KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2020

THÔNG CÁO BÁO CHÍ KỲ HỌP CỦA UỶ BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG

Từ ngày 15 đến 17/7/2020, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ 46. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
THÔNG CÁO BÁO CHÍ KỲ HỌP CỦA UỶ BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG
1. Sau khi xem xét các báo cáo: Kết quả kiểm tra Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBKT Tỉnh ủy Quảng Bình về việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng; kết quả giám sát Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy Gia Lai và Đắk Lắk về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế làm việc; công tác cán bộ; lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết một số vụ án, vụ việc nổi cộm, dư luận xã hội quan tâm và thực hiện trách nhiệm nêu gương; UBKT Trung ương yêu cầu các tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra, giám sát phát huy ưu điểm, nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm và sớm có biện pháp khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được chỉ ra.
UBKT Trung ương yêu cầu UBKT Tỉnh ủy Gia Lai tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh Gia Lai trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc và tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác tội phạm trên địa bàn tỉnh.
2. Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm đã được kết luận tại Kỳ họp 44 của UBKT Trung ương; căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên, UBKT Trung ương quyết định:
- Thi hành kỷ luật: Khai trừ ra khỏi Đảng đối với đồng chí Lê Quang Hào, Đảng ủy viên, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC). Cảnh cáo đồng chí Mai Tuấn Anh, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Thành viên và đồng chí Trần Văn Tám, Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc Tổng Công ty VEC. Khiển trách đồng chí Trần Quốc Việt, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên và đồng chí Nguyễn Văn Nhi, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty VEC.
- Yêu cầu Ban Thường vụ Đảng ủy Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty VEC nhiệm kỳ 2015 – 2020 theo quy định; Ban cán sự đảng Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo xử lý kỷ luật về hành chính và kịp thời bố trí công tác khác đối với đồng chí Mai Tuấn Anh, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Thành viên và đồng chí Trần Văn Tám, Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc Tổng Công ty VEC.
3. Xem xét Báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật của Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, UBKT Trung ương nhận thấy:
Trong thời gian giữ cương vị lãnh đạo, chỉ huy, các đồng chí: Trung tướng Dương Đức Hòa, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Tư lệnh Quân khu 2; Thiếu tướng Nguyễn Hoàng, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 4; Thiếu tướng Phạm Lâm Hồng, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Quân khu, nguyên Bí thư Đảng ủy Bộ Tham mưu, nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân khu 2 và Đại tá Nguyễn Trọng Lương, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tham mưu, nguyên Phó Bí thư Chi bộ, nguyên Chánh Văn phòng Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế làm việc và pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai.
Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm; căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo các đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Hoàng và Đại tá Nguyễn Trọng Lương; khiển trách Thiếu tướng Phạm Lâm Hồng. UBKT Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đồng chí Trung tướng Dương Đức Hòa.
4. Qua kiểm tra giải quyết tố cáo và thi hành kỷ luật đảng của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai đối với đồng chí Đặng Phan Chung, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai, UBKT Trung ương nhận thấy: Đồng chí Đặng Phan Chung đã can thiệp không đúng quy định vào hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế làm việc và quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm; căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đồng chí Đặng Phan Chung.
5. UBKT Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với:
- Đồng chí Nguyễn Hữu Tín, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, nguyên Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh và đồng chí Đào Anh Kiệt, nguyên Thành ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh do vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
- Đồng chí Nguyễn Văn Điều, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Thái Bình do đã vi phạm nghiêm trọng quy định về những điều đảng viên không được làm, về trách nhiệm nêu gương và Luật giao thông đường bộ.
6. Xét đơn khiếu nại kỷ luật đảng của đảng viên, UBKT Trung ương quyết định giữ nguyên hình thức kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với đồng chí Bùi Tiến Lợi, do trong thời gian giữ cương vị Thượng tá, Chủ nhiệm Bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học, Trường Sĩ quan Công binh, đã có những bài viết, phát ngôn trên mạng xã hội trái với quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước, suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá", để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá Đảng, Nhà nước.
7. Cũng tại kỳ họp này, UBKT Trung ương đã xem xét, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng đối với một số trường hợp và quyết định một số nội dung quan trọng khác.
ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2020

CHẠY ĐÂU CHO THOÁT!

Ngay khi có thông tin đối tượng Hồ Thị Kim Thoa đang bị Bộ Công an truy nã vì đã trốn sang Pháp, nhiều người bày tỏ lo ngại rằng việc bà Thoa trốn sang Pháp sẽ gây khó khăn cho việc bắt giữ và cho rằng khó có thể dẫn độ bà Thoa về. Tuy nhiên, quá nhọ cho bà Thoa khi bà này lẩn trốn vào đúng thời điểm có quá nhiều bất lợi: 
CHẠY ĐÂU CHO THOÁT!
+ Thứ nhất, dịch bệnh covid-19 vẫn đang lan rộng toàn cầu và chưa có dấu hiệu giảm. Do đó việc đi lại và di chuyển đến hầu hết các quốc gia đều rất khó khăn. Thậm chí, kể cả có đi được sang Mỹ, Anh, Đức... thì nguy cơ dương tính với covid-19 cũng sẽ khiến cho bà này phải chùn bước. 
+ Một điểm nhọ thứ hai cho bà Thoa là Hiệp định tương trợ tư pháp được Việt Nam và Pháp ký vào ngày 06 tháng 9 năm 2016 lại có hiệu lực đúng vào... ngày 01 tháng 5 năm 2020. Như vậy là Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý để yêu cầu Pháp dẫn độ bà Thoa về nước theo đúng hiệp định đã ký. 
Chốt lại là: Đã gây ra tội với Đảng, với dân thì dũng cảm ở lại mà chịu trách nhiệm. Hại dân, hại nước rồi chạy trốn thì chạy đâu cho thoát, gương TXT còn đó! Chờ ngày đưa tin bà Thoa về! 
P/S: Về nước vẫn phải cách ly 14 ngày nhé, còn sau đó cách ly thêm bao lâu thì xem ý Đảng, lòng dân, tinh thần luật pháp!

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT MỐI LƯƠNG DUYÊN CỦA BÁC SĨ TRẦN ĐÔNG A

Bác Sĩ Trần Đông A - người cố vấn chỉ đạo ca phẫu thuật cho hai cháu Song Nhi tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 thành công xuất sắc hôm 15/7/2020 đã từng là sĩ quan quân y của chế độ tay sai VNCH. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, người mang đến cho ông những niềm tự hào nhất được cống hiến trong chế độ Cộng sản và sau này cũng trở thành người bác sĩ nổi tiếng khắp năm châu là Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. 
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT MỐI LƯƠNG DUYÊN CỦA BÁC SĨ TRẦN ĐÔNG A
Năm 1975, bác sĩ Trần Đông A được chính quyền Cách mạng đưa đi cải tạo 2 năm. Trong Trại cải tạo, ngoài học tập chính trị tư tưởng, ông cũng được giao nhiệm vụ chăm sóc y tế cho các quân nhân cải tạo tai đây. Có một lần ông vượt biên không thành và bị bắt. Lúc đó Ông Võ Văn Kiệt là Bí thư Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh đã thấy được "nhân tài" và phẩm chất lương y trong con người Trần Đông A từ trước và ông đã quyết tới thăm bác sĩ này.
Khi tới thăm, Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt hỏi thăm, động viên ông và nói đại ý: "Tôi thấy ở anh là con người rất tự trọng và yêu Tổ quốc này, chẳng qua vì anh đã nhầm đường, theo nhầm chế độ nên gắng cải tạo tốt và hoàn thành khóa học nếu anh muốn tiếp tục cống hiến cho nhân dân, Thành ủy sẽ mời anh về Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố công tác. Nếu sau 2 năm làm việc mà anh cảm thấy không ổn thì tôi sẽ tạo điều kiện giúp anh đi bằng đường chính thức chứ không phải vượt biên làm gì...". Lời "tỏ tình" đầy tâm huyết của Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã thấm vào trái tim của Bác sĩ Trần Đông A và anh nhận lời.
Sau khi hết thời gian cải tạo, Thiếu tá Trần Đông A và một số bác sĩ khác trong số sĩ quan quân y của trại đã được nhận về Bệnh viện Nhi Đồng 2 và được đội ngũ y, bác sĩ ở đây tạo điều kiện thực hiện chuyên môn của mình. Trong sự đùm bọc yêu thương của những người Cộng sản, Trần Đông A không còn nghĩ chuyện "vượt biên" nữa và ngày càng gắn bó với nghề, mang hết trí tuệ, tâm lực của mình cống hiến và làm nên kỳ tích có một không hai của nền y học Việt Nam.
Sự thành công và sự đóng góp lớn lao của Bác sĩ Đông A hôm nay là mối lương duyên đầy nhân văn của người Cộng sản Võ Văn Kiệt. Sau này chính Cố Thủ tướng cũng là người bạn rất tri kỷ với bác sĩ Trần Đông A.
Phạm Huy Đức

PHONG TRÀO DÂN CHỦ CHỈ LÀ MỘT NỒI CÁM LỢN

Ngày 19/7, Phạm Đoan Trang, một nhà báo “tự do” trong giới “dân chủ” phải chua chát thừa nhận rằng phong trào “dân chủ” tại Việt Nam mà ả ta luôn rêu rao, quảng cáo là cấp tiến, đóng góp cho xã hội, nhưng nay mới nhận ra rằng đó chỉ là một nồi cám lợn, và phong trào “dân chủ” này do một nhóm người nhân danh “nhà hoạt động”, “đấu tranh” vì công lý, chống bất công, cái xấu và cái ác cũng chỉ là những kẻ lưu manh, lừa đảo và dối trá.
PHONG TRÀO DÂN CHỦ CHỈ LÀ MỘT NỒI CÁM LỢN 
Trang giờ mới hiểu được giá trị thực tế của sống, không như bao lâu nay Trang luôn ảo tưởng về một xã hội tốt đẹp và hoàn mỹ, thậm chí Trang còn thừa nhận những lời mà nhân viên an ninh từng nói với Trang “Chị chửi đảng và nhà nước thôi, còn dân, và còn phe dân chủ của chị, sai trái đầy ra đấy, vô đạo đức, tham nhũng đầy ra đấy, thì chị lờ đi, bao che, không nhắc đến” và nhận ra Trang đã sai, sai về đường lối, tư tưởng về chính trị và quan trọng hơn là thực tế xã hội tốt đẹp như hiện nay. Không dừng lại ở đó, Đoan Trang đang ra sức chỉ trích, “đấu tố” những người không cùng quan điểm với Trang, bằng những vu cáo, quy chụp những “anh em” phong trào với thủ đoạn lợi ích kinh tế thấp hèn trong việc xuất bản tác phẩm chống Cộng như “Chính trị bình dân”, “Cẩm nang nuôi tù”… Trang phải cay đắng nhận ra rằng “cuộc đời không như là mơ”. Qua đó, cho thấy phong trào “dân chủ” của Phạm Đoan Trang và một số nhà “hoạt động” chỉ là tập hợp của những kẻ dối trá, tham lam và vô đạo đức./.

Thứ Hai, 13 tháng 7, 2020

MỸ LÀ BẠN, LÀ ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN CHỨ KHÔNG PHẢI BA MÁ CHÚNG TA ĐÂU!

Mỹ nhe nanh ở Biển Đông, Tàu khoe móng vuốt trên Biển Đông. Việt Nam làm gì? Theo Mỹ ư? Ngu ngốc và đáng thương cho ai có ý nghĩ điên rồ đó. Đứng về phía Trung Quốc ư? Càng ngu ngốc hơn nếu có một chút ý nghĩ này.

Lịch sử quan trọng lắm. Hãy giở sách ra mà đọc, mà học, mà ngẫm. Chỉ cần Việt Nam ngả về bên nào đều trở thành kẻ thất bại thảm hại, là hành động tự sát.
MỸ LÀ BẠN, LÀ ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN CHỨ KHÔNG PHẢI BA MÁ CHÚNG TA ĐÂU!

Đơn giản thôi: Ngả theo Mỹ và có một động thái bất cẩn thì Việt Nam sẽ tạo cớ cho Trung quốc hiện thực hóa ngay âm mưu chiếm thêm đảo của Việt Nam trên biển Đông (khi đó Mỹ cũng chẳng làm gì hết, Mỹ - Trung là bạn hay là thù của nhau, có đi đêm với nhau không thì có chúng mới biết). Và trong thực tế, Mỹ có đem toàn bộ chiếm hạm đến biển Đông đi chăng nữa thì Mỹ cũng sẽ lòng vòng mép ngoài/chưa bao giờ bước qua lằn ranh 12 hải lý của cái gọi là hải phận của các đảo mà Trung Quốc chiếm đóng. Mỹ không bao giờ dám vượt qua lằn ranh đó. Điều này đã được minh chứng trong thực tế và nói lên điều gì? Thưa rằng:

(1) Mỹ - Trung chỉ ve vãn nhau thôi, nếu thấy lợi (khi một bên nhượng bộ về kinh tế hoặc ủng hộ bên kia về một vấn đề mà bên đó đang gặp khó trên bàn cờ quốc tế...) chúng sẽ làm bạn của nhau ngay lập tức. Việt Nam chẳng là cái thá gì sất.

(2) Mỹ không dám vượt qua hải phận vì muốn an toàn, dù đang làm bộ éo sợ chết. Nhưng kỳ thực Mỹ ngầm ủng hộ, công nhận cái chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo mà Trung Quốc đang chiếm đóng, tức là công nhận cái chủ quyền của Trung Quốc đối với đảo đó còn gì. Vậy Việt Nam được gì nào?

(3) Mỹ đưa thêm 1 tàu thì Trung Quốc đem thêm 1 tàu vào Biển Đông, hai bên cùng dàn hàng ngang, bịt nòng súng, mở nhạc cùng khiêu vũ với nhau. Mỏi chân thì Mỹ nó rút, nhưng thằng Trung Quốc nó lại không rút. Việt Nam phải làm gì? Khóc à?

Mỹ - Trung càng ve vãn, vờn nhau trên Biển Đông thì Việt Nam càng đau đầu lắm lắm. Thách thức sẽ trở thành nguy cơ, nếu không hóa giải được nguy cơ thì tai họa sẽ ập đến. Vì dù liều đến đâu, mạnh đến đâu cũng không thể đối đầu với 2 thằng khổng lồ trước mặt. Tốt nhất là toàn dân nên tin tưởng vào đối sách của Đảng, Nhà nước và Quân đội. Kiên định nguyên tắc độc lập, tự chủ. Chỉ cần mỗi người dân kiêu dũng đứng bên Đảng, Nhà Nước khi nước lâm nguy và khắc lên trán hai chữ "Sát Tàu" hoặc "Sát Mỹ" thì bố thách Trung Quốc - Mỹ dám láo với Việt Nam.

Thế nhé! Mỹ là bạn, là đối tác toàn diện chứ không phải ba má chúng ta đâu!

(Lão nông Thanh Minh)
Lão nông tri điền Phạm Huy Đức

P/s: Những con ong bắp cày trên biển Đông, của ai đấy nhỉ???🤣

VỤ TÀN SÁT MAN RỢ CỦA KHMER ĐỎ ĐỐI VỚI 11 GIÁO VIÊN TÂY NINH


Vụ thảm sát đẫm máu diễn ra hơn 40 năm trước ở Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, tất cả chỉ là những câu chuyện tố cáo tội ác của lũ ác thú Khmer Đỏ, không một hình ảnh, không một hiện vật. Thứ duy nhất tìm thấy chỉ là tấm bia chứng tích ghi: "Nơi đây, nền trường tiểu học Tân Thành, 11 thầy cô giáo bị sát hại". 11 thầy cô giáo còn rất trẻ, đều là những sinh viên mới ra trường, có cả người đang trong quá trình thực tập. Quê quán các thầy cô đều ở Sài Gòn.
VỤ TÀN SÁT MAN RỢ CỦA KHMER ĐỎ ĐỐI VỚI 11 GIÁO VIÊN TÂY NINH
Thời điểm năm 1973, khi mọi người đến Tân Lập tìm hướng phát triển kinh tế mới, lúc đó nơi này vẫn chỉ là một chốn hoang vu. 2 năm sau, khi 7 ấp hình thành, thì nhu cầu cho con em đi học trở nên bức thiết. Chính vì thế, huyện mới chủ trương xây dựng một trường học ở ngay ấp Tân Thành.

Gọi là trường nhưng chỉ là phên tre vách lá, bàn ghế xập xệ, trời mưa thì không biết trú ở đâu. Thế nhưng, các thầy cô giáo trẻ không ai kêu khổ, chỉ một lòng dạy chữ con em trong vùng. Những lúc rảnh rỗi, họ xắn tay vào phát rẫy, làm nương cùng mọi người, ai cũng yêu quý.

Chưa ai quá 22 tuổi, gồm 9 cô và 2 thầy giáo, tất cả đều chưa lập gia đình, thậm chí người yêu còn chưa có. Trước họ ở nhờ trong nhà dân, mãi đến năm 1977, xã có phân cho cái nhà của ngụy quyền Sài Gòn để lại, ngay cạnh trường học. Mới ở được 1 tuần, chưa kịp ổn định cuộc sống thì vụ tàn sát diễn ra, không một ai sống sót.

Trường học cách khá xa khu dân cư. Giữa đêm đen các thầy cô cũng không biết chạy đi đâu, về hướng nào, chỉ nghe giặc vào là trốn, nhưng trốn đâu được khi hầm không có. Người nấp sau giếng, người nằm bẹp dưới gầm bàn, người chạy ra bụi rậm đằng sau… Tất cả đều bị chúng hành hình.

Đến gần sáng 25/9, bộ đội mới phá vây và tiến vào Tân Lập. Hai bên giao tranh ác liệt. Khi quân Khmer Đỏ bị đánh bật về bên kia biên giới, những người còn sống cùng các chiến sĩ mới có thể tìm được đến trường tiểu học Tân Thành. Lúc đó, chỉ còn lại đống đổ nát, cùng mùi tử khí bốc lên ngạt mũi.

Họ kinh hoàng trước những thảm cảnh đang diễn ra trước mắt mình. Ngay trước dãy tập thể, bọn ác thú treo lủng lẳng đầu của 2 thầy giáo, còn thân mình thì nằm tít mãi phía sau dãy tập thể với hàng chục vết chém trên người.

Nghe dân chạy loạn kể lại, thì với những người có ý định chống cự, Khmer Đỏ không dùng súng bắn, mà hành hình bằng cách lấy dao đâm rạch chi chít trên thân thể, rồi sau đó cắt đầu hoặc dùng dùi cui đập đầu cho đến chết. Mục đích của chúng là muốn những người còn sống phải chứng kiến cảnh tượng khủng khiếp ngay trước mắt mình, họ phải bàng hoàng, đau đớn đến cùng cực, trước khi đến lượt mình.

Bên trong dãy tập thể, cô Hiệu trưởng tên Lan cùng 6 cô giáo đều chết trong tình trạng cơ thể lõa lồ, mỗi người nằm vắt vẻo một nơi. Sau khi cưỡng hiếp các cô, bọn ác thú lấy chính cơ thể các cô ra làm trò tiêu khiển. Cô thì cửa mình bị nhét đầy đất đá, vết máu loang ra đầy sàn nhà. Có cô thì bị chúng dùng giáo mác đâm thẳng vào cửa mình, cô thì bị chúng rạch bụng, cô thì bị chặt đầu, chặt tay, vứt lăn lóc cùng với những thi thể khác.

Bộ đội ta cùng những người còn sống sót chỉ thấy có 9 xác chết. Phải một lúc sau, họ mới phát hiện ra 2 cô nằm chết dưới cái giếng nước phía sau trường học. Có lẽ, chứng kiến những cảnh tượng mất hết tính người của lũ ác thú, biết trước sau gì cũng chết, 2 người đã vùng chạy rồi lao thẳng xuống giếng tự tử. Quân Khmer Đỏ đã lấy đá ném xuống lấp đầy, rồi đạp đổ miệng giếng. Mọi người đã phải rất vất vả mới đưa được thi thể lên khỏi giếng. Thi thể không còn nguyên vẹn vì những tảng đá lớn đè xuống.

Sau khi chôn cất 11 thầy cô giáo, người dân xây một cái bia nhỏ ngay trước nền trường tiểu học Tân Thành, đề dòng chữ: "Hận thù này, nhân dân Tân Lập ghi nhớ suốt đời".

Đến cuối năm 1977, tuy Khmer Đỏ không dám đánh qua biên giới Việt Nam nữa, nhưng chúng lại câu pháo tới tấp. Một viên đạn pháo bay trúng vào tấm bia. Mãi đến năm 1999, bia chứng tích tội ác Pol Pot mới được dựng lại trên những dấu tích cũ./.

Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2020

GIỮ LỬA LÒ NGÀY CÀNG NÓNG

Chống tham nhũng là chuyện Đảng ta, dân ta đã nói và làm từ lâu. Nhưng để cái “lò” chống tham nhũng nóng lên trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng không chỉ đòi hỏi quyết tâm cao, sự kiên định mà cần phương pháp đúng. Từ sau Đại hội XII của Đảng (năm 2016) đến nay, với quyết tâm chính trị cao độ, tầm nhìn chiến lược sâu rộng của Trung ương Đảng, Đảng ta đã đưa ra được những giải pháp căn bản, mang tính khoa học, thực tế, cụ thể, đi đôi với đó là sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt nên cuộc chiến chống tham nhũng đã thu được kết quả quan trọng bước đầu, trở thành cái “lò” nóng thiêu đốt tham nhũng. Những kẻ thoái hóa, biến chất, phạm tội tham nhũng đã bị xử lý kỷ luật Đảng, xử lý theo pháp luật, dù còn đương chức hay đã nghỉ hưu, không có “vùng cấm”.
GIỮ LỬA LÒ NGÀY CÀNG NÓNG
Nói cách khác, “lò” đã nóng lên, tuy nhiên, làm sao để “lò” luôn nóng và ngày càng nóng hơn, để sức nóng của cái “lò” đó có thể thiêu đốt mọi ý đồ tham nhũng của những kẻ bất lương, trước khi chúng hành động. Điều đó có nghĩa là cuộc chiến chống tham nhũng cần được tăng cường, được đẩy mạnh, ngày càng đi vào thực chất, có hiệu quả hơn. Mọi hành vi tham nhũng, mọi kẻ tham nhũng không kể chức vụ cần được phát hiện và xử lý kịp thời.

Đó vẫn còn là niềm mong mỏi và nỗi lo toan của Đảng, của dân. Bởi vì “lò” đã nóng không có nghĩa là tự nó cứ nóng đều, nóng mãi, mà phải không ngừng tiếp củi lửa, nguyên nhiên liệu. “Nguyên, nhiên liệu” cho “lò” chống tham nhũng nói gọn lại đó là ý chí, sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của “ý Đảng, lòng dân”, tất cả phải cùng vào cuộc. Chống tham nhũng - chống “giặc nội xâm” - cũng là cuộc chiến không khoan nhượng. Có tiêu diệt được nạn tham nhũng mới bảo vệ được Đảng và chế độ, bảo vệ được cuộc sống yên lành của nhân dân và sự phát triển bền vững của đất nước. Kinh nghiệm lịch sử và thực tế hiện nay cho thấy, không một thứ “giặc” nào lại dễ dàng bị đánh bại. Chống tham nhũng ngày nay là cuộc chiến không kém phần cam go, lâu dài, quyết liệt. Hành vi tham nhũng ngày càng gian manh, xảo quyệt; thủ đoạn tham nhũng cũng như thủ đoạn ẩn nấp, giấu mình, chống trả ngày càng tinh vi, phức tạp, khiến cho việc phát hiện, xử lý tham nhũng ngày càng khó khăn. Hơn nữa, chống tham nhũng là cuộc đấu tranh một mất, một còn nhưng lại diễn ra ngay trong nội bộ đảng, tổ chức, bộ máy chính quyền, và trong từng cá nhân có chức, có quyền. Vượt qua chính mình, thắng được chính mình, đó là điều khó khăn nhất.

Để “giữ cho lò luôn nóng và ngày càng nóng hơn”, để cuộc chiến chống “giặc nội xâm” này thu được nhiều kết quả, thành tựu to lớn hơn, cần thêm nhiều nỗ lực.

Một là, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng để mọi người dân nhận thức sâu sắc hơn về quốc nạn tham nhũng, có quyết tâm cao hơn trong cuộc chiến chống “giặc nội xâm”. Xét cho cùng, những yếu kém, khuyết điểm, tồn tại trong công tác phòng, chống tham nhũng nói chung, trong bản thân mỗi con người đều liên quan đến nguyên nhân hàng đầu là nhận thức và tư tưởng. Nhận thức, tư tưởng chỉ dẫn hành động của mỗi con người. Lý luận phải đi trước một bước. Đó là nguyên lý.

Theo đó, để triển khai tốt Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tuyên truyền, giáo dục người dân trong phòng, chống tham nhũng, cần chú trọng một số điểm sau:

☘ Nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhất là giai đoạn gần đây. Nghiên cứu sâu về những kinh nghiệm, bài học chống tham nhũng trong lịch sử của cha ông ta và của những nước có chỉ số xếp hạng tham nhũng thấp nhất trên thế giới (như New Zealand, Denmark, Singapore,…). Những vấn đề này mới chỉ đề cập đến trong những tin tức, bài báo, chưa đúng mức, đúng tầm. Mỗi vấn đề như vậy xứng đáng là đề tài để hội thảo, làm luận án khoa học cấp nhà nước. Những kết quả nghiên cứu khoa học ấy quyết không “để trong ngăn kéo” mà phải được vận dụng, được phát huy trong việc nâng cao nhận thức của nhân dân, trong hoạch định nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật phòng, chống tham nhũng của Nhà nước.

☘ Trong lĩnh vực giáo dục, phải có những bài học về phòng, chống tham nhũng, xây dựng tâm lý “bài trừ” tham nhũng. Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật phải coi phòng, chống tham nhũng là một trong những chủ đề, đề tài quan trọng nhất. Điều đó phải được thể hiện trong hoạt động nghiệp vụ của các nhà văn hóa, các văn nghệ sĩ. Coi phòng, chống tham nhũng là nội dung, là tiêu chí quan trọng để đánh giá, xem xét thành tích, phong tặng danh hiệu cho các nhà hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật. Có vinh danh, giải thưởng xứng đáng cho tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị về đề tài phòng, chống “giặc nội xâm”, cũng như đề tài xây dựng con người mới, người tốt, việc tốt.

☘ Với mọi người dân, những cá nhân không có chức quyền trong bộ máy công quyền của Đảng, Nhà nước, là đối tượng bị ảnh hưởng bởi nạn tham nhũng, không thể thờ ơ đứng ngoài cuộc mà cần phải cùng vào cuộc chống tham nhũng. Như Tổng Bí thư nói, những năm trước, nạn tham nhũng, kẻ tham nhũng nhởn nhơ trước pháp luật, người dân bi quan, “chống ai, ai chống, bây giờ chống ai” thì nay “lò” đã nóng, “cá nhân nào muốn đứng ngoài cuộc cũng không thể được”. Đảng, Nhà nước đã và đang tạo mọi điều kiện, cơ chế để mọi người dân có thể tham gia có hiệu quả vào công cuộc phòng, chống tham nhũng. Chỉ có như vậy, cuộc chiến chống “giặc nội xâm” mới thu được thành công.

☘ Với những người có chức, có quyền (cán bộ, công chức, viên chức) trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, các cấp, các ngành, các địa phương - những đối tượng có nguy cơ mắc vào tham nhũng, cần nhận thức sâu sắc hơn ai hết về phòng, chống tham nhũng, từ đó có hành động đấu tranh phòng, chống tham nhũng một cách quyết liệt. Cán bộ, đảng viên của Đảng, công chức, viên chức Nhà nước cần luôn tự vấn làm thế nào để đúng nghĩa “công bộc của dân”, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, hưởng đúng chế độ, chính sách tiền lương, đãi ngộ và những niềm vinh quang chân chính do Đảng, Nhà nước và nhân dân trao tặng.

☘ Bên cạnh những biện pháp trên, cần có các biện pháp, hình thức cổ vũ, động viên, khuyến khích thi đua chống tham nhũng. Chống tham nhũng là chống “giặc nội xâm”, là cuộc chiến không kém phần cam go, gian khổ, hy sinh, quyết liệt, vừa cấp bách, vừa thường xuyên, thậm chí có mặt còn khó khăn, phức tạp hơn và kéo dài hơn. Thực tế vừa qua có nhiều gương sáng, dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng, bản thân chịu nhiều gian nan, thiệt thòi, không được chú trọng bảo vệ, biểu dương, khen thưởng đúng mức. Cứ như vậy còn ai muốn và dám chống tham nhũng.

Hai là, cần rà soát lại, bổ sung, sửa đổi, bồi lấp những kẽ hở trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, luật pháp, chính sách, cơ chế của Nhà nước, nhất là Luật phòng chống tham nhũng, Bộ luật Hình sự và các bộ luật khác có liên quan đến phòng, chống tham nhũng. Như vậy mới kiểm soát được quyền lực, mới “nhốt quyền lực trong cái lồng cơ chế, chính sách, luật pháp” để người có chức, có quyền “không thể tham nhũng, không dám tham nhũng”. Cụ thể:

☘ Ủy ban Kiểm tra Trung ương hiện vẫn giữ cách làm, quy trình: kiểm tra Đảng đi trước, phát hiện sai phạm, đề nghị xử lý kỷ luật. Chờ một thời gian cấp có thẩm quyền của Đảng ra kỷ luật về Đảng, có dấu hiệu hình sự mới chuyển công an điều tra. Quy trình rườm rà, thời gian quá dài, tội phạm thừa thời gian để đối phó, tẩu tán chứng cứ, tang vật, tài sản. Do vậy, đoàn Kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, hay Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng khi tiến hành công việc, nên hội tụ đủ các thành phần liên quan (nhất là Viện Kiểm sát, Công an, Điều tra hình sự, Quân đội); phát hiện sai phạm nhỏ thì nhắc nhở, phê bình; sai phạm nặng, có dấu hiệu tham nhũng thì tiến hành bắt tạm giam, điều tra hình sự, phong tỏa tài sản một cách khẩn trương, nhanh chóng để kẻ tham nhũng không thể trốn chạy, hay tẩu tán tài sản. Quá trình điều tra, nếu đúng là tham nhũng thì đưa ra tòa, không mắc tội tham nhũng thì tuyên bố kết luận không tham nhũng và trả lại mọi danh dự, quyền lợi, chức vụ.

☘ Bổ sung thêm tội danh “tham nhũng chính trị”, “tham nhũng quyền lực” (mua bán chức tước, địa vị, quyền lực; khai man hồ sơ để “chui sâu, leo cao”; phong cấp bậc, chức tước quá quy định, không đúng tiêu chuẩn) và đây phải được coi là một trong những tội nặng nhất, đúng tính chất là “giặc nội xâm”. Gia tăng khung hình phạt cho các tội danh tham nhũng, nhất là tham nhũng chính trị, tham nhũng quyền lực.

☘ Người đã “tay nhúng chàm” tham nhũng chưa ở mức độ xử lý hành chính, hình sự nhưng ăn năn, hối lỗi, tự giác, thành khẩn khai báo với tổ chức về hành vi của mình và hoàn trả lại toàn bộ tiền, của (vật chất) đã tham nhũng của công hoặc của cá nhân, thì cần được làm gương. Nếu có thành tích tố giác tham nhũng, hoặc vận động được người khác làm theo mình, thì có thể được biểu dương như người có thành tích chống tham nhũng. Đây là một giải pháp mang tính đột phá. Đó chính là hành vi “lập công chuộc tội”. Chấp nhận điều này sẽ khuyến khích nhiều kẻ tham nhũng khác làm theo. Điều đó có lợi cho nhân dân, cho đất nước. Đó còn là xuất phát từ đạo lý, truyền thống dân tộc, chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng ta “đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại”. Trong lịch sử dân tộc cũng như lịch sử đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, có không ít những người lầm đường lạc lối, từng có tội với nhân dân, với đất nước nhưng được giác ngộ, từ bỏ con đường cũ, đi theo con đường mới, “lập công chuộc tội” với nhân dân, với đất nước, đã được “quay đầu lại”.

☘ Bổ sung vào Luật Phòng chống tham nhũng, Bộ luật Hình sự: Người có hành vi hối lộ (để giải quyết công việc riêng, hay mua nghề nghiệp, chức quyền, gọi là bên mua) mà tố cáo kẻ nhận hối lộ, tham nhũng, không những được trả lại tiền đã hối lộ, mà còn được xem xét đáp ứng nguyện vọng nếu xứng đáng, đủ tiêu chuẩn. Hơn nữa, còn được bảo vệ cả danh dự và an toàn cho bản thân, gia đình (có cơ chế bảo đảm). Giải pháp mạnh dạn này nhất định mang lại hiệu quả cao. Bởi vì điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị lộ, tăng nỗi sợ hãi, tăng áp lực với kẻ tham nhũng quyền lực, khiến họ không dám làm. Nó cũng là sự khuyến khích mạnh mẽ việc tố cáo tội tham nhũng. Và người có hành vi hối lộ không thể coi đây là hành vi “bất tín” với người đã “giúp mình”. Nếu gọi là “bất tín”, không trung thực với “giặc nội xâm” thì chỉ có lợi cho nhân dân, cho đất nước.

☘ Mọi quan chức, cán bộ, đảng viên khi vào Đảng và khi nhận chức vụ trong Đảng hay chính quyền (từ Trung ương xuống địa phương) phải có lời thề (tuyên thệ). Sau những lời hứa cơ bản: Trung thành với lý tưởng, sự nghiệp của Đảng, sự giàu mạnh của đất nước, hạnh phúc của nhân dân… nhất thiết phải có câu: “Không tham nhũng và quyết tâm đấu tranh phòng, chống tham nhũng”.

- Công khai, minh bạch nhiệm vụ, chức trách và chế độ đãi ngộ (lương, phụ cấp, các chế độ đãi ngộ khác…) của mọi cán bộ, công chức của Đảng, Nhà nước từ Trung ương xuống cơ sở, từ những người lãnh đạo cao nhất xuống công chức cơ sở, xã, phường… Công khai trên báo chí, ở các công sở cho toàn dân đều biết để kiểm tra, giám sát. Các công chức ở các cơ quan công quyền phục vụ nhân dân đều phải mặc đồng phục, có thẻ ghi tên trong khi thi hành công vụ.

☘ Cần có những cơ chế, quy định cụ thể để mọi công dân hăng hái tham gia tố cáo tham nhũng: tố cáo thế nào (có mẫu đơn hướng dẫn), gửi đến cơ quan nào, ai tiếp nhận và phản hồi ra sao... Thực tế hiện nay, người dân thấy tham nhũng, bị tham nhũng nhưng không biết làm thế nào, tố cáo thế nào, với ai? Tâm lý sợ sệt, e dè còn phổ biến. Nếu không gỡ được mối lo này thì chống tham nhũng vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả./.

TRUYỀN HÌNH MỸ PHÂN TÍCH LÝ DO VIỆT NAM KHÔNG CÓ AI TỬ VONG VÌ COVID-19

Kênh CNBC đưa ra nhiều thông tin, số liệu, phỏng vấn chuyên gia, người nước ngoài sống tại TP.HCM để giải thích vì sao Việt Nam không có ai tử vong vì Covid-19.
TRUYỀN HÌNH MỸ PHÂN TÍCH LÝ DO VIỆT NAM KHÔNG CÓ AI TỬ VONG VÌ COVID-19
Mới đây, kênh truyền hình CNBC của Mỹ đã có phóng sự dài gần 8 phút với tựa đề “Việt Nam không có ai chết vì virus corona. Đây là lý do”.

Khi video được phát lại trên YouTube đã có tới 467.000 lượt xem sau 3 ngày và 3.000 bình luận.

Mở đầu chương trình, kênh truyền hình đã phát sóng hơn 30 năm chia sẻ về ca bệnh nặng nhất trong đại dịch Covid-19 ở Việt Nam.

Theo đó, ngày 18/3, phi công 43 tuổi người Anh bị xác định nhiễm nCoV được đưa vào bệnh viện ở TP.HCM. Là bệnh nhân nguy kịch nhất ở Việt Nam, người này trở thành tâm điểm chú ý.

Khi thông tin phổi của phi công bị suy được đưa lên các kênh truyền thông, hơn 50 người Việt đã tình nguyện hiến phổi, các chuyên gia y tế gắng sức khi cả nước tập trung toàn bộ nỗ lực để cứu bệnh nhân.

Chính phủ đã chi ra 200.000 USD để chữa trị cho phi công của Vietnam Airlines (sau đó bảo hiểm đã thanh toán) và cuối cùng anh đã làm được điều tưởng chừng không thể: gần như bình phục hoàn toàn.

Đây chỉ là một trong rất nhiều bệnh nhân đã bình phục ở đất nước không có ai tử vong vì dịch Covid-19 với vài trăm ca dương tính nCoV trong 6 tháng, một kết quả ấn tượng.

Việt Nam đã giữ sạch lưới nhà như thế nào

Khi nghe tin tức về một loại virus giống viêm phổi xuất hiện ở Trung Quốc, Việt Nam lập tức đưa ra những đánh giá cẩn trọng về nguy cơ lây lan, cho rằng đất nước có thể có hàng nghìn ca bệnh và coi việc bùng nổ dịch giống như một cuộc chiến.

Chính phủ Việt Nam đã tiến hành phản ứng theo các giai đoạn.

Ngay từ 10/1, trước khi ghi nhận ca bệnh đầu tiên vào 23/1, Việt Nam bắt đầu kiểm tra sức khỏe của những hành khách xuất phát từ Vũ Hán (Trung Quốc).

Những ca nghi nhiễm bị cách ly và toàn bộ 97 triệu người dân được yêu cầu đeo khẩu trang trước khi có khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

“Tất cả người dân Việt Nam đều lo lắng, thậm chí trước khi Việt Nam ghi nhận các ca bệnh”, Ngoc Pham và bạn của cô, Kevin Moulié, đang sống ở TP.HCM, chia sẻ.

“Chính phủ đã thông tin cho chúng tôi rất sớm về tình hình diễn ra ở Trung Quốc. Theo đó, nguy cơ cao virus sẽ lan sang Việt Nam. Chúng tôi nhớ tới dịch SARS xảy ra một vài năm trước. Mọi người nhận thức được về tác động của virus có thể xảy ra”.

SARS - Hội chứng suy hô hấp cấp nghiêm trọng, xuất phát từ miền Nam Trung Quốc vào năm 2003 và nhanh chóng lan sang Việt Nam. Cuối năm đó, Việt Nam lại phải chống chọi với một dịch khác - cúm gia cầm.

Khi Việt Nam ghi nhận ca Covid-19 đầu tiên vào ngày 23/1, các nước Đông Nam Á khác đã sẵn sàng.

Ngày 1/2, Việt Nam là nước đầu tiên dừng mọi chuyến bay từ Trung Quốc và đóng cửa biên giới dài 1.400 km với nước láng giềng ở phía Bắc.

Bước tiếp theo trong chiến lược của Chính phủ là tập trung vào tăng cường năng lực xét nghiệm, truyền thông cho công chúng và nỗ lực cách ly.

Từ tháng 1 tới tháng 5, đất nước đã tăng số lượng khu xét nghiệm từ 2 lên 63, tiến hành 260.000 xét nghiệm.

Thêm vào đó, những người có kết quả dương tính nCoV và người tiếp xúc trực tiếp được cách ly tại các doanh trại quân đội, bệnh viện dã chiến và ký túc xá đại học.

“Tôi nghĩ cách ly tập trung tại các doanh trại quân đội là một trong những yếu tố khiến Việt Nam thành công bởi kiểm soát mọi người trong một khu vực sẽ dễ dàng hơn nhiều”, nhà phân tích Nguyễn Phương Linh cho hay.

Có lẽ chiến dịch khác biệt nhất của chính phủ là việc viết lời lại bài hát “Ghen” để khuyến khích việc rửa tay và vệ sinh chung. Và bài hát nhanh chóng trở thành hiện tượng.

“Tôi nghĩ đó là một cách hay để tiếp cận công chúng và khiến mọi người quan tâm tới chủ đề này. Bài này được phát ở mọi nơi, trong thang máy, hành lang”, Ngoc Pham và Kevin Moulié chia sẻ.

Dù chiến dịch ban đầu là tích cực xét nghiệm, truyền thông và cách ly, Việt Nam vẫn ghi nhận số lượng ca nhiễm mới tăng vọt.

Từ 16 ca trong tháng đầu tiên của dịch, làn sóng thứ hai xảy ra vào ngày 6/3 với 254 ca (tính tới ngày 1/5). Khi con số tăng nhanh, Chính phủ tuyên bố đất nước đang trong đại dịch và và thực hiện giãn cách xã hội. Tới 1/5, có khoảng 200.000 người bị cách ly tập trung.

“Nếu bạn so sánh hệ thống y tế công của Việt Nam với các nước Đông Nam Á khác, tôi nghĩ Việt Nam vẫn có những khoảng trống lớn cần cải thiện. Giải pháp quan trọng nhất trong trường hợp này là cách ly mọi người, hạn chế đi lại và Chính phủ đã làm được”, nhà phân tích Nguyễn Phương Linh nói.

Ngày 20/1, Bộ Y tế chỉ định 22 bệnh viện điều trị người nhiễm Covid-19. Điều này đảm bảo các bệnh viện khác không bị quá tải.

Việt Nam đang trên con đường hồi phục, nhanh hơn các nước lân cận. Đây là một trong những quốc gia đầu tiên nới lỏng giãn cách xã hội và tái mở cửa nền kinh tế.

Trên thực tế, các chuyến bay charter (thuê nguyên chuyến) xuất phát từ Nhật đã được thực hiện từ cuối tháng 6 sau khi ngừng bay từ tháng 3. Từ tháng 4 tới 20/6, nền kinh tế đã tăng trưởng 0,36% và Chính phủ đặt mục tiêu tăng 5% trong 6 tháng còn lại.

Đối với nhiều người, cuộc sống thậm chí dường như đã trở lại bình thường. Tuy nhiên, Ngọc và Kevin không xem việc tái mở cửa như quay trở lại cuộc sống trước đây mà là “bình thường mới” với những bài học mới.

“Chúng tôi nhận thấy rất nhiều thứ quan trọng hơn như sức khỏe, gia đình, bạn bè. Chúng tôi luôn quá lo lắng. Tôi nghĩ có mọi người để dựa vào là rất quan trọng”, Kevin Moulié nói.

“Bạn nhận ra mình không còn trẻ, bố mẹ bạn cũng đang già đi và luôn có nguy cơ cao. Tôi nhắn tin cho bạn bè rằng nếu khu nhà của họ bị cách ly, họ có thể báo tôi đem đồ ăn tới. Họ cũng nói như vậy với tôi. Nếu bạn không có gia đình ở đây, bạn đã có bạn bè”, Ngoc Pham tâm sự./.

Ảnh 1: Kênh CNBC phân tích kỹ càng về thành công chống dịch của Việt Nam;

Ảnh 2: CNBC phát lại bài hát Ghen được viết lời mới để tuyên truyền về phòng dịch Covid;

Ảnh 3: Đường phố ở các tỉnh thành đã đông đúc trở lại khi giãn cách được nới lỏng./.

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2020

NGƯỜI CON GÁI GIẢ TRAI ĐI ĐÁNH GIẶC

Má là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Quang Mẫn (Trần Thị Sáu, Sáu Mẫn, Mười Mẫn).
NGƯỜI CON GÁI GIẢ TRAI ĐI ĐÁNH GIẶC
“Anh” Trần Quang Mẫn

Cuộc đời má lắm đau thương nhưng cũng thật oanh liệt.

Thời con gái má tên là Trần Thị Sáu. 17 tuổi, má đã cả gan rủ người em gái thứ tám trốn nhà đi kháng chiến chống Pháp. Trốn lần thứ nhất thì cha đuổi kịp, bắt về.

Trong cơn giận dữ, ông cắt phăng mái tóc dài của Sáu, đốt cả quần áo của con. Một thời gian sau, Sáu và em gái trốn đi lần hai. Cô cắt luôn phần còn lại của mái tóc cho giống con trai. Lúc đó còn mấy tháng nữa Sáu mới tròn 18 tuổi.

Đầu năm 1946, hai chị em Sáu trở thành tân binh của trung đội 1, đại đội 70, chi đội 124 của Bộ đội Huỳnh Thủ hoạt động ở Vĩnh Thuận (U Minh Thượng, Kiên Giang). Sáu khai tên Trần Quang Mẫn, vốn là cái tên Mẫn hay gọi ở nhà.

Từ đó, Sáu bắt đầu cuộc đời mới dưới cái tên Trần Quang Mẫn. Sáu bắt em gái gọi mình là “anh Sáu”. Để che giấu hình hài con gái, cô tập la, tập hét cho bể tiếng, tập đi đủ 6-7 tấc một bước cho ngả mình về phía trước như đàn ông, phơi nắng gió cho da đen sạm. Cô băng miếng vải nịt ngực sát rạt, cố che đi hình hài con gái, bắt chước học hút thuốc...

“Lần đầu tiên được ôm cây súng, thấy nặng nhưng khoái lắm. Súng của Đức hai ký mấy lận. Riết rồi thấy quen. Lần lần tập bắn súng máy, tập tháo ráp, trườn bò, đứng bắn, nằm bắn, tập xáp lá cà, đâm lê... Rồi hành quân ban đêm. Có bữa đi vài ba cây số, có khi đi mười mấy cây số cũng có. Đàn ông làm gì mình làm vậy” - má Sáu Mẫn cười khi hồi tưởng chuyện quá khứ.

Sau mấy lần được giao nhiệm vụ đi trinh sát dẫn bộ đội đánh đồn, chỉ sau mấy tháng nhập ngũ, chiến sĩ Trần Quang Mẫn đã được kết nạp Đảng. Khi đó Mẫn vừa tròn 18 tuổi.

Vốn là người gan dạ, thông minh, Sáu Mẫn được cử đi học sĩ quan ở Trường Quân chính Quang Trung. Năm 1947 trở về đơn vị, cô chỉ huy đại đội 70 (đại đội cảnh vệ - sau này là trung đoàn 124 thuộc Quân khu 9). Khi đó “anh” Trần Quang Mẫn 21 tuổi.

Gần năm năm binh nghiệp, cô gái giả trai ấy luôn hành xử như một nam thanh niên và đã cùng đồng đội xông pha biết bao trận. “Mỗi lần đi biết là thế nào cũng có thể hi sinh nhưng vẫn đi. Đạn nó tránh không trúng mình chớ trúng là chết rồi. Cũng có trúng mấy lần nhưng nhẹ nhẹ vô tay, vô giò thôi”, má cười bảo.

Cho đến một ngày cô không thể giấu được nữa. Đó là khi có người bộ đội ở tiểu đoàn 401 (bộ đội địa phương huyện Phú Quốc) tên Nguyễn Văn Bé (Mười Bé) đi tìm “cô” Trần Quang Mẫn đòi cưới vì đó là người vợ đã được hứa hôn.

Một đám cưới kỳ lạ đã diễn ra. “Mấy bà má cứ theo hỏi hoài. Tui cười biểu chừng đó má hay. Tới chừng vô làm đám tuyên bố, mấy đứa con nít la dữ lắm: đàn ông mà đi cưới đàn ông”, má kể. Đám cưới, cô dâu chú rể đều mặc đồ bộ đội của nam. Không áo cưới, không hoa, không cả quà cưới. Đơn vị tuyên bố. Mấy bà má nấu bánh canh, nấu chè mừng cho đôi trẻ.

Đêm 20-7-1958. Sáu Mẫn bị bắt. Về khám lớn của tỉnh Rạch Giá, địch tra tấn Sáu Mẫn bằng những trận mưa đòn. Sáu Mẫn bị kết án 7 năm khổ sai, 5 năm biệt xứ. Sáu Mẫn được đưa tới khám Chương Thiện, Tân Hiệp, xuống Chí Hòa, ra Thủ Đức, đi Gò Gông rồi trở về Chí Hòa, đưa lên Phú Lợi rồi đày ra Côn Đảo.

Cuối năm 1966, sau tám năm giam cầm, tra tấn, Sáu Mẫn mới được thả. Một năm sau, con trai hi sinh. Má vẫn không rời chiến trường. Đơn vị mở chiến dịch đánh ở đâu, má có mặt ở đó. Năm 1974, Trần Quang Mẫn giữ chức vụ tiểu đoàn trưởng.

_______
Ngày 23-4-1952, chồng má, một sĩ quan tiểu đoàn 401 (bộ đội địa phương huyện Phú Quốc), hi sinh khi tham gia trận đánh vào đồn Chàng Chẹt (Rạch Giá). “Đồng đội kể đêm đó trước khi công đồn, ổng nói với anh em: "Tui đi như vầy chắc ở nhà Sáu Mẫn sanh con rồi".

Tui cũng đâu hay ổng hi sinh. Chị Chín Lé đi công tác ghé qua bảo: Mười Bé hi sinh, chôn chung 11 người. Lúc đó tui mới hay. Ổng hi sinh khi tui sanh thằng nhỏ mới được bốn ngày...” - má khóc khi nhớ lại ký ức đau đớn ấy.

Cả đời má những lúc còn chồng, còn con thì thời gian gần gũi bên những người yêu thương nhất quá ngắn ngủi. “Cưới nhau được hơn tuần lễ ổng phải trở về đơn vị - má kể - Tụi tui gặp nhau thêm hai lần, mỗi lần chừng 3-4 ngày. Khi có thai thằng Hưng gần hai tháng, vợ chồng tui mới gặp lại nhau lần nữa”.

Và đó cũng là lần cuối cùng họ nhìn thấy nhau... Chồng hi sinh khi má sinh con mới được bốn ngày. Và cuộc đời làm vợ của má cũng chỉ gặp chồng được bốn lần.

Lúc con trai mới được 5-6 tháng tuổi, má phải dằn lòng gửi con cho ông bà ngoại nuôi giùm, trở về đơn vị chiến đấu cùng đồng đội. Kể từ đó, má không gặp lại con nữa cho đến 5-6 năm sau khi đang ở trong tù. “Hồi địch nhốt tui ở trại giam Phú Lợi, một bữa tui thấy bà già, nhỏ em gái dẫn theo thằng nhỏ chừng 5-6 tuổi vô thăm. Tui đâu biết nó là con mình, tưởng con của nhỏ em”, má cười thiệt buồn kể.

Sau lần gặp ngắn ngủi đó, má bị đày ra Côn Đảo. Khi má được thả về, Quốc Hưng đã 14 tuổi và đã đi theo các anh bộ đội được... bốn năm. Má không hay khi mình đang trong tù, mới 10 tuổi Quốc Hưng đã trốn ông bà ngoại lên tỉnh đội Rạch Giá xin làm liên lạc.

Ai cũng biết đó là giọt máu duy nhất của má và liệt sĩ Mười Bé nên tìm cách bảo vệ Hưng, chờ ngày hai mẹ con sum họp. Cán bộ tỉnh đội bố trí cho Hưng làm liên lạc ở đội U Minh 10.

“Tới lúc ở Côn Đảo về tui mới gặp lại con. Nó giống cha như đúc. Nó nằng nặc xin sang bộ phận trinh sát. Biết tính con cũng như mình ngày trước, tui không nỡ cản”, má kể.

Một năm sau, má đau đớn nhận tin đứa con duy nhất cũng hi sinh. 15 năm sau ngày chồng hi sinh, má lại chết một lần nữa. “Hồi thằng Hưng hi sinh tui cũng đâu có hay.

Tới bữa có người báo: Cô có hay gì không? Thằng Quốc Hưng hi sinh 3-4 bữa rồi cô hổng hay hả?...” - má kể rồi lặng đi, để cho những dòng nước mắt chảy tràn khi nhắc đến người con trai độc nhất.

Sau hòa bình, má không đi bước nữa. Hỏi, má lặng thinh rồi bảo: “Biết bao nhiêu người hỏi mà tui đâu có chịu. Có con, có chồng, muốn gần gũi nuôi dưỡng còn không được. Giải phóng rồi người không còn, còn ưng làm gì nữa...”.

CU BA MỘT TÌNH BẠN BỀN VỮNG

Nhắc tới Cuba là nhắc tới một tình bạn, tình anh em hữu nghị cộng sản vô tư trong sáng, một mối quan hệ tương trợ lẫn nhau không vụ lợi giữa Đảng và dân dân hai nước Việt Nam - Cuba.
CU BA MỘT TÌNH BẠN BỀN VỮNG
Có thể nói trong những năm kháng chiến Việt Nam gặp muôn vàn khó khăn, nhưng lại nhận được sự giúp đỡ chí tình từ một đất nước cách chúng ta nửa bán cầu, đó là Cuba, chúng ta được trợ giúp trên tất cả mọi mặt. Đó là ân nghĩa khó có thể trả hết được.

Hòa bình lập lại, Việt Nam được dỡ bỏ cấm vận vươn lên mạnh mẽ hòa nhập với thế giới, vị thế của Việt Nam càng ngày càng lớn mạnh... Thì người anh em Cuba vẫn bị cấm vận khó khăn đủ thứ.


Trước những tình cảm quý báu thời chiến ấy, thời bình này Việt Nam đang tích cực, nỗ lực không ngừng trợ giúp lại người anh em Cuba.

- Tháng 4/2018 trong chuyến thăm Cuba Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố xóa nợ cho Cuba.

- Việt Nam cũng là nước tích cực nhất kêu gọi dỡ bỏ cấm vận cho Cuba.

- Việt Nam là đồng minh chính trị, kinh tế của Cuba và thương mại song phương trên các lĩnh vực lúa gạo, dệt may, điện tử, cà phê...

- Việt Nam đang tích cực giúp đỡ Cuba phát triển nông nghiệp và trồng cây công nghiệp, giúp nước bạn phát triển hơn nữa nền nông nghiệp, tận dụng được những lợi thế sẵn có của mình.

- Việt Nam giúp đỡ Cuba phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Việt Nam đảm bảo cung cấp gạo ổn định cho Cuba. Thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào Cuba, thúc đẩy phát triển ICT, mạng và 4G thông qua tập đoàn quân đội Viettel.

- Trong những tháng dịch bệnh Việt Nam trợ giúp 5000 tấn gạo các nhu yếu phẩm cho chính phủ và nhân dân Cuba anh em....

Việt Nam sẵn sàng giúp đỡ hết mình nếu Cuba cần. Đó chính là những việc Đảng và nhà nước ta đang làm đối với đảng và chính phủ anh em Cuba... Còn đất rất nhiều những điều nữa không thể kể hết được, đó chính là minh chứng cho sự tương trợ, tương thân, tương ái, làm keo sơn bền vững hơn mối quan hệ giữa hai nước.