KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2020

GIÁ SÁCH GIẢM ÁN TÙ (Tham khảo)

Tù nhân tại 4 nhà tù quá tải ở Brazil sẽ được giảm án tù 48 ngày/năm nếu có khả năng đọc được 12 tác phẩm văn học, triết học và khoa học, theo tuyên bố của chính phủ Brazil ngày 25.6.
GIÁ SÁCH GIẢM ÁN TÙ (Tham khảo)
Tù nhân có 4 ngày để đọc một quyển sách và viết một bài tiểu luận bình về mỗi tác phẩm mà họ đã đọc.
Bài tiểu luận phải được trình bày đúng quy ước như: biết cách chia đoạn, không sai lỗi chính tả và viết đúng phong cách học thuật, theo Reuters.
Một hội đồng giám khảo sẽ chấm điểm các bài tiểu luận, rồi trình kết quả cho ban quản lý các nhà tù để quyết định có giảm án cho tù nhân hay không.
“Chương trình này sẽ giúp tù nhân khi ra khỏi tù sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích”, Reuters dẫn lời luật sư Andre Kehdi, người đứng đầu một chương trình quyên góp sách cho các nhà tù.
Nguồn: Khoa học tâm lý.

CHIẾN TRANH VÀ NHỮNG LỜI THỀ KHÔNG BAO GIỜ THÀNH HIỆN THỰC.

Chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm, tất cả những ký ức về nó đều đã trở thành những trang sử hào hùng của dân tộc. Những chiến công, những mất mát và cả sự hy sinh, tất cả đều làm nên một đất nước Việt Nam kiên cường, bất khuất, không chịu cúi đầu trước bất kỳ kẻ thù nào.
CHIẾN TRANH VÀ NHỮNG LỜI THỀ KHÔNG BAO GIỜ THÀNH HIỆN THỰC.
Và ở một vùng quê, có một người phụ nữ đã dành trọn cuộc đời mình vì một lời hứa của anh lính giải phóng năm xưa. Ông đã từng hứa với bà: "Anh sẽ cùng ăn cơm với em suốt quãng đời mình, từ thế kỷ 20, đến sang cả thế kỷ 21” nhưng bom đạn chiến tranh đã khiến người đàn ông ấy không thể thực hiện được lời hứa đó, vào cái đêm trước ngày anh lính trẻ xin được về quê bàn chuyện cưới xin.
Và kể từ đó, bà đã luôn coi người lính cụ Hồ năm ấy là chồng của mình dù chưa một lần cưới hỏi. Bà cứ lặng lẽ sống, nuôi mẹ, nuôi em và nuôi những hồi ức đẹp đẽ về anh, người con trai mãi tuổi 26 ấy. Bà còn xin phép gia đình, lập một bàn thờ cho riêng anh và tự nhủ rằng: "Chồng mình đã hy sinh..."
Chiến tranh và sự hy sinh, đáng sợ không? Có. Nhưng giá trị nó mang lại là một dân tộc anh hùng, một đất nước hòa bình và sự tự hào của người ở lại. Hôm nay, 27/7, xin cúi đầu cảm tạ một thế hệ con người đã không tiếc ma’u xương và hạnh phúc của mình để chiến đấu vì một lý tưởng cao đẹp và tôi tin, dù là thế hệ nào, chỉ cần yêu nước Việt, đều sẽ sản sinh ra những con người như thế!
Bà là Hoàng Thị Trinh - vợ Liệt sĩ Hồ Đức Tín ( Nghệ An )

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2020

XỬ LÝ THANH NIÊN MẶC QUÂN PHỤC LÊN TITOK TUYÊN BỐ NHÀ NHIỀU TIỀN

Chiều tối 22/7, cơ quan Quân sự và Công an huyện Kim Thành (Hải Dương) vào cuộc xác minh một thanh niên mặc quân phục sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam sai tác phong, điều lệnh quân đội trên mạng xã hội Tiktok, gây ảnh hưởng đến hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ. Các bình luận trên mạng xã hội đã kịch liệt lên án những vi phạm trên và nhắc nhở yêu cầu chấp hành nghiêm kỷ luật quân đội, nhưng thanh niên này tỏ thái độ thách thức, ngang nhiên đáp trả: “Nhà mình không có gì ngoài tiền” kèm theo một video khác đang mặc quân phục và giễu cợt người xem bằng điệu bộ “mèo méo meo”.
XỬ LÝ THANH NIÊN MẶC QUÂN PHỤC LÊN TITOK TUYÊN BỐ NHÀ NHIỀU TIỀN
Thanh niên trên là Nguyễn Văn Tiến (sinh năm 1998) trú tại thôn Thượng Đỗ, xã Thượng Vũ (Kim Thành). Tiến đã từng nhập ngũ ở Quân đoàn 2 và được đào tạo sĩ quan dự bị. Đầu tháng 5/2020, Tiến đến cơ quan quân sự huyện Kim Thành đăng ký vào ngạch dự bị và được cấp sổ lĩnh phụ cấp trách nhiệm sĩ quan dự bị có dán ảnh và đóng dấu giáp lai. Trước cơ quan chức năng, Tiến đã gỡ bỏ toàn bộ các video clip trên trang mạng xã hội và chịu xử lý theo kỷ luật quân đội.
Trên mạng xã hội Tiktok cũng đã xuất hiện các video có các hot boy, hot girl mặc sắc phục công an, quân đội, thậm chí có video clip còn quay cả đơn vị, các khí tài, trang bị, các buổi tập luyện, rèn luyện của cán bộ chiến sĩ thu hút sự chú ý và chia sẻ rất lớn từ người theo dõi. Các video này lại được chia sẻ tiếp qua các mạng xã hội Facebook, Youtube, Twitter, Instagram... tạo thành một trào lưu.
Những video trên đa phần có các cảnh quay thiếu chuyên nghiệp, hiệu ứng quá đà khiến cho hình ảnh chân chính, mạnh mẽ, đàng hoàng của người chiến sĩ bị méo mó, xô lệch. Thậm chí còn lộ các bí mật quân sự, an ninh. Những video đó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình công tác của các cán bộ, chiến sĩ về sau.
TikTok là nền tảng mạng xã hội chia sẻ video lớn nhất của một tập đoàn lớn của Trung Quốc và có thể ẩn chứa phần mềm độc hại, gián điệp. Hiện nay, quân đội Mỹ coi mạng xã hội TikTok là một mối đe dọa an ninh mạng và cấm sử dụng.
Các cơ quan, đơn vị cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao cảnh giác mọi quân nhân, nhất là số sĩ quan dự bị khi tham gia và sử dụng mạng xã hội này. Mỗi cán bộ, chiến sĩ trẻ giữ vững bản lĩnh chính trị, đừng để hình ảnh của mình bị những mạng xã hội của nước ngoài “bắt bóng”, tạo cớ để kẻ xấu kích động lấy “hiện tượng” quy chụp thành “bản chất” để chống phá quân đội./.
Nguyễn Phúc Hưởng

HÃY SỐNG CÓ TRÁCH NHIỆM THỜI COVID-19

Trong khi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và cả hệ thống chính trị đã cố gắng nỗ lực để phòng, chống dịch bênh Covid-19 thì lại có những kẻ vì lợi ích cá nhân đưa những mầm dịch Covid-19 ra cộng đồng.
HÃY SỐNG CÓ TRÁCH NHIỆM THỜI COVID-19
Chi phí để một người từ Trung Quốc về Việt Nam tránh được các chốt kiểm dịch và không bị cách ly 14 ngày được các hãng xe dịch vụ Trung Việt đưa ra cái giá là khoảng 4000 NDT ~ 12 triệu đồng Việt Nam; chi phí để vận chuyển một người từ Campuchia về Việt Nam qua các lối mòn, lối mở là 250 nghìn đồng mà tránh được được các chốt biên phòng và không phải cách ly 14 ngày.
Thử hỏi rằng liệu có đáng không?
Cuộc chiến chống Covid-19 đạt được những thành công vang dội, được thế giới ngưỡng mộ và ghi nhận thì lại bị chính những người Việt làm sụp đổ. Xin thưa rằng chính những người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam thông qua các đường mòn, lối mở tranh các trạm kiểm soát là do người Việt dẫn đường, những người trốn cách ly trong 14 ngày cũng là do chính những người Việt dẫn đường để vào Việt Nam.
Những người này chỉ vì lợi ích cá nhân mà đánh đổi cả sự an toàn của một đất nước, của đồng bào và cả những người thân trong gia đình họ. hiện tại, hàng triệu con người đang chạy theo, phải nhanh hơn cả virus, vì biết đâu, trong những người đang vui vẻ dạo phố, có người đang âm thầm mang mầm bệnh?
Các lực lượng chức năng vẫn đang "oằn mình" để thực hiện các biện pháp nhằm khống chế, ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập ra cộng đồng, để người dân được thoải mái đi lại, để kiếm sống thì một số người lại vì lợi ích bản thân mang mầm dịch đưa vào cộng đồng? Thử hỏi rằng liệu có đáng không?
Dịch bệnh Covid-19 không biết chọn để lây cho người giàu hay người nghèo, người trẻ hay người già, người Việt hay người nước ngoài và càng không không thể có chuyện dùng tiền để mua sự sống, mua lấy sự ưu tiên khi cả cộng đồng đã bị lây nhiễm. Nếu nhiều tiền mà có thể chống được Covid-19, thì người Mỹ đã không chết nhiều như thế.
Để những nổ lực của Đảng, Nhà nước, các cơ quan, ban ngành thành công cốc thì mọi người hãy sống có trách nhiệm với đất nước, có trách nhiệm với cộng đồng, trách nhiệm với gia đình và trách nhiệm với chính bản thân của mình.
Mọi người tuân thủ những khuyến cáo của ngành y tế và thực hiện tốt những vấn đề sau:
+ Không hoang mang nhưng cũng đừng chủ quan mà không phòng dịch.
+ Hãy đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng.
+ Những người vì lý do nào đó đã trốn được cách ly hãy có trách nhiệm liên hệ với cơ quan y tế để xét nghiệm và cách ly; đối với trường hợp những người đã, đang và sẽ có ý định vượt biên, nhập cảnh trái phép, làm dịch vụ đưa người về nước trốn cách ly hãy dừng lại ngay trước khi quá muộn.
+ Cập nhật tin tức thường xuyên, không ngừng tập luyện nâng cao sức khỏe. Một người khỏe, nhiều người cùng khỏe, cả cộng đồng sẽ khỏe!

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2020

XỬ LÝ 2 ĐỐI TƯỢNG MẠO DANH NHÀ BÁO

Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hải Phòng đã tiến hành lập biên bản về vụ việc trên đối với bà Trần Thị K.L (sinh năm 1961) và bà Đào Thị B.L.
XỬ LÝ 2 ĐỐI TƯỢNG MẠO DANH NHÀ BÁO
Ông Nguyễn Trung Nghĩa, Phó phòng Thông tin Báo chí xuất bản, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hải Phòng cho biết, ngày 23/7, qua công tác nắm tình hình hoạt động báo chí trên địa bàn, Thanh tra Sở này đã phát hiện vụ việc hai cá nhân tự giới thiệu là nhà báo của "Viện Nghiên cứu thanh tra và Phòng chống tham nhũng" liên hệ, đặt lịch làm việc với lãnh đạo một địa phương, yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến đơn thư của người dân. 
Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hải Phòng đã tiến hành lập biên bản về vụ việc trên đối với bà Trần Thị K.L (sinh năm 1961) và bà Đào Thị B.L (không xuất trình được giấy tờ tùy thân). Các giấy tờ hai cá nhân này xuất trình gồm: Giấy giới thiệu số 118/GT ghi ngày 10/6/2020, trên giấy giới thiệu có hình con dấu của "Viện Nghiên cứu thanh tra và Phòng chống tham nhũng", người ký ghi trên Giấy giới thiệu được ghi là “Phó Viện trưởng – PGS.TS Nguyễn Thế Hinh"; thẻ cán bộ MS 202005RIICP, ghi ngày cấp 6/02/2020, có giá trị đến 6/02/2023, chức danh ghi trên thẻ là Phó Trưởng Ban Truyền thông – Trang thông tin điện tử tổng hợp https://phongchongthamnhung.com.vn; thẻ cán bộ MS 202006RIICP, ghi ngày cấp 01/01/2020, có giá trị đến 01/01/2023, chức danh ghi trên thẻ là Biên tập viên – Trang thông tin điện tử tổng hợp https://phongchongthamnhung.com.vn. Cả hai thẻ trên đều in con dấu là Viện Nghiên cứu thanh tra và Phòng chống tham nhũng - Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Người ký trên thẻ là "TM Ban Biên tập – Phó Viện trưởng – PGS.TS Nguyễn Thế Hinh".
Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hải Phòng tiến hành xác minh nhanh trên cơ sở dữ liệu các cơ quan báo chí đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động cho thấy: Đến thời điểm hiện tại, không có cơ quan báo chí nào có tên là "Viện Nghiên cứu thanh tra và Phòng chống tham nhũng". Trên website https://phongchongthamnhung.com.vn có ghi thông tin "Giấy phép: số 213/GP-TTĐT do Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin Điện tử thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 07 tháng 11 năm 2019" (đây thực chất chỉ là trang thông tin điện tử tổng hợp, không phải là trang báo hay tạp chí).
Được biết, trước đó hai cá nhân này cũng đã từng nhiều lần liên hệ với địa phương, tự giới thiệu là nhà báo, đồng thời gửi dự thảo bài viết dự định sẽ đăng tải và yêu cầu lãnh đạo địa phương bố trí lịch làm việc trực tiếp.
Vụ việc tiếp tục được Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hải Phòng phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành xác minh và xử lý theo quy định pháp luật.
Đoàn Minh Huệ

SỨC MẠNH CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM CHÍNH LÀ LÒNG YÊU NƯỚC!

Trong 1 chương trình phỏng vấn thì nữ Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân Ngô Thị Tuyển - người nữ anh hùng tải đạn chỉ vẻn vẹn 42kg, cách đây 55 năm, từng vác 2 hòm đạn gần 100 kg - đã chia sẻ suy nghĩ của bà về lòng yêu nước của thế hệ trẻ sau này.
SỨC MẠNH CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM CHÍNH LÀ LÒNG YÊU NƯỚC!
Bà tin rằng, sức mạnh của chúng ta chính xuất phát từ lòng yêu nước nồng nàn và yêu từng mảnh đất máu thịt của quê hương. Thế hệ của bà đã từng làm được những điều phi thường mà chúng ta hay gọi đó là những chiến công "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" và bà tin rằng, không chỉ với lớp người đó, mà bất kỳ thế hệ nào, chỉ cần mang trong mình dòng máu Việt đều sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì hòa bình và chủ quyền đất nước.
Trong những ngày tháng 7 thiêng liêng, cùng nhìn lại những con người như thế, họ đã sống và chiến đấu bằng cả thanh xuân và tính mạng của mình, tất cả vì một lý tưởng cao đẹp: Đất nước này, phải được độc lập, Đất nước này, phải được tự do

TRÔNG CẬY VÀO AI ĐỂ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN?

Sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo phát biểu về lập trường của Hoa Kỳ bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, nhiều anh cư dân mạng mừng húm, cảm tưởng Mỹ sắp oánh thằng Tàu đến nơi rồi; Hoàng Sa sắp về tay của Việt Nam rồi. Báo Tuổi trẻ, với sự nhạy bén về chính trị nhanh chóng giật tít "Mỹ có thể công nhận Hoàng Sa của Việt Nam", dự báo về một liên minh chống lại Trung Quốc do Mỹ cầm đầu trong khu vực.
TRÔNG CẬY VÀO AI ĐỂ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN?
Việc Mỹ quan tâm và hiện diện nhiều ở khu vực biển Đông có thể là tín hiệu tốt, ngăn cản Trung Quốc có các hành động gây hấn công khai trên biển Đông. Nhưng nếu tin rằng, Mỹ sẽ giúp Việt Nam đòi lại Hoàng Sa hay bảo vệ chủ quyền biển đảo thì quá nhầm. Nước Mỹ đâu phải bây giờ mới hiện diện ở biển Đông, mà thực tế từ những năm 50 thế kỷ XX, nước Mỹ đã ở đây, đặc biệt trong cuộc chiến tranh Việt Nam (1954 - 1975), hạm đội 7 của Mỹ thường xuyên đóng tại biển Đông. Mỹ hoàn toàn nắm và hiểu được ý định của Trung Quốc ở biển Đông và đây là "món hàng" để Mỹ mặc cả với Trung Quốc suốt một thời gian dài.
Năm 1974, khi Trung Quốc tấn công đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, dù lúc đó VNCH đang là đồng minh cực kỳ thân cận, khi mà hạm đội 7 chỉ mất mấy giờ để vây quanh mấy chiếc tàu chiến "cỏ" của Trung Quốc, nhưng Mỹ đã không làm, chỉ đơn giản vì Mỹ và Trung Quốc đã đi đêm với nhau trước đó 2 năm và việc làm ngơ cho Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa là vấn đề đã được thỏa thuận từ trước. Năm 2012, Philippines rơi vào hoàn cảnh tương tự. Dù bãi cạn Scaborough/đảo Hoàng Nham nằm cách bờ tây đảo lớn của Philippines 230 km và cách Trung Quốc hơn 800 km, dù được quân đội Mỹ nhiều lần tuyên bố bảo vệ, nhưng rốt cuộc, Trung Quốc cũng nghiễm nhiên sở hữu bãi cạn Scarborough từ phía Philippines mà không hề tốn một viên đạn. Và một lần nữa, giữa lúc nước sôi lửa bỏng, Mỹ đang "đột ngột" im hơi lặng tiếng, nhắm mắt bịt tai tỏ ra không biết gì.
Ngày xưa, khi nhận xét về phong trào Đông Du và tư tưởng trông cậy vào Nhật Bản để đánh Pháp của Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc chỉ nói ngắn gọn "khác gì đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau". Trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền của dân tộc này, chúng ta chẳng thể trông chờ vào ai ngoài tự bản thân mình. Độc lập mà không phải do mình nắm giữ rốt cuộc lại trở thành con cờ để các cường quốc mặc cả mà thôi./.

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2020

KHỔ MẤY CŨNG PHẢI GIỮ, CÓ CHẾT CŨNG PHẢI GIỮ!

Tướng Giáp Văn Cương (Đô đốc đầu tiên của Hải quân Nhân dân Việt Nam) bảo: “Tớ đâu có muốn đày đọa các cậu. Giá trị gì mấy cái hòn đá cằn cỗi này mà phải gìn giữ?
KHỔ MẤY CŨNG PHẢI GIỮ, CÓ CHẾT CŨNG PHẢI GIỮ!
Nhưng đây là Tổ quốc của mình, là máu thịt của mình. Có phải chúng ta giữ mấy hòn đá hoang dại này đâu mà là giữ biển đấy! Mất đảo là mất biển, mà biển lại bao bọc suốt từ Bắc đến Nam. Tất cả kẻ thù đánh ta đều đi từ đường biển vào. Thế nên chúng ta phải giữ đảo, giữ biển. Khổ mấy cũng phải giữ, có chết cũng phải giữ! Thế nên chúng ta mới phải chịu cảnh này”.
”Tớ già rồi, ngoài 70 rồi, lẽ ra được ở nhà an thú tuổi già, vậy mà vẫn phải lọ mọ lặn lội sóng gió ra đây với chúng mày, vẫn phải làm tư lệnh. Tất nhiên tớ biết, các cậu vất vả hơn tư lệnh nhiều, khổ hơn tư lệnh nhiều vì tư lệnh còn được ở đất liền. Hay là các cậu vào đất liền, làm tư lệnh thay tớ, để tớ giữ đảo cho? Ở đây có cậu nào làm được tư lệnh không, xung phong nào! Cậu nào làm được tư lệnh, tớ sẽ báo cáo quân chủng, báo cáo Bộ Chính trị cho thay ngay Giáp Văn Cương”.
Ông tâm tình: “Còn việc về phép của các cậu, chúng tớ có tiếc gì đâu. Nhưng Bộ Tư lệnh nghèo quá, đất nước nghèo quá. Chúng ta vừa qua chiến tranh, còn hàng triệu bà mẹ liệt sĩ thiếu ăn, hàng triệu trẻ con không có trường học. Đưa một cậu về phép, Bộ Tư lệnh phải xuất 20 tấn dầu cả tàu ra, tàu về, rồi tàu lại ra. Mà dầu thì ta không có, phải mua của nước ngoài, rất đắt. Mỗi đứa bớt một lần về phép thì một trăm bà mẹ liệt sĩ có được đến mấy tháng ăn...”.
Thế rồi ông khóc. Lính cũng khóc: “Thôi, chúng con hiểu rồi. Bố đừng nói nữa, chúng con thương bố lắm”. Tướng Cương bảo: “Chẳng ai nỡ làm cái việc táng tận lương tâm là cắt phép của các cậu.
Nhưng hôm nay tớ phải làm cái việc táng tận lương tâm ấy đấy. Cắt phép. Còn nếu cậu nào có thể tự túc về được thì tớ cho đi ngay, bất cứ lúc nào. Có ai bơi được về đất liền không? Không à? Trai trẻ gì mà kém thế! Tớ mà trẻ trai như các cậu là tớ trốn đấy”. Thế là tướng với lính cười bò. Cười mà nước mắt giàn giụa.
Vậy đấy, Tổ quốc sẽ không bao giờ bị ''trôi dạt'' bởi chúng ta đã có những vị tướng như thế, những người lính như thế.
“HOÀNG SA, TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM, SÔNG CÓ THỂ CẠN, NÚI CÓ THỂ MÒN, SONG CHÂN LÝ ẤY KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI” !

GÓC ÂN NHÂN

Vụ tài xế bị đ.âm, trong những phút đầu đã không có ai dám giúp đỡ đưa vào bệnh viện. Người phụ nữ trong đêm đánh xe đưa tài xế đi cấp cứu là chị Nhung (44 tuổi) khiến nhiều người cảm phục.
Chị kể lại: "Vào khoảng 2h30’ ngày 19/7, trên đường đi làm đêm về, tôi có ngồi ở quán trà đá với bạn bè thì có người đi xe máy chạy lại hốt hoảng nói có vụ c.ướp ở gần đó, một người bị thương không ai đưa đi cấp cứu”.
GÓC ÂN NHÂN
“Khi đến nơi, tôi thấy nam lái xe Grab nằm ven đường, có má.u chảy. Tôi tiếp cận nạn nhân hỏi danh tính thì nam thanh niên này thều thào nói quê ở Yên Bái.
Nam thanh niên kể với tôi là bị bọn c.ướp đ.âm và c.ướp mất tiền, xe máy. Khi biết bị cướp, nam lái xe Grab đã van xin bọn cướp “lấy đồ gì thì lấy, đừng “xử” em vì em còn vợ, hai con và bố mẹ già”, nhưng bọn c.ướp vẫn cố tình xử lái xe Grab”
Chị Nhung cho biết thêm, đây là lần thứ 2 chị cứu giúp người bị nạn trên đường khi chưa có lực lượng chức năng và xe cứu thương đến hiện trường.
“Đối với tôi, khi gặp người đi trên đường không may bị nạn, mình cứu giúp họ là việc tốt nên làm. Người ta bảo với tôi, cứu người như vậy hay bị vạ lây nhưng tôi nói lại với họ vạ lây tôi không sợ, mình có làm gì sai đâu mà sợ" - chị Nhung chia sẻ.
Trần Hiếu

NGƯỜI LÍNH NGOẠI QUỐC VINH DỰ ĐƯỢC MANG HỌ BÁC HỒ


Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đã có biết bao anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do cho dân tộc; trong đó có nhiều “anh bộ đội cụ Hồ” mang quốc tịch nước ngoài như Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân Nguyễn Văn Lập (Kostas Sarantidis, người Hy Lạp); Phan Lăng (Frans de Boel, người Bỉ); Hoàng Linh (Ito Matsumo, người Nhật)… Và một trong những “anh bộ đội cụ Hồ” mà chúng ta ít nhiều được biết đến, đó là người lính Ba Lan Stefan Kubiak. Stefan đã từ bỏ hàng ngũ quân đội Pháp để chiến đấu trong hàng quân của Việt Minh, chiến đấu như một người Cộng Sản.

NGƯỜI LÍNH NGOẠI QUỐC VINH DỰ ĐƯỢC MANG HỌ BÁC HỒ

Sinh ra ở thành phố Lodz (Ba Lan), Stefan lớn lên và bị cuốn vào chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Khi chiến tranh kết thúc, ông bị quân Pháp ép vào quân đội lê dương và đưa sang Việt Nam. Những người lính lê dương thường bị nhồi nhét vào đầu các ý nghĩ rằng “Việt Minh là những kẻ man rợ, tìm cách chống lại sự khai sáng văn minh của Pháp quốc”. Thế nhưng, thời gian trong quân đội Pháp, Stefan đã nhận ra rằng mình đang cố gắng tiêu diệt những con người chính nghĩa đứng lên bảo vệ Tổ quốc trước sự xâm lăng của ngoại bang; đồng thời khâm phục tinh thần chiến đấu gan dạ, quyết hy sinh vì Tổ quốc của người lính Việt Minh. Tình cảm và lý trí đã thôi thúc Stefan Kubiak thực hiện một cuộc đào ngũ nguy hiểm để được đứng vào hàng ngũ của Việt Minh, chiến đấu vì chính nghĩa.
Ông Nguyễn Xuân Tính (cựu chiến binh Điện Biên Phủ, đồng đội với Stefan) kể lại: Sau nhiều lần xác minh và thử thách, Stefan được phân công vào đơn vị pháo binh vì có kiến thức quân sự, mưu trí cùng với lòng dũng cảm, gan dạ, luôn ở tuyến đầu trong mỗi trận đánh, ông được những người lính du kích Việt Nam yêu mến đặt tên Việt Nam - anh Toán. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ ông cùng đơn vị pháo binh đã lập nhiều chiến công. Với ngoại hình một lính Tây, Stefan đã khoác lên mình bộ quân phục sĩ quan Pháp đột nhập vào lô cốt khó đánh nhất của địch, mở đường máu cho những chiến sĩ khác xông lên đánh chiếm lô cốt.
Trước những đóng góp quan trọng, tấm lòng sẵn sàng hy sinh của người lính ngoại quốc trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Stefan đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi, nhận làm con nuôi và cho phép ông mang họ của Người. Cái tên Việt Nam - Hồ Chí Toán gắn bó với ông từ đó. Ngày 28/11/1963, Hồ Chí Toán từ trần khi mang quân hàm đại úy; với những cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, đại úy Hồ Chí Toán được Đảng, Nhà nước trao tặng: 02 huân chương chiến công hạng Ba, 01 Huân chương chiến thắng hạng Ba, 01 huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng Ba.
Qua 2 cuộc chiến tranh, hình ảnh đẹp và huyền diệu của một người ngoại quốc với lòng quả cảm, tình yêu và tinh thần chiến đấu quên mình, lập nhiều chiến công cho một đất nước xa lạ được Stefan xem là quê hương thứ 2 của mình. Với ông Stefan - Hồ Chí Toán đã trở thành biểu tượng cho lòng yêu chuộng hòa bình, khát khao cống hiến và chiến đấu vì chính nghĩa, vì độc lập của một dân tộc yêu chuộng hòa bình.
Dang Toan