KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2020

NÂNG CAO Ý THỨC TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19

Xin một lần nữa thông báo:
Công dân Việt Nam (có giấy tờ chứng minh là công dân, như passport, CMND, CCCD) hoàn toàn được phép nhập cảnh đàng hoàng qua các cửa khẩu quốc tế giữa Campuchia và Việt Nam. Sau khi nhập cảnh sẽ được xét nghiệm Covid và đưa vào cách ly, an toàn cho bản thân và cả cộng đồng trong nước.


Bà con và đồng bào không cần tự làm khổ mình, tốn kém nộp tiền cho các đường dây nhập cảnh phi pháp, mang nguy cơ lây nhiễm cho đất nước, và khi bị bắt sẽ phải chịu tội hình sự phạt tù và tiền rất nghiêm khắc. Biên phòng, công an và quân đội đã xiết chặt kiểm soát biên giới. Cơ hội trốn thoát là không có.
Đừng dại dột nghe theo các lời dụ dỗ trên mạng, 250$/người đi lậu trốn cách ly, từ Sihanoukville thì có mạng chào 400$ để tránh cách ly.
Tất cả các đường dây này đều là tội phạm, đang bị công an và chính quyền hai nước truy nã, triệt phá, và bà con mua dịch vụ cũng bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc.
Có một số bà con hỏi vì không biết có được nhập cảnh. Tôi xin gửi kèm đây thông báo của Sứ quán đã dán công khai từ lâu tại Phòng Lãnh sự, khẳng định công dân Việt Nam lúc nào cũng có quyền nhập cảnh đàng hoàng và thuận lợi qua các CỬA KHẨU QUỐC TẾ (như Bà Vẹt, Mộc Bài, hay các cửa khẩu quốc tế khác). Công dân Việt Nam có đủ giấy tờ tuỳ thân chứng tỏ là công dân thì tất nhiên có quyền về Tổ quốc - nhà của mình.
Còn bà con gốc Việt, không có giấy tờ chứng minh là công dân, thì tất nhiên theo luật và các thông lệ quốc tế, cần có visa cấp bởi các Cơ quan Đại diện như Sứ quán, Tổng Lãnh sự quán... mới được nhập cảnh. Hiện nay chưa cho phép cấp visa nói chung cho tất cả người không phải công dân, trừ các trường hợp đặc biệt, khách mời, chuyên gia... như đã thông báo.
Nguồn từ Đại sứ Việt Nam tại Campuchia

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2020

ĐẰNG SAU NHỮNG YÊU CẦU CẢI TỔ CỦA CÁC DÂN CHỦ VIỆT

Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam loan báo thông tin sẽ tiến hành Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII vào tháng 1, các nhà dân chủ Việt đã có nhiều động thái xây dựng các kịch bản bàn thảo về tương lai của đất nước, dù rằng những kẻ này không có tư cách để thảo luận vấn đề chung của đất nước Việt Nam.
Cụ thể, trong bài viết đăng trên trang BBC tiếng Việt của Tiến sĩ Triết học và Luật học Nguyễn Hữu Liêm ở Mỹ có tiêu đề "Nhìn về 2021, Đại hội 13 và đề nghị thiết thực cho VN" đưa ra một số cách làm như:


Thứ nhất, ưu tiên hàng đầu là sửa đổi Hiến Pháp theo xu hướng trở về với tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Lý do đưa ra đó là "Thể chế Xã hội chủ nghĩa bị đào thải ở Đông Âu và Liên Xô đúng 30 năm trước, và hiện trở thành khẩu hiệu gây mâu thuẫn sắc tộc, chủng tộc và kinh tế tại Hoa Kỳ, nên không có lợi gì cho Việt Nam".
Thứ hai, cải tổ quyền tư hữu và xóa bỏ ngay định chế "sở hữu toàn dân" đối với nhà cửa và bất động sản.
Thứ ba, cải tổ các bộ, ban ngành theo mô hình của các nước tư bản trên thế giới như: thành lập Bộ Việt kiều; thành lập Bộ Gia cư và Bất động sản; thành lập Bộ Bảo vệ Môi trường...
Nhìn vào các cách thức xây dựng nhà nước kiểu này chả có gì đặc biệt khác hơn những nhà dân chủ khác khi lấy trục giá trị tư bản để thiết kế nên một nền móng nước nhà. 
Đối với những đòi hỏi liên quan đến quyền con người, quyền sở hữu tư nhân thì rõ ràng Việt Nam đang là điểm sáng về bảo vệ quyền con người; những sở hữu vật chất cá nhân đều được coi trọng, không thể đánh đồng giá trị sở hữu chung nhà nước với tất cả cá nhân trong xã hội vì nó còn liên quan đến quản lý, định hướng sự phát triển.
Với việc thành lập bộ ban ngành mới cũng chưa thực sự hợp lý bởi hiện nay câu chuyện cắt giảm biên chế, thu hẹp đầu mối các cơ quan nhà nước là điều đang được tiến hành, hơn nữa phải trên cơ sở nhu cầu thực tế của xã hội Việt Nam.
Dù sao đi chăng nữa thì những phương thức, cách làm của các nhà dân chủ góp ý, kiến nghị cho chính quyền đều không phải vì tầm nhìn phát triển mà đều mong muốn đánh bật hoặc xóa bỏ cho bằng được vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, bởi đó là cái đinh, cái gai trong mắt lâu nay của các nhà dân chủ Việt./.

Saddam Hussein giúp Việt Nam thế nào?

"Nếu cố Tổng thống Saddam Hussein có sai lầm gì trong đối nội, đối ngoại… có tội lỗi gì với nhân dân của ông, lịch sử của Iraq sẽ phán xét. Nhưng đối với Việt Nam, tôi nghĩ chúng ta phải biết ơn sự giúp đỡ quý báu của ông trong những năm Việt Nam vừa ra khỏi chiến tranh” trích lời bà Nguyễn Thị Bình.


Iraq là một trong những nước ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam (CHMNVN và CHXNCNVN) chí tình nhất, cả về tinh thần lẫn vật chất trong cuộc đấu tranh giành độc lập thống nhất đất nước. Sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu này hoàn toàn vô tư, xuất phát từ cảm tình và yêu mến Việt Nam mà không kèm theo bất cứ điều kiện nào.
- Năm 1971, bà Bình (khi ấy với cương vị Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng Lâm thời tại Hội nghị Paris) đã sang thăm Iraq và được đón tiếp hết sức trọng thị như một người anh hùng. Tại Bagdad hôm đón tiếp bà, quần chúng nhân dân Iraq đã đứng dọc hai bên đường vẫy cờ hoa chào đón.
- Năm 1973, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam mở Đại sứ quán tại Iraq. Lúc đó, miền Nam đang dốc sức tập trung chiến đấu, khả năng tài chính rất hạn hẹp. Chính phủ Iraq đã trang trải cho toàn bộ hoạt động của Đại sứ quán, từ trụ sở, xe cộ… cho đến tiền mặt để thanh toán cho các khoản chi tiêu hàng ngày. Đại sứ tại Iraq Nguyễn Quang Khai kể lại rằng:
Tôi còn nhớ, khi khai trương Đại sứ quán tại Thủ đô Baghdad, Tổng thống Iraq lúc đó là Ahmed Hassan Al-Bakr đã gửi tặng một chiếc xe Citroen mới tinh vào loại sang trọng nhất. Còn các tổ chức quần chúng như Uỷ ban Hoà bình & đoàn kết Iraq do ông Aziz Sharif làm chủ tịch, Hội Phụ nữ, Thanh niên… tổ chức quyên góp tiền, quần áo, chăn màn… gửi sang Việt Nam. 
- Tháng 10/1975, bà Bình trở lại Iraq với nhiệm vụ vận động Chính phủ Iraq cho Việt Nam vay dầu. Đây là nhiệm vụ không dễ dàng bởi dù bạn rất nhiệt tình, nhưng khi đi vào những vấn đề kinh tế mang tính sống còn thì họ phải tính toán kỹ.
Khi ấy, phó Chủ tịch Hội đồng Chỉ huy Cách mạng là Saddam Hussein đã tiếp bà. Sau khi nghe bà Bình trình bày những khó khăn của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam sau thống nhất, ông đã trả lời ngay:
“Chúng tôi quyết định tặng miền Nam 400 ngàn tấn dầu, coi như đây là món quà gửi nhân dân miền Nam nhân ngày chiến thắng và cho vay thêm 1.5 triệu tấn nữa”. 
Bà Bình như không tin vào tai mình, đến mức phải hỏi lại người phiên dịch 1 lần nữa thì mới biết chắc đó là sự thật.
Vào thời điểm này, ông Nguyễn Cơ Thạch (khi ấy là Thứ trưởng Ngoại giao của miền Bắc) cũng đang có chuyến viếng thăm Iraq. Và Cố Tổng thống Saddam Hussein cũng đã quyết định cho miền Bắc vay 2 triệu tấn dầu không tính lãi.
- Sau khi thống nhất đất nước (về mặt Nhà nước) năm 1976, Việt Nam chuẩn bị hợp tác với nước ngoài để thăm dò và khai thác dầu khí, còn rất thiếu kinh nghiệm đàm phán và ký kết hợp đồng, chính phủ Iraq đã cử các chuyên gia luật pháp và dầu khí giỏi nhất sang giúp ta, chỉ rõ những vấn để cần lưu ý, tránh bị hớ trong làm ăn với các công ty dầu khí nước ngoài.
- Đến năm 1979, theo hiệp định vay nợ, ta bắt đầu phải trả đợt đầu tiên cho Iraq. Nhưng ở thời điểm này, đất nước vẫn chưa thoát khỏi khó khăn, các vết thương chiến tranh chưa lành, kinh tế bị tàn phá nặng nề trong khi phải dồn sức vào một cuộc chiến tranh mới chống Pol Pot gây rối ở biên giới Tây Nam và chống quân Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía Bắc. Việt Nam không trả được nợ cho Iraq theo hạn định.
Năm ấy Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã sang thăm Iraq. Chính phủ của Tổng thống Saddam Hussein một lần nữa quyết định cho Việt Nam vay 100 triệu đô la để trả số nợ đến hạn cho chính Iraq. Một quyết định có một không hai trong quan hệ giữa các quốc gia.
- Những năm tiếp theo sau đó, nước Việt vẫn bộn bề khó khăn, không trả được nợ cho Iraq. Trong tình hình đó, chính phủ ta đề nghị Iraq cho hoãn nợ và nhận trả nợ bằng hàng hoá và lao động, một phần nợ khác được dùng để đầu tư trở lại Việt Nam.
Mặc dù đang gặp rất nhiều khó khăn do cuộc chiến vùng vịnh, chính phủ Iraq vẫn đồng ý với đề nghị của Việt Nam.
CUỘC GẶP CUỐI CÙNG
Hơn 20 năm sau, đến năm 2002, mặc dù hết sức cố gắng nhưng Việt Nam vẫn chưa trả hết nợ cho bạn. Tháng 2/2002, bà Nguyễn Thị Bình đề nghị chính phủ ta cho phép thăm Iraq với lý do bà sắp nghỉ hưu và trước khi nghỉ, bà muốn gặp lại người bạn cũ Saddam Hussein để nói đôi lời với ông về món nợ chưa trả được này.
Lúc đó, đã có nhiều ý kiến đã phản đối cho rằng ta vừa ký Hiệp định thương mại BTA với Mỹ, trong khi quan hệ giữa Mỹ và Iraq đang hết sức căng thẳng, liệu chuyến đi có gây khó khăn cho quan hệ Việt - Mỹ đang trên đường cải thiện hay không? Nhưng cuối cùng, bà Bình vẫn lên đường.
Sau 22 năm trở lại, bà Bình vẫn là thượng khách của chính phủ Iraq. Bà được Tổng thống Saddam Hussein tiếp đón thân mật tại toà lâu đài Al-Faw gần sân bay quốc tế Baghdad. Trong buổi trò chuyện thân mật bà Bình bộc bạch:
— Năm 1975, tôi thăm Iraq, Tổng thống đã quyết định cho Việt Nam vay dầu, lúc đó chúng ta còn rất trẻ. Đến bây giờ chỉ còn vài tháng nữa là tôi nghỉ hưu mà chúng tôi vẫn chưa trả được hết nợ cho Iraq. Tôi cảm thấy trong lòng không vui.
Nghe đến đây, Saddam Hussein nói ngay:
— Mong bà về nghỉ bình yên, giữ gìn sức khoẻ và không phải suy nghĩ gì cả. Từ giờ phút này trở đi, giữa chúng ta không có nợ nần gì với nhau nữa.
Bà Bình một lần nữa lại không tin vào tai mình, quay sang hỏi lại đại sứ Nguyễn Quang Khai (khi ấy đang kiêm vai trò thông dịch viên):
— Khai, em hỏi lại xem có đúng Tổng thống Saddam Hussein nói như vậy không?
Rất nhanh ý, biết bà Bình có thể chưa hiểu hết ý của mình, ông Saddam nói tiếp:
— Tôi không biết con số cụ thể Việt Nam còn nợ Iraq bao nhiêu, 5 giờ chiều nay, tôi sẽ cử Phó Tổng thống Taha Yassin Ramadan đến dinh thự bà đang ở để ký Biên bản thoả thuận xoá toàn bộ số nợ này
Đúng 5 giờ chiều, Phó Tổng thống Taha Yassin Ramadan cùng một số quan chức cao cấp trong chính phủ Iraq đem một Biên bản thoả thuận đã được đánh máy sẵn. Bản Thoả thuận chỉ có vài dòng với nội dung ngắn gọn đại ý thế này:
Theo chỉ thị của Tổng thống Saddam Hussein, từ hôm nay, ngày ….. tháng 10 năm 2002 Chính phủ Iraq quyết định xoá toàn bộ số nợ cho Việt Nam. Số tiền nợ trước ngày này chưa trả được sẽ dùng để đầu tư vào các dự án liên doanh giữa 2 nước tại Việt Nam. 
Việc ký kết diễn ra hết sức đơn giản trên một chiếc bàn nhỏ trong phòng khách của dinh thự mà tổng thống Saddam dành cho bà Bình ở trong thời gian thăm Iraq. Ký xong, Phó Tổng thống Taha Yassin Ramadan đã đích thân lái xe đưa bà Bình đi thăm thành phố Baghdad.
Một năm sau, Mỹ và đồng minh phát động cuộc chiến chống Iraq. Tháng 12/2003, Tổng thống Saddam Hussein bị bắt. Ba năm sau, ngày 30/12/2006, ông bị xử tử sau một phiên tòa chớp nhoáng được tổ chức bởi Chính phủ mới tại Iraq do Mỹ thành lập.
Một câu chuyện kỳ lạ. Một thứ tình cảm thân tình không thể chối bỏ, bởi việc xoá một số nợ lớn như vậy chỉ có thể xảy ra giữa những người anh em hết sức thân thiết trong gia đình. Trong khi đó, chính Iraq đang gặp rất nhiều khó khăn do bị cấm vận và đang trong tình trạng chiến tranh với các nước phương Tây.
Không những vậy, trải qua những biến động lớn trong nước lẫn quốc tế, các chế độ đến rồi đi… nhưng chính quyền mới của Iraq sau chính quyền của tổng thống Saddam Hussein vẫn tôn trọng, thừa nhận và gìn giữ thoả thuận này.

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2020

CUỘC GIẢI CỨU LỊCH SỬ !

Tháng 1/2011, Libya chấn động vì làn sóng biểu tình của hàng nghìn người chống chính phủ do đại tá Muammar Gaddafi cầm quyền, nhiều người bị bắn chết. Thời điểm đó, tại Lybia có 10.000 lao động Việt Nam đang làm việc, có thể dễ dàng trở thành nạn nhân cho những biến cố chính trị xảy ra ở Lybia. Trước tình hình đó, Bộ Lao động thương binh xã hội, đứng đầu là Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân đã tham mưu cho Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo giải quyết tình hình công dân Việt Nam tại Trung Đông và Bắc Phi để nhanh chóng đưa các lao động ở Lybia về nước. Nhắc đến sự kiện này, người ta nhắc đến phát biểu nổi tiếng của người nữ Bộ trưởng nổi tiếng quyết đoán "Trong cuộc giải cứu này không có chuyện mặc cả tiền bạc, điều kiện với các nước trong khu vực mà mục đích là nhanh chóng đưa người lao động về nước an toàn".

Với sự chỉ đạo trực tiếp từ Chính phủ, trong đó có sự quyết liệt của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân, ngày 26/2, những lao động Việt Nam đầu tiên về đến sân bay Nội Bài. Ngày 9/3, chuyên cơ cuối cùng đưa 209 công nhân ở Libya về nước; hơn 1.000 người đi tàu biển cập cảng Cái Lân một tháng sau đó đánh dấu hoàn tất cuộc sơ tán 10.000 lao động người Việt Nam khỏi Lybia. Đây là cuộc di tản lao động lớn thứ hai trong lịch sử (đứng sau vụ sơ tán lao động trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991) và Việt Nam là nước đầu tiên hoàn tất việc đưa số lượng lớn hàng nghìn người về nước. Tất cả lao động về nước đều được hỗ trợ, ưu đãi tìm việc làm mới. 
Nói thế để thấy, dù ở hoàn cảnh nào, dù còn trăm ngàn khó khăn phải giải quyết thì việc bảo hộ tính mạng, sức khỏe của công dân là ưu tiên hàng đầu của chính quyền. Làm chính trị chứ có phải tham gia showbiz đâu mà cái gì cũng lên mạng kể xem mình đang làm cái gì cho người dân, mình vất vả như thế nào. Thế nên, hãy nghe và thấu hiểu cho công việc của chính quyền, đừng vì thiếu thông tin mà dễ dàng tin tưởng những điều xảo trá..!!!

VIỆT NAM KHÔNG LÀM DU KHÁCH THẤT VỌNG

Fabrice (1971), du khách Pháp mắc kẹt vì Covid-19, chọn ở lại Việt Nam để bán chuối chiên.
Xe chuối chiên của Fabrice ban đầu khá vắng, tuy nhiên sau nhiều lần "rút kinh nghiệm" trong việc chế biến và hạn chế cởi trần, khách tới ngày một đông


Sau một thời gian bán chuối chiên dạo, Fabrice tự nhiên thấy yêu nghề và dễ sống. Khi được hỏi hết dịch anh sẽ làm gì, về nước hay bán chuối chiên tiếp? Fabrice khẳng định: "Nếu bán bánh chiên mà tôi đủ sống, tôi sẽ duy trì xe bánh này ở đây"
Không biết Fabrice có dự định mở rộng quy mô bán chuối chiên hay không, tuy nhiên cộng đồng chiên chuối bản địa tỏ ra quan ngại sâu sắc đối với sự cạnh tranh tới từ chuối chiên nhập cảnh

< GÓC VÌ NGHĨA QUÊN THÂN >

Việc bệnh nhân 1440 là người nhập cảnh trái phép chắc hẳn đến giờ phút này ai cũng biết, nhưng có một tình tiết vô cùng bất ngờ, đó là người trình báo chuyện này đến cơ quan chức năng lại chính là mẹ của anh ta.


Khi thấy con mình về nước "chui" mà không qua kiểm tra y tế cũng như thực hiện cách ly, bác đã chủ động đến cơ quan Công an và trình bày sự việc. Nhờ đó mới phát hiện và khoanh vùng được cả 7 người cùng đi trên chiếc xe của bệnh nhân 1440.
Cảm ơn bác vì hành động này vì không phải ai cũng sẵn sàng gạt bỏ chuyện riêng tư để bảo vệ sức khỏe của cả cộng đồng, nhất là khi đó lại chính là con trai bác.
Giá mà cậu con có ý thức tốt như mẹ thì đất nước đã bớt đi phần nào vất vả rồi. Đi nước ngoài nước trong cho lắm mà ý thức....

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2020

GIA LAI TRUY TỐ ĐỐI TƯỢNG CÓ HOẠT ĐỘNG NHẰM LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN

Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai vừa truy tố đối tượng Ksor Kmip (SN 1999, trú tại phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa) ra trước Tòa án nhân dân tỉnh về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.


Ksor Kmip mới chỉ học hết lớp 2, sau đó ở nhà. Đầu năm 2016, Kmip vào mạng xã hội Youtube xem các video giới thiệu về tổ chức phản động ở nước ngoài là “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” (CPQGVNLT) và biết Đào Minh Quân (tự xưng là Thủ tướng), Lâm Ái Huệ (tự xưng Trung tướng-Thứ trưởng Bộ Tài chính), Hoàng Tôn (tự xưng Trung tá-Chuyên viên nghiên cứu về tình hình chính trị tại Việt Nam). 
Tin theo tổ chức phản động này, Kmip đã sử dụng các tài khoản mạng xã hội Facebook gồm: “Thu Siu Romatd”, “South Ksor” và “Hanh dong vi to quoc” để theo dõi, đăng tải, chia sẻ các bài viết, hình ảnh, video clip liên quan đến tổ chức “CPQGVNLT”, “Đệ III Việt Nam Cộng hòa”. Đồng thời kết bạn với nhiều thành viên của tổ chức qua các tài khoản trên mạng xã hội Facebook như: “Dao Minh Quan”; “Hoang Ton”, “Hue Lam”, “Rigan Bill”, “Pha Le”…; theo dõi nhiều trang Fanpage Facebook như “Việt Nam Cộng Hòa Đỏ”, “Đảng Cộng Hòa”, “Nhật Ký lưu vong”, “Tương lai Việt Nam”… liên quan đến “CPQGVNLT”, “Đệ III Việt Nam Cộng hòa” và các hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tháng 1-2018, Kmip biết các thành viên của tổ chức phản động “CPQGVNLT” tuyên truyền, kêu gọi mọi người tham gia “Trưng cầu dân ý” nên vào trang website www. tcdy .us tham gia “Trưng cầu dân ý” ủng hộ Đào Minh Quân làm Tổng thống nhưng chưa được cấp mã số căn cước công dân. Tháng 7-2019, Kmip tiếp tục vào trang website ww . vnch3 . com tham gia “Trưng cầu dân ý”, được cấp mã căn cước công dân là “VN100410596”. Sau đó, Kmip đăng ký vào các mẫu đơn như: Thư mời tham gia “CPQGVNLT”, “Đệ III Việt Nam Cộng hòa”; Đơn xin tình nguyện tham gia “CPQGVNLT”; Sơ yếu lý lịch…
Từ tháng 6-2017 đến tháng 7-2019, Kmip đã đăng tải, chia sẻ 420 bài viết, hình ảnh, video clip liên quan đến “CPQGVNLT”, “Đệ III Việt Nam Cộng hòa”. Sau khi bị Công an thị xã Ayun Pa nhiều lần mời làm việc, đối tượng đã sử dụng tài khoản Facebook “Tiger Eppheso” nhắn tin qua ứng dụng Messenger với tài khoản Facebook “Dao Minh Quan” của Đào Minh Quân, “Hoang Ton” của Hoàng Tôn để thông báo việc bị Công an mời làm việc thì được các đối tượng này động viên, yêu cầu Kmip giữ vững lập trường, không được sợ, cố gắng chờ đợi đến ngày Đào Minh Quân về nước cầm quyền và giải thể chế độ Cộng sản.
Bên cạnh đó, đối tượng cũng xem video trên các kênh Youtube như “Truyền Thông CÔNG LÝ-ĐỆ III VNCH-Kênh Chính”; “Truyền Thông CÔNG LÝ-ĐỆ III VNCH-Kênh Phụ”; “Free Vietnam” của Hoàng Tôn; “Cục dân vận”; “Tiếng Nói Quốc Nội”… giới thiệu về tình hình hoạt động của tổ chức “CPQGVNLT”; kêu gọi, hướng dẫn tham gia trưng cầu dân ý; tuyên truyền về “Hiến pháp Đệ III Việt Nam Cộng hòa” và cách thức để có Hiến pháp. Quá trình xem các video trên, Kmip sử dụng loa mi ni kết nối với điện thoại phát loa lớn để cho mọi người xung quanh nghe nhằm mục đích tuyên truyền về tổ chức này. Kmip còn mua 1 bộ quần áo và 1 mũ nồi lính Mỹ, chụp ảnh đăng lên Facebook để cho mọi người biết mình là người của tổ chức “CPQGVNLT”, “Đệ III Việt Nam Cộng hòa”.
Ngày 18-4-2020, đối tượng tải tập tin “Hiến pháp Đệ III Việt Nam Cộng hòa” trên kênh Youtube “Free Vietnam” của Hoàng Tôn về điện thoại rồi đem đến tiệm photocopy để in ra. Sau đó, Kmip gửi email cho tổ chức “CPQGVNLT” để “báo công” mình đã in tập tin trên đi tuyên truyền cho mọi người biết về Hiến pháp. Sáng 19-4-2020, đối tượng quay trở lại tiệm photocopy lấy tài liệu thì bị lực lượng Công an bắt giữ.
Qua giám định, Cơ quan Điều tra xác định, các tài liệu mà Kmip in có thông tin gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội như: xuyên tạc lịch sử dân tộc; bôi nhọ, xúc phạm danh dự nhân phẩm lãnh tụ; nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước kêu gọi giải thể Đảng Cộng sản Việt Nam; bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân...
Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh kết luận hành vi của Kmip gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại địa phương, xâm phạm đến sự tồn tại, vững mạnh của chính quyền nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa./.
Thông tin Trương Châu Hữu Danh bị bắt tạm giam để điều tra về hành vi "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân", được quy định tại Ðiều 331, Bộ luật Hình sự 2015 đã làm "nóng" mạng xã hội những ngày qua. Với những người có cái nhìn toàn diện, khách quan thì việc Danh bị bắt không có gì là bất ngờ, chỉ là việc sớm muộn. Một kẻ lợi dụng chiêu bài “xông vào điểm nóng”, “chống tiêu cực” để trục lợi kinh tế và tạo "danh tiếng" trên mạng xã hội một cách công khai như vậy mà không bị cơ quan có thẩm quyền xử lý thì thử hỏi kỷ cương phép nước còn đâu?! Do vậy, việc Danh bị bắt tạm giam phục vụ điều tra là chuyện "rõ như ban ngày"!


Hành vi vi phạm của Danh rõ ràng như vậy song ĐIỀU ĐÁNG TIẾC có một số kẻ, thậm chí có cả người có uy tín đã không đủ tỉnh táo, bị Danh dắt mũi, làm con bài để Danh đánh bóng tên tuổi bản thân mà chẳng hề hay biết. Một trong những người bị cộng đồng mạng gọi tên những ngày qua là NHÀ THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA p- người nổi tiếng là “thần đồng” thơ từ khi mới 7, 8 tuổi.
Có thể nói, Trần Đăng Khoa đã bị Danh và đồng bọn dẫn dắt lên tiếng khá quyết liệt trong vụ án Hồ Duy Hải, dù anh chưa từng được tiếp cận hồ sơ vụ án, chỉ nghe một chiều từ "điều tra viên" Trương Châu Hữu Danh và phán đoán theo hắn. Trần Đăng Khoa đã theo Danh đến tận Bưu điện cầu Voi, nơi xảy ra vụ án, đến cả nhà mẹ Hồ Duy Hải, gọi mẹ Hải bằng "thím" đầy ân tình, viết cả một status trên Facebook cá nhân như một sự ngộ ra về vụ việc. Rồi anh còn chụp ảnh với nhóm của Danh như những anh em chiến hữu... Tất cả những điều đó đều được Danh tung ngay lên mạng xã hội để khuếch trương tên tuổi của mình. Mạng xã hội ngày đó cũng xôn xao việc anh Khoa theo chân Danh. Có không ít kẻ cổ súy, nhưng chắc cũng có không ít người đủ tỉnh táo để can ngăn, sau đó anh Khoa đã dừng tham gia vụ Bưu điện Cầu Voi và nhóm của Danh.
THỜI ĐIỂM NÀY, khi Danh bị bắt tạm giam để điều tra về hành vi "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân", được quy định tại Ðiều 331, Bộ luật Hình sự 2015, có lẽ hơn ai hết anh Khoa đang lục vấn chính bản thân mình, về những gì mình đã làm cùng Danh liên quan vụ án Bưu điện Cầu Voi! Bao nhiêu uy tín, danh dự cả một đời gây dựng, chỉ vì ngây thơ nghe theo mấy đứa "ngụy quân tử", "chống tiêu cực giả" mà bị kẻ chê người cười. Bài "Hạt gạo làng ta" nổi tiếng cùng với tuổi thơ của biết bao thế hệ là thế mà giờ đây đã bị cư dân mạng đem ra chế để diễu cợt.
ĐÂY LÀ BÀI HỌC ĐẮT GIÁ, HỒI CHUÔNG CẢNH TỈNH cho không chỉ nhà thơ Trần Đăng Khoa. Mong rằng tất cả những anh chị có uy tín, được đông đảo cộng đồng yêu mến ... hãy coi đây là bài học lớn để cân nhắc hơn trong những phát ngôn, trong tạo dựng những mối quan hệ của mình, nhất là trước những vấn đề nhạy cảm. Bởi mỗi lời các anh chị nói ra có sự ảnh hưởng rất lớn trong cộng đồng, nhất là giới trẻ, nhiều người không hiểu bản chất vụ việc nhưng vì tin vào chính uy tín của các anh chị nên đã có những việc làm trái với quy định của pháp luật, gây phức tạp về an ninh trật tự. Và điều đó thật là nguy hại, mà vụ án Bưu điện Cầu Voi là một điển hình - chỉ vì những câu nói vu vơ của các anh chị mà có người xuyên tạc, đòi xem lại cả một nền tư pháp.
Và với riêng nhà thơ Trần Đăng Khoa, mong anh hãy trở về với những nhiệt huyết trong văn chương, là một diễn giả với những bài diễn thuyết chất phác, dí dỏm đi vào lòng người. Và hãy cứ trách nhiệm, yêu nước... nhưng phải tỉnh táo, thận trọng để giữ nguyên vẹn hình ảnh một Trần Đăng Khoa là niềm tự hào của quê hương Hải Dương mà tất cả các thế hệ yêu mến thơ văn mãi nhớ đến!!!

KHI LINH MỤC NGHĨ MÌNH LÀ... BỐ ĐỜI!!!

Đó là suy nghĩ của tôi khi thấy một số Linh mục dòng Chúa cứu thế tại Thái Hà kêu ca trên trang Việt Tân về việc họ phải viết giấy xin phép cho các con chiên của mình nghỉ học để tham dự lễ Giáng sinh. 


Cụ thể, bốn linh mục là các cha quản xứ của các Giáo xứ Chợ Sàng, Phù Kinh, Kinh Nhuận, Đồng Tiến, Minh Tú thuộc Giáo phận Hà Tĩnh đã làm giấy xin phép để các em học sinh Công Giáo tại trường Phổ Thông Trung Học Lê Trực (Tiến Hoá, Tuyên Hóa, Quảng Bình) được nghỉ học vào ngày lễ Chúa Giáng sinh, 25.12.2020. 
Trong giấy xin phép để các học sinh Công giáo được nghỉ học vào ngày Lễ Chúa Giáng Sinh nêu rõ: "ngày lễ Giáng Sinh với người Công giáo buộc phải tham dự thánh lễ" và đây cũng là ngày lễ hội lớn của toàn thể thế giới nói chung.
Nói thế này cho mấy anh Việt Tân và linh mục hiểu. Việt Nam là một nước đa tôn giáo và hoàn toàn, pháp luật không quy định gì liên quan đến việc nhà trường phải cho học sinh nghỉ trong dịp các lễ hội của tôn giáo như Phật Đản, Giáng sinh, Lễ Tạ ơn cả. 
Chính vì vậy, nếu học sinh nào muốn nghỉ học tham gia các buổi lễ quan trọng của tôn giáo mình thì việc xin phép với nhà trường là việc đương nhiên và dễ hiểu. Và tôi chắc rằng, chẳng có nhà trường nào ngăn cấm học sinh của mình nghỉ học trong ngày Thánh lễ của tôn giáo mình cả.
Còn nếu muốn so sánh với nước này, nước kia là điều phi lý vì pháp luật, chính sách của mỗi nước là khác nhau. Các nước phương Tây coi ngày lễ giáng sinh, tết dương lịch là những ngày trọng đại, vì họ theo lịch dương, trong khi các nước phương Đông lại đi theo lịch âm, chưa kể tôn giáo ở mỗi quốc gia là khác nhau. Chính vì thế, đừng nghĩ mình là bố đời, bắt nhà nước phải làm thế này, phải thế kia mấy anh linh mục à./.

KHI TỔ QUỐC GỌI... THUÊ BAO NGOÀI VÙNG PHỦ SÓNG

Trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu vừa có 1 thanh niên nhập kho 6 tháng với tội danh "Trốn, tránh nghĩa vụ quân sự"


Đây là lần thứ 2 mà thanh niên này bị phạt về hành vi nên có thể thấy "quyết tâm" không phục vụ Tổ quốc của cá nhân này rất kiên định.
Khi rất nhiều anh em thể hiện tinh thần "Tổ quốc gọi chúng tôi trả lời" thì H. đã thực hiện liên tiếp những pha tắt máy, ném sim nên thay vì đưa H. vào phục vụ quân ngũ 2 năm thì nhà nước đã cho hắn ngồi tù 6 tháng.
Được có mặt trong hàng ngũ Quân Đội Nhân Dân Việt Nam luôn là điều tự hào với tất cả các công dân nên mong anh em chấp hành và thực hiện đúng nghĩa vụ của mình nhé!!!!