KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2022

SUY THOÁI NGHIÊM TRỌNG

Ông Nguyễn Văn Dân: có học hàm phó giáo sư, học vị tiến sỹ, từng công tác tại Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, là giảng viên thỉnh giảng của một số trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trên trang facebook cá nhân của mình, ông này thể hiện quan điểm ủng hộ chính phủ Ukraine, lên án nước Nga. Sẽ không có vấn đề gì khi ông sử dụng tri thức, tầm hiểu biết của một phó giáo sư, tiến sỹ, một nhà giáo cao niên để lập luận, dẫn chứng, bảo vệ cho quan điểm của mình.

Tuy nhiên, ông này đã chọn cách rất "vô học", xấc xược, hỗn láo khi cả gan dám "ngầm" so sánh Chủ tịch Hồ Chí Minh với Zelensky (từng là diễn viên hài, tổng thống Ukraine). Ngoài thái độ xấc xược, bất kính ra thì "lập luận" của ông Dân hoàn toàn thể hiện sự ấu trĩ, khập khiễng, không có tính khoa học thậm chí là cố ý "đánh tráo khái niệm".
Là một hậu bối nhưng qua sự việc này tôi cảm thấy rất phẫn nộ và coi thường ông Nguyễn Văn Dân. Khi còn đương công tác thì ông im như thóc, đến lúc về hưu sao lại như vậy? Phải chăng ông đang bộc lộ rõ sự suy thoái về tư tưởng chính trị, tự diễn biến, tự chuyển hóa?
Xin nhắn tới ông Nguyễn Văn Dân: ông đã từng là một nhà giáo, nhà khoa học; được Đảng, Nhà nước và Nhân dân này bao bọc, nâng đỡ...
Về già rồi, ông hãy sống sao cho xứng đáng, sống sao để con cháu, lớp hậu bối sau này nể trọng, kính phục! Đừng vì sân si cá nhân, ăn thua hăng máu trên mạng xã hội mà dám xúc phạm lãnh tụ của dân tộc; làm ảnh hưởng đến Đảng, Nhà nước, đến cơ quan, đơn vị mà ông từng công tác!

ĐỈNH CAO CỦA TIÊU CHUẨN KÉP!

Liên đoàn Thể dục dụng cụ Quốc tế (FIG) sẽ mở một vụ kỷ luật đối với vận động viên Nga Ivan Kulyak do hành vi bị cho là gây sốc của anh.
Lý do, VĐV người Nga lên bục trao giải tại World Cup TDNT ở Doha với chữ Z trên áo. Chữ Z được cho là biểu tượng của từ Chiến thắng được quân đội Nga sử dụng trong mấy ngày qua, được vẽ trên các xe cơ giới khi tiến vào Ukraina. Trong lần tham dự này, đoàn thể thao Nga bị cấm sử dụng quốc ca, cờ, và phải thi đấu với tư cách trung lập.
Một bộ tiêu chuẩn kép "vô tiền khoáng hậu" đã được áp dụng trong tình huống này. Cấm đoàn thể thao Nga sử dụng quốc ca, cờ vì lý do chính trị, xong lại quay ra phạt vận động viên Nga vì dám đem chính trị vào thể thao.

Quả này thì FIFA hay UEFA còn phải chạy dài theo FIG để học hỏi.
PS: Bộ Quốc phòng Nga đã lý giải, chữ Z là đại diện cho "chiến thắng", còn chữ V có nghĩa là "Sức mạnh thực sự" và "nhiệm vụ sẽ được hoàn thành". 3 chữ X, O và A, ít gặp hơn, không được Bộ Quốc phòng Nga giải thích.

Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2022

LỜI CỦA MỘT NHÀ VĂN

Trần Mạnh Hảo là một nhà văn, nhà lý luận phê bình văn học. Anh ta cũng ở bên cái “lễ trái” của lĩnh vực này. Và khi anh ta lên tiếng với cái gọi là Văn đoàn độc lập hay Văn Việt thì chúng ta có thể tham khảo được. Quả thực, nếu ông Hảo không nói thì chúng ta cũng cảm nhận thấy, vì chúng ta là những người “biết chữ” chứ không phải con rối đâu.

Tuy nhiên, có nhời của Mạnh Hảo thì chúng ta sẽ nhận thấy rõ hơn và khẳng định hơn về mặt chuyên môn của các tổ chức không chính thống mang tên “Văn đoàn”. Cụ thể, ông Hảo nhận xét như sau: “Nguyên Ngọc, Hoàng Hưng, Ý Nhi tiếp tục gây lỗi với Tiếng Việt: phá hủy thẩm mỹ khi trao giải thơ Văn Việt 2022 cho một ngôn ngữ từ lảm nhảm, điên khùng, tào lao, nhận thức, dễ dàng, ú ở mất trí tượng trưng là "thơ Thái Hạo". Toàn là những câu nói rất tầm thường xuống dòng, không câu đối với câu nào, không có một câu thơ, dễ nhìn, ấm ớ, vô nghĩa như một kẻ mất trí nói tầm phào, tầm bậy”
Quả thực là tầm nhìn của một nhà văn, nhà lý luận phê bình thì quá chuyên môn rồi, lại khách quan nữa, thế nên, chúng ta có thể đọc qua để thấy rằng, có những cái vớ vẩn mà được tung hô như là muôn vì sao lấp lánh. Quái gở.

ĐỒNG BÀO VÀ NHÂN VIÊN ĐẠI SỨ QUÁN THỨC TRẮNG GIỮA 0 ĐỘ ĐÓN NGƯỜI VIỆT TỪ UKRAINE SANG HUNGARY

Nhiều người Việt tại Ukraine sang Hungary vô cùng xúc động khi nhận được sự giúp đỡ của bà con tại đây. Giữa hoàn cảnh di tản khó khăn, niềm hi vọng về cuộc sống ổn định vẫn được thắp lên bởi hai từ “đồng bào”.

“THƯƠNG ĐỒNG BÀO, KHÔNG THỂ NGỒI YÊN ĐƯỢC!”
Anh Nguyễn Minh Tuyên (27 tuổi, chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại Budapest) cho biết, những ngày này, hội đã kết nối với Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary và hội người Việt tại đây để đến các cửa khẩu, nhà ga,… đón bà con từ Ukraine sang lánh nạn.
Tại những điểm đón, nhóm của anh dùng cờ đỏ sao vàng để bà con dễ nhận biết, không bị bơ vơ, lạc lõng. Đại sứ quán luôn trực cùng, hướng dẫn, điều phối cho công việc các sinh viên tình nguyện.
“Chúng tôi sẽ đến các cửa khẩu, nhà ga để cung cấp đồ ăn, nước uống và ổn định tinh thần cho bà con người Việt từ Ukraine sang Hungary lánh nạn. Hội người Việt tại đây cũng chuẩn bị chỗ ở, chỗ nghỉ ngơi cho bà con. Có những người cao tuổi khó liên lạc qua điện thoại chúng tôi cũng cố gắng để tìm kiếm họ. Người già và trẻ nhỏ là những người được ưu tiên hàng đầu”, anh Tuyên cho biết.
Cũng theo anh Tuyên, nhóm của anh cũng hỗ trợ bà con liên hệ với Đại sứ quán để khai báo thông tin, giúp đỡ họ trong việc mua vé sang nước thứ 3 nếu có nhu cầu. Ngoài ra, mọi người cũng thường xuyên cập nhật tình hình ở Ukraine để bà con được biết.
“Chúng tôi sẽ cầm biển hiệu để bà con dễ thấy. Vì nhiệt độ hiện tại xấp xỉ khoảng 0 độ C nên sau khi gặp được họ, chúng tôi sẽ dẫn đến chỗ nghỉ ngơi ở các nhà ga, bến tàu để giữ ấm cơ thể, gửi đồ ăn để họ hồi sức. Tôi và mọi người cũng thường xuyên nói chuyện, trấn an tinh thần họ, thông báo tình hình ở Ukraine vì có những người vừa mới chạy sang đây nhưng nhà cửa họ đã bị đánh sập”, anh Tuyên nói.
Anh Tuyên cũng công khai số điện thoại, đăng bài lên mạng xã hội để mọi người được biết. Anh hi vọng sự đồng hành, giúp đỡ này sẽ giúp bà con cảm nhận được sự ấm áp trong hoàn cảnh khó khăn.
“Lý do để chúng tôi dành thời gian cho bà con đó là tình thương. Nhìn đồng bào cực khổ vậy thật không thể chịu nổi. Những đứa trẻ chưa biết xung đột là gì nhưng vẫn phải chịu cực khổ, đi trốn cùng bố mẹ, thương đồng bào không thể ngồi yên được. Có những bạn sinh viên mới đóng tiền học xong giờ trường nát, nhà tan, có những chú bán hàng ở chợ người Việt tại Ukraine cũng mới bị cháy sạch hàng hóa, không biết cuộc sống rồi sẽ như thế nào”, anh Tuyên bày tỏ.
SỰ GIÚP ĐỠ ẤM ÁP
22 giờ tối ngày 5.3, Hội đồng hương Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã hỗ trợ thuê xe bus từ ga Keleti đi Đức cho đoàn 32 kiều bào từ Ukraine đến Budapest hôm 3.3. Kiều bào được Hội nhận trách nhiệm hỗ trợ ăn, ở. Anh Báu, Chủ tịch Hội cùng một số bà con xứ Nghệ và cán bộ Sứ quán đã ra tiễn đoàn.
Về công tác bảo hộ, hỗ trợ công dân của Đại sứ quán, chị Thanh Thủy, Chánh Văn phòng Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary cho biết: "Toàn thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên Đại sứ quán đều nỗ lực hết mình thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên này. Cả tuần qua, anh chị em Sứ quán phân công nhau người liên hệ chính quyền, tìm hiểu quy định, người trực điện thoại để hướng dẫn, tiếp nhận và xử lý thông tin về nguyện vọng của bà con. Người trực ở ga tàu, người giải quyết gấp giấy tờ, người đi thăm, động viên, hỗ trợ nhu yếu phẩm cho bà con, người lo từng bữa cơm chăm sóc sức khỏe cho anh em. Các phu quân, phu nhân cũng tham gia hỗ trợ".
Từ ngày 26.2, Ban công tác hỗ trợ bà con người Việt tại Ukraine sơ tán sang Hungary được thành lập. Cán bộ, nhân viên đại sứ quán cùng thành viên các hiệp hội, Hội Phụ nữ và một số hội đoàn khác tại Hungary là thành viên ban công tác. Đại sứ quán đã gửi công hàm tới cảnh sát biên phòng Hungary đề nghị tạo điều kiện để đón công dân Việt Nam sang đây lánh nạn.
Bên cạnh đó, cảnh sát Hungary hỗ trợ cung cấp thông tin liên lạc của đại sứ quán cho người dân để có những hướng dẫn nhập cảnh và lưu trú kịp thời. Các thông tin trên cũng được cập nhật liên tục trên các kênh của Bộ Ngoại giao và cộng đồng người Việt tại Hungary.
Chị Thiên (tên đã thay đổi, 25 tuổi) là sinh viên trường Y Kharkiv. Chị đã trải qua hành trình dài di chuyển từ TP.Kharkiv để đến được TP.Zahony, Hungary. Chia sẻ về chuyến đi, chị Thiên nói: “Buồn, thương. Ở trên tàu rất đông người. Mỗi khi tàu dừng ở nhà ga, tôi chứng kiến cảnh gia đình phải ly tán. Các chuyến tàu ưu tiên cho người già, trẻ em và phụ nữ nên họ buộc phải tách nhau ra, người đàn ông ở lại chờ chuyến sau. Nhìn họ như vậy rất là thương. Ai cũng khóc hết vì không muốn xa gia đình và người ở lại không biết có an toàn không”.
Chị Thiên đã liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary và được anh Sơn và anh Việt (hiện đang sống và làm việc tại thành phố Nyiregyhaza) hỗ trợ. Không riêng chị Thiên, những ngày qua hai anh đã hỗ trợ nhiều người Việt di tản khỏi Ukraine sang Hungary.
Tính đến hết ngày 5.3, Đại sứ quán và cộng đồng người Việt tại Hungary đã đón, hỗ trợ hơn 200 kiều bào sơ tán từ Ukraine, trong đó khoảng 140 người được hỗ trợ chỗ ở, số còn lại được hỗ trợ để đi tiếp ngay sang nước EU khác.
Theo báo Hungary Today cùng ngày, Hungary đã đón 140.000 người sơ tán từ Ukraine, trong đó khoảng 100.000 người có quốc tịch Ukraine, 22.000 người gốc Hungary và 18.000 công dân các nước ngoài EU.

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2022

ỨNG DỤNG DỮ LIỆU DÂN CƯ GÓP PHẦN XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ SỐ, XÃ HỘI SỐ, KINH TẾ SỐ, CÔNG DÂN SỐ

Chiều 2/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số chủ trì cuộc họp kiểm điểm tiến độ, thúc đẩy triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).

Báo cáo và các ý kiến tại cuộc họp cho thấy, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ triệu tập Hội nghị toàn quốc và có những chỉ đạo quyết liệt, công tác chỉ đạo, triển khai Đề án tiếp tục được thúc đẩy đồng bộ, mạnh mẽ, nên mặc dù thời gian nghỉ Tết Nguyên đán dài nhưng những nhiệm vụ trọng tâm của Đề án cơ bản được bảo đảm đúng tiến độ, một số nội dung đã vượt tiến độ đề ra.
Về kết quả thực hiện các nội dung trọng tâm của Đề án, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 08 năm 2022 quy định danh mục sản phẩm khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; đã hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ dự thảo Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân, dự thảo Nghị quyết Chính phủ và Tờ trình của Chính phủ; đã dự thảo Nghị định định danh và xác thực điện tử (hiện đang xin ý kiến các đơn vị liên quan và lấy ý kiến nhân dân).
Đặc biệt, việc triển khai cung cấp các dịch vụ công thiết yếu liên quan đến người dân đạt kết quả tích cực. Bộ Công an phối hợp VPCP đã hoàn thành việc tích hợp, cung cấp dịch vụ xác thực thông tin về số Chứng minh nhân dân (9 số) với căn cước công dân trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và Cơ sở dữ liệu thuế phục vụ xác thực thông tin về người nộp thuế trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực thuế.
VPCP đã ban hành hướng dẫn tích hợp, kết nối chia sẻ giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh phục vụ xác thực, chia sẻ thông tin công dân khi thực hiện thủ tục hành chính theo nguyên tắc không yêu cầu khai báo lại các thông tin đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Tiến độ thực hiện 25 dịch vụ công thiết yếu liên quan đến người dân theo Đề án đang được Bộ Công an và các bộ, ngành đẩy nhanh thực hiện bảo đảm tiến độ, bước đầu có hiệu quả tích cực, hồ sơ tiếp nhận tăng từng ngày. Đặc biệt là lĩnh vực cư trú, trước khi triển khai Đề án, trung bình 1 ngày tiếp nhận 1.225 hồ sơ, sau khi triển khai đề án, số lượng tăng gấp đôi, kết quả giải quyết đúng hạn tăng từ 89% lên 96,5%.
Về nhóm tiện ích phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Công an phối hợp với 25 doanh nghiệp lớn để triển khai các nhiệm vụ của Đề án. Bộ Công an cung cấp việc xác thực danh tính của người dân qua thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử được trang bị tại các quầy giao dịch của một số ngân hàng.
Về phục vụ phát triển công dân số, Bộ Công an đã tổ chức triển khai cấp tài khoản định danh điện tử trên cả nước từ ngày 25/02/2022 cho công dân kết hợp với việc cấp căn cước công dân.
Về kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư, đã tổ chức kết nối thành công dữ liệu bảo hiểm (Bảo hiểm xã hội Việt Nam), dữ liệu mã số thuế cá nhân (Bộ Tài chính), dữ liệu học sinh (Bộ Giáo dục và Đào tạo), dữ liệu trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), dữ liệu đăng ký sử dụng điện (Tập đoàn Điện lực); tiếp tục triển khai thống nhất kỹ thuật với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Giao thông vận tải.
Bộ Công an đã phối hợp Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoàn thành giải pháp và triển khai thành công việc đồng bộ 36 triệu dữ liệu thẻ bảo hiểm y tế vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và căn cước công dân để phục vụ người dân chỉ sử dụng một loại giấy tờ căn cước công dân khi đi khám bệnh (tích hợp sử dụng thẻ căn cước công dân thay cho thẻ bảo hiểm y tế).
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, sự tích cực vào cuộc của Thường trực Tổ công tác và các cơ quan. Đề án được triển khai trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, kết nối với các nền tảng khác để khai thác tối đa hiệu quả, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số, công dân số, kinh tế số; giúp công tác quản lý thống nhất, tập trung, minh bạch, thuận lợi, tiết kiệm (chi phí, thời gian, công sức…) và hiệu quả nhiều mặt.
Về nhiệm vụ sắp tới, Thủ tướng cơ bản với 06 đề xuất kiến nghị của Tổ công tác.
Thứ nhất, chỉ đạo các bộ, ngành, UBND các địa phương khẩn trương triển khai Đề án, trong đó phải triển khai đầy đủ các nội dung, phân công trách nhiệm cụ thể để tổ chức thực hiện đúng tiến độ các nhiệm vụ được giao.
Thứ hai, đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan đến thực hiện các nhiệm vụ của Đề án.
Thứ ba, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế chi kinh phí các dự án công nghệ thông tin, nhất là khắc phục những lỗ hổng về an ninh, an toàn để kịp thời phục vụ Đề án.
Thứ tư, các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm các quy định về bảo đảm an ninh, an toàn trong quá trình kết nối, chia sẻ dữ liệu.
Thứ năm, các bộ, ngành khẩn trương thực hiện kết nối, đồng bộ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo đúng lộ trình Đề án 06.
Thứ sáu, đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai thực hiện Đề án tại các địa phương, tập trung nguồn lực, ưu tiên triển khai thực hiện tại 05 thành phố trực thuộc Trung ương, giao UBND TP. Hà Nội triển khai làm điểm.

ĐỪNG MANG DANH "PHẢN CHIẾN", "TRỪNG PHẠT" MÀ LÀM RA NHỮNG TRÒ TI TIỆN NÀY - NÓ KHỐN NẠN LẮM

-----
Cách đây ít phút, Ủy ban Paralympic quốc tế (IPC) đã quyết định cấm các vận động viên của Nga & Belarus tham dự thế vận hội Paralympic 2022.

Theo thông tin từ Liên đoàn thể thao người khuyết tật Nga, họ dự kiến có 71 vận động viên thi đấu tại Paralympic mùa Đông 2022, tổ chức vào ngày 4/3 tại Bắc Kinh. Lý do quyết định được IPC đưa ra là do ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh giữa Nga & Ukraine.
Theo IPC, quyết định này có hiệu lực ngay lập tức!

Thứ Tư, 2 tháng 3, 2022

BỞI CHIẾN TRANH ĐÂU PHẢI TRÒ ĐÙA...

Bố em, 18 tuổi vào bộ đội. Năm đó là 1974, chiến tranh đã vào hồi cuối, bố là lớp tân binh nên còn huấn luyện chán chê để rồi tuyển lựa “đi B”. May mắn thay, bố chưa đến đợt đi B thì chiến tranh kết thúc, 1977 bố giải ngũ trở về, cưới vợ.

Tháng 8/1978, chị cả em ra đời, sau đó chỉ một tháng, chú Tư – em trai ruột của bố em, có lệnh gọi nhập ngũ. Chú vừa nhát vừa hiền, lại vừa cưới vợ nên bố xin đi thay chú. Đất nước đang cần người đã có kinh nghiệm, đơn tình nguyện của bố được chấp thuận ngay. Mẹ em, chị và ông bà tiễn bố lên đường.
Vài tháng sau, bố đi K (chiến trường Campuchia). Chuyến tàu đưa bố đi từ ga Hải Phòng, đơn vị bố có hơn 40 người Hải Phòng, vào đến Quảng Trị còn 14 người. Họ nhảy tàu vì đi B thì sẵn sàng nhưng đi K thì khác.
.
Chiến tranh đâu phải trò đùa.
Thời gian đầu còn có chút tin bố về nhà, càng về sau càng biền biệt. Mấy năm sau có giấy báo tử gửi về, bà nội khụy xuống trước thềm nhà. Suốt tháng trời bà mê man chỉ đòi chống gậy đi tìm con, bà bảo bố em không thể nào chết được.
Mẹ ôm chị gái em từ căn nhà riêng về ở với ông bà vì chị ốm quá, lên sởi mủ xanh mủ vàng đã có lần thiếp đi, chú mang ra góc giường đặt, mẹ khóc ngất, bỗng thấy cánh tay chị vời lên, mẹ lại ôm chị, chăm nuôi bú mớm. Những năm tháng ấy, bố vẫn biền biệt bên kia, không hay biết gì về tình cảnh bi đát của con thơ, mẹ già.
Rồi bố bị thương trong một lần đi họp giao ban buổi tối: đạp trúng mìn, bàn chân dập nát, đồng đội đưa về trạm quân y dã chiến giữa cánh đồng hoang. Sợ tiếp tế đến không kịp, bác sĩ y tá cưa chân cho bố, cưa sống, đồng đội hát quốc ca bao nhiêu vẫn không át nổi tiếng gào thét. Rồi 2 ngày sau bố mới được chuyển về Sài Gòn bằng trực thăng, lần này nằm viện, cưa thêm một lần nữa vì vết cưa cũ bị nhiễm trùng. Điều dưỡng thêm vài năm nữa 1/3 chân phải của bố đã không còn, một mảnh đạn găm ở đùi và hai tai bị điếc nhẹ. Bố về nhà với giấy chứng thương 2/4, mất sức 65%. Nhưng còn về được đã là đại phúc cho cả nhà mình, bố kể hồi mới sang được một tháng, chính tay bố đã phải gói hài cốt của bạn mình để trực thăng mang về.
Ngày bố về, nét mặt dữ dằn hơn, những cơn đau mê sảng thỉnh thoảng vẫn trở lại, chị em nhất định không nhận bố vì sợ cái nạng và cái chân gỗ bố tháo ra lắp vào mỗi sáng tối. Ngay cả đến đời con trai của chị, cháu ngoại của bố, mỗi lần nhìn cái chân ấy nó đều khóc thét. Bố mất cả tháng trời chỉ để làm quen và ôm con gái mình vào lòng mà không làm nó sợ. Đúng, em là gái, em chỉ nhìn những thứ xung quanh mình, em nhìn thấy chiến tranh và hậu quả của nó trong suốt 18 năm sống bên bố, những lần sợ hãi đến run rẩy khi bố em mắt vằn tia máu lên nóng giận vì những điều không lớn lao gì, khi bố em những đêm rên rỉ trong vô thức vì mảnh đạn trong người, khi bố em có những lần đi xe máy hơi quẹt xe đã ngã vì không thể dùng chân giả mà chống như người ta được.
Bố em chưa một lần than vãn gì về chiến tranh, kêu ca gì về sự đãi ngộ của nước nhà cho những người thương bệnh binh như bố, bố vẫn bươn chải bán buôn ngược xuôi để nuôi con học hành. Em nhớ mãi một lần lớp 11, em học kém bị bố đánh, đánh xong bố nói rất nhiều, nhưng có một câu em không thể nào quên được, bố bảo: “Chị em chúng mày đang đi học bằng tiền xương máu của tao đấy con ạ”. Đúng, chúng em từ Cấp 1 cho đến hết Đại học đều được miễn học phí vì bố là thương binh.
Bao nhiêu năm em sống trên đời là bấy nhiêu năm em thấy mẹ chăm bẵm bố em từ miếng cơm, phích nước, ấm trà, là thấy mẹ chịu đựng đủ sự nóng nảy của bố do thay đổi tâm tính từ lúc trở về. Có đôi lần ai đó nói đến chiến tranh, mẹ em chỉ lơ đãng nói một điều: “Kể cả có chiến tranh, thằng HA (em trai em) nhà này cũng không bị gọi đi nhập ngũ đâu, nó con một, bố lại thương binh yếu đuối thế kia”.
Các bạn có thể cười rằng mẹ suy nghĩ hạn hẹp và ích kỷ, nhưng nếu các bạn đã từng vùi cả tuổi xuân của mình để chờ chồng, nuôi cha mẹ già con thơ và dành cả cuộc đời để xoa dịu những vết thương chiến tranh, các bạn sẽ dễ cảm thông cho mẹ em biết chừng nào. Chiến tranh không đùa với ai cả, cũng không phải cứ hạ súng thì đã là kết thúc thế nên, còn hòa bình được ngày nào, hãy cố mà gìn giữ.

QUAN ĐIỂM CỦA VIỆT NAM VỀ TÌNH HÌNH UKRAINE TẠI PHIÊN HỌP ĐẶC BIỆT CỦA LIÊN HIỆP QUỐC

Tại phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc về Ukraine, Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam về giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật quốc tế.

Trong ngày 1-3 - ngày thứ hai của phiên họp đặc biệt do Liên Hiệp Quốc tổ chức về tình hình Ukraine - hơn 100 nước và các tổ chức đã phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm về vấn đề quan trọng này. Tại đây, Việt Nam lên tiếng kêu gọi các bên đối thoại và bảo vệ người dân.
Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang - trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc - chia sẻ từ lịch sử phải trải qua chiến tranh đau thương dai dẳng của chính mình, Việt Nam thấy rằng chiến tranh và xung đột thường xuất phát từ các học thuyết lỗi thời về chính trị cường quyền, tham vọng thống trị, áp đặt và sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế.
Đại sứ khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam về giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hiệp Quốc, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ, không sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Về tình hình Ukraine, đại sứ bày tỏ quan ngại sâu sắc và kêu gọi kiềm chế, chấm dứt các hành động sử dụng vũ lực, nối lại đối thoại và tìm kiếm giải pháp lâu dài cho các bất đồng.
Theo đó, Đại sứ Đặng Hoàng Giang hoan nghênh cuộc đối thoại ngày 28-2 giữa hai phái đoàn Ukraine và Nga và mong muốn các bên liên quan tiếp tục duy trì đối thoại, hướng tới giải pháp nêu trên.
Bên cạnh đó, ông Giang nhấn mạnh cần bảo đảm an ninh, an toàn của người dân, bảo vệ các cơ sở hạ tầng thiết yếu theo luật nhân đạo quốc tế và đề nghị cộng đồng quốc tế thúc đẩy viện trợ nhân đạo cho dân thường.
Đại sứ đề nghị các bên liên quan bảo đảm an ninh, an toàn cho các cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống ở Ukraine, trong đó có cộng đồng người Việt Nam và tạo điều kiện thuận lợi cho việc sơ tán các công dân Việt Nam đến nơi an toàn.

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2022

RẬN CHỦ” TRẦN VĂN BANG ĐÃ ĐƯỢC NHẬP KHO!

Ngày 1.3, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP.HCM đã tiến hành bắt giam bị can Trần Văn Bang (61 tuổi, trú tại số 860/60X/27 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.25, Q.Bình Thạnh) để điều tra về hành vi tàng trữ, soạn thảo, đăng tải và tán phát trên mạng internet các bài viết có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn TP.

Hành vi của Trần Văn Bang đã phạm vào điều 117, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).
Liên quan đến sự việc nói trên, ngày 24.11.2021, Công an TP.HCM đã khởi tố vụ án “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Ngày 23.2, Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét nơi ở của Trần Văn Bang. Công an TP.HCM đã thu được một số sách, tài liệu của Trần Văn Bang có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc chống phá Nhà nước. Công an TP.HCM tiếp tục điều tra làm rõ hành vi phạm tội của bị can Trần Văn Bang và các đối tượng liên quan để xử lý theo đúng quy định pháp luật.

NÓ LẠ LẮM

Bản thân bà và Chính thể mà bà đang phục vụ đã và muốn xóa sạch, đập hết, lật đổ hết những chứng tích, di sản, thành tựu của chủ nghĩa cộng sản và những vinh quang mà Lênin cũng như Liên Xô gây dựng, nhưng bây giờ bà lại xúi giục một quốc gia cộng sản với 90 năm tuổi Đảng lên tiếng, thay đổi lập trường trung lập của mình. Đừng, đừng bao giờ DẠY Việt Nam về ngoại giao, vì tầm của bà không đủ tuổi.

P/s: Cả Nga và Ukraine đều là những người bạn truyền thống, tốt đẹp của đất nước chúng tôi. Đúng sai thế nào trong chiến sự này hãy để lịch sử phán xét. Không có đồng minh vĩnh viễn, bạn bè vĩnh viễn, chỉ có lợi ích dân tộc, quốc gia là vĩnh viễn và tối thượng.