KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Năm, 9 tháng 9, 2021

3 CHỊ EM RUỘT LÀ SINH VIÊN Y, CÙNG ĐI CHỐNG DỊCH Ở TP.HCM

Cuối tháng 7, 3 chị em Trần Thị Tú Linh, Trần Thị Huyền Trang (đều tốt nghiệp ĐH Y Dược Huế) và Trần Thị Thanh Tuyền (sinh viên năm nhất Khoa Răng Hàm Mặt, trường Đại học Văn Lang) cùng lên tuyến đầu chống dịch tại TP.HCM.

Ban đầu, cả ba không đi chung đội, ở đâu thiếu tình nguyện viên hỗ trợ họ lại đăng ký đến giúp. Sau khi nhân lực ổn định hơn, mấy chị em được chuyển về cùng làm việc tại đội tiêm vaccine của quận Gò Vấp và tham gia thêm đội cấp cứu lưu động tại quận 5.
“Đều là những người theo học ngành Y, được đào tạo bài bản nên chị em mình cảm thấy có trách nhiệm hỗ trợ chống dịch khi thành phố bùng phát Covid-19 trở lại. Sức lực mỗi người có hạn nhưng khi cả tập thể, cộng đồng cùng đồng lòng, đồng sức, mình tin cả nước sẽ sớm vượt qua đại dịch”, chị cả Tú Linh chia sẻ.

Thứ Tư, 8 tháng 9, 2021

KHÔNG CÓ NGHỆ SĨ AI SẼ ĐỨNG RA LÀM TỪ THIỆN

Nghệ sĩ chỉ đứng ra nhận quyên góp tiền của các mạnh thường quân gửi đến rồi cầm tiền đó đi phát cho dân hoặc mua lương thực thực phẩm để trao lại
Hãy nhìn lại đợt lũ miền Trung năm ngoái xem lác đác được vài nghệ sĩ đến tận miền Trung trao tiền thì đâu đó nghệ sĩ Hoài Linh ngồi ung dung ở nhà 6 tháng sau khi hết lũ mới bắt đầu nhanh chóng giải ngân tiền vì cô Hằng khui ra . Nếu cô Hằng không nói ra thì thử hỏi đến bao giờ Hoài Linh mới chịu cầm tiền đi cứu trợ . Vào đúng cái thời điểm khó khăn nhất , người dân miền Trung cần Hoài Linh thì Linh ở đâu để rồi 6 tháng trôi qua cuộc sống ổn định trở lại mới bắt đầu đi cứu trợ Lũ giữa cái nắng vỡ đầu .
Còn Trấn Thành , anh đứng ra kêu gọi quyên góp nhờ tình yêu thương của khán giả dành cho anh, tin tưởng rằng anh sẽ đi làm từ thiện thay họ . Nhưng không, anh nhận quyên góp của mọi người rồi anh lại chuyển cho 2 người khác đi ra miền Trung thay anh . Khán giả họ yêu quý và tin tưởng anh chứ họ đâu có biết 2 con người kia làm từ thiện như thế nào . Vậy thì từ đầu anh nên nói thẳng ra là tôi không đi được mọi người chuyển vào số tài khoản của 2 người kia luôn cho nhanh . Anh bảo anh bận công việc, bận quay phim Bố Già vậy thì anh đừng có đứng ra quyên góp mà hãy lo quay phim của mình đi . Đã là nghệ sĩ mình xác định làm được thì mình mới nói chứ đừng nói xong rồi lại đùn đẩy trách nhiệm đi làm từ thiện cho người khác .
Nhắc đến Thuỷ Tiên thì không ai không nhắc đến vụ sao kê tờ A4 178 tỷ . Rất nhiều lần VTV và các báo đài lớN đã đề cập đến việc sao kê không minh bạch của Thuỷ Tiên rồi . Khi đc khán giả nhắc đến việc sao kê minh bạch thì Thuỷ Tiên lại đánh trống lảng và không có ý định sao kê đến khi cô Hằng nhắc đến tên mới bắt đầu rạo rực trong người . Tôi vẫn đang chờ Thuỷ Tiên update bản sao kê 178 tỷ .
Quay lại vấn đề chính , không có nghệ sĩ ai sẽ đi làm từ thiện . Đợt lũ năm ngoái cả nước đều hướng về miền Trung , khắp các con đường đều là những chuyến xe cứu trợ cho miền Trung . Các mạnh thường quân , các nhóm thiện nguyện lớn nhỏ trong và ngoài nước đến miền Trung để cứu trợ chứ không riêng gì các nghệ sĩ. Các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đều chung tay góp sức hàng ngàn tỷ đồng để nhà nước và chính phủ lo cho người dân . Vậy mà các bạn fan nghệ sĩ lại nói nghệ sĩ cứu miền Trung , cộng số tiền các nghệ sĩ quyên góp lại chắc nổi 1000 tỷ chưa mà so sánh với các doanh nghiệp .
Các anh bộ đội các anh công an ngày đêm canh gác , ngày đêm cứu trợ sao các bạn fan nghệ sĩ không nhắc đến . Nước dâng cao ,núi sạt lở ai là người đi vào những vùng nguy hiểm để cứu người dân ra , để tìm kiếm người mất tích . Còn nghệ sĩ của các bạn đứng trao tiền chỗ khô ráo rồi làm màu để đăng lên mạng xã hội . Ai còn nhớ bao nhiêu các chiến sĩ bộ đội đã hy sinh trong đợt lũ ấy không , tại Rào Trăng 3 các anh đã nằm lại ấy để rồi sau này người ta lại đi tung hô các nghệ sĩ cứu trợ thời vụ .
Thật là đau lòng cho nhận thức của các bạn .

Ủa, ủa... Anh ta là ai vậy mọi người!? Đú trend để tìm sự tai tiếng chăng

Mới đây trên trang cá nhân một người tên Hồng Tú, cũng mang danh nghệ sĩ, nhưng không-ai-biết-tên-nhớ-mặt đã đăng tin răng anh ta và bạn bè cho biết nếu đợt tới có lũ, người Miền Trung sẽ không được cứu trợ, do nghệ sĩ sợ rồi, mọi chuyện cứ để bà Phương Hằng lo. Rồi bạn bè của anh ta cũng a dùa a tòng vào, kiểu như: "Rồi, mấy bạn nào bữa kêu "ko cần nghệ sỹ từ thiện" đâu nhỉ?".
------------
Ủa cái quái gì đang xảy ra vậy? thế bao nhiều năm nay, không có nghệ sĩ thì người dân miền Trung, người dân chịu thiên tai, bão lũ bị bỏ rơi sao?. Anh Suy nghĩ thiển cận, ích kỷ, tự huyễn hoặc cho vai trò, vị thế của mình quá cơ


Trong khi có biết bao nhiêu chiến sỹ bộ đội, công an, cán bộ chính quyền.... đã xả thân, hi sinh trong khi cứu người, tài sản của dân trong cơn bỉ cực. Anh sớm quên đi 13 sỹ quan, cán bộ quân đội hi sinh khi đi cứu hộ ở Rào Trăng rồi à? Thượng úy Trương Văn Thắng, Phó Công an xã Hướng Việt, Hướng Hóa (Quảng Trị) đi cứu dân bị núi vùi lấp hi sinh? Hay vị chủ tịch xã ở Bố Trạch (Quảng Bình) ngày đêm lăn lộn, cứu dân, tiếp tế lương thực cho trong cơn lũ dữ, đầm mình dưới nước và bị nhiễm khuẩn whitmore hi sinh....
Rồi bao nhiêu doanh nghiệp, mạnh thường quân sẵn sàng bỏ hàng tỉ đồng, bao bà mẹ miền Nam, miền Bắc gom góp chút quà, gói bánh...gửi về cho đồng bào ở khúc ruột miền Trung yêu thương!.
------
Đừng vì tính vị kỷ, ảo tưởng về sức mạnh của nghệ sĩ để tự xem mình là tất cả. Hay não và những người bạn của hết nếp nhăn rồi, hỡi ôi anh nghệ sũy "tắt tiếng" kia, hay anh muốn đú trend này để "bật tiếng"

Thứ Ba, 7 tháng 9, 2021

TALIBAN BAN BỐ SẮC LỆNH ĐẦU TIÊN VỀ NỮ GIỚI

Gần một tháng sau khi giành quyền kiểm soát Afghanistan, Taliban đã đưa ra quy định đầu tiên đối với nữ giới ở quốc gia này.
Theo quy định sắc lệnh, chỉ có phụ nữ mới được dạy học cho các nữ sinh. Trong trường hợp thiếu người, những người thầy nam giới "lớn tuổi đứng đắn”, có thể được xem xét.

Bên cạnh đó, nữ giới phải tan học sớm hơn nam giới 5 phút để tránh gặp gỡ khi ra ngoài. Sau đó, ngồi trong phòng chờ cho tới khi nam giới rời hết khỏi trường.
Cũng theo quy định mới, các nữ sinh phải mặc trang phục truyền thống abaya và khăn trùm niqab - loại trang phục để hở đôi mắt, thay vì sử dụng burqa kín mít như thời kỳ trước.
Khiếp _kín mít như này thì biết ai xấu,ai đẹp mà yêu ta???? Đến thở thôi cũng thấy mệt ....

Đôi vợ chồng từ chối nhận rau xanh tươi, cầm cả túi ném ra cửa: "Hỗ trợ vậy thì ăn gì? Xách về đi" (?!)

Nhằm tạo điều kiện cho người dân yên tâm ở nhà chống dịch, chính quyền các cấp đều ra sức hỗ trợ lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm cần thiết giúp bà con đảm bảo cuộc sống. Những mớ rau, gói muối, chai dầu ăn... dù có giá trị không cao về mặt tiền bạc nhưng tình cảm, tinh thần tương thân tương ái gói ghém trong đó đều rất đáng quý.


Tuy nhiên, số ít lại có thái độ không hài lòng với những gì họ nhận được như 2 vợ chồng dưới đây. Khi thấy nhóm người đàn ông - được cho là dân quân, đem một túi rau cải đến cho, người phụ nữ đã cùng chồng lớn tiếng nạt lại.
Một người nói trong clip: "Chị này chị nói cải không ăn được nè quý vị? Cải như vậy chúng tôi cố gắng hỗ trợ hết sức mà chị nói cải như cho gà bới".
Người phụ nữ đứng chỉ tay, một mực nói rằng chị không muốn nhận rau: "Tui không có cần đâu, cho mấy cái này đồ vừa phải thôi. Hỗ trợ ai cũng cho đồ ăn quá trời luôn. Cho vậy thì ăn gì?". Người chồng bên cạnh cũng "chêm" vào thêm: "Cho rau vậy ai ăn?"
2 người mang rau hỗ trợ tới đều tỏ ra khá bối rối, nói gia đình nếu không nhận nên báo lại. Tuy nhiên người phụ nữ vẫn đứng đôi co, thậm chí chị còn cầm túi rau ném ra ngoài.
Vừa lôi túi rau đi, chị vừa quát: "Thôi mấy anh đi về luôn đi, xách về luôn đi, tôi khỏi cần". Nói rồi chị vứt mớ rau và đẩy 2 người đàn ông ra ngoài, khóa chặt cổng….

Thứ Hai, 6 tháng 9, 2021

SHOWBIZ VIỆT: TẠI SAO NÊN CÓ “PHONG SÁT”?

Phong sát là một thuật ngữ diễn tả những hành động “cấm vận” nhắm vào một nghệ sĩ, nhằm khiến cho nghệ sĩ này không thể tiếp tục hoạt động trong showbiz, không thể xuất hiện trước mặt công chúng với tư cách là một ngôi sao, trên các kênh báo chí, truyền hình, mạng xã hội, nền tảng stream trực tuyến... Nói một cách ngắn gọn, là “tan biến” khỏi showbiz.

Các nghệ sĩ bị “phong sát” thường là những nghệ sĩ vướng bê bối đời tư, vi phạm pháp luật, lừa dối người hâm mộ ở một mức độ rất nghiêm trọng. Cụm từ “phong sát” bắt nguồn từ Trung Quốc và đây cũng là quốc gia “phong sát” ở cấp độ quốc gia một cách mạnh tay nhất. Tuy không dùng thuật ngữ “phong sát”, nhưng tại Hàn Quốc, Nhật Bản hay Đài Loan, giới chức, người hâm mộ, báo chí cũng có những hành động có thể coi là đồng nhất, tương tự với “phong sát”, hoặc ở một mức độ thấp hơn.
Vậy, có trường hợp nào đã bị “phong sát” ở Việt Nam? Nhiều người sẽ nghĩ đến trường hợp của nghệ sĩ Hoài Linh, khi nghệ sĩ này đã bị một số nhãn hàng lớn ngừng cộng tác, chương trình “ruột” từ chối làm việc, bản thân nghệ sĩ này cũng đã ngừng hoạt động trên các mạng xã hội được một thời gian dài. Hoặc mới đây là ca sĩ Jack, khi nhiều người hâm mộ cũng dọa “tẩy chay” sự xuất hiện của ca sĩ này tại một chương trình truyền hình thực tế tại Hàn Quốc hoặc một số gameshow tiềm năng trong tương lai. Trong quá khứ, MC Phan Anh cũng từng lên tiếng khi về việc “cấm sóng” trên truyền hình, báo chí vì những phát ngôn mà anh cho là “thẳng thắn”.
Nhưng, nếu gọi những trường hợp trên là “phong sát” thì chưa tới.
Vậy phong sát có cần thiết cho showbiz Việt không? - Câu trả lời là cần thiết.
Thực tế, nếu nhìn về showbiz Việt, chúng thấy những gì? Có những ngôi sao hạng A chuẩn mực cả về hành động, lời nói và nghệ thuật, có những người nổi tiếng hết mình vì công chúng và cộng đồng. Nhưng, những hình ảnh đẹp đó lại bị chìm, bị đánh đồng bởi một phần showbiz “rác” và thô kệch, của những ngôi sao chỉ biết thị phi và scandal, chỉ biết kích động, chia rẽ và lừa dối người hâm mộ.
Hẳn là chúng ta đã từng chứng kiến một thời đại “thành bại là tại scandal”, khi những người bình thường muốn thân vào showbiz, họ tạo ra scandal, khi những ngôi sao hạng F muốn nổi tiếng hơn, họ tạo ra scandal. Rồi phim nào muốn được chú ý, MV muốn có nhiều view… cũng lại là scandal. Những scandal được tạo dựng có nhiều thể loại, như phát ngôn gây sốc, phim ảnh nóng, bê bối ngoại tình tiểu tam, hành xử lệch chuẩn… Thay vì chú tâm vào tài năng, thì người ta lại tìm đến scandal, một phương pháp “rẻ tiền” theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Đến giờ, nhiều công ty quản lý và những người muốn tiến thân vào showbiz vẫn thực hiện một công thức cũ như vậy. Việc này vô hình chung khiến gu thẩm mỹ của khán giả rẻ tiền đi trông thấy, rồi nền showbiz bị những thứ vẩn đục bủa vây.
Fan cuồng tại Hàn Quốc và Trung Quốc rất cực đoan, nhưng nếu xét ở một khía cạnh “tích cực”, thì chính cái sự cuồng đó khiến cho những ngôi sao phải cẩn trọng nếu không muốn làm mất lòng người hâm mộ. Làm gì có chuyện các ngôi sao nước này kéo đến nhà nhau “đấu tố” rồi livestream cho bàn dân thiên hạ coi hay công khai công kích, miệt thị, nói móc antifan và những nghệ sĩ khác? Nếu bạn hay theo dõi showbiz Trung, Hàn, sẽ biết rằng một khi các thần tượng bị tấn công, các công ty thường có một câu quen thuộc: “Chúng tôi sẽ liên hệ với các cơ quan chức năng để thực hiện các biện pháp bảo vệ thần tượng”. Còn nếu ở Việt Nam, thì Đàm Vĩnh Hưng từng nói đại ý: “Tôi là vùng cấm, là người không ai không được động đến” hoặc một số nghệ sĩ cử một đội ngũ hùng hậu đến tận nhà “xử lý” antifan - có thể là thực sự hoặc cố tình tạo dựng.
Có một thực tế rõ ràng, là nhiều người hâm mộ “não cá vàng”, nhanh quên và dễ tính. Khi gặp một scandal nào đó, những ngôi sao chấp nhận bị chỉ trích một thời gian, rồi lại quay lại showbiz và rồi một đội quân nào đó “đu” theo: “Định ép người ta đến bao giờ”. Đó dường như là một việc mà ai trong chúng ta cũng đã thấy, xuất hiện nhiều lần đến mức chúng ta có thể “đọc vị bất cứ ngôi sao nào”. Thậm chí, có ngôi sao còn chấp nhận “lùi để tiến”, khi họ cố tình tạo scandal, rồi lại cố tình ở ẩn và quay lại, họ thuê báo chí viết bài, chi tiền PR để tạo ra làn sóng ảo, kích thích người hâm mộ tìm kiếm và quan tâm. Và rồi nghiễm nhiên sự quay trở lại của họ được thổi phồng như là một ngôi sao lớn.
Phong sát, thực tế không phải để trừng trị, mà một biện pháp giáo dục các ngôi sao, đưa họ từ “lệch chuẩn” về với “chuẩn mực”. Phong sát, không nhắm vào cụ thể một thần tượng nào, mà là thứ mà tất cả các nghệ sĩ phải nhìn vào, rút ra kinh nghiệm và làm thế nào để tránh khỏi nguy cơ bị đào thải. Phong sát, nhằm hạn chế thứ nghệ thuật “rác rưởi” và “kền kền”, bảo vệ một nền nghệ thuật chân chính, bảo vệ gu thẩm mỹ của khán giả.
Thực tế, ở Việt Nam chưa có phong sát và cũng chưa có ai bị phong sát. Thậm chí, cụm từ phong sát được mượn từ Trung Quốc vì tiếng Việt chưa có một từ ngữ nào biểu thị ý nghĩa đó một cách đầy đủ hoặc gần đúng nhất. Nhưng có lẽ, với bộ quy tắc ứng xử dành cho nghệ sĩ ra đời, đã đến lúc giới giải trí Việt Nam cần hiểu rằng cái thời mà họ vượt quá giới hạn có lẽ không còn dài nữa.
Mới chỉ dừng lại ở một bộ quy tắc ứng xử, chưa phải là văn bản quy phạm pháp luật. Nhưng theo sau đó rất có thể là những điều chỉnh về mặt pháp luật, về mặt quản lý hành chính các nghệ sĩ, chế tài xử phạt trong tương lai. Phó cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Trần Hướng Dương cho biết không loại trừ sẽ có những cảnh báo từ một số cơ quan bảo vệ quyền lợi cho người dân, như T.Ư Đoàn hay Cục Trẻ em vào cuộc. Hãy nhớ về những dấu hiệu phong sát của Trung Quốc, khi mà Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Cục bảo vệ trẻ em… cũng vào cuộc và lên án các nghệ sĩ.
Với khán giả thì nghệ sĩ cũng là những con người, có tham sân si, có mặt tối và góc khuất, việc đưa những thứ đó ra ánh sáng là việc nên làm, và đã làm, đừng làm nửa vời hay nhát gừng. Khán giả xứng đáng được thụ hưởng một nền giải trí nghệ thuật chỉnh chu. Các nghệ sĩ cần phải hiểu rằng, họ không thể và không bao giờ được đứng trên pháp luật và khán giả, việc quan trọng nhất của nghệ sĩ là nghệ thuật - không phải là phát ngôn sốc, không phải là bình phẩm chuyện này chuyện kia, không phải là công kích nhau lên mạng xã hội, hoặc là... "làm từ thiện".
Chúng ta có thể tha thứ khi họ gặp lỗi lầm, nhưng không được cho phép bất cứ ai lợi dụng sự tha thứ đó để tạo ra một tấm bình phong miễn nhiễm, rồi lại tác oai tác quái thêm nhiều lần nữa

"ĐỘC NHÃN TƯỚNG QUÂN" NGUYỄN BÌNH - HUYỀN THOẠI VIỆT NAM

Độc nhãn tướng quân Nguyễn Bình là Tư lệnh đầu tiên của Quân khu 7. Ông có công trong việc thống nhất các lực lượng vũ trang Nam Bộ và nổi tiếng với những trận đánh sáng tạo, xuất quỷ nhập thần.
"Bình thiên hạ"
Độc nhãn tướng quân Nguyễn Bình tên thật là Nguyễn Phương Thảo sinh năm 1908 tại Hưng Yên. Năm 1928, ông tham gia Việt Nam Quốc dân đảng, sau đó bị bắt và đày ra Côn Đảo 5 năm. Tại đây, ông được giác ngộ nên chuyển dần từ lập trường Quốc dân Đảng sang lập trường Cộng sản. Chính điều này khiến Quốc dân Đảng coi ông là kẻ phản bội và quyết định thanh trừng. Nhờ tài trí, ông thoát chết nhưng bị mất một mắt. Tên gọi tướng độc nhãn là vì thế.


Năm 1935, ông được thả tự do và tiếp tục hoạt động cách mạng và đổi tên thành Nguyễn Bình với ý nghĩa “bình thiên hạ”.
Ông bí mật mua súng đạn, vũ khí cho cách mạng, lập đội vũ trang tuyên truyền Đông Triều. Nghe tin Nhật đánh đồn Bảo an Chí Linh, ngày 8/6/1945, đội vũ trang tiến hành nổ súng trên quốc lộ 18, diệt 4 đồn phá kho thóc của giặc phát cho nhân dân. Chiều cùng ngày, đội vũ trang tuyên truyền Đông Triều tuyên bố chính thức thành lập chiến khu Đông Triều. Sau này, Nguyễn Bình được tiến cử làm “Thủ lĩnh” Đệ tứ Quân khu.
“Khai sinh” lực lượng Biệt động thành, Tự vệ thành
Cuối năm 1945, Tư lệnh Đệ tứ chiến khu Nguyễn Bình được Bác Hồ tin tưởng cử vào Nam Bộ, để thống nhất các lực lượng vũ trang. Trước khi đi Nam, đại diện thành phố Cảng trao tặng ông khẩu súng lục để làm kỷ niệm, Nguyễn Bình nói: “Nếu để Nam Bộ mất, Nguyễn Bình sẽ chết với khẩu súng này”.
Đơn thương độc mã, không mang theo một người lính, ông lên tàu vào Nam. Con người có tài thao lược ấy từng một thời “Bắc chiến” lặng lẽ “Nam chinh”.
Ngày 23/10/1945, ông có mặt tại Thủ Dầu Một và bàn về việc thống nhất các lực lượng kháng chiến tại Nam Bộ. Trong Hội nghị, ông kêu gọi các lực lượng vũ trang hãy gác bỏ mọi khác biệt riêng tư, tập hợp thành một lực lượng thống nhất. Hội nghị thống nhất bầu Nguyễn Bình làm Tư lệnh Giải phóng quân Nam Bộ.
Ngày 12/12/1945, Tư lệnh Nguyễn Bình quyết định thành lập Trường Quân chính Miền Đông để xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng đi đôi với công tác đào tạo cán bộ quân sự, phục vụ cho cuộc kháng chiến lâu dài. Một bộ phận trong các khóa học này này được ông chọn lựa và trực tiếp đưa về Sài Gòn thành lập lực lượng có tên là Ban Công tác thành. Đây chính là tiền thân của Biệt động Sài Gòn nổi tiếng sau này. Ông đã để lại một câu nói nổi tiếng: “Các đồng chí về thành, rừng người bảo vệ các đồng chí còn tốt hơn rừng cây”.
Ngoài ra, ông còn xây dựng lực lượng Tự vệ thành. Nhiệm vụ của Tự vệ thành là đưa chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân vào trong lòng địch, bước đầu xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân theo chỉ thị “kháng chiến kiến quốc” của Trung ương Đảng.
Việc tổ chức lực lượng Biệt động thành, Tự vệ thành là quyết định rất kịp thời. Hai lực lượng này đã có những trận đánh xuất quỷ nhập thần ngay trong lòng địch.
Đặc biệt, chính Nguyễn Bình đã trực tiếp chọn lựa người, bồi dưỡng về hoạt động trong lòng địch và đích thân ông đưa họ vào nội thành Sài Gòn. Bản thân tướng Nguyễn Bình cũng rất nhiều lần “đơn thương độc mã” xâm nhập Sài Gòn. Tuy nhiên, những chuyến đi thần tốc của ông khiến hệ thống mật thám dày đặc của Pháp không làm gì được.
Với những cống hiến của mình cho cách mạng, năm 1948, ông được phong hàm Trung tướng trong đợt phong tướng đầu tiên cho Quân đội nhân dân Việt Nam.
Diệt tháp canh bằng lối đánh sáng tạo
Từ năm 1949, thực dân Pháp đẩy mạnh kế hoạch bình định Nam Bộ và ráo riết thực hiện chiến thuật tháp canh, thiết lập hệ thống đồn bốt tháp canh dày đặc. Riêng miền Đông Nam Bộ và Khu 8, tính đến giữa năm 1949, số lượng quân Pháp lên tới 51.000 người với gần 2.000 tháp canh kiên cố được bố trí theo mô hình mạng nhện.
Tướng Nguyễn Bình hi sinh ngày 2/9/1951.
Để đánh thắng giặc, Bộ Tư lệnh Khu 7, đứng đầu là tướng Nguyễn Bình và Tỉnh đội Biên Hòa xây dựng hoàn chỉnh cách đánh mới đó là sử dụng mìn lõm phá tường (gọi tắt là FT) và một loại mìn khác gọi là Pê-ta chuyên để đánh tháp canh. Đích thân trung tướng Nguyễn Bình đã chỉ đạo, quyết định cho các lực lượng nhanh chóng áp dụng cách đánh này trên toàn chiến trường miền Nam, sau đó là các tỉnh miền Trung, miền Tây Nam Bộ, ra Khu 5 và cả nước.
Từ đây, cách đánh tháp canh được bộ đội ứng dụng rộng rãi trong cách đánh lô cốt, cầu cống, đồn bốt, kho tàng, hình thành một chiến thuật tiến công đặc biệt, gọi là cách đánh đặc công. Hệ thống tháp canh mạng nhện của Pháp bị phá hủy hoàn toàn.
Năm 1951, Trung tướng Nguyễn Bình ra Bắc để báo cáo tình hình Nam Bộ, trên đường đi ông bị phục kích và hi sinh ngày 2/9/1951 tại tỉnh Raptanakiri (Campuchia).
Tới tận năm 2000 hài cốt của ông mới được tìm thấy. Lễ truy điệu và mai táng hài cốt liệt sĩ - Trung tướng Nguyễn Bình được tổ chức trọng thể tại nghĩa trang liệt sĩ TP. HCM. Ông được nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Hiện cả Hà Nội và TP HCM đều có đường mang tên ông.
Theo KT

ANH THƯƠNG EM CON NON DẠI



Anh thương em còn "non dại"
----------------
Quỹ từ thiện của bà Hằng là quỹ tự thân, bà ấy tự bỏ tiền ra làm, không vận động, kêu gọi quyên góp từ cá nhân, tổ chức nào, có đăng ký với nhà nước, có kiểm toán kiểm tra hàng năm.... Thì không có lý do gì để bắt người ta đi sao kê cả, sử dụng như thế nào, mục đích ra sao là do bà Hằng quyết, miễn đúng quy định của pháp luật. Ngắn gọn thế thôi, Sao trăng gì ở đây nhỉ.


Còn bà Hàn xẻng gì đấy, mang danh nhà báo những cũng sống lỗi vô cùng, chứ chả tốt đẹp gì cho kham...hứ Nào là "ẩu đã, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác nơi làm việc"; nào là "vi phạm nghiêm trọng nội quy, kỷ luật, đạo đức, tác phong, làm ảnh hưởng đến trật tự, kỷ cương, kỷ luật và uy tín của cơ quan Báo Sài gòn Giải phóng". Tôi khinh
Nước cờ lần này đưa Hàn Ni đi cuốc đất thật rồi, chỉ tội lắm mồm
P/s: ad không đứng về phía ai trong vụ này, chỉ đứng về chính nghĩa,thấy chướng tai, gai mắt phiên đôi chữ.hehe.

Thứ Năm, 2 tháng 9, 2021

CHÀNG TRAI LỚP 11 ÔM BÌNH OXY CỨU F0 MỖI NGÀY

Khỏi bệnh sau 14 ngày dương tính với Covid-19, Nguyễn Minh Đức không ngồi yên ở nhà. Cậu học trò lớp 11 xin được gia nhập đội tình nguyện viên, ôm bình oxy cứu được nhiều F0 khác.
Đức, trú đường Tôn Đản, P.10, Q.4, TP.HCM năm nay lên lớp 11. Nam sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ chịu trách nhiệm ôm bình oxy cứu các F0 khác trong quận, mấy tuần trước, em dương tính trong khi 4 thành viên khác của gia đình đều khỏe mạnh.
Đức cách ly trong một phòng riêng tại nhà, uống thuốc theo lời dặn của bác sĩ, áp dụng xông mũi, súc miệng nước muối… nên nhanh chóng âm tính.


Sau khi đăng ký tình nguyện viên ở bệnh viện dã chiến nhưng chưa thấy phản hồi, Đức liên hệ Quận đoàn Q.4, TP.HCM và ngay lập tức được gật đầu. Cậu học trò được các anh chị đi trước “cầm tay chỉ việc”, hướng dẫn các thao tác ôm bình ra sao, lắp đặt bình như thế nào cũng như lúc thu hồi, nạp thêm oxy cho các bình cần xử lý ra sao cho an toàn nhất.
Tính đến hôm nay, 29.8, Đức tròn 1 tuần “cắm trại” ở Nhà văn hóa thiếu nhi Q.4 cùng các anh chị tình nguyện viên. Nhóm của Đức có nhiệm vụ trực điện thoại đường dây nóng, F0 nào đang cách ly tại nhà mà cần bình oxy là khẩn trương lên đường.
Đường dây nóng hoạt động 24/24, nhóm của Đức chia thành các ca để đảm bảo bất cứ lúc nào cũng giúp được người bệnh. Đức cho hay, trong ca trực của mình, các thành viên thường mặc sẵn đồ bảo hộ, bình oxy và xe máy đều sẵn sàng. Chỉ cần điện thoại báo ca nào, mọi người lên đường.

VÌ SAO BÙI VĂN THUẬN - THÀNH VIÊN “HỘI ANH EM DÂN CHỦ” BỊ BẮT?

Theo như thông tin được Trịnh Nhung - vợ của Bùi Văn Thuận cùng một số cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam như Phạm Minh Vũ, RFA, “xã hội dân sự”..., đối tượng Bùi Văn Thuận đã bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa bắt, khởi tố bị can về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo quy định tại Khoản 1, Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017.


Như vậy, nối tiếp các đối tượng đồng bọn trong nhóm “Hội anh em dân chủ”, “NoU”, Bùi Văn Thuận đã không thoát khỏi vòng lao lý của pháp luật sau những hành vi chống phá đất nước của mình.
Vậy, tại sao Bùi Văn Thuận lại bị bắt?
Bùi Văn Thuận sinh ngày 01/5/1981, quê quán tại xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình; Nơi cư trú tại Tổ dân phố Hữu Nhân, phường Mai Lâm, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Từng là sinh viên của trường Đại học sư phạm Hà Nội I và sau đó là giáo viên hợp đồng của một số trường THPT trên địa bàn Hà Nội, Bùi Văn Thuận bắt đầu con đường sai trái của mình khi bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu về các vấn đề tiêu cực trong xã hội, tham gia vào các hoạt động tuần hành, biểu tình gây rối an ninh, trật tự theo sự móc nối, lôi kéo của đối tượng trong nhóm “Hội anh em dân chủ”, “No-U”trên địa bàn thủ đô Hà Nội.
Sau khi các thành viên cốt cán của “Hội anh em dân chủ”, “No-U” lần lượt bị bắt, xử lý về các hoạt động tuyên truyền, chống phá đất nước như Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Thúy Hạnh, Lê Dũng Vova, Phạm Đoan Trang, Phạm Văn Trội, Nguyễn Văn Đài..., Bùi Văn Thuận vẫn không từ bỏ các hoạt động chống phá đất nước.
Bùi Văn Thuận đã lập và sử dụng tài khoản “Cha già dân tộc - Doanh nhân văn hóa quốc tế Việt Nam”; “Thuan Van Bui”... để viết, đăng tải, tán phát hàng trăm bài viết phản động, nội dung xuyên tạc đời tư, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, ảnh hưởng tiêu cực đến dư luận xã hội. Y đã thường xuyên đăng tải, chia sẻ, bình luận các bài viết có nội dung xuyên tạc nói xấu về tiểu sử, thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh; có nhiều lời nói, việc làm bóp méo sự thật, xuyên tạc vu cáo Nhà nước ta vi phạm “dân chủ, nhân quyền”; xuyên tạc vu cáo các cấp chính quyền vi phạm trong quá trình thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Gần đây, trong dịp Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và bầu cử Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, Bùi Văn Thuận đã viết hàng trăm bài viết chống phá về vấn đề nhân sự Đại hội XIII của Đảng; đồng thời đăng tải nhiều bài viết xuyên tạc công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Những ngày gần đây, lợi dụng tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam, Bùi Văn Thuận đã liên tục đăng tải các bài viết với nội dung phản cảm, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Đồng thời, Bùi Văn Thuận cũng thường xuyên có quan hệ thân thiết với số phản động, chống đối khác như Nguyễn Lân Thắng, Mai Phương Thảo, Lê Nguyễn Hoàng, Trương Văn Dũng, Ngô Duy Quyền, Lê Thị Công Nhân... và đồng thời trực tiếp đến các “điểm nóng” về an ninh, trật tự móc nối, kích động số dân khiếu kiện gửi đơn, thư cho đối tượng đăng tải trên mạng xã hội.
Với những hành vi trên việc Bùi Văn Thuận bị bắt về tội“Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo quy định tại Khoản 1, Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 cũng là điều đã được dự báo từ trước và đây là cái giá phải trả sau “hành trình” các hoạt động chống phá đất nước của y trong thời gian vừa qua. Giờ đây, Bùi Văn Thuận sẽ chuẩn bị được “hội ngộ”cùng đồng bọn trong “Hội anh em dân chủ”, “No-U” như Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Thúy Hạnh, Lê Dũng Vova, Cấn Thị Thêu, Phạm Chí Dũng...