KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2022

KHI GIỌT NƯỚC MẮT LĂN

 KHI GIỌT NƯỚC MẮT LĂN

Khóc đi Anh
Khóc về nỗi đau của chiến tranh
Khóc cho hàng triệu mái đầu xanh hy sinh chưa có tên trên mộ
Khóc cho những đứa trẻ sinh ra chưa từng gặp mặt bố
Khóc cho những người vợ hiền chia tay chồng chẳng hội ngộ bên nhau.
Nước mắt người mẹ nào cũng mang nặng nỗi đau
Sự tàn khốc của chiến tranh nhuộm đỏ màu ký ức
Hậu quả chiến tranh khiến anh ngồi day dứt
Nghĩ về đồng đội mình thắt ngực tim anh.
Đất nước mình qua bao cuộc chiến tranh
Độc lập tự do đã trở thành chân lý
Cả dân tộc hoá thành chiến sĩ
Lòng yêu nước thành vũ khí bên mình.
Bốn ngàn năm, biết bao cuộc chiến chinh
Dòng máu Lạc Hồng - nghĩa tình đồng loại
Trong khó khăn thấm đượm lòng nhân ái
Trước quân thù, sức mạnh lại nhân lên.
Trai, gái, trẻ, già sát cánh kề bên
Đại đoàn kết trên móng nền dân tộc
Đảng vì dân, lấy dân làm gốc
Chiến thắng quân thù bằng gậy gộc, tầm vông.
Cuộc chiến tranh nào cũng thắng lợi, thành công
Một dân tộc thần đồng diệt giặc
Nở nụ cười tươi gạt đi dòng nước mắt
Yêu tổ quốc mình càng thắt chặt bên nhau.
Khóc đi anh, chút lặng lẽ buồn đau
Giọt nước mắt thấm đậm màu nhân ái
Vì nước, thương dân tin anh không quản ngại
Mây đen tan rồi bầu trời lại sáng lên./.

Hình ảnh rất xúc động của TTCP Phạm Minh Chính tại Chương trình "Khúc tráng ca Hòa bình" tối ngày 27/7/2022


Phan Trung Can

 Cần thiết ban hành Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ: Vì sự an toàn của cả cộng đồng

Thấy gì qua con số hơn 90% số vụ tai nạn giao thông đường bộ là do lỗi của con người gây ra? Điều đó phản ánh một thực tế con người là một trong số các chủ thể quan trọng của an toàn giao thông.
bách phải có luật chuyên biệt để quản lý tốt hơn con người khi tham gia giao thông, vì sự an toàn của chính họ và cộng đồng. Nhiều chuyên gia pháp lý, các nhà nghiên cứu đã bày tỏ sự đồng thuận với việc phải có “luật đi đường” hướng đến mục tiêu xây dựng văn hóa giao thông để kéo giảm tai nạn và ùn tắc.
Xu hướng lập pháp
Khi dự luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB) được đưa ra bàn thảo, lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân, các nhân sĩ trí thức, chuyên gia pháp lý, đại biểu Quốc hội, bên cạnh đa số quan điểm ủng hộ, cũng có ý kiến lo ngại việc tách Luật Giao thông đường bộ thành Luật TTATGTĐB và Luật Đường bộ sẽ phá vỡ tính hệ thống, tổng thể của hệ thống pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này. Lập luận trên đã được nhiều chuyên gia pháp lý đánh giá là không có căn cứ, đi ngược lại xu hướng lập pháp hiện đại.
luật sư Chính Pháp (Hà Nội) cho biết, hiện nay ở nước ta cũng như các nước trong khu vực và trên thế giới, trong công tác lập pháp, có một xu hướng tất yếu đó là xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng chuyên sâu, điều chỉnh một lĩnh vực cụ thể để bảo đảm sự phân công rõ ràng chức năng, nhiệm vụ trong quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương và nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật... Việc tách luật không phải là duy ý chí, hay phục vụ lợi ích cục bộ của ngành nào, mà là do yêu cầu khách quan đặt ra từ thực tiễn đời sống.Đời sống kinh tế xã hội càng phát triển thì quan hệ xã hội mới phát sinh ngày càng nhiều, đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng luật chuyên biệt, chuyên ngành.



“Theo tìm hiểu của chúng tôi về luật giao thông ở các quốc gia trên thế giới như Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Liên bang Nga, Đức, Australia, Lào, Campuchia, nhiều nước còn xây dựng luật riêng về đường bộ cao tốc, hay luật riêng về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, luật riêng điều chỉnh lĩnh vực vận tải đường bộ gắn với dịch vụ logistic...
Đặc biệt, không có bất kỳ quốc gia nào ban hành Luật Giao thông đường bộ bao gồm cả 3 lĩnh vực an toàn giao thông, kết cấu hạ tầng và vận tải đường bộ. Ở Việt Nam, việc một ngành luật được tách ra để điều chỉnh chuyên sâu một lĩnh vực cụ thể, một quan hệ xã hội nào đó... không còn là chuyện gì mới mẻ. Chẳng hạn, Luật Thi hành án hình sự, Luật Đặc xá, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam đã được tách ra từ Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật Tố cáo, Luật Khiếu nại được tách ra từ Luật Khiếu nại, Tố cáo; Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư được tách ra từ Luật Đầu tư (cũ); Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Giáo dục đại học được tách từ Luật Giáo dục; Luật Sở hữu trí tuệ được tách ra từ Bộ luật Dân sự; Luật An toàn, vệ sinh lao động được tách ra từ Bộ luật Lao động... Việc chúng ta tách Luật Giao thông đường bộ thành Luật TTATGTĐB và Luật Đường bộ là theo xu thế tất yếu đó, để đảm bảo điều chỉnh mọi mối quan hệ xã hội phát sinh trong từng lĩnh vực” - Tiến sĩ Cường nhận xét.
luật sư Chính Pháp (Hà Nội) cho biết, hiện nay ở nước ta cũng như các nước trong khu vực và trên thế giới, trong công tác lập pháp, có một xu hướng tất yếu đó là xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng chuyên sâu, điều chỉnh một lĩnh vực cụ thể để bảo đảm sự phân công rõ ràng chức năng, nhiệm vụ trong quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương và nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật... Việc tách luật không phải là duy ý chí, hay phục vụ lợi ích cục bộ của ngành nào, mà là do yêu cầu khách quan đặt ra từ thực tiễn đời sống.Đời sống kinh tế xã hội càng phát triển thì quan hệ xã hội mới phát sinh ngày càng nhiều, đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng luật chuyên biệt, chuyên ngành.
“Theo tìm hiểu của chúng tôi về luật giao thông ở các quốc gia trên thế giới như Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Liên bang Nga, Đức, Australia, Lào, Campuchia, nhiều nước còn xây dựng luật riêng về đường bộ cao tốc, hay luật riêng về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, luật riêng điều chỉnh lĩnh vực vận tải đường bộ gắn với dịch vụ logistic...
Đặc biệt, không có bất kỳ quốc gia nào ban hành Luật Giao thông đường bộ bao gồm cả 3 lĩnh vực an toàn giao thông, kết cấu hạ tầng và vận tải đường bộ. Ở Việt Nam, việc một ngành luật được tách ra để điều chỉnh chuyên sâu một lĩnh vực cụ thể, một quan hệ xã hội nào đó... không còn là chuyện gì mới mẻ. Chẳng hạn, Luật Thi hành án hình sự, Luật Đặc xá, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam đã được tách ra từ Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật Tố cáo, Luật Khiếu nại được tách ra từ Luật Khiếu nại, Tố cáo; Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư được tách ra từ Luật Đầu tư (cũ); Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Giáo dục đại học được tách từ Luật Giáo dục; Luật Sở hữu trí tuệ được tách ra từ Bộ luật Dân sự; Luật An toàn, vệ sinh lao động được tách ra từ Bộ luật Lao động... Việc chúng ta tách Luật Giao thông đường bộ thành Luật TTATGTĐB và Luật Đường bộ là theo xu thế tất yếu đó, để đảm bảo điều chỉnh mọi mối quan hệ xã hội phát sinh trong từng lĩnh vực” - Tiến sĩ Cường nhận xét.

Vấn đề đa chiều

BẠN BÈ NƯỚC NGOÀI THÌ TÔN TRỌNG LỊCH SỬ VIỆT NAM. CÒN MỘT SỐ NGƯỜI VIỆT THÌ KHÔNG.

BẠN BÈ NƯỚC NGOÀI THÌ TÔN TRỌNG LỊCH SỬ VIỆT NAM. CÒN MỘT SỐ NGƯỜI VIỆT THÌ KHÔNG.

Trong vlog của Youtuber Lại Ngứa Chân khám phá thành phố Douala - thành phố lớn nhất của Cameroon, những người dân ở đây cho biết họ rất quý đất nước Việt Nam vì Việt Nam là tấm gương chiến đấu chống ngoại xâm, họ được dạy và học về những cuộc cuộc chiến vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Còn những người dân Angola qua những thước phim của Quang Linh Vlog cũng cho biết về những người dân Việt Nam anh hùng, chiến đấu đánh đuổi những cường quốc để thống nhất nước…
“Chính họ đã truyền cảm hứng cho chúng tôi. Chúng tôi biết họ qua lịch sử. Một quốc gia mạnh mẽ, những con người anh hùng. Một quốc gia đáng được tôn trọng”
Sách giáo khoa lịch sử Ấn Độ ghi rõ rằng “Nhân dân Việt Nam đã đoàn kết thống nhất đất nước, đánh bại sự can thiệp của nhiều quốc gia”. Còn trong sách giáo khoa lịch sử Trung Quốc viết: “Nhân dân Việt Nam đã chống lại sự xâm lược của Mỹ, giải phóng Sài Gòn ngày 30/04/1975, giành thắng lợi cuối cùng trong Chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước”. Riêng dân số hai quốc gia này đã chiếm 35% dân số thế giới rồi. Theo Bộ Quốc phòng Nga, các sách lịch sử phát hành tại quốc gia này đều cho biết cuộc chiến tại Việt Nam (1954 - 1975) là cuộc chiến mà Việt Nam đã chiến thắng Hoa Kỳ, thống nhất đất nước.
Người dân một số nước tại châu Phi, Latinh - Caribbean, Trung Đông đều được học về cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thống nhất đất nước của Việt Nam. Youtuber Lại Ngứa Chân cũng phỏng vấn những người dân Iraq và họ cũng được học về lịch sử Việt Nam qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để giành lấy độc lập tự do.

Tại Thụy Điển, các bộ sách lịch sử từ năm 1970 đến nay duy trì một tâm thế ủng hộ Việt Nam, lên án sự can thiệp của các cường quốc phương Tây. Trong cuốn Perspektiv på historien A. được biên soạn bởi Bộ Giáo dục Thụy Điển có ghi rõ: “Những ngôi làng bị đốt cháy, tra tấn và các vụ hành quyết, cũng như sự tàn phá của vũ khí hủy diệt hàng loạt hiện đại". Chính quyền VNCH bù nhìn được hậu thuẫn của nhiều quốc gia và chính quyền được hậu thuẫn này có một chế độ độc tài thối nát nơi tầng lớp tinh hoa trong nước được đặc quyền và dân số nghèo bị bóc lột, đất nước bị chia cắt. Trong SGK lịch sử cho khối THPT tại Stockholm biên soạn năm 2011 cho biết số bom đạn ném xuống Việt Nam nhiều hơn CTTG thứ hai. Cuốn sách chỉ trích sự can thiệp vào Việt Nam và đẩy những người Việt Nam vào cảnh khốn cùng. Cuốn Alla tiders historia 1b - Lịch sử mọi thời đại quyển A của nước này công khai chỉ trích Hoa Kỳ và cường quốc đã áp dụng những phương pháp tàn bạo chống lại nhân dân Việt Nam.
Đấy, những người dân ở những quốc gia khác, có quốc gia cách chúng ta cả vài ngàn cây số còn biết rằng Việt Nam đã chiến thắng đế quốc, ngoại xâm và thống nhất đất nước. Vậy mà có những con người ở ngay tại Việt Nam thôi, được thừa hưởng nền hòa bình và Tổ Quốc toàn vẹn, lại mở mồm nói câu “nội chiến”, thở ra những câu nói xúc phạm lịch sử, đội giặc lên đầu. Hay đọc được dăm ba cuốn sách ở một vài nước phương Tây, đọc được dăm ba bài báo rồi nghĩ rằng cả thế giới nghĩ vậy? Thế giới bỗng chúc thu bé lại chỉ bằng một vài quốc gia đó thôi à?
Trên thế giới, còn rất đông người dân ở những quốc gia khác biết về những chiến công của người dân Việt Nam, biết về một Việt Nam anh hùng, biết về nguồn cảm hứng Việt Nam…
Đi đâu thì cúi cái đầu xuống vì những người Việt Nam chân chính luôn tự hào ngẩng cao đầu vì những gì đã làm được trong lịch sử.

Vấn đề đa chiều

LÁ THƯ THIÊNG CỦA LIỆT SĨ THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

LÁ THƯ THIÊNG CỦA LIỆT SĨ THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

Liệt sĩ Lê Văn Huỳnh quê ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Năm 1972, khi đang là sinh viên năm 4 trường Đại học Bách khoa Hà Nội, anh Lê Văn Huỳnh đã tạm biệt giảng đường, tạm biệt mẹ, người vợ trẻ và quê hương để lên đường vào Nam chiến đấu. Bức thư được xem như là bản “di chúc” thiêng liêng của liệt sỹ Lê Văn Huỳnh viết từ chiến trường Thành cổ Quảng Trị trong 81 ngày đêm khói lửa được gia đình, bạn bè và đồng đội cất giữ và trao tặng cho Bảo tàng Thành Cổ Quảng Trị sau 40 năm.
“Quảng Trị, ngày 11/9/1972
Toàn gia đình kính thương!
Hôm nay con ngồi đây biên vài dòng chữ cuối cùng, phòng khi đã “đi nghiên cứu bí mật trong lòng đất”, thì gia đình khỏi thấy đó là điều đột ngột.
Mẹ kính mến! Thư này tới mẹ là con đã đi xa rồi. Chắc mẹ đau buồn lắm. Lớn lên trong vòng tay mẹ từ khi còn trứng nước, chưa kịp báo đáp công ơn sinh thành, giờ con đi xa là để lại cho mẹ nỗi buồn nhất trên đời.
Con rất hiểu đời mẹ đã đau khổ nhiều, nhưng mẹ hãy lau nước mắt để sống đến ngày đón mừng chiến thắng. Con đi, mẹ ở lại trăm tuổi bạc đầu. Coi như con lúc nào cũng nằm bên mẹ. Coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc mai sau…
Em yêu thương. Mọi lá thư đến với em đều là nguồn động viên em khi xa anh. Song, lá thư này đến tay em sẽ là nỗi buồn lớn nhất. Chúng ta sống với nhau chưa được bao lâu, thì chiến tranh đã cướp đi của em biết bao yêu thương, trìu mến. Người ta lấy chồng thì được chiều chuộng mọi điều. Em chưa được hưởng diễm phúc ấy đã phải xa anh….
Anh biết em sẽ không đọc nổi lá thư này, nhưng em hãy gạt nước mắt cho đời trẻ lại. Anh chỉ mong em khỏe, yêu đời, nếu có điều kiện, hãy cứ đi bước nữa, vì em còn trẻ lắm.Anh chỉ mong em sẽ luôn nhớ đến anh và hãy thắp hương cho anh vào ngày giỗ anh. Hãy là người con dâu hiếu thảo của mẹ, là người em ngoan của các anh chị anh…
Sau này hòa bình lập lại, nếu có điều kiện vào Nam, hãy mang hài cốt anh về. Đường đi như sau: Đi tàu vào thị xã Quảng Trị, qua sông Thạch Hãn là nơi anh đã hy sinh khi đưa hàng qua sông vào ngày 2/1/1973. Từ thị xã qua cầu, ngược trở lại, hỏi thăm thôn Nhan Biều. Em cứ đi đến đó, tính xuôi theo dòng nước thì ở cuối làng. Đến đó sẽ tìm thấy tấm bia ghi tên anh đục trên mảnh tôn. Mộ anh ở đó… Em sẽ đọc lá thư này cho mọi người trong gia đình nghe trong buổi lễ truy điệu anh. Cho anh gửi lời chúc sức khỏe tất cả những người quen thuộc trên quê hương trong buổi truy điệu lịch sử này…
Chào mẹ, chào em, chào tất cả gia đình và làng xóm quê hương.”


Trong cả bức thư không hề có từ “hi sinh”, anh xem cái chết của mình như một sự tự nhiên, một điều sẽ xảy ra vì tương lai đất nước và cho một Việt Nam độc lập như ngày hôm nay. Những người lính trẻ năm ấy cũng thế, họ sẵn sàng dùng xương máu mình để đổi lấy điều quí giá hơn cho người khác, họ biết mình sẽ hi sinh nhưng vẫn tiến vào trận tiền.
Tất cả chúng ta trong ngày hôm nay hãy kính cẩn cúi đầu nhớ công ơn tới những người lính đã hi sinh mùa xuân của bản thân để đổi lấy mùa xuân của Tổ Quốc hôm nay.

VĐĐC

ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN CÁC ANH HÙNG LIỆT SỸ!

KHÚC TRÁNG CA HÒA BÌNH!!!

Trong khói lửa chiến tranh, dưới làn đạn của giặc Mỹ xâm lược, một dòng nhật ký như thức tỉnh toàn quân: "Bàn giao nguyên vẹn giang sơn Việt Nam cho thế hệ tương lai là trách nhiệm của chúng mình, của thế hệ thanh niên đang sống và chiến đấu chống Mỹ này...”.

Một thế hệ đã ra đi đầu không ngoảnh lại dẫu biết phía sau là sống, phía trước có thể là cái chết, là địa ngục, nhưng họ vẫn bước đi. Một thế hệ đã hòa mình vào Tổ quốc, quyết tử cho Tổ quốc được sống, nếu được sống cũng chỉ sống khi Tổ quốc được vẹn nguyên! Một thế hệ dám dấn thân, dám hy sinh, dám bước qua cửa tử để mở ra cánh cổng hồi sinh cho Tổ quốc, lấy tính mạng của mình để gieo nên mầm sống cho thế hệ mai sau!
Một thế hệ đã chiến đấu, hy sinh không chỉ vì cứu lấy giang sơn, Tổ quốc đang bị xâm lăng, mà còn trách nhiệm trọn vẹn: "Bàn giao nguyên vẹn giang sơn Việt Nam cho thế hệ tương lai". Họ đã lấy máu của mình để vẽ nên màu xanh của núi non, lấy thịt của mình để lấp đầy vết nứt của đất, san lấp những hố sâu trong cơ thể Tổ quốc do đạn bom của giặc cày xới. Lấy xương cốt của mình để nối liền hai miền Bắc - Nam của Tổ quốc. Lấy tinh thần, lý tưởng cao đẹp của mình để xua đuổi bóng ma tội ác, vẽ nên vẻ đẹp, sức sống cho Tổ quốc. Họ đã hiến dâng tất cả sức lực, trí lực, tinh lực, cơ thể mình cho Tổ quốc được nguyên vẹn để bàn giao cho thế hệ chúng ta.



Nhiều người may mắn sống sót trở về, bước ra từ cuộc chiến lại thân thể không còn nguyên vẹn hình hài, thay vào đó là nham nhở, cháy sạm, thiếu đi một phần, thậm chí một nửa cơ thể. Có nhiều người còn nguyên cơ thể nhưng tâm lý, ý chí, tinh thần lại để lại nơi chiến trường, bị bom đạn của kẻ thù nhấn chìm vào sâu trong đất, họ trở về như trẻ thơ, như hoang dại, quảng đời còn lại vẫn cầm súng chiến đấu trong các trại tâm thần, bệnh viện...
Chúng ta cũng cũng đã cố gắng đem hết sức bình sinh của mình cống hiến cho Tổ quốc, xây dựng đất nước, xây dựng xã hội ngày càng tươi đẹp. Thế nhưng, chính trong thế hệ chúng ta, vẫn còn đó sự vô tâm, có người vô tâm đến tàn nhẫn, bất nghĩa, không chỉ làm hoen ố máu của người đi trước, mà đang tâm dẫm lên máu của anh hùng liệt sỹ để mưu cầu lợi ích riêng.
Để thỏa mãn khát vọng và dục vọng cá nhân, không ít kẻ đã bẻ cong lịch sử, bẻ cong nòng súng của thế hệ cha anh, tạo cớ cho kẻ thù hoặc cấu kết với kẻ thù để đổi trắng thay đen lịch sử, hòng đổi màu của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.
Cũng không ít kẻ bế kẻ thù lên bàn thờ cung phụng thay thế hương hồn của anh hùng liệt sỹ. Lại có người bằng nhiều thủ đoạn đê hèn, việc làm phi nghĩa, tìm đủ mọi cách để đặt tên cho bọn tay sai, bán nước mà chẳng mảy may nghĩ đến rất nhiều ngôi mộ của anh hùng liệt sỹ vẫn đang khuyết danh!
Chỉ mong rằng chúng ta sẽ sống xứng đáng với thế hệ cha anh đã ngã xuống, đem hết sức lực, trí tuệ, ý chí, tinh thần chung tay xây xựng đất nước giàu mạnh, cũng sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ đến cùng màu máu và thanh danh của thế hệ đi trước. Sẽ bàn giao nguyên vẹn giang sơn này cho thế hệ mai sau như cha anh đã bàn giao cho chúng ta.
Muốn làm được điều đó, xin đừng phải bội quá khứ, đừng phản bội lịch sử. Xin đừng xét lại tiếng súng năm xưa! Và phải có trách nhiệm với tương lai như cha anh đã làm tròn trách nhiệm với chúng ta.
Gửi đến các thương binh, liệt sĩ những người đã xả thân, bỏ lại máu thịt, tính mạng và thanh xuân lời biết ơn của thế hệ được sống trong hoà bình.
Vấn đề đa chiều

 "NHỮNG NGƯỜI MUÔN NĂM CŨ, HỒN Ở ĐÂU BÂY GIỜ"

Cách đây mấy năm tại Hoàng Hoa Thám, Hà Nội, có một cựu chiến binh vẫn lầm lũi mưu sinh kiếm thêm để nuôi người vợ bệnh nằm liệt giường. Do di chứng chiến tranh và tuổi già, người cựu binh ấy vừa bị đãng trí, vừa bị điếc hoàn toàn… Ông không nghe được người ta nói gì, chỉ quơ tay ra những kí hiệu mà đôi khi người ta không hiểu và dáng người gầy lê từng bước mệt mỏi. Trong gian nhà hơn chục mét vuông ấy có treo những tấm huy chương qua năm tháng, tấm ảnh Bác và tướng Giáp, lá cờ Tổ Quốc… Trong 2 năm đại dịch, bác cựu chiến binh mà tôi biết xung phong làm tổ trưởng tổ chống dịch cộng đồng, bác bảo với cánh trẻ rằng: “Chúng mày đi làm kiếm tiền lo cho gia đình, đất nước này cho tao nhiều rồi. Bom đạn không giết được tao thì dịch bệnh là cái gì”.

Trong số chúng ta, có bao nhiêu người như những người cựu chiến binh ấy?
“Thế hệ trẻ ở Việt Nam bây giờ không quan tâm đến lịch sử, hay những gì mà cha mẹ và ông bà họ đã trải qua. Anh con trai 39 tuổi của tôi là một sĩ quan trong quân đội, nhưng cậu ấy chưa bao giờ thắc mắc về câu chuyện của tôi, hoặc tỏ ra quan tâm đến nó. Tôi lo rằng khi bạn bè, đồng đội và cả tôi chết đi, lịch sử và câu chuyện của chúng tôi cũng sẽ bị lãng quên…” - một bác gái từng là một y tá ở tiền tuyến trên mặt trận Bình Định và Mậu Thân 1968 lặng lẽ kể lại.
Một bác cựu chiến binh dành phần lớn thời gian sau này để đi tìm mộ phần đồng đội vì một lời hứa trước lúc ra trận: “Đứa nào còn sống thì cố gắng tìm hài cốt mang về cho gia đình những người đã mất”. Hơn 40 năm cho hành trình đưa đồng đội trở về, nhưng sức người có hạn, đất nước ta thì rộng, những người sống sót qua chiến tranh lại không thể thắng được thời gian. Rồi bác về với đồng đội với ước mơ dở dang. Bao nhiêu người trong số chúng ta có thể nhớ được lời hứa và thực hiện chúng bền bỉ trong suốt 40 năm?





Một người bạn của tôi chia sẻ rằng hồi bố bạn ấy còn sống, thi thoảng đêm nghe thấy tiếng súng, tiếng bom nổ, tiếng gọi nhau. Nhiều lúc ông bật đài nghe xuyên đêm, lúc đài hỏng không bắt được sóng thì để tiếng rè rè đi ngủ. Một bác cựu chiến binh bị người ta bắt gặp khi đang đi bộ giữa tờ mờ sáng, hóa ra là bác không ngủ được vì đặt người xuống là thấy tiếng đồng đội giục hành quân… Một người khác cho biết, ông nội của bạn ấy bị bom nổ gần bên tai nên thính lực kém đi, đêm nào ngủ ông cũng hò hét kêu đánh nhau, có khi còn đánh vào đồ vật xung quanh mình xong tự làm mình bị thương nữa cơ.

Với thế hệ chúng tôi, những điều ấy phải chăng là khó hiểu. Vì chúng tôi đâu có trải qua mất mát chiến tranh, đâu có nhìn đồng đội ngã xuống ngay trước mắt, đâu có biết tiếng bom rơi đạn nổ thất kinh thế nào. Phàm đối với những gì không hiểu thì người ta lại hay coi nhẹ.

Tôi và rất nhiều người trẻ khác lớn lên bằng những câu chuyện anh hùng của cha ông, có lẽ nhiều người cũng như tôi, từng ngồi chăm chú lắng nghe những khắc khổ thời chiến… Hay chăng, lịch sử không phải là những trang sách khô khan hay những dòng viết vội mà là những lời kể bình tâm dung dị, những kỉ vật còn lưu lại, bộ quân phục cũ…

Có bạn nhắn tin với tôi rằng, có lần bạn ấy lên căn gác của ông nội để dọn dẹp và vô tình thấy huy chương kháng chiến của ông nội được đặt gọn tại một góc hòm đồ cũ. Tự dưng nước mắt nhòe đi, vì đó là tấm huy chương mà hồi còn sống, ông thường bỏ ra ngắm đi ngắm lại, đeo mỗi khi có dịp đặc biệt và mang ra mỗi khi kể chuyện thời chiến cho con cháu.

Trong số chúng ta, bao nhiêu người đã vô tình lãng quên những khoảnh khắc lịch sử? Những điều mà chúng ta được nghe kể, những khoảnh khắc được mô tả lại bởi những chứng nhân trong lịch sử, những điều mà hơn cả sự vĩ đại?

Từ tận tâm trí, cám ơn thế hệ vĩ đại của đất nước này! Nguyện thề sẽ giữ vững non sống này hòa bình để mọi sự hy sinh, máu xương, mồ hôi không uổng phí!

Nguồn: Tifosi

Vấn đề đa chiều


Khởi tố cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu công nghệ và phát triển SENA!
 

Tối 27/7, trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an, cho biết Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Sơn Lộ (74 tuổi, trú phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu công nghệ và phát triển SENA, để làm rõ tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, quy định tại điều 331 bộ luật hình sự.
Đồng thời, Cơ quan An ninh điều tra cũng ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Lộ.
Sau khi Viện KSND Tối cao phê chuẩn, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã thi hành các quyết định nêu trên.

Theo người phát ngôn Bộ Công an, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đang tiếp tục điều tra, thu thập tài liệu, củng cố chứng cứ về hành vi phạm tội của ông Lộ và các cá nhân có liên quan để xử lý theo quy định
Lâu nay dư luận đã bức xúc trước việc Viện này tán phát các tài liệu xuyên tạc, chống phá đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước núp dưới danh nghĩa góp ý, tâm thư, huyết thư, hội thảo... Dự rằng, chẳng mấy chốc các kền kền zan chủ, cờ vàng lại xuyên tạc, bóp méo vụ án,vu cáo chính quyền "bịt miệng" dân, đàn áp tự do ngôn luận... Đã vi phạm pháp luật rõ ràng, thời gian dài, bất chấp sự nhắc nhở, cảnh báo từ cơ quan chức năng, thì việc nhập kho của ông Chủ tịch Viện là dễ hiểu.

Vấn đề đa chiều.

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2022

ĐỪNG ẢO TƯỞNG VÀO TẤM THẺ NHÀ BÁO!

Đọc bài viết trên báo Công thương với tiêu đề “Hà Nội: Nhiều điểm thi tốt nghiệp THPT "chặn" phóng viên tác nghiệp”, chê trách lực lượng công an Hà Nội không cho vào phòng thi để chụp ảnh mà tôi phải lắc đầu chán ngán với sự ảo tưởng của anh em phóng viên. Không biết từ bao giờ, anh em nhà báo ảo tưởng sức mạnh vào tấm thẻ nhà báo như vậy. Cứ nghĩ rằng, mình cầm tấm thẻ nhà báo trên tay là anh em có thể bỏ qua mọi nguyên tắc, quy định, thích xông vào đâu “tác nghiệp” cũng được.

Ai cũng biết, địa điểm thi là khu vực cấm và chịu việc kiểm soát an ninh chặt chẽ ngay trước và trong thời gian thi. Nếu ai từng phục vụ bảo vệ điểm thi thì sẽ biết, trước khi diễn ra kỳ thi THPT, những khu vực được chọn tổ chức thi sẽ bị lực lượng công an kiểm tra kỹ lưỡng, từ ngoài vào trong. Tất tất tật những giấy tờ, thiết bị điện tử không liên quan sẽ bị thu gom, di dời. Sau đó, phòng thi sẽ được NIÊM PHONG cho tới khi giám thị và thí sinh vào làm thủ tục thi.
Vậy mà anh em phóng viên, cứ nghĩ rằng mình có thẻ nhà báo, có thể xồng xộc phi vào từng phòng thi, khu vực thi để chụp ảnh, tác nghiệp thì xin lỗi nhé, không có chuyện đó đâu. Thế nhỡ ông nào thiếu “trong sáng”, khi tác nghiệp lại lén đặt thêm thiết bị điện tử, rồi giấu phao thi cho người nhà thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm. Hay đến lúc đó, anh em lại quay sang chỉ trích lực lượng công an lơ là trong công việc.
Còn chuyện tác nghiệp thì thiếu gì cách, chẳng lẽ cứ phải chui vào phòng thi mới tác nghiệp được hay sao?
P/s: Đọc bài báo này, lại nhớ tới vụ "tạt tay, gạt má" trên cầu Nhật Tân năm nào. 2 anh phóng viên đi qua, thấy công an đang bảo vệ hiện trường vụ nhảy cầu, thì lao vào, giơ thẻ nhà báo đòi vào xem. Không được quay ra gây sự, liền bị mấy anh hình sự lùa như lùa gà.

CHIẾN ĐẤU GIỮA THỜI BÌNH

Người trong ảnh là chiến sĩ Đinh Văn Dương, anh là người duy nhất còn sống sau vụ rơi máy bay huấn luyện tại Hòa Lạc vào ngày này đúng 8 năm trước (07/07/2014). Nếu ai trong số chúng ta cảm thấy không còn thiết tha gì cuộc sống nữa, không muốn hít thở bầu không khí ngoài kia… thì có lẽ họ sẽ cần biết về anh.

Anh từng trải qua gần 30 lần phẫu thuật, hơn 50 lần tập vật lý trị liệu, nhiều lần các bác sĩ tiên liệu rằng anh sẽ về với đồng đội và mất tới 99% sức khỏe… Con số 1% hy vọng sống còn lại thật nhỏ, đúng không? Sau ngày định mệnh giữa năm 2014, từ một người lính đặc công cao trên mét bảy, thân thể cường tráng thì hiện nay, chiều cao của anh chỉ còn khoảng trên mét mốt, các chi của anh bị biến dạng nghiêm trọng, làn da của anh cũng lấm tấm những vết sẹo do bỏng… Điều ước của anh đơn giản đến mức mà gần như chúng ta ai cũng dễ dàng có được: một đôi tay - để anh có thể tự bưng cơm ăn, tự rửa mặt, dạy con cái viết chữ và đánh máy vi tính làm thêm phụ giúp vợ.
Anh chia sẻ rằng, có những lúc anh muốn buông xuôi, nhưng anh nghĩ đến 20 đồng đội của anh đã hy sinh vào ngày ấy, anh phải vững mạnh sống tiếp. Sống lúc này không còn chỉ là sống nữa còn mà là chiến đấu, chiến đấu với chính bản thân anh, chiến đấu cho vợ con anh, cho gia đình anh, cho những người đồng đội đã khuất… Với người lính Cụ Hồ, chiến đấu vừa là bản năng, vừa là trách nhiệm, vừa là khát khao…
Trái tim của anh đã ba lần ngừng đập và cũng ba lần trái tim ấy đập lại. Cơ thể anh bị tàn phá đến mức các bác sĩ không thể tìm thấy ven để truyền dịch. Có lần, anh đòi bằng được người nhà cho soi gương, người nhà nghĩ rằng anh sẽ thất vọng lắm nhưng anh chỉ cười nhẹ và nói: “Lạ kìa, sao nhìn con lại béo và xấu thế nhỉ?!”. Sau lần ấy, anh không phàn nàn điều gì nữa, vì trong 21 chiến sĩ ở ngày hôm ấy, chỉ có một mình anh có được cái “hạnh phúc” là được soi gương - một thứ “hạnh phúc” mà phần đông chúng ta đều trải nghiệm hàng ngày.
Hầu như chúng ta đều là những người bình thường, chưa quen với cô đơn hay mất mát. Vậy mất mát ở đây là gì? Có khi chỉ là chuyện một người phụ nữ đeo đồng thời hai chiếc nhẫn cưới trong cùng một bàn tay. Như chuyện dạy đứa con bi bô tập nói tiếng “ba” giữa ngày tiễn đưa ba về với đất mẹ…
Cách đây ít lâu, dân mạng râm ran câu chuyện ở bên Trung Quốc, một nữ sinh bị kiện vì được được cộng điểm ưu tiên trong kỳ thi cao khảo do ba hy sinh khi làm nhiệm vụ. Và ngay tại Việt Nam chúng ta thôi, vẫn đang có một làn sóng hủy bỏ chế độ cộng điểm ưu tiên. Với họ, thi cử là công bằng và phải dựa trên thực lực. Nhưng, một chút điểm số có thể khiến một người vươn lên trong một cuộc thi nhưng nỗi đau đớn theo họ cả một cuộc đời. Chắc là không có người con nào muốn ba mẹ hy sinh để mà được cộng điểm đâu, nhỉ?
Gần 3000 ngày đã trôi qua kể từ tai nạn Hòa Lạc ngày ấy, 20 chiến sĩ ưu tú của quân đội nhân dân Việt Nam đã tạm biệt gia đình, người thân và nhân dân… 20 con người với biết bao nhiêu ước mơ, lời hứa còn dang dở… Chừng ấy thời gian có lẽ đã làm nguôi ngoai đi phần nào niềm đau và cũng chừng ấy thời gian, có một con người vẫn lặng lẽ sống và chiến đấu...
Mỗi người chúng ta có bao nhiêu lần được sống? - "Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận những năm tháng đã sống hoài sống phí." - Nikolai Alexeevich Ostrovsky
Giữa sa mạc có ốc đảo, giữa những bi thương của cuộc sống, hãy tự nhủ rằng phải vươn mình thật mạnh mẽ.

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2022

ĐÃ NHIỄM BIẾN THỂ CŨ CỦA OMICRON, CÓ MẮC LẠI CHỦNG MỚI BA.4, BA.5?

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM vừa thông tin về 3 trường hợp mắc Covid-19 nhiễm biến thể phụ của Omicron là BA.4 và BA.5 ghi nhận trên địa bàn. Trước đó, chiều 1-7, đại diện Sở Y tế Hà Nội cho biết kết quả giải trình tự gene của Bệnh viện Bạch Mai ghi nhận có 3 người tại Hà Nội nhiễm biến thể phụ BA.5.
Theo Thứ trưởng phụ trách Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, trên thế giới, biến thể phụ BA.5 của Omicron đã ghi nhận tại nhiều quốc gia và đã xuất hiện tại Việt Nam. "Biến thể phụ này có khả năng lây lan nhanh hơn 12% so với biến thể phụ BA.2 (biến thể phụ phổ biến tại Việt Nam hiện nay). Do đó, thời gian tới, các ca nhiễm biến thể phụ BA.5 có thể ghi nhận nhiều hơn trong cộng đồng, làm tăng số ca mắc"- ông Tuyên nhận định.

Thông tin thêm về biến thể phụ mới đã xâm nhập Việt Nam, GS-TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho biết theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) biến thể phụ BA.4, BA.5 lây lan nhanh hơn biến thể BA.1, BA.2 từ 10-13%. Hai biến thể này có thể thoát miễn dịch, nghĩa là những người đã mắc BA.1, BA.2 vẫn có thể mắc lại BA.4, BA.5.
Để phòng bệnh, GS Lân cho biết bằng các biện pháp ngăn chặn cơ học hay biện pháp hành chính xã hội sẽ không tạo sự đồng thuận hoặc sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, tiêm vắc-xin tiếp tục là "lá chắn" quan trọng. Khi tiêm mũi 3, mũi 4, vắc-xin Covid-19 giúp cơ thể củng cố thêm miễn dịch và đặc biệt sẽ phòng được biến thể phụ BA.5
"Thực tế có người băn khoăn khi họ mắc biến thể phụ BA.2 thì dấu hiệu, triệu chứng rất nhẹ nhưng khi tiêm vắc-xin lại lo lắng vì bị sưng, đau, đỏ tại chỗ tiêm... Tuy nhiên, những phản ứng sau tiêm chủng ấy sẽ qua đi trong vài ngày. Nhưng ngược lại, trong tương lai dịch Covid-19 rất khó dự đoán nên chúng ta sẽ yên tâm hơn khi đã tiêm vắc-xin"- GS Lân giải thích.
Lãnh đạo Cục Y tế dự phòng cũng thông tin theo nghiên cứu, khả năng miễn dịch của vắc-xin hay sau khi đã mắc Covid-19 sẽ giảm dần theo thời gian, cụ thể giảm sau 4 - 6 tháng. Do vậy, việc tiêm nhắc lại vắc-xin Covid-19 định kỳ sẽ duy trì được miễn dịch. Minh chứng rõ ràng nhất là sự thay đổi từ chủng gốc cho đến chủng Anpha, Beta, Delta và Omicron thì đến nay vắc-xin vẫn rất hiệu quả.