KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2022

MẠNG XÃ HỘI KHÔNG PHẢI LÀ CÔNG CỤ KÍCH ĐỘNG HẬN THÙ, CHIA RẼ ĐOÀN KẾT

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, Internet và mạng xã hội đang tác động, ảnh hưởng ngày càng lớn đến mọi mặt đời sống xã hội. Chúng ta không phủ nhận những tiện ích to lớn mà mạng xã hội đem lại cho cộng đồng. Thế nhưng các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lại triệt để lợi dụng những ưu thế mà mạng xã hội đem lại để tăng cường tuyên truyền, xuyên tạc nhằm thực hiện “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam. Hàng nghìn trang mạng xã hội được các thế lực thù địch, phản động lập ra để sử dụng như một công cụ chủ yếu tuyên truyền xuyên tạc, bịa đặt nhằm kích động hận thù, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, phá hoại mối quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực và thế giới.

Từ những trang mạng xã hội có địa chỉ ở nước ngoài, rất nhiều thông tin, tài liệu bóp méo, xuyên tạc, bịa đặt, xấu độc được lan truyền gây ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng cư dân mạng. Những sự kiện “nóng”, những vấn đề nhạy cảm, phức tạp các thế lực thù địch, phản động tập trung thời gian gần đây là: mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước, nhất là các nước lớn, đặc biệt phản ứng của Việt Nam trước các sự kiện quốc tế, trong đó có cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine; tình hình ở Biển Đông; những vấn đề liên quan đến dân chủ, nhân quyền; cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; nội dung các kỳ họp của Ban chấp hành Trung ương, Chính phủ, Quốc hội …
Chẳng hạn như xung quanh cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, trên mạng xã hội họ bịa chuyện cho rằng nước này, nước kia “rất thất vọng” khi Việt Nam bỏ phiếu trắng. Họ trích dẫn ý kiến cá nhân của người này, người kia trên mạng xã hội từ đó suy diễn cho rằng Việt Nam bị “gây sức ép” khi bỏ phiếu tại Liên hợp quốc. Rồi họ quy kết: Vấn đề chính là ở Việt Nam tồn tại “một lobby tự nguyện ủng hộ ông Putin”, thể hiện rõ trên mạng xã hội. Cũng chính từ đây họ hoài nghi đặt câu hỏi: Có hay không việc Việt Nam ủng hộ dùng vũ lực để giải quyết những bất đồng giữa Nga và Ukraine? Các hoạt động đối ngoại bình thường giữa Việt Nam và Liên bang Nga gần đây cũng bị một trang mạng xã hội có địa chỉ ở nước ngoài bóp méo, xuyên tạc, làm sai lệch bản chất vấn đề… nhằm lợi dụng sự kiện ở Ukraine để chia rẽ mối quan hệ đoàn kết giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới.
Còn nhiều nữa những dẫn chứng có thể chỉ ra cho thấy mạng xã hội đang bị các đối tượng có tư tưởng thù địch, phản động triệt để khai thác biến thành công cụ tuyên truyền kích động hận thù, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước và các tổ chức quốc tế.
Cần khẳng định rằng, những hành động đó không chỉ trái pháp luật Việt Nam mà còn vi phạm công ước quốc tế. “Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị” năm 1966 quy định rất rõ về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Khoản 2, Điều 19 của Công ước quy định: “Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tùy theo sự lựa chọn của họ”.
Tuy nhiên, cần nhớ rằng, những quyền ấy không phải là quyền tuyệt đối. Khoản 3, Điều 19 “Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị” năm 1966 ghi rõ: “Việc thực hiện những quyền quy định tại Khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc hưởng thụ quyền này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định (những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật) để tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của xã hội”.
Năm 1982, Việt Nam tham gia “Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị”. Từ đó đến nay, Việt Nam luôn tôn trọng và quan tâm nội luật hóa các quy định của Công ước vào hệ thống pháp luật quốc gia. Ở Việt Nam, quyền tự do ngôn luận, báo chí của người dân được quy định rất rõ. Tại Điều 25 của Hiến pháp năm 2013 nêu: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Điều 9, Luật Báo chí Việt Nam 2016 nghiêm cấm: “1. Đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nội dung: a) Xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền nhân dân; b) Bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; c) Gây chiến tranh tâm lý. 2. Đăng, phát thông tin có nội dung: a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội; b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội; xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; d) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế”. Những quy định ấy đều tương thích với “Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị”.
Không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, không một quốc gia nào dung túng, bao che cho những hành động sử dụng Internet, mạng xã hội làm công cụ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và tạo mọi điều kiện để người dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do Internet trên cơ sở tuân thủ Công ước quốc tế và pháp luật Việt Nam. Chính phủ Việt Nam luôn chủ động phối hợp, tích cực hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế để đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin, phát triển Internet và các phương tiện truyền thông hiện đại. Nhưng Việt Nam cũng làm hết sức mình để ngăn chặn thông tin xấu, độc, thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam và Công ước quốc tế. Việt Nam luôn mong muốn chung tay với các nước, các tổ chức quốc tế xây dựng môi trường Internet lành mạnh, an toàn, hữu ích ở Việt Nam và toàn cầu. Cũng như mọi quốc gia trên thế giới, Việt Nam lên án mạnh mẽ, đấu tranh kiên quyết, không cho phép bất kỳ ai được lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do Internet để tán phát những thông tin xuyên tạc, bịa đặt, những luận điệu thù hận, phỉ báng, kích động có thể gây căng thẳng, gây chia rẽ đoàn kết và đưa đến xung đột. Mọi hành vi vi phạm trong lĩnh vực sử dụng Internet, mạng xã hội và phương tiện truyền thông đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật./.

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2022

HÃY NGHE NGƯỜI NƯỚC NGOÀI NÓI GÌ VỀ ĐẤT NƯỚC TƯƠI ĐẸP CỦA CHÚNG TA

Với người Mexico, Việt Nam là nơi nghỉ trăng mật rất nổi tiếng. Nhiều cặp đôi muốn đến Việt Nam sau khi tổ chức đám cưới để trải nghiệm văn hóa khác biệt.

Trải qua quãng đường rất dài với các chuyến bay từ Mexico đến Mỹ, quá cảnh tại Nhật Bản rồi Singapore, Pablo và Sofia cuối cùng đã thực hiện được kế hoạch du lịch Việt Nam sau gần hai năm chờ đợi.
Cặp đôi dự định đi nghỉ tuần trăng mật tại Việt Nam sau lễ cưới vào tháng 8/2020, nhưng dịch Covid-19 đã khiến họ tạm hoãn kế hoạch. Không thể đi Việt Nam, cặp đôi này cũng không chọn địa điểm nào khác mà chờ khi điều kiện cho phép.
VIỆT NAM TUYỆT VỜI
“ỞMexico, Việt Nam là nơi nghỉ trăng mật rất nổi tiếng. Mọi người đều rất hào hứng nếu nghe ai đó sẽ đến Việt Nam sau đám cưới. Đôi bạn cưới trước chúng tôi cũng khuyên hãy đến Việt Nam. Nơi này không giống như bất cứ những gì bạn từng biết. Chúng tôi chọn Việt Nam vì muốn làm những điều đặc biệt ở vùng đất xa xôi cho một dịp trọng đại trong đời” – Sofia cho biết.
Việt Nam là chuyến đi đầu tiên của Pablo và Sofia kể từ sau đám cưới, cũng là lần đầu tiên họ tới châu Á. Tại Việt Nam, cặp đôi người Mexico dành nhiều thời gian nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng, sau đó ra Hà Nội, thăm Hạ Long (Quảng Ninh) và TP.HCM trước khi tới Thái Lan và Maldives.
“Điều tuyệt nhất là chúng tôi được đón tiếp, chăm sóc rất chu đáo khi ở Việt Nam. Đà Nẵng và Hội An có vẻ đẹp hòa quyện giữa quá khứ và hiện đại. Bà Nà Hill gây ấn tượng mạnh vì được xây dựng trên núi cao. Trải nghiệm ở Hạ Long cũng rất tuyệt vời.
Những nơi chúng tôi đến đều sạch đẹp, nhiều cây xanh, không có rác thải trên đường phố. Nhiều món ăn ngon và chi phí du lịch cũng rất rẻ. Những điều đó tốt hơn nhiều so với thành phố Mexico, một nơi rất đắt đỏ và đường phố khá bẩn vì rác” – Sofia nói.
NHỮNG ĐIỀU MỚI LẠ
Pablo rất hứng thú với những nét văn hóa và phong cách sống khác biệt của người dân Việt Nam. Khi đến Hà Nội, họ đi xích lô, cố gắng len lỏi giữa dòng xe đông đúc và tiếng còi xe inh ỏi. Hai người trải nghiệm làm hoa lễ tại một nhà dân, nơi họ hiểu thêm về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam. Đây là những điều khá xa lạ với hai du khách Mexico.
“Thật tốt là ở Việt Nam mọi người luôn hướng về cha mẹ, tổ tiên, ngay cả giới trẻ cũng giữ gìn truyền thống và đức tin của họ. Tại Mexico chúng tôi đang mất dần những điều đó, chỉ có một ngày lễ chung để cùng tưởng nhớ những người đã mất. Con cái đã trưởng thành sẽ không sống cùng bố mẹ, ngay cả anh em ruột cũng ít có dịp gặp gỡ nhau” – Pablo nói.
Pablo và Sofia cho rằng quy định nhập cảnh du lịch Việt Nam khá thuận lợi so với các điểm đến trong khu vực, cũng là một “điểm cộng” để du khách quốc tế ưu tiên chọn Việt Nam. Cặp đôi Mexico cho rằng những di tích hay ngôi nhà cổ ở Hội An, Hà Nội là tài sản quý giá của Việt Nam, rất cần được bảo tồn và giữ gìn. Tuy nhiên “điểm trừ” là tiếng Anh cần được sử dụng nhiều hơn tại các điểm du lịch, nhà hàng, sân bay…
“Tại sân bay Đà Nẵng, chuyến bay đổi cửa ra tàu bay nhưng chúng tôi không nghe rõ thông báo, khi thấy mọi người đứng lên di chuyển thì rất bối rối nhưng không hỏi được ai.
Những nhà hàng ở thủ đô hay điểm đến lớn thì nên có thực đơn tiếng Anh, nhân viên cần sử dụng tốt ngoại ngữ vì chúng tôi đã gặp nhiều khó khăn để giao tiếp với họ. Thật may chúng tôi có thể dùng tiếng Anh, còn nhiều người Mexico chỉ dùng tiếng Tây Ban Nha sẽ rất khó khăn khi đến Việt Nam” – Sofia chia sẻ.
Pablo cho biết sẽ kể với người thân, bạn bè rằng họ chắc chắn nên tới Việt Nam ít nhất một lần trong đời. Cặp đôi cũng khẳng định người Mexico sẽ rất thích Việt Nam, giống những trải nghiệm và kỷ niệm đáng nhớ mà vợ chồng anh đã có. Cặp đôi vẫn muốn trở lại Việt Nam vì còn nhiều nơi tại Hội An, Đà Nẵng và những vùng đất khác chưa có dịp khám phá.
Chuyến thăm Việt Nam không chỉ có ý nghĩa với hai du khách Pablo và Sofia. Nó còn mang đến niềm vui lớn cho đơn vị tổ chức tour. Bà Bùi Băng Giang - Giám đốc Công ty Asia Exotica cho biết Mexico là thị trường xa nên khách đến Việt Nam thường thuộc phân khúc chi trả cao, mong muốn trải nghiệm mới và tìm hiểu văn hóa bản địa.
Đây là những vị khách quốc tế đầu tiên mà công ty phục vụ sau 2 năm đại dịch Covid-19, vì vậy từ nhân viên tới quản lý đều rất hào hứng. Tuy nhiên dù lượng khách quốc tế đang dần tăng trở lại, công ty này dự báo sẽ chỉ phục hồi và đông khách như trước dịch Covid-19 vào giai đoạn cuối năm 2023, đầu năm 2024.

Sách giáo khoa tăng giá: Khi những con chữ không mang tính kế thừa

Mạng xã hội bùng nổ, phụ huynh kêu cứu vì sách giáo khoa tăng giá gấp 2-3 lần. Dịch bệnh khó khăn là một phần nhưng cái mà bậc cha mẹ quan tâm nhất là những con chữ ngày hôm nay dường như đang xa dần bản chất của nó so với thời đại của họ.

20 năm trước, việc anh chị em, hàng xóm sử dụng lại những bộ sách giáo khoa của nhau là điều hết sức bình thường. Cứ lớp anh chị là được dặn dò phải sử dụng sách thật cẩn thận để còn cho các em học lại. Những trang giấy in mỏng trong từng bộ sách giáo khoa ấy là hành trang của biết bao nhiêu thệ hệ học sinh. Không ít những thế hệ trưởng thành từ những trang giấy ấy. Và cũng nhờ vậy, mà trong thời buổi cái đói vẫn còn ở cửa miệng thì việc bớt đi một phần chi phí từ sách giáo khoa, giúp những bậc cha mẹ bớt nhọc nhằn hơn trong hành trình đưa con mình đi học.
Ngày nay, khi xã hội phát triển, những lứa học sinh 20 năm trước cũng đã làm cha làm mẹ và đang tiếp tục chuẩn bị hành trang đến với con chữ cho con mình. Với thời buổi ăn ngon mặc đẹp, thì việc xuất bản những ấn phẩm sách giáo khoa có chất lượng cao hơn cũng là điều rất dễ hiểu. Thế nhưng, điều mà người làm cha mẹ đang cực kì thắc mắc, đó chính là tính kế thừa của những bộ sách giáo khoa.
Cải cách, cải cách và cải cách. Phụ huynh bị xoay như chong chóng. Sách mới năm nay mua cho con học, năm sau đã phải bỏ vì chương trình đã khác, vì con thực hành trực tiếp trên sách. Chưa kể là những kiến thức khởi đầu (cho các bé tiểu học) có nhất thiết phải thay đổi nội dung liên tục như vậy không? Để rồi chính lớp cha mẹ ngày xưa bị quay cuồng trong bộ sách giáo khoa của con mình. Với kiến thức từng học, họ không biết phải dạy sao cho con mình đúng.
Đấy là kể, mỗi đứa trẻ đến trường đều được giáo dục đức tính tiết kiệm, ấy vậy nhưng những bộ sách chứa đựng tri thức lại không hề mang tinh thần ấy. Ngay cả những nước giàu có như Đức họ vẫn sử dụng những bộ sách giáo khoa mang tính kế thừa còn chúng ta tại sao lại không?
Nâng cao chất lượng là điều bình thường trong nhu cầu phát triển của xã hội. Thế nhưng xét trong môi trường giáo dục nếu nó không đi kèm những điều kiện bắt buộc như tính kế thừa thì sẽ đem lại cho phụ hunh một cảm giác ngoài tri thức thì đâu đó còn là bàn tay “con buôn” đang hiện hữu.

GIỮA DÒNG THÔNG TIN NHIỄU LOẠN, HÃY HÓNG DRAMA MỘT CÁCH TỈNH TÁO.

Theo kinh nghiệm hóng drama của mình thì mọi sự khẩu nghiệp cứ nên từ từ các bạn ạ. Đã có nhiều ví dụ về những vụ việc không diễn ra như đại đa phần cộng đồng mạng nghĩ, nhất là trong thời buổi thông tin nhiễu loạn thông tin như hiện tại.

Các bạn còn nhớ vụ việc diễn ra cách đây đúng 2 năm, vào tháng 5/2020, một bà mẹ tại Hải Phòng đăng tấm ảnh con gái của mình đứng ở ngoài cổng trường kèm theo thông tin là “đi học sớm, nhà trường bắt con gái đứng nắng, không cho vào trường”. Cộng đồng mạng phẫn nộ với nhà trường và giáo viên rất gay gắt. Sau khi văn bản của nhà trường đưa ra và khẳng định giáo viên, sao đỏ không sai và không ai bắt cháu bé đứng ở ngoài cổng trường, làn sóng bực tức còn mạnh mẽ hơn vì phần đông cư dân mạng cho rằng nhà trường bưng bít. Nhưng, sau đó khoảng ít ngày, thì phần lớn cộng đồng mạng mới vỡ lẽ ra khi cơ quan chức năng thông qua đoạn clip trích xuất ghi lại cảnh chính bà mẹ đã dàn dựng tình huống, tự đưa cháu bé ra bên ngoài cổng trường chụp ảnh.

Dĩ nhiên, hai sự việc là khác nhau. Nhưng điều mình muốn nói ở đây là, có thể sự việc sẽ không diễn ra theo những gì mà phần đông chúng ta nhìn thấy. Những gì mà chúng ta thấy hoàn toàn có thể được xào nấu một cách có chủ đích.
Có một cách thức quen để “đánh lừa” cư dân mạng. Đó là việc tạo những nick clone giả mang tên những người trong sự việc, cố tình đăng bài tranh cãi rồi sau đó được những trang mạng lá cải đem về xào nấu thành tin tức, rồi tự dưng những tin tức này biến thành “bằng chứng” và được cư dân mạng tin sái cổ.
Ví dụ như sự việc tại trường quốc tế vừa rồi, chị Thủy Bi cũng bị hàng chục nick clone giả mạo đưa tin vụ việc, nick thì giả vờ nhận lỗi livestream sai sự thực, nick thì tung clip tụi nhỏ ở một ngôi trường nào đó uýnh nhau để câu view…. Và chính chị cũng phải lên tiếng đính chính rất nhiều thông tin sai sự thực, thiếu khách quan, cắt gọn không rõ ràng.
Trong mỗi drama, thì luôn có hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn con kền kền lao vào hưởng lợi, chứ chúng chẳng giúp ích gì cho những người liên quan cả và chỉ muốn vụ việc này phát sinh thêm nhiều tính tiết để thêm view và nhiều tương tác.
Bạo lực học đường và bao che luôn là một điều xấu xí trong giáo dục. Nếu như nhà trường vì lý do gì đó liên quan đến “danh tiếng” mà lờ đi vụ việc thì đúng là hết thuốc chữa.
Mong rằng cơ quan công an vào cuộc làm rõ vụ việc, đưa ra diễn biến tình tiết một cách trung thực, khách quan, rõ ràng để cư dân mạng hóng cho chính xác, mắng đúng người, chê đúng tội.
Mình rất thông cảm với các bạn học sinh vì cũng từng là nạn nhân của bạo lực học đường. Và cũng rất thông cảm với những phụ huynh có con bị bạo hành, vì mình cũng đã và đang cha của một đứa nhỏ.

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2022

LƯU MANH GIẢ DANH TRI THỨC

Nguyễn Quang Thạch là một người tự xưng là một nhà tri thức “cấp tiến” luôn muốn truyền bá kiến thức và văn hóa đọc sách đến tất cả người dân Việt Nam, y là người khởi xướng chương trình “Sách hóa nông thôn”.

Với mục đích cao cả như vậy, y được nhiều người yêu sách biết tới. Thế nhưng, núp sau hình ảnh bóng bẩy đó là một tư tưởng lệch lạc, Thạch đã có nhiều phát ngôn gây hoang mang, bức xúc trong dư luận, thường xuyên đăng tải các bài viết có nội dung phản động trên trang cá nhân Facebook của mình.
Mới đây, y đã có một phát biểu mà chắc chắn ai đọc cũng cảm thấy bức xúc. Thạch cho rằng thắng trận chung kết chẳng có ý nghĩa gì khi Việt Nam vẫn thua Thái Lan ở nhiều mảng. Chẳng thể hiểu nổi một người tự xưng là học thức uyên bác mà lại phát biểu được câu trên.
Trò so sánh kinh tế của Việt Nam với Thái Lan đã có từ lâu và cũng chẳng cần phải so sánh bởi ai cũng biết xuất phát điểm của Thái Lan đã hơn Việt Nam. Nếu lấy thể thao ra so sánh với những khía cạnh khác của nền kinh tế thì chẳng việc gì các nước và các khu vực trên thế giới lại phải tổ chức nhiều giải thể thao đến vậy.
Thể thao cũng là một phương tiện để quảng bá đất nước, thể hiện vị thế của mình. Như trong Seagames 31 vừa rồi, các đoàn tham dự đều đánh giá cao công tác chuẩn bị của Việt Nam và công nhận Việt Nam đã phát triển quá nhanh. Đó cũng là một thành tích đáng mừng của Seagames 31 năm nay.
Đúng là giàu thì nó ghét mà đói rét thì nó khinh. Những thành phần tiêu chuẩn kép bao giờ cũng có cái để nói. Mai mốt con cún nhà thằng này nó bỏ bữa, nó cũng đổ lỗi tại chế độ, tại Nhà nước... đến mệt

CHÚ BẢO VỆ TỰ NGUYỆN HÚT ĐINH TRÊN ĐƯỜNG

Hơn một năm nay, nhiều bà con đã quen thuộc với hình ảnh một người đàn ông chạy chiếc xe hút đinh tự chế đi khắp tuyến đường lớn nhỏ của nhiều huyện, thị trên địa bàn tỉnh An Giang. Đó là ông Hà Văn Út (50 tuổi, ngụ xã Khánh Hòa, H.Châu Phú, An Giang).
Ông Út hiện là bảo vệ ở một trường THCS, vợ bán quán nước nhỏ. Con trai học nghề sửa xe và con gái đang học đại học trên TP.HCM. Tuy hoàn cảnh kinh tế không dư giả, nhưng khi nghe nhiều người than rằng, xe đang chạy trên đường thì bị vật nhọn đâm thủng bánh, khiến trễ nải công việc, thậm chí té xe chấn thương phải nhập viện… nên ông quyết định chế chiếc xe rà hút đinh để hạn chế rủi ro cho bà con.

Chiếc xe hút đinh được ông Út thiết kế giống như xe máy kéo. Phía sau là 2 giàn bánh gồm 20 cục nam châm nối liền nhau để khi xe chạy tới đâu 2 giàn này sẽ hút các kim loại như sắt, kẽm tới đó. Không chỉ hoạt động ở H.Châu Phú, ông còn hút đinh ở các nơi khác như Châu Thành, Phú Tân, Tịnh Biên, Tri Tôn, An Phú, Tân Châu và TP.Châu Đốc. “Cứ mỗi ngày, tôi hút tầm 1 - 2 kg kim loại gồm bù loong, ốc vít, mạt sắt, kẽm, dây chì... chủ yếu do các phương tiện chuyên chở làm rơi vãi, rất dễ gây nguy hiểm cho người và phương tiện lưu thông trên đường”, ông Út cho biết.
Ngoài hút đinh, ông Út còn tham gia nhiều việc từ thiện khác như vận chuyển củi, thuốc nam, nông sản hay các vật dụng khác đến những điểm từ thiện tùy theo nhu cầu công việc.
Cuộc sống của ông cứ vậy xoay vòng đều đặn trong hạnh phúc giữa mưu sinh đời thường và chuyện thiện nguyện giúp đời. “Mỗi khi nghĩ đến những tuyến đường mà xe tôi đã chạy qua rà hút được vật dụng, kim loại sắc nhọn, giúp người dân tránh được những rủi ro nguy hiểm, góp chút công sức trong việc đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông là tôi cảm thấy hạnh phúc với công việc thiện nguyện này”, ông Út nói./.

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2022

CÔNG TỘI PHÂN MINH

Tại sao bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt? Theo như cơ quan CA TPHCM, bà Hằng bị bắt vì tội: “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Việc bà tham gia lên án nghệ sĩ, người nổi tiếng ngâm tiền từ thiện, có dấu hiệu ăn chặn tiền từ thiện, chậm trễ giải ngân là điều đáng hoan nghênh và được dư luận quan tâm. Đấu tranh chống lại nghệ sĩ bẩn là một việc tốt, vụ việc còn được nhân dân, các cơ quan lớn như VTV, Báo Nhân Dân, báo chí đưa tin. Hệ quả là nhiều nghệ sĩ giải ngân "khẩn cấp", có cá nhân phải chịu truy tố, các nghệ sĩ liên quan phải giải trình...
Nhưng, nếu chỉ dừng lại ở những việc này thì mọi chuyện đã không diễn biến thế này.
Từ khoảng 10/2021 đến nay, bà Phương Hằng nhiều lần có những livestream rất khó nghe, quy chụp, đấu tố các lãnh đạo tại các tỉnh thành phố phía Nam như TP. HCM, Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Bến Tre... Ví dụ tiêu biểu là livestream nói Chủ tịch TP. HCM Phan Văn Mãi tư lợi cá nhân, không hỗ trợ doanh nghiệp, lợi ích nhóm... hoặc CA các tỉnh, thành phố nhận tiền trong khi không đưa ra được bằng chứng hoặc thông tin rõ ràng. Bên cạnh đó là việc bà tham gia giao lưu cùng với các Youtuber, Tiktoker... lôm côm khác, phát ngôn quá đà trên các livestream, không kiểm soát nội dung, ngôn từ.
Việc bà Hằng bị bắt có thể là là “giọt nước tràn ly”. Người ta tiếc vì bà ấy đã có giai đoạn đấu tranh cho chính nghĩa, có nhiều hoạt động hỗ trợ chống dịch, từ thiện. Nhưng lại quá lan man, nói dài thành ra nói dại, để rồi hớ miệng, không biết điểm dừng và đưa ra những vụ việc thiếu thông tin, một chiều, không rõ ràng và thậm chí là xuyên tạc.
Bà Hằng bị bắt, không có nghĩa là nghệ sĩ các nghệ sĩ “không làm gì sai”.

BỘ MẶT THẬT CỦA KẺ CHỐNG PHÁ NÚP BÓNG NHÀ GIÁO DỤC

Sự việc Trần Thị Ái Liên, từ hồi 18t đã sang Cali Mỹ sống được 20 năm. Sau khi học Cử nhân Chính trị học, rồi Thạc sỹ Chính sách công (Đại học Berkeley), thì làm cố vấn cho chính sách “Project Việt Nam”, rồi giành học bổng Fulbright của Bộ Ngoại giao Mỹ (khúc này ngầu nè!), lại tự nhiên đột ngột bỏ việc về VN làm ngòi bút sắc bén của BBC Tiếng Việt, mở công ty “phi lợi nhuận” Bạn của bé (lại một tổ chức NGO), lấy yếu tố “giáo dục” là phương pháp nuôi dạy trẻ “Kỷ luật không nước mắt”, trong khi bản thân không có chồng con gì, để tiếp cận số đông người dân và các thế hệ tương lai của người VN, thì hiểu rồi hén!

Chả trách sao, khi đủ lượng người theo dõi, thị lộ mặt 3 que ra, thị ca ngợi vnch, thị mượn chủ đề đang khiến dư luận dậy sóng là “quấy rối tình dục trẻ em” để đăng tút xúc phạm Bác Hồ với cách thức so sánh khiếm nhã.
Dĩ nhiên, phần lớn các bức ảnh được thị sử dụng là chọn góc chụp phản cảm hoặc bị photoshop vốn đầy rẫy trên mạng của thế lực phản động luôn tìm cách bôi nhọ Bác Hồ, hòng hạ bệ lãnh tụ với mưu đồ chính trị đen tối.
Dù cũng may là rất nhiều bình luận phẫn nộ, rất nhiều người là phụ huynh, học viên từng tham gia các khóa học hay nghe thị thuyết trình đều tuyên bố bỏ theo dõi, hối tiếc vì đã tham gia…
Nhưng lại một lần nữa, H bị ám ảnh vì những câu này của một quan chức Mỹ lúc rút quân khỏi VN "Những cái gì mà mấy chục năm nay nước Mỹ không làm được ở trên đất nước này, thì con cháu của các ngài, thế hệ trẻ Việt Nam trong tương lai, nó sẽ giúp nước Mỹ thực hiện được giấc mơ của người Mỹ... Người Mỹ sẽ trở lại Việt Nam không phải với bom đạn, mà bằng đồng đô la và cờ của nước Mỹ sẽ tung bay khắp Việt Nam"...
Nước Mỹ nó có:
1. Sự kiên nhẫn vô hạn (có khi là một chương trình được hoạch định tới 50 năm, như trường hợp nuôi dưỡng cả một thế hệ đối lập để lật đổ ở Thổ Nhĩ Kỳ, mà đại diện là tên sát thủ trẻ len lỏi được thật sâu vào hàng ngũ cảnh sát đặc biệt, rồi ám sát đại sứ Nga).
2. Và khả năng tài chính bao la
- Đơn cử như trường hợp "nhỏ" là bảo kê và tài trợ thằng cha Fethullah Gülen, kẻ chủ mưu đợt đảo chính vừa rồi ở Thổ Nhĩ Kỳ, xây khoảng 300 trường học ở Thổ Nhĩ Kỳ và hơn 1.000 trường trên toàn thế giới, có cả ở VN, hòng đào tạo lực lượng là hơn 2 triệu học sinh, sinh viên! May là sau đảo chính, đã bị đóng cửa hết.
- Hay trường hợp to hơn như: "Vấn đề mà tưởng chừng như trong chúng ta ai cũng biết, thậm chí là hiểu quá rõ, là những "nghi vấn" Mỹ hỗ trợ cho khủng bố tại Trung Đông, cũng như những tổ chức khủng bố rễ nhánh khác của Mỹ trên toàn thế giới. Và sau đây là một trong vô vàn hợp đồng đẫm máu của Mỹ tại Trung Đông: Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, Mỹ đã chi cho ISIS số vũ khí tương ứng với 1 tỷ USD trong năm 2016. Hệ quả đàng sau mỗi phi vụ như vậy là khủng khiếp, từ các cuộc chiến của Mỹ và đồng minh EU - NATO để lại".
Để lật đổ một chính quyền Cộng Sản người Mỹ đã từng dày công xây dựng đội ngũ kế cận do họ đào tạo, rồi dần dần thay máu bằng tầng lớp lãnh đạo trở về từ phương Tây. Sau đó, khi thời cơ chín muồi, một nhân tố như Gorbachev là đủ để thay đổi một chính quyền theo chiều hướng chịu nghe lời nước Mỹ.
Môi trường giáo dục là nơi đào tạo thế hệ kế cận sẽ lãnh đạo đất nước sau này, nên nắm được môi trường này sẽ chắc phần thắng. Tấn công vào môi trường giáo dục là một trong những mũi tấn công của những thế lực chống phá do phương Tây tài trợ. Như sự kiện Phạm Minh Hoàng thâm nhập vào hệ thống giáo dục Việt Nam trước kia. Đối tượng này là một trong những thành viên cốt cán của Việt Tân trong kế hoạch "sang sông" nhằm đưa người về len lỏi trong môi trường giáo dục Việt Nam, hòng chuyển biến tư tưởng tầng lớp HS-SV ngày nay.
Không phải ngẫu nhiên mà một bộ trưởng nước Nga từng phát biểu:
“Chức năng cơ bản và chủ yếu của trường học là giáo dục trí tuệ và nhân cách con người, chứ không phải là dịch vụ giáo dục. Cần phải trả lại hoạt động giáo dục cho nhà nước quản lý, trở lại truyền thống giáo dục tốt đẹp thời Xô-Viết”.
“Bộ trưởng quan trọng nhất trong chính phủ là Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Bộ trưởng Bộ y tế tồi, cùng lắm chỉ gây khó khăn cho người dân khám chữa bệnh và ảnh hưởng tới sức khỏe. Bộ trưởng Bộ kinh tế tồi, cùng lắm là làm chậm sự phát triển kinh tế. Nhưng Bộ trưởng Bộ giáo dục tồi thì phá hoại cả tương lai của đất nước và của quốc gia”.
“Đã đến lúc phải chấm dứt các cuộc thí nghiệm giáo dục theo mô hình phương Tây đang tạo ra tình trạng hỗn loạn trong lĩnh vực này”.
Rõ ràng nước Nga ngày nay và chúng ta có điểm tương đồng, áp dụng rập khuôn mô hình giáo dục theo kiểu phương Tây, xem đó là giá trị cốt lõi, dần dần lâu hơn nữa khi đạt tới trình độ nhất định, những người được đào tạo ra sẽ xem những giá trị lịch sử như Chủ nghĩa Xã hội là lỗi thời cần phải được loại bỏ.
Chỉ cần 20 năm là có thể thay máu hoàn toàn thế hệ trẻ của đất nước, khi người ta không biết tới giá trị lịch sử, chắc chắn người ta cũng sẽ quên quá khứ của tương lai.
Hiện nay, nhiều giáo viên đang đứng trên bục giảng, dù là giáo viên họ vẫn xem những giá trị phương Tây là cốt lõi, mô hình giáo dục Xã hội chủ nghĩa là cổ hủ lạc hậu. Tất nhiên là họ phủ nhận những thành quả của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Vậy thử hỏi những giáo viên như thế sẽ đào tạo ra những học sinh như thế nào?
Ba mũi giáp công đánh vào hệ thống xã hội nước ta là Kinh Tế-Truyền Thông-Giáo dục.
Kinh tế tăng các khoản viện trợ đầu tư, cốt làm sao để cho người dân hiểu đó là giá trị cần hướng tới, để có sự so sánh giữa hai mô hình.
Truyền thông mở những lớp tập huấn báo chí theo tiêu chuẩn phương Tây, sử dụng những cây bút, những tờ báo biến chất đánh vào những điểm yếu của Đảng, làm suy giảm lòng tin của người dân.
Giáo dục thì viện trợ cấp học bổng, mở trường học tuyển chọn nhân tài đào tạo theo phương pháp chuẩn phương Tây, tất nhiên sau khi ra trường những "trí thức" này sẽ phục vụ cho công cuộc tuyên truyền giá trị tư tưởng phương Tây ngay trên đất nước mình. Cứ 10 sinh viên du học thì có 9 người ca ngợi mô hình giáo dục phương Tây và lên án mô hình Xã hội chủ nghĩa. Đây là lực lượng nòng cốt trong cuộc diễn biễn hòa bình nhằm vào những nước mà phương Tây xem là "độc tài thiếu dân chủ".
Việc một cựu đại sứ Mỹ, người luôn can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, sau khi tích lũy được trong thời gian làm Đại sứ, đã quyết định ở lại để duy trì các nhóm chống phá đang hoạt động trong cơn cùng quẫn, phần lớn bấu víu vào các cha xứ phản chúa để thoi thóp, trở thành Phó chủ tịch trường Fulbright, đã đủ nói lên việc Mỹ đã có những toan tính trong việc cổ phần hóa đội ngũ kế cận của Việt Nam sau này.
Như chúng ta đã biết, Fulbright là một chương trình đào tạo với mục đích duy nhất là tạo ra một tầng lớp "tinh hoa", những kẻ phá nát Đảng và Nhà nước từ bên trong. Chúng ta biết rõ những mưu kế bẩn thỉu từ chương trình này nhằm mục đích thay đổi chế độ và trước mắt là tạo nền tảng chính trị cho việc can thiệp của tư bản Mỹ vào Việt Nam.
Nhiều người không biết, thứ người Mỹ muốn đầu tư nhất vào Việt Nam không phải nông nghiệp, năng lượng hay công nghiệp, mà chính là Tài chính, thứ mà cho đến nay Nhà nước vẫn kiểm soát rất tốt và đưa Việt Nam đồng thành đồng tiền ổn định nhất Châu Á.
Còn nhớ PHẠM CHI LAN và đồng bọn trong nhóm Cố vấn kinh tế của thủ tướng xuất thân từ ổ Fulbright này, với những chính sách tài chính vô cùng ngu dốt đã từng khiến đồng VN không ổn định, lạm phát tăng phi mã.
Và Fulbright sinh ra để tạo ra nhiều hơn nữa những kẻ "tinh hoa" ngu dốt như thế. Tạo ra những kẻ lấy nhiệm vụ giảm tải hay đốt cháy toàn bộ chương trình, nhóm lên ngọn lửa khủng hoảng làm điểm tựa để thâu tóm Việt Nam. Và vị cựu đại sứ kia thì đóng vai trò cầu nối cho đám chính khách vong bản ấy với các nhóm vong nô để làm thế hô ứng.
Rất thâm độc!
Khi dùng tiền đầu độc âm ỉ nhận thức, sẽ tạo ra những quần chúng nô lệ, tạo ra những cây tầm gửi bám vào đế quốc để biến thành tay sai.
Trong bối cảnh diễn biến hòa bình ngày càng tinh vi và thâm độc thì chỉ có lòng yêu nước chân thành mới giữ được lập trường vững vàng phá tan mối tiềm tàng lật đổ chế độ mà thôi, mọi người ạ!
Tổ Quốc là mãi mãi mang tên Việt Nam, bạn và tôi có còn xứng đáng là con dân đất Việt hay không, tùy thuộc rất nhiều vào bản lĩnh trong trái tim mình .
P/S: Tôi muốn truyền tải, cảnh tỉnh các bạn có những ảo tưởng về việc học tập cho con em mình, và cảnh báo một nhóm giáo viên có những tư tưởng sai lệch trong việc giảng dạy học sinh, con em chúng ta. Vẫn còn kịp cho các bạn điều chỉnh tư duy của bạn nếu bạn còn có lòng yêu nước chân chính.

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2022

XẢ SÚNG ĐẪM MÁU TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở TEXAS - HOA KỲ, 16 NGƯỜI THIỆT MẠNG TRONG ĐÓ CÓ 14 TRẺ EM.

Ít nhất 14 học sinh, một giáo viên thiệt hại trong vụ xả súng ở trường học ở Texas - Thống đốc Theo Greg Abbott, kẻ xả súng là một cư dân địa phương, Salvador Romas, 18 tuổi.
Vụ xả súng xảy ra tại trường tiểu học Robb ở thành phố Uvalde, bang Texas, Mỹ vào trưa 24/5 (rạng sáng 25/5 giờ Hà Nội).
Thống đốc Greg Abbott cho biết tay súng 18 tuổi được cho là đã bắn chết bà của mình trước khi tới trường tiểu học với một khẩu súng ngắn và có thể cả một khẩu súng trường.

"Cậu ta đã bắn chết 14 học sinh và một giáo viên", ông Abbott nói.
Ông thêm rằng kẻ xả súng là thiếu niên địa phương và là công dân Mỹ. Tên này đã chết sau vụ tấn công, được cho là do bị lực lượng phản ứng bắn hạ.
Đây là vụ xả súng đẫm máu nhất ở Mỹ kể từ khi 14 học sinh trung học và 3 nhân viên bị giết trong vụ tấn công ở Parkland, bang Florida năm 2018, cũng là sự việc tồi tệ nhất tại một trường tiểu học kể từ vụ xả súng ở Sandy Hook, bang Connecticut năm 2012, khiến 20 trẻ em và 6 nhân viên thiệt mạng.

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2022

PHÓNG VIÊN NƯỚC NGOÀI NÓI VỀ HIỆN TƯỢNG LÁ CỜ ĐỎ SAO VÀNG ???

Có lẽ trên thế giới này hiếm có một dân tộc nào lại yêu quý lá Quốc Kỳ của dân tộc mình hơn người dân Việt Nam...
Tôi đã từng tác nghiệp khắp nơi trên thế giới- nhưng khi đến Việt Nam thì mới thực sự choáng ngợp về người dân nơi đây .
Ngày Tết - khắp nơi trên cả nước Việt Nam treo cờ , ngày Quốc Khánh , ngày Giải Phóng Miền Nam 30/4 , ngày lễ hội truyền thống ở địa phương... đặc biệt nhất là những khi đất nước này có dịp ăn mừng về đội tuyển bóng đá của họ sau mỗi trận đấu hoặc khi đón đoàn cầu thủ từ nước ngoài trở về...
Ở đâu cũng thấy cờ đỏ sao vàng, ở đâu cũng thấy những khuôn mặt hân hoan rạng ngời- không kể thanh niên mà có cả người già , trẻ em...
Tôi nghĩ : Việt Nam không phải là một quốc gia quá hâm mộ bóng đá - nhưng phải thừa nhận họ quá hâm mộ lá cờ đỏ sao vàng- bởi vậy cho nên họ chỉ đợi những dịp nào đó để họ có lý do, có cái cớ ... để được mang lá cờ của mình ra cùng hò hét với mọi người...

Tôi đã từng đi lọt vào giữa biển người , biển cờ trong những đêm Hà Nội không ngủ - tôi mới cảm nhận rằng ở đất nước này có một tinh thần dân tộc vô cùng to lớn- tinh thần đó không thể nào là tự phát , không thể chỉ có được một vài trăm năm- tinh thần đó chắc chắn đã có trong mỗi con người ở dân tộc này từ ngàn đời vì vậy mới thấm được ... như một thứ văn hoá truyền thống được kế thừa từ đời này qua đời khác ...
Đó chính là một tinh thần đoàn kết - người dân họ chỉ mượn sự kiện để được cầm cờ, mượn được cầm cờ để được hoà mình vào không khí gắn bó tinh thần dân tộc triệu người như một - Chắc cũng bởi thế cho nên ... dân tộc này mới đánh đuổi tất cả những giặc ngoại xâm hùng mạnh nhất ra khỏi bờ cõi...
Tôi đã đem những bức ảnh và những câu chuyện cả đêm đi cùng biển người , biển cờ kể cho bạn bè ở đất nước tôi biết - họ rất lấy làm ngạc nhiên và thú vị- họ ước mơ được đến Việt Nam du lịch trong những dịp như vậy ...