ được nhận những lời động viên mà thực sự đó là những bài học sâu sắc. Để rồi khi về, suy ngẫm, thấm dần những lời chỉ bảo của chú Sáu, càng nỗ lực hơn trong việc tìm hiểu, nghiên cứu và coi đó là nhiệm vụ của riêng mình.
Thận trọng và tuyệt đối chính xác
Sau hơn một năm nghiên cứu học tập, tôi bắt tay vào công việc. Có lần tôi được giao chuẩn bị báo cáo gửi cấp trên. Đây là bản báo cáo quan trọng đầu tiên trong đời cán bộ của tôi ở chiến trường Campuchia cũng như sau này. 
Thực chất đây là công lao tích lũy của nhiều người, tôi chỉ là người được giao nhiệm vụ tóm lược để báo cáo với chỉ huy mặt trận. Sau nhiều ngày chuẩn bị, hoàn thiện văn bản, tôi nộp cho thủ trưởng trực tiếp là ông Ba Quốc.
Ít hôm sau, ông Ba Quốc đi họp về từ bộ chỉ huy mặt trận, tôi đứng ở cửa ngóng không biết kết quả công việc của mình thế nào nhưng không dám hỏi. 
Ông Ba đáp trả ánh mắt chờ đợi của tôi bằng một lời than: "Hôm nay anh Sáu cho tôi uống cà phê không đường" (ý là uống thuốc đắng). Tôi chột dạ hỏi lại không biết sự thể thế nào. Ông Ba kể khi trình báo cáo tư lệnh, ông Sáu lật đi lật lại xem kỹ bản báo cáo mấy chục trang kín chữ rồi khoanh tròn vào đúng một chỗ, hỏi ông Ba: "Sự việc này xảy ra năm nào?". 
Tới lúc đó, ông Ba đọc kỹ lại mới thấy có một chi tiết nhỏ viết sai là chữ số năm "1983" thành năm "1973". Hai thời điểm, hai bối cảnh khác nhau và như vậy thì sự việc cũng hoàn toàn bị sai lạc. 
Ông Sáu hỏi thêm: "Đơn vị nào, ai làm báo cáo này?". 
Trước ông Sáu, tướng tình báo dạn dày Ba Quốc đành nói thật: "Báo cáo anh, đây là của đơn vị X… Cậu Vịnh làm. Thưa anh, nó làm tốt, chỉ nhầm mỗi chỗ đó thôi". 
Ông nghiêm giọng: "Làm thì tốt nhưng sai chỉ một chi tiết nhỏ như thế cũng có thể làm hỏng cả một vấn đề lớn, phí phạm công sức của tập thể. Anh về dặn cậu Vịnh rút kinh nghiệm, lần sau tuyệt đối không được cẩu thả như thế nữa".
Sau đó một thời gian khá lâu, tôi chẳng dám lân la lên bộ chỉ huy vì sợ ông la. Nhưng cũng chính từ đó tôi đã biết sợ, rất sợ những nhầm lẫn tuy nhỏ bé nhưng do không thận trọng sẽ làm hỏng việc lớn. Thêm một lần nữa chú Sáu lại gián tiếp dạy tôi bài học quý giá về sự cẩn trọng, chính xác trong công việc của mình.
Món quà nhỏ đầy nghĩa tình
Một lần khi chuẩn bị đi công tác Campuchia, tôi đến gặp ông Sáu ở Hà Nội để báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo. Sau phần công việc, ông Sáu nói: "Nói văn phòng chuẩn bị cho chú một bức tranh sơn mài Việt Nam, cảnh gia đình đoàn tụ đầm ấm. Thêm một hộp yến". Ông còn dặn: "Lấy bức tranh nhỏ thôi, tặng tranh to quá người ta không có chỗ mà treo đâu". 
Rồi ông dặn: "Cháu đưa bức tranh tặng cho chị ấy và hộp yến tặng ông (phụ thân nhà lãnh đạo), nói là quà của chú". 
Nhìn món quà, tôi hơi ngại ngùng, hỏi lại: "Thưa chú, thế này có sơ sài quá không? Thế còn quà cho ông lãnh đạo?". Ông Sáu cười, không giải thích thêm, chỉ nói: "Cháu cứ lên đưa. Nói chú Sáu gửi".
Trong chuyến công tác, tôi gặp riêng nhà lãnh đạo của bạn và nói: "Thưa anh, chú Sáu gửi biếu ông một hộp yến sào và tặng chị bức tranh". Người cán bộ của nước bạn nghe vậy mừng lắm, nói: "Anh chờ một chút, quà này anh phải đưa tận tay, chứ tôi không thay mặt được", rồi anh quay vào nhà trong, ít phút sau dẫn người cha đã già yếu cùng vợ vào phòng khách: "Hôm nay có đồng chí cán bộ Việt Nam lên trực tiếp gửi tặng bố và em quà của Tà Sáu (ông Sáu - tiếng Khmer) Lê Đức Anh". 
Tôi đứng lên, thật trang trọng trao quà. Hai người rất vui, luôn nói cảm ơn, quý hóa việc ông Sáu quan tâm và gửi món quà ý nghĩa. 
Ngay khi người cha và vợ ra khỏi phòng khách, vị lãnh đạo đó vừa vui vừa xúc động, rớm nước mắt: "Ông Sáu hiểu người Campuchia và hiểu tôi lắm. Ở Campuchia thì vợ là chủ gia đình, tặng quà cho vợ là tặng cả gia đình. Ông Sáu tặng bức tranh có hai vợ chồng với đứa con đang trồng lúa, chăn trâu thế này là tôi hiểu ông muốn dặn tôi điều gì. Cha tôi tuổi cao, bị viêm phổi, ông Sáu biết và nhiều lần dặn tôi chưng yến để cha dưỡng bệnh. Anh về thưa dùm ông Sáu, cả gia đình tôi biết ơn ông, ông đã thấu hiểu gia đình chúng tôi đang cần gì nhất".
Một câu chuyện nhỏ, món quà không lớn về giá trị vật chất nhưng đầy nghĩa tình và sự trân trọng, dường như không chỉ để trao tặng người bạn phương xa mà nghĩa cử nhỏ bé ấy mang đầy ý nghĩa sâu xa và tình cảm sâu đậm. Đó là bài học về tình người, về cuộc đời của ông Sáu, một người lãnh đạo cấp cao nhưng cũng là một người bạn, người đồng chí đầy nghĩa tình, thủy chung và thấu hiểu.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng NGUYỄN CHÍ VỊNH
Ảnh 1: Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk và hoàng hậu tiếp Chủ tịch nước Lê Đức Anh và phu nhân thăm chính thức Campuchia ngày 8-8-1995, tại Phnom Penh - Ảnh: TTXVN
Ảnh 2: Thượng tướng Lê Đức Anh - thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia - thăm sư đoàn 302 năm 1981
Ảnh 3: Thượng tướng Lê Đức Anh (đeo kính ngồi chính diện) tại trận địa pháo 130 ly trong chiến dịch mùa khô 1981 -1982 - Ảnh tư liệu

TRONG TRẬN CHIẾN CHỐNG COVID, SẼ KHÔNG AI BỊ BỎ LẠI PHÍA SAU

Mặc dù đã tuyên bố dỗi cả thế giới khi tạm dừng tất cả các chuyến bay thương mại, nhưng trong bối cảnh tết đến xuân về, ai ai cũng ngóng chờ một cái Tết ấm áp bên người thân và gia đình thì Thủ tướng vẫn cho phép tiếp tục các chuyến bay giải cứu công dân về nước.

Tất nhiên là các trường hợp về nước cũng phải là những trường hợp thực sự cần thiết, có danh sách để xét duyệt đàng hoàng. Rút kinh nghiệm từ anh trai tiếp viên khiến cả nước đứng ngồi không yên, bác nhấn mạnh việc thực hiện nghiêm việc cách ly đối với tổ bay, tiếp viên bảo đảm đúng các yêu cầu phòng, chống dịch.
Bên cạnh đó công điện này cũng nhấn mạnh việc giãn cách xã hội đối với các khu vực có nguy cơ cao là cần thiết nhưng cần được khoanh vùng hợp lý, không áp dụng giãn cách xã hội tràn lan ở phạm vi rộng ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân và hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tết đang đến rồi, ai có bà con bên nước ngoài cũng cứ yên tâm nhé, 2 lần trước cũng vậy và lần này cũng vậy, sẽ không có ai bị bỏ lại phía sau
Tham khảo từ VTC Now

TÂN TỔNG LÃNH SỰ ANH: “CHUYỂN ĐẾN VIỆT NAM LÀ QUYẾT ĐỊNH ĐÚNG ĐẮN NHẤT!”

Tân Tổng lãnh sự Anh tại TP.HCM Emily Hamblin không giấu vẻ hào hứng khi nói về sự kết nối với văn hóa Việt Nam thông qua nền ẩm thực phong phú.
____________
Emily Hamblin mặc áo màu xanh cổ vịt đơn giản cho buổi ghi hình ngoài trời với Zing. Bà đề nghị tự chọn và mua một ổ bánh mì thịt, như cơ hội để giao tiếp với người dân TP.HCM bằng vốn tiếng Việt mới học hơn 3 tháng.


Emily Hamblin sinh năm 1986, là một trong những tổng lãnh sự trẻ tuổi nhất trong số các nhà ngoại giao nước ngoài đang làm việc TP.HCM. Bà chuyển đến Việt Nam cùng chồng và con trai 2 tuổi.
Bà tổng lãnh sự thích thú khi chia sẻ trải nghiệm thưởng thức các món đặc trưng của ẩm thực Việt như cơm tấm, bún bò hay lẩu mắm. Bà Hamblin cũng bày tỏ niềm tin vào sự đóng góp của thế hệ trẻ Việt Nam với quan hệ song phương trong tương lai.
- Trước khi bắt đầu nhận nhiệm vụ mới, trải nghiệm sau khi kết thúc cách ly Covid-19 của bà như thế nào?
- Tôi phải bay 3 chuyến để di chuyển từ Anh sang Việt Nam, tổng thời gian bay lên đến 35 giờ đồng hồ. Sau đó tôi cách ly 2 tuần tại Hà Nội.
Ngay ngày đầu tiên sau khi kết thúc thời gian cách ly ở khu phố cổ, tôi và cả nhà được phép ra ngoài để bắt đầu trải nghiệm Việt Nam.
Ấn tượng ban đầu của chúng tôi là tiết trời Hà Nội vào tháng 8 tương đối nóng, nhiệt độ cao hơn nhiều so với ở Anh. Nhưng thành phố vẫn tràn đầy sức sống với nhiều hoạt động nhộn nhịp.
Trong buổi sáng hôm đó, tôi và cả nhà thử qua một số đặc sản của Việt Nam và uống cà phê ở Hà Nội. Các món ăn và thức uống đều thực sự tuyệt vời.
VIỆT NAM NĂNG ĐỘNG, ĐÁNG SỐNG
- Tại sao bà chọn Việt Nam làm điểm đến tiếp theo trong sự nghiệp ngoại giao?
- Khi cân nhắc giữa các lựa chọn nghề nghiệp, càng tìm hiểu về Việt Nam, tôi càng cảm thấy vị trí tổng lãnh sự tại đây chính là công việc mà bản thân hướng đến.
Cuối cùng, tôi quyết định chỉ nộp đơn ứng tuyển vào vị trí ở Việt Nam. Tôi nghĩ lựa chọn đó xuất phát từ môi trường và yếu tố cộng đồng tại Việt Nam, đặc biệt là giới trí thức có chuyên môn cao.
Thời điểm đó, Anh đang tập trung tăng cường quan hệ với các nước ở vùng châu Á - Thái Bình Dương. Việt Nam là quốc gia nổi bật của khu vực với tốc độ tăng trưởng vượt bậc trong vài năm trở lại đây. Tiềm năng thắt chặt hợp tác thương mại giữa Anh và Việt Nam cũng được đánh giá cao.
Trên phương diện cá nhân, tôi sinh ra ở Hong Kong, sau đó chuyển đi từ năm 4 tuổi. Nhiều thân thích của tôi hiện vẫn ở Hong Kong, anh trai tôi thì ở Singapore. Tôi luôn cảm thấy Đông Nam Á là một vùng thú vị.
Khi trò chuyện với những người từng đến hoặc sinh sống ở Việt Nam, tôi biết rằng đây là một đất nước năng động và đáng sống. Sau ba tháng trải nghiệm, tôi nghĩ họ đúng. Chuyển đến Việt Nam có lẽ là quyết định đúng đắn nhất.
- Tính đến nay, bà cảm nhận như thế nào về cuộc sống Việt Nam?
- Tôi chuyển sang Việt Nam cùng chồng và con trai 2 tuổi. Sau ba tháng đầu tiên, tình hình rất khả quan và gia đình tôi hạnh phúc khi sống tại Việt Nam.
Trước đó, chúng tôi trải qua nhiều đợt cách ly xã hội tại một số nơi như Pháp và Anh, tổng thời gian kéo dài đến 6 tháng.
Việc chuyển đến Việt Nam và có cơ hội di chuyển tự do để khám phá văn hóa và con người nơi đây thật sự rất tuyệt vời. Tôi cũng cảm kích việc chính quyền Việt Nam khống chế đại dịch Covid-19 hiệu quả.
Mặt khác, tôi đã trải qua ba tháng bận rộn. Tôi đang cố bắt nhịp với lối sống và ngôn ngữ ở Việt Nam để hiểu thêm về nền văn hóa của các bạn. Do đó, tôi nghĩ sự bận rộn đó cũng cho ra thành quả xứng đáng.
- Bà muốn tìm hiểu gì về Việt Nam với tư cách người dân bình thường?
- Tôi rất muốn đi vòng quanh đất nước và đến nhiều thành phố, tỉnh thành và vùng miền nhất có thể. Đến nay, tôi đã ghé thăm Cần Thơ, Đà Lạt, Hà Nội và TP.HCM, nhưng vẫn rất háo hức khám phá những khu vực khác và trải nghiệm ẩm thực của các địa phương. Tôi nghĩ đây cũng là một cách để kết nối với nền văn hóa bản địa.
Tôi cũng đang cố học tiếng Việt, đặc biệt là những cụm từ khó, song hữu ích trong việc giao tiếp với mọi người.
Tôi rất thích áo dài của Việt Nam nên đã mua hai bộ và trông chờ được mặc nó.
Tôi đặc biệt thích tìm hiểu yếu tố lịch sử và di sản ở TP.HCM. Tại đây, lịch sử vẫn được nghiên cứu, tôn trọng và gìn giữ.
Ở một thái cực khác, nền văn hóa Việt Nam luôn hướng về tương lai, sẵn sàng đổi mới trong bối cảnh hội nhập và hiện đại hóa. Sự song hành của quá khứ và tương lai đem lại nội lực mạnh mẽ cho đất nước.
TINH THẦN ĐỘT PHÁ, ĐỔI MỚI TRONG ẨM THỰC VIỆT
- Bà lãnh sự nghĩ gì về những nét khác biệt giữa phong cách ẩm thực của Anh và Việt Nam?
- Thức ăn của Việt Nam rất tươi ngon và các món thường có chứa nhiều rau củ, đem lại cảm giác lành mạnh khi ăn.
Trước khi sang Việt Nam, tôi từng dùng thử một số món Việt ở Paris nhưng nghĩ lại thì chúng không chuẩn vị lắm. Giờ đây tôi rất vui vì có cơ hội trải nghiệm nền ẩm thực bản địa một cách trọn vẹn. Ngay khi có mặt tại Việt Nam, tôi ăn phở và bún bò Huế.
Càng đi nhiều nơi trên đất nước của bạn, tôi càng nhận ra vẫn còn nhiều thứ phải thử. Ví dụ, gần đây tôi đã đến Cần Thơ và dùng thử lẩu mắm. Cực kỳ ngon!
Tôi nghĩ việc khám phá những vùng đất mới thông qua việc dùng đặc sản của địa phương đó cùng người bản địa chính là một cách tuyệt vời để kết nối với nền văn hóa nơi đây.
- Tính đến nay, bà lãnh sự đã thử cơm tấm, bún bò, lẩu mắm, phở. Bà có thể chia sẻ về điểm đặc biệt của từng món?
- Có nhiều thứ về cơm tấm làm tôi rất thích, nhưng điểm đặc biệt nằm ở sự tương đồng với bữa sáng truyền thống kiểu Anh, cũng bao gồm thịt muối và trứng chiên.
Việc dùng thìa để ăn cơm tấm trên đĩa cũng khá giống văn hóa Anh, nhưng món này lại kết hợp nhiều hương vị với nhau, trong đó có cả rau muối và dưa chua.
Tôi thích sự kết hợp giữa các thành phần tạo nên bữa ăn hoàn chỉnh, cung cấp đầy đủ năng lượng cho cả ngày dài.
Bánh xèo cũng rất ngon. Tôi thích lớp rau sống kèm rau thơm quấn bên ngoài, và vị béo giòn bên trong thì tựa như bánh kếp (pancake) vậy.
Lẩu mắm lại là một trải nghiệm mới lạ với tôi. Trước đó, tôi chưa từng thử qua món nào như vậy cả.
Tôi lần đầu bắt gặp món này trên bờ sông ở đồng bằng sông Cửu Long, do đó trải nghiệm của tôi với lẩu mắm gắn liền với văn hóa nơi đây, ôm trọn những hương vị khác nhau trong cùng một nồi nước dùng.
Đây là một lựa chọn hoàn hảo để bắt đầu một ngày mới hoặc bù lại nước giữa tiết trời nắng nóng.
- Nếu được mời đến dùng bữa với ba lựa chọn gồm bún bò, phở và lẩu mắm, bà sẽ chọn món nào và tại sao?
- Tôi nghĩ câu trả lời phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Nếu tôi đang cần sưởi ấm giữa tiết trời se lạnh vào đông của Hà Nội, hẳn là tôi sẽ chọn một bát phở.
Nhưng nếu đang lênh đênh trên xuồng ở đồng bằng sông Cửu Long vào một buổi chiều, tôi sẽ chọn lẩu mắm để tìm lấy cảm giác khoan khoái và mát mẻ.
Còn nếu đang ở miền Trung, tôi sẽ chọn bún bò Huế để thưởng thức phong vị lịch sử và di sản từ quá khứ được lồng vào món ăn ngon tuyệt này.
TỪ Ổ BÁNH MÌ ĐẾN BÀI HỌC ĐỔI MỚI TRONG QUAN HỆ NGOẠI GIAO
- Bà có cân nhắc việc tự nấu món Việt tại nhà không?
- Có chứ! Tôi đang định tìm các khóa học hoặc tài liệu dạy nấu các món Việt Nam. Một trong những điều tôi rất thích ở TP.HCM chính là sự giao thoa ẩm thực bốn phương, có thể tìm thấy các món đặc trưng của nhiều quốc gia ở ngay thành phố này.
Món bánh mì Việt Nam là sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa nhiều nền ẩm thực. Tôi từng sống ở Pháp và nghiện món bánh mì tươi của họ, vì vậy rất vui mừng khi được thử lại hương vị này trong món bánh mì tại TP.HCM, tất nhiên là theo một cách rất Việt Nam.
- Vậy bà có cho rằng sự đổi mới và sáng tạo là một đặc điểm của ẩm thực Việt?
- Đúng vậy! Ấn tượng của tôi đến thời điểm hiện tại là người Việt Nam rất cởi mở trong việc dung nạp nhiều ý tưởng khác nhau nhưng vẫn giữ vững tinh thần đại diện cho Việt Nam.
Văn hóa Việt Nam dường như là sự pha trộn độc đáo từ tinh hoa của các sáng kiến đến từ những quốc gia khác. Đây cũng là một nét tương đồng khá thú vị với Anh.
- Theo bà, tinh thần này có thể được áp dụng như thế nào trong mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Anh?
- Một vài ví dụ có thể kể đến hai dự án hợp tác giữa chính phủ đôi bên nhằm hạn chế ngập lụt và cung cấp dịch vụ đặt vé tàu điện ngầm thông minh để tránh tắc đường.
Nhiều công nghệ tiên tiến được hai phía trao đổi nhằm triển khai hai chương trình nói trên. Áp dụng các giải pháp sáng tạo để giải quyết các vấn đề nhức nhối của người dân địa phương chính là điều mà chúng tôi tập trung vào.
Ngoài ra, nền công nghệ tại Việt Nam cũng đang phát triển với tốc độ ấn tượng. Tôi nghĩ bản thân có trách nhiệm kết nối các doanh nghiệp công nghệ ở Anh và Việt Nam với nhau để đôi bên có thể hợp tác cùng phát triển.
- Còn trên cương vị chính thức, mục tiêu bà muốn đạt được trong nhiệm kỳ tại Việt Nam là gì?
- Tôi rất phấn khích khi biết sẽ có ít nhất 3 năm sống và làm việc ở Việt Nam. Từ góc độ chuyên môn, mục tiêu lớn nhất của tôi là tăng cường thương mại song phương. Vì vậy, ưu tiên hàng đầu của tôi trong năm nay là hoàn tất hiệp định thương mại tự do giữa hai nước vào cuối tháng 12.
Tôi nghĩ chúng ta đang đi đúng hướng khi phát triển thương mại trên nền tảng thế hệ trẻ. Chúng ta đang có nhiều cơ hội để thúc đẩy các ngành mà Anh có thế mạnh như công nghệ và kỹ thuật số thông qua hoạt động giao thương giữa hai nước.
Năng lượng tái tạo cũng là một lĩnh vực ẩn chứa nhiều tiềm năng. Anh là quốc gia có công suất điện gió ngoài khơi cao nhất thế giới.
Đặc biệt, nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam khá tương đồng với Anh. Việt Nam thậm chí lợi thế hơn trong việc khai thác năng lượng mặt trời.
Những lĩnh vực nhiều triển vọng khác bao gồm giáo dục, y tế và phát triển cơ sở hạ tầng. Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á có tỷ lệ đầu tư vào cơ sở hạ tầng cao nhất so với mức thu nhập bình quân đầu người (GDP), nên cơ hội là khá rõ ràng.
Bên cạnh thương mại, tôi kỳ vọng sẽ đa dạng mạng lưới xã hội Việt Nam, điển hình như vai trò của phụ nữ, đặc biệt là trong các vị trí lãnh đạo.
TIỀM LỰC TỪ THẾ HỆ TRẺ
- Bà có vẻ thích trò chuyện cùng sinh viên và các bạn trẻ. Bà có thông điệp gì muốn gửi đến thế hệ trẻ Việt Nam?
- Tôi rất thích nói chuyện với người trẻ. Tôi nghĩ một trong những thế mạnh của Việt Nam chính là số người dưới 25 tuổi chiếm một tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu dân số.
Tôi cho rằng đây là yếu tố đóng góp vào nguồn năng lượng của đất nước, với đội ngũ lao động am hiểu về công nghệ, nhạy bén, sẵn sàng thay đổi, hứa hẹn xây dựng tương lai tươi sáng cho đất nước.
Tôi nghĩ việc kết nối với thế hệ trẻ để xem họ nghĩ như thế nào về cơ hội và thách thức của đất nước là điều rất quan trọng. Việc đó cũng giúp củng cố mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Anh. Chúng tôi hiểu rằng mình nên tập trung vào điều đó trong tương lai.
Cá nhân tôi cam kết sẽ cố hết sức để xây dựng mối liên kết với người trẻ và lắng nghe ý kiến của họ, đồng thời đối thoại về những điều chúng ta có thể hợp tác thực hiện.
- Tầm quan trọng của thúc đẩy mối quan hệ hai chiều giữa nhân dân hai nước?
- Về cơ bản, mối quan hệ Việt Nam - Anh được hình thành trên cơ sở sự kết nối giữa con người với nhau. Ví dụ, ở khía cạnh giáo dục, khoảng 12.000 du học sinh Việt Nam đang theo học tại các cơ sở giáo dục ở Anh hoặc tham gia chương trình du học từ xa ở Việt Nam lấy bằng cấp quốc tế của Anh.
Sự trao đổi và giao lưu để hiểu nhau hơn chính là nền móng cho mối quan hệ ngoại giao ngày càng bền chặt của đôi bên. Tính hai chiều trong việc này hết sức quan trọng. Năm nay, dịch Covid-19 khiến việc di chuyển quốc tế gặp nhiều khó khăn, song 2020 cũng đánh dấu 10 năm mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Anh và Việt Nam.
Chúng ta cũng thấy lượng khách du lịch từ Anh sang Việt Nam hàng năm tăng gấp ba lần, đồng nghĩa số người Anh có cơ hội tìm hiểu về văn hóa Việt Nam cũng tăng lên. Tôi tin rằng đà tăng trưởng đó sẽ tiếp tục trong tương lai.
Chúng tôi cũng đang nỗ lực thu hút sinh viên, doanh nhân và giới trí thức từ Anh sang Việt Nam. Đây là một khía cạnh mang tính bản lề trong quá trình thắt chặt mối quan hệ đôi bên.
Trao đổi thương mại song phương cũng tăng hơn gấp 3 lần trong một thập kỷ. Tôi nghĩ thế hệ trẻ sẽ tiếp tục thúc đẩy quá trình thông thương đó.
Tôi hoàn toàn đồng ý rằng sự trao đổi giữa Anh và Việt Nam phải mang tính hai chiều, bởi học hỏi từ phía đối tác chính là một cách hiệu quả để trau dồi.
- Quan hệ hai nước sẽ tiến triển khoảng thời gian hậu đại dịch?
- 2020 là một năm đầy thử thách vì dịch Covid-19. Rõ ràng việc nâng cao nhận thức của người dân Việt Nam về tình hình đại dịch có phần dễ dàng hơn, bởi chính phủ của các bạn đã phản ứng một cách hiệu quả.
Điều này cho phép một nhà ngoại giao như tôi có cơ hội gặp gỡ trực tiếp mọi người. Nhưng đại dịch cũng cản trở công dân hai nước di chuyển từ Anh sang Việt Nam và ngược lại.
Do đó, chúng ta linh động và nhanh chóng chuyển sang các phương thức sáng tạo hơn, không đòi hỏi phải tiếp xúc trực tiếp nữa.
Nhiều nghiên cứu y khoa từ khắp nơi trên thế giới đang đạt được những tiến triển tích cực. Vaccine Covid-19 phát triển bởi Đại học Oxford ở Anh và hãng dược AstraZeneca có mức độ hiệu quả lên đến 90%, đó là một tín hiệu đáng mừng.
Trên cơ sở này, tôi lạc quan rằng tình hình năm 2021 sẽ trở nên khả quan hơn, mở ra cơ hội kết nối mọi người theo cách thông thường.
TIẾP ĐẾN QUÁ KHỨ, HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI 
- Được biết, gần đây bà lãnh sự đã ghé thăm Lăng Ông Bà Chiểu. Bà có thể chia sẻ về chuyến đi đó và cảm nhận của bà về câu chuyện ở Lăng Ông?
- Tôi cũng mới thăm Lăng Ông Bà Chiểu gần đây. Ở đó, tôi được nghe kể câu chuyện về ông Lê Văn Duyệt, người giữ vai trò quan trọng trong chính quyền nhà Nguyễn.
Ông Lê Văn Duyệt về cơ bản đã thiết lập bộ máy quản lý Gia Định, tạo nền tảng cho sự thịnh vượng của TP.HCM ngày nay.
Tôi rất hứng thú khi đến thăm ngôi đền và nghe kể rằng ông ấy được xem như một vị thần bảo hộ hay một mảnh ghép quan trọng trong lịch sử thành phố.
Một điểm thú vị khác, khoảng 200 năm trước, ông Duyệt đã tiếp một nhà ngoại giao Anh đến từ Ấn Độ tên là John Crawford và trao đổi để thiết lập mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Anh.
Tôi nghĩ đó là cột mốc đầu tiên đánh dấu sự liên kết giữa hai nước. Thời điểm đó, mục tiêu tập trung vào đẩy mạnh thông thương là khá tương đồng với những gì tôi đang cố gắng thực hiện vào thời điểm hiện tại, 200 năm kể từ cuộc gặp đó.
Cơ hội được lắng nghe câu chuyện về buổi gặp đó là một điều hết sức tuyệt vời, khiến tôi có cảm giác mình đang tiếp bước các bậc tiền nhân, được những nhân vật lịch sử quan trọng này dẫn lối.
Một số nguyên tắc về ngoại giao vẫn bất di bất dịch, như giữ thái độ cởi mở với các nền văn hóa khác nhau, hiểu được lợi ích của việc giao thương, và đảm bảo các giao dịch được thực hiện một cách bình đẳng cho đôi bên. Đây cũng là những mục tiêu của nước Anh và cá nhân tôi khi đến Việt Nam.
Chuyến đi đến Lăng Ông là một trải nghiệm tuyệt vời, bởi ngôi đền lọt thỏm giữa đô thị sầm uất nhưng khuôn viên vẫn giữ được sự yên bình và tĩnh lặng, giúp tôi thực sự cảm nhận được thanh âm lịch sử và cội nguồn của thành phố.
Trong lúc đi dạo, tôi thấy một nhóm bạn trẻ đang tập nhảy trong khuôn viên đền. Đó là một sự liên kết đặc biệt giữa thế hệ trẻ với hiện thân của lịch sử. Không chỉ kết nối với quá khứ, họ còn kết nối với nhau, định hình một cộng đồng thú vị có chung nhịp sống.
_____________
Trước khi nhận nhiệm vụ tổng lãnh sự Anh tại TP.HCM, bà Emily Hamblin là giám đốc khu vực Mạng lưới Khoa học và Đổi mới của Anh tại Tây Âu. Bà cũng từng là tham tán về khoa học tại Đại sứ quán Anh ở Pháp.
Bà Hamblin bắt đầu làm việc cho chính phủ Anh từ năm 2008 và giữ nhiều vai trò khác nhau trong Bộ Doanh nghiệp, Năng lượng và Chiến lược Công nghiệp.
Bà Hamblin theo học ngành Triết học - Chính trị & Kinh tế tại Đại học Oxford (Anh). Bà cũng từng được đào tạo về kế toán quản trị.
NGUỒN: ZING

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2020

HÒA BÌNH ĐÁNG GIÁ BAO NHIÊU?

Tấm ảnh phía trên bên trái, được đăng tải trên tờ The Guardian, nội dung tấm ảnh nói về việc binh lính Hàn Quốc bắt và tra tấn những người dân ở vùng thôn quê gần Tuy Hòa, miền Nam Việt Nam. Tờ này cho biết rằng, có tới hơn 30 phi vụ mà lính Hàn Quốc "cố tình" nhắm vào dân thường Việt Nam để tạo "số ảo", báo cáo đến phía Mỹ nhằm nhận công lao. Phía quân đội Sài Gòn biết rất rõ, nhưng làm ngơ. Những người đứng đầu ở phía quân đội Sài Gòn cho rằng, cứ để cho quân đội đồng minh làm vậy, dân chúng sẽ sợ, sẽ hết theo Việt Cộng.. Nhưng sự thực là, càng làm như vậy, họ lại càng đứng về phía những người cộng sản, những người miền Nam ấy, lại sẵn sàng đổ máu để hòa hợp cùng với những người anh em miền Bắc.

Tấm ảnh phía dưới bên trái, nếu nhìn nhác qua, có lẽ chỉ là một cây cầu trên một con đường đầy bùn đất được thi công nham nhở. Nhưng sự thực thì những vết đen trên cầu chính là thi hài của của những chiến sĩ quân Giải phóng tại trận đánh đèo An Khê, Bình Định. Phía quân đội Việt Nam Cộng Hòa và đồng minh chưng ra những thi hài đó, nhằm lung lạc tinh thần chiến đấu của quân dân miền Nam, rằng ai tham gia đội quân nông dân, sẽ phải chịu kết cục tương tự. Những nhân chứng kể lại rằng, tụi nó cử người canh giữ những thi hài tử trận đó trong vài ngày và không cho nhân dân đem đi chôn cất. Nhân dân nhìn thấy vậy, điều kỳ lạ là họ không hề sợ hãi. 
Tấm ảnh phía dưới bên phải, ghi lại một phần vụ thảm sát Sơn Mỹ, tội ác dã man bậc nhất của quân đội Hoa Kỳ tại chiến tranh miền Nam Việt Nam. Tấm ảnh đó mô tả những người dân may mắn được sống sau thảm sát, họ bị dồn vào khu dồn Trường An, Sơn Mỹ. Trong vụ thảm sát đó, hơn 500 người Việt Nam đã ra đi, chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ nhỏ. Điều nực cười ở đây, là phía quân đội Mỹ không hề tìm được bất cứ một bằng chứng nào cho thấy Việt Cộng hiện diện ở đây, không vũ khí, không cờ quạt… 
Cuối cùng, tấm ảnh phía trên bên phải, là hình ảnh những chiến sĩ hành quân trên đường mòn Hồ Chí Minh xuyên qua dãy núi Trường Sơn năm vào năm 1966. Đường mòn Trường Sơn được ví như "No Man's Land" - tên gọi của những vùng đất chết, nhằm phân định giữa hai bên trong chiến tranh. Nhưng điều khác ở đây là "tuyến lửa" này vẫn luôn sống và được duy trì, lửa - theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng, trong bấy nhiêu năm tháng chiến tranh không hề bị dập tắt.
Có quá nhiều lần, báo đài, truyền hình, thường hay đặt câu hỏi: Hòa bình đáng giá bao nhiêu?
Giữa tháng 11 vừa rồi, thẩm phán, sĩ quan cao cấp Paul Brereton công bố bản báo cáo điều tra tội ác của binh lính Úc tại chiến trường Afghanistan. Báo cáo đó cho biết, từ năm 2005 - 2016, có khoảng 39 dân thường vô tội Afghanistan đã bị binh lính Úc sát hại. Điều gây bức xúc ở đây, là phía quân đội và chính quyền Úc gần như lờ tịt đi thứ tội ác này. Và ngay khi đọc bản báo, thay vì xin lỗi người dân Afghanistan, thì thủ tướng Úc Scott Morrison nói rằng: "báo cáo vô cùng đáng lo ngại và đau buồn". 
Năm 2019, bộ phim Danger Close: The Battle of Long Tan được công chiếu, bộ phim nói về chiến thắng của binh lính Úc và New Zealand tại trận Long Tân. Bộ phim ấy, cũng như nhiều bộ phim khác của phương Tây, mô tả những chiến binh Việt Công như những đám côn đồ du thủ du thực và rác rưởi, còn những binh lính đồng minh là những vị anh hùng, thiện chiến và luôn chiến thắng. 
Năm 2014, tội ác của binh lính Úc tại Việt Nam được tiết lộ trên tạp chí Oral History of Australia, binh lính Úc tiết lộ rằng đã nhiều lần "vô tình" bắn nhầm vào dân thường Việt Nam. Nhằm tránh phía trên điều tra và lấy công, binh lính Úc đã đặt vũ khí lên thân thể của những người dân vô tội, vu cho họ là Việt Cộng. Một lính Úc nói rằng tiếng phụ nữ và trẻ em rên rỉ mới khiến họ dừng lại, nhiều người đã thiệt mạng, nhưng binh lính Úc vẫn coi thường điều đó, họ cứ lặp lại hành động "bắn nhầm" vào dân thường và đặt súng lên thi thể nạn nhân. 
Trong chiến tranh, tính mạng của người dân Việt Nam có lẽ chẳng bằng một con tốt thí. 
Mới đây, đại diện ngoại giao Trung Quốc lên án tội ác chiến tranh của binh lính Úc, nhưng nhiều người Việt, bênh vực phía Úc chỉ vì họ ghét Trung Quốc. Nhưng liệu những người Việt ấy có nghĩ rằng, những người dân vô tội Việt Nam cũng đã từng ở trong hoàn cảnh như những người Afghanistan, bị binh lính quân đội đồng minh sát hại. 
Nhiều người trẻ, vẫn hay có khái niệm ngây thơ về chiến tranh. Rồi họ xem nhẹ những gì mà thế hệ cha ông đã đánh đổi, một đám thì lật sử, đám khác thì xét lại, rồi chúng thông cảm và bênh vực với những kẻ thủ ác/ Chúng chẳng hề mảy may đồng cảm với những người Việt đã mất đi vì chiến tranh. Cũng đúng thôi, vì những người Việt đã mất đi đó không làm phim cho chúng xem, không kể lại được rằng họ đã phải ra đi trong uất ức, nhục nhã như thế nào.
Chúng thích bắn ai thì bắn, thích hiếp ai thì hiếp, người già, phụ nữ, trẻ em, không có ngoại lệ... Hồi trước, thi thoảng mình hay đặt câu hỏi là, không hiểu mấy ông tướng lĩnh, lãnh đạo phía Việt Nam Cộng Hòa, các ông có còn là con người nữa không? Có còn là người Việt nữa không? Mà thấy đồng bào bị tra tấn, bị hành hạ như vậy mà các ông bâng quơ và bỏ qua? Vô liêm sỉ hơn, là các ông còn trao huy chương cho đám cặn bã ấy, tôn vinh hành động hãm hại đồng bào mình. 
Ai là người Huế sẽ biết về ngày 23/5 Âm lịch hàng năm. Đó là ngày cúng âm hồn của người Huế. Mỗi nhà đều cố gắng làm một mâm cơm để cúng cầu an cho những linh hồn ra đi vào ngày kinh đô Huế thất thủ . Vào ngày đó ở năm 1885, nhiều người dân thường và binh lính Huế đã bị quân Pháp tàn sát dã man. Đó là khởi nguồn cho nỗi đau lịch sử kéo dài suốt bao nhiêu năm về sau của người dân Huế nói riêng và Việt Nam nói chung. Đến nay, đã hơn 130 năm từ nỗi đau ấy, năm nào tiếng nhang khói cũng thoang thoảng nơi đất cố đô. 
Có lẽ, không một quốc gia nào lại muốn có những ngày nói về những nỗi đau như vậy, những ngày tương tự như 27/7 hay 23/5 Âm lịch, nhưng lịch sử của chúng ta, lại đa phần ghi chặt những thương đau. Những ngày ấy, tồn tại không phải để chúng ta ăn mày dĩ vãng về quá khứ, mà là để tôn vinh những thế hệ cũ và nhắc nhở chúng ta về giá trị của hòa bình.
Hòa bình đáng giá bao nhiêu? Đó là câu hỏi mà một số quốc gia Trung Đông, Bắc Phi đang tìm kiếm và khắc khoải mong chờ. Cũng câu hỏi đó, người Việt đã phải trả một cái giá rất đắt để tìm ra
Hòa bình không phải là thứ chúng ta thụ hưởng từ những thế hệ đi trước, không phải tự nhiên mà có.

BAN BÍ THƯ QUYẾT ĐỊNH KHAI TRỪ KHỎI ĐẢNG ĐỐI VỚI BÀ HỒ THỊ KIM THOA

Theo thông báo của Văn phòng Trung ương Đảng tại Công văn số 13836-CV/VPTW, cho biết: 
Ngày 02/12/2020, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Bí thư đã họp dưới sự chủ trì của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng để xem xét, thi hành kỷ luật đồng chí Hồ Thị Kim Thoa, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương.


Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Bí thư nhận thấy: Trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Ban Cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Công Thương giai đoạn 2010 - 2017, đồng chí Hồ Thị Kim Thoa đã có những vi phạm, khuyết điểm liên quan đến Dự án khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh trong vụ án "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai" và "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" đã được Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự và có kết luận điều tra đề nghị truy tố.
Sau khi có quyết định nghỉ hưu, đồng chí Hồ Thị Kim Thoa bỏ sinh hoạt đảng và đã xuất cảnh ra nước ngoài.
Vi phạm của đồng chí Hồ Thị Kim Thoa là rất nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, của Bộ Công Thương. Căn cứ Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với đồng chí Hồ Thị Kim Thoa./.