KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Tư, 14 tháng 4, 2021

LỊCH SỬ ĐÂU DỄ DÀNG QUÊN - HỢP TÁC PHÁT TRIỂN NHƯNG PHẢI TRÊN CƠ SỞ TÔN TRỌNG CHỦ QUYỀN

Ông Hồ Cẩm Đào nói rằng: “Tôi không thể bỏ đường 9 đoạn được vì đường chín đoạn là cái lịch sử để lại, nếu chúng tôi bỏ nó thì người dân Trung Quốc không theo chúng tôi”.
Đáp lại câu này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Các đồng chí nói sai rồi, cái đường đó đâu phải là đường lịch sử để lại. Đường đó là của Tưởng Giới Thạch. Chúng tôi và các đồng chí đều không công nhận Tưởng Giới Thạch vì thế làm sao có thể công nhận sản phẩm của họ!


Nếu các đồng chí nói lịch sử thì lẽ ra phải nói đến “Nhị thập tứ sử” hay “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”.
Đến đây, Hồ Cẩm Đào chỉ còn biết im lặng…
Chú thích:
* "Nhị thập tứ sử" là bộ chính sử được các triều đại Trung Quốc thừa nhận. Bộ sử ký này ghi chép từ Thượng cổ đến thời nhà Thanh. Trong đó các mục Địa lý đều không đề cập đến các hòn đảo ở xa hơn đảo Hải Nam.
* “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” - Tập bản đồ Địa dư toàn đồ tới các tỉnh của TQ được thực hiện dưới thời nhà Thanh, xuất bản năm 1904 trong đó ghi rõ cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam.
P/S: Thế mới thấy các cụ nhà ta vô cùng thâm thuý, cứ bảo anh Trung thâm sâu khôn lường nhưng so với Việt Nam thì ta tuyên bố Trung Quốc không có tuổi he... he...
HOÀNG SA, TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM!!!

HÃY DỪNG TỔ CHỨC CHO NGƯỜI TRUNG QUỐC NHẬP CẢNH TRÁI PHÉP

Dịch bệnh Covid-19 tính đến thời điểm hiện nay đã cướp đi sinh mạng gần 3 triệu người, nhiễm bệnh trên 136 triệu người trên toàn thế giới. Chính phủ các nước đang nỗ lực chạy đua với thời gian, triển khai tiêm chủng, phòng chống dịch bệnh nhằm hạn chế đến mức thấp nhất do dịch bệnh gây ra. Việt Nam chúng ta là một trong những nước quyết liệt, quan tâm đặc biệt trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống từ trung ương đến địa phương. Kết quả đó đã được Tổ chức y tế thế giới WHO và cả thế giới ghi nhận, đánh giá cao, xem như hình mẫu trong công tác phòng chống dịch.


Tuy nhiên, bên cạnh sự nỗ lực không biết mệt mỏi của các lực lượng phòng, chống dịch thì xuất hiện những cá nhân vì một chút lợi ích vật chất đã tổ chức đưa người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, đây là một trong số nguyên nhân nguy cơ xâm nhiễm dịch bệnh từ bên ngoài là rất cao. Hành vi tổ chức đưa người nước ngoài, trong đó phần lớn từ Trung Quốc, nhập cảnh trái phép vào Việt Nam không chỉ là mối nguy hại cho những nỗ lực phòng chống dịch mà cả nước đã đạt được trong suốt thời gian qua, mà còn liên quan đến an ninh, trật tự quốc gia. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền đã vào cuộc một cách khẩn trương, quyết liệt để khởi tố, điều tra đường dây đưa người bất hợp pháp để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Tại tỉnh Phú Yên, từ hiệu quả của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, ngày 28/12/2020, quần chúng nhân dân đã báo lực lượng chức năng kiểm tra xe khách 51B-084.56 và phát hiện trên xe có chở 09 người quốc tịch Trung Quốc nhập cảnh trái phép (01 người đã bỏ trốn khi bị cơ quan chức năng kiểm tra). Qua điều tra, ngày 01/4/2021, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Yên đã tiến hành khởi tố bị can đối với Phạm Thị Thu Trang và Nguyễn Anh Tuấn, bắt tạm giam bị can Phạm Thị Thu Trang là nhân viên bán vé xe tại bến xe Thượng Lý - Hải Phòng về tội tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép.
Những ngày bị tạm giam trong Trại Tạm giam, Trang đã thấm thía về những việc sai phạm mà mình đã làm, biết người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, vì một chút lợi ích nhỏ cá nhân mà đã tạo điều kiện, giúp đỡ họ vào Việt Nam rồi trốn tiếp sang nước Campuchia. Cái giá phải trả cho hành động sai trái của mình là những ngày tháng tới phải ở trong tù, cách xa cha mẹ già và con nhỏ không có người chăm sóc. Sự hối hận muộn màng Cô nhắn gởi đến mọi người: “Những ai trong trường hợp như Trang, xin hãy dừng lại. Nếu được lựa chọn lại, Trang sẽ báo cơ quan chức năng khi phát hiện người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam”./.

Thứ Ba, 13 tháng 4, 2021

AI SẼ LÀ NGƯỜI "NHẬP KHO" SAU NGUYỄN THÚY HẠNH?

Ngày 05/4/2021, Nguyễn Lân Thắng đã đăng tải trên facebook cá nhân của mình với status “Ai sẽ là tổng thống đầu tiên của Việt Nam?” và sau khi Nguyễn Thúy Hạnh bị Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội bắt vào sáng ngày 07/4/2021, cộng đồng mạng đã đặt ra câu hỏi rằng “ai sẽ là người bị bắt đầu tiên sau Nguyễn Thúy Hạnh”? Và đương nhiên cái tên Nguyễn Lân Thắng là người được cộng đồng mạng đề cử vị trí dẫn đầu, bởi lẽ Phạm Đoan Trang, Nguyễn Tường Thụy, Cấn Thị Thêu hay gần đây là Nguyễn Thúy Hạnh được xem là những “người thân” của Nguyễn Lân Thắng bấy lâu nay và việc Nguyễn Lân Thắng được “hội tụ” cùng số đối tượng trên cũng là điều được tiên đoán từ trước.


Cùng với các đối tượng Lã Việt Dũng, Trương Văn Dũng, Thảo Teresa, Lê Hoàng, Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Thị Đoan Trang thì Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Xuân Diện, Huỳnh Ngọc Chênh được xem như là một trong những người đứng đầu nhóm “NoU”, “Vì một Hà Nội xanh”... với vỏ bọc là người “yêu nước”, “yêu biển đảo”, “yêu cây xanh” hay “đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền” để tụ tập, tuần hành, biểu tình, tưởng niệm nhằm gây mất an ninh, trật tự trên địa bàn thủ đô bấy lâu nay. Đồng thời, Nguyễn Lân Thắng cũng là thành viên tích cực tham gia trả lời phỏng vấn các báo, đài không có thiện chí, chống phá Việt Nam như RFA, BBC, VOA Tiếng Việt, Việt Tân... để xuyên tạc, bịa đặt về thực tiễn tình hình chính trị, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.
Thậm chí, đã không ít lần trên facebook cá nhân của mình, Nguyễn Lân Thắng đã đăng tải những hình ảnh chế giễu, bôi nhọ lãnh tụ Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước với những lời lẽ tục tĩu, vô văn hóa, phản cảm và những luận điệu xuyên tạc chống phá chế độ, đất nước. Nguyễn Lân Thắng cũng đã từng bị người dân, dư luận và cộng đồng mạng lên án, tẩy chay, vạch rõ bộ mặt của một kẻ “giả cầy” dân chủ.
Những ngày qua, sau khi Nguyễn Thúy Hạnh (sinh năm 1963, trú tại phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) bị bắt về tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015, Nguyễn Lân Thắng cùng với Huỳnh Ngọc Chênh (chồng của Nguyễn Thúy Hạnh) là những người tích cực nhất trong việc lan tỏa thông tin, kêu gọi sự tham gia của các “luật sư kịch khung” và các tổ chức, cá nhân không có thiện chí chống phá Việt Nam can thiệp, yêu cầu thả tự do cho Nguyễn Thúy Hạnh.
Với chuỗi hành vi chống phá, gây rối trật tự công cộng trong thời gian qua thì việc một ngày gần nhất Nguyễn Lân Thắng được “hội ngộ” với những người anh, người chị trong nhóm “No-U” như Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Thúy Hạnh, Phạm Thị Đoan Trang... cũng không còn xa. Vậy nên câu hỏi Nguyễn Lân Thắng đặt ra “Ai sẽ là tổng thống đầu tiên của Việt Nam” thì chắc chỉ có Nguyễn Lân Thắng mới trả lời được còn câu hỏi “ai sẽ là người bị bắt tiếp theo sau Nguyễn Thúy Hạnh” thì cộng đồng mạng sẽ hô vang tên nghịch tử- Nguyễn Lân Thắng!

NGƯỜI NỮ TỬ TÙ CỘNG SẢN KHIẾN KẺ THÙ KHIẾP ĐẢM

Năm 1947 khi mới 14 tuổi, chị Võ Thị Sáu gia nhập đội Công an xung phong quận Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa (nay là huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) với mong muốn trừng trị bọn ác ôn để trả thù cho đồng bào quê hương. Từ đó, chị đã trở thành người chiến sĩ trinh sát, phá tề, trừ gian với nhiều chiến công nổi tiếng, trong đó có vụ dùng lựu đạn giết một tên quan Ba Pháp.


Tháng 2-1950, chị không may bị sa vào tay địch. Chúng dùng mọi cực hình tra tấn, nhưng không khai thác được gì. Tháng 4-1951, địch đưa chị ra Tòa án binh. Địch khép chị phạm tội can dự vào các vụ “giết hại các nhà chức trách ở Đất Đỏ”. Tên đại tá quan tòa Pháp hỏi chị có nhận tội như cáo trạng không, chị không trả lời mà hỏi lại: “Là quan tòa, ông có thể kết tội những người Pháp Đờ Gôn chống phát xít Đức chiếm đóng nước Pháp không?”.
Tên quan tòa đứng dậy lắc chuông: “Bị cáo chỉ có thể trả lời có hoặc không”. Chị Sáu nói: “Tôi không có tội. Yêu đất nước mình, chống thực dân xâm lược không phải là tội”. Quan tòa lại rung chuông ngắt lời chị, luận tội Võ Thị Sáu can tội “giết người, phá rối trị an, có hành vi chống lại nền bảo hộ của nước Pháp” và tuyên án “tử hình, tịch thu toàn bộ gia sản”. Chị đã thét vào mặt y: “Tao còn mấy thùng rác ở Khám Chí Hòa, tụi bây vô mà tịch thu!”. Tiếp đó chị hô to: “Đả đảo thực dân Pháp!”, “Kháng chiến nhất định thắng lợi!”.
Thực dân Pháp muốn giết chết ngay người con gái đáng sợ này, nhưng không dám thực hiện bản án tử hình đối với người chưa đến tuổi thành niên. Bản án tử hình chị Sáu đã gây xôn xao dư luận đương thời, nhiều ý kiến phản đối lên Quốc hội Pháp. Đã có những tranh luận nảy lửa, cho rằng hành hình phụ nữ là trái với luật pháp nước Pháp và truyền thống văn minh Pháp. Có người lại sợ rằng, việc hành hình sẽ dẫn đến những hậu quả xấu là Việt Minh sẽ trả thù, bắn tù binh Pháp… Tuy nhiên cuối cùng thủ tướng Pháp nói: “Để thắng trong cuộc chiến tranh này, nước Pháp không từ một thủ đoạn nào” - một điều thật mỉa mai thay cho một đất nước từng có nền dân chủ, văn minh, luật pháp tiến bộ và mang danh “tự do, bác ái, nhân quyền” đi bảo hộ cho các nước thuộc địa!
Ngày 21-01-1952, tức chỉ còn 5 ngày nữa là đến Tết nguyên đán Nhâm Thìn, kẻ địch lén lút đưa chị Võ Thị Sáu lên tàu ra Côn Đảo - “địa ngục trần gian” để thi hành bản án. Ngay buổi sáng 22-01, Ban Chấp hành Liên đoàn tù nhân kháng chiến Côn Đảo đã phổ biến chỉ thị của Liên đoàn về hình thức phản đối cuộc hành hình Võ Thị Sáu với nhiều hình thức mạnh mẽ và đồng loạt, bởi Võ Thị Sáu là nữ tù nhân đầu tiên bị đưa ra hành hình ở Côn Đảo, là thiếu nữ bị bắt và bị kết án tử lúc còn tuổi vị thành niên.
Suốt đêm 22-01, trong khi bị giam tại xà lim Sở Cò Côn Đảo, chị Sáu đã gửi lòng mình với đất nước và nhân dân bằng những bài ca cách mạng: “Lên đàng”, “Tiến quân ca”, “Cùng nhau đi hùng binh”, “Tiểu đoàn 307”… Cũng trong đêm đó, Chi bộ nhà tù Côn Đảo đã kết nạp chị Sáu là đảng viên chính thức. Bốn giờ sáng ngày 23-01-1952, sau khi tên chánh án làm thủ tục thi hành án trước sự chứng kiến của chúa ngục Côn Đảo, một cố đạo nói với chị Sáu: “Bây giờ cha rửa tội cho con”. Chị gạt phắt lời cha cố: “Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới là có tội…”. Ông ta kiên nhẫn thuyết phục: “Trước khi chết, con có điều gì ân hận không?”. Chị nhìn ông ta và tên chánh án, trả lời: “Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và lũ tay sai bán nước!”.
Hàng ngàn tù chính trị trong các khám đã thức suốt đêm, khi nghe thấy bước chân bọn đao phủ giải chị Sáu đến nơi hành hình, tất cả cùng đứng dậy hát vang bài Chiến sĩ ca - bài hát thời ấy dành để bày tỏ lòng cảm phục, tiếc thương và tiễn đưa những người đồng đội ra pháp trường.
Ra đến pháp trường, tên chánh án hỏi chị Sáu: “Còn yêu cầu gì trước khi chết?”.
Chị nói: “Không bịt mắt tôi. Hãy để cho tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng”.
Tên chánh án từ chối, với lý do là luật pháp đã quy định khi thi hành án tử hình.
Chị Sáu hỏi lại hắn: “Vậy ông không nhìn nhận rằng bản án tử hình áp dụng cho một người phụ nữ chưa đủ tuổi thành niên là một ngoại lệ của luật pháp nước Pháp sao?”.
Tên chánh án lúng túng cuối cùng nói: “Tất nhiên là có ngoại lệ, song tôi sợ điều đó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của cô”.
“Không sao. Tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người” - chị Sáu dõng dạc nói, và bắt đầu cất cao tiếng hát. Chị hát bài Tiến quân ca. Giọng hát của người con gái Đất Đỏ thiết tha bay bổng, say sưa át cả tiếng tên chánh án đọc lệnh thi hành án tử hình.
Khúc hát vừa dứt, tên chỉ huy ra lệnh cho bọn lính chuẩn bị nổ súng thì chị nhìn thẳng vào bảy tên đao phủ cách chị mười thước và thét lớn:
“Đả đảo thực dân Pháp!”; “Việt Nam độc lập muôn năm!”; “Hồ Chủ tịch muôn năm!”.
Cuộc đời cách mạng cùng cái chết bất khuất ở tuổi đôi mươi của người con gái Đất Đỏ trở thành huyền thoại.
Người con gái trẻ măng
Giặc đem ra bãi bắn
Đi giữa hai hàng lính
Vẫn ung dung mỉm cười
Ngắt một đóa hoa tươi
Chị cài lên mái tóc
Đầu ngẩng cao bất khuất
(Trích bài thơ Truyền thuyết trên đảo Côn Sơn - Phan Thị Thanh Nhàn)./.

Thứ Hai, 12 tháng 4, 2021

TRUYỀN THÔNG ĐANG LÀM “HƯ” ÔNG HẢI

Ông Hải là một người lương thiện, đó là việc đầu tiên chúng ta cần phải khẳng định. Và đây là nhận định của chính tôi chứ không phải vì sợ búa rìu dư luận mà phải ve vãn hoặc né tránh ai đó. Vậy sự “hư” của ông Hải ở đây là gì? Truyền thông đã làm “hư” ông Hải ra sao?


Trước chiến dịch “giành lại vỉa hè”, chẳng ai biết ông Hải là ai? Nhưng chỉ sau 1 thời gian ngắn, với sự quyết liệt của ông Hải khi động chạm vào vấn đề gai góc, phức tạp, ông Hải được biết đến. Dư luận “phát sốt” bởi mỗi lần ông Hải xuống đường giành vỉa hè và sự “phát sốt” này càng được đẩy lên khi đi theo ông, phóng viên, báo chí còn đông hơn cả lực lượng chức năng. Trong sự say mê, tung hê đó, thậm chí ông Hải từng bứng cả trạm gác của Công an để bảo vệ kho tiền tại ngân hàng Nhà nước. Từ ngay thời điểm đó, tôi đã rất lo ngại cho cách làm của ông Đoàn Ngọc Hải khi nó lại mang đậm tính showbiz, trình diễn hơn là đi giải quyết vào gốc rễ vấn đề. Dường như cách làm này để chiều lòng dư luận thông qua truyền thông và ngược lại, truyền thông thôi thúc ông Hải làm việc này.
Rời xa chức vị, ông Hải về với cuộc sống đời thường. Nhưng chỉ thời gian ngắn, nó không còn bình thường như cuộc đời ông nữa. Làm thiện nguyện, ông Hải trở về với bản chất, với đam mê, với chính con người của mình. Nhưng cũng rất nhanh chóng, từng bước chân ông đi, từng việc ông làm, truyền thông đều ghi chép thành ký sự, đều một lần nữa tung hê để thu hút dư luận. Thậm chí, cũng không ít tổ chức, cá nhân theo tôi đánh giá, ủng hộ từ thiện của ông Hải thì ít mà mượn danh ông Hải để làm truyền thông cho mình lại là nhiều. Và rồi, chính ông Hải cũng đang ý thức được giá trị thương hiệu của bản thân trên mạng xã hội để từ đó tự mình làm truyền thông, tự mình ý thức được thứ quyền lực mềm trên không gian mạng đó.
Ông Hải tốt hay xấu? Một câu hỏi đặt ra chia đôi dư luận, chia đôi dòng suy nghĩ trong mỗi cá nhân. Với tôi như ngay từ đầu khẳng định, ông Hải là người lương thiện. Nhưng đã nhiều người lương thiện, đã có nhiều người tốt, cho rằng mình tốt mà đã bị hoàn cảnh ngoại vi tác động đến không tốt được nữa. Vì họ nghĩ rằng họ nhân danh cho mục đích tốt nhưng bỗng nhiên từ khi nào hành động của họ đã không chuẩn mực nữa rồi. Thôi thì mong rằng, ông Hải hãy cứ sống với bản chất lương thiện của mình, còn truyền thông thì xin hãy đừng làm “hư” ông Hải nữa.

NHÀ TÌNH BÁO CÁCH MẠNG LÊ HỮU THÚY ĐÃ TỪNG TIẾP CẬN VÀ CỐ MOI TIN TỪ MỘT MỘT NHÀ TÌNH BÁO CÁCH MẠNG KHÁC LÀ VŨ NGỌC NHẠ!

Đây là chuyện rất thú vị xảy ra khi cả hai ông đều chưa biết nhau là cũng một phe. Khi đó ông Vũ Ngọc Nhạ được cài vào cánh Công giáo Bắc di cư vừa chống vừa hợp tác với anh em Diệm-Nhu và đang cùng các chuyên gia chống du kích quốc tế thảo ra kế hoạch "Ấp chiến lược". Còn ông Nguyễn Hữu Thúy được cài vào khối giáo phái thân Pháp. Sau khi giáo phái bị Diệm - Nhu đánh cho tơi tả, ông khéo léo "nhảy việc" qua làm việc với Đỗ Mậu - một phe cánh khác thù Ngô Đình Nhu tận xương tủy.


"Một dạo vào thư viện, Hai Long (tên dùng của Vũ Ngọc Nhạ thời điểm đó) thường gặp một người đeo kính trắng, có dáng dấp một viên chức, ngồi đọc sách ngay bên cạnh mình. Anh ta chủ động làm quen với Hai Long. Anh tự giới thiệu tên là Thắng (tên dùng của Lê Hữu Thúy khi đó), làm việc ở An ninh quân đội, khi viết báo ký bút danh là Nhị Hà. Tờ báo Thắng thường viết là tờ Sinh Lực, chịu ảnh hưởng của Đỗ Mậu, có khuynh hướng bảo vệ Diệm nhưng lại chống Nhu, Cẩn. Thắng nói đã biết Hai Long từ lâu là người thân cận của cha Lê và cha Hoàng. Đôi lần, anh ta rủ Hai Long đi ăn sáng hoặc uống cà phê, Hai Long khi nhận lời, khi khéo léo chối từ.
Hai Long dò hỏi, biết Thắng chính là bí thư của Đỗ Mậu. Có quan hệ với một nhân vật như thế này, rất lợi cho công tác của anh. Nhưng vì sao anh ta lại rất chủ động làm quen với mình, đó là điều Hai Long còn chưa rõ. Anh ta đang cần ở mình cái gì? Thực ra, với cương vị hiện tại, về một số mặt nào đó, Hai Long cũng có thể có ích cho anh ta. Hãy để cho chính anh ta nói ra. Chuyện trò với Thắng khá bổ ích. Thắng am hiểu các giáo phái ở miền Nam, biết sâu về giáo lý, quen nhiều nhân vật trong chính quyền và giới báo chí.
Cuối cùng Thắng ngỏ ý nhờ Hai Long kiếm cho mình mượn một bản Dự thảo Kế hoạch Ấp chiến lược, vì biết việc này nằm trong tầm tay của Hai Long. Những lý do anh ta đưa ra có vẻ xác đáng: Đỗ Mậu muốn đọc trước bản này để chuẩn bị làm việc với Nhu; là một ký giả, anh cũng muốn đọc để nắm một vấn đề chiến lược quan trọng. Nhưng Hai Long biết rất rõ cả vợ chồng Nhu đều không tin và ghét Đỗ Mậu. Người cần kế hoạch này chính là anh ta! Hai Long cười thầm.
Trung tâm đã chỉ thị cho anh phải tìm mọi cách có sớm bản kế hoạch. Chắc không phải chỉ riêng anh nhận được chỉ thị đó. Rất nhiều người như anh, đang lao đi tìm nó. Anh báo cáo chuyện này về Trung tâm. Trung tâm chỉ thị tránh quan hệ với Thắng. Như vậy đã rõ Thắng là ai. Anh cũng tự bảo mình phải rút kinh nghiệm trong trường hợp này..."

MỘT ƯỚC MUỐN ĐƠN GIẢN

Lần đầu tiên nhìn thấy Phạm Đức Chinh, hẳn là nhiều người sẽ có chút ‘sốc’ nhẹ bởi ngoại hình của chàng trai này quá đỗi đặc biệt. Nhưng đúng như ông bà ta đã nói: ‘đừng nhìn mặt mà bắt hình dong’, bởi ẩn sau hình hài lạ thường ấy là cả một nghị lực đầy phi thường.


Phạm Đức Chinh 26 tuổi, đến từ xã Đông Vinh, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, từng là một trong hàng nghìn sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội được nhận bằng Tốt nghiệp năm 2017.
Ngay từ khi mới sinh ra, khuôn mặt anh đã bị biến dạng bởi không có xương gò má. Hai vành tai gần như biến mất, lỗ tai bị thịt lấp kín gần hết. Miệng bị hở hàm ếch, đôi mắt của anh cũng không bình thường.
Thương con, bố mẹ đã mang anh đến khắp các bệnh viện lớn, nhỏ, với hy vọng tìm ra căn nguyên bệnh. Nhưng rồi các bác sỹ cũng bất lực. Không đầu hàng trước số phận, bố mẹ Chinh đã đưa anh đi phẫu thuật khắp nơi.
Từ chữa tật hở hàm ếch để Chinh có thể nói được. Tiếp đó là phẫu thuật tái tạo lỗ tai, cấy ghép vành tai. Tuy nhiên, do hạn chế về y học nên không một bệnh viện nào đồng ý phẫu thuật để giúp anh có được đôi tai như ước muốn.
Khoảng thời gian đi học, Chinh luôn phải chịu ánh mắt kỳ thị, những lời trêu đùa ác ý của bạn bè. Song, không vì thế mà anh mặc cảm, tự ti về khuyết điểm của mình. Lên cấp 2, Chinh đặc biệt cảm thấy yêu thích môn Hóa học. Lên cấp 3 Chinh đạt giải 3 môn Hóa trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh Thái Bình. Và sau đó trở thành sinh viên khoa Hóa Dầu, đại học Bách khoa Hà Nội.
Năm tháng dài lặng lẽ ít bạn bè, lỡ có mến một ai cũng chỉ biết giấu trong lòng vì cảm thấy mình không xứng. Rõ ràng ai cũng muốn mình sinh ra mang hình hài xinh đẹp.Nhưng khi trời đã không ban cho bạn những điều ấy thì xin đừng tuyệt vọng hay buông xuôi, bởi ít ra, chúng ta vẫn còn nghị lực để sống
Người với người hơn nhau chính ở nghịch cảnh, nhìn khả năng vươn lên đầy phi thường của anh chẳng còn ai dám mở miệng ra chê bai hay chế giễu. Anh không việc gì phải cúi mình vì ngoại hình, thậm chí anh còn phải ngẩng cao đầu vì thành tích đã đạt được. Cái cúi đầu ấy, chỉ dành cho những kẻ p.hạm p.háp mà thôi.
Và hơn hết, anh còn có mẹ cha yêu thương, những người không bao giờ từ bỏ anh dù trong lúc khó khăn nhất. Với họ, anh là đứa con có hiếu và tài giỏi, họ không cần phải đi so sánh với con nhà người ta, họ cũng không vứt con đỏ hỏn vì con xấu xí.
Ra trường đại học với tấm bằng loại Giỏi, Chinh được giữ lại làm việc tại Viện nghiên cứu và phát triển ứng dụng các hợp chất thiên nhiên thuộc trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Thậm chí, một số nghiên cứu của anh còn được đăng trên tạp chí, báo chí khoa học.
Giờ đây, tâm nguyện lớn nhất của anh chỉ gói gọn trong một câu đơn giản: "Hãy xem tôi là một người bình thường, đừng nghĩ tôi là người khuyết tật vươn lên."
Lặng nghe tâm sự của anh mà muốn chảy nước mắt vì không thể tin rằng, giữa những bạt ngàn ước mơ cao sang được làm ông nọ bà kia, trở thành tỷ phú hoặc nổi tiếng với thiên hạ, lại có những ước muốn đơn giản đến lạ kỳ.
CSHS
Cảm ơn chính bạn và gia đình đã để lại một nghị lực phi thường cho đất nước

Thứ Năm, 25 tháng 3, 2021

CÁI KẾT CỦA ANH BÁN CUA ĐI LÀM CHÍNH TRỊ!

Mới đây, gia đình Trịnh Bá Phương đăng tải thông tin liên quan đến việc Trịnh Bá Phương bị cơ quan Công an đưa đi giám định tâm thần tại Viện Tâm thần Trung ương 1 (Thường Tín, Hà Nội). Gia đình anh ta càng thêm tin vào vấn đề này khi mà mấy ngày, gia đình Trịnh Bá Phương từng bị Cơ quan An ninh điều tra Công an Hà Nội triệu tập để hỏi về tiền sử của gia đình có ai bị tâm thần hay không?


Dù gia đình cố gắng bao biện, bảo anh ta hoàn toàn bình thường, "anh Phương khỏe mạnh, yêu thương vợ con và gia đình em cũng chả có ai bị tâm thần", nhưng xem ra chỉ là lời bao biện cho Phương mà thôi. Nhiều khả năng, việc tâm thần của Phương xuất phát từ yếu tố di truyền, khi cả gia đình, bao gồm cả mẹ là Cấn Thị Thêu, bố là Trịnh Bá Khiêm và em là Trịnh Bá Tư đều tham gia vào hoạt động chống đối, có biểu hiện bất thường về mặt tâm lý khi chuyên đóng vai "Chí Phèo tại trụ sở các cơ quan công quyền". Sinh ra trong một gia đình bố mẹ suốt ngày chửi bới chính quyền, cào mặt ăn vạ ở khắp trụ sở các cơ quan tiếp dân thì bảo sao anh ta bình thường cho được.
Nếu bình thường, chẳng ai từ một anh chàng ngồi chợ bán cua lại trở thành một "chuyên gia chính trị", chuyên lên mạng để hô hào chống đối chính quyền được. Còn nhớ, khoảng thời gian bố mẹ đang phải thi hành án, Phương từ một tay bán cua đồng ở chợ đã chuyển sang làm thủ lĩnh chăn dắt đám tự nhận là “dân oan Dương Nội” tụ tập như cơm bữa khiếu kiện, căng băng rôn, khẩu hiệu, la ó, thậm chí nằm hẳn ra lòng đường tại những khu vực trụ sở hành chính, công cộng đông người qua lại, gây cản trở, ách tắc giao thông trên nhiều tuyến đường vào thời điểm có mật độ tham gia giao thông cao, ảnh hưởng trật tự công cộng.
Việc giám định tâm thần đối với Phương sẽ có kết quả được, và người ta sẽ không thấy lạ khi Phương từ ăn cơm tù lại được chuyển sang ăn cơm bệnh viện, sáng nhặt lá, tối đá ống bơ suốt ngày.

GIẤC MƠ CAY ĐẮNG CỦA MẸ NẤM!

Dù đã đeo khẩu trang kín mít, nhưng không khó để nhận ra rằng, người đang cầm biểu ngữ phản đối việc phân biệt chủng tộc trong bức ảnh là mẹ con Mẹ Nấm - tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một dân chủ đã được "xuất khẩu sang Mỹ". Sau gần 2 năm bên Mỹ, ngoài vài hoạt động nói xấu chế độ ở Việt Nam theo đơn đặt hàng của mấy anh Việt Tân, người ta ít thấy Nguyễn Ngọc Như Quỳnh xuất hiện, mà buồn cười ở chỗ, những lần lên tiếng trên mạng xã hội chủ yếu quay sang nói xấu Tổng thống Mỹ hay phản đối những vấn đề của xã hội Mỹ.


Nếu còn ở Việt Nam, chắc chắn, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sẽ không có cơ hội tham gia các cuộc biểu tình như trong bức ảnh, không phải chính quyền cấm đoán gì, mà đơn giản vì ở Việt Nam không có tình trạng phân biệt chủng tộc. Sẽ rất khó để chứng kiến, hàng chục người dân bản địa vây đánh một người nhập cư có màu da khác mình, vì đó là phi nhân văn và không phù hợp với tính cách, văn hóa con người Việt Nam.
Nhưng ở Mỹ, điều đó là rất dễ gặp và nó không phải bây giờ - khi dịch COVID-19 bùng phát ở Mỹ mà có ở Mỹ hàng trăm năm nay, nhưng chưa bao giờ được giải quyết triệt để. Quỳnh, các con của Quỳnh và nhiều người dân gốc Á giống cô ta hoàn toàn có thể trở thành mục tiêu tấn công của một đám người da trắng tự cho mình là thượng đẳng. Và sẽ mãi mãi, họ không được coi là công dân hạng 1 mà chỉ là công dân hạng 2, hạng 3 ở Mỹ mà thôi, một điều rất lạ lẫm nếu ở Việt Nam.
Với Quỳnh, giấc mơ Mỹ đã từng đẹp nhưng giờ đang trở thành một giấc mơ cay đắng đối với gia đình Nguyễn Ngọc Như Quỳnh!

Thứ Tư, 24 tháng 3, 2021

FANPAGE "CẢNH SÁT HÌNH SỰ" LÀ GIẢ MẠO

Qua rà soát, Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) phát hiện trang fanpage CẢNH SÁT HÌNH SỰ có hơn 165 nghìn lượt yêu thích, 176 nghìn lượt chia sẻ, đưa thông tin là trang thuộc quản lý của Bộ Công an Việt Nam, địa chỉ tại 47 Phạm Văn Đồng, Thành phố Hà Nội; trên trang đăng tải nhiều thông tin về đời sống, trật tự xã hội, dịch bệnh Covid 19 chưa qua kiểm chứng.


Kết quả xác minh từ Bộ Công an cho biết trang fanpage trên là giả mạo. Trang Facebook này do một cá nhân tại tỉnh Vĩnh Phúc sử dụng trái phép thông tin, hình ảnh của lực lượng công an nhân dân để tạo lập trang, sử dụng phục vụ nhu cầu cá nhân, đăng tải nhiều thông tin chưa được kiểm chứng, sai sự thật. Từ thông tin của VAFC, Bộ Công an đã đấu tranh làm rõ, yêu cầu gỡ bỏ thông tin vi phạm và xử lý theo quy định của pháp luật.
Từ sự việc trên, VAFC khuyến cáo: hiện có hàng trăm fanpage trên facebook về cảnh sát hình sự, do vậy khi tiếp cận thông tin, cộng đồng mạng cần lưu ý trang của tổ chức và trang của cá nhân, nếu phát hiện có tin giả và trang giả mạo thì thông báo ngay về địa chỉ tingia.gov.vn để VAFC thẩm định, công bố, chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.