KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Hai, 28 tháng 2, 2022

NỖI ĐAU THẤU TRỜI

-----------
Lật ca nô khiến 17 người chết, mất tích: Gia đình 14 người, chỉ 6 người sống sót
14 người trong gia đình ông Đẩn đi trên chuyến ca nô bị tai nạn tại biển Cửa Đại, chỉ 6 người may mắn được cứu sống, 6 người tử vong và 2 cháu nhỏ còn mất tích.

Sáng 27/2, trên khu vực biển Cửa Đại, (Hội An, Quảng Nam), các lực lượng triển khai hơn 300 người, cùng hàng chục thiết bị, tàu thuyền quần thảo vùng biển tìm kiếm 2 nạn nhân còn mất tích là cháu Nguyễn Minh Quang, Nguyễn Mai Anh (cùng 3 tuổi, trú Hà Nội).
Trên bờ, thân nhân những người bị nạn và nhiều người dân đứng lặng cầu nguyện sớm tìm thấy 2 cháu bé.
Khóc cạn nước mắt, ông Ngô Văn Đẩn (trú thôn Đoài, xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội) cho biết, mình là bác ruột của các cháu. Theo ông Đẩn, gia đình ông đi Hội An 14 người, nay chỉ còn 6 người sống sót, 8 người bị cuốn đi.
“Trước khi đi, 14 người trong nhà chỉ báo là đi du lịch. Ai cũng vui vẻ. Vé đi Hội An đã đặt trước gần 2 năm, nhưng vì dịch bệnh chưa đi được. Gần đây, cả nhà mới tranh thủ đi du lịch cùng nhau, mong muốn gắn kết gia đình. Tôi tuổi cao, không đi nổi nên ở nhà”, ông Đẩn nói.
Chiều 26/2, ông Đẩn nhận tin dữ, rồi ngã quỵ. Ông không tin nổi lần tiễn các cháu ra sân bay cũng là lần cuối nhìn mặt 8 người thân trong gia đình. Đến sáng 27/2, 2 cháu Nguyễn Minh Quang, Nguyễn Mai Anh vẫn chưa tìm thấy.
Ông Đẩn cho biết thêm, gia đình ông phần lớn đều làm công nhân tại Nhà máy cơ khí Nam Hồng (huyện Đông Anh). “Các cháu trong nhà đều cố gắng làm ăn, kinh tế cũng ổn định. Bây giờ các cháu đi hết rồi. Các chú, các bác không còn ai để nói chuyện, gia đình không còn một ai!”, ông Đẩn nức nở.
Thân nhân của những nạn nhân xấu số cho biết thêm, gia đình đã thống nhất hỏa táng cho người nhà tại Trung tâm Hỏa táng An Phước Viên (xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng). Sau đó, ông Đẩn đem tro cốt của các cháu, các con về an táng ở nghĩa trang quê nhà.
“Đến tận 8 thi thể, nếu đem về nhà thì đau đứt lòng, nên gia đình quyết định hỏa táng cho các cháu, các con”, ông Đẩn chia sẻ.
Trước đó, 14h ngày 26/2, phương tiện QNa1152 của Công ty TNHH MTV Du lịch Phương Đông chở 39 người từ Cù Lao Chàm về Cửa Đại. Về đến gần bờ Cửa Đại, thuyền gặp dòng nước cạn, bị tai nạn, khiến 13 người chết, mất tích 4 người.
Khoảng 0h30 ngày 27/2, lực lượng chức năng đã tìm thấy thêm 2 thi thể nạn nhân, hiện 2 nạn nhân mất tích còn lại vẫn đang được tìm kiếm.

KHÔNG PHẢI DẠY CHÍNH PHỦ VIỆT NAM CÁCH NGOẠI GIAO!

Không ít người Việt mong muốn Việt Nam gỡ bỏ tư tưởng trung lập hoặc các đoạn “văn mẫu” như “quan ngại sâu sắc”, “kêu gọi đàm phán hòa bình”... vì lo ngại Việt Nam sẽ bị Trung Quốc xâm lược trong tương lai mà không có quốc gia nào giúp đỡ. Tại sao cứ nhất định là phải ủng hộ một phe nào đó (Nga hoặc Ukraine) thì mới là bảo vệ cho chủ quyền dân tộc?

Trong sách trắng Quốc phòng Việt Nam có ghi rõ “bốn không”, đó là không tham gia liên minh quân sự, không tham gia nước này chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác và sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”.
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, có nhiều lời đề nghị phi chính thức hoặc tin đồn rằng Việt Nam sẽ cho các quốc gia lớn thuê đất để xây dựng các căn cứ quân sự. Như cho Nga thuê lại quân cảng Cam Ranh, cho Hoa Kỳ thuê Đà Nẵng và Quy Nhơn lập căn cứ quân sự hay Trung Quốc bỏ 50 tỷ đô la thuê lại Cam Ranh… Đối diện với luồng thông tin nhiễu loạn đó, phản ứng của Việt Nam bác bỏ một cách mạnh mẽ, tạo niềm tin cho khu vực và quốc tế về thái độ trung lập nhất quán của chúng ta.
Tính đến 01/2022, Việt Nam có tới 15 FTA với các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức lớn từ khắp nơi trên thế giới. Việt Nam có một sự “cân bằng hoàn hảo” trong lĩnh vực hợp tác, phát triển kinh tế. Chúng ta có ACFTA với Trung Quốc thì cũng có AIFTA với Ấn Độ, có EVFTA với khối EU thì cũng có VN – EAEU FTA với khối Nga, Belarus, Amenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan. Việt Nam tham gia VJEPA với Nhật Bản thì cũng có tham gia AKFTA, VKFTA với Hàn Quốc… Sau khi Vương Quốc Anh rời EU thì chúng ta thì UKVFTA giữa Việt Nam với Vương Quốc Anh cũng nhanh chóng có hiệu lực…. Ngoài ra còn có các hiệp định với tư cách là thành viên ASEAN, CPTPP…
Chúng ta nhập khẩu nhiều từ Trung Quốc, lại xuất siêu nhiều sang Hoa Kỳ. Chúng ta hoạt động thăm dò dầu khí với Nga, nhưng cũng mua nhiều LNG (khí hóa lỏng) phục vụ nền công nghiệp sản xuất điện khí từ Hoa Kỳ nhằm tránh thâm hụt thương mại, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường…
Trước khi tiếp Phó Tổng thống Hoa Kỳ Harris và nhận 1 triệu liều vaccine, thì phía Trung Quốc và Việt Nam cũng gặp nhau và Trung Quốc đã hỗ trợ chúng ta khoảng 3 triệu liều vaccine vào thời điểm gặp mặt đó. Trong 2 ngày liên tiếp, chúng ta đều bày tỏ thiện chí trở thành người bạn tốt, người đối tác tốt với hai cường quốc cùng các cam kết tạo điều kiện đầu tư, kinh tế, ngoại giao tốt cho doanh nghiệp hai bên… Phó Tổng thống Hoa Kỳ có những lời nói không hay về Trung Quốc ngay tại Hà Nội, nhưng đó là phía Hoa Kỳ, còn chúng ta thì không.
Khi Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc sang Hoa Kỳ tham gia Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, chúng ta cũng không vì ngợp trước cái bóng của siêu cường, vẫn mạnh dạn phê phán chính sách cấm vận của Hoa Kỳ nhắm vào người bạn Cuba. Trước khi ghé qua New York thì Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã hoàn tất chuyến thăm Cuba… Đúng với tinh thần: “Chúng tôi quan hệ máu thịt với Cuba. Ngoài tình cảm truyền thống giữa hai nước, Việt Nam còn muốn thế giới thấy chúng tôi không bao giờ bỏ bạn. Các ông có thể không thích, nhưng chắc các ông cũng mong có được những người bạn thủy chung như thế".
Rõ ràng, có thể là hơi tự cao khi nói Việt Nam đang làm tốt hơn Ukraine trong quan hệ ngoại giao, kinh tế, chính trị cả song phương và đa phương. Dĩ nhiên, Ukraine có thành công hay không thì điều đó lại phụ thuộc vào tương lai của họ, một tương lai rất xa và rất mịt mù… Còn Việt Nam, vẫn làm đang chủ vận mệnh của bản thân chúng ta, một vận mệnh độc lập, tự cường và tự quyết.
Trong những giờ phút khó khăn của lịch sử, chúng ta có nhiều người bạn giúp đỡ. Nhưng như đã nói, muốn người khác giúp đỡ, thì phải chứng minh cho họ thấy chúng ta xứng đáng. Không ai muốn phí thời gian cho những gì không xứng đáng cả.
Thay vì lên mạng lo ngại bị xâm lược và ngồi “vẽ đường cho Chính phủ” - mà cái “đường” nhiều người vẽ lại là một con đường dở hơi. Thì hãy dành thời gian để lao động, học tập, hãy trở thành những người dân văn minh, tự khắc đất nước sẽ hùng cường. Khi đất nước đã hùng cường về nhiều mặt, há gì sợ quân xâm lược?

Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2022

MUỐN ĐƯỢC TRUNG LẬP THÌ VIỆC ĐẦU TIÊN LÀ BẢN THÂN NƯỚC ĐÓ PHẢI MẠNH

Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng để trở thành một quốc gia trung lập thì chỉ cần có một nền ngoại giao khôn khéo là được, thế nhưng ít người lại biết rằng:
- Ottoman trước thế chiến 1 cũng từng muốn trở thành một nước trung lập, thế nhưng những bất ổn và xung đột lợi ích quốc gia đã thôi thúc họ tham gia thế chiến, và thế rồi đế quốc vĩ đại ấy cũng bị sụp đổ luôn khi thua trận
- Trước thế chiến 2 thì Bỉ cũng là một nước trung lập nhưng do nền quân sự yếu kém nên họ đã bị Đức nghiền nát và sau đó Bỉ đã tham gia phe đồng minh để chống Đức

- Thái Lan cũng từng là quốc gia trung lập trong thời kì mà cả châu á bị nô dịch bởi thực dân phương tây, và cái giá của việc trung lập đó chính là Thái Lan phải cắt 40% diện tích lãnh thổ khi ấy để tránh việc bị Anh hoặc Pháp chiếm đóng, chưa kể suốt hàng trăm năm Thái Lan vẫn phải đóng đủ loại thuế phí vô lí cho cả Anh và Pháp
Vậy để trung lập mà vẫn toàn vẹn lãnh thổ và có tiếng nói quốc tế thì phải làm thế nào ?
Câu trả lời xác đáng nhất cho việc này đó phải chính bản thân quốc gia trung lập đó phải mạnh, nếu trung lập bằng ngoại giao thì thời bình vẫn ổn nhưng đến khi chiến tranh nổ ra thực sự thì những hiệp ước, những lời hứa hẹn đó chỉ như lời nói gió bay, và để minh chứng cho câu trả lời trên thì có lẽ Thuỵ Sĩ và Việt Nam chính là câu trả lời thoả đáng nhất
Thuỵ sĩ nổi tiếng là quốc gia hoà bình và trung lập thế nhưng ít ai biết rằng quân đội Thuỵ Sĩ luôn là một quân đội cực kì thiện chiến từ xưa đến nay, thậm chí Hitler từng có ý định xâm lược Thuỵ Sĩ thế nhưng sau khi được các tướng lĩnh dưới trướng phân tích và đánh giá thì ông đã từ bỏ ngay ý định đó, Thuỵ Sĩ có hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại và họ còn có đủ hầm trú ẩn cho công dân nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân, Thuỵ Sĩ đến nay vẫn còn duy trì chế độ nghĩa vụ quân sự cho cả nam lẫn nữ nên chỉ cần tổng động viên là gần như cả nước Thuỵ Sĩ có thể đầy đủ mũ giáp để chiến đấu, các hệ thống đừơng cao tốc ở Thuỵ Sĩ có thể biến thành đường băng để máy bay chiến đấu đáp xuống, ngoài ra nền khoa học quân sự của Thuỵ Sĩ cũng cực kì tiên tiến, những ai đam mê đồ quân sự chắc cũng không lạ gì với những món hàng hot như dao Thuỵ Sĩ, nón cối Thuỵ Sĩ hay súng trường Thuỵ Sĩ
Việt Nam để được vị thế thế trung lập như hiện nay đã phải đánh đổi bằng máu của biết bao thế hệ, 3/5 hội đồng bảo an LHQ đều bị Việt Nam đánh bại nên trong mắt các nước lớn thì Việt Nam chưa bao giờ là một đối thủ dễ bị bắt nạt cả, Liên Xô sụp đổ nhưng Việt Nam vẫn quyết không ngả về bất kì quốc gia nào, Trung Quốc phát triển như vũ bão nhưng Việt Nam vẫn không phụ thuộc hay xu nịnh, Việt Nam dám thẳng mặt bênh vực Cuba và chỉ trích Mỹ vì vấn đề cấm vận mà không một chút sợ hãi, thế nhưng Việt Nam vẫn làm ăn, hợp tác với những cựu thù như Mỹ, Trung Quốc, Pháp mà không phải thù hằn cực đoan như Iran hay Triều Tiên. Chính một Việt Nam nhu cương đúng lúc ấy đã tạo nên cái uy tín khiến cho nước khác phải vừa nể, vừa sợ nhưng không thể ghét Việt Nam được.

THỂ THAO VÀ CHÍNH TRỊ!

Hôm nay, rất nhiều người hả hê khi thấy các cầu thủ Man City khoác lá cờ Ucraina ra sân; đồng thời ra sức ủng hộ nhiều đội tuyển quốc gia tuyên bố không thèm đá với đội bóng Nga. Nhưng chỉ cách đây thời gian, mấy anh dân chủ lại ra sức chửi bới cổ động viên Việt Nam đem cờ Tổ quốc hay ảnh Bác vào sân vận động. Họ cho rằng là phi thể thao, bởi lẽ thể thao phải tách bạch với chính trị, và đó là quy định rõ của nhiều liên đoàn thể thao, trong đó có FIFA.

Thể thao có được liên quan đến chính trị hay không? FIFA hay Uỷ ban Olympic đã nhiều lần khẳng định là xử phạt nghiêm với cầu thủ hay đội bóng nào cố tình đem chính trị vào thể thao.
Năm 1999, khi Nato và đồng minh oanh tạc Nam Tư (cũ), đã có rất nhiều phản ứng của giới bóng đá với cuộc chiến này. Ở Madrid, trước cửa đại sứ quán Mỹ, tiền đạo Mijatovic khoác lá cờ Nam Tư trên mình và đứng đó thể hiện sự phản đối. Ở Nhật, Stojkovic kéo tấm áo đấu lên mỗi khi ghi bàn để bày tỏ thông điệp “NATO, hãy ngừng oanh tạc’. Ở Ý, hậu vệ Mihajlovic của Lazio cũng mặc chiếc áo tương tự, với dòng chữ “NATO, dừng ném bom”. Và Mihajlovic đã bị FIFA ra án phạt về hành vi của mình, với phán quyết gắn đến hai chữ “chính trị”.
Trong kỳ Olympic vừa qua, 2 vận động viên Trung Quốc cũng bị uỷ ban Olympic trừng phạt vì "dám" đeo huy hiệu Mao Trạch Đông khi nhận huy chương.
Ấy vậy mà 23 năm sau, FIFA lại làm ngơ cho những hành động của các đội tuyển từ câu lạc bộ đến đội tuyển quốc gia. Có vẻ, dẫu cố tình tỏ ra khách quan, nhưng rốt cuộc FIFA hay Uỷ ban OLYMPIC vẫn luôn bị chi phối bởi yếu tố chính trị và trung hợp nó lại trùng với quan điểm của các quốc gia phương Tây.
Và mình khẳng định tất nhiên là không rồi vì FIFA, UEFA sống nhờ chính phủ nào thì phục vụ cho chính phủ ấy thôi.

Thứ Năm, 24 tháng 2, 2022

“BÁO CÁO CHỈ SỐ DÂN CHỦ” NĂM 2021 – TRÒ HỀ DIỄN LẠI

Ngày 10/02/2022 vừa qua trên trang mạng của Đài Á Châu Tự Do, “Việt Tân”, “Thoibao.de”, “Bauxite Việt Nam”… cùng trang cá nhân của một số đối tượng sống lưu vong ở bên ngoài như Nguyễn Tiến Trung, Nguyễn Văn Đài đăng tải thông tin về hãng nghiên cứu và phân tích Economist Intelligence Unit đã công bố về cái gọi là “báo cáo Chỉ số Dân chủ năm 2021” và vẫn như những lần xếp hạng các năm trước họ lại diễn trò hề kệch cỡm này khi xếp Việt Nam vào “nhóm nước có thể chế toàn trị” với vị trí 131/167 quốc gia mà Economist Intelligence Unit đã đưa ra. Vậy thực tế cái gọi là “Báo cáo chỉ số dân chủ năm 2021” là gì và tại sao họ lại xếp Việt Nam vào nhóm nước “phi dân chủ".

Có thể khẳng định rằng việc hàng năm các cá nhân, tổ chức nước ngoài dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, các nước phương Tây hay nhân danh các tổ chức nhân quyền quốc tế đưa ra các bản báo cáo, phúc trình hay xếp thứ hạng về vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do báo chí, tự do ngôn luận hay tự do tôn giáo là chiêu trò, là trò hề không còn xa lạ đối với cộng đồng mạng trong những năm qua. Với mục đích nhằm tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo về vấn đề dân chủ, nhân quyền, họ đã đưa ra những con số, nội dung báo cáo thể hiện cách nhìn phiến diện, thiếu khách quan, xuyên tạc sự thật và thiếu thiện chí để nhằm can thiệp vào công việc nội bộ cũng như làm xấu hình ảnh của quốc gia đó trên trường quốc tế và Việt Nam cùng một số quốc gia khu vực Châu Á luôn là mục tiêu hướng đến của những báo cáo, phúc trình hay bảng xếp hạng này.
Và cái gọi là “Báo cáo chỉ số dân chủ năm 2021” cũng không năm ngoài số đó khi các nước xếp hạng “dân chủ hoàn thiện” hay “dân chủ khiếm khuyết” (thứ bậc thứ 1 và thứ 2) là chủ yếu là các quốc gia tư bản phương Tây và Mỹ và ngược lại các quốc gia được họ xếp vào hạng “dân chủ lai tạp” và nhóm “các nước toàn trị” (thứ bậc thứ 3 và thứ 4) chủ yếu là các quốc gia châu Á bao gồm các quốc gia như Trung Quốc, Lào, Campuchia, Myanmar, Bắc Triều Tiên, Cuba, Venezuela và Việt Nam. Được biết cái gọi là “Báo cáo chỉ số dân chủ” hàng năm đánh giá mức độ dân chủ của một quốc gia dựa trên năm yếu tố, bao gồm bầu cử, sự hiệu quả của chính quyền, tỉ lệ tham gia chính trị, văn hóa chính trị, và quyền tự do cá nhân.
Vậy nhưng thực tế kể từ khi ra đời năm 2006 tại Anh và thường niên từ năm 2010 thì việc cái gọi là “Bộ phận Tình báo Kinh tế” (Economist Intelligence Unit-EUI) thuộc tập đoàn Economist nhai lại cái gọi là “Báo cáo chỉ số dân chủ” lại không dựa trên năm yếu tố trên để xếp hạng và họ cũng không khảo sát thực tế về tình hình của người dân sinh sống ở quốc gia đó mà lấy thông tin từ các cá nhân, tổ chức có các hoạt động vi phạm pháp luật, chống phá quốc gia đó.
“Báo cáo chỉ số dân chủ” năm 2021 hay các năm trước thực tế cũng là để làm trò hề tự sướng cho Mỹ, các nước phương Tây xuyên tạc về vấn đề dân chủ, nhân quyền, cổ vũ cho hoạt động chống phá của các đối tượng chống phá ở Việt Nam và một số quốc gia ở khu vực châu Á (chủ yếu là các quốc gia do một đảng lãnh đạo hay theo chế độ xã hội chủ nghĩa). Quốc gia đó có dân chủ hay không hãy để người dân quốc gia tự đánh giá, nhận xét, cảm nhận về cuộc sống của họ cũng như vị thế của quốc gia đó trên trường quốc tế được khẳng định như thế nào. Còn những báo cáo, phúc trình hay đưa ra bảng xếp hạng như “Báo cáo chỉ số dân chủ” mà “Bộ phận Tình báo Kinh tế” thuộc tập đoàn Economist đưa ra cũng không khác gì một trò hề diễn lại mà thôi.

NHỮNG BÀI HỌC TỪ CUỘC CHIẾN UKRAINE - NGA

Lao vào một cuộc chiến, đầu tiên là người dân khổ cái đã, vợ mất chồng, mẹ mất con, con mất bố… Sau đó là sự toàn vẹn lãnh thổ bị đe dọa, rồi đến khủng hoảng kinh tế. Chứ cái thằng ở tận bên kia Đại Tây Dương chả việc cái éo gì hết.

Cái thằng mà xúi “đánh đi, tao sẽ giúp, tao sẽ cam kết hành động mạnh mẽ”, nhưng cụ thể giúp cái gì thì nó không nói. Đánh rồi thì mới biết cái giúp đó là “cầu nguyện” và vài lời động viên trên Twitter và Tiktok.
Tưởng như đã có anh vào sinh ra tử, lúc biến mới biết chỉ là người dưng nước lã.
Chiến tranh có chính nghĩa và phi nghĩa. Người dân, binh lính hy sinh và chiến đấu vì tự do, hòa bình, chủ quyền đất nước. Chứ không phải chết vô nghĩa vì lợi ích của một quốc gia khác. Đem máu của người dân mình đi tô thắm cho quốc gia khác là một nỗi nhục không thể tha thứ.
Không phải diễn viên nào cũng có thể làm tổng thống như Ronald Reagan.
Nằm bên cạnh với một một gã khổng lồ thì phải khôn khéo. Gây sự với thằng hàng xóm to con, mạnh vì hột nhãn chẳng bao giờ là một lựa chọn đúng đắn. Phải biết hài hòa giữa các nước lớn, trung lập làm vùng đệm, khôn khéo. Không cần học đâu xa, học Phần Lan là đủ.
Khi có chiến tranh muốn quay đầu lại thì cũng đã muộn rồi.

Thứ Tư, 23 tháng 2, 2022

GÓC ĐEM CON BỎ CHỢ!!!

Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Joe Biden không có kế hoạch triển khai quân đội Mỹ tới Ukraine để chống lại Nga, đồng thời nhấn mạnh những khẳng định trước đây của giới chức Mỹ rằng Washington sẽ không gây chiến với Moscow.

“Đó không phải là quyết định mà Tổng thống Biden sẽ đưa ra. Chúng tôi sẽ không gây chiến với Nga hay đưa quân đội vào chiến đấu với Nga”, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nói hôm 23/2.
Khi được hỏi có khả năng quân đội Mỹ sẽ tiến vào Ukraine nếu Nga có ý định chiếm toàn bộ lãnh thổ của Kiev hay không, bà Psaki đáp: “Tôi không biết phải nói thêm bao nhiêu lần nữa. Sẽ không có kịch bản nào trong đó Tổng thống Biden gửi quân đội Mỹ đến Ukraine để chống lại Nga”.

KỶ LỤC GIA THẾ GIỚI LÀ... PHÓ CHỦ TỊCH TỈNH. QUÁ NGƯỠNG MỘ

Đó là danh hiệu cao quý từ Liên minh Kỷ lục Thế giới – WorldKings vinh danh Tiến sĩ Phạm S - Phó Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng.
Với hoạt động nghiên cứu khoa học bền bỉ của ông trong gần 30 năm qua đã tạo ra những công nghệ mới, sản phẩm mới mang tính đột phá phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, góp phần vào sự phát triển bền vững, hội nhập quốc tế của đất nước.

Tiến sĩ Phạm S còn là nhà khoa học đầu tiên trên thế giới sáng tạo và thực hiện thành công khoa học bình tuyển và phương pháp nhân giống vô tính bơ LĐ 034.
Những nghiên cứu khoa học mang tính tiên phong của tiến sĩ Phạm S đã tạo ra một công nghệ mới mang tính đột phá về giống cây ăn quả, bảo tồn loại gen quý. Dù bận rộn với công việc Phó Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng nhưng tiến sĩ Phạm S có nhiều công trình khoa học ứng dụng nổi bật, góp phần đưa nền nông nghiệp công nghệ cao của Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Thứ Ba, 22 tháng 2, 2022

CÁI GIÁ CỦA SỰ PHẢN BỘI

Tổng thống Putin tuyên bố trên truyền hình “Nhờ Bolshevik mới có Ucraina, thế mà bây giờ những kẻ “biết ơn” ở Ucraina lại muốn giải trừ chủ nghĩa cộng sản. Nhưng họ làm chưa triệt để. Chúng tôi sẵn sàng cho các vị thấy thế nào là giải trừ thật sự đối với Ucraina.
Tại sao Putin lại gay gắt vấn đề trên như vậy. Chúng ta phải lần này cách đây 6 năm.

Ngày 15/5/2015, sau khi lên nhậm chức, Tổng thống Ucraina - Poroshenko ký phê chuẩn các dự luật “phi Xô viết hóa” và “phi cộng sản hóa” Ukraine. Theo đó, các dự luật này chính thức trở thành luật và có hiệu lực trên khắp quốc gia Đông Âu này từ ngày 15/5/2015.
Nội dung các luật trên đặt chủ nghĩa cộng sản ngang hàng với chủ nghĩa phát xít, lên án đồng thời hai chủ thuyết này và cấm tuyên truyền về chúng. Các đạo luật cấm sản xuất, phân phối và sử dụng ở nơi công cộng các biểu tượng (kể cả vật lưu niệm) gắn với thời Xô viết (như cờ, hình ảnh, huy hiệu búa liềm, sao 5 cánh...), cấm sử dụng quốc ca Liên Xô, quốc ca Cộng hòa XHCN Ukraine, quốc ca các nước Cộng hòa XHCN khác trong Liên Xô. Ukraine thậm chí còn hình sự hóa việc sử dụng các biểu tượng gắn với Liên Xô.
Luật pháp mới của Ukraine đồng thời tôn vinh các phần tử dân tộc cực đoan đã hợp tác với Đức Quốc xã để chiến đấu chống lại Liên Xô, coi các phần tử này là “anh hùng giải phóng dân tộc” của Ukraine. Luật mới thông qua cũng cho phép công chúng tiếp cận kho hồ sơ mật của lực lượng an ninh Liên Xô.
Chỉ 2 ngày sau khi Quốc hội Ukraine thông qua các dự luật nói trên, các phần tử quá khích đã kéo sập nhiều tượng lãnh tụ Liên Xô, trong đó có tượng Lenin. Các hành động phản cảm này - diễn ra trước thái độ thờ ơ của cảnh sát - nối tiếp các vụ đập phá tượng lãnh tụ Liên Xô một cách tự phát vào cuối năm 2013.
Để dễ hiểu, chúng ta cứ tưởng tượng tình hình Ucraina giống như việc để đám ba que lên nắm quyền, và chúng đánh đồng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm và tôn thờ Mỹ vì đã cứu rỗi dân tộc Việt Nam.
Ngạn ngữ phương Tây có câu: Kẻ nào bắn vào lịch sử bằng súng lục thì lịch sử sẽ bắn kẻ đó bằng đại bác. Và Ucraina đang phải trả giá cho phát súng của mình nhằm vào lịch sử.

UCRAINA, GRUZIA VÀ VIỆT NAM

cách đây 15 năm, Gruzia dưới sự lãnh đạo của vị Tổng thống trẻ Mikheil Saakashvili có xu hướng thân phương Tây, và tìm cách đưa Gruzia trở thành thành viên NATO. Để làm hài lòng “quan thầy”, vào ngày khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh (8-8-2008), quân đội Gruzia với hàng trăm xe tăng và pháo do Mỹ, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Israel trang bị, bất ngờ mở chiến dịch quân sự quy mô lớn tiến công lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga ở Nam Ossetia.

Nhưng mọi tính toán của NATO đều biến thành trò hề, khi chỉ sau 5 ngày giao chiến, quân đội Gruzia bị thất bại nặng nề, biến đây trở thành cuộc chiến ngắn nhất trong lịch sử chiến tranh giữa 2 quốc gia. Tổng thống Mikhail Saakashvili, người muốn biến Tbilisi thành tiền đồn chống Nga ở châu Âu, lật đổ ảnh hưởng của Moscow ở khu vực Caucasus bằng một cuộc chiến đã buộc phải chấp nhận các biện pháp hòa bình do Điện Kremlin đề xuất. Ngày 15-8-2008, ông Saakashvili thậm chí đã đặt bút ký trước vào thỏa thuận ngừng bắn với Nga; bất lực nhìn Nga công nhận độc lập cho Nam Ossetia và Abkhazi
Cuộc chiến tác động sâu sắc và lâu dài tới cục diện chính trị - quân sự trong khu vực và thế giới, là dấu hiệu mở đầu cho quá trình sụp đổ trật tự thế giới “đơn cực” do Mỹ dẫn dắt kể từ sau khi Liên Xô (trước đây) tan rã.
Đêm hôm qua, Tổng thống Nga Putin đã quyết định công nhận nền độc lập của hai nước Cộng hòa Luhansk và Donetsk, thuộc Donbass, Đông Ukraine và ra lệnh cho quân đội Nga tiến vào khu vực này để thực hiện các hoạt động "gìn giữ hòa bình".
Nếu việc Tổng thống Nga công nhân 2 nước CH tự xưng Luhansk và Donetsk tại khu vực Donbass của Ukraine ngày hôm qua, là việc làm có cùng cách thức và bước đi tương tự như Nga đã làm với Gruzia năm 2008, cách đây vừa đúng 15 năm khi Nga công nhận 2 nước Cộng hòa Nam Ossetia và Apkhazia, những vùng lãnh thổ trước đó thuộc Gruzia.
15 năm chỉ như một cái chớp mắt của lịch sử. Vậy mà các bên liên quan lại quên mất bài học nhãn tiền này. Nghiên cứu quốc tế không chỉ thạo phân tích các khía cạnh chính trị, an ninh quốc tế đang diễn ra, mà còn cần am tường lịch sử nữa.
Nhìn một cách tổng quan, Việt Nam rơi vào tình thế y hệt Ucraina và Gruzia, là quốc gia có địa chính trị quan trọng và là mục tiêu lôi kéo của nhiều quốc gia trên thế giới, mà chỉ cần sai lệch về nhận thức một chút thôi là hậu quả rất nặng nề. Nhưng khác quốc gia trên, Việt Nam tuyên bố muốn làm bạn với tất cả các nước, Việt Nam nhất quán không tham gia các tổ chức liên minh quân sự, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của mình để chống lại nước khác.
Nhìn Ucraina, Gruzia, chúng ta mới thấy chính sách đối ngoại của chúng ta mẫu mực như thế nào.