KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Chủ Nhật, 24 tháng 10, 2021

ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ "CÁCH NHÌN" CHỦ QUAN, PHIẾN DIỆN CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

Thời gian qua, Việt Nam phải chịu đựng sự tấn công khốc liệt của đợt dịch Covid-19 với biến chủng mới, dễ lây lan nhanh và gây ra những khó khăn hơn rất nhiều so với những đợt dịch trước đó. Nó không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của mỗi người dân mà còn gây ra những tổn thất nặng nề về kinh tế – xã hội của đất nước. Trong bối cảnh ấy, hầu hết người dân đều đồng lòng, tuân thủ và chấp hành tốt những quy định trong phòng chống dịch, song bên cạnh đó, còn không ít những người dân, với cách nhìn phiến diện, ích kỷ, tự đặt ra những lý do không chính đáng trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp để có những hành xử theo cách của riêng mình.


Trước những khó khăn và hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội hiện nay, nhất là trong giai đoạn tình hình dịch Covid-19 có những diễn biến phức tạp, có rất nhiều cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau. Phần lớn người dân đã nhận thức đúng và thích nghi với khó khăn tạm thời trong giai đoạn hiện nay, trong đó có cả những khuyết điểm chủ quan. Họ cho rằng những khó khăn, khuyết điểm ấy chẳng là bao so với hiện thực cách mạng vĩ đại của Đất nước, chẳng là bao so với những cố gắng của Chính phủ đang gồng mình chống dịch, từ đó tích cực tìm cách khắc phục.
Nhưng ngược lại, một số người khác lại chỉ thấy mặt khó khăn, khuyết điểm, nhìn đâu cũng thấy một màu đen, đụng vào việc gì cũng thấy khó, không phân tích đầy đủ nguyên nhân của tình hình, đi đến phủ nhận cả những thành tựu, những thắng lợi cơ bản. Ở đây chưa kể đến các thế lực thù địch đang hý hửng, vui mừng trước những khó khăn của Đất nước, thậm chí tìm mọi cách soi mói, bới móc, thổi phồng những thiếu sót, khuyết điểm ấy, hòng gây kích động quần chúng nhân dân, gây thêm khó khăn, cản trở các lực lượng chức năng, phá hoại những nỗ lực của chúng ta trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Bởi đó là những luận điệu, là cách nhìn của một lập trường, một thế giới quan hoàn toàn khác biệt, đối lập hoàn toàn so với chúng ta.
Phải nói rằng, những tháng ngày qua đất nước phải chịu đựng sự tấn công khốc liệt của đợt dịch Covid-19 với biến chủng mới, dễ lây lan nhanh và gây ra những khó khăn hơn rất nhiều so với những đợt dịch trước đó. Nó không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của mỗi người dân, gây ra những tổn thất nặng nề về kinh tế – xã hội của đất nước, mà còn cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người. Trong khi tất cả mọi người dân đều đồng lòng, tuân thủ và chấp hành tốt những chỉ thị của Nhà nước và khuyến cáo của các cơ quan chức năng, một lòng mong muốn đợt dịch bệnh này sẽ mau chóng đi qua; thì vẫn còn không ít những người dân, với cách nhìn phiến diện, ích kỷ, tự đặt ra những lý do không chính đáng trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp để “thông chốt” một cách dễ dàng, lợi dụng “quyền công dân”, “quyền tự do” một cách “quá trớn” để dồn ép, gây khó dễ cho lực lượng chức năng thực thi nhiệm vụ. Thậm chí, hàng trăm nghìn công nhân ở những khu công nghiệp, mặc cho những lời khuyên nhủ của lực lượng chức năng, phá hàng rào phong tỏa, với mong muốn được “an toàn”. Đó có phải là cách mà chúng ta đang làm với chính đất nước của mình? Thật sự cảm thấy đau lòng khi xem những đoạn video ngắn được phát tán trên các trang mạng xã hội, đôi khi là bất lực khi đọc những bình luận về cách nhìn của một bộ phận người trẻ đối với những vấn đề đó.
Vậy, do đâu mà có hiện trạng đó? Nếu không kể đến sự chống phá của những thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước, thì trước hết xuất phát từ nhận thức còn hạn hẹp và sự ích kỷ của bản thân những người trong cuộc; ngoài ra, còn xuất phát từ thực trạng suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, từ đó làm giảm sút niềm tin của quần chúng nhân dân đối với chính quyền. Phải khẳng định rằng, chúng ta không sợ khuyết điểm, sai lầm, không ngại nói đến khó khăn, tiêu cực. Trái lại, chúng ta cần thấy hết những khó khăn, tiêu cực, đánh giá đầy đủ những khuyết điểm, sai lầm để có quyết tâm và biện pháp tích cực sửa chữa. Tuy nhiên, chính sự chủ quan ngay từ chính bản thân của một bộ phận người dân, không tuân thủ chấp hành các quy định, chưa khách quan trong nhìn nhận vấn đề, tuyệt đối hóa những sai phạm của những “con sâu làm rầu nồi canh”, phủ nhận hoặc đánh giá thấp những thắng lợi, những thành quả chống dịch từ trước đến nay, từ đó đi đến bi quan, dao động, mất phương hướng dẫn đến giảm lòng tin đối với Đảng, Nhà nước.
Vì vậy, trách nhiệm lớn lao của mỗi người dân lúc này là phải luôn có cách nhìn đúng đắn, tỉnh táo, củng cố và giữ vững lòng tin; trong khó khăn càng phải vững lòng tin với Đảng, với Nhà nước. Đương nhiên, lòng tin của chúng ta không phải là lòng tin mù quáng, mà phải có căn cứ khoa học và thực tiễn, trên cơ sở phân tích, nhận định tình hình một cách toàn diện nhất. Đó là lòng tin của những người luôn biết nắm vững quy luật vận động của thực tiễn xã hội để cùng với Đất nước vượt qua đại dịch Covid-19 một cách an toàn./.

CHỦ TỊCH NƯỚC TRAO HUY HIỆU 75 NĂM TUỔI ĐẢNG CHO BÀ NGUYỄN THỊ BÌNH

Sáng 24/10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao tặng huy hiệu 75 năm tuổi Đảng cho bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Ủy viên TƯ Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, huy hiệu 75 năm tuổi Đảng trao tặng nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình là sự ghi nhận, đánh giá cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân về những công lao đóng góp của đồng chí đối với Tổ quốc. Quá trình học tập, rèn luyện, phấn đấu, trưởng thành và sự nghiệp cách mạng của đồng chí là tấm gương sáng để thế hệ Đảng viên trẻ học tập, noi theo.


Bày tỏ vinh dự, tự hào được trao tặng Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cho biết, trong suốt cuộc đời và sự nghiệp cách mạng đã luôn nỗ lực hoàn thành tất cả những nhiệm vụ được Đảng giao phó. Đồng chí vinh dự được nhiều lần gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh và luôn được Người động viên, chỉ dẫn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

THIÊN TÀI DANH TƯỚNG TRƯỜNG CA

Quê hương từ buổi lao lung
Gà không gáy sáng, chim cùng lối bay
Xích xiềng trói chặt bàn tay
Gót giầy xâm lược xéo dày non sông
Đội quân cảm tử tiền phong
Bác khai sinh dưới ánh hồng cờ sao
Nhóm lên ngọn lửa phong trào
Toàn dân chung sức đi vào đấu tranh
Càng qua chiến đấu trưởng thành
Bốt đồn quân giặc tan thành khói mây
Trăm năm về lại một ngày
Điện Biên chiến thắng cờ bay rợp trời.
Bác Võ Nguyên Giáp, bác ơi!
Điện Biên gióng động đất trời năm châu
Việt Nam giương ngọn cờ đầu
Đứng lên thuộc địa mưu cầu tự do.
Non sông rộn tiếng reo hò
Nhớ người ngã xuống dành cho đất này
Nâng vành hoa đỏ trên tay
Lòng đau Bác nghĩ những ai không về
Dẫu lo việc nước trăm bề
Quà cho lính trẻ, thư về quân xa
Nghĩa tình chiến sĩ xông pha
Như người Anh cả, như Cha tinh thần.
Trọn đời vì nước vì dân
Một lòng son sắt theo chân Bác Hồ
Bác Hồ dựng lá cờ sao
Bác qua chinh chiến điểm tô lẫy lừng
Từ trong quân đội anh hùng
Bác thành vị tướng của chung đồng bào
Tài cao sáng bởi đức cao
Bác thương gian khó cần lao nẻo đời
Giữa lòng chung ngọn đèn khơi
Lợi danh như áng mây trời phù vân
Tấm gương vời vợi trong ngần
Càng soi sáng tỏ muôn phần tuổi cao
Mấy vần thơ – vạn tấm lòng
Thắm tô trang sử, hào hùng non sông.
_______________________
Tác giả : Duy Linh + Nguyễn Đức


Thứ Năm, 21 tháng 10, 2021

ANH HÙNG DÂN TỘC CỦA NƯỚC MỸ LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Sau khi cựu Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell qua đời, phóng viên Bảo Vinh của báo Thanh niên viết những dòng đẫm nước mắt " cựu Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell được đánh giá là anh hùng dân tộc, đóng vai trò chủ chốt trong nhiều hành động quân sự của Mỹ vào cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21". Kèm với đó là hình ảnh ông này mặc quân phục, rất oai phong và lẫm liệt.


Nhưng với nhân dân thế giới, nhất là người dân Iraq, hình ảnh ấn tượng nhất của ông Colin Powell không phải hình ảnh này, mà phải là ảnh nhà ngoại giao, trong bộ comple lịch sự, ngồi giữa hội đồng bảo an, tay giơ một lọ muối giả làm vũ khí hóa học cùng những lời cáo buộc dối trá cho chính quyền của Tổng thống Iraq Saddam Hussen. Và đây là lí do duy nhất biện minh cho hành động huy động liên quân Mỹ - Nato ném bom và xâm lược quốc gia khác có chủ quyền - nghi ngờ có vũ khí hóa học.
Nhiều năm sau khi phá banh đất nước Iraq, Mỹ thừa nhận không có vũ khí hóa học nào cả nhưng không một ai xin lỗi nhân dân Iraq, anh ngoại trưởng Colin Powell cũng thế ung dung an nhàn đến cuối đời mặc cho hàng vạn người dân Iraq đã bỏ mạng vì cái lọ muối của ông ta. Đến nỗi, người dân Iraq còn đề xuất dựng tượng ông này trong trạng thái cầm lọ muối trắng - như minh chứng cho sự bố đời của một nước lớn, trong quan hệ đối xử với một quốc gia khác.
Và hạnh phúc hơn, ông ta còn được một phóng viên ở nơi cách xa vài ngàn kilomet, tôn là anh hùng dân tộc nước Mỹ và dành tặng một bài điếu văn mà nhiều khi bố mẹ cũng phải tủi hận vì chưa được khóc lóc như thế.

THỦ TƯỚNG KỂ CHUYỆN CHỐNG DỊCH: CHỦNG DELTA LÂY QUÁ NHANH TRONG KHÔNG KHÍ

Tại thảo luận tổ về tình hình kinh tế xã hội sáng 21-10, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chia sẻ thẳng thắn về những thách thức, khó khăn đặt ra trong công tác phòng chống dịch. Đây là vấn đề người dân quan tâm, đặc biệt khi xuất hiện chủng Delta.
Thủ tướng cho biết trong tối qua (20-10) đã gọi điện cho chủ tịch tỉnh An Giang khi địa phương này xuất hiện ổ dịch mới với diễn biến rất nhanh.
Ngay sau đó, Bộ Y tế trực tiếp xuống địa phương nắm tình hình, chỉ đạo.


CHỈ MỞ CỬA SỔ THÔI, CẢ KHU NHÀ VẪN BỊ LÂY
Biến chủng Delta hiện vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ, nhưng thực tế cho thấy nồng độ virus rất cao, chu kỳ lây lan nhanh hơn, chỉ từ 4-8 tiếng, gần như các ca nhiễm không có biểu hiện, khó phát hiện lâm sàng nên gây khó khăn trong công tác cách ly, điều trị.
Việc đào thải mầm bệnh cũng mất chu kỳ dài hơn so với 14 ngày trước đây, lây lan nhanh trong không khí. Tỉ lệ ca bệnh nặng cũng cao.
Thủ tướng dẫn chứng có những người tại Hà Nam đã cách ly đủ ngày, nhưng khi đi làm thì phát bệnh và lây lan; hoặc ở TP.HCM cả dãy nhà cách ly, chỉ mở cửa sổ thôi nhưng cả khu vẫn bị lây nhiễm.
"Thực tế nhiều nước cũng bất ngờ, bị động với biến chủng này" - Thủ tướng chia sẻ.
Trong bối cảnh đó, công tác chống dịch phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm, đúc rút ra 3 trụ cột chính để chống dịch bao gồm: giãn cách, cách ly; xét nghiệm; điều trị trên tinh thần cách ly nhanh và điều trị tích cực.
Cụ thể:
- Giãn cách cách ly phải nhanh nhất, hẹp nhất, chặt nhất có thể, để nguồn lây không lây lan rộng.
- Xét nghiệm phải thần tốc, nhanh hơn tốc độ lây lan của dịch bệnh nhưng phải khoa học, hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm. Việc xét nghiệm cũng phải khoa học, hợp lý để sớm phát hiện người bệnh, chăm sóc hợp lý.
- Điều trị phải trên cơ sở điều trị tích cực, từ sớm, từ xa, ngay tại cơ sở, giúp bệnh nhân không chuyển nặng và giảm ca tử vong.
NHIỀU "CÔNG THỨC" TỪ THỰC TIỄN
Một "công thức" nữa được Thủ tướng nêu ra, được đúc rút trên thực tiễn là "5K + vắc xin + điều trị + công nghệ + đề cao ý thức của nhân dân". Thủ tướng nói cùng với 5K, để bảo vệ hiệu quả, phải có vắc xin.
Yêu cầu quản lý trên diện rộng không thể làm thủ công nên phải ứng dụng công nghệ. Gắn với đó là các biện pháp điều trị, tập trung chăm sóc nhanh chóng, tích cực, kịp thời. Cuối cùng, để công tác chống dịch toàn diện hiệu quả là ý thức nhân dân.
Với những khu vực bùng phát dịch, Thủ tướng chia sẻ kinh nghiệm là phải tập trung lực lượng. Do đó, cách tiếp cận toàn dân trong phòng chống dịch được đưa ra, gắn phương châm "mỗi xã phường là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ", dồn lực để khoanh vùng dập dịch.
Trong bối cảnh các nguồn lực và điều kiện hệ thống y tế có hạn, nhất là y tế cơ sở chưa được đầu tư thỏa đáng thì việc điều động, hỗ trợ lực lượng là rất cần thiết.
Thủ tướng dẫn chứng, trong đợt dịch vừa qua tại các tỉnh phía Nam và TP.HCM, Chính phủ đã điều động lực lượng rất lớn, xây dựng tới 500 trạm xá lưu động, hơn 130.000 lượt người vào Nam hỗ trợ. Việc tập trung dồn lực, chuyển hướng chiến lược đã giúp mang lại hiệu quả.
ĐỂ NGƯỜI DÂN KHÔNG BỊ ĐÓI, THIẾU ĂN THIẾU MẶC
Về mục tiêu và nhiệm vụ của năm 2022, Thủ tướng nhấn mạnh cùng với nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh, các định hướng trong thời gian tới sẽ tập trung cho việc nâng cao năng lực y tế cơ sở; đảm bảo an sinh xã hội để người dân không bị đói, thiếu ăn thiếu mặc.
Dành thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp có thêm sức khỏe, điều kiện để sản xuất; gắn đầu tư vào hạ tầng chiến lược với các dự án trọng điểm, tránh manh mún, dàn trải; cải cách thủ tục hành chính, không gây phiền hà, phức tạp cho nhân dân cũng như doanh nghiệp.

Thứ Tư, 20 tháng 10, 2021

NỮ CÁN BỘ CÔNG AN 16 LẦN THAM GIA HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN

Khá nhiều người bất ngờ khi được biết Đại úy Tô Thị Hà, cán bộ Phòng Tham mưu Công an Thành phố Hà Nội đã 16 lần tham gia hiến máu tình nguyện. Tô Thị Hà sớm nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc hiến máu cứu người và bắt đầu tham gia vào hoạt động hiến máu tình nguyện từ khi còn là sinh viên Học viện Báo chí tuyên truyền. Tuy nhiên, chỉ khi ứng tuyển vào lực lượng Công an nhân dân và vinh dự được khoác trên mình bộ quân phục màu xanh thì việc tham gia hiến máu tình nguyện mới trở nên thường xuyên.


“Lần đầu hiến máu cũng sợ, nhưng quen dần và cảm thấy hiến máu rất bình thường, không phải như suy nghĩ của một số người cho rằng hiến máu là việc gì đó ghê gớm gây tổn hại sức khỏe”- Đại úy Tô Thị Hà chia sẻ. Trung bình mỗi năm Hà hiến máu từ 2 đến 3 lần.
Ngoài việc tích cực “ghi danh” tham gia hiến máu tình nguyện cứu người, chị Hà còn luôn có ý thức lan tỏa, vận động, khích lệ đồng đội, bạn bè trong đơn vị nêu cao tinh thần tương thân tương ái, tích cực hưởng ứng và tham gia hiến máu tình nguyện. Với mỗi tình nguyện viên tham gia hiến máu, đặc biệt là những người hiến máu lần đầu, chị đều hướng dẫn và chia sẻ rất chân tình, cụ thể. Điều chị truyền cho những người mới tham gia hiến máu là kinh nghiệm thực tế, là tấm gương sống đẹp, niềm tin và một tinh thần thoải mái, hứng khởi… Chia sẻ về lý do sẵn sàng hiến máu tình nguyện trong các phong trào mà Công an Thành phố phát động, chị Hà tâm sự: “Với tôi, hạnh phúc được chia sẻ thì hạnh phúc sẽ nhân đôi, chia sẻ phần máu của mình để có thể cứu sống được ai đó chính là điều hạnh phúc”.
Máu là loại thuốc điều trị đặc biệt quý, càng quý hơn khi nó được hiến tặng từ những trái tim nhân ái cùng tình cảm và trách nhiệm cao cả của họ với cộng đồng. Nguồn máu an toàn nhất cho người bệnh là nguồn máu từ những người khỏe mạnh, tình nguyện và hiến máu thường xuyên. Từ việc hiến tặng máu, nhiều người bệnh nguy kịch sẽ có thêm cơ hội được cứu sống, đúng với ý nghĩa cao cả của Hành trình giọt máu nghĩa tình “một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”.
16 lần tình nguyện hiến máu không chỉ thể hiện tình cảm, tấm lòng nhân ái, trách nhiệm của Đại úy Tô Thị Hà với cộng đồng mà còn lan tỏa rộng rãi tinh thần sẻ chia vì cộng đồng tới nhiều đồng chí, đồng đội, góp phần tạo nên thành công trong hoạt động của chương trình “Hành trình giọt máu nghĩa tình” và “Câu lạc bộ Phản ứng nhanh hiến máu tình nguyện” của Tuổi trẻ Công an Thủ đô.

GIÁ TRỊ DÂN TỘC VIỆT NAM TỪ CHIẾN TRANH ĐẾN CUỘC CHIẾN CHỐNG COVID -19

Theo Mandeep Rai, dù trong bất kỳ điều kiện nào, Việt Nam đều sẽ tìm cách vượt qua. Thậm chí, họ còn thể hiện tốt cả trong những hoàn cảnh khó khăn. Điều kiện càng khó khăn thì sự kiên cường và khả năng thích nghi của Việt Nam càng trở nên mạnh mẽ.
Mandeep Rai, tác giả cuốn sách bán chạy nhất của The Sunday Times – The Value Compass (tạm dịch là “La bàn giá trị”) đã dùng một từ khóa để miêu tả giá trị của dân tộc Việt Nam – resilence (sự kiên cường, bất khuất hay tính bền bỉ). Điều được thể hiện rất rõ không chỉ trong thời kỳ chiến lịch sử mà ngay cả với cuộc chiến chống Covid-19 hiện tại.


Quyết định của mỗi cá nhân ảnh hưởng đến quyết định của mỗi dân tộc là một khía cạnh độc đáo được khai thác trong cuốn The Value Compass (tạm dịch là “La bàn giá trị”) của tác giả Mandeep Rai.
Cuốn sách với nội dung là sự khám phá giá trị quan trọng nhất ở từng nước trong 101 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong tác phẩm của mình, tác giả Mandeep Rai cho rằng các giá trị có vai trò như một chiếc mỏ neo hay ngọn hải đăng trong một môi trường mà truyền thông bị điều khiển, chính trị trở nên xung đột và các niềm tin truyền thống nhạt phai.
Từ khóa mà tác giả sử dụng khi đề cập đến Việt Nam là “resilence”, tạm dịch là “sự kiên cường, bất khuất” hay “khả năng phục hồi”. Theo bà Rai, Việt Nam đã cho nhân loại hiểu hơn về ý nghĩa thực sự của “sự kiên cường” khi trải qua một trong những cuộc chiến khốc liệt nhất vào cuối thế kỷ 20, và đã đứng vững trước những cường quốc kinh tế và quân sự lớn nhất thế giới.
Dẫn chứng rõ nhất chính là cách Việt Nam thắng nạn đói nghèo. Sau khi chiến tranh kết thúc, có khoảng 70% dân số Việt Nam sống trong tình trạng đói nghèo. Đến nay, con số này hiện đã giảm xuống dưới 10%. Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Năm 2017, Việt Nam lọt top những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á với tăng trưởng GDP là 6,7%, với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lên đến 17,5 tỷ USD. Theo dự báo của Công ty tham vấn Pricewaterhouse Coopers, Việt Nam sẽ trở thành một trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2050.
Đặc biệt, tác giả còn ghi nhận Việt Nam là “một đất nước tiến bộ”. Khoảng 25% CEO và giám đốc tại các công ty Việt Nam là phụ nữ và Việt Nam đứng thứ hai châu Á về số lượng phụ nữ đảm nhiệm các vị trí quản lý cấp cao.
Tác giả cũng lưu ý, sự kiên cường của Việt Nam còn được thể hiện trong việc đối mặt và vượt qua các thảm họa tự nhiên. Việt Nam từng được Ngân hàng Thế giới xếp vào nhóm “những quốc gia dễ xảy ra rủi ro nhất” ở Thái Bình Dương khi có đến 70% dân số Việt Nam đối mặt với rủi ro của bão lũ, hạn hán, lở đất và động đất. Điều này thể hiện ở việc, trong khi các nước đặt tên cho cơn bão thì Việt Nam chỉ đánh số chúng vì có quá nhiều bão đổ bộ vào lãnh thổ mỗi năm.
Mặc cho những khó khăn đó, Việt Nam chưa bao giờ đầu hàng trước khí hậu khắc nghiệt, cũng tương tự như cách họ vẫn luôn “bất bại” trước những đe dọa về quân sự hay kinh tế.
Từ tất cả những luận điểm trên, tác giả đi đến kết luận, Việt Nam “là một tấm gương về khả năng phản ứng khi gặp nghịch cảnh”.
Giám đốc Học viện vì Tiến bộ các giá trị con người Richard Barrett, The Value Compass là cuốn sách chứa đựng sự hiểu biết cá nhân sâu sắc về những giá trị tiêu biểu của các quốc gia. Trong khi đó Amazon ghi nhận, The Value Compass là cuốn sách bán chạy nhất mảng Doanh nghiệp của The Sunday Times và là một trong những cuốn sách được khen ngợi tại Lễ trao giải Business Book Awards 2021.
Tất cả chúng ta đều tin rằng, trước mọi khó khăn thách thức, nếu giá trị dân tộc về sự kiên cường và khả năng thích ứng trước nghịch cảnh được phát huy, Việt Nam sẽ sớm khắc phục những hậu quả nặng nề của đại dịch Covid-19 và tiếp tục chặng đường phát triển.

TRƯƠNG HUY SAN LẠI CHỌC NGOÁY CHÍNH SÁCH CHỐNG DỊCH CỦA HÀ NỘI

Theo quan sát của tôi thì facebooker San vẩu (tức Trương Huy San) thường xuyên có bài viết đả phá chính sách phòng, chống dịch của UBND TP. Hà Nội. Ngay sau khi HN đưa ra các chính sách để phòng, chống dịch thì ngay lập tức trên trang cá nhân của anh Vẩu đã bắt đầu có bài “khích bác”, có thể chỉ đôi, ba dòng hoặc có thể phân tích dài hơn, nhưng túm lại là Vẩu rất thích “soi mói”, “đả kích” thậm chí là thích đi ngược lại với chính sách của chính quyền Hà Nội. Tôi cũng thường vào-ra trang cá nhân của San Vẩu để xem phản ứng của cộng đồng như thế nào đối với những thông tin của Vẩu đưa ra, nhưng thực tế thấy rằng có vẻ Vẩu bị cộng đồng mạng chỉ trích quá nhiều nên đành chọn cách chặn comment của cộng đồng, chỉ để lại số bạn bè thích “vuốt đuôi”, cỗ vũ cho Vẩu.


Khi Hà Nội mới đề xuất chính sách “đặc biển trước nhà người về từ TP.HCM” vào ngày 12.10, theo đề xuất của Sở Y tế Hà Nội đề nghị chính quyền cơ sở quản lý chặt, có thể đặt biển “gia đình có người theo dõi sức khỏe của PCD Covid 19” trước nhà người từ TP. HCM. Khi báo chí vừa đăng tải thì ngay lập tức trên trang cá nhân của Vẩu đã bắt đầu có phản ứng cho rằng chính sách này là không phù hợp, trái với qui định của Trung ương. Ngoài đôi dòng trên Tus thì trong các comment của vẩu với bạn bè Vẩu cũng tỏ thái độ coi chính sách chống dịch này là không phù hợp, không thực chất, không hiệu quả. Nhưng, hiệu quả hay không thì có lẽ giờ này San Vẩu mới hiểu được, chỉ sau vài ngày San vẩu phản đối thì Hà Nội xuất hiện ca bệnh về từ TP.HCM không chịu cách ly tại nhà mà đi khắp nơi, tiếp xúc nhiều người. Ca bệnh này đi trên xe ôtô gồm 24 người từ TP HCM về Hà Nội và ở nhà tại Gia Lâm. Sau đó, người này có sang nhà bạn ở số 8 Đình Ngang (Cửa Nam) chơi và di chuyển đến nhiều nơi trên địa bàn TP. Trong đó, có ở một chung cư tại quận Hoàng Mai... Còn ngày 18.10, TP. Hà Nội ghi nhận thêm 5 ca dương tính trong đó có một số ca đi từ TP. HCM và các tỉnh phía Nam về. Vậy đó, nếu mà nghe lời San Vẩu đả kích, chỉ trích mà không thực hiện các chính sách đối với những người đi từ vùng dịch về thì hậu quả sẽ khó lường, mà lúc đó trách nhiệm lại chẳng thuộc về mấy tay chém gió như San Vẩu mà là những người đứng đầu trong ban phòng, chống dịch Covid19 của UBND Hà Nội.
San Vẩu (tức Trương Huy San) thích đả phá chính sách phòng, chống dịch của Hà Nội, nhưng lại không đưa ra lời khuyên, hay sự góp ý để làm tốt công tác này. Tôi cũng chưa biết vì sao một KOLs màu xám xịt như San Vẩu lại chưa bị xử lý, tuy nhiên, pháp luật không có vùng cấm, San Vẩu vi phạm thì chắc có chạy đằng trời cũng chẳng thoát tội./

BÁC HỒ VỚI PHỤ NỮ VIỆT NAM

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giành tình cảm sâu sắc đối với Phụ nữ, Người nói: "Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ". Vị trí, vai trò to lớn của phụ nữ trong xã hội đã được khẳng định: "Nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa." Đây là quan điểm tiến bộ và xuất sắc của Hồ Chí Minh đã giải phóng Phụ nữ trở thành lực lượng làm chủ xã hội mới - xã hội chủ nghĩa.


Trong suốt chặng đường xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Đảng, Nhà nước và toàn xã hội chăm lo xây dựng "xã hội bình quyền" đưa vị thế của Phụ nữ bình đẳng trong xã hội. Hội liên hiệp Phụ nữ ra đời và mang dấu ấn ghi nhớ trong các phong trào thi đua tiêu biểu như: "Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"; "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc"; "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch"... Từ đây việc chăm lo, bảo vệ, tập hợp, vận động phụ nữ phát huy vai trò, thế mạnh góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, chúng ta kính chúc các Bà, Mẹ, chị em mạnh khỏe, hạnh phúc; tiếp tục phát huy tinh thần cao độ, khát vọng vươn lên, tạo khí thế mới, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, xứng đáng với 8 chữ vàng "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảng đang" mà Bác Hồ trao tặng.

“Giải thưởng nhân quyền Việt Nam 2021”: Lại diễn những trò lố!

Tính từ khi thành lập (1997) đến nay, “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” đã “vinh danh” để trao thưởng bằng tiền và hiện vật cho hơn 50 đối tượng chống đối trong nước và 5 tổ chức “đình đám”.
Cứ vào dịp cuối năm, “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” – một tổ chức thuộc “liên minh phản động lưu vong” có trụ sở tại California, Mỹ lại diễn trò đề cử và trao “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam”. Năm nay, từ tháng 7, tổ chức này đã phát tán “Thông báo” kêu gọi đề cử ứng viên cho “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam 2021” và dự kiến công bố “giải thưởng” vào giữa tháng 11. Đây là hoạt động nhằm cổ súy, hậu thuẫn cho các đối tượng chống đối trong nước, nhất là số đối tượng đã bị các cơ quan chức năng Việt Nam khởi tố, bắt tạm giam. Kể từ năm 1997 đến nay, hơn 50 cá nhân và 5 tổ chức đã được “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” “vinh danh”.


Không chỉ dừng lại ở việc trao “giải thưởng nhân quyền”, mục đích lớn hơn mà tổ chức này hướng tới là dựng lên một bức tranh nhân quyền “méo mó” ở Việt Nam, tạo cớ để các thế lực bên ngoài chống phá, can thiệp. Người đứng đầu tổ chức này từng công khai mong muốn “tương lai tốt nhất của đất nước” là dựng lại một chế độ đã không còn tồn tại ở Việt Nam từ nhiều năm qua.
“Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” do ai dựng lên?
Tháng 11/1997, một nhóm người Việt trên đất Mỹ do Nguyễn Thanh Trang, Lê Minh Nguyên, Ngô Văn Hiếu, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Lâm Thu Vân, Nguyễn Thị Hồng Liên, Nguyễn Quốc Khải, Đoàn Việt Trung … cầm đầu, đã tổ chức “hội nghị quốc tế” tại thành phố Santa Ana, thuộc quận Cam (Orange County) bang California, Mỹ công bố thành lập “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” (MLNQVN). Để lừa bịp dư luận, số đối tượng cầm đầu đề ra mục tiêu của MLNQVN là nhằm “gia tăng có hiệu quả các hoạt động dân chủ, nhân quyền trên thế giới để thúc đẩy tiến trình cải tiến dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam”. Sau khi ra đời, MLNQVN tìm mọi cách để phô trương, đánh bóng tên tuổi, móc nối với một số tổ chức phi chính phủ đã có “thâm niên” chống phá Nhà nước Việt Nam như: tổ chức “Ân xá quốc tế” (Amnesty International – AI), tổ chức “Nhà báo không biên giới” (Reporters Sans Frontieres – RSF), “Ủy ban bảo vệ ký giả” (Committee to Protect Journalists – CPJ)…
Trong nhiều năm qua, những kẻ cầm đầu cái gọi là “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” chuyên lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền dưới các chiêu trò như trao “giải thưởng nhân quyền” hay công bố “báo cáo nhân quyền” hằng năm để xuyên tạc thực tế tình hình nhân quyền tại Việt Nam; đồng thời bao che, dung túng cho những kẻ lợi dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí, sử dụng mạng xã hội vi phạm an ninh quốc gia, trật tự xã hội, tuyên truyền chống phá đất nước.
Núp dưới chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền, tổ chức này đã đạo diễn không ít hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, như: Lập website, mạng xã hội để tuyên truyền thông tin chống phá Việt Nam; tích cực vận động sự bảo trợ của một số nghị sĩ Mỹ thiếu thiện chí với Việt Nam; gửi “thư ngỏ” cho một số quan chức nước ngoài nhằm kêu gọi sự can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam; núp dưới danh nghĩa đấu tranh cho cái gọi là “tù nhân tôn giáo”, “tù nhân chính trị” hoặc “tù nhân lương tâm” để ủng hộ, hỗ trợ cho số đối tượng chống đối trong nước vi phạm pháp luật.
Những tổ chức, cá nhân nào được trao “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam”?
Năm 2020, MLNQVN trao “giải thưởng” cho 2 cá nhân là Nguyễn Năng Tĩnh và Nguyễn Văn Hóa cùng một tổ chức là “Hội nhà báo độc lập Việt Nam”. Cả 2 cá nhân và 1 tổ chức này đều là thành viên cứng hoặc gắn bó chặt chẽ với Việt Tân – một tổ chức được cơ quan chức năng Việt Nam liệt vào danh sách “khủng bố” và đều bị bắt, xử lý.
Tháng 4/2020, Nguyễn Năng Tĩnh đã bị TAND Cấp cao xét xử phúc thẩm, tuyên y án 11 năm tù giam do đã phạm tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại Điều 117, Bộ luật Hình sự. Tại phiên tòa phúc thẩm, các tài liệu, chứng cư do các cơ quan chức năng điều tra, thu thập một lần nữa đã chứng minh bị cáo Nguyễn Năng Tĩnh thông qua mạng xã hội facebook cá nhân đã viết nhiều bài có nội dung xuyên tạc bản chất của Nhà nước CHXHCN Việt Nam, phủ nhận thành quả cách mạng của dân tộc; phỉ báng chính quyền nhân dân, xuyên tạc lịch sử…. Nguyễn Năng Tĩnh được Việt Tân kết nạp thành viên thay thế vị trí Lê Đình Lượng bị bắt trước đó.
Tương tự, Nguyễn Văn Hóa bị TAND tỉnh Hà Tĩnh tuyên phạt 7 năm tù giam về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” vào tháng 11/2017, đồng thời cấm đi khỏi nơi cư trú 3 năm kể từ sau khi chấp hành xong hình phạt tù. Tại phiên tòa, Nguyễn Văn Hóa đã nhận tội, thành khẩn khai báo về việc lập tài khoản cá nhân trên facebook để kết bạn, trao đổi thông tin với một số đối tượng xấu; đồng thời chia sẻ, phát tán bài viết, video, hình ảnh có nội dung tiêu cực, kích động, xuyên tạc sự thật, tuyên truyền các luận điệu phản động trái với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, sau sự cố môi trường biển và lũ lụt trên địa bàn các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình…, Nguyễn Văn Hóa đã trực tiếp bố trí, dàn xếp quay phim, chụp ảnh, phỏng vấn và đăng tải lên mạng xã hội để kích động người dân tụ tập biểu tình, chống đối chính quyền. Nguyễn Văn Hóa chính là “cộng tác viên ăn lương tháng” của Đài Châu Á tự do (RFA), cộng tác viết bài cho nhiều trang tin của Việt Tân. Gần đây, Hóa quay lại phản cung, diễn trò “nạn nhân”, “bị ép cung” nên dù bị bắt vài năm rồi vẫn được Việt Tân “ân thưởng” động viên tiếp tục “chiến đấu trong tù”!
Còn về cái gọi là “Hội nhà báo độc lập Việt Nam”, đây là tổ chức bất hợp pháp do Phạm Chí Dũng tự xưng là người đứng đầu. Phạm Chí Dũng đã bị Cơ quan An ninh điều tra CATP HCM khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt bị can theo đúng quy định của pháp luật. Cơ quan tiến hành tố tụng xác định Phạm Chí Dũng là đối tượng cầm đầu, cùng đồng phạm có nhiều hoạt động công khai vi phạm pháp luật nghiêm trọng và rất nguy hiểm, tác động xấu đến sự ổn định xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự. Ngay từ khi chuẩn bị cho sự ra đời của nhóm này, Việt Tân đã tổ chức cho bầu đoàn sang Mỹ để vận động “tự do báo chí”, Phạm Chí Dũng bị chặn xuất cảnh. Một số khác đi trót lọt, được Việt Tân cùng RFA huấn luyện và cấp trang thiết bị để về nước cho ra đời tổ chức này.
Tính từ khi thành lập (1997) đến nay, “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” đã “vinh danh” để trao thưởng bằng tiền và hiện vật cho hơn 50 đối tượng chống đối trong nước và 5 tổ chức “đình đám” là Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận của Khối 8406, Dòng Chúa cứu thế, Mạng lưới Blogger Việt Nam, Hội Anh em dân chủ và Hội Nhà báo độc lập. Những cá nhân nhận giải thưởng đều là những “thủ lĩnh”, “cốt cán”, “ngọn cờ” của cái gọi là “phong trào dân chủ Việt Nam” qua mỗi năm, mỗi thời kỳ ….
Cách thức chọn lựa, vinh danh cho giải thưởng của MLNQVN được sử dụng như “động lực” thúc đẩy những kẻ phản động trong nước điên cuồng, bất chấp pháp luật để hoạt động chống phá. Vừa nhận được tiền tài trợ dồi dào từ nhiều nguồn, vừa được truyền thông nước ngoài tung hô và chắc chắn nhận được vô số giải thưởng nhân quyền kiểu này thỏa mãn ảo tưởng trở thành “thủ lĩnh”, “ngọn cờ” lực lượng đối lập Việt Nam trong tương lai khi có thời cơ “thay đời đổi vận”.
Bảo vệ “nhân quyền” cho Việt Nam hay âm mưu phục hồi chế độ VNCH?
Ngày 20/06/2021, “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” công bố cái gọi là “báo cáo về tình hình nhân quyền ở Việt Nam năm 2020 và 5 tháng đầu năm 2021” với mục đích “báo động về tình trạng vi phạm nhân quyền tồi tệ ở Việt Nam hiện nay”.
Xuyên suốt báo cáo này là quy kết chính quyền Việt Nam “độc đảng”, vi phạm nhân quyền; tìm cách gán ghép các hành vi phạm tội, mọi hiện tượng tiêu cực, mọi rủi ro xảy ra trong xã hội đều là “cố ý” của chế độ chính trị hiện nay, là sự vi phạm nhân quyền của Nhà nước… Những khuyến nghị, giải pháp báo cáo này đưa ra đều là đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp, đòi Đảng từ bỏ quyền lãnh đạo, đòi đa đảng, đòi phải chấp nhận sự can thiệp, giám sát nhân quyền và tình hình chính trị-xã hội trong nước từ các nước phương Tây và tổ chức quốc tế, đòi tự do biểu tình, tự do lập hội, tự do tôn giáo theo kiểu áp đặt giá trị của phương Tây vào Việt Nam. Họ nhìn nhận mọi thứ gắn với Đảng, Nhà nước và chế độ hiện nay đều là “phản dân chủ”, mọi tiến bộ đều không đáng được ghi nhận. Họ đặt quyền lợi của nhóm người phản động đội lốt “đấu tranh dân chủ” lên trên lợi ích của đất nước.
Tính chất của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam đã thể hiện ngay trong chính người lãnh đạo. Bà Nguyễn Tâm An- người được coi là “Tổng thư ký” của tổ chức này tuyên bố “tương lai tốt nhất” của đất nước là dựng lại một chế độ đã không còn tồn tại cách đây 48 năm (VNCH), đưa những kẻ ở hải ngoại lên làm lãnh đạo.
Điểm lại những “thành tích” nêu trên, đủ thấy “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” “danh giá” thế nào! Và dù cá nhân hay tổ chức nào được “trao thưởng” năm nay thì chắc chắn sẽ là không nằm ngoài những kẻ mà Việt Tân cần cổ súy và làm truyền thông có lợi cho họ mà thôi./.