KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2021

“THƯA BÀ, NẾU NÓI VỀ DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN, MỸ KHÔNG ĐỦ TƯ CÁCH NÓI CHUYỆN VỚI VIỆT NAM ĐÂU”

Trong lần đầu tiên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang thăm Mỹ vào tháng 6-2007, sau khi Mỹ và Việt Nam chính thức nối lại bang giao sau năm 1975, phía Mỹ tổ chức một chương trình “bất ngờ”, Bà Nancy Pelosi – Chủ tịch Hạ viện Mỹ, đón tiếp. Vào cuộc gặp, chưa kịp ngồi, bà Pelosi đã tuôn một tràng rằng, Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ để cùng nhau phát triển… Nhưng Việt Nam cứ vi phạm dân chủ, vi phạm nhân quyền, làm những việc sai trái, Mỹ không thể chấp nhận…


Cho bà Pelosi nói đã đời, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khi đó mới nhỏ nhẹ đáp lại: “Thưa bà, nếu nói về dân chủ, nhân quyền, Mỹ không đủ tư cách nói chuyện với Việt Nam đâu”.
Nghe như vậy, bà Pelosi sửng sốt: “Thế là thế nào ?”. Chủ tịch nước mới trả lời: “Ngày trước, Mỹ mang bom đạn xâm lược Việt Nam, gây bao nhiêu mất mát, đau khổ cho Việt Nam, Việt Nam đã bỏ qua. Hôm nay, Việt Nam đã gác lại quá khứ, hướng đến tương lai. Còn hiện tại, Mỹ vẫn còn có quân ở Iraq, Afghanistan, ở nhiều nơi khác trên thế giới. Bom đạn vẫn còn nổ, máu vẫn còn đổ, người vẫn còn chết… Mỹ cũng vi phạm dân chủ, nhân quyền”.
Bà Pelosi im lặng, nhưng ông trợ lý ngồi bên cạnh liền cầm tấm ảnh chụp Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng đưa lên, rồi hỏi: “Ông có thấy tấm ảnh này không ?”.
Chủ tịch nước mới bình tĩnh trả lời rằng: “Đây là việc làm sai trái của một cán bộ của chúng tôi và chúng tôi đã xử lý nghiêm khắc rồi. Nhưng các ông có biết, hôm đó, tại phiên tòa, ông Lý cũng buông những lời lẽ khó nghe như thế nào không ? Vì những lời lẽ ấy, nên cán bộ chúng tôi mới có vi phạm như thế. Nhưng dù gì đi nữa, cán bộ của chúng tôi sai, chúng tôi đã phải xử lý. Ngay tại Mỹ, cảnh sát Mỹ cũng sai phạm như đánh người, đánh dân, có những hành động sai trái trên đường phố… Tôi nghĩ rằng, sai trái này chỉ là cá biệt. Không phải là chủ trương của lãnh đạo, chúng ta phải xử lý, làm cho tốt hơn”…

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2021

Sau khi khóc thuê những thành viên “Hội nhà báo độc lập Việt Nam” bị đưa ra xét xử với tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, các đối tượng chống đối trong và ngoài nước lại tiếp tục "khóc thuê", tung hứng, cổ súy cho bị cáo Đinh Thị Thu Thủy sẽ dự kiến được mở vào ngày 20/01/2021; đồng thời thông qua đó chỉ trích Đảng, Nhà nước vi phạm nhân quyền và khuyến khích các đối tượng khác tiếp tục làm theo những hành vi sai trái.
Bị cáo Đinh Thị Thu Thủy là ai?
Đinh Thị Thu Thủy, sinh năm 1982 (ngụ khu vực 1, phường Lái Hiếu, TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang), tên gọi khác: Đinh Thị Huỳnh Thơ.


Theo cáo trạng, bị cáo Đinh Thị Thu Thủy, bị khởi tố, bắt giam từ ngày 18/4/2020. Từ năm 2018 đến nay, Thủy mở nhiều tài khoản Facebook cá nhân để biên tập, đăng tải, chia sẻ hàng trăm tài liệu tuyên truyền, xuyên tạc, bôi nhọ danh dự lãnh đạo Đảng, Nhà nước; kích động tư tưởng chống đối; tung tin thất thiệt, bịa đặt gây hoang mang trong Nhân dân nhằm chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngoài ra, trong lúc cả nước đang chung tay phòng chống dịch COVID-19, Thủy tiếp tục sử dụng mạng xã hội đăng tải nhiều bài viết xuyên tạc công tác phòng chống dịch của Chính phủ. 
Trước đó, vào tháng 6/2018, Thủy còn tham gia tụ tập gây rối tại khu vực Nhà thờ Đức Bà (TP Hồ Chí Minh), bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính về hành vi tụ tập đông người gây rối trật tự công cộng và không giấy tờ tùy thân; tuy nhiên đến nay Thủy vẫn không chấp hành.
Mặc dù được cơ quan Công an và chính quyền địa phương thường xuyên vận động, giáo dục, cảm hóa, nhưng Thủy không nhận ra sai trái mà ngày càng tỏ thái độ chống đối và xem thường pháp luật.
Theo thông tin từ Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang, vụ án kẻ chống phá chống Nhà nước Đinh Thị Thu Thủy sẽ dự kiến được mở vào ngày 20/01/2021. Theo quyết định truy tố của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hậu Giang, bị cáo Đinh Thị Thu Thủy bị đề nghị truy tố theo điểm a, b, c khoản 1, Điều 117, Bộ luật Hình sự năm 2015.
Như thường lệ, sau khi phiên tòa sơ thẩm kết thúc, các đối tượng chống đối trong và ngoài nước vẫn theo "kịch bản cũ" thường thấy. Họ lu loa cho rằng những đối tượng bị bắt và xét xử là “công dân trung thực, vô tội”, kèm theo đó là những miêu tả đầy thêu dệt, cảm thán để hướng cho người đọc cảm nhận theo ý đồ chống đối của các đối tượng. Đáng chú ý là gần như tất cả các quan điểm, nội dung, bài viết họ đưa ra nhắm tới đổ lỗi cho chế độ, cho Đảng, Nhà nước... Nực cười thay đều là những kẻ chống phá Nhà nước quyết liệt, lại muốn mang danh "yêu nước". “Gieo nhân nào gặt quả ấy”, dư luận hy vọng rằng những kẻ chống phá Nhà nước này phải bị xử lý nghiêm trước pháp luật để làm gương cho những kẻ khác./.

VIỆT NAM LÀ MỘT ĐẤT NƯỚC GIÀU QUYẾT TÂM!

Phó Đại sứ Anh tại Việt Nam Marcus Winsley cho rằng, Việt Nam là một đất nước giàu quyết tâm và Anh hy vọng trong năm 2021 Việt Nam sẽ chứng minh cho thế giới thấy mức độ quyết tâm trong giải quyết những thách thức chung.

Các nhà ngoại giao đang có mặt ở Việt Nam thời điểm trước thềm Đại hội Đảng XIII đều nhất trí cho rằng, thành công của Đảng, Chính phủ và người dân Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 là yếu tố quan trọng để đảm bảo Đại hội Đảng lần thứ XIII diễn ra đúng kế hoạch, an toàn và hướng tới thành công.
“Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam là đại hội thứ 3 tôi được tham dự Phiên khai mạc và bế mạc. Trước đó, là Đại hội lần thứ 5 và lần thứ 6. Tất cả chúng ta đang phải ứng phó với đại dịch COVID-19, nhưng những thành công của Việt Nam là minh chứng về những chính sách đã mang lại thành quả tốt đẹp, để người Việt và những người nước ngoài sống ở Việt Nam có thể yên tâm” - phát biểu tại cuộc họp thông báo về Đại hội lần thứ XIII của Đảng tới Đoàn Ngoại giao và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam chiều 18/1, Đại sứ sứ Palestine tại Việt Nam Saadi Salama gửi chúc Đại hội thành công tốt đẹp.
Đại biện lâm thời Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam, bà Irmina Perojo cũng cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam đang tiến gần tới Đại hội Đảng XIII sau một năm đầy thách thức và biến động vì đại dịch COVID-19. Bà Irmina Perojo nhấn mạnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng về mặt kinh tế - xã hội, cũng như thành công trong kiểm soát đại dịch. 
“Thành công của Việt Nam trong phòng, chống dịch COVID-19 đã cho phép Việt Nam tổ chức sự kiện chính trị hết sức quan trọng này. Thành công đó cũng cho phép các nhà ngoại giao, các đại diện tổ chức quốc tế ở Việt Nam cảm thấy rất an toàn trong khi các quốc gia khác trên thế giới đang đối phó với diễn biến dịch bệnh hết sức phức tạp. Chúng tôi chúc Việt Nam tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII . Thành công tại Đại hội sẽ góp phần củng cố và giúp Việt Nam xây dựng XHCN, giúp Việt Nam phát triển”, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam nói.
Theo bà Irmina Perojo, trong năm 2020 vừa qua, Cuba và Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Mối quan hệ với đặc trưng là các cuộc trao đổi thường xuyên giữa hai Đảng Cộng sản tại hai nước. Cuba muốn bày tỏ sự cảm ơn đối với Đảng Cộng sản Việt Nam vì sự ủng hộ kiên định, cũng như cam kết củng cố hơn nữa mối quan hệ mẫu mực, hữu nghị, hợp tác và đoàn kết anh em giữa Việt Nam và Cuba. 
Trong khi đó, Đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam Guido Hildner đánh giá sự chuẩn bị của Việt Nam vô cùng kỹ càng, từ những dự thảo văn kiện được công bố lấy ý kiến đã bao gồm rất nhiều nội dung quan trọng. Sự chuẩn bị này sẽ giúp Đại hội Đảng XIII sẽ thành công. 
“Đại hội thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ đặt những mục tiêu lớn cho sự phát triển của đất nước. Điều này đòi hỏi Việt Nam sẽ phải có nhiều chiến lược và hành động. Tuy nhiên, Việt Nam đã rất thành công trong năm 2020 và tôi tin rằng cả trong năm 2021, Việt Nam cũng sẽ thành công trong phòng, chống dịch COVID-19. Do đó có những yếu tố để tự tin rằng, Việt Nam sẽ đạt được những mục tiêu đặt ra. Bên cạnh đó, Đức và Việt Nam cũng sẽ có những bước thúc đẩy cho quan hệ song phương, đặc biệt, trong lĩnh vực kinh tế. Chúng tôi thấy rằng, những thành công sẽ còn đến với Việt Nam” - Đại sứ Guido Hildner nói.
Gửi lời chúc thành công tốt đẹp tới Đại hội thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Đại sứ Anh tại Việt Nam Marcus Winsley khẳng định, những kết quả của Đại hội sẽ mang lại lợi ích tuyệt vời không chỉ cho Việt Nam mà còn cho Anh và thế giới.
Ngài Marcus Winsley cũng nêu vấn đề chống biến đổi khí hậu được 2 bên vô cùng quan tâm, khi Anh và Việt Nam sẽ đồng chủ trì Hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu trong năm 2021. “Đại hội Đảng XIII sẽ có những quyết sách và hành động cụ thể nào để Việt Nam chống biến đổi khí hậu tích cực?” - Phó Đại sứ Anh nêu câu hỏi.
Theo ngài Marcus Winsley, Việt Nam là một đất nước giàu quyết tâm và Anh hy vọng trong năm 2021 Việt Nam sẽ chứng minh cho thế giới thấy mức độ quyết tâm trong giải quyết những thách thức chung. “Việt Nam sẽ chứng minh bằng những tuyên bố, những công nghệ… để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường”./.
VOV.VN

KỲ VỌNG VÀ VỮNG TIN VÀO ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG

Khoảng một tuần nữa, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng sẽ diễn ra trong sự mong đợi, kỳ vọng của toàn thể đảng viên, cán bộ, nhân dân cả nước. 


Là một công dân, tôi hết sức phấn khởi và tự hào về những thành tích vượt trội mà đất nước ta đã đạt được trong 5 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng. GDP trong 5 năm qua tăng trưởng trung bình 5,9%/năm, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới. Quy mô nền kinh tế tăng 1,4 lần so với đầu nhiệm kỳ, trở thành nền kinh tế có quy mô đứng thứ 4 trong ASEAN. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện, năng suất lao động tăng bình quân 5,8%/năm, cao hơn nhiều so với giai đoạn 2011-2015. Cùng với đó là việc giữ vững quốc phòng, an ninh. Vị thế của Việt Nam được nâng cao trong mắt bạn bè quốc tế. 
Trong năm 2020, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 2,91% so với năm trước; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt mức kỷ lục, trên 540 tỷ USD. Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế tiếp tục được duy trì, đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của đất nước ta trên trường quốc tế. Đặc biệt, Việt Nam đã hoàn thành việc đàm phán và ký kết 2 hiệp định rất quan trọng là Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh Châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP), mở ra nhiều vận hội để kinh tế nước ta tiến sâu vào hội nhập quốc tế. Năm 2020, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia có quy mô nền kinh tế lớn thứ 4 ở Đông Nam Á, vượt Singapore và Malaysia. 
Bên cạnh đó, quốc phòng, an ninh tiếp tục được tăng cường; chủ quyền quốc gia, môi trường hòa bình, ổn định được giữ vững, tạo thuận lợi cho phát triển đất nước. Không chỉ vậy, hình ảnh nhiều sỹ quan cao cấp, cán bộ chiến sỹ Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đã dũng cảm hy sinh trong nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn cứu hộ trong thiên tai, bão lũ, sạt lở đất hoặc quên mình ở tuyến đầu phòng, chống đại dịch Covid-19 đã in đậm dấu ấn về hình ảnh người lính “bộ đội cụ Hồ” và chiến sĩ Công an nhân dân hết lòng vì nước quên thân, vì nhân dân phục vụ. 
Đặc biệt, trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19, Việt Nam cũng là một trong số ít các quốc gia trên thế giới sớm nghiên cứu, sản xuất và hiện đang thử nghiệm vắc xin phòng Covid trên người. Hơn thế, Đảng, Nhà nước ta, với bản chất nhân văn của chế độ, đã tổ chức những chuyến bay đặc biệt, đưa hàng ngàn công dân Việt Nam từ vùng dịch trở về với tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau. 
Những hành động đầy ý nghĩa, nhân văn, trách nhiệm ấy đã khơi dậy và lan tỏa niềm tự hào dân tộc trong mỗi người dân Việt Nam và nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế, được lãnh đạo nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đại hội sẽ kiểm điểm Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII gắn với đánh giá tổng quát quá trình đổi mới, quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn mới. Đặc biệt, Đại hội lần thứ XIII đặt tầm nhìn đến năm 2045. Đây là điểm mới trong việc chuẩn bị đại hội, nhằm hoạch định đường lối, một tầm nhìn dài rộng để lãnh đạo xây dựng đất nước ngày càng phát triển. 
Tôi tin tưởng và kỳ vọng rằng, Đảng ta, một đảng cách mạng chân chính, trong sạch, vững mạnh, bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín; được nhân dân hết lòng tin yêu, ủng hộ sẽ phát huy những thành quả to lớn đã đạt được. Đặc biệt, trong đại hội lần thứ XIII sắp tới này, tin rằng Đảng sẽ nhìn thẳng vào những tồn tại để khắc phục, từ đó xây dựng những giải pháp mang tính đột phá, tạo sự chuyển biến hiệu quả hơn nữa, toàn diện hơn nữa trên các lĩnh vực, tạo thành sức mạnh to lớn, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, lãnh đạo đất nước và nhân dân Việt Nam tiếp tục lập nên những kỳ tích mới trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước./.

NƯỚC MỸ - CUỘC BẦU CỬ TỔNG THỐNG

Dân số nước Mỹ hiện nay là 331 triệu, trong khi dân số Việt Nam xấp xỉ 95,5 triệu người, tức dân số Mỹ gấp 3,4 lần của Việt Nam. Để hình dung tình trạng nghiêm trọng của dịch bệnh Covid của Mỹ, hãy tưởng tượng sáng mai thức dậy, nước Việt ta có tới 7,4 triệu người nhiễm bệnh; 118.000 người bị tử vong do nhiễm bệnh. Thật là con số kinh hoàng mà nếu xảy ra thật sự, không tưởng tượng được hậu quả của nó như thế nào và bao giờ Việt Nam mới phục hồi được.


Nhiều chuyên gia nghiên cứu nói rằng, Covid-19 đã làm thay đổi hẳn bánh xe của nhân loại và mãi mãi nhân loại sẽ không quay trở về như trước kia được nữa. Tôi thấy hoàn toàn đúng, dịch bệnh Covid đã khiến cho thế giới thay đổi, ngay cả trong nhận thức của mỗi người. Hóa ra, vũ khí nhiều, tiền bạc dồi dào, cũng trở thành số 0 tròn trĩnh trước dịch bệnh, nếu chúng ta đối phó với nó không đúng cách. Dân chủ, tự do không phải là chìa khóa để giải quyết mọi vấn đề, hóa ra mọi xã hội để đối phó với những thách thức sinh tồn, phải có kỉ luật, chuyên quyền và thống nhất trong chỉ đạo từ trên xuống.
Mặc dù mỗi ngày, nước Mỹ có hơn 2200 người tử vong vì covid-19 (gần bằng thiệt hại của Mỹ trong trận Trân Châu Cảng), thì nước Mỹ vẫn đang chia rẽ vì cuộc bầu cử, các Tổng thống bận bịu tranh giành quyền lực, vỗ về cử tri mà quên đi những con số khủng khiếp mà dịch bệnh đang gây ra cho đất nước mình. Trong khi đó, ở một đất nước "bị lên án vì dân chủ", người ta bận xếp hàng tranh nhau chiếc vé xem bóng đá giữa 2 đội tuyển trong giải V-leage. Hóa ra, độc tài có cái hay của anh độc tài, anh em ba que nhỉ./.

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2021

MƯU SINH VÀ PHÁP LUẬT, CHỌN TÌNH HAY CHỌN LÝ VÀ NGHÈO THÌ ĐƯỢC ĐẠP LÊN PHÁP LUẬT À?

"Cái nắm tay hay cú đá đó không phải là để dành cho dân!" - Đó là tiêu đề "huyền thoại" trên báo Lao Động vào tháng 4/2016 về vụ việc một đồng chí công an trấn áp một người bán rong vỉa hè có thái độ thách thức, bất chấp hướng dẫn an toàn giao thông. Hồi ấy, cánh báo chí và phần đông dư luận cho rằng hành vi của anh công an là sai, vì anh bán hàng rong nghèo, khó, vì mưu sinh, anh bán hàng rong "không có tội", cái nghèo mới khiến anh bán hàng rong hành động bất tuân pháp luật, nghèo thì cần thông cảm thay vì tuân theo pháp luật cứng nhắc.


Một anh công an, đại diện cho pháp luật, hành động đúng với trách nhiệm, tự dưng trở thành một kẻ phản diện, bạo quyền? Anh bị kiện, gia đình anh bị cư dân mạng tấn công, chỉ vì "làm đúng nhiệm vụ".
Tháng 1/2017, anh bán hàng rong mà cư dân mạng bao biện hồi trước đó, đã dùng xe ba gác tông thẳng vào người một chiến sĩ công an khác, anh công an bị mắc vào xe và hô hoán, tên này vẫn bất chấp, kéo lê công an thêm 100m, đạp anh công an để tẩu thoát.
Tháng 4/2020, một người bán hàng rong ở Quảng Ninh bất chấp lệnh giãn cách xã hội, cố tình dựng hàng bán mặc cho đã được nhắc nhở nhiều lần từ cơ quan chức năng. Nói mãi không nghe, cơ quan chức năng đưa người bán hàng rong về phường xử lý, thì chị cầm dao quơ quơ, bất tuân và chống đối cơ quan chức năng.
Đoạn clip ngắn ghi lại cảnh chị chống đối cơ quan chức năng, được nhiều cư dân mạng vinh danh là "chị Dậu" trong truyện của Ngô Tất Tố, người ta nói chị đã đeo khẩu trang, rồi bán hàng chỉ cần giãn cách 2m là đủ? Thế giờ ai cũng làm như chị, thì cái lệnh giãn cách xã hội vứt đi à?
Vậy mà chỉ cần chị nói chị nghèo là nhận được bao la sự cảm thông của xã hội, dân mạng thì nói chính quyền Quảng Ninh áp bức dân lành, không thấu hiểu cho dân. Nhưng liệu có ai đứng ở vị trí những con người đang căng mình chống dịch, bảo vệ tính mạng cho người dân không?
Nếu chị bán hàng rong bị nhiễm bệnh, rồi lây bệnh cho những người khác, thì công lao của hàng rất nhiều người sẽ đi trong phút mốt, không chỉ một tháng giãn cách, mà có khi sẽ là cả một năm giãn cách, thiệt hại kinh tế sẽ vô cùng lớn.
Tháng 7/2020, diễn viên nghiệp dư Dưa Leo đăng tải một dòng trạng thái lên trang cá nhân, cho rằng những người vượt biên trái phép về Việt Nam trốn dịch không hề có tội, do họ nghèo khổ, phải mưu sinh nên mới chọn cách vượt biên.
Những người vượt biên ấy, đã đạp đổ công lao của biết bao nhiêu con người chống dịch vất vả từ đầu năm đến giờ, còn khiến tính mạng của rất nhiều người khác nguy hại. Như trường hợp của bệnh nhân 1440, bỏ rất nhiều tiền để vượt biên, rồi mang bệnh dịch về cho đất nước...
Rõ ràng, các đại sứ quán đã thông báo rõ, các chiến sĩ biên phòng cũng ngày đêm tuyên truyền, rằng có thể nhập cảnh ở cửa khẩu, rồi sẽ được đưa đi cách ly. Nhưng không, lại muốn tốn tiền, không muốn cách ly nữa cơ.
Nghèo khổ thì đúng là đáng thương thật, nhưng lấy cái nghèo khổ để biện minh cho hành động sai trái, thì đó không phải là đáng thương nữa rồi, mà còn đáng trách hơn.
Một chú lái xe viết dòng chữ: "Xin lỗi vì tôi đã chở hàng cồng kềnh" ở phía sau xe, nhiều cư dân mạng vào khen là dễ thương, là ấm áp, là tình nghĩa và trách nhiệm. Nhưng mình xin ngược dòng một chút, rõ ràng, hành vi chở hàng cồng kềnh là sai trái với quy định của pháp luật, có quá nhiều vụ việc tai nạn xảy ra xung quanh câu chuyện chở hàng cồng kềnh rồi, còn nhớ vụ việc cháu bé bị tôn cứa cổ không? Và mình dám chắc rằng, những ai đọc bài này, đều đã từng chứng kiến hoặc biết về sự nguy hiểm mà việc chở hàng cồng kềnh gây ra.
Dĩ nhiên, như trong bức ảnh, chú chưa chở hàng cồng kềnh và chưa vi phạm pháp luật. Nhưng xét ở yếu tố câu chữ, chúng ta chỉ có thể thông cảm, chứ không thể bênh vực, cổ xúy hay tung hô được. 
Thượng tôn pháp luật là gì? Là tất cả mọi người đều phải hành động dựa trên pháp luật, không có bất cứ ngoại lệ nào cho việc đứng trên pháp luật cả.
Không phải lúc nào cũng có thể "xin lỗi" được, việc dung túng tiếp tay, dễ dãi bỏ qua cho các hành vi vi phạm, sẽ tạo ra một tiền đề xấu cho những người khác sẵn sàng đi vào vết xe đổ đó, rồi lại "xin lỗi". Một khi hậu quả đã xảy ra, chỉ một câu "xin lỗi" không giải quyết được, luật pháp không có từ "xin lỗi".
Nhiều người bảo: "Có dám chắc là mày chưa từng vi phạm luật giao thông chưa? Mày vi phạm thì người ta cũng vi phạm được". Thực tình, không thể đem một cái sai này để bào chữa cho một cái sai khác được. Bất cứ một hành động vi phạm pháp luật nào đều đáng trách và phải bị xử phạt, chứ không phải người này vi phạm thì người kia cũng được vi phạm, như thế thì người người sẽ “đua” nhau phạm lỗi, xã hội này tàn rồi.
Nhân từ và đạo đức, làm ơn hãy đặt đúng chỗ.

TUYỆT THỰC - TRÒ HỀ KHÔNG LỖI MỐT?

Nhàn rỗi lên facebook dạo chơi, lại bắt gặp ngay tuýt “Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực” khi đang chấp hành án, trên mấy địa chỉ truyền thông đậm “mùi” phản động như Việt Tân, BBC Tiếng việt, VOA, RFA… Tuyệt thực vì sao ư!!! Vì đủ loại lý do nhưng tựu chung lại chúng quy kết vì “áp bức của chế độ cộng sản”.
Sự thật là…


Trần Huỳnh Duy Thức là tên “dân chủ cuội” phản động, cấu kết với Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Nguyễn Sĩ Bình, Trần Anh Kim… theo chỉ đạo của tổ chức phản động Việt Tân âm mưu thành lập các tổ chức chính trị đối lập, thực hiện “đấu tranh bất bạo động” để chống phá Đảng, Nhà nước nhằm thay đổi chế độ. Thức đã lập ra nhiều blog như: "Trần Đông Chấn", "Change We Need", "PsonKhanh"… rồi viết các bài như: "Lần sinh nhật thứ 79 của Đảng Cộng sản VN là lần cuối", "Gửi những người Cộng sản", "Điềm gở của triều đại Cộng sản", "Minh chủ sắp xuất hiện", "Bôxít tây nguyên, huyệt mộ triều đại Cộng sản tự đào chôn mình"… Theo Cơ quan An ninh điều tra, Trần Huỳnh Duy Thức đã viết, sưu tầm, trao đổi qua thư điện tử 60 đầu tài liệu bao gồm 381 trang (19 bài trên blog “Change we need”, 23 bài trên blog “Trần Đông Chấn”, 16 bài trên blog “Psonkhanh”, 194 trang trên thư điện tử chihaichibachitu@gmail.com...); Thức trực tiếp viết 53 bài gồm 14 bài công kích sự điều hành, chính sách kinh tế của Chính phủ; 21 bài xuyên tạc sự lãnh đạo của Đảng; 10 bài chia rẽ nội bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước… Bất cứ hành vi vi phạm pháp luật nào thì phải bị xử lý theo pháp luật. Tòa án đã tuyên Trần Huỳnh Duy Thức 16 năm tù và 5 năm quản chế vì tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Trò hề “tuyệt thực” lại tái diễn…
Hẳn dư luận không quá xa lạ với chiêu trò PR rẻ tiền mang tên “tuyệt thực” của đám rận chủ cuội trong nước. Lật lại lịch sử, đã không ít lần những anh “Chí thế kỷ 21" như Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Cấn Thị Thêu, Tạ Phong Tần, Cù Huy Hà Vũ, Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Hóa, Trịnh Bá Tư… tuyên bố tuyệt thực cho đến chết, nhưng cuối cùng lại phải dừng tuyệt thực để bảo toàn cho tính mạng. Trò hề này cứ lặp đi lặp lại trong sự nhàm chán, như thể nó không bao giờ là lỗi mốt trong làng giải trí rận. Lần này, lại Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực lần 2, anh em làng rận tiếp tục chém gió, thêm mắm thêm muối đẩy câu chuyện lên tầm cao mới rằng không còn cách nào khác mới phải dùng đến biện pháp “tuyệt thực” là để “phản đối” chính quyền, “phản đối tòa án nhân dân tối cao không tôn trọng pháp luật”; rồi “tuyệt thực” đến chết và “tận dụng sự ra đi của tôi để đẩy cuộc đấu tranh này đến cuối cùng”…
Thật là buồn cười cho những kẻ tự nhận là đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền và tự nhận là những kẻ yêu nước. Ngoài xã hội thì quậy phá theo kiểu cắn càn chửi bới, trong trại thì dở trò vu khống cán bộ, tuyệt thực các kiểu. Bởi thực tế, lâu nay, chiêu trò PR rẻ tiền “tuyệt thực” thực chất chỉ là một trò đánh bóng tên tuổi của đám rận chủ cuội và gia đình họ mà thôi. Đáng cười hơn nữa là cứ lần nào, anh chị nào mạnh miệng tuyên bố “tuyệt thực” để phản đối chính quyền thì lần đó họ lại sống nhăn răng ra, có chết đâu cơ chứ! Đúng là “tuyệt thực” là một bài không bao giờ lỗi mốt của rận chủ, nó như một vở diễn mà mọi người đã biết trước đoạn kết là gì. 
Mong rằng, những người anh em thiện lành “rận cuội” đừng tiếp tục biến mình thành trò cười cho thiên hạ nữa./.

Khánh thành Hầm đường bộ Hải Vân 2

"VIỆT NAM CHỈ CÓ TƯỢNG ĐÀI, QUẢNG TRƯỜNG LỚN NHẤT KHU VỰC, CHÙA CHIỀN LỚN NHẤT THẾ GIỚI CHỨ CƠ SỞ HẠ TẦNG CÓ GÌ ĐÂU"...


Thi thoảng đâu đó một vài người "đã quá chán đất nước" vẫn nói những câu tương tự như trên. Nhân tiện vừa thông tuyến hầm Hải Vân 2, tuyến hầm xuyên núi dài nhất Đông Nam Á, nối Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng hãy cùng chúng tôi lướt qua vài hạng mục giao thông ở Việt Nam mang tầm vóc khu vực và châu lục nhé.
- Hầm đường bộ Hải Vân 2: công trình hầm đường bộ dài nhất khu vực Đông Nam Á;
- Hầm vượt sông Sài Gòn: Hầm vượt sông lớn nhất khu vực;
- Cầu dây văng lớn nhất Đông Nam Á lúc khánh thành - Cầu Cần Thơ;
- Cầu vượt biển top 2 Đông Nam Á - Tân Vũ - Lạch Huyện (Hải Phòng);
- Cầu Bãi Cháy cũng lập kỷ lục thế giới về chiều dài nhịp chính(435M);
- Cây cầu có gối trụ lớn nhất thế giới: Cầu Trần Thị Lý (Đà Nẵng)./.

Thứ Năm, 14 tháng 1, 2021

ĐẠI TƯỚNG LÊ ĐỨC ANH : NGƯỜI CẦM QUÂN LUÔN TRỞ VỀ TRONG TỪNG CHIẾN THẮNG

Theo các nhà sử học và tướng lĩnh nghiên cứu quân sự, Đại tướng Lê Đức Anh thực sự là một tướng trận, một nhà cầm quân đại tài. Đại tướng cũng là một trong số ít người đã trải qua các cuộc chiến tranh và xung đột từ năm 1945 - 1989. Ông luôn có mặt ở những điểm nóng nhất và cũng luôn trở về trong từng chiến thắng, từng chiến dịch được giao phó và đảm nhiệm.


Cuộc đời binh nghiệp của ông gắn với các chiến trường từ Bắc vào Nam, cụ thể: Tham gia 9 năm kháng chiến chống Pháp, đi chiến trường miền Nam 11 năm (1964 - 1975), chỉ huy chiến trường Campuchia 7 năm (1979 - 1986), ổn định tình hình biên giới phía Bắc (1986 - 1989), đồng thời có mặt tại Trường Sa trong những ngày căng thẳng nhất.
Đáng chú ý, ông không phải là vị tướng bàn giấy mà là người trực tiếp tham gia những trận đánh, những sự kiện mang tính bước ngoặt của chiến tranh: Mậu Thân 1968, chống lấn chiếm 1973, Phước Long 1974, chiến dịch Hồ Chí Minh (1975), chiến dịch giải phóng Campuchia (1979); chấm dứt xung đột biên giới với Trung Quốc (1979-1989); bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc (1979-1988).
Trong những thời khắc mang tính bước ngoặt lịch sử, những mệnh lệnh của ông khiến giới sử học và các nhà quan sự phải thốt lên: “chỉ có thể là Lê Đức Anh”. Ví dụ, ngày 6/11/1987, Đại tướng Lê Đức Anh khi đó là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ra mệnh lệnh số 1679/ML-QP về việc bảo vệ quần đảo Trường Sa.
Và ngày 29/3/1989 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra mệnh lệnh số 167/ML-QP về đóng giữ, bảo vệ khu vực biển thềm lục địa, bãi đá ngầm (khu DK1). Trước đó là Chiến dịch chủ quyền 1988 (CQ 1988) giúp Việt Nam giữ được những hòn đảo quan trọng nhất ngoài quần đảo Trường Sa trước âm mưu thôn tính của ngoại bang.
Cuộc đời ông gắn liền với những chiến thắng, những bước ngoạt thăng trầm của lịch sử, của vận mệnh dân tộc, của thời đại Hồ Chí Minh mà có lẽ thế hệ sau để hiểu về ông sẽ cần có những nghiên cứu, những trang giải mật.

NƠI MÀ CHÚNG TA HI SINH MÁU THỊT GIÚP ĐỠ, CÓ NHỮNG NGƯỜI ĐÃ NÓI CHÚNG TA LÀ KẺ XÂM LƯỢC

"Trong quá khứ và hiện tại, Việt Nam luôn muốn đô hộ Campuchia. Việt Nam đã dựng và trực tiếp chỉ đạo Khmer Đỏ đối xử tàn bạo với người dân Campuchia, sau đó đưa quân đánh Campuchia và đồng hóa người dân Campuchia. Trung Quốc đã cố giúp chúng ta nhưng không thành công".


"Lý Hiển Long đã nói rằng Việt Nam xâm lược Campuchia, còn chính quyền Hun Sen và các quan chức thì không nhận ra".
"Yêu cầu Việt Nam trả lại Kampuchea Krom lại cho nhân dân Campuchia. Với Koh Tral, Prey Nokor, Campuchia sẽ hùng mạnh trở lại và đòi lại những gì đã mất".
Koh Tral là đảo Phú Quốc, Prey Nokor chính là Tp. Hồ Chí Minh hiện tại.
Phía trên là một số tiêu đề từ kênh Tik tok campuchia12, một kênh Tiktok có hơn 80 ngàn người theo dõi và 1 triệu lượt thích. Chủ đề chính của kênh campuchia12 là nhắm vào việc kích động mối quan hệ giữa hai nước Campuchia - Việt Nam, vu cáo Việt Nam đã, đang và sẽ xâm lược Campuchia và có những yêu sách đòi chủ quyền phi lý.
Có thực trạng rất đáng buồn, là nhiều người Campuchia đang bị giật dây và xét lại lịch sử. Trong đó có hai vấn đề lớn nhất, một là những người này tiến hành "đòi chủ quyền" của Campuchia tại Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ hiện nay, bao gồm cả Tp. Hồ Chí Minh, yêu cầu phía Việt Nam trao trả đảo Phú Quốc, các quần đảo Hà Tiên, Nam Du, Thổ Chu... Thứ hai, đó là trào lưu xét lại lịch sử, cho rằng Khmer Đỏ là sản phẩm của truyền thông, là thuyết âm mưu, những kẻ này cho rằng những tác hại của Khmer Đỏ được phía Việt Nam "phóng đại" nhằm mục tiêu đô hộ, chỉ có Trung Quốc là giúp Campuchia thoát khỏi Việt Nam.
Ngày 07/01 vừa rồi, Fresh News - một trong những tờ báo điện tử lớn nhất Campuchia, dẫn lời phát ngôn viên Đảng Nhân dân Campuchia ca ngợi cuộc chiến chống Khmer Đỏ và sự giúp sức của quân tình nguyện Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người Campuchia chia sẻ lại bài báo với những bình luận hằn học, sặc mùi thù hận và xuyên tạc, từ các nhóm diễn đàn ASEAN, đến các đoạn phim ngắn trên Tik tok...
"Khmer Đỏ là do Việt Nam dựng lên, những gì Khmer Đỏ làm đều do phía Việt Nam chỉ đạo. Việc đánh Khmer Đỏ được khoác dưới danh nghĩa quân tình nguyện nhưng lại che giấu âm mưu thực sự là xâm lược Campuchia"
"Khmer Đỏ là cộng sản. Việt Nam cũng là cộng sản. Và cộng sản thì đều tàn ác."
"Tội ác Khmer Đỏ chỉ là giả tạo. Những người Campuchia mà tôi gặp đều nói về tội ác xâm lược của người Việt Nam. Người Campuchia không căm thù Khmer Đỏ, họ chỉ căm thù người Việt Nam."
"Thủ tướng Lý Hiển Long và quốc vương Thái Lan từng lên án Việt Nam xâm lược Campuchia. Đó là sự thực, chỉ có chính quyền Hunsen là không biết điều này".
Tờ Khmertimeskh, một tờ báo có tiếng tại Campuchia, trong một bài báo năm 2014, đã gián tiếp nói Việt Nam là kẻ xâm lược Campuchia thông qua lời của một giáo sư sử học người Đức là Bernd Schaefer. Bernd Schaefer nói rằng giai đoạn Việt Nam lấy danh nghĩa hỗ trợ nhưng thực ra là chiếm đóng Campuchia, đối xử với Campuchia như là một nước thuộc địa, coi người dân Campuchia không phải là công dân của một nước hợp pháp.
Và trên hết, Khmertimeskh ghi rõ rằng: "Việt Nam không tấn công Khmer Đỏ vì lý do nhân đạo".
"Bất cứ người Campuchia nào không thừa nhận về sự diệt chủng của Khmer Đỏ, thì không xứng đáng là người Campuchia" - Một nhận định về bộ phim First They Killed My Father, một bộ phim nói về sự đào thoát của một cô bé khỏi hang ổ của Khmer Đỏ và sống sót nhờ vào những người lính tình nguyện Việt Nam.
Hơn 2 triệu người Campuchia đã thiệt mạng trong một cuộc diệt chủng được liệt vào hàng dã man nhất lịch sử loài người. Và cuộc diệt chủng ấy, không phải chỉ nhắm vào người Campuchia, mà còn nhắm vào người Việt Nam. 
Những cuộc thảm sát ở dọc biên giới Tây Nam của Tổ Quốc, trong đó có thảm sát Ba Chúc diễn ra vào tháng 4/1978, đã khiến hàng ngàn người Việt Nam thiệt mạng. Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng trên bình diện quốc tế, nhưng đáp lại đó, là sự thờ ơ, bâng quơ và thậm chí vu cáo Việt Nam đã "ngụy tạo" hoặc "làm căng thẳng hóa" tình hình. 
Bấy giờ, người Campuchia sống trong một hoàn cảnh khốn cùng, không một quốc gia nào coi sự sống của người Campuchia là một vấn đề đáng quan tâm. Với các cường quốc, chiến tranh lạnh và các vấn đề "đấu đá" mới là điều hàng đầu. Duy chỉ có người láng giềng Việt Nam, đã đến và cứu giúp người Campuchia.
Trong gần 11 năm, đã có hơn 50 ngàn lính Việt Nam bị thương vong tại chiến trường Tây Nam mà đến nay, có rất nhiều người lính Việt Nam vẫn nằm lại ở bên nước bạn mà chưa được trở về Tổ Quốc. Tại Campuchia hiện nay, có tới hơn 20 ngàn ngôi mộ tập thể đã được phát hiện, những địa danh như S-21, các ngôi chùa chứa đầy tội ác vẫn còn tồn tại, nhưng nhiều người Campuchia, lại coi như đây là những câu chuyện hư cấu và không có thật.
Khmer Đỏ đã gây ra tội ác và đã bị chấm dứt, và giờ, thứ tội ác tiếp theo nữa, là thứ tội ác xét lại lịch sử, chống lại loài người và vinh danh diệt chủng.
Người Đức luôn mặc cảm và không tránh né những tội ác mà chế độ phát đã gây ra vào thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ 2 và họ thậm chí có những điều luật vô cùng khắt khe nhắm vào việc bài trừ việc tôn vinh chủ nghĩa phát xít trên cả bình diện đối nội và đối ngoại. Nhưng ở trong xã hội Campuchia, đã bắt đầu nhen nhóm hiện tượng xét lại nhằm tôn vinh Khmer Đỏ, cho rằng những gì Khmer Đỏ làm chỉ vì mục đích muốn đòi lại chủ quyền tại Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ của Việt Nam.
Thật tiếc, ở những nơi mà những chiến sĩ tình nguyện đã ngã xuống, đã có những người nói họ là tội phạm chiến tranh, là quân xâm lược. Tại Việt Nam, có một cụm từ để nói về những người này, đó là "vong ân bội nghĩa".
Khi đoàn quân tình nguyện Việt Nam về nước, hàng chục ngàn người Campuchia đã đứng hai bên đường, từ Phnom Penh đến Mộc Bài, để chia tay, để cám ơn, để tri ân. Những hình ảnh, được báo giới nước ngoài ghi lại, một phóng viên nước ngoài đã để lại dòng viết: "Những người lính cộng sản đã tái sinh Campuchia một lần nữa".